Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phát triển một dự án đổi mới mô hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc tại CTY cổ phần chứng khoán nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.02 KB, 4 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN:
Môn: Quản trị hành vi tổ chức
Đề Bài: Bạn hãy phát triển một dự án đổi mới mô hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc cho doanh
nghiệp, tổ chức hiện nay bạn đang làm việc. Hãy xác định trong doanh nghiệp của bạn có các vấn đề hay
cơ hội gì liên quan đến các chủ đề của môn học hành vi tổ chức? tại sao? Bạn có giải pháp gì mang tính
thực tiễn dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi tổ chức.
I.

Phát triển một dự án đổi mới mô hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc cho doanh nghiệp.

Giới thiệu về doanh nghiệp:
Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SASC) được thành lập vào tháng 12
năm 2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng, hiện tại điều lệ của Công ty là 200 tỷ đồng. Cổ đông
sáng lập của SASC là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) - một trong những ngân hàng TMCP
đầu tiên tại Việt Nam. SASC có trụ sở chính tại số 14 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội và Chi nhánh tại
Thành phố Hồ Chí Minh tại 81-83 đường Cách mạng tháng Tám, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh, cùng rất
nhiều đại lý nhận đặt lệnh tại các tỉnh thành phố lớn trên cả nước.
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là chuyên cung cấp tất cả các dịch vụ chứng khoán như môi giới
chứng khoán, tự doanh chứng khoán, lưu kí chứng khoán, tư vấn tài chính doanh nghiệp.
Phát triển một dự án đổi mới mô hình quản lý cá nhân và nhóm làm việc tại (SASC)
Lĩnh vực hoạt động tại công ty nơi tôi làm việc, chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến chứng
khoán. Công ty chúng tôi đang nghiên cứu xây dựng dự án, nghiên cứu thêm các sản phẩn dịch vụ có sự
khác biệt so với các công ty cùng lĩnh vực.
Nội dung, các bước để triển khai một dự án mới
-

Tên dự án và ý tưởng kinh doanh của nhóm
Phát triển sản phẩm mới của Công ty Chứng khoán SASC

-


Khái quát dự án:
Dự án của nhóm, nhằm nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới có tính cạch tranh cao hơn so với
các doanh nghiệp trong cùng ngày. Cụ thể, nhóm đã đưa ra 2 sản phẩm chính. Một, bản tin tư
vấn cho khách hàng. Hai, dịch vụ tư vấn khách hàng trực tuyến qua internet và điện thoại.

-

Phân tích thị trường, nhu cầu của khách hàng:
Lĩnh vực đầu tư chứng khoán là một trong những lĩnh vực đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm, bất
kể nhà đầu tư nào khi tham gia vào TTCK đều cần có kiến thức để giảm thiểu rủi ro. Hiện tại,
TTCK Việt Nam là một thị trường mới phát triển được 10 năm, trình độ và kiến thức của các
1/4


NĐT còn thiếu và hạn chế. Theo điều tra sơ bộ của nhóm, nhu cầu cần được tư vấn của NĐT là
rất cao, trên cơ sở đó nhóm đã đưa ra hai gói sản phẩm chính là, bản tin tư vấn cho khách hàng,
và dịch vụ tư vấn trực tuyến qua internet và điện thoại.
-

Mô tả dự án:
❖ Quy mô dự án: Dự án được nhóm gồm 5 thành viên thuộc các phòng ban của công ty
nghiên cứu.
❖ Sản phẩm/ dịch vụ sẽ thực hiện: Sản phần tư vấn trực tiếp và gián tiếp
❖ Phương thức tiến hành: Điều tra thực tế thị trường, viết sản phẩn trình lãnh đạo duyệt
❖ Chiến lược phát triển, triển vọng: Sản phẩm hy vọng sẽ là công cụ để giúp NĐT nâng cao
kinh nghiệm hiệu quả đầu tư, giúp khách hàng tìm đến công ty nhiều hơn để được hưởng
các dịch vụ mới. Dự báo nhu cầu của khách hàng rất lớn.

-


Thời gian triển khai dự án:
Dự kiến sản phẩm sẽ hoàn thành sau 01 tháng triển khai nghiên cứu.

-

Đánh giá sản phẩn:
Ban điều hành của công ty, chịu trách nhiệm là Tổng Giám đốc. Sau khi nhóm nghiên cứu đã
thống nhất sẽ triển khai phát triển 2 sản phầm mới, sản phẩn này sẽ được trình lên ban điều hành
của công ty để duyệt về tính khả thi của sản phầm mới. Nếu được ban điều hành chấp nhận,
nhóm sẽ bắt tay vào viết sản phẩn cụ thể. Bao gồm quy trình, nội dung của sản phẩm.

Phát triển nhóm.
Sau khi học môn OB, tôi nhân thấy sẽ có một số vấn đề sẽ phát sinh trong khi thành lập nhóm và trong
quá trình hoạt động của nhóm. Từ giai đoạn hình thành đến gian đoạn kết thúc của một dự án có rất
nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có nhiều vấn đề phức tạp nếu không có phương án và cách giải
quyết thấu đáo có thể sẽ làm hiệu quả hoạt động của nhóm sẽ không cao thậm chí là phá sản. Nói một
cách đơn giản, nhóm làm việc tạo ra một tinh thần hợp tác, phối hợp, những thủ tục được hiểu biết
chung và nhiều hơn nữa. Nếu điều này diễn ra trong một nhóm người, hoạt động của họ sẽ được cải
thiện bởi sự hỗ trợ chung. Nhóm hình thành vào phát triển thông thường sẽ có 4 giai đoạn.
-

Giai đoạn 1 hình thành nhóm. Mọi người ban đầu đều rất giữ gìn và rụt rè. Sự xung đột hiếm khi
được phát ngôn một cách trực tiếp, chủ yếu là mang tính chất cá nhân và hoàn toàn là tiêu cực. Do
nhóm còn mới nên các cá nhân sẽ bị hạn chế bởi những ý kiến riêng của mình và nhìn chung là khép
kín.

-

Giai đoạn 2 xung đột là giai đoạn tiếp theo. Khi đó, các bè phái được hình thành, các tính cách va
chạm nhau, không ai chịu lùi một bước trước ý kiến của người khác nếu không chung quan điểm với

mình.
2/4


-

Giai đoạn 3 bình thường hóa: Ở giai đoạn này, nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng
tác cùng với nhau và sự giảm bớt xung đột nội bộ. Do một tinh thần hợp tác mới hiện hữu, mọi thành
viên bắt đầu cảm thấy an toàn trong việc bày tỏ quan điểm của mình và những vấn đề này được thảo
luận cởi mở bên với toàn bộ nhóm.

-

Giai đoạn 4 hoạt động trôi chảy: Đây là điểm cao trào, khi nhóm làm việc đã ổn định trong một hệ
thống cho phép trao đổi những quan điểm tự do và thoải mái và có sự hỗ trợ cao độ của cả nhóm đối
với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm.

Dự án của nhóm phát triển sản phẩm mới, yêu cầu các thành viên trong nhóm phải có kinh nghiệm trong
lĩnh vực tài chính ít nhất 2 năm kinh nghiệm. Thành viên trong nhóm phải được tập hợp từ nhiều phòng
ban khác nhau gồm: Phòng tư vấn tài chính doanh nghiệp, phòng phân tích đầu tư, phòng môi giới,
phòng chăm sóc khách hàng, phòng PR. Sau khi nhóm phát triển sản phẩm mới được hình thành, ban
đầu sự ăn nhập của nhóm rất kém, do chưa xác định được mục đích và tầm quan trọng của nhóm. Nhưng
về dần về sau, nhóm làm việc khá kỷ luật và đoàn kết.
II. Hãy xác định trong doanh nghiệp của bạn có các vấn đề hay cơ hội gì liên quan đến các chủ
đề của môn học hành vi tổ chức? tại sao?
Tại doanh nghiệp nơi tôi làm việc có 2 vấn đề liên quan đến môn học OB, đó là vấn đề văn hóa doanh
nghiệp, và phong cách lãnh đạo. Nó rất thực tế, khi học môn OB xong đã cho tôi cái thêm hiểu biết về
hai vấn đề này một cách khoa học.
-


Văn hóa doanh nghiêp: Việc thay đổi nhân sự tại doanh nghiệp tôi làm việc gần như là thường
xuyên, tháng nào cũng có người xin nghỉ, và thay vào đó là người mới đến. Tôi nhận thấy, môi
trường làm việc tại doanh nghiệp không thật sự khiến cán bộ nhân viên thoải mái, như công ty quá
khắt khe về thời gian đi làm và nghỉ làm, việc xung đột lợi ích và ý kiến của một số cán bộ nhân viên
thì hầu như lúc nào cũng có. Không khí làm việc tại doanh nghiệp thường xuyên căng thẳng. Theo
tôi, tất cả các cán bộ nhân viên đến làm việc chỉ có một điểm chung duy nhất là thu nhập, ngoài ra
các thành viên trong doanh nghiệp không có một điểm chung gì khác để gắn kết họ lâu dài với doanh
nghiệp. Doanh nghiệp cũng có nhiều biện pháp để cải thiện môi trường làm việc, giúp cho cán bộ
nhân viên gắn bó hơn với doanh nghiệp nhưng dường như các biện pháp chưa được hiệu quả.

Văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề lớn, quyết định sự trường tồn phát triển của Doanh nghiệp, nó
không chỉ đơn thuần là hình thức bên ngoài, hành vi ứng xử thông thường. Phải có cách hiểu đúng đắn
tổng thể về văn hoá Doanh nghiệp và các bước cơ bản để xây dựng nó. Xây dựng văn hoá Doanh nghiệp
không đơn thuần là liệt kê ra các giá trị mình mong muốn hoặc chỉ thay đổi trang trí…, mà đòi hỏi sự
khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo, sự thấu hiểu nỗ lực của tất cả các thành viên, sự kiên định
bền bỉ nhiều năm.ư
-

Phong cách lãnh đạo:

Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới
hoạt động của những người khác. Là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân lãnh đạo quản lý với các
thành viên trong doanh nghiệp. Về cơ bản có 3 kiểu phong cách theo OB.
3/4


Phong cách độc đoán
- Phong cách dân chủ
- Phong cách tự do.
-


Theo như tôi hiểu thì, phong cách lãnh đạo tại doanh nghiệp tôi có phần thiên về độc đoán, thường thì
ban điều hành thường đưa ra những chính sách hay quy định mang tính cá nhân, nhiều quyết định không
phù hợp với nguyện vọng cũng như phù hợp với tình hình thực tế nhưng vẫn được áp dụng. Đây cũng có
thể là nguyên nhân khiến việc nhân sự tại công ty liên tục biến động thay đổi. Kết quả là.
Nhân viên ít thích lãnh đạo.
- Hiệu quả làm việc cao khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo.
- Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân
-

III. Giải pháp mang tính thực tiễn dựa trên cơ sở lý thuyết hành vi tổ chức.
Sau khi học môn OB, liên hệ với chính doanh nghiệp mình đang làm việc tôi thấy 2 vấn đề lớn đang tồn
tại ở doanh nghiệp mình đó là vấn đề văn hóa doanh nghiệp và phong cách lãnh đạo của ban điều hành.
Tôi xin đề xuất một số giải pháp cho công ty như sau:
-

Giải pháp nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại SAS
+ Bản thân lãnh đạo cần là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp
+ Xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tích cực, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh chứng khoán
+ Nâng cao ý thức cho tập thể cán bộ nhân viên doanh nghiệp

-

Giải pháp phong cách lãnh đạo của Ban điều Hành

Theo đề xuất của tôi thì lãnh đạo công ty cần phải có cách lãnh đạo phù hợp với công ty đặc điểm công
ty mình, do trước khi làm Tổng Giám Đốc tại SASC, Tổng Giám Đốc làm việc cho rất nhiều công ty
nước ngoài. Có thể việc này đã ảnh hưởng nhiều đến phong cách lãnh đạo của Sếp.
Lãnh đạo mà ở đó người lãnh đạo phải có tính quyết đoán thể hiện qua các phẩm chất dám nghe dám
làm, dám chịu trách nhiệm, tự tin, ra được những quyết đính kịp thời trong những tình huống khó khăn.

Bên cạnh đó, người lãnh đạo tạo ra được nhiều điều kiện thuận lợi để cấp dưới phát huy hết năng lực, trí
lực, óc sáng tạo, lòng nhiệt tình vào công việc, có hệ thống chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật kịp
thời, thích đáng nhằm động viên người lao động phát huy mọi tiềm năng, ổn định tinh thần và đảm bảo
được cuộc sống. Các luồng thông tin trong quản lý phải luôn được đảm bảo theo các kênh từ trên xuống
dưới, từ cấp dưới lên trên. Có như vậy, theo tôi môi trường làm việc tại công ty mới được cải thiện.
Tài liệu tham khảo.
-

Giáo trình, của Đại Học Griggs

-

Giáo trình Quản trị hành vi tổ chức, NXB thống kê

4/4



×