Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại tập đoàn đa NGÀNH về CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG và DỊCH vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.64 KB, 5 trang )

Chương trình Thạc sỹ QTKD Quốc tế

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP CÁ NHÂN
QUẢN TRỊ HÀNH VI TỔ CHỨC
TẬP ĐOÀN ĐA NGÀNH VỀ CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG VÀ DỊCH VỤ
TÀI CHÍNH (TIỀN THÂN LÀ CÔNG TY EDISON ELECTRIC LIGHT
General Electric (GE) là tập đoàn đa ngành về công nghệ, truyền thông và
dịch vụ tài chính do nhà bác học Thomas A Edison sáng lập vào năm 1878 (tiền
thân là Công ty Edison Electric Light).
General Electric là một trong số 6 tập đoàn kinh tế được xếp hạng ở mức
AAA tại Mỹ. Đây cũng chính là vũ khí lợi hại để GE tạo lực cạnh tranh đáng kể
trước các đối thủ cùng ngành. GE nằm trong top các tập đoàn có giá trị thị trường
lớn nhất thế giới và được ngưỡng mộ trong giới kinh doanh. Với 320.000 nhân
viên và 100 đơn vị kinh doanh trên toàn thế giới, General Electric là tập đoàn công
nghệ, phương tiện đa dụng và dịch vụ tài chính đa quốc gia có thu nhập toàn cầu
hơn 163 tỷ USD. Những lĩnh vực kinh doanh chính của GE là cơ sở hạ tầng, công
nghiệp, sản xuất và cung cấp động cơ máy bay, tài chính thương mại, tài chính tiêu
dùng, y tế. General Electric là một trong những công ty Hoa Kỳ đầu tiên có mặt tại
Việt Nam vào năm 1993, trước khi lệnh Cấm vận đối với Việt Nam được dỡ bỏ.
Năm 2001, văn phòng thứ 2 của GE được mở tại Tp. Hồ Chí Minh nhằm thiết lập
và phát triển quan hệ với các đối tác trong nuớc. Trong năm 2003, GE thành lập
Công ty TNHH GE Việt Nam, 100% vốn của GE, chuyên cung cấp dịch vụ hậu
mãi đa ngành trong các lĩnh vực thiết bị y tế và năng lượng điện. Dự án đầu tư đầu
tiên của GE Energy tại Hải Phòng vào năm 2007 là một bước tiến xa hơn trong
cam kết hoạt động của GE tại Việt Nam.
Là một trong số các thành viên sáng lập của GE tại Việt Nam, tôi đã may
mắn được làm việc với nhiều thế hệ lãnh đạo của General Electric đã thành danh
và được cho là một trong những nhà quản trị tài ba, trong đó có Jack Welch với




Chương trình Thạc sỹ QTKD Quốc tế

danh hiệu “CEO của Thế kỷ” và nay là Jeffrey R.Immelt – người bắt đầu cương vị
Chủ tịch Tập đoàn GE từ 2001
Trong bài viết này, tôi muốn viết về sự đổi mới mô hình quản lý cá nhân và
nhóm làm việc tại GE mà Jack Welch đã thực hiện thành công để GE phát triển
mạnh như hiện nay.
Hơn thế, gắn bó với GE đã hơn 15, tôi cho rằng GE có thể là nơi tuyệt vời
cho những người ở các vị trí phù hợp hoặc thích hợp với cách suy nghĩ của Welch.
Dù thế nào, Welch cũng đã biến đổi môi trường văn hóa quan liêu của GE đến
mức đáng kinh ngạc. Bằng cách loại bỏ các tầng lớp quản lý, Welch đã trao thẩm
quyền ra quyết định đến cấp độ các bộ phận tác nghiệp. Ông đã quảng bá, thúc đẩy
cái cảm giác mà ông gọi là sở hữu, đòi hỏi các nhà quản lý phải hành động giống
như các chủ doanh nghiệp thay vì là những người được thuê để giúp việc. Welch
nói ông cũng quảng bá tự do giao tiếp/trao đổi: “Chúng tôi muốn có được cảm
giác và tinh thần hoàn toàn cởi mở. Đây là một điều mới lạ đối với một nhà quản
lý 25 hay 30 tuổi, những người thăng tiến chỉ vì họ biết nhiều hơn những nhân
viên làm việc cho mình một chút.” Welch nói rằng ông muốn truyền cho các nhà
quản lý “sự tự tin lãnh đạo và sự tự tin chia sẻ.”
Welch là người nhạy cảm và thẳng thắn và coi thế giới là nơi có sự cạnh
tranh khốc liệt. 5 năm đầu tiên làm việc tại GE, ông đã giảm dần số lượng lao
động, phá bỏ các đơn vị làm ăn kém hiệu quả. Welch phân loại các cơ sở kinh
doanh theo một tiêu chí đơn giản: để tránh bị bán đi hoặc bị đóng cửa, mỗi một
đơn vị kinh doanh phải là số 1 hay số 2 trên thị trường của mình. Con đường ông
đưa GE đi không hoàn toàn bằng phẳng. Bán đi một số bộ phận kinh doanh chủ
chốt và cắt giảm tới 50% lao động vào những năm 80 đã tạo nên tác động tiêu cực
đến tinh thần làm việc. Người lao động phân thành hai thái cực, một phía là khâm
phục, kính trọng, phía kia là căm ghét đối với Welch. Kế hoạch cải tổ của Jack

Welch đã thành công và ông đã làm được theo đúng chiến lược đã vạch ra là trở
thành tập đoàn số 1 của thế giới ngay cả trong các thời điểm khó khăn nhất. Ông
đã hoàn toàn thay đổi GE, xốc lại văn hóa công ty theo phong cách mạnh mẽ. Sựu
mới mẻ trong phong cách lãnh đạo của ông là trao quyền ra quyết định đến cấp độ
các bộ phận tác nghiệp, khích lệ các nhà quản lý phải hành động giống như các
chủ doanh nghiệp thay vì là những người được thuê để giúp việc và truyền cho họ
“sự tự tin lãnh đạo và sự tự tin chia sẻ”. Phẩm chất mà dường như Welch trân


Chương trình Thạc sỹ QTKD Quốc tế

trọng nhất ở con người là sự tự tin, và ông đã rất nỗ lực để khiến người khác có
được sự tự tin đó. Ông tin rằng người ta phải kiểm soát vận mệnh của mình, nếu
không thì người khác sẽ làm điều đó.
Jack Welch cho rằng người lãnh đạo cần có hành động và quan điểm rõ
ràng, dứt khoát và một trong những khả năng của người lãnh đạo là tự cân bằng
các công việc hàng ngày của mình. Welch đã sử dụng kết hợp cả hai phương pháp:
củng cố hành vi bằng cách loại bỏ yếu tố tiêu cực, lập mục tiêu và tự quản lý hành
vi bởi ông luôn khẳng định rằng nhà quản lý điều hành một doanh nghiệp phải
không ngừng cải thiện nhóm làm việc của mình, sử dụng các cuộc thử sức để đánh
giá, rèn luyện và xây dựng sự tự tin cho nhân viên. Với Welch, khi ở vị trí lãnh
đạo cần đầu tư phần lớn thời gian và công sức cho ba hoạt động;
* Đánh giá - tìm đúng người đúng việc, hỗ trợ và đề bạt những nhân viên
làm việc tốt, đồng thời loại bỏ những người không phù hợp.
* Hướng dẫn - luôn chỉ dẫn, phê bình và giúp đỡ nhân viên tiến bộ mỗi
ngày.
* Xây dựng sự tự tin - khích lệ, bảo ban và thừa nhận công lao của nhân
viên.
Welch đã thành công khi hướng mọi thành viên trong tổ chức không chỉ
nghĩ tới tầm nhìn của tổ chức mà còn sống và thở cùng với nó.

Welch khẳng định mục tiêu đưa GE đến vị trí thứ nhất hoặc thứ hai về thị
phần trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào mà GE tham gia. Chỉ với duy nhất lời
tuyên bố này Welch đương đầu với mọi thử thách. Những người kính trọng Welch
tin rằng ông đang làm một công việc đặc biệt. Họ khẳng định tầm nhìn của Welch
và những thay đổi khắc nghiệt mà ông thực hiện chính là những điều mà GE thực
sự cần. Trong những năm 1980, hầu hết những bàn luận tại GE tập trung vào
phương thức lãnh đạo khắc nghiệt của Welch. Ông dành rất nhiều thời gian và
công sức để cố gắng làm cho các giám đốc tại GE có thói quen đối lập lẫn nhau, từ
đó thoải mái hơn khi giải quyết các xung đột. Welch coi việc tham gia tranh luận
là cơ sở của sự đối lập một cách sáng tạo. Welch đề cao khả năng tập trung cao độ
vào công việc, coi đó là chìa khoá để GE có thể trở thành công ty thứ nhất hoặc
thứ hai về thị phần trong mọi lĩnh vực kinh doanh tham gia. Welch đã dịch chuyển
hướng chú trọng quản lý từ mục tiêu cắt giảm chi phí, hợp lý hoá cấu trúc sang


Chương trình Thạc sỹ QTKD Quốc tế

mục tiêu hướng đếm giá trị con người. Welch khẳng định sự chuyển hướng sẽ
không thể diễn ra trước khi thực hiện hợp lý hoá cấu trúc công ty: ``Nếu công ty
có cấu trúc quá cồng kềnh, những giá trị đó sẽ không thể thực sự giúp công ty phát
triển.''
Welch cũng rất kiên quyết và táo bạo với các quyết đinh chiến lược kinh
doanh của tập đoàn. Để đạt mục tiêu đưa GE trở thành tập đoàn số 1 thế giới. Jack
Welch đã đề ra phương châm chỉ theo đuổi các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh
mà tập đoàn có khả năng giữ vị trí số 1 hoặc số 2 thế giới. Vì thế mà hàng loạt sản
phẩm không hiệu quả của GE bị Jack Welch thẳng tay loại bỏ. Mệnh lệnh "hoặc là
bán hay phải đóng cửa" của Jack Welch với nhân viên cũng chính là một triết lí
kinh doanh đầy tự tin và quyết tâm của ông. Thay cho những sản phẩm, lĩnh vực
yếu kém, Jack Welch cho tập trung nghiên cứu và phát triển các sản phẩm có tiềm
năng khác như thiết bị phụ tùng máy bay, thiết bị, máy móc y tế... Bên cạnh việc

tập trung vào một số sản phẩm chính và tăng năng suất lao động một cách tối đa,
Jack Welch cũng sớm nhận ra tầm quan trọng của các dịch vụ kèm theo. Ðê thống
lĩnh thị trường thì không chỉ có giá cả mà còn là qui mô và chất lượng của các
dịch vụ mà nhà sản xuất dành cho khách hàng. Dưới thời của Jack Welch, một
trong những dịch vụ lớn nhất mà GE cung cấp cho khách hàng, đối tác là dịch vụ
tài chính.
Jack Welch luôn đánh giá cao sự tự tin. Các chiến lược nhân sự, kinh doanh
táo bạo, dũng cảm, kiên quyết và rất thành công đều được xuất phát từ một sự tự
tin cao độ của Jack Welch vào khả năng của mình. Với cương vị là người đứng
đầu của một tập đoàn lớn, Welch yêu cầu các giám đốc của mình cần ``tự tin hơn
khi trao quyền cho nhân viên và xoá bỏ ranh giới trong giao tiếp với người cấp
dưới.'' Ðể có thể thành công với phong cách và phương châm quản lý của mình,
Jack Welch hiểu rằng chỉ với những lời khen, tiền thưởng, tăng lương thôi cũng
chưa đủ. Bằng kinh nghiệm của một nhà quản lý lão luyện, ông hiểu rằng với áp
lực quá lớn thì con người cũng không nghĩ được nhanh hơn. Khi Jack Welch đánh
giá nhân viên thì kết quả công việc là thước đo cao nhất. Với tính cách quyết đoán,
dường như ông có vẻ khá nhanh chóng ưu ái, đãi ngộ và trọng dụng những người
mà ông cho là được việc. Welch còn biết cách để điều tiết áp lực, giải toả tâm lí
một cách thích hợp thông qua việc chỉ cho nhân viên cùng thấy những kết quả mà
họ đã đạt được, đánh thức những tiềm năng và cả sự tự tin còn đang ẩn trong họ.


Chương trình Thạc sỹ QTKD Quốc tế

Jack Welch đã làm gì để khuyến khích nhân viên tự quản lý?
Quan điểm của ông về vai trò, nhiệm vụ quản trị nhân sự của người điều
hành cao nhất rất rõ ràng. Không ít nhà quản lý điều hành cho rằng điều hành nhân
sự trước hết là phải quản lý, giám sát, kiểm tra họ. Nhưng Jack Welch thì khác.
Ông luôn khẳng định rằng lãnh đạo cũng có thể thay đổi. Trong một báo cáo
thường niên của GE, Welch tuyên bố ``Chúng ta không thể áp dụng phương thức

lãnh đạo mang tính đàn áp hay đe doạ.'' Điều này báo hiệu một cách thức lãnh đạo
tiếp cận theo hướng hoà nhã và vì con người hơn. Đồng thời, phải biết động viên,
biết kích thích nhân viên làm việc, làm ra được những kết quả mà chính bản thân
họ trước đó cũng không dám làm, dám tin là được.
Một nhà quản lý luôn dò xét người khác sẽ là lãng phí thời gian của người
khác và của chính họ. Hãy cố gắng không quản lý ở tầm vi mô. Giao phó nhiệm
vụ và trao quyền cho nhân viên được hành động và chắc chắn họ sẽ làm việc hiệu
quả và năng suất hơn
Jack Welch đã cống hiến và đem lại cho GE. Ðó không chỉ là lợi nhuận, là
kết quả kinh doanh, là giá cổ phiếu mà còn là cả một văn hóa doanh nghiệp, một
phương pháp và nghệ thuật quản lý tài tình.
Tài liệu tham khảo:
www.tinkinhte.com.vn
www.diendandoanhnghiep.vn



×