Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Hệ thống thông tin kế toán quỹ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 221 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo

Trờng đại học kinh tế quốc dân

Nguyễn thị thanh nga

Hệ THốNG THÔNG TIN Kế TOáN QUỹ BHYT
TạI BHXH VIệT NAM
Chuyên ngành: kế toán, kiểm toán và phân tích
Mã số: 62 34 03 01

Ngi hng dn khoa hc: Pgs.ts. nguyễn thị đông

Hà nội, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này là tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Xác nhận của
Giáo viên hướng dẫn

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Nga


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt
tình về chuyên môn của PGS.TS Nguyễn Thị Đông, các thầy cô trong Viện Kế
toán – Kiểm toán, Viện Đào tạo Sau Đại học trường đại học Kinh tế Quốc dân,
các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán.
Luận án cũng nhận được sự hỗ trợ, tư vấn của kế toán trưởng bảo hiểm xã
hội Việt Nam, các kế toán trưởng, kế toán viên, các nhà quản lý trong lĩnh vực
bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội Việt Nam, tỉnh, thành phố, quận, huyện trong
phạm vi cả nước và sự ủng hộ của gia đình, bạn bè.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và trân trọng nhất tới PGS.TS Nguyễn Thị
Đông, các thầy cô viện Kế toán - Kiểm toán, các nhà quản lý Bảo hiểm xã hội
các cấp, anh chị em phòng kế toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội
tỉnh, thành phố, Bảo hiểm xã hội quận huyện trong phạm vi cả nước và gia đình,
bạn bè đã ủng hộ cho tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Nga



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
1.2. Tổng quan các nghiên cứu về đề tài ............................................................... 3
1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................................... 3
1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ...................................................... 11
1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 14
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 16
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 16
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 16
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 16
1.5. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 17
1.6. Phương pháp nghiên cứu và mẫu khảo sát.................................................. 17
1.6.1. Mẫu điều tra.............................................................................................. 18
1.6.2. Phương pháp điều tra ................................................................................ 18
1.6.3. Bảng hỏi ................................................................................................... 19
1.6.4. Kết quả điều tra......................................................................................... 20
1.6.5. Xử lý kết quả điều tra................................................................................ 20
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................ 22
1.7.1. Ý nghĩa về mặt lý luận .............................................................................. 22

1.7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn ........................................................................... 22
1.8. Các kết quả nghiên cứu ................................................................................ 22


1.9. Kết cấu luận án ............................................................................................. 23
Tóm tắt chương I ..................................................................................................... 24
CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ......................................................... 25
2.1. Khái niệm HTTTKT ..................................................................................... 25
2.1.1. Khái niệm về hệ thống và HTTT ............................................................... 25
2.1.2. Khái niệm về HTTTKT............................................................................. 28
2.2. Tổng quan về đơn vị SNCL ......................................................................... 33
2.2.1. Khái niệm, phân loại đơn vị SNCL .......................................................... 33
2.2.2. Đặc điểm hoạt động của các đơn vị SNCL. ............................................... 38
2.2.3. Quản lý tài chính của đơn vị SNCL........................................................... 39
2.2.4. HTTTKT trong đơn vị SNCL ................................................................... 41
2.3. Các yếu tố cấu thành HTTTKT ................................................................... 44
2.3.1. Con người ................................................................................................. 44
2.3.2. Phương tiện kỹ thuật, CNTT ..................................................................... 47
2.3.3. Dữ liệu kế toán ......................................................................................... 49
2.3.4. Các quy trình ............................................................................................ 52
2.3.5. Hệ thống kiểm soát .................................................................................. 53
2.4. HTTTKT quỹ BHYT một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam. ....................................................................................................... 55
2.4.1. HTTTKT quỹ BHYT một số nước trên thế giới ........................................ 55
2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. .................................................... 57
Tóm tắt chương II.................................................................................................... 59
CHƯƠNG III: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HTTTKT QUỸ BHYT TẠI
BHXHVN ................................................................................................................. 60
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển quỹ BHYT tại BHXHVN ....................... 60

3.2. Thực trạng HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN ......................................... 61
3.2.1. Thực trạng con người ................................................................................ 64
3.2.2. Thực trạng về CNTT ................................................................................. 68
3.2.3. Thực trạng dữ liệu..................................................................................... 80
3.2.4. Quy trình thực hiện ................................................................................... 86


3.2.5. Kiểm soát.................................................................................................. 96
Tóm tắt chương III ................................................................................................ 100
CHƯƠNG IV: LUẬN BÀN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
QUỸ BHYT TẠI BHXHVN .................................................................................. 101
4.1. Luận bàn kết quả nghiên cứu..................................................................... 101
4.1.1. Con người ............................................................................................... 101
4.1.2. Công nghệ thông tin ................................................................................ 102
4.1.3. Dữ liệu .................................................................................................... 103
4.1.4. Quy trình ................................................................................................ 103
4.1.5. Kiểm soát................................................................................................ 104
4.2. Các giải pháp hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN ................ 104
4.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN............ 104
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN ...................... 110
4.3. Các điều kiện chủ yếu nhằm triển khai giải pháp hoàn thiện HTTTKT quỹ
BHYT tại BHXHVN ........................................................................................... 126
4.3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quỹ BHYT tại BHXHVN ................... 126
4.3.2. Hoàn thiện chính sách của các cơ quan quản lý ....................................... 127
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 130
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................................. 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 134
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 139



KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ASXH

An sinh xã hội

BCTC

Báo cáo tài chính

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHXHVN

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

BHYT

Bảo hiểm y tế

CNTT

Công nghệ thông tin


CSDL

Cơ sở dữ liệu

ĐVSDLĐ

Đơn vị sử dụng lao động

HCSN

Hành chính sự nghiệp

HTTT

Hệ thống thông tin

HTTTKT

Hệ thống thông tin kế toán

KCB

Khám chữa bệnh

LĐ TBXH

Lao động thương binh xã hội

NSNN


Ngân sách nhà nước

NTGBH

Người tham gia bảo hiểm

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

SNCL

Sự nghiệp công lập


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Báo cáo Thu-Chi quỹ BHXH, BHYT ....................................................... 62
Bảng 3.2: Kết quả khảo sát trình độ và công việc của kế toán .................................... 67
Bảng 3.3: Kết quả khảo sát số lượng cán bộ giám định BHYT................................... 68
Bảng 3.4: Các phần mềm sử dụng tại BHXHVN ....................................................... 71

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát sự liên thông phần mềm VSA với phần mềm chi phí KCB
tại bệnh viện ............................................................................................. 72
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát độ tương thích giữa phần mềm viện phí với phần mềm
thanh toán chi phí KCB tại các cơ sở KCB ............................................... 73
Bảng 3.7: kết quả khảo sát phần mềm tại BHXH tỉnh, thành phố và quận huyện ....... 76
Bảng 3.8: kết quả khảo sát về mạng lưới tại BHXHVN và cơ sở KCB....................... 78
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát về tính bảo mật thông tin tại BHXHVN .......................... 80
Bảng 3.10: Kết quả khảo sát dữ liệu tại BHXHVN .................................................... 85
Bảng 3.11: Kết quả khảo sát quy trình chi BHYT tại BHXHVN ................................ 92
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát quy trình chi BHYT ...................................................... 94
Bảng 3.13: Kết quả khảo sát về kiểm soát tại BHXHVN ........................................... 98


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Mức tự động hóa của quy trình thanh toán ốm đau thai sản ....................... 91
Hình 3.2: Mức tự động hóa hiện tại của quy trình chi trả chế độ ............................... 91

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa BHXHVN, cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT ........ 3
Sơ đồ 2.1: Các yếu tố cấu thành một hệ thống thông tin ............................................. 26
Sơ đồ 2.2 . Các yếu tố cấu thành của HTTT xét ở trạng thái tĩnh ............................... 27
Sơ đồ 2.3: Mô hình của Delone and McLean (1992) .................................................. 33
Sơ đồ 2.4: Trình tự nhập số liệu vào phần mềm kế toán ............................................. 51
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ kết nối phần mềm VSA giữa tỉnh và huyện ..................................... 74
Sơ đồ 3.2: Quy trình quyết toán chi phí KCB BHYT ................................................. 89
Sơ đồ 4.1: Mối quan hệ giữa các bên tham gia quỹ BHYT ....................................... 110
Sơ đồ 4.2: Sơ đồ cấu hình máy chủ tại BHXHVN.................................................... 113
Sơ đồ 4.3: Sơ đồ mô hình phần mềm BHXH, BHYT ............................................... 115
Sơ đồ 4.4: Thu BHXH và BHYT ............................................................................ 120

Sơ đồ 4.5: Sơ đồ liên thông các phòng ban tài chính kế toán với ban thu BHYT và ban
chi BHYT ............................................................................................... 122
Sơ đồ 4.6: Sơ đồ quản lý chi phí KCB ..................................................................... 123


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách người được phỏng vấn ........................................................... 140
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính ..................................... 141
Phụ lục 3. Phiếu khảo sát tại BHXH Việt Nam ........................................................ 143
Phụ lục 4a: Bảng phỏng vấn cán bộ chủ chốt phòng công nghệ thông tin tại BHXH
trung ương .............................................................................................. 157
Phụ lục 4b: Bảng phỏng vấn cán bộ chủ chốt phòng công nghệ thông tin tại BHXH các
tỉnh, thành phố. ....................................................................................... 158
Phụ lục 5: Bảng khảo sát tại các bệnh viện............................................................... 160
Phụ lục 6: Bảng khảo sát đối tượng hưởng BHYT ................................................... 163
Phụ lục 7: Danh sách các tỉnh trong mẫu nghiên cứu ............................................... 165
Phụ lục 8: Sơ đồ tổ chức bộ máy hệ thống ở BHXHVN ........................................... 168
Phụ lục 9: Kết quả khảo sát cán bộ kế toán theo chuyên môn tại BHXH các cấp ..... 169
Phụ lục 10: Khảo sát trình độ học vấn của cán bộ kế toán ........................................ 170
Phụ lục 11: Kết quả thu thập phiếu điều tra.............................................................. 170
Phụ lục 12. Thống kê mô tả mẫu theo giới tính ........................................................ 171
Phụ lục 13. Thống kê mô tả mẫu theo tuổi đời ......................................................... 171
Phụ lục 14: Thống kê mô tả mẫu theo vị trí công việc ............................................. 171
Phụ lục 15: Thống kê mô tả mẫu theo thâm niên công tác........................................ 172
Phụ lục 16: Thống kê mô tả mẫu theo cấp quản lý ................................................... 172
Phụ lục 17: Thống kê mô tả mẫu theo miền ............................................................. 172
Phụ lục 18: Bảng phân tích dữ liệu khảo sát tại BHXHVN ...................................... 173
Phụ lục 19: Pảng phân tích dữ liệu phỏng vấn tại phòng CNTT tại BHXH các tỉnh,
thành phố ................................................................................................ 189

Phụ lục 20: Bảng phân tích dữ liệu khảo sát tại bệnh viện ........................................ 190
Phụ lục 21: Bảng phân tích dữ liệu khảo sát đối tượng hưởng BHYT ...................... 193
Phụ lục 22: Sơ đồ quy trình xử lý nghiệp vụ kinh tế trên phần mềm VSA ................ 195
Phụ lục 23: Sơ đồ quy trình Thu BHYT của người Lao động tham gia BHYT bắt buộc
tại các đơn vị sử dụng lao động ............................................................... 196
Phụ lục 24: Sơ đồ quy trình thu BHYT học sinh, sinh viên ...................................... 197


Phụ lục 25: Sơ đồ quy trình thu BHYT được NSNN hỗ trợ 100% kinh phí .............. 198
Phụ lục 26: Sơ đồ kế toán tạm thu các loại bảo hiểm và lãi chậm đóng bảo hiểm. .... 199
Phụ lục 27: Sơ đồ kế toán phải thu BHYT ............................................................... 200
Phụ lục 28: Sơ đồ kế toán thanh toán về thu BH giữa BHXH tỉnh và BHXH huyện. 201
Phụ lục 29a: Kế toán chi BHYT............................................................................... 202
Phụ lục 29b: Kế toán chi BHYT (Tiếp) .................................................................... 203
Phụ lục 29c: Kế toán chi BHYT (Tiếp) .................................................................... 204
Phụ lục 30: Sơ đồ kế toán thanh toán về chi KCB đa tuyến ...................................... 205
Phụ lục 31: Sơ đồ kế toán thanh toán về chi BHYT giữa trung ương với tỉnh .......... 206
Phụ lục 32: Kế toán thanh toán về chi BHYT giữa tỉnh với huyện ........................... 207
Phụ lục 33: Sơ đồ kế toán thanh toán về chi BHYT giữa tỉnh với huyện .................. 208
Phụ lục 34: Sơ đồ kế toán quỹ KCB......................................................................... 209
Phụ lục 35: Giải thích các ký hiệu trong sơ đồ 4.4; 4.5; 4.6...................................... 210


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
BHYT là một loại bảo hiểm trong hệ thống BHXHVN. BHYT là một chính
sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những loại hình BHXH mang ý
nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục
tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân. Tuy
nhiên, do sự phân cấp quản lý phức tạp, sự thay đổi cơ quan và cơ chế quản lý quỹ

BHYT (trước đây cơ quan chủ quản là Bộ y tế nay chuyển sang cơ quan BHXH Việt
Nam). Hình thức thu BHYT được nới rộng, từ 1/1/2014, nhà nước tiến tới thực hiện
BHYT toàn dân. Nhiều loại hình đối tượng tham gia: người lao động, học sinh, sinh
viên, đối tượng chính sách xã hội, người có nhu cầu tự nguyện tham gia. Mỗi đối
tượng có đặc điểm và định mức chi trả khác nhau. Quá trình thu, chi BHYT là sự kết
hợp giữa đối tượng nộp và thụ hưởng BHYT; đơn vị, tổ chức quản lý đối tượng thụ
hưởng; đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ y tế và thanh toán BHYT; cơ quan BHXH,
đơn vị thực hiện nhiệm vụ của nhà nước tham gia thu, chi, quyết toán BHYT cho đối
tượng thụ hưởng. Thủ tục thanh toán thông qua các mối quan hệ này còn nhiều bất cập
dẫn đến việc thất thoát, chi không đúng mục đích quỹ BHYT làm cho lòng tin của
người dân trong việc KCB BHYT ngày càng giảm sút.
Đối với BHXHVN, quỹ BHYT cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn về tài
chính. Khó khăn trước mắt hiện nay của các nhà quản lý quỹ BHYT là làm sao cân đối
được thu, chi quỹ và đảm bảo quyền lợi KCB cho đối tượng thụ hưởng. Tình hình thu
chi quỹ BHYT có nhiều điểm diễn biến phức tạp. Nguồn hình thành của quỹ BHYT do
người lao động, đơn vị sử dụng lao động đóng góp và sự hỗ trợ của nhà nước cho
người nghèo, các đối tượng chính sách. Những năm gần đây, quỹ BHYT có nguy cơ
bị vỡ quỹ do chi phí BHYT lớn hơn thu BHYT. Việc thanh toán chi phí KCB còn
phức tạp, qua nhiều khâu dẫn đến khó kiểm soát. Việc thanh quyết toán còn thụ động,
dựa vào cơ sở KCB. Dưới góc độ các cấp dự toán, việc lập quỹ BHYT, quản lý nguồn
tài chính quỹ BHYT, phân chia tài chính cho các đơn vị thanh toán BHYT hiện đang
là vấn đề đòi hỏi sự quản lý ngày càng chặt chẽ về mặt tài chính nhưng vẫn đảm bảo
ASXH, đồng thời phải đáp ứng được quyền lợi của đối tượng thụ hưởng BHYT.
Về phía cơ sở KCB, nhiều sai phạm đã xảy ra trong thực hiện hợp đồng như:
chỉ định thuốc và xét nghiệm không phù hợp với chuẩn đoán của bác sỹ; đấu thầu mua
1


thuốc đắt; bỏ qua các thủ tục trong việc thu, quản lý và sử dụng quỹ BHYT; một số
bệnh viện không có đủ chữ ký trên chứng từ, không lưu toa thuốc, không tính tiền trên

phiếu phát thuốc... nhưng vẫn được thanh quyết toán với BHXH dẫn đến thâm hụt quỹ
BHYT. Việc thanh quyết toán giữa các cơ sở KCB các cấp với BHXHVN còn nhiều
bất cập. Theo cách quyết toán BHYT, chi phí KCB của người dân chuyển lên tuyến
trên đều được tính vào quỹ BHYT tuyến huyện, tuyến tỉnh. Nhiều căn bệnh của bệnh
nhân còn kéo theo những xét nghiệm không thật cần thiết và gây lãng phí. Số tiền quỹ
BHYT tại tuyến dưới bị khống chế theo năm không thay đổi trong khi đó bệnh nhân
chuyển lên tuyến trên sử dụng nhiều thủ thuật dịch vụ kỹ thuật cao làm cho số quỹ
BHYT ở tuyến dưới đã eo hẹp lại càng trở nên khó khăn. Vì thế, tiền BHYT luôn
trong tình trạng bội chi. Hiện nay, số lượng các bệnh viện công ít, bệnh viện tư không
mặn mà với KCB BHYT, bệnh nhân ngày càng đông làm cho chất lượng KCB còn
hạn chế.
Đối với đối tượng nộp và thụ hưởng BHYT, việc KCB BHYT không còn mặn
mà. Một số đối tượng nộp BHYT nhưng không hưởng do nhiều lý do khác nhau như:
chất lượng dịch vụ BHYT không đảm bảo, thời gian chờ KCB quá lâu, thái độ y bác
sỹ không nhiệt tình. Quyền lợi của đối tượng thụ hưởng BHYT chưa được đáp ứng
đầy đủ.
Tóm lại, BHYT còn bất cập dưới nhiều góc độ: Tính ASXH của nhà nước chưa
đảm bảo, sự an toàn của quỹ BHYT còn bấp bênh, cơ sở KCB còn nhiều hiện tượng
chi BHYT sai quy định, lợi dụng để trục lợi quỹ BHYT, người hưởng BHYT không
thiết tha với BHYT vì không được hưởng quyền lợi BHYT trọn vẹn. Nguyên nhân là
do BHXHVN, cơ sở KCB và đơn vị sử dụng lao động cũng như đối tượng nộp và
hưởng BHYT không có sự liên kết thông tin, đặc biệt là thông tin về tài chính. Mỗi
đơn vị hoạt động đơn lẻ, rời rạc chưa gắn kết thông tin dẫn đến việc quản lý quỹ
BHYT còn bị động, tạo kẽ hở cho việc trục lợi quỹ BHYT.
Để quản lý chặt chẽ quỹ BHYT đòi hỏi sự giám sát của các bên: BHXHVN đơn vị chủ quản quỹ; các cơ sở KCB - đơn vị chi tiêu quỹ và đối tượng nộp, hưởng
BHYT. Trong đó, BHXHVN là đơn vị kiểm soát trực tiếp quá trình thu, chi quỹ
BHYT. Hiện nay, HTTTKT quỹ BHYT cung cấp còn rời rạc, chưa có sự gắn kết giữa
các bên. Thậm chí thông tin cung cấp cho đối tượng BHYT còn nghèo nàn. Do đó,
BHXHVN còn thụ động trong quản lý quỹ, việc thanh toán lệ thuộc nhiều vào các cơ


2


sở KCB. Để khắc phục tình trạng này, BHXHVN phải có một HTTT, đặc biệt là
HTTTKT, một cách nhanh nhậy và chính xác nhằm đưa ra quyết định phù hợp.
HTTTKT phải có sự gắn kết với các HTTT khác trong cùng ngành và trong tương lai
phải có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị bên ngoài có liên quan đến quỹ BHYT
như cơ sở KCB, đơn vị sử dụng lao động, địa phương nơi cư trú của người đóng, thụ
hưởng BHYT. Qua nghiên cứu lý luận, tìm hiểu những hạn chế về HTTTKT quỹ
BHYT tại các đơn vị BHXH, đơn vị chủ quản quỹ BHYT, thấy rõ tầm quan trọng của
HTTTKT trong việc quản lý quỹ BHYT, tác giả chọn đề tài: “Hệ thống thông tin kế
toán quỹ BHYT tại cơ quan BHXH Việt Nam” để nghiên cứu. Trong đó, trục quan
hệ cần kiểm soát quỹ BHYT là:

BHXHVN

Đối tượng nộp và

Cơ sở KCB BHYT

hưởng BHYT

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa BHXHVN, cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT
(Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả)
Hàng tháng, đối tượng nộp BHYT cho BHXHVN và BHXHVN cấp thẻ BHYT
cho đối tượng. Khi ốm đau, bệnh tật, đối tượng nộp BHYT đến các cơ sở KCB nộp thẻ
BHYT để khám và chữa bệnh. Các cơ sở KCB được BHXHVN phân phối quỹ KCB
và sau khi bệnh nhân khám xong, các cơ sở KCB nộp hồ sơ bệnh án lên BHXHVN để
quyết toán chi phí KCB.


1.2. Tổng quan các nghiên cứu về đề tài
1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới có nhiều tác giả bàn về HTTTKT. Trong đó có một số tác giả điển
hình như sau:
Cuốn " Accounting Information System" của tác giả Jame A.Hall, năm 2009,

3


6th edition tại South – Westarn.
Cuốn " Accounting Information System" của tác giả JL Bookkholdt, năm 1997,
IRWIN edition, Fifth edition, USA.
Cuốn " Accounting Information System" của các tác giả Romney M.B, Steibart
Paul John, năm 2012, Prentice – hall edition, 12th edition, USA.
Cuốn " Accounting Information System" của các tác giả George H.Bodnar,
William S. Hopwood, năm 1998, Prentice – hall edition, USA.
Đây là những tác giả bàn luận về HTTTKT trong các cuốn sách làm căn cứ lý
luận cho nhiều nhà nghiên cứu về HTTTKT. Hầu hết các tác giả trước khi nghiên cứu
HTTTKT đều tìm hiểu về HTTT. Quan điểm của các tác giả tương đối đồng nhất về
HTTT. Các tác giả đều cho rằng, HTTT là hệ thống tiếp nhận các nguồn dữ liệu như
các yếu tố đầu vào và xử lý chúng thành các sản phẩm thông tin là các yếu tố đầu ra.
HTTT có 4 chức năng chính là: đưa thông tin vào, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin và
đưa thông tin ra. Ngoài ra, nó còn giúp cho người lãnh đạo và quản lý thực hiện công
việc kiểm soát và quản lý toàn bộ hệ thống. HTTT bao gồm nhiều loại: HTTT tổ chức,
HTTT sức khỏe, HTTT quản lý. Trong các HTTT, HTTT quản lý được biết đến sớm
và phổ biến nhất. HTTT quản lý là sự phát triển và sử dụng HTTT có hiệu quả trong
một tổ chức. Nói đến các yếu tố cấu thành của HTTT quản lý xét ở trạng thái tĩnh, các
tác giả cho rằng bao gồm 5 yếu tố: Thiết bị tin học (máy tính, các thiết bị, các đường
truyền,..- phần cứng), các chương trình (phần mềm), dữ liệu, thủ tục - quy trình và con
người. Nói đến vai trò của kế toán trong HTTTKT, các tác giả cho rằng, kế toán là một

bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò quản
lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị, có vai trò cung
cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Các
thông tin do kế toán cung cấp cần thiết với nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng trong
việc ra quyết định. Những người ra quyết định qua việc sử dụng thông tin kế toán sẽ
đưa quyết định có nhiều khả năng nhất để hoàn thành các mục tiêu của họ. Do vậy,
HTTTKT là một phần của HTTT quản lý.
HTTTKT là một HTTT được thiết kế để có thể thực hiện chức năng của kế
toán. HTTTKT tạo các quy trình dữ liệu và các giao dịch nhằm cung cấp cho người sử
dụng các thông tin mà họ cần nhằm lập kế hoạch, kiểm soát và thực hiện công việc của
họ. HTTTKT có thể là một hệ thống thủ công hoặc có thể là một hệ thống máy hóa với
4


việc sử dụng máy tính. Bất kể là dạng gì HTTTKT được thiết kế để thu thập đầu vào,
quy trình, lưu trữ và lập báo cáo dữ liệu và thông tin.
Ngoài ra, HTTTKT còn được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều khía
cạnh khác nhau trên các tạp chí như Flynn, Salehi, Mahdi, Vahab, Mogadam,
Abdolkarim; Morteza và các cộng sự… Mỗi tác giả nghiên cứu dưới một yếu tố cấu
thành HTTTKT: CNTT (Phần cứng và phần mềm), dữ liệu, quy trình, kiểm soát. Nói
đến hiệu quả của HTTTKT, chúng ta phải nói đến tính hiệu quả, tính hữu dụng cuả
nó. Cụ thể:
Nói đến việc áp dụng HTTTKT được chấp nhận nhằm cung cấp thông tin cho
các nhà quản lý đưa ra được quyết định phù hợp hướng tới sự quản lý hiệu quả. Corner
(1989) lại cho rằng hiệu quả của HTTTKT có thể được đánh giá như giá trị tăng thêm
của lợi ích. Còn Gelines (1990) xem xét hiệu quả HTTTKT như thước đo sự thành
công nhằm đáp ứng được mục tiêu đã thiết lập. Hiệu quả của HTTTKT có thể được
đánh giá việc sử dụng một hay nhiều mô hình khác nhau. Điểm yếu chính của nghiên
cứu này là chưa nêu được ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán, chưa kết hợp với các hệ
thống quản lý và tài chính khác với HTTTKT. Trong nghiên cứu này, các nhà quản lý

chỉ nhận thức được lợi ích của HTTTKT sẽ thực hiện nhiều hơn nhằm giảm khoảng
cách giữa các doanh nghiệp. (Salehi, Mahdi, Vahab, Mogadam, Abdolkarim, 2010)
Mỗi nhà nghiên cứu khoa học nói đến tính hiệu quả ở mỗi khía cạnh khác nhau
nhưng đều hướng tới cái đích cần đạt được: sự quản lý hiệu quả, gia tăng thêm lợi ích,
đáp ứng được mục tiêu đã thiết lập. Về cơ bản, với các giả thuyết nghiên cứu, thiết kế
và xây dựng bảng hỏi, khảo sát và phỏng vấn sâu, các nhà nghiên cứu đều kết luận
rằng hiệu quả của HTTTKT có thể được xem xét như việc sử dụng thành công của hệ
thống, đảm bảo nhu cầu của người sử dụng. Rõ ràng, tính hiệu quả một HTTTKT còn
phụ thuộc vào hoạt động của đơn vị là loại hình nào, mục đích cần đạt được là gì. Nếu
là đơn vị sản xuất, việc gia tăng thêm lợi ích là thước đo tính hiệu quả của HTTTKT
nhưng một đơn vị thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao hay cung cấp dịch vụ công thì
thước đo đáp ứng được mục tiêu lại đo tính hiệu quả của việc sử dụng HTTTKT.
Về sự hữu dụng của HTTTKT trong nền kinh tế mới nổi, các tác giả Salehi,
Mahdi, Vahab, Mogadam, Abdolkarim (2010) cho rằng: HTTTKT trước đây tập trung
vào việc ghi nhận, tổng hợp và xác nhận dữ liệu về các giao dịch tài chính. Trước đây,
hệ thống kế toán được viết bằng phương thức thủ công nhưng hiện nay đã được viết
5


bằng phần mềm kế toán. Sự phát triển ngày càng nhanh về CNTT đã tạo sự tiện ích cho
việc sử dụng chi phí và quản lý thủ tục kế toán. Phát triển CNTT trở nên quan trọng
trong những thập niên gần đây và lan rộng trong thị trường và xã hội toàn cầu.
Nói đến CNTT là đề cập đến 2 phần: phần cứng, phần mềm kế toán. Phần cứng
là nói đến máy tính còn phần mềm là các chương trình phần mềm được lập ra trong
đơn vị. Nhiều tác giả nghiên cứu về từng khía cạnh trong CNTT ảnh hưởng đến
HTTTKT. Tác giả Morteza và các cộng sự (2012) nghiên cứu về phần mềm kế toán và
cho rằng, để mong chờ một phần mềm kế toán hữu dụng phải phụ thuộc vào các yếu
tố: đặc điểm chung (dễ lắp đặt, dễ sử dụng, rõ nguồn gốc, khả năng hiện đại hóa), tính
so sánh được, tính linh hoạt, khả năng kiểm soát nội bộ và khả năng báo cáo. Các tác
giả Morteza Ramazani và Farnaz Vali Moghaddam Zanjani (2012) cho rằng: Để thành

công, mỗi công việc đòi hỏi phải có một HTTTKT có khả năng cung cấp thông tin một
cách đáng tin cậy, kịp thời cho việc ra quyết định trong một môi trường cạnh tranh.
Phần mềm kế toán là một công cụ chính trong HTTTKT, thông tin kịp thời, chính xác
và đáng tin cậy. Mục đích nghiên cứu của các tác giả là khám phá ra khoảng cách tồn
tại giữa tình huống thực tế và tình huống mong đợi của phần mềm kế toán được sử
dụng dựa trên đặc điểm của HTTTKT. Với các phương pháp nghiên cứu là “Thực
nghiệm” và số liệu được thu thập thông qua “khảo sát”, các nhà nghiên cứu đã sử dụng
6 biến: đặc điểm chung, tính so sánh, sự linh hoạt, kiểm soát, đào tạo, lập báo cáo. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng có tồn tại khoảng cách đang quan tâm trong cả 6 biến. Qua
nghiên cứu này, ta thấy rõ tầm quan trọng của phần mềm kế toán trong tổ chức thực
hiện HTTTKT trong các tổ chức. Phần mềm kế toán là một công cụ để thực thi
HTTTKT, ngược lại khi tiến hành xây dựng phần mềm kế toán thì phải dựa vào đặc
điểm của HTTTKT. Ngoài ra, Qatawneh, Adel M (2012) cũng đã chứng minh ảnh
hưởng của thương mại điện tử đến HTTTKT. Ông cho rằng CNTT là yếu tố rất cần
cho việc cung cấp dịch vụ.
Tác giả Markus Granlund (2007) cũng đưa quan điểm của mình về nghiên cứu
HTTTKT. Tác giả đã đưa mối quan hệ giữa kế toán quản trị và CNTT hiện đại trên
các giao diện. Dựa trên việc xem xét các nghiên cứu trước đây và dữ liệu thực nghiệm,
tác giả đã gợi ý rằng học viện kế toán nhìn chung có một sự hiểu biết hạn chế về sự
phát triển hiện tại trong các giao diện kế toán – CNTT. Mục đích của nghiên cứu này
là đánh giá phê bình tình trạng nghiên cứu trên giao diện giữa kế toán và CNTT.
Nghiên cứu này đề cập trên giao diện giữa HTTT và kế toán quản trị, kiểm soát. Phân
6


tích tập trung đến việc mang lại lợi ích, sự hạn chế hiệu lực phát triển HTTT về kế
toán và thực hành kiểm soát. Nghiên cứu thảo luận chi tiết việc chuyển tiềm năng của
CNTT hiện đại với nội dung của kế toán, những phức tạp đan xen trong việc tích hợp
CNTT với kế toán và kiểm soát, với những nghịch lý của tính phức tạp của CNTT và
biểu hiện của nó trong nội dung kế toán quản trị. Phân tích đã đưa ra được lý do đáng

quan tâm về tình trạng nghiên cứu HTTTKT hiện tại trong một số khía cạnh. Mặt
khác, nghiên cứu này kết luận rằng nghiên cứu HTTTKT sẽ phải đề cập nhiều hơn nữa
nội dung các vấn đề kế toán. Gợi ý này cũng gần với quan điểm được bày tỏ của
Sutton (2005) và Arnold (2006). Các nhà nghiên cứu HTTTKT sẽ phát triển một sự
hiểu biết tốt hơn về nghiên cứu và thực hành kế toán trước khi nghiên cứu giao diện kế
toán – HTTT. Hơn nữa, cùng nghiên cứu tiểu ngành sẽ làm tăng cường hiểu biết tốt
hơn về giao diện kế toán – CNTT.
Nói đến chất lượng dữ liệu là dữ liệu được quan tâm dưới các góc độ: tính
chính xác, kịp thời, kiên định, và khả năng tiếp cận (Wang và các cộng sự, 1995). Một
số tác giả cho rằng nói đến chất lượng dữ liệu là nói đến độ tin cậy của nó, có 2 yếu tố
quan trọng của độ tin cậy dữ liệu là tính đầy đủ và tính chính xác. (Ballow &
Pazer,1985; Redman 2001 ch 14; Wang và các cộng sự, 1995). Trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe, có ý kiến cho thấy chất lượng của dữ liệu được coi là sự hài lòng của
khách hàng. (Dustin C.Derby và các cộng sự, 2009). Việc sử dụng các dữ liệu điện tử
đã được chứng minh làm giảm thời gian của nhân viên, chi phí trực tiếp và gián tiếp,
giảm các lỗi dữ liệu. (Galliher và các cộng sự, 2008).
Để nghiên cứu rõ về HTTTKT, các tác giả: Michael Alles, Mieke Jans, Miklos
Vasarhelyi (2011) đã đưa ra một phương pháp nghiên cứu mới. Đó là “khai thác quy
trình”. Khai thác quy trình là phân tích HTTT chứa đựng trong việc ghi chép sự kiện,
đó là một bộ dữ liệu được xây dựng từ thông tin được ghi nhận trong HTTT hiện đại.
Dữ liệu đó bao gồm cả thông tin đầu vào từ người sử dụng và thông tin lớn về giao
dịch đó, như là đánh dấu dữ liệu và nhận dạng người sử dụng. Quan trọng hơn, thông
tin lớn là thông tin được ghi nhận tự động bởi hệ thống, dựa trên sự kiểm soát của
người sử dụng hoặc ngăn chặn việc ghi nhận, cái làm cho sự việc được ghi nhận là các
công cụ kiểm soát có giá trị. Hơn nữa, việc ghi nhận dữ liệu của các giao dịch nhiều để
phân tích các mô hình được tiến hành trên sự hiểu biết khác nhau của quá trình. Khám
phá quá trình đã được nghiên cứu rộng rãi trong khoa học máy tính và khoa học quản
lý cũng như chấp nhận trong ngành công nghiệp với sự hỗ trợ của các công ty công
7



nghệ cao. Nghiên cứu này cung cấp cho các nhà nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán
cùng với sự giới thiệu về khai thác quy trình, xem khám phá quá trình được thực hiện
và trao đổi như thế nào và tại sao nó có thể làm tăng giá trị cho cả nghiên cứu và thực
hành kế toán. Các tác giả cho rằng có ít nhất 5 giai đoạn khác nhau trong khai thác quá
trình: Khám phá quy trình, kiểm tra sự phù hợp, phân tích hiệu suất, phân tích mạng xã
hội, xác minh và khai thác quyết định.
Còn Michael Alles (2011) cho rằng, khai thác quy trình là hệ thống tự động
phân tích thông tin chứa trong nhật ký sự kiện, là bộ dữ liệu được xây dựng từ thông
tin được ghi nhận trong hệ thống CNTT hiện đại. Dữ liệu đó bao gồm cả thông tin đầu
vào bởi những người sử dụng và thông tin đa chiều về các giao dịch đó như là các item
dữ liệu và nhận dạng người sử dụng. Thông tin đa chiều được tự động ghi vào hệ
thống dựa trên sự điều khiển của người sử dụng để ghi nhận hoặc không ghi nhận, làm
cho nhật ký sự kiện có thể trở thành công cụ kiểm soát. Dữ liệu trong nhật ký sự kiện
nhiều đến mức tạo ra nhiều mô hình phân tích. Khai thác quy trình đã được nghiên cứu
nhiều trong khoa học quản lý và máy tính.
Về kiểm soát trong HTTTKT, Theo Dolejsovas, Miroslava (2008), việc kiểm
soát thường được kết nối với các HTTT và kế toán. Các kế toán viên cần quan tâm đến
việc xác minh số liệu kế toán và bảo mật thông tin. Tác giả mô tả các khuyến nghị
trong bảo mật dữ liệu kế toán: các quy tắc cho việc xử lý mật khẩu, các quy tắc cho
việc sao lưu dữ liệu, các quy tắc cho việc đóng các ứng dụng, các quy tắc cho các thư
điện tử, các quy tắc cho Internet và các quy tắc cho bảo mật dữ liệu. Theo ông, kiểm
soát có thể hỗ trợ kế toán đảm bảo tốt hơn dữ liệu kế toán và thấy rõ tầm quan trọng
của sự bảo mật thông tin trong kế toán, việc áp dụng kiểm soát trong HTTTKT và
cung cấp các khuyến nghị đối với việc sử dụng dữ liệu kế toán hàng ngày.
Theo Brandas, Claudiu (2013), việc kiểm soát theo quy trình đảm bảo tính toàn
vẹn, thực tế, độ chính xác, kịp thời của các báo cáo tài chính. Các tác giả cho rằng việc
sử dụng CNTT trong các quy trình kế toán đang ngày càng phổ biến dẫn đến mối
quan tâm nghiên cứu về những rủi ro, kiểm soát và kiểm toán của các HTTTKT ngày
càng tăng.

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, một số tác giả cũng thấy rõ tầm
quan trọng của HTTTKT. Các tác giả nghiên cứu về HTTTKT trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe khá phong phú. Tác giả Davor Vasicek và Gorana Roje (2010) cho rằng:
8


Trong việc xem xét toàn diện việc chấp nhận cơ sở dồn tích và chuẩn mực kế toán
công quốc tế, nghiên cứu này kiểm tra tính hợp lý của sự tồn tại kế toán dựa trên cơ sở
dồn tích đã được xác định và hệ thống báo cáo tài chính chăm sóc sức khỏe trong lĩnh
vực công. Nghiên cứu này với phương pháp phân tích thực nghiệm đã chỉ rõ HTTTKT
chứa đựng những khác biệt và khó khăn trong việc đảm bảo cái nhìn hợp lý và trung
thực về vị trí tài chính của tổ chức và hiệu suất của nó. Với đặc trưng của HTTTKT,
các tác giả tranh luận rằng việc chăm sóc sức khỏe công đại diện cho một hệ thống lớn
về phân khúc kế toán với sự thiếu hụt khuôn khổ kế toán lĩnh vực công – nơi mà thực
thi kế toán trên cơ sở dồn tích có thể cung cấp những minh chứng đáng tin cậy. Từ
những năm thập niên 80 đã có một làn sóng mạnh mẽ về cải cách kế toán, quản lý và
tổ chức trong lĩnh vực công của nhiều nước và khu vực pháp lý. (Barton, 2004). Vấn
đề quản lý lĩnh vực công mới đang chiếm ưu thế trong cuộc cải cách này.(Hood,
1995). Việc thực hiện quản lý dựa trên các quy tắc kinh tế và các nguyên tắc hiệu quả
thị trường đã làm tăng khả năng tính toán và cải thiện các công cụ quản lý (Azuma,
2003, 2005). Kể từ khi thông tin được coi là nguồn quan trọng nhất cần thiết trong quá
trình quản lý, một sự phát triển của HTTTKT toàn diện, tạo bởi các chỉ dẫn dựa trên
cơ sở kế toán dồn tích, tạo tiền đề cho việc quản lý thành công trong lĩnh vực công
(IFAC, 2003, VAsicek, 2004). Với phương pháp khảo sát và phỏng vấn kế toán và các
nhà quản lý về báo cáo tài chính trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhưng chỉ trong các
bệnh viện, nơi mà tác giả cho rằng quan trọng và phức tạp nhất trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe công, đã thấy rõ sự cần thiết cải cách HTTTKT nhằm nghiên cứu quản lý
hiệu quả lĩnh vực chăm sóc sức khỏe công trong tương lai.
Việc giảm quỹ công và tập trung đo lường hiệu quả trong lĩnh vực dịch vụ công
cũng đã làm ảnh hưởng đến quản lý và thực hành kế toán của nhiều hệ thống chăm sóc

sức khỏe. Sự áp lực này dẫn đến nhiều nhà quản lý phải tìm kiếm các công cụ quản lý,
thường bắt nguồn từ lĩnh vực tư nhân, trong nỗ lực hợp lý hóa việc sử dụng nguồn lực.
Việc tính chi phí dựa trên hoạt động là một trong những kỹ thuật đó. Nghiên cứu đã
cung cấp khá rõ nét thông tin chi phí cho việc kiểm soát và đưa ra quyết định. Các tác
giả nghiên cứu theo chiều dọc việc ứng dụng kế toán cung cấp sự hiểu biết thông qua
quá trình và ban hành đổi mới về chi phí trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. (Michela
Arnabodi and Irvine Lapsley, 2005).
Cũng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các tác giả Bernstein, Mariel L,
MeCreless, Tamuchin (Winter 2007) đã đưa ra 5 thông số cho việc chấp nhận CNTT.
9


Ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe đã phát triển CNTT một cách độc lập nhằm
duy trì và cải thiện hoạt động KCB và hoạt động kinh doanh. Liệu CNTT được sử
dụng cho việc tự động hóa văn phòng hoặc cho việc giảm các lỗi KCB, có 5 thông số
ảnh hưởng thường xuyên đến sự hội nhập thành công của CNTT trong việc KCB. Các
thông số này được sử dụng riêng và duy trì ngân sách CNTT, có vai trò hỗ trợ cho các
lãnh đạo, sử dụng quản lý các dự án, quá trình thực hiện và có ý nghĩa với các bên liên
quan đến người sử dụng. Các thông số này cũng là một thách thức đối với các tổ chức
chăm sóc sức khỏe nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tài chính khi chấp nhận
CNTT hiện đại. Sự hiểu biết các thông số này và sự tương tác của chúng làm cho các
tổ chức chăm sóc sức khỏe hòa nhập tốt hơn CNTT hiện đại và mục tiêu của tổ chức là
phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc để thực sự nâng cao chất lượng KCB.
Tuy nhiên, các tác giả chưa nghiên cứu sâu về HTTTKT và mới chỉ đứng dưới góc độ
quan hệ giữa CNTT hiện đại với hiệu quả của các cơ sở KCB.
Xét về yếu tố chủ quan, HTTTKT là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả
quản lý quỹ BHYT. Nhân tố thông tin đầu vào với các chi phí KCB, sự trung thực của
đối tượng nộp và hưởng BHYT, sự khách quan, công bằng của các đơn vị KCB, ... và
thông tin đầu ra là các báo cáo kịp thời, chính xác giúp các nhà quản lý có cái nhìn
đúng nhất là yếu tố góp phần đáng kể cho quản lý quỹ BHYT. Hiện nay, việc cung cấp

thông tin về thu quỹ BHYT, về KCB cho người lao động, về xác nhận trường hợp
được hưởng BHYT... còn nhiều phức tạp. Các thông tin này được phản ánh qua các
chứng từ, sổ sách kế toán và là bằng chứng để thanh quyết toán với cơ quan BHXH.
Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy kế toán tại cơ quan BHXH và phương tiện kỹ thuật, hệ
thống kiểm soát là những yếu tố không thể thiếu trong quản lý hệ thống quỹ BHYT.
Vấn đề chất lượng của dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng trong việc ứng dụng
CNTT trong các loại hình tổ chức. Các nhân tố tác động đến HTTTKT bao gồm: môi
trường tổ chức, các nhân tố trong tổ chức, các nhân tố bên ngoài. Để đảm bảo chất
lượng dữ liệu trong HTTTKT, các nhân tố này vô cùng quan trọng. (Nord, Gdaryl và
các cộng sự, 2005).
Về các yếu tố cấu thành HTTTKT, mỗi tác giả trong các nghiên cứu nêu trên
chỉ nghiên cứu từng yếu tố cấu thành HTTTKT: Con người, CNTT, dữ liệu, quy trình,
kiểm soát. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các tác giả mới nghiên cứu HTTTKT ở
đơn vị KCB. Các tác giả chưa nghiên cứu HTTTKT tại đơn vị chủ quản quỹ KCB.
Ngoài ra, các tác giả cũng chưa đề cập rõ mối quan hệ giữa cơ sở KCB với đơn vị chủ
10


quản trong việc quản lý hiệu quả quỹ KCB. Tác giả cho rằng đây là một khoảng trống
cần nghiên cứu tiếp. Để quản lý quỹ KCB hiệu quả, chúng ta cần nghiên cứu một
HTTTKT tại đơn vị chủ quản quỹ trong sự kết nối với HTTTKT tại các cơ sở KCB và
đối tượng hưởng BHYT nhằm cung cấp thông tin kế toán đa chiều và giám sát được
chi phí KCB.

1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, tuy HTTTKT là một nội dung mới nhưng thấy rõ tầm quan trọng
của nó trong quản lý, một số tác giả cũng có những nghiên cứu về lĩnh vực này.
Trong các sách nghiên cứu, cuốn "Hệ thống thông tin kế toán" (2004) của
trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh; Cuốn "Hệ thống thông tin kế toán" của các
tác giả Nguyễn Mạnh Toàn và Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2011); Cuốn "Hệ thống thông

tin kế toán" của các tác giả Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Quang Huy, Thiều Thị Tâm,
Phan Đức Dũng (2014), NXB Thống kê. Các tác giả cũng đã nghiên cứu hệ thống
thông tin trong đó có HTTTKT và đồng nhất khái niệm cho rằng: "HTTTKT là hệ
thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kế toán trong doanh nghiệp". Các tác giả
cho rằng HTTTKT đều thuộc hệ thống mở, có sử dụng chu trình IPO (Input –
Processing – Output). Xuất phát từ quá trình vận hành HTTT, HTTTKT bao gồm ít
nhất 3 thành phần: con người, thủ tục và dữ liệu. Con người thực hiện theo các thủ tục
kế toán để biến đổi dữ liệu kế toán nhằm tạo ra thông tin cung cấp cho người sử dụng.
Tuy nhiên, khi áp dụng CNTT, HTTTKT bao gồm 5 thành phần: con người, dữ liệu,
thủ tục, phần cứng và phần mềm.
Một số tác giả có nghiên cứu về HTTTKT trong các tạp chí. Tuy nhiên, mỗi tác
giả mới chỉ nêu được từng yếu tố trong HTTTKT chưa nghiên cứu tổng thể các yếu tố
cấu thành HTTTKT. Tác giả Vũ Hữu Đức (2009) cho rằng: HTTTKT, hiểu theo nghĩa
rộng, là lĩnh vực nghiên cứu và thực tiễn liên quan đến mục tiêu cung cấp thông tin kế
toán cho các đối tượng sử dụng nhằm đưa ra quyết định. Nó bao gồm cả lĩnh vực lập
báo cáo tài chính cung cấp cho bên ngoài và lĩnh vực thông tin kế toán cho quản trị
doanh nghiệp. Cũng trong ngữ cảnh này, HTTTKT không chỉ là thiết kế, vận hành và
giám sát HTTT mà còn bao gồm những chuẩn mực về thông tin và công tác kiểm
soát, kiểm tra đối với các thông tin được cung cấp bởi hệ thống.
Về thủ tục kiểm soát trong HTTTKT, tác giả Nguyễn Thu Hoài (2008) nêu rõ
để ngăn chặn các rủi ro, quá trình thiết kế và vận hành hệ thống kế toán máy, một mắt
11


xích quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ, trước hết phải đảm bảo đầy đủ các thủ
tục kiểm soát như trong hệ thống thủ công. Ngoài ra còn phải thiết lập thêm các thủ
tục kiểm soát phù hợp với môi trường máy tính. Nghiên cứu của tác giả đề cập đến các
thủ tục kiểm soát được thiết kế và vận hành khác biệt trong hệ thống kế toán máy so
với hệ thống kế toán thủ công.
Nghiên cứu về tính hiệu quả của HTTTKT, tác giả Nguyễn Mạnh Toàn (2011)

[46] đã nêu rõ chúng ta nên tiếp cận theo chu trình. Tác giả cho rằng HTTTKT có vai
trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình
tài sản, nguồn vốn và kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều đơn vị tổ chức
thông tin kế toán theo phần hành nhằm theo dõi, hạch toán các đối tượng kế toán. Tuy
nhiên, việc tổ chức kế toán theo từng phần hành có những hạn chế nhất định trong việc
trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các kế toán phần hành và giữa bộ phận kế toán với các
bộ phận chức năng khác trong đơn vị, dẫn đến việc thu thập, xử lý thông tin có thể
chồng chéo nhau, thông tin cung cấp thường chậm, làm giảm hiệu quả công tác kế
toán của đơn vị. Việc ứng dụng CNTT là một thuận lợi cho phép tổ chức thông tin kế
toán theo quy trình.
Ở Việt nam, vấn đề về HTTTKT trong lĩnh vực y tế còn bỏ ngỏ chưa được quan
tâm. Các nhà nghiên cứu HTTTKT trong lĩnh vực này chưa nhiều. Tác giả Huỳnh Thị
Hồng Hạnh với luận án: "Phân tích và thiết kế HTTTKT trong các bệnh viện công" (
2015) đã nghiên cứu HTTTKT tại các bệnh viện công theo chu trình phù hợp với hoạt
động của bệnh viện, sau đó đề xuất mô hình các nhân tố tác động đến sự thành công
của HTTTKT và phương pháp tập hợp, theo dõi chi phí trong điều kiện ứng dụng
CNTT. Tác giả đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện lý luận và thực
tiễn trong phân tích và thiết kế HTTTKT tại các bệnh viện công lập. Tuy nhiên, tác giả
chưa nghiên cứu được mối quan hệ giữa các bệnh viện công lập với cơ quan chủ quản
quỹ BHYT và đối tượng nộp BHYT trong việc kiểm soát chi phí KCB. Tác giả mới
chỉ phân tích và thiết kế HTTTKT bên trong các bệnh viện công chứ chưa thấy được
để quản lý tốt chi phí KCB, HTTTKT này cần kết nối với cơ quan chủ quản quỹ
BHYT và các đối tượng hưởng BHYT.
Tác giả Nguyễn Thế Hưng (2006) đã trình bày những nội dung cơ bản về cách
thức tổ chức HTTTKT trong các tổ chức. Mỗi đơn vị SNCL đặc thù có một vị trí riêng
và đặc trưng khác nhau, đòi hỏi việc tổ chức công tác kế toán trong HTTTKT cũng
12


khác nhau. Tác giả chưa đi sâu nghiên cứu HTTTKT trong từng loại hình đơn vị công

lập cụ thể. Một số tác giả khác nghiên cứu tổ chức công tác kế toán đơn vị SNCL đặc
thù về y tế, giáo dục, ngành Lao động thương binh xã hội, ví dụ như:
Trong lĩnh vực giáo dục, luận án “Tổ chức kế toán ở các trường Đại học trực
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo” (2004) của tác giả Nguyễn Thị Minh Hường đã đưa ra
những lý luận cơ bản và giải pháp về tổ chức kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán,
chưa đi sâu nghiên cứu tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu công lập, các
giải pháp chú trọng giải quyết vấn đề tài chính chưa nghiên cứu về tầm quan trọng của
tổ chức hạch toán kế toán.
Tác giả Nguyễn Hữu Đồng (2011) với luận án: “ Hoàn thiện hệ thống thông tin
kế toán trong các trường đại học công lập ở Việt Nam” đã đánh giá thực trạng và đề
xuất các giải pháp hợp lý để hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán nhằm tăng cường tự
chủ tài chính trong các trường đại học công lập Việt nam. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ
nghiên cứu HTTTKT trong lĩnh vực giáo dục.
Trong lĩnh vực y tế, tác giả Lê Kim Ngọc với luận án: “Tổ chức hạch toán kế
toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cường quản lý tài chính ngành y tế Việt
Nam”.(2009) đã tập trung nghiên cứu tổ chức công tác kế toán trong các cơ sở KCB cả
công lập và ngoài công lập trong đó chủ yếu là các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa
thuộc bộ y tế và các sở y tế quản lý. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra vấn đề tổ chức
công tác kế toán tại các cơ sở này gắn với cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị SNCL
ngành y tế.
Tác giả Lê Thị Thanh Hương (năm 2012) với luận án: “ Hoàn thiện tổ chức
công tác kế toán tại các đơn vị bệnh viện trực thuộc bộ y tế” đi sâu nghiên cứu lý luận
về tổ chức công tác kế toán, xem xét từ cơ chế quản lý hoạt động, quản lý tài chính đến
quan điểm, cơ sở và nguyên tắc tổ chức công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, tổ
chức công tác kế toán theo qui trình kế toán trong đơn vị sự nghiệp có thu công lập.
Luận án đã nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán, vận dụng cơ sở lý luận để
nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các bệnh viện trực thuộc
Bộ Y tế, phản ánh khách quan những kết quả đạt được và những hạn chế cần tiếp tục
được hoàn thiện trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nguyên nhân của hạn chế đó.
Hai tác giả Lê Kim Ngọc và Lê Thị Thanh Hương mới nghiên cứu tổ chức công

tác kế toán tại các bệnh viện và cơ sở KCB – cơ quan tham gia thanh toán BHYT, chưa
13


nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ sở KCB với các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến
quản lý quỹ BHYT, chưa nghiên cứu dưới góc nhìn của cơ quan chủ quản quỹ BHYT cơ quan BHXH. Đây là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm quản lý quỹ BHYT.
Ngoài ra, có một số nghiên cứu khác liên quan đến HTTTKT và HTTTKT quỹ
BHYT như:
Tác giả Vũ Bá Anh (2015) với luận án: "Tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin".
Tác giả Phan Thị Thu Mai (2012) với luận án: "Hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán nhằm quản lý tài chính tại các đơn vị ngành Lao động Thương Binh – Xã hội".
Tác giả Trần Quang Thông (2012) với luận án: "Nghiên cứu ảnh hưởng của
phương thức khoán quỹ định suất đến chi phí và một số chỉ số khám chữa bệnh BHYT
thuộc bốn bệnh viện huyện tỉnh Thanh Hóa".
Tác giả Hoàng Kiến Thiết với đề án" Tổ chức thực hiện chinh sách BHYT ở
Việt Nam trong tình hình mới" (2013)
Tác giả Đỗ Văn Sinh với đề án: "Đánh giá hoạt động quỹ BHXH, BHYT, tính toán
dự báo cân đối quỹ BHXH, BHYT đến 2020 và tầm nhìn đến 2030" Tháng 8 năm 2011.
Bài báo: "Bàn về quỹ BHYT trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Lê Kim
Nguyệt (Tạp chí khoa học đại học quốc gia Hà nội, luật học 26, 2010), " Hoàn thiện
chính sách BHYT để thực hiện BHYT toàn dân" của tác giả Hoàng Kiến Thiết.(Tạp
chí BHXH kỳ 1, 2 tháng 2 năm 2013)…

1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Trên thế giới, khi nghiên cứu về HTTTKT mỗi tác giả mới chỉ nghiên cứu một
khía cạnh cụ thể: tính hiệu quả, sự hữu dụng của HTTTKT; CNTT trong HTTTKT;
chất lượng dữ liệu; quy trình; kiểm soát trong HTTTKT. Tác giả chưa thấy nhà nghiên
cứu nào tìm hiểu về tất cả các nhân tố trên tại một đơn vị. Đây là một khoảng trống mà
tác giả muốn nghiên cứu. Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, các tác giả chủ yếu

nghiên cứu HTTTKT tại các cơ sở KCB, chưa nghiên cứu HTTTKT tại đơn vị chủ
quản quỹ. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào bàn về sự kết nối HTTTKT giữa các bên
liên quan đến quỹ BHYT.
Ở Việt nam, các nghiên cứu về HTTTKT chưa nhiều. Các tác giả chủ yếu
nghiên cứu HTTTKT ở từng khía cạnh riêng lẻ như: tính hiệu quả của HTTTKT; thủ
tục kiểm soát; CNTT. Ở lĩnh vực y tế, rất ít tác giả nghiên cứu HTTTKT. Chưa có tác
14


×