Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Quy định pháp luật về điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại – thực trạng và hướng hoàn thiện (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.34 KB, 22 trang )

TÓM TẮT
Đề tài luận văn “Quy định pháp luật về điều kiện vay vốn tại ngân hàng
thương mại – Thực trạng và hướng hoàn thiện” được tác giả nghiên cứu thực hiện
từ ngày 05 tháng 3 năm 2016 và kết thúc ngày 30 tháng 9 năm 2016 tại trường Đại
học Trà Vinh, tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long và khu vực
Miền Tây Nam bộ.
Xuất phát từ thực tiễn trong hoạt động cho vay ở các ngân hàng thương mại hiện
nay chỉ chú trọng đến lĩnh vực đầu tư cho vay với phương thức, cách thức như thế
nào nhằm mang lại lợi nhuận lớn nhất trong tương lai mà chưa thật sự quan tâm đảm
bảo thực hiện tốt các quy định pháp luật về điều kiện cho vay. Đã làm cho tình hình
nợ xấu không ngừng gia tăng khó kiểm soát, các tranh chấp liên quan đến nợ xấu
được tòa án thụ lý giải quyết với số lượng lớn các vụ việc và cả giá trị món tiền cho
vay tranh chấp đòi lại. Vì thế, những quy định pháp luật về điều kiện cho vay hay
điều kiện vay vốn tại các ngân hàng thương mại cần phải được chú trọng đảm bảo
thực hiện tốt trong thời gian tới. Tuy nhiên, các chế định pháp luật vẫn còn hạn chế
chưa đầy đủ, đồng bộ làm cho hoạt động thực tiễn áp dụng còn gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc.
Với vấn đề đặt ra, tác giả đã đi sâu vào việc hệ thống, phân tích hoạt động cho
vay của các ngân hàng thương mại và điều kiện vay vốn tại các ngân hàng thương
mại. Từ đó, khái quát hóa thành khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động cho vay
và điều kiện vay vốn tại các ngân hàng thương mại cũng như nêu lên sự cần thiết phải
quy định về điều kiện vay vốn.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các chế định pháp luật đã qua, pháp luật hiện
hành, pháp luật được áp dụng trong thời gian tới của pháp luật ngân hàng và của các
pháp luật có liên quan kết hợp cùng với kết quả khảo sát thực tiễn áp dụng pháp luật
và quy định riêng biệt về điều kiện vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Phát hiện
và chỉ ra được những hạn chế, thiếu sót từ chính quy định của pháp luật cũng những

-iii-



khó khăn, vướng mắc trong hoạt động áp dụng, thực trạng yếu kém tồn tại trong hoạt
động ở các ngân hàng thương mại. Từ đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp
luật về điều kiện vay vốn và các giải pháp đảm bảo thực hiện tốt hoạt động cho vay
của ngân hàng thương mại trong thời gian tới.
Một số kết quả cơ bản đạt được:
1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các điều kiện về chủ thể vay vốn, đối tượng cho
vay, dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh của người vay, khả năng tài
chính của người vay, tài sản bảo đảm và thẩm định tài sản bảo đảm, lãi suất cho vay,
những trường hợp không được cho vay, hạn chế cho vay; bãi bỏ quy định phạt lãi
chậm trả trong Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành
kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước được sửa đổi, bổ sung và hợp nhất tại Văn bản hợp nhất 20/VBHNNHNN ngày 22/5/2014 và nâng giá trị pháp lý trở thành Thông tư một trong những
văn bản pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mang tính phổ biến
được áp dụng rộng rãi.
2. Kiến nghị Ngân hàng nhà nước sớm ban hành văn bản quy định, hướng dẫn
những vấn đề liên quan đến đối tượng vay bằng ngoại tệ, thẩm định tài sản bảo đảm,
lãi suất vay tại đoạn 1 khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 sắp được áp
dụng…hiện còn bỏ ngõ.
3. Đề ra một số giải pháp mang tính nghiệp vụ đối với các ngân hàng thương
mại nhằm đảm bảo thực hiện quy định của pháp luật.

-iv-


ABSTRACT
The thesis “Legal regulations on loan conditions in commercial banks – The
real situations” was conducted from March 5, 2016 and ended on September 30, 2016
at Tra Vinh University, in commercial banks in Vinh Long province and the
southwestern region.
From lending activities, commercial banks now only focus on the field of

investment lending practice, the ways how to bring the biggest profit in the future,
but don’t pay attention to ensuring successful implementation of legal regulations on
lending conditions. This makes the bad debt situations constantly increase difficulties
to control, the disputes related to bad debts are handled with large numbers of cases
and value of lending money to reclaim from dispute. Therefore, the legal regulations
lending or loan conditions in the commercial banks need to be emphasized to ensure
good performance in the future. However, the legal regulations are still limited,
incomplete and synchronous which makes practical application face mange
difficulties and obstacles.
With the problems raised, the author went deep into system, analyze lending
activities of commercial banks and load conditions in the commercial banks. Form
that, to generalize into concept, characterisstics and classification of lending activities
and loan conditions in the commercial banks and raised the need for regulations on
loan conditions.
Based on the research result of past legal regulations, current laws and laws are
applied in the near future banking law and relevant laws combined with survey results
in practical application of law and regulation on the conditions for separate loans at
commercial banks. Discovered and point out the limitations and shot comings of the
legal regulations as well as the difficulties, obstacles in applying operation, the real
situations of weaknesses exist at in the commercial banks. Thereby, making
recommendations for completing laws on loan conditions and measure to ensure good
implementation in lending activity of commercial banks in the near future.

-v-


Some basic results achieve:
1. Propose amendments and supplements to the conditions of the subject loan,
borrowers, investment projects and borrowers’ business plants for production,
borrowers’ financial capacity, collateral appraisal and collateral, lending interest

rates, the cases without lending permission, lending restrictions; deregulation penalty
for late payment interest in the regulation of lending credit institutions to customers
issued with decision 1627/2001/QD-NHNN dated 31/12/2001 of the State governor
is amended and consolidated in the consolidated text 20/VBHN-NHNN dated
22/05/2014 and improve legal value which becomes circular, one of the legal
documents in the system of legal documents being widely applied.
2. Recommend the State bank early issued documents providing guidance
related issues in foreign currency borrowers, evaluation of collateral, the interest rate
in Paragraph 1, Clause 1, Article 468 of the 2015 Civil code is going to be to
applied…still left unresolved.
3. Work out a number of professional solutions for commercial banks to ensure
implementation of law regulations.

-vi-


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ...............................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài ...................................................................................3
4. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................4

5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
8. Bố cục của luận văn .............................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ ĐIỀU KIỆN
VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ....................................................6
1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại............................6
1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ........................6
1.1.2. Những đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.............11
1.1.3. Phân loại hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ........................13
1.1.3.1. Các căn cứ phân loại .........................................................................13
1.1.3.2. Ý nghĩa của việc phân loại ................................................................20
1.1.4. Nguyên tắc hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .....................21
1.1.5. Chủ thể trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .................24

-vii-


1.1.5.1. Bên cho vay .......................................................................................25
1.1.5.2. Bên vay .............................................................................................25
1.1.5.3. Bên thứ ba .........................................................................................27
1.1.6. Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ............................28
1.2. Khái quát về điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại ............................30
1.2.1. Khái niệm điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại .........................30
1.2.2. Các điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại ...................................32
1.2.2.1. Điều kiện đối tượng khách hàng vay ................................................33
1.2.2.2. Điều kiện mục đích sử dụng vốn vay................................................37
1.2.2.3. Điều kiện khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết ....38
1.2.2.4. Điều kiện dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả
thi, có hiệu quả và phù hợp với quy định của pháp luật ................................39

1.2.2.5. Điều kiện tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm tiền vay ...............39
1.2.3. Phân loại điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại ...........................41
1.2.4. Sự cần thiết quy định điều kiện vay vốn trong hoạt động cho vay tại ngân
hàng thương mại ................................................................................................44
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN VAY
VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ...........46
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện chủ thể vay và kiến nghị hoàn thiện 46
2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện chủ thể vay .........................46
2.1.1.1. Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân Việt Nam .................48
2.1.1.2. Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân nước ngoài ..............57
2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện chủ thể vay.........59
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện đối tượng cho vay và kiến nghị
hoàn thiện ..............................................................................................................63
2.2.1. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện đối tượng cho vay ..............63
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện đối tượng cho vay ....67
2.3. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện dự án đầu tư và phương án sản xuất
kinh doanh của người vay và kiến nghị hoàn thiện ...............................................68

-viii-


2.3.1. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện dự án đầu tư, phương án sản
xuất kinh doanh của người vay ..........................................................................68
2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện dự án đầu tư, phương
án sản xuất kinh doanh của người vay ...............................................................69
2.4. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện khả năng tài chính của người vay
và kiến nghị hoàn thiện..........................................................................................70
2.4.1. Thực trạng quy định về điều kiện khả năng tài chính của người vay ......70
2.4.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện khả năng tài chính
của người vay .....................................................................................................72

2.5. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện tài sản bảo đảm, thẩm định tài sản
bảo đảm và kiến nghị hoàn thiện ...........................................................................73
2.5.1. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện tài sản bảo đảm và thẩm định
tài sản bảo đảm ..................................................................................................73
2.5.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện tài sản bảo đảm và
thẩm định tài sản bảo đảm .................................................................................74
2.6. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện lãi suất cho vay và kiến nghị
hoàn thiện .............................................................................................................76
2.6.1. Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện lãi suất cho vay ..................76
2.6.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện lãi suất ................80
PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87
PHỤ LỤC .................................................................................................................97
PHỤ LỤC 1 ...........................................................................................................97
PHỤ LỤC 2 .........................................................................................................103

-ix-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB

Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu

BKS

Ban kiểm soát

BLDS


Bộ luật dân sự

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

ĐVN

Đồng Việt Nam

GDBĐ

Giao dịch bảo đảm

GDDS

Giao dịch dân sự

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTV

Hội đồng thành viên


LSCB

Lãi suất cơ bản

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NLHVDS

Năng lực hành vi dân sự

NLPLDS

Năng lực pháp luật dân sự

QHDS

Quan hệ dân sự

QHPLDS

Quan hệ pháp luật dân sự

QHTD


Quan hệ tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGĐ

Tổng giám đốc

TNDS

Trách nhiệm dân sự

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

-x-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu và tạo ra lợi nhuận chính cho các ngân
hàng thương mại. Doanh thu từ hoạt động cho vay mới bù đắp nổi chi phí tiền gửi,
chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế và các
chi phí rủi ro đầu tư. Kinh tế càng phát triển thì doanh số cho vay của các ngân hàng
thương mại ngày càng tăng và loại hình cho vay ngày càng trở nên đa dạng hơn. Hầu
hết ở các nước phát triển trên thế giới, cho vay của các ngân hàng thương mại đã
chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn, khu vực cho vay ngắn hạn

nhường chỗ cho thị trường tài chính tiền tệ cung ứng. Ngược lại, ở các nước đang
phát triển, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát
từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn.
Ở các nước phát triển vấn đề đặt ra cho các ngân hàng thương mại không phải vấn
đề cho ai vay, mà lợi tức có cao và an toàn hay không. Vì ở các nước phát triển các ngân
hàng thương mại đã có những thị phần chắc chắn và vấn đề an toàn vốn cho vay đã có
pháp luật bảo đảm. Điều mà các ngân hàng thương mại quan tâm là làm sao huy động
được ngày càng nhiều tiền cho các khoản đầu tư có sẵn. Ngược lại, ở một số nước đang
phát triển khi ngân hàng thương mại được thành lập và đi vào hoạt động, mối quan tâm
chính và thường xuyên sẽ là cho ai vay, cho vay như thế nào, đầu tư vào đâu mà vẫn đảm
bảo hoạt động thu hồi vốn và tạo ra lợi nhuận. Những vấn đề đó, được pháp luật quy định
thành các nguyên tắc cơ bản về cho vay, điều kiện cho vay, thời hạn cho vay, phương pháp
cho vay, những biện pháp bảo đảm an toàn hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
Trong những quy định pháp lý đó, mối bận tâm nhiều hơn cả hay có thể nói là vấn đề quan
trọng nhất đó là điều kiện cho vay hay điều kiện vay vốn tại các ngân hàng thương mại.
Bởi, các quy định pháp lý về điều kiện vay vốn trang hoạt động cho vay của các ngân hàng
thương mại có mối liên quan mật thiết tác động đến các chế định pháp luật về nguyên tắc
cơ bản trong cho vay, thời hạn cho vay, phương pháp cho vay, những biện pháp bảo đảm
an toàn trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại.

-1-


Những năm qua, xu thế nợ xấu trong toàn hệ thống ngân hàng nói chung và tại
các ngân hàng thương mại nói riêng ở Việt Nam không ngừng gia tăng, khó kiểm
soát. Nên vấn đề pháp lý quy định về điều kiện cho vay của các ngân hàng thương
mại cần phải được chú trọng. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều chủ
trương, chính sách liên quan đến hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại
tạo “cú hích” cho phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các chế
định pháp luật về điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại còn chưa đầy đủ, đồng

bộ và khảo sát thực tiễn hoạt động áp dụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Với
kết quả nghiên cứu các chế định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về
điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại đạt được từ đó đưa ra những giải pháp
hoàn thiện pháp luật về điều kiện vay vốn đảm bảo thực hiện tốt hoạt động cho vay
của ngân hàng thương mại trong thời gian tới là rất cần thiết, không những có ý nghĩa
quan trọng về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn.
Những phân tích trên đã lý giải cho việc tác giả chọn đề tài “Quy định pháp luật
về điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại – Thực trạng và hướng hoàn thiện”
cho luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại đã và đang được sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở góc độ lý luận lẫn thực tiễn. Với các công
trình nghiên cứu ở những mức độ và phạm vi khác nhau như: giáo trình, sách chuyên
khảo, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, tạp chí, bài viết. Tuy nhiên, hầu hết các giáo
trình, sách chuyên khảo về ngân hàng thương mại chủ yếu nghiên cứu về toàn bộ các
hoạt động nghiệp vụ trong đó có hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại mà
chưa đi sâu nghiên cứu về điều kiện vay vốn. Các bài viết có trong tạp chí, bài báo…ở
đó các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một vài khía cạnh như: về rủi ro, quản lý, giám
sát, xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay…có nhấn mạnh đến một vài thành tố trong
điều kiện vay vốn nhưng chưa thật sự đầy đủ và chuyên sâu. Về luận văn thạc sĩ của
các tác giả: Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân
hàng thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Khoa luật Trường

-2-


Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Văn Dương (2012), Hoạt động cho vay đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương
tín chi nhánh Lâm Đồng, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh…tập trung
vào hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với chủ thể là doanh nghiệp

vừa và nhỏ với phạm vi nghiên cứu trên địa bàn cả nước hoặc của một ngân hàng
thương mại cụ thể trên địa bàn cụ thể mà chưa thấy được tổng thể hoạt động cho vay
phải được dựa trên cơ sở pháp lý, thực tiễn quy định về điều kiện cho vay.
Riêng chỉ có luận văn thạc sĩ của Ngô Thị Trọng Hiếu (2013), Quy định pháp
luật về điều kiện vay vốn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, Trường
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đi sâu nghiên cứu về điều kiện vay vốn tại ngân
hàng thương mại. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu cũng có hạn chế nhất định, tác
giả chưa đi sâu phân tích về mặt lý luận để nhận thức rõ khái niệm về hoạt động cho
vay và điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại. Những vấn đề liên quan đến điều
kiện vay vốn như: Pháp luật ngân hàng đã có sự thay đổi thay đổi thuật ngữ “Pháp
nhân” thành “Tổ chức” tại Điều 7 của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được sửa đổi, bổ sung hợp nhất tại
Văn bản hợp nhất 20/VBHN-NHNN ngày 22/5/2014 và Bộ luật dân sự năm 2015 có
hiệu lực ngày 01/01/2017 đã có quy định mới về pháp nhân thương mại; pháp nhân
phi thương mại; quốc tịch của pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức không
có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự cũng cần phải được nghiên cứu. Đó cũng
chính là những vấn đề cấp thiết tác giả đặt ra khi nghiên cứu về điều kiện vay vốn tại
ngân hàng thương mại trong luận văn thạc sĩ của mình.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học, tác giả tập trung nghiên cứu một số
vấn đề lý luận và pháp lý về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và điều
kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam; thực tiễn áp dụng quy định pháp
luật về điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại, những hạn chế, vướng mắc,
nguyên nhân; đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều kiện vay
vốn tại ngân hàng thương mại.

-3-



4. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả hệ thống và phân tích quy định pháp
luật hiện hành và pháp luật sắp được áp dụng trong thời gian tới quy định về điều
kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại; kết hợp khảo sát thực tiễn áp dụng quy định
của pháp luật về điều kiện trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Từ
đó, tác giả chỉ ra những hạn chế, vướng mắc từ chính quy định của pháp luật và hoạt
động áp dụng về điều kiện vay vốn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương
mại; đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện đảm bảo thực
hiện quy định về điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
- Nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành và pháp luật được áp dụng trong
thời gian tới về điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại.
- Nghiên cứu thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về điều kiện vay vốn
tại ngân hàng thương mại; chỉ ra những hạn chế, vướng mắc.
- Đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật và đảm bảo thực
hiện quy định của pháp luật về điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin, các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh làm
cơ sở lý luận cho quá trình nghiên cứu. Sử dụng các quy định pháp luật có liên quan
đến điều kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại làm cơ sở pháp lý cho quá trình
nghiên cứu.
7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đây là công trình chuyên khảo nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và
đồng bộ một số vấn đề quy định của pháp luật về điều kiện vay vốn tại ngân hàng
thương mại ở Việt Nam, thực trạng thực hiện và hướng hoàn thiện quy định về điều
kiện vay vốn tại ngân hàng thương mại ở cấp độ một luận văn thạc sĩ. Việc nghiên


-4-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 09/7/2008 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐCP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.
[2]. Bộ Tư pháp (2010), Thông tư số 22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư
pháp hướng dẫn về đăng ký, cung cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm,
hợp đồng, thông báo việc kê biên thi hành án.
[3]. Bộ Tư pháp (2011), Thông tư số 05/2011/BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp
hướng dẫn một số điều về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm,
hợp đồng, thông báo về kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp,
bưu điện, fax, điện tử tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của cục đăng ký
quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
[4]. Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư liên tịch số
20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất.
[5]. Bộ tư pháp (2014), Thông tư số 08/2014/BTP ngày 26/02/2014 của Bộ tư pháp
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2011/BTP ngày 16/02/2011
của Bộ tư pháp hướng dẫn một số điều về đăng ký, cung cấp thông tin về giao
dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo về kê biên tài sản thi hành án theo phương
thức trực tiếp, bưu điện, fax, điện tử trại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản
của cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ tư pháp và Thông tư số
22/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ tư pháp hướng dẫn về đăng ký, cung
cấp thông tin trực tuyến giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên
thi hành án.
[6]. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 126/2015/TT-BTC ngày 20/8/2015 của Bộ Tài
chính ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09 và 10.


-87-


[7]. Bộ tư pháp Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Bách khoa
và NXB Tư pháp, Hà Nội.
[8]. Chính phủ (2006), Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
[9]. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính
phủ về giao dịch bảo đảm.
[10]. Chính phủ (2007), Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác.
[11]. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ
về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
[12]. Chính phủ (2010), Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ
về đăng ký giao dịch bảo đảm.
[13]. Chính phủ (2012), Nghị định số 05/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ
về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm.
[14]. Chính phủ (2012), Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính
phủ về sửa đổi một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006
của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
[15]. Chính phủ (2012), Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ
về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
[16]. Chính phủ (2013), Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.
[17]. Chính phủ (2014), Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.
[18]. Chính phủ (2015), Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ

về đăng ký doanh nghiệp.
[19]. Chính phủ (2015), Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.

-88-


[20]. Chính phủ (2015), Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
[21]. Chính phủ (2015), Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính
phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
[22]. Chính phủ (2015), Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
[23]. Chính phủ (2016), Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ
quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện.
[24]. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trần Xuân Hương (2005),
Tiền tệ - Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội, tr. 133.
[25]. Nguyễn Văn Dương (2012), Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Lâm
Đồng, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Thành phố Hồ Chí Minh.
[26]. Hồ Diệu, Lê Văn Tề (2004), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội,
tr. 389-390.
[27]. Lê Thị Ngân Hà (2011), Pháp luật về hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động
thẩm định cho vay của ngân hàng thương mại, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Thành phố Hồ Chí Minh.
[28]. Ngô Thị Trọng Hiếu (2013), Quy định pháp luật về điều kiện vay vốn trong hoạt
động cho vay của ngân hàng thương mại, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Thành
phố Hồ Chí Minh.
[29]. Nguyễn Quốc Kỳ (2005), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng

thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Thành phố Hồ Chí Minh.
[30]. Trần Thị Ngọc, Tô Thiên Kim (2011), Hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Á Châu – chi nhánh Sài Gòn – Thực trạng và giải pháp,
Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 16-17.

-89-


[31]. Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường
(2014), Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày
25/4/2014 của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng, bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai.
[32]. Quốc hội (1995), Bộ luật dân sự năm 1995.
[33]. Quốc hội (1997), Luật Các tổ chức tín dụng số: 07/1997/QH10.
[34]. Quốc hội (1997), Luật Ngân hàng Nhà nước số: 06/1997/QH10 (khoản 12 Điều 9).
[35]. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự năm 2005.
[36]. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng số: 47/2010/QH12.
[37]. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước số: 46/2010/QH12.
[38]. Quốc hội (2012), Luật Hợp tác xã số: 23/2012/QH13 (Điều 1).
[39]. Quốc hội (2012), Bộ luật lao động số: 10/2012/QH13.
[40]. Quốc hội (2013), Luật Đất đai số: 45/2013/QH13.
[41]. Quốc hội (2014), Luật Công chứng số: 53/2014/QH13.
[42]. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số: 68/2014/QH13.
[43]. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư số: 67/2014/QH13.
[44]. Quốc hội (2014), Luật Nhà ở số: 65/2014/QH13.
[45]. Quốc hội (2014), Luật Phá sản số: 51/2014/QH13.
[46]. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự số: 91/2015/QH13.
[47]. Quốc hội (2015), Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật số: 51/2015/QH13
(Điều 4).

[48]. Bùi Đức Tịnh (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
[49]. Nguyễn Thị Thu Thủy (2011), Pháp luật về hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Hà Nội.
[50]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (1995), Quyết định 181/QĐ-NH1 ngày
29/6/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cho vay ngoại tệ của
các tổ chức tín dụng.

-90-


[51]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (1995), Quyết định 381/QĐ-NH1 ngày
28/12/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về điều chỉnh lãi suất tiền gửi
và tiền vay đối với tổ chức kinh tế và dân cư.
[52]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (1997), Quyết định số 197/QĐ-NH1 ngày
28/6/1997 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc điều chỉnh lãi suất cho
vay bằng Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ của tổ chức tín dụng đối với tổ chức kinh
tế và dân cư.
[53]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (1998), Quyết định số 39/1998/QĐ-NHNN1
ngày 17/8/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất cho vay
bằng Đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với tổ chức kinh tế, Dân cư và
mức lãi suất tiền gửi đối của tổ chức kinh tế.
[54]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2000), Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN
ngày 02/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi cơ chế
điều hành lãi suất cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
[55]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2000), Quyết định số 242/2000/QĐ-NHNN
ngày 02/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc công bố lãi suất
cơ bản làm cơ sở cho tổ chức tín dụng ấn định lãi suất cho vay bằng đồng Việt
Nam đối với khách hàng.
[56]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2001), Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày

31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành
Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
[57]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN
ngày 11/01/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi
Điều 2 Quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín
dụng đối với khách hàng.
[58]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2002), Quyết định 546/2002/QĐ-NHNN ngày
30/5/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thực hiện cơ
chế lãi suất thỏa thuận trong tín dụng thương mại bằng Đồng Việt Nam của tổ
chức tín dụng đối với khách hàng.

-91-


[59]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày
03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
[60]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2010), Quyết định số 2868/QĐ-NHNN ngày
29/11/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng
Đồng Việt Nam.
[61]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư 11/2011/TT-NHNN
ngày 29/4/2011 của của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về
chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng.
[62]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư 30/2011/TT-NHNN
ngày 28/9/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tối đa đối với
tiền gửi bằng Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh
Ngân hàng nước ngoài.
[63]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 42/2011/TTNHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy
định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

[64]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư 45/2011/TT-NHNN
ngày 30/12/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về quản lý ngoại
hối đối với việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng.
[65]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư 19/2012/TTNHNN ngày 08/6/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9/2011 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi
bằng Đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh
Ngân hàng nước ngoài.
[66]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày
20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ
bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân
hàng nước ngoài.

-92-


[67]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2014), Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN
ngày 20/5/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Quyết định về
việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
[68]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2015), Quyết định số 1938/QĐ-NHNN ngày
25/9/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất tối đa đối với tiền
gửi bằng đồng Đô la Mỹ tại tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
[69]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2015), Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày
24/8/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cho vay bằng ngoại tệ
của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú.
[70]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2015), Thông tư số 25/2015/TT-NHNN ngày
09/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cho vay vốn ưu đãi
thực hiện chính sách nhà ở xã hội.
[71]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2015), Thông tư số 26/2015/TT-NHNN ngày
09/12/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn trình tự, thủ tục

thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành
trong tương lai.
[72]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2016), Văn bản hợp nhất số 42/VBHN-NHNN
ngày 14/7/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc
cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng với khách hàng.
[73]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 06/2016/TT-NHNN ngày
27/5/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt
động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
[74]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 07/2016/TT-NHNN ngày
25/7/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN ngày 24/8/2015 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối
với khách hàng vay là người cư trú.

-93-


[75]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 19/2016/TT-NHNN
ngày 30/6/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về hoạt động
thẻ Ngân hàng.
[76]. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 24/2016/TT-NHNN ngày
30/6/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 42/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các
tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
[77]. Trường Đại học luật Hà Nội (2005), Giáo trình luật Ngân hàng, NXB Công an
nhân dân, tr. 127.
[78]. Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh (2010), Giáo trình luật Ngân hàng,

NXB Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
[79]. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Ngoại hối của Ủy ban thường
vụ Quốc hội.
[80]. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2013), Pháp lệnh số 06/2013/PL-UBTVQH13 ngày
18/3/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp
lệnh Ngoại hối.
Trang mạng
[81]. Bách khoa toàn thư Vikimedia Foundatiom (2016), “Ngân hàng thương mại”,
truy cập ngày 17/5/2016.
[82]. Phan Chính (2013), “Đăng ký giao dịch bảo đảm còn nhiều bất cập”,
/>truy cập ngày 18/5/2016.
[83]. Trương Thanh Đức (2008), “Vấn đề lãi suất cơ bản và lãi suất cho vay không
được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước quy định”,
truy cập ngày 20/5/2016.
[84]. Hiền Minh (2016), “Mười một ngân hàng ôm hơn 48.882 tỷ đồng nợ xấu”,
truy cập ngày 25/5/2016.

-94-


[85]. Ngân hàng thương mại Cổ phần An Bình (2016), “Triển khai chương trình hỗ
trợ cho vay–SMEFP III với lãi suất 4%/năm”, truy cập ngày 27/6/2016.
[86]. Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu (2016), “Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp
Việt Nam”, truy cập ngày 29/6/2016.
[87]. Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu (2016), “Điều kiện và thủ tục đăng ký
cho vay tiêu dùng tín chấp”, truy cập ngày 29/7/2016.
[88]. Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2016), “Một số khách
hàng vietcombank cung ứng hỗ trợ vốn lưu động trong kinh doanh”,
truy cập ngày 29/8/2016.
[89]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), “Thông cáo báo chí về lãi suất cho vay”,

/>
truy

cập

ngày

29/7/2016.
[90]. Thư viện học liệu mở Việt Nam (2008), “Chức năng và vai trò của ngân hàng
thương mại”, truy cập
ngày 30/7/2016.
[91]. Thư viện học liệu mở Việt Nam (2008), “Hoạt động cho vay của ngân hàng
thương mại”, truy cập ngày 1/9/2016.
[92]. Phạm Thị Thúy (2009), “Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nền
kinh tế thị trường”, truy cập ngày 15/9/2016.
[93]. Thị trường tài chính Việt Nam (2016), “Tốp mười ngân hàng làm thẻ tín dụng
tốt nhất”, truy cập ngày 24/9/2016.

-95-


[94]. Tài chính cá nhân vay vốn ngân hàng (2016), “Ngân hàng thẩm định tài sản như
thế nào?”, truy cập ngày 29/9/2016.

-96-



×