Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CHUYÊN đề cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử ( CHÍNH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.54 KB, 15 trang )

CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

SINH HỌC OEAN
Cùng bạn vươn tới tầm cao

Chuyên đề cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử
Sưu tầm và biên soạn đề: Nguyễn Thanh Quang
(Facebook: quangbkhuong)
ĐỀ THI VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT CÓ TRÊN NHÓM NHÓM THI THỬ SINH HỌC OCEAN
Group thảo luận bài tập: />Câu 1:Trong các nội dung sau đây:
(1) Có kích thước lớn để lưu giữ được lượng lớn thông tin di truyền.
(2) Dễ dàng bị đột biến trong điều kiện sinh lí bình thường của tế bào.
(3) Có khả năng tự nhân đôi chính xác.
(4) Có khả năng tích lũy các đột biến qua các thế hệ.
Có bao nhiêu nội dung đúng khi nói về ADN?
A. 1
B. 3
C. 4.
D. 2
Đáp án: B
Xét các nội dung về ADN:
Nội dung 1: Có kích thước lớn để lưu giữ được lượng lớn thông tin di truyền. Nội dung này đúng vì ADN là
đại đa phân tử, có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit. Do đó nó có kích thước lớn để
có thể lưu giữ được lượng lớn của thông tin di truyền.
Nội dung 2: Dễ dàng bị đột biến trong điều kiện sinh lí bất thường của tế bào. Nội dung này sai vì trong điều
kiện sinh lí bình thường của tế bào thì nó cũng có thể bị dễ dàng bị đột biến.
Nội dung 3: Có khả năng tự nhân đôi chính xác. Nội dung này đúng vì quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo
nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. Nhờ đó, hai phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống
nhau và giống với phân tử ADN mẹ.


Nội dung 4: Có khả năng tích lũy các đột biến qua các thế hệ. Nội dung này đúng vì ADN có khả năng tích
lũy thông tin di truyền qua các thế hệ và nó được nhân lên qua cơ chế nhân đôi ADN.
Vậy nội dung 1, 3, 4 đúng
Câu 2: Xét các phát biểu sau đây:
(1) Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại
axit amin.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3’ – 5’ so với chiều
trượt của ARN polimeraza trên mạch mã gốc.
(3) Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ khác nhau quy định tổng
hợp.
(4) Trong quá trình phiên mã, cả 2 mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
(5) Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ – 5’ của mARN
Trong 5 phát biểu trên,có bao nhiêu phát biểu nào đúng?
A. 0
.B. 4
C. 2.
D. 1
Đáp án: B
(1). Sai. Tính thoái hóa của mã di truyền là nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một acid amine.

1


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

(2) sai. mạch 3' → 5' theo chiều trượt của ARN pol là mạch được tổng hợp liên tục còn mạch tổng hợp gián
đoạn là mạch có chiều 5' → 3'' so với chiều trượt của enzyme tháo xoắn.
(3) sai. tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng hầu như các loài cùng sử dụng chung một bộ ba mã di

truyền, trừ một vài ngoại lệ.
(4) sai. Trong quá trình phiên mã chỉ có 1 mạch gốc được chọn để làm khuôn tổng hợp nên phân tử mARN.
(5) sai. Mạch khuôn của ADN có chiều 3' → 5' nên mARN tạo ra có chiều 5' → 3' vì vậy riboxome trượt trên
phân tử mARN theo chiều từ 5' → 3'.
Vậy không có phát biểu nào đúng.
Câu 3: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh
vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ?
1. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
2. Nucleotit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3' của mạch mới.
3. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu của quá trình tái bản.
4. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
5. Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
6. Sử sụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.
A. 1
.B. 3
C. 2.
D. 4
Đáp án: A
Xét các đặc điểm của đề bài:
Đặc điểm 1: Có sự hình thành các đoạn Okazaki. Đặc điểm này có cả ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân
thực. Vì ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều từ 5' → 3', nên trên mạch khuôn 3' → 5', mạch
bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch khuôn 5' → 3', mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo
nên các đoạn ngắn (đoạn okazaki). Sau đó các đoạn okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối.
Đặc điểm 2: Nucleotit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3' của mạch mới. Đặc điểm này sai vì ở cả
quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ thì nucleotit mới được liên kết với đầu
3'OH.
Đặc điểm 3: Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu của quá trình tái bản. Đặc điểm này đúng vì ở
sinh vật nhân thực vì ở sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản, còn ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1
điểm khởi đầu tái bản.
Đặc điểm 4: Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. Đặc điểm này sai ở cả sinh vật nhân

sơ và sinh vật nhân thực, enzim ADN polomeraza sử dụng một mạch là khuôn tổng hợp nên mạch mới, trong
đó A luôn liên kết với T và G liên kết với X (nguyên tắc bổ sung). Mặt khác trong mỗi phân tử ADN được
tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp còn mạch kia là của ADN ban đầu (nguyên tắc bán bảo tồn).
Đặc điểm 5: Enzim ADN polimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN. Đặc điểm này sai vì ở cả
sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực, chức năng tháo xoắn phân tử ADN là của enzim tháo xoắn (helicase),
còn ADN polimeraza có chức năng bổ sung nuclêôtít từ môi trường vào mạch ADN gốc (chiều từ 3' - 5')
theo chiều ngược lại.
Đặc điểm 6: Sử sụng 8 loại nucleotit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu. Đặc điểm này sai vì ở cả sinh
vật nhân sơ và sinh vật nhân thực chỉ sử dụng 4 loại nucleotit là A, T, G, X làm nguyên liệu.
Vậy chỉ có đặc điểm 3 chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình
nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ
Câu 4:Cho các thông tin về quá trình nhân đôi ADN của sinh vật:
1. Quá trình nhân đôi của ADN gắn liền với quá trình nhân đôi NST ở kì trung gian của quá trình nguyên
phân.
2. Trong quá trình nhân đôi ADN, tổng hợp hết mạch này rồi tổng hợp đến mạch khác.

2


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

3. Có nhiều ezim tham gia nhân đôi ADN nhưng enzim chính là ADN polimeraza.
4. Enzim ADN polimeraza tổng hợp mới liên tục trên mạch khuôn có chiều 3'-5', tổng hợp mạch mới gián
đoạn trên mạch khuôn có chiều 5'-3'.
5. Ở sinh vật nhân thực,sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm tạo ra nhiều đơn vị tái bản do đó quá trình này
diễn ra nhanh chóng.
6. Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt từ nhân ra tế bào chất thông qua cơ chế
nhân đôi của ADN.

Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 5
.B. 6
C. 4
D. 3
Đáp án: C
Xét các phát biểu về quá trình nhân đôi ADN của sinh vật:
Phát biểu 1: Quá trình nhân đôi của ADN gắn liền với quá trình nhân đôi NST ở kì trung gian của quá trình
nguyên phân. Phát biểu này đúng vì nhân đôi ADN là cơ sở của quá trình nhân đôi NST.
Phát biểu 2: Trong quá trình nhân đôi ADN, tổng hợp hết mạch này rồi tổng hợp đến mạch khác. Phát biểu
này sai vì trong quá trình tổng hợp ADN, 2 mạch được tổng hợp cùng 1 lúc chứ không phải tổng hợp hết
mạch này mới đến mạch khác.
Phát biểu 3: Có nhiều ezim tham gia nhân đôi ADN nhưng enzim chính là ADN polimeraza. Phát biểu này
đúng vì enzim ADN polimeraza có chức năng tổng hợp nên chuỗi polinucleotit mới.
Phát biểu 4: Enzim ADN polimeraza tổng hợp mới liên tục trên mạch khuôn có chiều 3'-5', tổng hợp mạch
mới gián đoạn trên mạch khuôn có chiều 5'-3'. Phát biểu này đúng Vì ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch
mới theo chiều từ 5' → 3', nên trên mạch khuôn 3' → 5', mạch bổ sung được tổng hợp liên tục, còn trên mạch
khuôn 5' → 3', mạch bổ sung được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn (đoạn okazaki). Sau đó các
đoạn okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối.
Phát biểu 5: Ở sinh vật nhân thực,sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm tạo ra nhiều đơn vị tái bản do đó
quá trình này diễn ra nhanh chóng. Vì DNA của sinh vật nhân thực rất dài nên để tiết kiệm tg nhân đôi thì
quá trình nhân đôi sẽ xảy ra ở nhiều đơn vị tái bản.
Phát biểu 6: Thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền đạt từ nhân ra tế bào chất thông qua
cơ chế nhân đôi của ADN. Phát biểu này sai vì thông tin di truyền trong ADN của mỗi tế bào được truyền từ
nhân ra tế bào chất thông qua cơ chế phiên mã chứ không phải cơ chế nhân đôi ADN.
Vậy các phát biểu 1, 3, 4, 5 đúng
Câu 5:Điểm khác biệt giữa cấu tạo của AND với cấu tạo của tARN
1. AND có cấu tạo hai mạch còn tARN có cấu trúc một mạch.
2. AND có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn tARN thì không.
3. đơn phân của AND có đường và thành phần bazo khác với đơn phân của tARN.

4. AND có khối lượng và kích thước lớn hơn tARN.
Số phương án đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
* Cấu tạo ADN: ADN Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nuclêôtit, mỗi nuclêôtit có 3
thành phần:
(

, Bazơ nitric,

) trong đó thành phần cơ bản là bazơ – nitric.

4 loại nuclêôtit mang tên gọi của các bazơ – nitric .
- Trên mạch đơn: các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị (liên kết giữa đường
nuclêôtit này với phân tử
của nuclêôtit bên cạnh - còn gọi là liên kết photphodieste).

của

Cấu trúc không gian: Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 MẠCH pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo

3


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử


chiều từ trái sang phải như một thang dây xoắn. Mỗi bậc thang là một cặp bazơ nitric đứng đối diện và liên
kết với nhau bằng các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (một bazơ lớn được bù bằng một bazơ bé hay
ngược lại, A chỉ liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô và G chỉ liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô)
- Là đại phân tử, khối lượng phân tử lớn (4 -16 triệu đvC), chiều dài đạt tới hàng trăm micromet.
* Cấu tạo của tARN: tARN là một pôlinuclêôtit cuộn lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo
nguyên tắc bổ sung, có đoạn tạo nên các thuỳ tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một thuỳ tròn mang
bộ ba đối mã (anticôđon):
+ Chiều dài khoảng 73-93 nu
+ Cấu trúc gồm 1 MẠCH cuộn lại như hình lá chẻ ba nhờ bắt cặp bên trong phân tử
+ 1 đầu của tARN có bộ ba đối mã, gồm 3 nucleotit đặc hiệu đối diện với axit amin mà nó vận chuyển
→ tARN ngoài 4 loại ribônuclêôtit A,U,G,X còn có 1 số biến dạng của các bazơnitric (trên tARN có những
đoạn xoắn giống cấu trúc ADN, tại đó các ribônuclêôtit liên kết với nhau theo NTBS (A-U, G-X). Có những
đoạn không liên kết được với nhau theo NTBS vì chứa những biến dạng của các bazơnitric, những đoạn này
tạo thành những thuỳ tròn. Nhờ cách cấu tạo như vậy nên mỗi tARN có 2 bộ phận quan trọng: bộ ba đối mã
và đoạn mang axit amin có tận cùng là ađenin.
→ Thành phần tARN chứa ribozo thay vì dezoxiribozo ở ADN. Bazơ nitơ của ARN, ngoài những thành
phần giống ADN, còn có U đặc trưng riêng của ARN, T cũng có trong thành phần của ARN. Đơn phân của
ARN là ribonucleotide.
→ Đáp án 2 sai vì tARN vẫn có những đoạn có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung
→ các đáp án đúng là : 1,3,4
Câu 6: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực:
(1) Nhân đôi gắn liền với quá trình tháo xoắn nhiễm sắc thể và nhiều quá trình sinh tổng hợp khác,diễn ra
vào kỳ trung gian.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở một điểm trên 1 phân tử ADN.
(3) Ở mỗi đơn vị nhân đôi, sự tổng hợp có thể diễn ra ở cả 2 chạc chữ Y cùng lúc.
(4) Enzim ARN_polimeraza giúp tổng hợp các đoạn ARN mồi trong quá trình nhân đôi.
(5) Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực ta luôn có trên mỗi phễu tái bản: Số đoạn mồi = số
đoạn okazaki + 2.
A. 1

B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
(1)đúng. NST phải tháo xoắn thì ADN mới có thể diễn ra nhân đôi ADN được.
(2) sai. Nhân đôi ở SVNT diễn ra trên nhiều đơn vị tái bản. vì ADN ở SVNT có kích thước rất lớn nên để tiết
kiệm thời gian nhân đôi thì phải diễn ra trên nhiều đơn vị tái bản.
(3) đúng. Mỗi đơn vị nhân đôi là 2 chạc chữ Y, sự tổng hợp ở 2 chạc này cùng lúc với nhau.
(4) đúng.
(5) sai. Ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản nên công thức tính số đoạn mồi = số okazaki + 2 chỉ áo

4


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

áp dụng trên 1 đơn vị tái bản.
Nội dung (1), (3),(4) đúng.
Câu 7: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các
nhận xét sau:
1.Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
2.Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
3.Có độ dài và số lượng các loại nuleotit bằng nhau.
4.Có cấu trúc mạch kép xoắn thẳng.
5.Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Số nhận xét có nội dung đúng là:
A. 3
B. 2

C. 5
D. 4
Đáp án: A
Xét các nhận định của đề bài:
Nhận định 1: Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau. Nhận định này sai vì quá
trình nhân đôi của ADN đều diễn ra ở pha S của kì trung gian chứ không phải diễn ra ở các thời điểm khác
nhau.
Nhận định 2: Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen. Nhận định này đúng vì phần lớn các
gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin là các đoạn
không mã hóa axit amin (intron). Vì vậy các gen này được gọi là gen phân mảnh. Mặt khác, gen tồn tại trên
NST, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng → gen cũng tồn tại theo cặp alen.
Nhận định 3: Có độ dài và số lượng các loại nuleotit bằng nhau. Nhận định này sai vì các ADN khác nhau có
kích thước khác nhau và có số lượng nucleotit khác nhau.
Nhận định 4: Có cấu trúc mạch kép xoắn thẳng. Nhận định này đúng.
Nhận định 5: Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài. Nhận định này đúng vì mỗi loài có số
lượng bộ NST đặc trưng → số lượng, hàm lượng ADN cũng tương đối ổn định và đặc trưng cho loài.
Vậy các nhận định 2, 4, 5 đúng
Câu 8: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?
(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất.
(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào
chất.
(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất
có cấu trúc kép, mạch vòng.
(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn
giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Đáp án: A

ADN là vật chất di truyền cấp độ phân tử, tồn tại cả ở trong nhân và trong tế bào chất( trong tế bào chất có ty
thể , lúc lạp là các bào quan chứa ADN).
+ Ở trong nhân phân tử ADN ở dạng mạch kép, thẳng; còn ở trong tế bào chất ADN có dang mạch kép,
vòng.
+Các tác nhân đột biến tác động lên cả ADN trong nhân tế bào và cả ADN trong tế bào chất.
+Trong quá trình giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân thay đổi tùy vào từng kì và khi tạo giao tử thì hàm

5


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

lượng giảm đi một nửa so với ban đầu.Trong tế bào chất qua giảm phân hàm lượng ADN phân bố không
đồng đều cho các tế bào con nên sự thay đổi hay không tùy thuộc vào từng trường hợp.
Vậy:
(2),(4):Sai
(1),(3): Đúng
Câu 9: Đột biến gen phụ thuộc vào:
1. Liều lượng tác nhân đột biến.
2. Cường độ tác nhân đột biến.
3. Loại tác nhân đột biến.
4. Cấu trúc của gen.
5. Giới tính.
6. Ngoại cảnh.
Số nội dung đúng là:
A. 4
B. 6
C. 3

D. 5
Đáp án: A
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit.
- Có nhiều dạng đột biến gen, tuy nhiên ở đột biến điểm (đột biến gen chỉ liên quan đến 1 cặp nucleotit), các
dạng thường gặp là:
+ Mất 1 cặp nucleotit.
+ Thêm 1 cặp nucleotit.
+ Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác.
- Đột biến gen phụ thuộc vào:
+ Loại tác nhân gây đột biến
+ Liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.
+ Cấu trúc của gen: Có gen có cấu trúc kém bền vững, dễ bị đột biến, có gen khó bị đột biến.
Vậy trong các nội dung của đề bài, có 4 nội dung đúng là các nội dung: 1, 2, 3, 4
Câu 10: Cho các thành phần sau:
(1) Các nuclêôtit A,T,G,X.
(2) ADN pôlimeraza.
(3) Riboxom.
(4) Ligaza.
(5) ATP.
(6) ADN.
(7) Các axit amin tự do.
(8) tARN.
Có bao nhiêu thành phần trực tiếp tham gia vào quá trình tổng hợp ADN?
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
Đáp án: D
Có nhiều yếu tố tham gia quá trình tổng hợp AND
- ADN mẹ dùng làm khuôn.

- Nguyên liệu: các nucleotide - Tri - photphat (dATP, dGTP, cDTP và dTTP). Các nucleotide - Tri P vừa có
chức năng làm nguyên liệu vừa làm chức năng cung cấp năng lượng. Khi tiến hành gắn nucleotide vào chuỗi,
liên kết cao năng được giải phóng để cung cấp năng lượng cho phản ứng tạo liên kết ester kéo dài chuỗi:
dATP → dAMP + H3PO4 ΔG' = - 7,3 Kcalo/M
- Enzyme tham gia quá trình tổng hợp ADN có nhiều loại:
+ AND - polymerase làm nhiệm vụ xúc tác quá trình kéo dài chuỗi poly nucleotide theo chiều 5' → 3'. Có 3
loại AND - polymerase khác nhau.
+ Topoizomerase làm nhiệm vụ mở xoắn của ADN làm cho phân tử ADN duỗi thẳng ra.
+ Helicase làm nhiệm vụ phân huỷ các liên kết hydro để tách 2 chuỗi polynucleotide rời nhau ra.
+ AND - ligase làm nhiệm vụ nối các đoạn AND - okasaki lại. + ARN - polymerase (primase) xúc tác tổng
hợp đoạn ARN mồi.

6


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

- Các loại protein: tham gia tái sinh ADN có nhiều loại protein đặc hiệu như protein SSB, protein Dna ..
Vậy các thành phần 1, 2, 4, 5, 6 đúng
Câu 11: Khi nói về đặc điểm của đột biến, có các nội dung sau:
1. Trong các dạng đột biến, đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa.
2. Đột biến có thể làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể.
3. Đột biến là một nhân tố tiến hóa có định hướng.
4. Đột biến thay đổi tần số alen của quần thể một cách từ từ, chậm chạp.
5. Đột biến làm giảm tính đa dạng di truyền do đa số các đột biến làm bất thụ cho thể đột biến.
6. Xét ở cấp độ phân tử đa phần đột biến gen là trung tính.
7. Giá trị đột biến phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen.
Số nội dung đúng là:

A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
Đáp án: C
Xét các phát biểu của đề bài:
(1) đúng.
(2) đúng. Đột biến có thể làm xuất hiện alen mới → làm tăng tính đa dạng di truyền cho quần thể.
(3) sai. Đột biến xảy ra vô hướng → Đột biến là nhân tố tiến hóa không có hướng.
(4) đúng. Do tần số đột biến rất thấp → đột biến làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách từ từ, chậm
chạp.
(5) sai. Đột biến có thể làm giảm đa dạng di truyền (mất đoạn) nhưng rất ít.
(6) đúng. Xét ở cấp độ phân tử đa phần đột biến gen là trung tính. Xét ở cấp độ cơ thể đa phần đột biến là có
hại.
(7) đúng. Giá trị đột biến phụ thuộc vào tổ hợp kiểu gen và điều kiện môi trường.
→ Có 5 nội dung đúng
Câu 12: Cho các phát biểu sau
1.Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
2. Làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST.
3.Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.
4.Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.
5.Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
6.xảy ra cả ở thực vật và động vật.
Có bao nhiêu phát biểu nói về đặc điểm chung của thể đột biến đảo đoạn NST và đột biến lệch bội?
A. 2
B. 1
C. 0
D. 3
Đáp án: B
Xét các phát biểu của đề bài:

Phát biểu 1 sai vì đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào còn đột biến lệch
bội có làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
Phát biểu 2 sai vì đột biến lệch bội không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST.
Phát biểu 3 sai vì đột biến gen mới làm xuất hiện các gen mới trong quần thể, còn cả đột biến đảo đoạn và
đột biến lệch bội đều không làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.
Phát biểu 4 sai vì đột biến lệch bội và đảo đoạn đều không làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.
Phát biểu 5 sai vì đột biến gen mới làm xuất hiện các alen mới trong quần thể, còn cả đột biến đảo đoạn và
đột biến lệch bội đều không làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Phát biểu 6 đúng.
→ Chỉ có 1 phát biểu đúng
Câu 13: Trong các dạng đột biến dưới đây, số dạng đột biến làm thay đổi hình thái kích thước NST là
1. Đột biến gen
2. Mất đoạn NST
3. Lặp đoạn NST

7


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

4. Đảo đoạn ngoài tâm động
5. Chuyển đoạn không tương hỗ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: C
Trong các dạng đột biến trên: Đột biến gen và đảo đoạn ngoài tâm động không làm thay đổi hình thái NST.

+ Đột biến mất đoạn NST: làm NST bị ngắn đi.
+ Đột biến lặp đoạn NST: làm NST dài ra.
+ Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ: làm 1 chiếc NST dài ra, 1 chiếc ngắn đi.
Vậy có 3 dạng đột biến làm thay đổi hình thái NST
Câu 14: Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Sản phẩm của gen có thể là ARN hoặc chuỗi polipeptit.
(2) Nếu gen bị đột biến có thể làm cho mARN không được dịch mã.
(3) Từ 2 loại nucleotit A và U, có thể tạo ra 8 codon mã hóa các axit amin.
(4) Cơ thể mang alen đột biến luôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức sống và sinh sản.
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Đáp án: B
-Gen là một đoạn của phân tử ADN, sản phẩm của gen có thể là ARN hoặc một chuỗi pope
-Nếu gen đột biến có thể gây ra các hậu quả khác nhau cũng có thể trung tính hoặc có lợi cho thể đột biến.Ví
dụ nếu như đột biến ở mã mở đầu thì gen sẽ không được dịch mã.
-Từ 2 loại Nu A và U có thể tạo ra 8 bộ ba nhưng chỉ có 7 bộ ba mã hóa aa do UAA là bộ ba kết thúc
-Cơ thể mang alen đột biến sẽ có hại cho thể đột biến khi biểu hiện thành kiểu hình. Nó không luôn luôn gây
hại cho cơ thể về sức sống và sinh sản
Có 2 phương án sai là 3 và 4
Câu 14: Số nhận xét đúng về plasmit:
1. Là vật chất di truyền dạng mạch vòng kép.
2. Tồn tại trong tế bào chất.
3. Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một plasmit.
4. Trên plasmit không chứa gen.
5. Plasmit có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen tế bào
A. 5
B. 4
C. 3

D. 2
Đáp án: C
Plasmid là phân tử DNA vòng kín 2 mạch, hiếm thấy 2 mạch thẳng, nằm ngoài thể nhiễm sắc, có kích thước
nhỏ (bằng khoảng 1/100 thể nhiễm sắc của vi khuẩn) có khả năng tự nhân lên độc lập với tế bào và chúng
được phân sang các tế bào con khi nhân lên cùng với sự nhân lên của tế bào.
Các plasmid có thể tăng lên hoặc giảm đi khi có yếu tố bất lợi như nhiệt độ, thuốc màu, kháng sinh, các chất
dinh dưỡng…
Các plasmid có thể ở trạng thái cài vào thể nhiễm sắc, có khả năng tiếp hợp hoặc không tiếp hợp, có thể có
một hoặc nhiều bản sao cùng loại ngay trong một tế bào vi khuẩn.
Trong các phát biểu trên, phát biểu 1, 2, 5 đúng.
Phát biểu 3 sai vì mỗi tế bào vi khuẩn có thể có từ 20 - 30 plasmit.
Phát biểu 4 sai vì plasmit có chứa gen.

8


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

Vậy có 3 phát biểu đúng
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
1. Đột biến gen xảy ra vô hướng, có thể có lợi, có thể có hại hoặc trung tính.
2. Đột biến gen được coi là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa vì đột biến gen khi xảy ra thường gây ra
những biến đổi lớn trên cơ thể sinh vật.
3. Đột biến làm mã bộ ba này bị thay thế bằng mã bộ ba khác thường làm mất chức năng của protein.
4. Đột biến gen xảy ra ở trình tự intron thường gây hậu quả rất lớn.
5. Trình tự đột biến là: gen → tiền đột biến → đột biến.
6. Trong điều kiện nhân tạo, khi sử dụng các tác nhân đột biến thì tần số đột biến sẽ giảm xuống nhiều lần.
Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Đáp án: B
Xét các phát biểu của đề bài:
Phát biểu 1: Đột biến gen xảy ra vô hướng, có thể có lợi, có thể có hại hoặc trung tính. Phát biểu này đúng.
Đột biến gen xảy ra một cách vô hướng. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi
cho thể đột biến. Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính). Tuy nhiên,
những đột biến gen dẫn đến làm thay đổi chức năng của protein thì thường có hại cho thể đột biến, một số
đột biến gen cũng có thể làm thay đổi chức năng của protein theo hướng có lợi cho thể đột biến.
Phát biểu 2: Đột biến gen được coi là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa vì đột biến gen khi xảy ra
thường gây ra những biến đổi lớn trên cơ thể sinh vật. Phát biểu này sai vì đột biến gen thường chỉ gây ra
biế n đổ i nhỏ trên kiể u hih̀ của sinh vâ ̣t, do đó ít ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của sinh vật.
Mặt khác đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của
sinh vật. Tuy tần số đột biến của từng gen rất thấp, nhưng số lượng gen trong tế bào rất lớn và số cá thể trong
quần thể cũng rất nhiều nên nhìn chung trong mỗi quần thể sinh vật, số lượng gen đột biến được tạo ra trên
mỗi thế hệ là đáng kể, tạo nên nguồn biến dị di truyền chủ yếu cho quá trình tiến hóa.
Phát biểu 3: Đột biến làm mã bộ ba này bị thay thế bằng mã bộ ba khác thường làm mất chức năng của
protein. Phát biểu này sai vì 1 cặp nucleotit trong gen khu được thay thế bằng một cạp nucleotit khác có thể
làm thay đổi trình tự axit amin trong protein và làm thay đổi chức năng của protein. Đột biến thay thế dẫn
đến làm mất chức năng
Phát biểu 3: Đột biến làm mã bộ ba này bị thay thế bằng mã bộ ba khác thường làm mất chức năng của
protein. Phát biểu này sai vì mã di truyền có tính thoái hóa, vì thế đột biến thay thế thường không làm thay
đổi chức năng của protein.
Phát biểu 4: Đột biến gen xảy ra ở trình tự intron thường gây hậu quả rất lớn. Phát biểu này sai vì intron là
vùng không mang gen mã hóa axit amin, do đó đột biến xảy ra ở trình tự intron thường gây hậu quả không
nghiêm trọng.
Phát biểu 5: Trình tự đột biến là: gen → tiền đột biến → đột biến. Phát biểu này đúng.
Phát biểu 6: Trong điều kiện nhân tạo, khi sử dụng các tác nhân đột biến thì tần số đột biến sẽ giảm xuống

nhiều lần. Phát biểu này sai vì khi sử dụng các tác nhân đột biến thì tần số đột biến sẽ tăng lên chứ không
phải giảm xuống nhiều lần.
Vậy các phát biểu 1, 5 đúng
Câu 16: Một đột biến gen lặn được biểu hiện ra kiểu hình trong những trường hợp nào sau đây?
1. Tồn tại bên cạnh gen trội có lợi.
2. Tồn tại ở trạng thái đồng tử lặn.
3. Điều kiện ngoại cảnh không phù hợp với gen lặn đó.
4. Tế bào bị đột biến mất đoạn NST chứa gen trội tương ứng.
Số trường hợp có nội dung đúng là
A. 0
B. 2
C. 1
D. 3
Đáp án: B
Xét các trường hợp của đề bài:

9


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

Trường hợp 1: Tồn tại bên cạnh gen trội có lợi. Trường hợp này sai vì khi alen lặn đột biến tồn tại bên cạnh
gen trội có lợi thì nó sẽ bị alen trội lấn át → gen lặn không được biểu hiện ra kiểu hình.
Trường hợp 2: Tồn tại ở trạng thái đồng tử lặn. Trường hợp này đúng vì khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp tử
lặn thì sẽ biểu hiện kiểu hình của gen lặn.
Trường hợp 3: Điều kiện ngoại cảnh không phù hợp với gen lặn đó. Trường hợp này sai vì điều kiện ngoại
cảnh không phù hợp thì gen lặn đó sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải qua các thế hệ, do đó nó không biểu hiện
ra kiểu hình.

Trường hợp 4: Tế bào bị đột biến mất đoạn NST chứa gen trội tương ứng. Trường hợp này đúng vì giả sử
cặp NST ban đầu là chứa đoạn Aa đang biểu hiện kiểu hình của gen trội, nhưng do đột biến mất đoạn mất đi
A, khi đó thành phần kiểu gen chỉ còn lại a sẽ biểu hiện kiểu hình của gen lặn.
Vậy có 3 trường hợp: 2, 4 đúng
Câu 17: Sự nhân đôi AND ở sinh vật nhân chuẩn có sự khác biệt so với AND ở sinh vật nhân sơ
1- chiều tái bản
2- hệ enzim tái bản
3- nguyên liệu tái bản
4 – số lượng đơn vị tái bản trên 1 phân tử.
5 – nguyên tắc tái bản
Số phương án đúng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có chung cơ chế → Đều theo nguyên tắc bổ
sung và bán bảo toàn, chiều tái bản giống nhau và nguyên liệu tái bản giống nhau.
- Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực:
+ Có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi, nhiều đơn vị tái bản (do kích thước DNA lớn và cuôn xoắn nhiều lần
trong nhiễm sắc thể).
+ Số lượng các thành phần tham gia nhiều hơn.
+ Enzim DNA pôlimeraza có 5 loại.
+ Tốc độ tổng hợp chậm (ở nấm men là 50 nu/giây).
- Nhân đôi DNA ở nhân sơ :
+ Chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi, một đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y
+Số lượng các thành phần tham gia ít hơn.
+ Enzim DNA pôlimeraza có 3 loại I, II, III với chức năng nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, DNA pôlimeraza
III chịu trách nhiệm chính trong lắp ráp mạch bổ sung. DNA pôlimeraza I có chức năng sửa sai trong nhân
đôi và loại mồi.

+ Tốc độ tổng hợp nhanh (ở vi khuẩn E.Coli là 50000 nu/phút).
→ Số phương án đúng là : 4,2
Câu 18: Cho các hiện tượng sau
1- gen điều hòa của Opern lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian và mất chức
năng sinh học
2- vùng khởi động của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với en
zim ARN polimeraza
3- gen cấu trúc Z bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị biến đổi không gian và không
trở thành enzin xúc tác
4- vùng vận hành của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
protein ức chế
5- Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
enzim ARN polimeraza
Trong các trường hợp trên , có bao nhiêu trường hợp mà không có đường Lactozơ nhưng Operon Lac vẫn
thực hiện phiên mã là

10


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Đáp án: B
Xét các hiện tượng của đề bài:
(1) gen điều hòa của Opern lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian và mất chức

năng sinh học → protein ức chế không thể gắn được vào vùng vận hành → enzim ARN polimeraza có thể
thực hiện phiên mã ngay cả khi môi trường có hoặc không có đường lactozo.
(2) vùng khởi động của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với en
zim ARN polimeraza → enzim ARN không thể thực hiện quá trình phiên mã khi môi trường có hoặc không
có lactozo.
(3) gen cấu trúc Z bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị biến đổi không gian và không
trở thành enzin xúc tác → chỉ ảnh hưởng đến chuỗi polipeptit. Khi đó ARN vẫn thực hiện phiên mã như
trường hợp không có đột biến → ARN pol không thể thực hiện phiên mã khi không có đường Lactozơ.
(4) vùng vận hành của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
protein ức chế → protein ức chế không thể gắn được vào vùng vận hành → enzim ARN polimeraza có thể
thực hiện phiên mã ngay cả khi môi trường có hoặc không có đường lactozo.
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
enzim ARN polimeraza → phân tử protein ức chế không được tạo ra → vùng vận hành không có protein ức
chế bám vào → enzim ARN polimeraza có thể thực hiện phiên mã ngay cả khi môi trường có hoặc không có
đường lactozo.
Vậy Trong các trường hợp trên , có 3 trường hợp: 1, 4, 5 mà không có đường Lactozơ nhưng Operon Lac
vẫn thực hiện phiên mã.
Câu 19: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân thực, xét các phát biểu sau đây:
(1) Enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN
(2) Enzim ligaza vừa có tác dụng kéo dài mạch mới, vừa có tác dụng nối các đoạn Okazaki tạo nên mạch liên
tục
(3) Có sự liên kết bổ sung giữa A và T, G với X và ngược lại
(4) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị sao chép(đơn vị tái
bản)
(5) Diễn ra ở pha S của chu kì tế bào.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3

Đáp án: A
Các câu 1, 3, 4, 5 đúng
Phát biểu 2 sai vì ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản (chạc chữ Y). Hai chạc chứ Y đối diện nhau có
chiều mạch gốc ngược nhau có nghĩa là khi ở chạc chữ Y này mạch 1 là mạch gốc thì ở chạc chứ Y kia mạch
2 là mạch gốc nên emzim ligara tác động nên cả 2 mạch đơn mới tổng hợp
Câu 20: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp
nuclêôtit.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(6) Hóa chất 5-Brômôuraxin gây đột biến thay thể một cặp G-X thành một cặp A-T.
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Đáp án: A
Phát biểu 1: Các nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay
thế một cặp nuclêôtit. Phát biểu này đúng vì Các bazo nito thường tồn tại ở hai dạng cấu trúc: Dạng thường
và dạng hiếm, các dạng hiếm (hỗ biến) có những vị trí liên kết hidro bị thay đổilàm cho chúng kết cặp không

11


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

đúng trong quá trình nhân đôi làm phát sinh đột biến thay thế. Giả sử cặp A-T ban đầu, trong điều kiện môi

trường tác động nó có thể kết cặp tạo A* - T (A* là dạng hiếm), khi nhân đôi lần 1 A* không bắt cặp với T
mà chúng sẽ bắt cặp với X (do T và X cùng có kích thước bé) từ đó dẫn đến đột biến thay thế 1 cặp nucleotit
này bằng 1 cặp nucleotit khác.
Phát biểu 2: Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. Phát biểu này đúng vì đột
biến gen có thể làm biến đổi cấu trúc của gen, từ đó tạo ra các alen mới, làm phong phú vốn gen của quần
thể.
Phát biểu 3: Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit. Phát biểu này sai vì đột
biến điểm là đột biến liên quan đến 1 cặp nucleotit trong gen được gọi là đột biến điểm.
Phát biểu 4: Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa. Phát biểu này đúng vì trong
tự nhiên, tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số rất thấp, tử 10-6 - 10-4. Tuy nhiên số lượng
gen trong tế bào rất lớn và số cá thể trong quần thể cũng rất nhiều nên chìn chung trong mỗi quần thể sinh
vật, số lượng gen đọt biến được tạo ra trên mỗi thế hệ là đáng kể, tạo nên nguồn biến dị di truyền chủ yếu
cho quá trình tiến hóa.
Phát biểu 5: Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. đúng vì
mức độ gây hại của đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen. Trong
môi trường này hoặc trong tổ hợp gen này thì alen đột biến có thể là có hại nhưng trong môi trường khác
hoặc trong tổ hợp gen này thì alen đột biến có hại nhưng trong môi trường khác hoặc trong tổ hợp gen khác
thì alen đột biến đó lại có thể có lợi hoặc trung tính.
Ví dụ: Ở loài bướm sâu đo bạch dương, trong điều kiện môi trường không có khói đen và bụi than công
nghiệp thì những con bướm màu trắng ngụy trang tốt khi đậu trên cây bạch dương, bướm màu đen xuất hiện
do đột biến khi đậu trên cây này sẽ dễ dàng bị kẻ thù phát hiện. Nhưng do điều kiện có nhiều khu công
nghiệp, khói bụi và than công nghiệp làm thân cây bạch dương chuyển sang màu đen, môi trường sống thay
đổi làm bướm đột biến màu đen trở thành có lợi.
Phát biểu 6: Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T. Phát biểu này
sai vì Hóa chất 5 - Brôm Uraxin (5BU) là chất đồng đẳng của Timin gây thay thế A-T bằng G-X.
Vậy các phát biểu 1, 2, 4, 5 đúng
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(1) Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản.
Đơn vị tái bản 1 có 15 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn
okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cung cấp cho quá trình trên là 58.

(2) Vùng mã hóa của gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ, số đoạn exon và intron lần
lượt là 26; 25.
(3) Có tất cả 37 bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin.
(4) Một gen có 900 cặp nucleotit và có tỉ lệ các loại nucleotit bằng nhau. Số liên kết hidro của gen là 2250.
(5) Một phân tử ADN của vi khuẩn E. coli có 104 cặp nucleotit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số liên kết cộng
hóa trị được hình thành giữa các nucleotit là 139986.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Đáp án: D
(1) sai. Áp dụng công thức: trên 1 đơn vị tái bản số đoạn ARN mồi = số đoạn Okazaki + 2.
Vậy số đoạn ARN mồi cần cung cấp cho phân tử ADN trên là: 15 + 2 + 18 + 2 + 20 + 2 = 59
(2) đúng. Xen kẽ exon là intron: exon = intron + 1 mà tổng exon + intron = 51 → exon = 26; intron = 25
(3) đúng. số bộ ba có chứa A = tổng số bộ ba - số bộ ba k có A.
Số bộ ba k có A = 3^3 = 27 → số bộ ba có A = 64 - 27 = 37.

12


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

(4) đúng. Gen có 900 cặp nu → A = T = G = X = 450; Vậy số liên kết hidro = 2A + 3G = 2250.
(5) sai. Phân tử ADN ở E.coli có dạng vòng ; có 10^4 cặp nu.
Tự nhân đôi 3 lần → số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotide = (2^3 -1).2.10^4 = 140.000.
Vậy có (2), (3), (4) đúng.
Câu 22: Các thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit:

1. gen.
2. mARN
3. Axit amin.
4. tARN.
5. Riboxom.
6. Enzim.
Số phương án đúng
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
Đáp án: C
Các thành phần trực tiếp tham gia tổng hợp chuỗi polipeptit bao gồm:
– mARN: là bản phiên mã từ mã gốc của gen chứa đựng thông tin giải mã trình tự, số lượng, thành phần của
các acid amin trong phân tử prôtêin.
– tARN: là ARN vận chuyển có 2 đầu, 1 đầu mang bộ 3 đối mã và đầu còn lại mang các acid amin tương
ứng làm chức năng vận chuyển các acid amin đến mARN để tổng hợp prôtêin.
– rARN: tham gia vào thành phần của Riboxom, nơi tổng hợp nên chuỗi polipeptit.
- Riboxom: Gồm 2 tiểu phần
- Các enzim tham gia dịch mã:
+ Aminoacyl - tARN - sintetase là loại enzyme xúc tác quá trình hoạt hóa acid amin, gắn acid amin vào với
ARNt tạo phức aminoacyl - tARN để đi đến ribosome. Mỗi acid amin có loại enzyme tương ứng xúc tác.
+ Peptidyl - transferase là enzyme xúc tác phản ứng cắt liên kết ester giữa chuỗi polypeptid đang được tổng
hợp với tARN ở vị trí P của ribosome, đồng thời vận chuyển chuỗi polypeptid đó từ vị trí P sang vị trí A và
tổng hợp lại liên kết peptid giữa chuỗi polypeptid với acid amin đang có ở vị trí A.
+ Translocase là enzyme xúc tác sự di chuyển của ribosome trên mARN theo chiều 5' - 3'.
Vậy các thành phần trực tiếp tham gia tổng hợp chuỗi Polipeptit có:
mARN, tARN, rARN, axit amin, Riboxom, enzim
Câu 23: Cho các trường hợp sau:
(1) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nucleotit.

(2) Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit.
(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit.
(4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit.
(5) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin.
(6) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axitamin.
Có bao nhiêu trường hợp được coi là đột biến gen?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen.
=> Tất cả những đột biến không gây nên sự thay đổi trong cấu trúc của gen thì không được coi là đb gen.
=> Vậy ta thấy chỉ có (1) và (2) là biến đổi trong cấu trúc của gen.
Câu 24: Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có
những phát biểu sau:
(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
(2) Trong quá trinhg dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit
trên phân tử mARN.
(3) Trong quá trình tái bản ADN, sự kết hợp các cặp nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các

13


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.
(4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch

mã gốc ở vùng mã hóa của gen.
(5) Trong tái bản ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzim ligaza chỉ tác động vào một mạch mới được tổng hợp.
(6) Có nhiều enzim ADN-pôlimeraza tham gia vào quá trình tái bản ADN.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: B
Xét các phát biểu của đề bài:
Phát biểu 1 đúng
Phát biểu 2 sai vì phân tử mARN có bộ ba mở đầu là AUG, và bộ ba kết thúc là UAA, UAG, UGA. Từ bộ ba
mở đầu đến bộ ba liền kề mã kết thúc đều có tARN đến khớp theo nguyên tắc bổ sung còn bộ ba kết thúc
không bắt cặp bổ sung với tất cả tARN nào. Do vậy trong quá trình dịch mã tARN tiến vào kết cặp bổ sung
với tất cả các bộ ba trừ bộ ba kết thúc.
Phát biểu 3 đúng vì quá trình nhân đôi ADN dựa theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung, từ đó
tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau và giống mẹ.
Phát biểu 4 đúng vì các ribonucleotit của môi trường liên kết bổ sung với tất cả các nucleotit trên mạch mã
gốc của gen, sau đó xảy ra quá trình cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon để tạo thành phân tử mARN
trưởng thành.
Phát biểu 5 sai vì mỗi đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y. Sau khi thực hiện nhân đôi ở mỗi chạc chữ Y thì
enzim ligaza sẽ nối cả 2 mạch.
Phát biểu 6 đúng vì có 3 loại ADN-pôlimeraza khác nhau tham gia vào quá trình tái bản ADN ở sinh vật
nhân thực.
Vậy có 2 phát biểu không đúng là phát biểu 2 và 5
Câu 25: Cho các nội dung sau:
1. Đột biến mất đoạn NST thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của cơ thể sinh vật.
2. Đột biến đảo đoạn NST thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
3. Đột biến lặp đoạn thường làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.
4. Đột biến chuyển đoạn nhỏ được ứng dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác.

Số phát biểu sai là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án: A
(1) Đúng. Đột biến mất đoạn NST làm mất gen, mất tính trạng, thường gây chết hoặc giảm sức sống của cơ
thể sinh vật.
(2) sai. Đột biến đảo đoạn thường không ảnh hưởng nhiều tới gen vì chúng chỉ làm thay đổi vị trí các gen
còn không làm thay đổi số lượng; sẽ làm mất khả năng sinh sản nhưng ít trường hợp gây chết.
(3) đúng. đột biến lặp đoạn là 1 đoạn nào đó của NST được lặp lại 1 hay nhiều lần → chúng thường làm tăng
hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng. VD: lặp đoạn ở đại mạch làm tăng hoạt tính enzyme amilaza.
(4) đúng. Đột biến chuyển đoạn có ứng dụng trong việc chuyển đoạn gen từ loài này sang loài khác.
Chỉ có (2) sai

14


CHUYÊN ĐỀ:Cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử

Bảng xem thử

15



×