Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN qua kho bạc nhà nước đông sơn thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 103 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luân văn này.Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới:
TS. Lê Thu Huyền – Giảng viên Học viện Tài chính quốc gia đã tâm huyết
hướng dẫn, chỉ bảo, chỉnh sửa trong suốt thời gian từ viết đề cương cho đến viết
luận văn của tôi, cảm ơn các thầy, các cô đã trực tiếp, gián tiếp quản lý,thẩm
định, giảng dậy trong suốt thời gian qua, chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo, đồng
nghiệp KBNN Đông Sơn đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này,
cảm ơn tới các tác giả đã có những bài viết, bài nói, những chuyên đề, những đề
tài bổ ích để cho tôi được tham khảo.
Tác giả xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tác giả. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn dẫn rõ
ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tác giả.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014
Tác giả
Lê Thế Đức


ii

MỤC LỤC

Trang phụ lục
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục ............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................. iv
Danh mục các bảng ........................................................................................... v
Danh mục các hình .......................................................................................... vi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KIỂM SOÁT CHI


ĐTXDCB TỪ NSNN QUA KBNN ................................................................. 4
1.1 Cơ sở lý luận về kiểm soát chi VĐTXDCB qua KBNN ....................... 4
1.1.1 Chi ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN Error!

Bookmark

not

defined.
1.1.2. Kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN .............................. 4
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả (chất lượng) công tác KSC- vốn
ĐTXDCB từ NSNN qua KBNN ............................................................ 19
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi ĐTXDCB từ
NSNN qua KBNN .................................................................................. 21
1.2. Cơ sở thực tiễn của hoạt động kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN 24
1.2.1. Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan ................ 24
1.2.2. Kinh nghiệm về tổ chức công tác kiểm soát chi ĐTXDCB của
KBNN cấp huyện ................................................................................... 26
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM

ĐỊA BÀN HUYỆN, KBNN ĐÔNG SƠN VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 28
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ........................................... 28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Đông Sơn ..................................... 28
2.1.2. Vể kinh tế xã hội .......................................................................... 30


iii


2.2.Tổ chức bộ máy của hệ thống KBNN từ Trung ương đến cơ sở ........ 31
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN cấp huyện ........ 34
2.2.2. Số đơn vị sử dụng NSNN có giao dịch với KBNN Đông Sơn .... 38
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 39
2.3.1 Phương pháp chung ....................................................................... 39
2.3.2 Phương pháp cụ thể ....................................................................... 39
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................... 41
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài. ..................... 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT CHI ĐTXDCB TỪ
NSNN QUA KBNN ĐÔNG SƠN .................................................................. 42
3.1. Phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi ĐTXDCB từ NSNN qua
KBNN Đông Sơn ....................................................................................... 42
3.1.1. Các văn bản hướng dẫn làm cơ sở kiểm soát, thanh toán ............ 42
3.1.2. Thực trạng công tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư qua KBNN
Đông Sơn ....................................................................................................47
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN. .. 72
3.2.1. Mục tiêu và định hướng hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN
qua KBNN ............................................................................................................. 72
3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi ĐTXDCB từ
NSNN qua KBNN .................................................................................. 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................ 87
1. Kết luận ……………………………………………...…………….…101
2. Kiến nghị ................................................................................................ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt


Viết đầy đủ

1

ĐTXDCB

Đầu tư Xây dựng cơ bản

2

ĐTKB-LAN

Đầu tư kho bạc- Lan

3

KBNN

Kho bạc Nhà nước

4

KSC

Kiểm soát chi

5

MLNS


Mục lục Ngân sách nhà nước

6

NSNN

Ngân sách nhà nước

7

NSTW

Ngân sách trung ương

8

NSĐP

Ngân sách địa phương

9

SXKD

Sản xuất kinh doanh

10

UBND


Uỷ ban nhân dân

11

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

STT


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

1.1

Phản ánh số lượng DA, quy mô vốn và chủng loại dự án được

24

KSC ĐTXDCB qua giai đoạn ngiên cứu 2010-2013 tại
KBNN Đông Sơn
2.1


Quy mô chi NSNN qua giai đoạn nghiên cứu 2010-2013 tại

42

KBNN Đông Sơn
3.1

Tổng hợp tình hình kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư Từ

61

NSNN qua KBNN Đông Sơn giai đoạn 2010 – 2013
3.2

Bảng tổng hợp Tình hình từ chối thanh toán vốn đầu tư Từ
NSNN qua KBNN Đông Sơn giai đoạn 2010 – 2013

62


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Tên hình

TT

Trang


1.1

Sơ đồ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ pháp lý (ban đầu) của dự án

16

1.2

Sơ đồ quy trình tiếp nhận, luân chuyể n chứng từ chi đầ u tư tại

22

KBNN Đông Sơn
2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống Kho bạc Nhà nước

38

2.2

Quy mô chi NSNN qua giai đoạn nghiên cứu 2010-2013 tại

42

KBNN Đông Sơn


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chi NSNN nói chung và lĩnh vực
kiểm soát chi ĐTXDCB nói riêng. Điều đó thể hiện bằng việc Quốc hội đã thông
qua Luật NSNN ngày 16/12/2002, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004.
Đây là Luật quan trọng trong hệ thống luật pháp về tài chính của nước ta, được
xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn
chế của Luật NSNN năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật
NSNN ban hành năm 1998, với mục tiêu quản lý thống nhất, có hiệu quả nền tài
chính quốc gia; tăng cường phân cấp nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN; tăng tích luỹ
và tiềm lực tài chính Quốc gia nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã
hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; thực
hiện cải cách hành chính trong việc lập, chấp hành, kế toán và quyết toán ngân
sách; củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài
sản của Nhà nước.
Qua thời gian triển khai thực hiện Luật NSNN (sửa đổi) năm 2002, trong lĩnh
vực quản lý và kiểm soát chi ĐTXDCB từ NSNN đã bộc lộ không ít những hạn
chế từ khâu lập, chấp hành, kế toán và quyết toán NSNN đã làm hạn chế hiệu
quả quản lý của các cơ quan chức năng và tác động tiêu cực đến hiệu quả sử
dụng các khoản chi NSNN nói chung.
Có thể nói rằng huyện Đông Sơn – Thanh hoá nói riêng cũng như các địa
phương trên cả nước nói chung việc chi cho ĐTXDCB còn rất hạn chế, do khó
khăn về nguồn vốn. Vì vậy để có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội
thì nhu cầu vốn cho ĐTXDCB đòi hỏi ngày càng lớn trong khi khả năng đáp ứng
của NSNN còn hạn chế, trong khi việc sử dụng nguồn vốn này của các chủ đầu



2

tư cho các dự án, công trình còn bất cập như: thất thoát, lãng phí, bớt xén trong
thi công, do năng lực quản lý yếu kém của các chủ đầu tư, thậm chí bắt tay thông
đồng vời nhà thầu để trục lợi.. Chính vì vậy mà tôi đã chọn và nghiên cứu đề
tài: “ Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ
bản từ NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đông Sơn- Thanh hoá” làm đề tài Luận
văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện công tác kiểm soát chi vốn ĐTXDCB từ NSNN qua KBNN Đông
Sơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi ĐTXDCB qua KBNN,
đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt đọng kiểm soát chi ĐTXDCB từ NSNN
qua KBNN.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hê ̣ thố ng hóa những lý luận cơ bản và xác định yêu cầu về NSNN nói
chung và kiểm soát chi NSNN huyện Đông Sơn nói riêng.

- Phân tích thực tra ̣ng công tác kiểm soát chi đầu tư phát triển từ nguồn
NSNN qua KBNN Đông Sơn Thanh Hóa trong thời gian qua (từ năm 2010 đế n
năm 2013) nhằm chỉ ra những ha ̣n chế và nguyên nhân dẫn đế n những ha ̣n chế
đó.

- Đề xuấ t mô ̣t số giải pháp và đưa ra các điề u kiêṇ thực hiê ̣n giải pháp
nhằ m hoàn thiê ̣n công tác kiểm soát chi Đầu tư XDCB từ NSNN qua KBNN
Đông Sơn trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
-Là kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN qua KBNN trên cơ sở các
quy định của luật NSNN và các văn bản hướng dẫn dưới luật.


3

3.2. Phạm vi ngiên cứu của đề tài
-Phạm vi nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu công tác kiểm soát chi đầu tư
XDCB từ nguồn NSNN qua KBNN.
-Phạm vi về không gian. Địa bàn huyện Đông Sơn – Thanh hoá.
-Phạm vi về thời gian: Tài liệu, số liệu, các hồ sơ dự án thứ cấp và sơ cấp
được thu thập từ năm 2010 đến 2013.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1 Hệ thống hoá lý luận kiểm soát chi ĐTXDCB từ NSNN qua kho bạc Nhà
nước.
4.2 Đánh giá thực trạng kiểm soát chi ĐTXDCB từ NSNN qua kho bạc Nhà
nước Đông Sơn giai đoạn 2010-2013.
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác kiểm soát chi
ĐTXDCB từ NSNN qua Kho bạc Nhà nước Đông Sơn.
4.4 Đề xuất quan điểm, phương pháp và giải pháp chủ yếu góp phần hoàn
thiện công tác kiểm soát chi ĐTXDCB từ NSNN qua kho bạc Nhà nước Đông
Sơn.
4.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm soát chi
ĐTXDCB từ NSNN qua KBNN Đông Sơn.


4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ KIỂM SOÁT CHI ĐTXDCB TỪ NSNN QUA KBNN
1.1 Cơ sở lý luận về kiểm soát chi VĐTXDCB qua KBNN
1.1.1. Kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN.
1.1.1.1.Sự cần thiết của kiểm soát chi đầu tư XDCB từ nguồn NSNN qua
KBNN
- Khái niệm, Kiểm soát chi đầu tư XDCB là việc kiểm tra, đối chiếu và so
sánh, xem xét các căn cứ, điều kiện cần và đủ theo quy định của Nhà nước để
xuất quỹ NSNN chi trả theo yêu cầu của chủ đầu tư cho các khoản kinh phí thực
hiện dự án theo các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định
dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính
trong từng thời kỳ.
- Thứ nhất, các khoản mục chi đầu tư XDCB chiếm tỉ trọng rất lớn trong
ngân sách một quốc gia. Chi đầu tư đóng vai trò quan trọng, qua đó đã tạo ra cơ
sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng
kinh tế đất nước. Với một tầm quan trọng như vậy, thì việc đảm bảo cho những
khoản chi đầu tư được thực hiện đúng chức năng, đúng mục đích, không gây
lãng phí là một yêu cầu quan trọng.
- Thứ hai, đó là khả năng có hạn của NSNN, đặc biệt đối với những nước
đang phát triển như nước ta. Khi mà khả năng của NSNN còn rất hạn hẹp mà
nhu cầu chi cho phát triển kinh tế - Xã hội lại lớn và ngày càng tăng cao. Do đó
việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN là một trong những mối quan tâm
hàng đầu của Đảng và Nhà nước hiện nay. Thực hiện tốt công tác này có ý nghĩa
quạn trọng trong việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nhằm tập trung các
nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn
định tiền tệ và lành mạnh hóa nên tài chính quốc gia. Bên cạnh đó cũng góp phần


5


nâng cao trách nhiệm cũng như phát huy vai trò của các ngành, các cấp, các cơ
quan, đơn vị có liên quan tới công tác quản lý và điều hành Ngân sách.
- Thứ ba, đó là hạn chế của chính cơ chế kiểm soát hiện nay. Cơ chế
kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nhiều năm qua đã được thường xuyên
sửa đổi và hoàn thiện. Nhưng vẫn chỉ quy định được những vấn đề chung
mang tính chất nguyên tắc, dập khuôn, dẫn tới không thể bao quát hết được
những phát sinh trong quá trình thực hiện. Mặt khác, cùng với sự phát triển
của xã hội, các nghiệp vụ chi cũng ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp
hơn. Do đó, cơ chế kiểm soát nhiều khi không thể theo kịp những biến động
thực tế của các hoạt động đầu tư đang diễn ra. Từ đó tạo ra nhiều kẽ hở và bất
cập. Do đó, việc không ngừng cài tiến, bổ sung kịp thời để cơ chế kiểm soát
được ngày càng hoàn thiện, phù hợp và chặt chẽ hơn cũng là một nhu cầu cấp
bách.
- Thứ tư, là trình độ cũng như ý thức của các đơn vị sử dụng vốn đầu tư
XDCB từ NSNN. Các đơn vị này thường có tư tưởng tìm mọi cách để sử dụng
hết nguồn kinh phí càng nhanh, càng tốt. Bên cạnh đó, thiếu sót và sai phạm
cũng thường diễn ra. Do đó những hiện tượng như hồ sơ không đầy đủ, không
hợp pháp, hợp lệ cũng như sai định mức đơn giá theo quy định là không quá xa
lạ. Những hiện tượng này nếu không ngăn chặn, tất yếu sẽ dẫn tới tiêu cực, sử
dụng sai vốn, gây thất thoát cho Ngân sách.
Vì vậy cần thiết phải có cơ quan chức năng có thẩm quyền độc lập
khách quan đứng ra để thực hiện kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thu
chi của các đơn vị này. Qua đó phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các gian lận,
sai phạm, sai sót và lãng phí có thể xảy ra trong việc sử dụng Ngân sách, để
đảm bảo các khaorn chi này được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu
quả.
- Thứ năm, đó là yêu cầu mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nhiều
khoản chi cho hoạt động đầu tư là sử dụng nguồn vốn vay từ các quốc gia và tổ



6

chức nước ngoài. Do đó việc kiểm tra, kiểm soát việc chi trả các khoản chi này
tới từng đối tượng và hết sức cần thiết, để đảm bảo kỷ cương quản lý tài chính
cũng như uy tín của đất nước. Cho nên từ năm 2001 Chính phủ đã giao nhiệm vụ
kiểm soát chi ĐTXDCB từ cục đầu tư sang cho ngành KBNN quản lý và kiểm
soát các khoản chi từ NSNN.
1.1.1.2. Nội dung kiểm soát thanh toán VĐT qua Kho bạc Nhà nước
Nội dung kiểm soát thanh toán vốn đầu tư qua KBNN bao gồm:
- Tính hợp pháp, hợp lệ và lô gíc của các hồ sơ thanh toán.
- Tính hợp pháp về dấu, chữ ký của người quyết định chi và kế toán.
- Các điều kiện chi theo chế độ quy định:
+ Các khoản chi phải có trong dự toán được duyệt, trừ các trường hợp đặc
biệt có sự điều chỉnh dự toán theo quy định; hoặc các khoản chi đột xuất không
thể trì hoãn (chi khắc phục thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn)
+ Đúng chế độ do Nhà nước đặt ra. Các khoản mục thanh toán phải phù hợp
với đơn giá, định mức quy định trong hợp đồng.
+ Có đủ chứng từ liên quan tới khoản chi, tùy theo tính chất của khoản chi đó.
Trên cơ sở đó, KBNN thực hiện kiểm soát theo các chế độ, quy định của
Nhà nước. Căn cứ vào các mục trên, KBNN có quyền từ chối thanh toán các
khoản chi mà đơn vị sử dụng vốn đầu tư thuộc NSNN không chấp hành đúng các
quy định về kiểm soát thanh toán trên. Thủ trưởng KBNN chị trách nhiệm hoàn
toàn về các quyết định thanh toán, chi trả hoặc từ chối thanh toán theo quy định.
- Nội dung của kiểm soát chi VĐTXDCB được chia thành 2 giai đoạn.
+ Giai đoạn kiểm soát vốn chuẩn bị đầu tư.
KBNN phải xác định được chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư là giai đoạn Chủ
đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn lập Báo cáo đầu tư xây dựng
công trình, Dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây
dựng công trình.
Chi phí công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm: chi phí khảo sát, điều tra thu thập



7

tài liệu, phân tích, lựa chọn công nghệ, kỹ thuật, lựa chọn phưng án xây dựng,
địa điểm xây dựng...và Chi phí thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình.
+ Giai đoạn kiểm soát vốn thực hiện đầu tư. Kiểm soát Chi phí cho công tác
thực hiện đầu tư chiếm tỷ trọng lớn trong tất cả quá trình thực hiện dự án, điều
kiện để kiểm soát bao gồm các hồ sơ pháp lý, hồ sơ tạm ứng, hồ sơ thanh toán
theo quy định.
1.1.1.3.Nguyên tắc trong kiểm soát chi ĐTXDCB từ nguồn NSNN qua KBNN.
1.1.1.3.1 Dự án phải được ghi vào danh mục (kế hoạch) đầu tư hàng năm của
Nhà nước.
Kế hoạch là một trong những công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý các
hoạt động KTXH, vì vậy mọi dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN chỉ được cấp
phát vốn khi được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước. Mặt khác,
các nguyên tắc cấp phát vốn đầu tư XDCB của NSNN cũng đòi hỏi các dự án
đầu tư muốn được cấp phát vốn phải được ghi kế hoạch đầu tư hàng năm. Khi dự
án đầu tư được ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước, nó chứng minh
dự án đã được cân đối trên tổng thể, phù hợp với kế hoạch phát triển KTXH của
toàn bộ nền kinh tế quốc dân, phù hợp với quy hoạch của ngành và địa phương;
có đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng, được tính toán về hiệu quả đầu tư, phương
án đầu tư, nguồn vốn đầu tư, cân đối khả năng cung cấp vật tư, thiết bị, giải pháp
công nghệ thi công xây dựng, điều kiện đưa dự án vào khai thác sử dụng và được
cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
Các dự án đầu tư chỉ được ghi kế hoạch đầu tư hàng năm của Nhà nước khi
có đầy đủ các điều kiện sau:
Đối với các dự án quy hoạch: có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch
và dự toán chi phí công tác quy hoạch được duyệt theo thẩm quyền.



8

Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch phát triển
ngành và lãnh thổ được duyệt, văn bản phê duyệt dự toán chi phí công tác chuẩn
bị đầu tư theo thẩm quyền.
Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư thời điểm
trước 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch, có thiết kế, dự toán được duyệt.
Trường hợp dự án được bố trí vốn trong kế hoạch thực hiện đầu tư nhưng chỉ để
làm công tác chuẩn bị thực hiện dự án thì phải có quyết định đầu tư và dự toán
chi phí công tác chuẩn bị thực hiện dự án được duyệt.
Thời gian và vốn bố trí để thực hiện các dự án nhóm B không quá 5 năm,
các dự án nhóm C không quá 3 năm. (phân các nhóm A, B, C theo quy định tại
phụ lục 01 nghị định 12/2009/ND-CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ)
1.1.1.3.2 Dự án đầu tư phải có đủ tài liệu cần thiết làm căn cứ cấp phát thanh
toán vốn đầu tư gửi tới KBNN.
Các tài liệu làm căn cứ cấp phát thanh toán vốn đầu tư là tài liệu pháp lý
chứng minh dự án đã đủ điều kiện được cấp phát thanh toán vốn, xác định các
khối lượng được cấp phát thanh toán và mức vốn được cấp phát cho từng khối
lượng công việc của dự án, xác định trách nhiệm của tổ chức và cá nhân về quản
lý, sử dụng vốn đầu tư… Chủ đầu tư các dự án được cấp phát thanh toán từ
nguồn vốn NSNN phải chuẩn bị và gửi đầy đủ các tài liệu cần thiết làm căn cứ
cấp phát thanh toán phù hợp với từng dự án đầu tư, từng giai đoạn của quá trình
đầu tư tới KBNN nơi chủ đầu tư mở tài khoản thanh toán vốn cho dự án.
Các tài liệu làm căn cứ cấp phát thanh toán vốn đầu tư phải đảm bảo tính
hợp pháp, hợp lệ, theo đúng quy định của pháp luật về hình thức, nội dung, thẩm
quyền quyết định… Các tài liệu làm căn cứ cấp phát thanh toán vốn đầu tư của
từng công trình, dự án bao gồm: Tài liệu cơ sở của công trình, dự án (tài liệu này
chỉ gửi một lần đến KBNN khi từ phát sinh đến kết thúc dự án, trừ trường hợp

điều chỉnh, bổ sung); Tài liệu gửi hàng năm và hồ sơ gửi từng lần đến KBNN đề
nghị cấp phát thanh toán vốn đầu tư cho công trình, dự án.


9

1.1.1.4. Tài liệu và quy trình tiếp nhận hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán vốn
ĐTXDCB qua KBNN
1.1.1.4.1. Các tài liệu được chủ đầu tư gửi tới KBNN làm căn cứ kiểm soát chi
đối với một dự án phát sinh mới
* Thứ nhất,Hồ sơ để mở tài khoản cho dự án, bao gồm:
-Quyết định thành lập Ban quản lý dự án;
-Quyết định bổ nhiệm chức vụ của chủ tài khoản (thủ trưởng đơn vị), kế
toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán);
-Giấy đề nghị mở tài khoản; Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký;
- Thông báo kế hoach vốn của cấp có thẩm quyền được giao cho dự án.
* Thứ hai,Đối với kiểm soát vốn chuẩn bị đầu tư:
Tài liệu gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án (trừ trường hợp có bổ
sung, điều chỉnh) gồm:
- Dự toán đã được phê duyệt và thẩm tra công tác chuẩn bị đầu tư của cấp
có thẩm quyền.
-Quyết định phê duyệt dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư của cấp có
thẩm quyền
-Quyết định chỉ định thầu đối với dự án chỉ định thầu, Quyết định phê duyệt
kết quả trúng thầu đối với dự án đấu thầu.
-Hợp đồng giữa chủ đầu tư với đơn vị nhận thầu.
Tài liệu bổ sung hàng năm cho dự án chuẩn bị đầu tư:
-Kế hoạch vốn đầu tư bổ sung hàng năm do KBNN, UBND các cấp thông
báo (đối với các dự án do Trung ương quản lý);
Tài liệu đề nghị tạm ứng vốn chuẩn bị đầu tư:

-Ngoài các tài liệu gửi một lần và hàng năm, khi tạm ứng vốn, chủ đầu tư
còn gửi đến KBNN giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư; giấy rút vốn đầu tư.
Tài liệu thanh toán khối lượng hoàn thành vốn chuẩn bị đầu tư:


10

-Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (theo
phụ lục số 03.a thông tư 86/2011/TT- BTC ngày 17/06/2011 của Bộ Tài chính
đối với nguồn vốn ngân sách TW, tỉnh, huyện quản lý, phụ lục số 04 thông tư
28/2012/TT- BTC ngày 24/02/2012 đối với nguồn vốn ngân sách xã quản lý.
-Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT
(nếu có); Giấy rút vốn đầu tư.
* Thứ 3,Đối với vốn thực hiện đầu tư gồm:
Tài liệu gửi một lần cho cả quá trình thực hiện dự án (trừ trường hợp có bổ
sung, điều chỉnh):
Thứ nhất, hồ sơ pháp lý ban đầu gồm:
- Dự toán đã được thẩm tra của cấp có thẩm quyền.
- Báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với dự án chỉ lập (BCKTKT)
- Quyết định phê duyệt dự toán hoặc (BCKTKT)
- Quyết định chỉ định thầu (kết quả trúng đấu thầu)
- Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và bên nhận thầu.
Tài liệu bổ sung hàng năm gồm:
- Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, dự toán phát sinh hoặc phụ lục hợp đồng
bổ sung (nếu có)
Tài liệu đề nghị tạm ứng vốn thực hiện dự án gồm:
-Giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu tư.
-Giấy rút vốn đầu tư.
-Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư
và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng).

Tài liệu thanh toán khối lượng hoàn thành:
Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng :
-Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng.
-Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.
-Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có thanh toán tạm ứng).


11

-Giấy rút vốn đầu tư.
Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng xác định
giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng. Đối với chi phí phá và tháo dỡ các
vật kiến trúc cũ, chủ đầu tư còn gửi thêm Hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị
nhận phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; Dự toán được duyệt; Biên bản thanh lý
vật tư thu hồi (nếu có).
Trường hợp thanh toán khối lượng hoàn thành không theo hợp đồng. (các
công việc quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện, các chi phí thẩm tra,
thẩm định, chi phí ban quản lý dự án) gồm:
-Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư.
-Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng VĐT (nếu có).
-Giấy rút vốn đầu tư.
1.1.1.4.2.Quy trình tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, tài liệu làm căn cứ kiểm soát
thanh toán
Cán bộ thanh toán sau khi nhận hồ sơ từ chủ đầu tư (ban quản lý dự án)
phải kiểm tra ngay sự đầy đủ của tài liệu theo quy định; như tính hợp pháp, hợp
lệ của từng loại tài liệu; sự lô gích về thời gian của các loại tài liệu. Nếu phát
hiện hồ sơ thiếu hoặc chưa đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ thì cán bộ thanh toán
lập phiếu giao nhận tài liệu và lập phiếu kết quả kiểm tra hồ sơ gửi chủ đầu tư
đề nghị chủ đầu tư bổ sung, hoàn thiện tài liệu còn thiếu, điều chỉnh hoặc thay
thế tài liệu chưa hợp pháp, chưa hợp lệ, nếu hồ sơ chủ đầu tư gửi đến đảm bảo

theo quy định thì cán bộ kiểm soát chi phải lập giấy hẹn trả kết quả theo đúng
thời gian quy định.
Đối với hồ sơ mở tài khoản, cán bộ kiểm soát thanh toán sao thêm 01 bản
để lưu hồ sơ dự án và chuyển cho bộ phận Kế toán KBNN (sau đây gọi chung là
phòng Kế toán) để làm thủ tục mở tài khoản cho chủ đầu tư.


12

Lãnh đạo
phụ trách KBNN

4
Chủ đầu tư
(Ban QLDA)

3

2

Bộ phận
KSC - KBNN

1
Hình 1.1. Sơ đồ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ pháp lý (ban đầu) của dự án
Ghi chú
(1) Chủ đầu tư gửi hồ sơ, tài liệu đến cho bộ phận KSC – KBNN.
(2) Bộ phận KSC – Sau khi kiểm tra, trình lãnh đạo ký thông báo kết quả
kiểm tra hồ sơ.
(3) Lãnh đạo ký thông báo và trả lại cho bộ phận KSC.

(4) Bộ phận kiểm soát chi trả hồ sơ, kèm thông báo kết quả kiểm soát hồ sơ
cho chủ đầu tư.
1.1.2.4.3.Quy trình kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB qua KBNN
* Quy trình tạm ứng vốn.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát thanh toán tiếp
nhận hồ sơ nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành
thủ tục tạm ứng, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. Trình tự kiểm soát tạm ứng
được thực hiện như sau :
Bước 1: Cán bộ kiểm soát thanh toán căn cứ hồ sơ đề nghị tạm ứng của chủ
đầu tư thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm cả
kiểm tra mẫu dấu, chữ ký), sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách, nguồn vốn,
niên độ kế hoạch vốn; việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ
định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác); đối chiếu mức
vốn đề nghị tạm ứng với các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. sau đó tiến
hành nhập vào chương trình Đầu tư Kho bạc Lan (ĐTKB LAN)


13

Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ thanh toán xác
định số vốn chấp nhận tạm ứng, tên, tài khoản đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ
vào các chỉ tiêu và ký vào giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, giấy rút vốn đầu
tư, đồng thời lập tờ trình lãnh đạo, trình ký lãnh đạo phụ trách.
Bước 2: Lãnh đạo phụ trách kiểm tra xem xét, nếu đảm bảo và ký giấy đề
nghị tạm ứng vốn đầu tư, tờ trình lãnh đạo, sau đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ
kiểm soát thanh toán.
Bước 3: Cán bộ kiểm soát thanh toán chuyển giấy đề nghị tạm ứng vốn đầu
tư, giấy rút vốn đầu tư, tờ trình lãnh đạo và chứng từ đã được lãnh đạo phụ trách
ký duyệt cho phòng Kế toán.
Bước 4: Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp

pháp của chứng từ kế toán, hạch toán và ký trên chứng từ giấy, sau đó trình Kế
toán trưởng. Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ giấy, sau đó trình lãnh đạo
KBNN phụ trách xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ.
Bước 5: Lãnh đạo KBNN phụ trách xem xét, ký duyệt giấy rút vốn đầu tư;
sau đó chuyển trả hồ sơ về phòng Kế toán.
Bước 6: Phòng Kế toán nhập các thông tin liên quan vào chương trình máy
và ký trên chương trình máy, thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ
hưởng. Đối với những khoản thanh toán có giá trị cao theo quy định của quy
trình thanh toán điện tử thì phòng Kế toán trình Lãnh đạo phụ trách kế toán ký
duyệt trên máy.
Phòng kế toán lưu 01 liên giấy rút vốn đầu tư, hồ sơ còn lại chuyển lại cho
phòng KSC để lưu hồ sơ và trả cho chủ đầu tư theo quy định.
Thời gian thực hiện các bước trên là 03 ngày: từ bước 01 đến bước 04 là 02
ngày, từ bước 05 đến bước 06 là 01 ngày.


14

* Quy trình thanh toán khối lượng hoàn thành.
- Trường hợp KBNN thực hiện thanh toán trước, kiểm soát sau đối với loại
hợp đồng thanh toán nhiều lần và kiểm soát trước, thanh toán sau đối với loại
hợp đồng thanh toán một lần.
Trình tự các bước công việc và thời gian thanh toán trước, kiểm soát sau.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát thanh toán tiếp
nhận hồ sơ đầy đủ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán,
chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng theo nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát
sau. Trình tự thanh toán được thực hiện như sau:
Bước 1: Cán bộ kiểm soát thanh toán căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của
chủ đầu tư thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm
cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký), sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách,

nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn; việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc
đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác) đối
chiếu mức vốn đề nghị thanh toán phù hợp với các điều khoản thỏa thuận trong
hợp đồng;
Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ thanh toán xác
định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi (nếu có); tên, tài khoản
đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào Giấy đề nghị thanh
toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu
tư (nếu có), đồng thời lập tờ trình lãnh đạo trên chương trình ĐTKB lan.
Trường hợp có sự chênh lệch giữa số thanh toán và số chủ đầu tư đề nghị
thanh toán thì cán bộ kiểm soát dự thảo văn bản theo mẫu số 02/KSC trình lãnh
đạo KBNN phụ trách ký gửi chủ đầu tư về kết quả chấp nhận thanh toán của
KBNN.
Bước 2: Cán bộ kiểm soát thanh toán trình Lãnh đạo phụ trách ký Giấy đề
nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (trường
hợp có thanh toán tạm ứng), tờ trình lãnh đạo.


15

Bước 3: Sau khi Lãnh đạo phụ trách ký xong chuyển cho cán bộ kiểm soát
thanh toán, cán bộ kiểm soát thanh toán chuyển hồ sơ đã được lãnh đạo ký duyệt
cho phòng kế toán.
Bước 4: Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp
pháp của chứng từ kế toán, hạch toán và ký trên chứng từ giấy, sau đó trình Kế
toán trưởng. Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ giấy, sau đó trình lãnh đạo
KBNN phụ trách về KSC xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ.
Bước 5: Lãnh đạo KBNN phụ trách về KSC xem xét hồ sơ, ký duyệt Giấy
rút vốn đầu tư; sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kế toán.
Bước 6: Phòng Kế toán nhập các thông tin liên quan vào chương trình máy

và ký trên chương trình máy, thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ
hưởng. Đối với những khoản thanh toán có giá trị cao theo quy định của quy
trình thanh toán điện tử thì phòng Kế toán trình lãnh đạo phụ trách kế toán ký
duyệt trên máy.
Phòng kế toán lưu 1 liên giấy rút vốn đầu tư, giấy đê nghị thanh toán tạm
ứng VĐT (nếu có) hồ sơ còn lại chuyển lại cho phòng kiểm soát chi lưu hồ sơ và
trả cho chủ đầu tư theo quy định.
(Thời gian thực hiện các bước 1,2,3,4 là 02 ngày làm việc. Các bước 5,6,là
1 ngày làm việc)
*Trường hợp kiểm soát trước thanh toán sau.
Căn cứ hồ sơ đã nhận, trong thời hạn tối đa là 07 ngày làm việc kể từ khi
cán bộ kiểm soát thanh toán, trong đó ngoài việc kiểm tra hồ sơ, tài liệu gửi một
lần và gửi hàng năm, cán bộ thanh toán cần tập trung kiểm soát các vấn đề sau:
Kế hoạch vốn năm của dự án.
Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định
thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác).
Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng hoàn
thành ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành để đảm bảo


16

giá trị khối lượng hoàn thành được thanh toán đúng tiêu chuẩn, định mức, đơn
giá theo hợp đồng kinh tế được ký kết và dự toán được duyệt (trường hợp chỉ
định thầu và thanh toán theo dự toán cho phí được duyệt hoặc trường hợp tự thực
hiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng); phù hợp với từng loại hợp
đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng, Bảng xác định giá trị KL
hoàn thành được lập tương ứng theo các phụ lục của thông tư 86/2011/TT-BTC
ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính.
Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng

hoàn thành ghi tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư để đảm bảo khối lượng
hoàn thành được thanh toán theo dự toán được duyệt.
Trường hợp sau khi kiểm soát, kết quả kiểm soát phù hợp với số vốn đã
thanh toán cho chủ đầu tư thì cán bộ thanh toán ghi vào phía dưới tờ trình lãnh
đạo là "Đã kiểm soát sau" và ký xác nhận vào. Cán bộ thanh toán phải tự chịu
trách nhiệm về kết quả kiểm soát sau này.
Thời gian và các bước kiểm soát trước thanh toán sau :
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát thanh toán nhận
được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư gửi đến, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục
thanh toán, chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng theo nguyên tắc kiểm soát trước,
thanh toán sau. Trình tự kiểm soát thanh toán thực hiện như sau:
Bước 1: Cán bộ kiểm soát thanh toán căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của
chủ đầu tư gửi đến:
Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu (bao gồm cả việc kiểm tra
mẫu dấu, chữ ký), sự phù hợp mã đơn vị sử dụng ngân sách.
Kiểm tra nguồn vốn, niên độ kế hoạch vốn và KH vốn năm của dự án.
Kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định
thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác).
Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng hoàn
thành ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành để đảm bảo


17

giá trị khối lượng hoàn thành được thanh toán theo hợp đồng kinh tế được ký kết
và dự toán được duyệt (trường hợp chỉ định thầu và thanh toán theo dự toán cho
phí được duyệt hoặc trường hợp tự thực hiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài
hợp đồng); phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong
hợp đồng.
Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng

hoàn thành ghi tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư để đảm bảo khối lượng
hoàn thành được thanh toán theo dự toán được duyệt.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra, cán bộ thanh toán nhập vào chương trình
ĐTKB-LAN sau đó ký duyệt giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, giấy rút vốn
đầu tư, tờ trình lãnh đạo.và trình Lãnh đạo phụ trách xem xét ký duyệt.
Bước 2: Lãnh đạo phụ trách KSC xem xét, ký duyệt giấy đề nghị thanh toán
vốn đầu tư, tờ trình lãnh đạo và chuyển trả hồ sơ cho bộ phận kiểm soát thanh toán.
Bước 3: Cán bộ Thanh toán chuyển tờ trình lãnh đạo đã được phê duyệt và
Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư
(trường hợp có thanh toán tạm ứng), Giấy rút vốn đầu tư đã được Lãnh đạo phụ
trách KSC ký duyệt cho phòng Kế toán.
Bước 4: Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp
pháp của chứng từ, hạch toán và ký trên chứng từ giấy, sau đó trình kế toán
trưởng. Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ giấy, sau đó trình Lãnh đạo
KBNN phụ trách về KSC xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ.
Bước 5: Lãnh đạo KBNN phụ trách xem xét ký Giấy đề nghị thanh toán
tạm ứng vốn đầu tư (trường hợp có thanh toán tạm ứng), Giấy rút vốn đầu tư và
chuyển trả hồ sơ phòng Kế toán.
Bước 6: Phòng Kế toán nhập các thông tin liên quan vào chương trình máy
và ký trên chương trình máy, thực hiện các thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ
hưởng. Đối với những khoản thanh toán có giá trị cao theo quy định của quy


18

trình thanh toán điện tử thì phòng Kế toán trình lãnh đạo phụ trách kế toán ký
duyệt trên máy.
Phòng kế toán lưu 1liên giấy rút vốn đầu tư, 1 liên giấy đề nghị thanh toán
tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), hồ sơ còn lại chuyển lại phòng kiểm soát chi lưu
hhồ sơ và trả cho chủ đầu tư.

Trường hợp chủ đầu tư lĩnh tiền mặt thì phòng kế toán chuyển các liên
giấy rút vốn đầu tư sang bộ phận kho quỹ để chi tiền cho đối tượng thụ hưởng và
thực hiện luân chuyển chứng từ theo quy định của KBNN.
Lañ h đa ̣o

(2)(3)

(5)(4)

KBNNHuyện

Bô ̣ phâ ̣nđầu tư
Thanh toán
(7
(1)
68
)
Chủ đầ u tư
(Ban QLDA)

90
80
70
60
50
40
30
20
10
0


(3
4)
(6
57
)

Bô ̣ phâ ̣nkế toán
East

Kế West
toán
5 North

1st Qtr 2nd Qtr 3rd Qtr 4th Qtr

Nhà thầ u

(Nguồn: Kho bạc Nhà nước)

Hình 1.2. Sơ đồ quy trin
̀ h tiếp nhận, luân chuyể n chứng từ chi đầ u tư tại
KBNN Đông Sơn
Chủ đầ u tư gửi hồ sơ thanh toán cho bô ̣ phâ ̣n Kiểm soát chi;
(1) Sau khi kiể m tra tài liê ̣u đảm bảo đầy đủ, nhập trên chương trình ĐTKB

lan xong bô ̣ phâ ̣n kiểm soát chi trình lañ h đa ̣o KBNN duyê ̣t;
(2) Bộ phâ ̣n kiểm soát chi chuyể n tài liê ̣u cho bô ̣ phâ ̣n Kế toán;
(3) Sau khi kiể m tra đầy đủ, bô ̣ phâ ̣n Kế toán nhập máy và trình lan
̃ h đa ̣o


KBNN duyê ̣t;


19

(4) Bộ phâ ̣n Kế toán làm thủ tu ̣c thanh toán cho nhà thầ u;
(5) Bộ phâ ̣n Kế toán trả tài liê ̣u cho bô ̣ phâ ̣n Kiểm soát chi;
(6) Bộ phâ ̣n kiểm soát chi,trả tài liê ̣u cho chủ đầ u tư.

1.1.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả (chất lượng) công tác KSC- vốn
ĐTXDCB từ NSNN qua KBNN
1.1.3.1.Phạm vi, quy mô, số lượng kiểm soát vốn ĐTXDCB của KBNN cấp huyện
* Phạm vi kiểm soát chi ĐTXDCB trong KBNN huyện.
Một là, nhóm vốn đầu tư XDCB tập trung của NSNN. Nhóm này lại bao
gồm: vốn XDCB tập trung, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng, vốn đầu
tư cho các chương trình mục tiêu, vốn ngân sách dành cho đầu tư XDCB.
- Vốn XDCB tập trung: là loại vốn lớn nhất cả về quy mô và tỷ trọng. Việc
thiết lập cơ chế chính sách quản lý vốn đầu tư XDCB chủ yếu hình thành từ loại
vốn này và sử dụng một cách rộng rãi cho các loại vốn khác.
- Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng: Hàng năm ngân sách có bố
trí vốn để phát triển một số sự nghiệp như giao thông, địa chất, đường sắt,…
nhưng việc sử dụng vốn này lại bố trí cho một số công trình xây dựng hoặc sửa
chữa công trình nên được áp dụng cơ chế quản lý như vốn đầu tư XDCB.
- Vốn cho các chương trình mục tiêu: Hiện có 10 chương trình mục tiêu
quốc gia và hàng chục chương trình khác
- Vốn ngân sách xã dành cho đầu tư XDCB: loại vốn này thuộc ngân sách
cấp xã, với quy mô nhỏ, đầu tư chủ yếu cho các công trình cấp xã. Tuy nhiên,
việc quản lý nguồn vốn này vẫn áp dụng cơ chế như đối với vốn XDCB tập
trung khác, với một số chi tiết linh hoạt và đơn giản hơn.

Hai là, nhóm vốn đầu tư XDCB từ NSNN dành cho chương trình mục tiêu
đặc biệt như: Chương trình 135 đầu tư cho xã nghèo đặc biệt khó khăn, chương
trình 134 đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số; chương trình 661 5 triệu hecta
rừng,.v.v…
Ba là, nhóm vốn vay, bao gồm vay trong nước và vay nước ngoài. Nguồn


×