Trường THCS Phú Mỹ
9
Tuần: 13
Ngày dạy:
Giáo Án Ngữ Văn
Tiết: 62
Ngày soạn:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I. Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức:
- Thấy rõ vai trò kết hợp các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết
đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
- Đoạn văn tự sự
- Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ.
- Phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.
3. Về thái độ:
- KN: Tương tác, tư duy sáng tạo, hợp tác.
- KT: Động não, viết tích cực.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Bảng phụ
- HS: Viết đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
III. Phương pháp:
Nêu vấn đề, thực hành luyện tập, thảo luận.
IV. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Lập luận là gì? Có tác dụng ntn?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 2: HDHS thực hành tìm hiểu I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận
yếu tố nghị luận trong đoạn văn "Lỗi lầm trong đoạn văn:
và sự biết ơn".
- GV kiểm tra kiến thức của học sinh.
? Nghị luận là gì? Trong văn tự sự nghị
luận thường được thể hiện ở đâu? Bằng những
hình thức gì?
→ Sự việc được kể, người kể, ngôi kể,
trình tự kể.
→ Các yếu tố nghị luận được sử dụng để
làm cho tự sự sâu sắc hơn với việc bày tỏ
quan điểm lập trường, cách nhìn nhận, đánh
giá.
Chú ý: Trong đoạn văn tự sự các yếu tố
nghị luận không được lấn át tự sự.
? Truyện kể về ai?
→ Kể về hai người bạn cùng đi trên sa mạc
1. Đoạn văn: “Lỗi lầm và sự biết ơn”
Giáo viên: Huỳnh Thị Bích Thùy
1
Trang
Trường THCS Phú Mỹ
9
? Yếu tố nghị luận được thể hiện ở những
câu nào? Tại sao?
→ Yếu tố nghị luận: “Những điều viết lên
cát…lòng người”
Giáo Án Ngữ Văn
- Yếu tố nghị luận:
+ “Những điều … lòng người”
→ Mang dáng dấp một triết lí về cái
giới hạn và cái trường tồn trong đời sống
tinh thần của con người.
+ “Vậy mỗi chúng ta … lên đá”
“Vậy mỗi … lên đá”.
? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc
làm nổi bật nội dung của đoạn văn?
→ Nghị luận mang dáng dấp một triết lí.
→ Nhắc nhở con người cách ứng xử
→ Nghị luận nhắc nhở con người cách ứng có văn hóa trong cuộc sống vốn rất phức
xử có văn hóa.
tạp.
? Vai trò và ý nghĩa
- Vai trò và ý nghĩa:
Trình bày 1 phút
+ Làm cho văn bản có sự liên kết giữa
→ Học sinh tự trình bày.
sự kiện và tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
+ Làm nổi bật được nội dung tư
tưởng, văn bản làm rõ được ý đồ của người
viết.
? Nếu giả định ta tước bỏ những yếu tố
nghị luận ấy đi thì tính tư tưởng của đoạn văn
sẽ ntn?
→ Tính tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm và
do đó ấn tượng về câu chuyện cũng nhạt nhòa.
Hoạt động 3: HDHS viết đoạn văn tự sự II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử
có sử dụng yếu tố nghị luận.
dụng yếu tố nghị luận:
? Bài tập 1 nêu lên yêu cầu gì?
* Bài tập 1:
Gợi ý:
Chú ý: Trình bày đoạn văn tự sự có mở
a. Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế đoạn (nêu vấn đề), thân đoạn (phát triển
nào? (Thời gian, địa điểm, ai là người vấn đề… có luận cứ, dẫn chứng), kết thúc
điều khiển, không khí buổi sinh hoạt vấn đề (kết đoạn).
lớp ra sao?)
b. Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã
phát biểu vấn đề gì? Tại sao em lại
phát biểu vấn đề việc đó?
c. Em thuyết phục cả lớp về Nam là
người bạn tốt ntn? (lí lẽ. VD: lời phân
tích)
? Yêu cầu học sinh viết đoạn văn 10 phút
theo gợi ý trao đổi?
→ HS đọc đoạn văn cả lớp nhận xét.
- HS đọc đoạn văn đã chuẩn bị
? Bài tập 2 (Quy trình viết như bài tập 1)
* Bài tập 2:
1. Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh.
- nêu vấn đề.
2. Thân bài:
- Đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng thực tế.
Giáo viên: Huỳnh Thị Bích Thùy
2
Trang
Trường THCS Phú Mỹ
9
Giáo Án Ngữ Văn
- Luận cứ:
+ Lí lẽ 1
+ Lí lẽ 2
+ Lí lẽ 3
+ Dẫn chứng a
+ Dẫn chứng b
3. Kết bài
- Nêu nhận xét đánh giá chung vấn đề.
- Rút ra bài học.
3. Củng cố:
? Lập luận trong văn nghị luận có tác dụng gì?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
- Rút ra bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố
nghị luận đoạn văn được sắp xếp nhằm mục đích tự sự các yếu tố nghị luận được
đưa vào bài chỉ khi cần thiết và không làm ảnh hưởng đến việc kể chuyện.
- Viết đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học?
Chuẩn bị bài mới: “Làng”
* Học: Viết đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học.
* Soạn: “Làng”
Giáo viên: Huỳnh Thị Bích Thùy
3
Trang