Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

giáo án ngữ văn 9 tiết 40 41

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.47 KB, 7 trang )

Trường THCS Phú Mỹ

Giáo án Ngữ Văn 9

Tuần: 8-9
Ngày dạy:

Tiết PPCT: 40, 41

Ngày soạn:

TỔNG KẾT TỪ VỰNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6-9.
- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp đọc hiểu và tạo lập văn bản. Một số khái niệm
liên quan đến từ vựng.
2. Kĩ năng:
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói viết, đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3. Về thái độ:
- KN: Ra quyết định, giao tiếp, hợp tác.
- KT: Động não, trình bày 1 phút.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: bảng phụ, giấy A0.
- HS: Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. KTBC:
? Có mấy định hướng để trau dồi vốn từ?
2. Bài mới:
- Hoạt động 1: Giới thiệu bài.


Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 2: HDHS hình thành các đơn vị I. Từ đơn và từ phức:
kiến thức bài học:
1. Khái niệm:
? Từ đơn là từ ntn?
→ Từ đơn là từ một tiếng có nghĩa
? Thế nào là từ phức?
→ Từ phức gồm hai tiếng có nghĩa trở lên và có
hai loại từ ghép và từ láy.
→ Từ ghép: ghép C-V ghép kết cấu C-V là từ
có quan hệ về nghĩa.
→ Từ láy âm, láy vần…
- HS quan sát bài tập bảng phụ.
2. Bài tập
? Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào
là từ láy?
→ Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc,
- Từ ghép: ngặt nghèo, giam giữ, bó
tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón,
mong muốn, rơi rụng.
nhường nhịn, mong muốn, rơi rụng.
Giáo viên: Huỳnh Thị Bích Thùy

Trang 1


Trường THCS Phú Mỹ

→ Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi,

láp lánh
? Trong các từ láy sau từ nào có sự giảm nghĩa,
từ láy nào có sự tăng nghĩa so với nghĩa của yếu
tố gốc?
→ Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ,
lành lạnh, xôm xốp
→ Tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp
nhô
- HS ôn lại khái niệm thành ngữ.
? Thành ngữ là gì?
→ Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định
biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
? Trong những tổ hợp từ trên tổ hợp từ nào là
thành ngữ tổ hợp từ nào là tục ngữ?
→ Thành ngữ:
- Đánh trống bỏ dùi: làm việc không đến nơi
đến chốn, bỏ dở, thiếu trách nhiệm.
- Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lại
muốn cái khác hơn.
- Nước mắt cá sấu: Sự thông cảm thương xót
giả dối nhằm đánh lừa người khác.
→ Tục ngữ:
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Hoàn cảnh
môi trường xã hội có ảnh hưởng đến tính cách
đạo đức của con người.
- Chó treo mèo đậy: muốn giữ gìn thức ăn đối
với chó thì treo lên, đối với mèo phải đậy lại.
? Tìm hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và
hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật? giải thích?
Và đặt câu?

→ Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: như chó
với mèo, đầu voi đuôi chuột, miệng hùm gan
sứa, vuốt râu hùm, điệu hổ li sơn.
→ Giải thích:
- Như chó với mèo: anh em gặp nhau là cự cãi,
đấu với nhau. (VD: anh em hễ gặp mặt nhau là
như chó với mèo)
- Điệu hổ li sơn: dụ đối phương ra khỏi nơi mà
đối phương có ưu thế dễ bề chinh phục, dễ bề
đánh thắng. (VD: Các anh công an đã dùng kế
điệu hổ li sơn để bắt bọn cướp)
- Miệng hùm gan sứa: nhút nhát nói nhiều mà
không dám làm (VD: anh ấy có tài nói chứ khi
Giáo viên: Huỳnh Thị Bích Thùy

Giáo án Ngữ Văn 9

- Từ láy: nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi,
láp lánh
3.
- Giảm nghĩa: trăng trắng, đèm đẹp, nho
nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
- Tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt,
nhấp nhô.
II. Thành ngữ:
1. Khái niệm:

2. Bài tập:
- Thành ngữ:
+ Đánh trống bỏ dùi

+ Được voi đòi tiên
+ Nước mắt cá sấu
- Tục ngữ:
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
+ Chó treo mèo đậy:

3. Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
như chó với mèo, miệng hùm gan sứa, điệu
hổ li sơn.

Trang 2


Trường THCS Phú Mỹ

Giáo án Ngữ Văn 9

gặp việc thì không đối chọi được đúng là miệng
hùm gan sứa.
→ Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật: bèo dạt
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật: bèo
mây trôi, dây cà ra dây muống, cây cao bóng dạt mây trôi, dây cà ra dây muống, cây cao
cả.
bóng cả.
→ Giải thích
- Bèo dạt mây trôi: cuộc sống bấp bênh mai nơi
này, mốt nơi khác, long chong (VD: Cuộc sống
cô ấy thật là khó khăn như bèo dạt mây trôi)
- Dây cà ra dây muống: Nói dài dòng, rườm rà.
- Cay cao bóng cả: Người từng trải, lớn tuổi, có

uy tín, có tài năng, có khả năng che chỡ cho
người khác, được cộng đồng trọng vọng
ngưỡng mộ.
- HDHS ôn lại khái niệm nghĩa của từ.
III. Nghĩa của từ
? Thế nào là nghĩa của từ?
1. Khái niệm
→ Nghĩa của từ là nội dung chỉ tính chất sự vật
mà từ biểu thị.
- HS xem mục III.2
2. Bài tập
? Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu
trên? a,b,c,d
→ Chọn cách hiểu (a) không thể chọn (b) vì
- Chọn cách hiểu (a)
nghĩa mẹ chỉ khác nghĩa của bố ở phần nghĩa
- Cách (b) chưa đầy đủ
người phụ nữ.
→ Không thể chọn (c) vì trong hai câu này
- Cách (c) nghĩa chuyển
nghĩa của từ mẹ có thay đổi, nghĩa của mẹ trong
mẹ em rất hiền là nghĩa gốc. Còn nghĩa của từ
mẹ trong thất bại là mẹ thành công là nghĩa
chuyển.
→ Không thể chọn (d) vì nghĩa của từ mẹ và
- Cách (d) chưa chuẩn
nghĩa của từ bà có phần nghĩa chung là người
phụ nữ.
- HS đọc bài tập 3 mục III
? Chọn cách hiểu đúng trong số hai cách hiểu

đã cho và giải thích lí do vì sao lựa chọn như
vậy?
→ Cách giải thích b là đúng.
Cách giải thích a vi phạm một nguyên tắc
quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa
của từ, vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực thể
(đức tính rộng lượng, dễ thông cảm với người
có sai lầm và dễ tha thứ → cụm danh từ) để giải
thích cho một từ chỉ đặc điểm tính chất (độ
lượng – tính từ).
Giáo viên: Huỳnh Thị Bích Thùy

Trang 3


Trường THCS Phú Mỹ

- HDHS ôn lại khái niệm từ nhiều nghĩa,
hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
? Thế nào là từ nhiều nghĩa?
→ Từ nhiều nghĩa: từ có thể có một nghĩa hay
nhiều nghĩa.
- Từ một nghĩa: xe đạp, máy nổ...
- Từ nhiều nghĩa: chân, mũi, xuân, bàn...
→ Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: chuyển
nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra
những từ nhiều nghĩa.
- Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở
để hình thành các nghĩa khác.
- Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên

cơ sở nghĩa gốc.
- HS đọc Btập 2 mục IV/124 trả lời câu hỏi:
? Từ hoa trong thềm hoa được dùng theo nghĩa
nào?
→ Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng
theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên không thể coi đây
là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ
nhiều nghĩa (vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ
là nghĩa chuyển lâm thời nó chưa làm thay đổi
nghĩa của từ chưa thể đưa vào từ điển).
? Khái niệm từ đồng âm?
→ Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm
thanh nhưng nghĩa khác xa nhau không liên
quan gì đến nhau.
- GV: Tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ
với nghĩa nước đôi do có hiện tượng đồng câu.

Giáo án Ngữ Văn 9

IV. Từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển
nghĩa của từ.
1. Khái niệm :

2. Bài tập
- Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được
dùng theo nghĩa chuyển, nhưng không phải
là hiện tượng từ nhiều nghĩa.

V. Từ đồng âm
1. Khái niệm

- Phân biệt
+ Từ đồng âm
+ Hiện tượng từ nhiều nghĩa dựa trên
xét nghĩa của quan hệ.
2. Bài tập

- Cho HS đọc bài tập 2 mục V
? Trong hai trường hợp (a) và (b) trên trường
hợp nào có hiện tượng từ đống âm? Vì sao?
→ a- Có hiện tượng từ nhiều nghĩa, vì nghĩa
- Hiện tượng từ nhiều nghĩa :
của từ lá trong lá phổi có thể coi là kết quả
+ Lá 1 : nghĩa gốc
chuyển nghĩa của từ là trong "lá xa cành"
+ Lá 2 : chuyển nghĩa
→ b- Có hiện tượng từ đồng âm. Vì hai từ có
- Hiện tượng từ đồng âm :
vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa của từ
+ Đường 1 : con đường đi
đường trong đường ra trận không có mối liên hệ
+ Đường 2 : chất ngọt gia vị
nào với nghĩa của từ đường trong ngọt như
đường → Hoàn toàn không có cơ sở để cho
rằng nghĩa này được hình thành trên cơ sở
nghĩa kia.
? Khái niệm từ đồng nghĩa?
VI. Từ đồng nghĩa :
Giáo viên: Huỳnh Thị Bích Thùy

Trang 4



Trường THCS Phú Mỹ

→ Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống
nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào
nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD: Trái – quả; bỏ mạng–hy sinh; trông-nhìn
- HS đọc bài tập 2
? HS chọn cách hiểu đúng?
→ Chọn cách hiểu d.
? HS đọc bài tập 3 cho biết dựa trên cơ sở nào
từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ
trong câu trên có tác dụng diễn đạt ntn?
→ Từ xuân thay thế cho từ tuổi (cơ sở của một
năm, khoảng thời gian tương ứng với một tuổi),
có thể coi đây là trường hợp lấy bộ phận để
thay cho toàn thể. Hình thức chuyển nghĩa theo
phương thức hoán dụ.
→ Từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan của tác
giả → dùng từ xuân để tránh lặp từ tuổi tác.
? Khái niệm từ trái nghĩa?
→ Là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét
trên một cơ sở chung nào đó.
VD: ngẩng><cúi; trẻ><già; đi >< trở lại;
xa >< gần; rộng >< hẹp
- HS đọc bài tập 2 (thảo luận nhóm trình
bày)
? Cặp từ nào quan hệ trái nghĩa ?
→ Cặp từ trái nghĩa : xấu >< đẹp ; xa >< gần ;

rộng >< hẹp.
- HS đọc bài tập 3 cử đại diện 2 nhóm; xếp
thành 2 nhóm:
→ Nhóm 1: sống >< chết; chẵn >< lẻ; chiến
tranh >< hòa bình → biểu thị hai khái niệm đối
lập nhau và loại trừ nhau. Khẳng định cái này
nghĩa là phủ định cái kia (thường không có khả
năng kết hợp được với những từ chỉ mức độ
như: rất, hơi, quá, lắm).
→ Nhóm 2: già >< trẻ; yêu >< ghét; cao ><
thấp; nông >< sâu; giàu >< nghèo → biểu thị
hai khái niệm có tính chất thang độ, khẳng định
cái này không có nghĩa là phủ định cái kia (có
khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ như:
rất, hơi, quá, lắm).
? Khái niệm cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
→ Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc
hẹp hơn, ít khái quát hơn nghĩa của từ khác.
Giáo viên: Huỳnh Thị Bích Thùy

Giáo án Ngữ Văn 9

1. Khái niệm :

2. Bài tập :
- Chọn cách hiểu d
3.
- Từ xuân thay thế cho từ tuổi (cơ sở của
một năm)


→ Tác dụng thể hiện tinh thần lạc quan
của tác giả → tránh lặp từ với từ tuổi tác.
VII. Từ trái nghĩa
1. Khái niệm

2. Bài tập
- Cặp từ trái nghĩa : xấu >< đẹp ; xa ><
gần ; rộng >< hẹp.
3. Nhóm 1: sống >< chết; chẵn >< lẻ;
chiến tranh >< hòa bình → Khẳng định cái
này nghĩa là phủ định cái kia.

- Nhóm 2: già >< trẻ; yêu >< ghét; cao
>< thấp; nông >< sâu; giàu >< nghèo →
khẳng định cái này không có nghĩa là phủ
định cái kia.
VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
1. Khái niệm :

Trang 5


Trường THCS Phú Mỹ

Giáo án Ngữ Văn 9

→ Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi
phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi
nghĩa của một từ ngữ khác.
→ Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi

phạm vi nghĩa của từ ngữ đó không bao hàm
trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác.
→ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ
ngữ này, đồng thời có nghĩa hẹp đối với một từ
ngữ khác.

2. Trình bày sơ đồ:

Từ xét về đặc điểm cấu tạo

Từ đơn

Từ phức

Từ ghép

Từ ghép
đẳng lập

Từ láy

Từ ghép
chinh phụ

Từ láy
hoàn toàn

Từ láy
bộ phận


Từ láy âm

Từ láy vần

- Từ ghép là từ phức được tạo ra bằng cách
ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
? Trường từ vựng là gì?
IX. Trường từ vựng:
→ Là tập hợp những từ có ít nhất một nét
1. Khái niệm:
chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng “Người ruột thịt” →
Thầy, mợ, mẹ, cô dì…
- HS đọc bài tập 2
2. Bài tập:
? Phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ của
Hồ Chí Minh?
→ HS tự trình bày
- Hai từ cùng trường từ vựng là tắm và
bể.
VD: Trường từ vựng “Yêu nước thương nòi”
→ các cuộc khởi nghĩa → Trường nghĩa về tinh
→ Tăng giá trị biểu cảm của câu nói, có
thần yêu nước.
sức tố cáo, mạnh mẽ.

Giáo viên: Huỳnh Thị Bích Thùy

Trang 6



Trường THCS Phú Mỹ

Giáo án Ngữ Văn 9

3. Củng cố:
? Từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
? Từ trái nghĩa? Cho ví dụ?
? Thành ngữ? Cho ví dụ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học:
- Phân tích cách lựa chọn từ ghép, từ láy, đồng âm, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, trường từ vựng,
thành ngữ, tục ngữ trong một văn bản cụ thể.
Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương "Nhà Văn Lê Văn Thảo"
- Học: Xem lại nội dung bài
- Soạn: "Nhà Văn Lê Văn Thảo"
+ Tiểu sử, cuộc đời sự nghiệp
+ Truyện ngắn "Ông Cá Hô", HDĐT "Thằng Cung"

Giáo viên: Huỳnh Thị Bích Thùy

Trang 7



×