Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè tại hộ gia đình huyện yên sơn tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------------------

BÙI VĂN HUY

THỰC TRẠNG VÀ GẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT CHÈ TẠI HỘ GIA ĐÌNH
HUYỆN YÊN SƠN – TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Nghĩa Biên

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
--------------------------------

BÙI VĂN HUY



THỰC TRẠNG VÀ GẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT CHÈ TẠI HỘ GIA ĐÌNH
HUYỆN YÊN SƠN – TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất nông nghiệp dù trong bất kì thời điểm nào cũng có vai trò vô
cùng quan trọng, nó cung cấp những sản phẩm phục vụ cho đời sống của con
người trên toàn thế giới. Hiện nay mặc dù nền kinh tế thế giới đã tiến xa, năng
suất cũng được tăng lên khá nhiều thế nhưng vấn đề lương thực cũng chưa
được giải quyết hoàn toàn, sự chênh lệch trong chất lượng sản xuất nông
nghiệp, sự chênh lệch về năng suất có nhiều sự chênh lệch giữa các quốc gia
nhất là những nước kém phát triển và những quốc gia phát triển.
Việt nam là một quốc gia đang trên đà phát triển hiện nay tổng diện tích
đất nông nghiệp của chúng ta là 26,21 triệu ha, trong đó diện tích trực tiếp cho
sản xuất nông nghiệp là 10,13 triệu ha (chiếm hơn 38,64 %). Hiện nay chúng
ta có khoảng 70% dân số sống tại các vùng nông thôn với khoảng 60% dân số
có cuộc sống gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp đóng
góp vào tổng GDP khoảng 20%, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 22% chính vì
vậy phát triển sản xuất nông nghiệp đã trở thành quốc sách của chúng ta [25].
Là một loại cây trồng trong hệ thống cây công nghiệp lâu năm cây Chè
được trồng phổ biến trên toàn thế giới với phạm vi phân bố rộng từ 42 vĩ độ

Bắc đến 27 vĩ độ Nam. Ở Việt Nam hiện cây Chè đang được trồng tại khoảng
34 địa phương trên cả nước với diện tích khoảng 120.000 ha được xếp vào
hàng thứ 5 về tổng diện tích và xếp thứ 8 về trữ lượng Chè xuất khẩu hàng
năm [19]. Đây quả là một con số ấn tượng. Đặc biệt do điều kiện tự nhiên, khí
hậu và địa hình nên Việt Nam có nhiều giống Chè quý: Ô Long, Shan Tuyết,
Bát Tiên…Hiện nay các diện tích Chè này phần lớn do các HGĐ trực tiếp
tham gia sản xuất đôi khi kiêm luôn công việc chế biến và tiêu thụ vì vậy mức
độ đầu tư khoa học công nghệ và canh tác cây Chè cũng còn hạn chế chính vì
vậy giá trị kinh tế cho 01 ha trồng Chè của các HGĐ đôi khi không phát huy


2

được hết tiềm năng. Điều đó gây nên tình trạng người dân ồ ạt trồng Chè sau
đó lại ồ ạt chặt Chè.
Xuất phát từ ý tưởng muốn đánh giá được hiệu quả kinh tế trong sản
xuất chè tại các HGĐ, muốn tìm ra giải pháp, những hướng đi mới trong việc
nâng cao giá trị trên 01ha cho những diện tích đất sản xuất chè của các hộ
nông dân vì vậy vấn đề hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây chè đã được tôi
lựa chọn nghiên cứu để làm luận văn thạc sỹ của mình.
Là một huyện lớn nhất nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, bao
quanh thành phố Tuyên Quang, Yên Sơn là một huyện có quỹ đất tự nhiên
210km2 có thể phát triển được cả sản xuất nông – lâm nghiệp, tuy nhiên do địa
hình đặc trưng và khí hậu phù hợp nên cây chè được người dân trồng khá phổ
biến tại đây với diện tích tương đối lớn. Thế nhưng do tập quán sản xuất của
người dân tại đây chủ yếu là người dân tộc ít nên các phương thức canh tác,
sản xuất còn có những hạn chế nhất định vì vậy đây là địa bàn hoàn toàn phù
hợp cho việc thực hiện chuyên đề “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu
quả kinh tế trong sản xuất chè tại HGĐ huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên
Quang”.

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế trong sản
xuất chè tại các HGĐ trên địa bàn huyện Yên Sơn, đề tài sẽ đề xuất những
giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè tại HGĐ huyện Yên
Sơn – tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
trong sản xuất chè tại các HGĐ.


3

Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè (phương thức
sản xuất, mô hình sản xuất, hiệu quả sản xuất…) tại các HGĐ trồng chè trên
địa bàn huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang.
- Đưa ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất
chè tại HGĐ trồng chè trên địa bàn huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè tại HGĐ huyện Yên Sơn – Tỉnh
Tuyên Quang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề hiệu quả kinh tế
trong sản xuất chè tại HGĐ trên địa bàn huyện Yên Sơn – tỉnh Tuyên Quang.Và
những cơ sở lý luận và thực tiễn của hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè.
- Thời gian nghiên cứu: Số liệu được thu thập cho suốt quá trình trồng
chè với chu kì từ 20 đến 30 năm về thu nhập và chi phí. Tuy nhiên các kết quả
tính toán chính tập trung vào năm 2010, 2011 và 2012.
- Không gian nghiên cứu: Mô hình được tiến hành đánh giá tại một số xã

trọng điểm của huyện Yên Sơn. Bên cạnh đó những vấn đề về nông nghiệp, nông
thôn, sản xuất chè được điều tra tham khảo tại sở nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang.
4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những nội dung sau:
- Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè.
- Thực trạng trong sản xuất chè tại huyện Yên Sơn về mặt kinh tế .
- Những mô hình sản xuất cây chè điển hình tại huyện và trong tỉnh cũng
như tại các địa phương khác.
- Những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè tại
huyện Yên Sơn – Tỉnh Tuyên Quang.


4

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG
SẢN XUẤT CHÈ
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè
1.1.1.Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng tựu
chung lại có thể tóm tắt thành những quan điểm như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số
đạt được và các chi phí bỏ ra (các nguồn nhân, tài, vật lực, tiền vốn…) để đạt
được kết quả đó [15].
Quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa
giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó [15].
Quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa
chi phí và kết quả sản xuất. Theo quan điểm này hiệu quả kinh tế biểu hiện ở
quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí,
hay quan hệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung [15].

Tuy nhiên hiện nay khi mà môi trường sinh thái đang bị tác động một
cách thô bạo, nhiều thiên tai nghiêm trọng vẫn thường xuyên xẩy ra trên khắp
thế giới. Thì hiệu quả không đơn thuần là hiệu quả kinh tế, mà nó phải thỏa
mãn các vấn đề về tiết kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất, mang lại lợi
ích trong xã hội và phải bảo vệ được môi trường sinh thái. Nghĩa là tính hiệu
quả phải hài hòa các lợi ích kinh tế , xã hội, môi trường sinh thái đảm bảo tính
bền vững [15].
Như vậy hiện nay quan điểm mới về hiệu quả kinh tế có những khác biệt
nhiều với quan điểm về hiệu quả kinh tế trước kia. Có thể được hiểu như sau:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện mối tương quan giữa kết


5

quả và chi phí. Mối tương quan ấy có thể là phép trừ, phép chia của các yếu tố
đại diện cho kết quả và chi phí. Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai thác
các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phương thức quản lý [15].
1.1.2.Một số khái niệm liên quan
- Hiệu quả:
Phản ảnh trình độ của con người sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia
trong các hoạt động để đạt được kết quả với mục đích của mình [17].
- Hiệu quả kinh tế:
Hiệu quả kinh tế là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa kết quả lượng
sản phẩm thu được với lượng vốn đã bỏ ra [26].
Nếu là gọi kết quả là Q, chi phí là C và hiệu quả là H. Khi đó :
H = Q – C hoặc H = Q/C
- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè :
Xuất phát từ khái niệm về hiệu quả kinh tế có thể hiểu hiệu quả kinh tế
trong sản xuất chè là : Biểu hiện mối quan hệ về chi phí đầu vào và giá trị đầu ra
của quá trình sản xuất chè. Trong quá trình sản xuất thường sử dụng chỉ tiêu lợi

nhuận như là mục tiêu cho quá trình sản xuất nói chung và sản xuất chè nói riêng.
- HGĐ :
Là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa
họ với nhau theo quy định [3].
1.1.3. Phân loại hiệu quả kinh tế trong sản xuất Chè
Hiện nay có thể phân loại hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè thành hai
loại như sau:
- Hiệu quả kĩ thuật (TE): Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một
đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong điều kiện cụ
thể về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất chè [16].


6

Hiệu quả kĩ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó
chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại thêm bao nhiêu
đơn vị sản phẩm. Hay nói một cách khác, hiệu quả kĩ thuật là khả năng thu
được kết quả sản xuất tối đa với những yếu tố đầu vào cố định. Hiệu quả kĩ
thuật phụ thuộc vào nhiều bản chất kĩ thuật và công nghệ áp dụng vào sản
xuất, kĩ năng của người sản xuất cũng như môi trường kinh tế - xã hội khác
mà trong đó kĩ thuật được áp dụng [16]
- Hiệu quả về lựa chọn hay hiệu quả về giá (AE): Chính là mức hiệu quả
được tính toán khi quy thành giá trị để tính toán so sánh đầu vào và đầu ra.
Hiệu quả về mặt giá trị là chỉ tiêu chính xác hơn về hiệu quả hiện vật bởi lẽ
đôi khi do nhiều lí do sản lượng tạo ra không đủ bù đắp chi phí, chính vì vậy
quá trình sản xuất vẫn lỗ tức là chưa đạt hiệu quả kinh tế. Là chỉ tiêu hiệu quả
trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị
sản phẩm thu thêm trên một đồng chi thêm về đầu vào hay nguồn lực . Thực
chất của hiệu quả về giá chính là hiệu quả kĩ thuật có đến các yếu tố về giá

của đầu vào và giá của đầu ra . Hay nói một cách khác hiệu quả về giá là việc
sử dụng các yếu tố đầu vào theo những tỷ lệ nhằm đạt lợi nhuận tối đa khi biết
cụ thể các giá trị đầu vào [16]
Như vậy hiệu quả kĩ thuật chỉ liên quan đến những đặc tính vật chất của
sản xuất. Hiệu quả về giá liên quan đến yếu tố tổ chức quản lý nhằm đạt được
mục đích kinh tế của người sản xuất là có lợi nhuận ở mức tối đa [16]. Và
như vậy để có được hiệu quả kinh tế tất yếu phải đạt được hiệu quả kĩ thuật và
hiệu quả về lựa chọn.
1.1.4. Điều kiện đạt được hiệu quả kinh tế
Để đạt được hiệu quả kinh tế cần đạt được hai điều kiện sau:
- Điều kiện cần:


7

Khi không có khả năng sản xuất cùng một lượng sản phẩm với số đầu
vào ít hơn hoặc không có khả năng sản xuất nhiều sản phẩm hơn cùng với
một lượng đầu vào . Khi với mức sản lượng chè nhất định nếu có thể tiết kiệm
được chi phí đầu vào ( phân bón, thuốc sâu…) tức là tiết kiệm được chi phí
cho quá trình sản xuất trong khi mức thu nhập vẫn ổn định.
Trong trường hợp đầu vào (phân bón, thuốc trừ sâu…) không thay đổi
nếu sản lượng tăng tức là hiệu quả kinh tế tăng lên. Cả hai trường hợp trên
đều làm gia tăng lợi nhuận cho quá trình sản xuất chè.
- Điều kiện đủ:
Đã có nhiều kết hợp đầu vào, đầu ra thỏa mãn điều kiện. Vì vậy cần có
điều kiện bổ sung để chọn ra phương án canh tác, sản xuất tối ưu. Ví dụ trong
quá trình sản xuất chè có những kết hợp đầu vào có mức chi phí thấp nhất và
mức sản lượng lớn nhất.
1.1.5.Nội dung nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè
1.1.5.1.Sử dụng lao động hợp lí trong quá trình sản xuất.

Để làm được điều này trong quá trình sản xuất chè cần:
- Xác định nhu cầu lao động cần thiết: Chính là việc xác định được số
lượng lao động do phương hướng, quy mô sản xuất và thị trường quyết
định[18]. Nhu cầu về lao động trong sản xuất chè phụ thuộc vào từng thời
đoạn, từng khâu khác nhau chính vì vậy tùy vào từng khâu HGĐ lựa chọn số
lượng lao động phù hợp .
- Lựa chọn nguồn cung cấp lao động phù hợp : Có thể xuất phát từ trong
hoặc ngoài huyện.
- Lựa chọn các hình thức tổ chức lao động: Căn cứ vào quy mô, phương
hướng sản xuất, trình độ sản xuất… của các HGĐ các HGĐ tiến hành phân
công lao động trong quá trình sản xuất chè.
- Tổ chức hợp lý quá trình sử dụng lao động: Để làm tốt khâu này cần:


8

+ Tổ chức địa điểm làm việc hợp lí.
+ Phân bố lao động và hợp lý hóa phương pháp lao động.
+ Hợp lý thời gian làm việc.
+ Cải thiện điều kiện và an toàn lao động.
1.1.5.2.Sử dụng hợp lí đất sản xuất
Đất đai là đầu vào không thể thiếu cho bất kì hoạt động sản xuất nào
liên quan đến sản xuất nông nghiệp bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu
sự tác động trực tiếp của diện tích, chất lượng đất đai. Để tăng hiệu quả kinh
tế trong sản xuất chè quy trình sử dụng đất đai là vô cùng cần thiết. Quy trình
sử dụng đất đai hợp lí cần trải qua các khâu:
- Phân loại đất đai: Nhằm tìm ra loại đất thích hợp nhất phù hợp với
trồng chè bởi trên thực tế có nhiều loại đất không phù hợp với sản xuất chè.
Theo quy trình trồng chè cây chè sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong khu
vực địa hình có độ dốc nhỏ hơn 250, có tầng đất canh tác trên 50 cm và có

nước ngầm dưới 100 cm trở lên[25]…
- Xác định quy mô đất sản xuất Chè và các loại cây trồng khác của các
HGĐ bao gồm:
+ Quy mô tối ưu: Là quy mô ưu việt nhất để sử dụng tối ưu các loại đất
của HGĐ phù hợp với vốn, lao động…
+ Quy mô đất đai có thể làm giầu: Là quy mô tối thiểu đảm bảo cho nhu
cầu đời sống của gia đình nếu vượt qua hạn đó các HGĐ mới có thể làm giàu
được.
- Bố trí sử dụng đất đai: Là hệ thống các biện pháp tổ chức kinh tế và kĩ
thuật để sắp xếp các nguồn lực khác nhau của HGĐ nhằm khai thác tiềm năng
về đất đai.


9

- Xây dựng các công trình: Đây là các công trình phục vụ cho quá trình
sản xuất chè bao gồm hệ thống khu nhà ở và khu nhà phục vụ sản xuất bao
gồm nhà xưởng chế biến, nhà kho…
- Quản lý, bảo vệ và cải tạo đất: Bao gồm các quy trình sử dụng đất hợp
lí, qua mỗi chu kì thu hái chè tiến hành cải tạo đất bằng các loại phân bón
giúp đất hồi phục lại trạng thái ban đầu thậm chí chất lượng đất có thể tăng
lên.
1.1.5.3.Sử dụng nguồn vốn hợp l.
- Nguồn vốn: được tạo ra từ các hoạt động nhưng chưa được sử dụng
hết, ví dụ máy, cây đang trồng, kho tàng…Bên cạnh đó nguồn vốn cũng có
thể có được từ nhiều nguồn khác như đi vay, thừa kế, chuyển nhượng…
- Đầu tư: Chỉ có tiếp thu vốn mới là đầu tư. Đầu tư chỉ xảy ra khi không
có tiêu dùng tức là tiết kiệm. Sử dụng hiệu quả vốn, đầu tư tức là cho đầu tư
ròng trong sản xuất luôn dương.
Do đặc trưng sản xuất chè có chu kì sản xuất dài chính vì vậy sử dụng

vốn cần rất thận trọng nhằm hạn chế rủi ro tới mức tối đa, cần có kế hoạch
phân bổ nguồn vốn sử dụng hợp lí theo từng giai đoạn.
1.1.6.Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè
1.1.6.1. Nhóm nhân tố chủ quan
a. Nhân tố kĩ thuật
- Giống chè:
Chè là loại cây trồng có chu kỳ sản xuất dài, giống chè tốt có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với sản xuất. Do vậy, việc nghiên cứu chọn, tạo và sử
dụng giống tốt phù hợp cho từng vùng sản xuất được các nhà khoa học và
người sản xuất quan tâm từ rất sớm.
Năm 1905, Trạm nghiên cứu chè đầu tiên trên thế giới được thành lập
trên đảo Java. Đến năm 1913, Cohen Stuart đã phân loại các nhóm chè dựa


10

theo hình thái. Tác giả đã đề cập đến vấn đề chọn giống chè theo hướng di
truyền sản lượng, đồng thời ông cũng đề ra tiêu chuẩn một giống chè tốt.
Theo ông, để chọn được một giống tốt theo phương pháp chọn dòng cần phải
trải qua 7 bước [25]:
- Nghiên cứu vật liệu cơ bản.
- Chọn hạt.
- Lựa chọn trong vườn ươm.
- Nhân giống hữu tính và vô tính.
- Chọn dòng.
- Lựa chọn tiếp tục khi thu búp ở các dòng chọn lọc.
- Thử nghiệm thế hệ sau.
Lựa chọn thế hệ sau được tiến hành theo các đặc tính của tính trạng bên
ngoài của cây như: Thân, cành, lá, búp, hoa, quả...
Giống chè ảnh hưởng tới năng suất búp, chất lượng nguyên liệu do đó

cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh và cạnh tranh trên thị trường. Mỗi sản phẩm chè đòi hỏi một nguyên
liệu nhất định, mỗi vùng, mỗi điều kiện sinh thái lại thích hợp cho một hoặc
một số giống chè. Vì vậy, để góp phần đa dạng hóa sản phẩm chè và tận dụng
lợi thế so sánh của mỗi vùng sinh thái cần đòi hỏi một tập đoàn giống thích
hợp với điều kiện mỗi vùng [25].
Để đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất chè ở Việt Nam và góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường của sản xuất chè cần áp dụng đồng bộ
các giải pháp, trong đó nghiên cứu và triển khai giống chè mới là giải pháp rất
quan trọng, cần thiết cho việc phát triển cây chè cả về trước mắt và lâu dài.
- Tưới nước:
Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng nước lớn, song chè rất sợ
úng và không chịu úng. Chè gặp khô hạn sẽ bị cằn cỗi, hạn chế việc hút các


11

chất dinh dưỡng từ đất, khô hạn lâu ngày sẽ làm giảm sản lượng thậm chí
còn chết. Do đó, việc tưới nước cho chè là biện pháp giữ ẩm cho đất để cây
sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng suất và chất lượng cao [25].
- Mật độ trồng:
Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè cho thích hợp, mật độ
trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc, điều kiện cơ giới hóa. Nhìn chung
tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau, nếu mật độ quá thưa hoặc
quá dày thì sẽ làm cho năng suất sản lượng thấp, lâu khép tán, không tận dụng
được đất đai, không chống được xói mòn và cỏ dại, vì vậy cần phải bố trí mật độ
chè cho hợp lý [25].
- Đốn chè:
Đốn chè là biện pháp kỹ thuật không những có ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của cây chè mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất,

chất lượng chè. Do vậy, kỹ thuật đốn chè đã được nhiều nhà khoa học chú
ý nghiên cứu.
Kỹ thuật đốn chè ở Việt Nam đã được đề cập từ lâu, đầu tiền từ những kinh
nghiệm của thực tiễn sản xuất. Trước năm 1945 nhân dân vùng Thanh Ba – Phú
Thọ đã có kinh nghiệm đốn chè kinh doanh: "Năm đốn – năm lưu" [25].
Những công trình nghiên cứu về đốn chè ở trại thí nghiệm chè Phú Hộ Phú Thọ từ năm 1946 - 1967 đã đi đến kết luận hàng năm đốn chè tốt nhất vào
thời gian cây chè ngừng sinh trưởng và đã đề ra các mức đốn hợp lý cho từng
loại hình đốn [25]:
Đốn phớt: Đốn hàng năm đốn cao hơn vết đốn cũ từ 3 – 5 cm, khi cây chè
cao hơn 70cm thì thì hàng năm đốn cao hơn vết cũ từ 1 – 2 cm.
Đốn lửng: Đốn cách mặt đất 60 – 65cm.
Đốn dàn: Đốn cách mặt đất 40 – 50cm.
Đốn trẻ lại: Đốn cách mặt đất 10 – 15 cm.


12

Nghiên cứu về đốn chè các tác giả Nguyễn Ngọc Kính (1979), Đỗ
Ngọc Quỹ (1980) đều cho thấy: Đốn chè có tác dụng loại trừ các cành già yếu,
giúp cho cây chè luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế ra hoa, kết
quả, kích thích hình thành búp non, tạo cho cây chè có bộ lá, bộ khung tán
thích hợp, vừa tầm hái.
- Bón phân:
Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng
nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây chè đã lấy đi một lượng phân rất
cao ở trong đất, trong khi đó chè lại thường được trồng trên sườn đồi, núi cao,
dốc, nghèo dinh dưỡng... Cho nên, lượng dinh dưỡng trong đất trồng chè ngày
càng bị thiếu hụt .
Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt và cho năng suất

cao, chất lượng tốt, đảm bảo được mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ môi
trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho chè là một biện pháp không thể
thiếu được. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài
nước đều cho thấy hiệu quả của bón phân cho chè chiếm từ 50 - 60%.
Hiệu quả của các biện pháp nông học đối với năng suất chè, kết quả
nghiên cứu trong 10 năm cho (1988 – 1997) ở Phú Hộ cho thấy:
Đạm có vai trò hàng đầu, sau đó đến Lân và Kali đối với sinh trưởng
của chè nhỏ tuổi.
Đạm và Lân có ảnh hưởng lớn hơn đối với cây chè nhỏ tuổi, lớn hơn
vai trò của tổ hợp đạm và kali. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh
trưởng và năng suất chè ở các giai đoạn khác nhau, tác giả Chu Xuân Ái, Đinh
Thị Ngọ, Lê Văn Đức (1998) cho thấy: phân lân có vai trò với sinh trưởng
cả về đường kính thân, chiều cao cây, độ rộng tán của cây con [24].
Bón phân cân đối giữa N, P, K cho năng suất cao hơn hẳn so với chỉ


13

bón đạm và kali hoặc chỉ bón mỗi đạm. Thời kỳ đầu của giai đoạn kinh doanh
sự sinh trưởng tán chè tiếp tục đòi hỏi đủ phân P, K nên cơ sở bón đủ đạm.
Như vậy, cây chè cần được cung cấp N, P, K với lượng cân đối hợp lý và
thường xuyên. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn cây cần với liều lượng khác nhau với
nguyên tắc: từ không đến có, từ ít đến nhiều, bón đúng lúc, đúng cách, đúng
đối tượng và kịp thời [25].
Nếu bón phân hợp lý sẽ giúp cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt, tăng
khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận, sâu bệnh dẫn đến tăng
năng suất.
- Hái chè:
Thời điểm, thời gian và phương thức hái có ảnh hưởng đến chất lượng chè
nguyên liệu, hái chè gồm một tôm hai lá là nguyên liệu tốt cho chế biến chè, vì

trong đó chứa hàm lượng Polyphenol và Caphein cao, nếu hái quá già thì
không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng phát
triển của cây chè [25].
- Công nghệ chế biến:
Tùy thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm mà ta có các quy trình
công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn chung quá trình
chế biến gồm hai giai đoạn sơ chế và tinh chế thành phẩm. Theo giáo trình cây
chè của Đỗ Ngọc Quỹ và giáo trình cây chè và kĩ thuật chế biến của Trịnh Xuân
Ngọ:
Chế biến chè đen gồm các công đoạn: Hái búp chè - Làm héo - Vò Lên men - Sấy khô - Vò nhẹ - Phơi khô. Chè đen thường được sơ chế bằng
máy móc hiện đại với năng suất chất lượng cao, trong các khâu này đòi hỏi
quy trình kỹ thuật phải nghiêm ngặt tạo hình cho sản phẩm và kích thích các
phản ứng hóa học trong búp chè.
Chế biến chè xanh: Là phương pháp chế biến được người dân áp dụng rất


14

phổ biến từ trước đến nay, quy trình gồm các công đoạn: Từ chè búp xanh sau
khi hái về đưa vào chảo quay xử lý ở nhiệt độ 1000 C với thời gian nhất định rồi
đưa ra máy vò để cho búp chè săn lại, đồng thời giảm bớt tỷ lệ nước trong Chè.
Sau khi vò xong lại đưa chè vào quay xử lý ở nhiệt độ cho đến khi chè khô hẳn
(chú ý nhiệt độ phải giảm dần). Sau khi chè khô ta có thể đóng bao bán ngay
hoặc sát lấy hương rồi mới bán, khâu này tùy thuộc vào khách hàng. Đặc
điểm của chè xanh là có màu nước xanh óng ánh, vị chát đậm, hương vị tự
nhiên, vật chất khô ít bị biến đổi.
Chế biến chè vàng: Yêu cầu của việc chế biến khác với chè xanh và chè
đen, chè vàng là sản phẩm của một số dân tộc ít người trên các vùng núi cao,
được chế biến theo phương pháp thủ công.
b. Nhân tố HGĐ tham gia sản xuất chè

- Mức đầu tư của HGĐ trồng chè:
Đầu tư chính là việc hi sinh các nguồn lực hiện tại nhằm thu được các
lợi ích lớn hơn trong tương lai. Trong sản xuất chè do chu kì sản xuất dài vì
vậy quá trình đầu tư dàn trải đòi hởi kinh phí và công sức lớn.
Khi trước do thị trường hỗ trợ còn hạn chế con người tham gia sản xuất
chè dưới hình thức thủ công là chủ yếu vì vậy năng suất về sản lượng không
cao đôi khi việc chăm sóc cũng hạn chế do diện tích trồng lớn. Tuy nhiên hiện
nay các công cụ hỗ trợ như máy phun thuốc, máy đốn chè, máy hái, sao chè…
xuất hiện nó mang lại công lao động cao hơn, tiết kiệm thời gian vì vậy hiệu
quả trong sản xuất lớn hơn rất nhiều so với sản xuất thủ công trước kia.
Việc đầu tư của HGĐ không chỉ dừng lại ở các công cụ sản xuất, để tăng
năng suất, tăng hiệu quả kinh tế giống mới, thuốc trừ sâu hay phân bón cũng
cần được quan tâm do xu hướng các giống chè mới thường có khả năng kháng
sâu bệnh hại tốt hơn, thời gian sinh trưởng rút ngắn hơn hay phân bón giúp hỗ
trợ cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt hơn.


15

Để tăng hiệu quả kinh tế cho cây chè đòi hỏi các HGĐ cần đầu tư cả về
chiều rộng và chiều sâu.
- Trình độ sản xuất của lao động tại các HGĐ:
Trình độ sản xuất chính là phương thức sản xuất của HGĐ khi tham gia
sản xuất chè trên diện tích đất của mình. Nhìn chung trình độ sản xuất của
mỗi gia đình là khác nhau do mỗi HGĐ đều có mục tiêu khác nhau, được tiếp
cận thông tin và cách thức tiếp cận thông tin về khoa học kĩ thuật cũng khác
nhau.
Trình độ sản xuất ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè theo
cả hai hướng tăng thu nhập và giảm chi phí.
Trình độ sản xuất của HGĐ sẽ dẫn đến việc lựa chọn các phương thức

sản xuất nếu chúng là thích hợp sẽ làm gia tăng năng suất đầu ra mặc dù chỉ
sử dụng từng đó nguồn lực đầu vào. Bên cạnh đó việc canh tác sản xuất chè
cũng cần có những kĩ thuật về hái, đốn chè, phòng trừ sâu bệnh nếu trình độ
sản xuất của người sản xuất đáp ứng được điều này sẽ tạo ra một năng suất tối
đa cho cây chè hay nói cách khác sẽ đạt được một hiệu quả kinh tế tối ưu.
Ngược lại với trình độ sản xuất hạn chế các HGĐ đỗi khi sử dụng lối
canh tác may rủi phụ thuộc nhiều vào tự nhiên do trong phương thức sản xuất
không khắc phục được điều đó do vậy năng suất bấp bênh thiếu sự ổn định.
Xuất phát từ điều điều đó trong sản xuất chè cần không ngừng nâng cao
trình độ sản xuất cho người dân với mục đích tăng được thu nhập hoặc giảm
chi phí và giá thành sản xuất hoặc trong trường hợp tốt nhất là việc tăng sản
lượng giá trị đồng thời giảm được chi phí đầu vào trong toàn bộ chu kì sản
xuất chè.
1.1.6.2. Nhóm nhân tố khách quan
a. Điều kiện tự nhiên
- Đất đai , địa hình:


16

Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói
chung và cây chè nói riêng. Đất đai là yếu tố ảnh hưởng đến sản lượng, chất
lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Yếu tố đất đai cho phép quyết định
chè được phân bổ trên những vùng địa hình khác nhau.
Muốn chè có chất lượng cao và hương vị đặc biệt cần phải trồng chè ở độ
cao nhất định. Đa số những nơi trồng chè trên thế giới thường có độ cao cách
mặt biển từ 500 - 800m. So với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu về đất
không nghiêm ngặt. Nhưng để cây sinh trưởng tốt, có tiềm năng năng suất cao
thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu: Đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua và thoát
nước. Độ pH thích hợp là 4,5 - 6, đất phải có độ sâu ít nhất là 60cm, mực nước

ngầm phải dưới 1m. Địa hình có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và chất
lượng chè. Chè trồng ở trên núi cao có hương vị thơm và mùi vị tốt hơn vùng
thấp, nhưng lại sinh trưởng kém hơn ở vùng thấp [25].
- Thời tiết – khí hậu:
Cùng với địa hình, đất đai, các yếu tố: Nhiệt độ, ẩm độ trong không khí,
lượng mưa, thời gian chiếu sáng và sự thay đổi mùa đều ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất, sản lượng và chất lượng chè. Theo Đỗ Ngọc Quỹ trình bầy trong
giáo trình cây chè sản xuất – chế biến và tiêu thụ:
Cây chè bắt đầu sinh trưởng được ở nhiệt độ >100C. Nhiệt độ trung
bình hàng năm để cây chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12,50C,
cây chè sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15 230C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân cây chè sinh
trưởng trở lại.
Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm từ 3000 - 40000C. Nhiệt độ quá
cao và quá thấp đều ảnh hưởng đến việc tích luỹ tanin trong chè, nếu nhiệt
độ vượt quá 350C liên tục kéo dài sẽ dẫn đến cháy lá chè. Nhiệt độ thấp kết hợp
với khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.


17

Cây chè tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ, ánh
sáng trực xạ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao không có lợi cho quang
hợp và sinh trưởng của chè. Tuỳ theo giống và tuổi của chè mà yêu cầu ánh sáng
cũng khác nhau. Thời kỳ cây con, giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn trong
thời kỳ cây trưởng thành và giống lá chè nhỏ.
Do cây chè là cây thu hoạch lấy búp non và lá non nên cây ưa ẩm, cần
nhiều nước. Yêu cầu lượng mưa bình quân trong năm khoảng 1.500 mm và
phân bố đều trong các tháng. Lượng mưa và phân bố lượng mưa ảnh hưởng
đến thời gian sinh trưởng và thu hoạch của cây chè. Cây chè yêu cầu độ ẩm
cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng là khoảng 85%. Ở nước ta các vùng trồng

chè có điều kiện thích hợp nhất cho cây chè phát triển cho năng suất và chất
lượng cao vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 và 10 trong năm.
b. Nhóm nhân tố khách quan khác
- Biến động về thị trường:
Kinh tế học đã chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? sản xuất
như thế nào? và sản xuất cho ai?. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng
đầu, buộc người sản xuất phải trả lời cho được, để trả lời câu hỏi này người sản
xuất tìm kiếm thị trường, tức là xác định được nhu cầu có khả năng thanh toán
của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra được người tiêu dùng
chấp nhận ở mức độ nào, giá cả có phù hợp hay không, từ đó hình thành mối
quan hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện.
Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng và tập trung vào hai loại chè
chính là chè đen và chè xanh. Chè đen được bán ở thị trường Châu Âu và
Châu Mỹ, còn chè xanh được tiêu thụ ở thị trường Châu Á (Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc...) [25]. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường chè cần lưu ý tới
độ co giãn cung cầu về chè.


18

Cuối cùng là vấn đề sản xuất cho ai? ở đây muốn đề cập tới khâu phân
phối. Hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ như thế nào? ai là người được hưởng lợi
ích từ việc sản xuất đó, cụ thể là bao nhiêu? Có như vậy mới kích thích được
sự phát triển sản xuất có hiệu quả
Thực tế cho thấy rằng, thực hiện cơ chế thị trường, sự biến động của cơ chế
thị trường ảnh hưởng lớn đến đời sống của người sản xuất nói chung, cũng
như người làm chè, ngành chè nói riêng. Do đó, việc ổn định giá cả và mở
rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho ngành chè góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp.
Để ổn định giá cả và mở rộng thị trường chè, một yếu tố cần thiết là hệ

thống đường giao thông. Phần lớn những vùng sản xuất chè xa đường quốc lộ rất
khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Do đường giao thông kém, đi lại khó khăn
nên người sản xuất thường phải bán với giá thấp do tư thương ép giá, làm hiệu
quả sản xuất thấp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như phát triển ngành
chè trong tương lai cần thiết phải có hệ thống giao thông thuận lợi để nâng tính
cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Yếu tố thời gian trong chu kì trồng chè:
Do chè là một loại cây trồng lâu năm, có chu kì sản xuất dài chính vì vậy
các khoản thu nhập, và chi phí sẽ phát sinh tại các thời điểm khác nhau trong
chu kì. Muốn khắc phục được nhược điểm này ta phải sử dụng lãi kép hoặc
chiết khấu trong tính toán.
Việc hạch toán thu nhập và chi phí trong một khoản thời gian dài đôi khi
khó khăn cho các HGĐ trồng chè. Do ảnh hưởng biến động của thị trường,
ảnh hưởng của lạm phát và các yếu tố bất ngờ chính vì vậy những giá trị từ
sản xuất thu được nhiều khi không như mong đợi.
- Nhân tố cơ chế, chính sách.
Chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng
tới toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành chè nói riêng. Ở nước ta các chính


19

sách lớn có tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình sản xuất, chế biến và
tiêu thụ chè.
Chính sách ra đời nếu thuận lợi sẽ có tác dụng kích thích sản xuất chè
theo hướng phát triển cả chiểu rộng và chiều sâu như vậy hiệu quả kinh tế sẽ
gia tăng trên một đơn vị diện tích nhất định. Ngược lại với chính sách đi
ngược lại với thực tiễn sẽ tạo ra rào cản các HGĐ tham gia sản xuất chè, với
xu hướng chuyển ngành nghề khác sự quan tâm đầu tư cho sản xuất chè sẽ
giảm như vậy chất lượng thấp, sản lượng không cao chính vì vậy hiệu quả

kinh tế giảm sút.
Cơ chế chính sách tuy vô hình nhưng lại tác động vô cùng to lớn tới sản
xuất chè nó như một cơ chế vô hình, như một hành lang pháp lí mạnh hàng
đầu trong việc khuyến khích hay ức chế sản xuất chè vì vậy để thị trường sản
xuất và tiêu thụ chè phát triển cần có cơ chế chính sách phù hợp với thực tiễn.
1.2. Tình hình sản xuất chè tại Việt Nam và trên thế giới
1.2.1.Tình hình sản xuất chè trên thế giới
Theo PGS Đỗ Ngọc Quỹ , Quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển sản xuất
chè là Trung Quốc, sau đó được truyền bá sang Nhật Bản vào những năm 805
sau Công nguyên, vào Indonexia năm 1654, vào Ấn Độ năm 1780, vào Nga
năm 1833, Malaixia năm 1914, vào những năm 1920 vào Châu Phi: Kenia,
Malavi, Ghine... đến nay chè đã được trồng ở trên 58 quốc gia và vùng lãnh thổ
với quy mô khác nhau, phân bố ở khắp 5 Châu trong đó Châu Á và Châu Phi là
khu vực thu hút các quốc gia tham gia trồng Chè lớn nhất. Hiện nay số lượng các
quốc gia tham gia sản xuất chè trên thế giới được thể hiện như sau:
- Tại Châu Á: Châu Á có 20 nước trồng chè bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ,
Srilanca, Indonexia, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Bănglađet, Iran, Myanma, Việt
Nam, Thái Lan, Lào, Mailaixia, Campuchia, Nêpan, Philipin, Triều Tiên,
Apganistan, Pakistan...
- Châu Phi có 21 nước gồm: Kênia, Malavi, Uganda, Tanzania,
Mozambich, Ruanda, Mali, Ghinê, Môrixơ, Nam Phi, Ai Cập, Công Gô,


20

Camơrun, Đảo Rêugniông, Tchat, Rôdêzia, Abitxini, Buraudi, Marốc, Angiêri
và Zimbabue.
- Châu Mĩ có 12 nước bao gồm: Argentina, Braxin, Peru, Colombia,
Ecuađor, Guatemala, Paraguay, Jamaica, Mexico, Bolivia, Guyana và Mĩ [19].
- Châu Đại Dương có 3 nước sản xuất Chè đó là các nước: Papua

Tanghinê, Fiji và Australia.
- Châu Âu chỉ có ở Liên Xô cũ (Grudia) và Bồ Đào Nha.
Trong những năm qua do nhu cầu và ứng dựng của cây chè và những sản
phẩm từ cây chè gia tăng vì vậy diện tích sản xuất chè không ngừng gia tăng
bên cạnh đó sản lượng chè cũng gia tăng không ngừng do được ứng dụng các
thành tựu khoa học công nghệ về CNSH, bảo vệ thực vật, gen… Thực trạng
về diễn biến về năng suất và diện tích chè trên thế giới được thể hiện qua
bảng 1.1 như sau:
Bảng 1.1: Năng suất, sản lượng, diện tích chè trong những năm qua.
Diện tích

Năng suất

Tốc độ tăng
Năm

Vạn ha

Sản lượng

Tốc độ tăng

so với thời

Tạ

so với thời

điểm trước


khô/ha

điểm

Tốc độ tăng
Vạn tấn

trước(%)

(%)

so với thời
điểm
trước(%)

1959

83,20

-

8,97

-

74,63

-

1969


101,60

22,10

10,00

1,10

101,60

36,10

1979

189,71

86,70

7,73

-22,70

146,61

44,30

1989

240,32


26,70

9,13

18,10

219,41

49,70

1999

243,00

1,00

10,23

12,10

248,70

13,40

2009

246,10

1,00


12,99

27,00

319,69

28,50

1,02

14,01

7,85

2012

252,30

353,47

10,57

Nguồn: Báo cáo diễn biễn diện tích, năng suất, sản lượng Chè thế giới 50 năm
qua của FAO


21

Số liệu thống kê diện tích, sản lượng, năng suất chè thế giới hơn 50 năm

qua cho thấy:
- Diện tích chè thế giới hơn 50 năm qua tăng mạnh trong 30 năm từ 1954 1984. Sau mười năm diện tích chè thế giới tăng từ 22,1% đến 86,7% tăng
mạnh nhất là 10 năm từ 1969-1979, và ổn định trong 20 năm gần đây, chỉ
tăng khoảng 1,0% sau 10 năm.
- Năng suất chè thế giới năm 1979 giảm 22,7% so với 10 năm trước đó, các
thập kỷ sau tăng từ 12,1% đến 27,0% năng suất cao nhất vào năm 2009, đạt
12,99 tạ/ha.
- Sản lượng chè thế giới tăng mạnh trong 5 thập kỷ qua và đạt 319,69 vạn
tấn/năm. Với nhịp độ tăng sau mỗi thập kỷ từ 13,4% đến 49,7%, tăng mạnh
nhất vào giai đoạn 1969 - 1989.
Mặc dù giá trị kinh tế cao nhưng do đặc trưng phù hợp về điều kiện khí
hậu, điều kiện thổ nhưỡng… vì vậy hiện nay trên thế giới có những quốc gia
đứng hàng đầu về sản lượng cũng như diện tích như sau:
- Trung Quốc: Là quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích đạt 94,31 vạn
ha, chiếm 37,96% diện tích chè thế giới, tuy nhiên năng suất chè của Trung
Quốc không cao, chỉ đạt 8,70 tạ khô/ha, cho nên sản lượng của Trung Quốc
chỉ đứng thứ 2 trên thế giới (sau Ấn Độ) đạt 82,10 vạn tấn, chiếm 25,68% sản
lượng chè thế giới [21].
- Ấn Độ mặc dù chỉ đứng thứ 2 (sau Trung Quốc) về diện tích nhưng
do có năng suất chè khá cao, đạt 18,98 tạ khô/ha cho nên có sản lượng chè đạt
cao nhất thế giới, đạt 84,5 vạn tấn, chiếm 26,43% sản lượng chè toàn thế giới [21].
- Kênia là quốc gia đứng thứ tư trên thế giới về diện tích chè, đạt 14,0
vạn ha, nhưng lại là nước có năng suất chè cao nhất, đạt 20,71 tạ khô/ha, đạt sản
lượng là 29,00 vạn tấn, chiếm 9,07% sản lượng chè toàn thế giới [21].


22

Và nhu cầu tiêu thụ chè và các sản phẩm từ chè trên thế giới cũng vô cùng
lớn tùy từng khu vực sẽ có thới quen tiêu thụ các sản phẩm khác nhau từ chè. Với

sản phẩm chè đen Trung Quốc và Ấn Độ hiện vẫn là những thị trường tiêu thụ
hàng đầu trên thế giới. Mặc dù là hai quốc gia sản xuất chè lớn nhất trên thế giới
nhưng họ đã giữ lại tới 75% sản phẩm làm ra để tiêu thụ ngay tại thị trường nội
địa. Bên cạnh đó nhu cầu chè đen cũng xuất hiện tại các thị trường Nga (đã nhập
khẩu trên 174.000 tấn, Pakistan nhập khẩu 126.170 tấn, Hy Lạp nhập khẩu 81.700
tấn, và Morocco nhập khẩu 58.000 tấn (năm 2010). Ngoài ra còn có các chi nhánh
bán lẻ ở thị trường Mỹ và Canada với tổng số lượng chè nhập khẩu lên tới
144.000 tấn, Vương quốc Anh là 126.000 tấn, và EU với tổng số lượng chè nhập
khẩu là 128.000 tấn. Sự hồi sinh của văn hóa chè Trung Quốc, Hồng Kông và
Singapore là không thể không nhắc tới , cũng như là cộng đồng người do thái và
người Trung Quốc ở hải ngoại sẵn sang trả những mức giá xa xỉ để có được mấy
kilogram chè. Chúng ta cũng nên tính tới thị trường tiêu thụ đặc biệt đó là Nhật
Bản và Đài Loan và Hàn Quốc nơi có văn hóa uống chè truyền thống nhưng lại
không thể mở rộng được diện tích canh tác loại cây trồng này.Tất cả những yếu tố
trên kết hợp lại tạo nên những thị trường chè có giá trị gia tăng cao. Tạo điều kiện
thuận lợi nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè cao [21].
Bên cạnh sản phẩm truyền thống là chè đen hiện nay sản phẩm chè xanh
cũng có xu hướng được ưa chuộng hiện nay xu hướng này được lan rộng từ các
nước Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản…) sang phí Tây. Theo Joe Simrany, Chủ
tịch của Hiệp hội chè Mỹ có trụ sở tại New York đã tính toán được lượng chè
xanh nhập khẩu tại các quốc gia trong năm 2010 tăng 45,5% so với năm trước đó,
và lượng chè nhập khẩu vào thị trường Mỹ tăng từ 3% năm 1995 lên đến 17%
năm 2010. Người ta đã thấy một sự chuyển biến tương tự ở Pháp nơi mà lượng
Chè xanh nhập khẩu cách đây 5 năm là 35% và tới năm 2010 đã tăng lên 51%
[21].


23

Xu hướng phát triển trên đã được Nhóm nghiêm cứu liên Chính phủ về Chè

có trụ sở ở Rome thừa nhận tại hội nghị lần thứ 20 diễn ra và tháng 2 năm 2012 ở
Colombo, Srilanka. Hội nghị đã đề ra mức tăng trưởng 5,8% hàng năm đối với
sản phẩm chè xanh tren thế giới, và lượng Chè xuất khẩu sẽ đạt 516.000 tấn năm
2012. Theo dự báo trong tương lai nhu cầu này không ngừng tăng lên do tác dụng
của loại chè này có lợi cho con người.
1.2.2. Tình hình sản xuất chè tại Việt Nam
Việt Nam được coi là “cái nôi” của ngành chè thế giới, chất lượng chè
ngon, có nền văn hóa trà lâu đời. Cây chè đã có mặt tại Việt Nam từ lâu đời
tuy nhiên giá trị kinh tế của nó gần đây mới được quan tâm và phát triển.
Trước năm 1892, nhân dân ta chủ yếu dùng chè dưới dạng chè tươi, chè nụ...
Sau khi người Pháp chiếm đóng Đông Dương cây chè bắt đầu được chú ý và
khai thác. Lịch sử phát triển chè Việt Nam được chia thành các giai đoạn sau
[25]:
- Giai đoạn: 1890-1945 [25]:
Những đồn điền chè đầu tiên thành lập ở Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện
tích 60 ha, ở Đức Phổ (Quảng Nam) là 230 ha, ở giai đoạn này 2 tỉnh Quảng
Nam, Quảng Ngãi đã có 1.900 ha Chè.
Trong những năm 1925 - 1940 người Pháp đã mở thêm các đồn điền chè
ở Cao nguyên Trung bộ với diện tích khoảng 2.750 ha.
Đến năm 1938 Việt Nam đã có 13.405 ha chè với sản lượng 6.100 tấn
chè khô. Diện tích Chè phân phối chủ yếu ở vùng Bắc bộ và Cao nguyên
Trung bộ, trong đó 75% diện tích do người Việt Nam quản lý.
Đến năm 1939, Việt Nam đạt sản lượng 10.900 tấn chè khô, đứng thứ 6
trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Nhật Bản, Inđônêxia.
Giai đoạn này có 3 cơ sở nghiên cứu Chè được thành lập đầu tiên đó là:
Trạm nghiên cứu Chè Phú Hộ thành lập năm 1918 sau đó vào năm 1927 là


×