Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

nghiệp vụ hải quan đối với hàng hóa loại hình tạm nhập tái xuất tại công ty tnhh giải pháp kiểm định việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 73 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
ĐỀ TÀI

NGHIỆP VỤ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA LOẠI
HÌNH TẠM NHẬP TÁI XUẤT TẠI CƠNG TY TNHH
GIẢI PHÁP KIỂM ĐỊNH VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Viết Bằng

TP HCM, THÁNG 11 NĂM 2016


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.............................................................................3
1.1

Mục tiêu nghiên cứu:...................................................................................3

1.2

Phạm vi nghiên cứu:.....................................................................................3

1.3

Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................3


1.4

Kết cấu đề tài:..............................................................................................3

1.5

Giới thiệu doanh nghiệp...............................................................................3

1.6

Giới thiệu về hình thức tạm nhập tái xuất....................................................5

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TẠM NHẬP – TÁI XUẤT HÀNG HÓA.........................6
2.1

Hàng tạm nhập tái xuất – Tạm xuất tái nhập................................................6

2.2

Căn cứ pháp lý:............................................................................................6

2.3 Mơ tả hàng hóa tạm nhập tái xuất của Công Ty TNHH Giải Pháp Kiểm
Định Việt Nam.......................................................................................................6
2.4

Hồ sơ hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất............................................7

2.5

Địa điểm làm thủ tục hải quan và cửa khẩu tạm nhập tái xuất.....................8


2.6

Thời hạn khai báo, nộp tờ khai hải quan và thời gian lưu giữ:.....................9

2.7

Quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất.. 13

2.7.1 Đăng kí doanh nghiệp khai báo ( nếu cần).................................................13
2.7.2

Quy trình hải quan tạm nhập...............................................................19

2.7.3

Thủ tục hải quan đối vơi hàng hóa tái xuất..........................................40

CHƯƠNG 3:NHỮNG THUẬN LỢI, KHĨ KHĂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP,
KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH KHAI HẢI
QUAN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ...............................................................57
3.1

Những thuận lợi và khó khăn:................................................................57

3.1.1.

Thuận lợi:............................................................................................57

3.1.2.


Khó khăn:............................................................................................58

3.2.
tử:

Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quy trình khai hải quan điện
59

3.2.1.

Về phía doanh nghiệp:.........................................................................59

3.2.2.

Về phía cơ quan hải quan:...................................................................59


3.2.3.
3.3.

Đối với sinh viên đang học ngành nghề xuất nhập khẩu:.....................60

Hạn chế của bài tiểu luận:.......................................................................60

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................62


LỜI MỞ ĐẦU

Q trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra nhanh và mạnh
tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Trong mối quan hệ với các nước, vấn đề kinh tế luôn được đặt lên hang đầu và con
đường buôn bán ngoại thương là nhân tố chính để hiện thực hóa điều đó. Để đạt
được những bước tiến vững chắc khi tiến ra thị trường thế giới đòi hỏi các doanh
nghiệp Việt Nam, dưới định hướng của nhà nước cần có tầm nhìn sâu rộng về các
nghiệp vụ ngoại thương, từ thăm dò thị trường, lựa chọn đối tác, ký kết hợp đồng…
Cùng với sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế, các hoạt động ngoại
thương cũng trở nên đa dạng. Một trong số đó là hoạt động “tạm nhập tái xuất và
tạm xuất tái nhập hàng hóa”. Tạm nhập tái xuât, tạm xuất tái nhập là loại hình kinh
doanh khơng riêng gì ở Việt Nam mà phổ biến ở các nước trên toàn thế giới. Dù
kinh doanh tạm nhập tái xuất không thu được thuế trực tiếp nhưng lại thu thuế
thông qua doanh nghiệp. Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập làm đa dạng hóa kinh
doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đứng vững, kinh doanh tốt nguồn thu
sẽ tăng thêm. Hoạt động này cũng làm sôi động quan hệ thương mại, nhất là quan
hệ thương mại biên giới, giúp cả hai bên cùng có lợi, đóng góp phát triển hạ tầng,
phát triển doanh nghiệp, phát triển quan hệ thương mại.
Khi tham gia khai hải quan bằng điện tử, người khai hải quan sẽ sử dụng
máy tính để khai theo đúng các tiêu chí và quy chuẩn cho từng loại hình cũng như
từng loại hàng hóa thong qua phương tiện điện tử truyền số liệu hải quan tới cơ
quan hải quan. Hệ thống sẽ tiếp nhận và xử lý dữ liệu từ doanh nghiệp, sau đó phản
hồi và hướng dẫn cho người khai hải quan thực hiện theo quy trình thủ tụ hải quan
điện tử. So với việc thực hiện khai hải quan thủ cơng, thì việc hiện đại quy trình
khai hải quan sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả cơ quan hải quan và cả các doanh
nghiệp như giảm thiểu số lượng giấy tờ phải sử dụng, thời gian thông quan hàng
hóa trung bình được rút ngắn, giảm chi phí khơng cần thiết về việc di chuyển, lệ phí

1



hải quan được thu, nộp đúng kỳ hạn và những quy định về thủ tục hải quan được
minh bạch.Và cuối cùng, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử sẽ tự động từ chối tiếp nhận
nếu doanh nghiệp không chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
Nắm bắt và hiểu được những điều trên, nhóm chúng em chọn đề tài “Thực
hiện quy trình khai hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất ” để làm báo cáo,
qua các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp và so sánh, từ đó có cái
nhìn sâu rộng hơn về cơ sở pháp lý cũng như quy trình thực hiện thủ tục hải quan
điện tử đối với từng lọa hàng hóa.
Đối tượng nghiên cứu của nhóm là quy trình thực hiện thủ tục hải quan tạm
nhập tái xuất hàng hóa của Cơng Ty TNHH Giải Pháp Kiểm Định Việt Nam, cơng
ty đã thực hiện hợp đồng mượn hàng hóa thiết bị là “Mẫu chuẩn bằng thép dạng ống
( dùng cho thiết bị siêu âm khuyết tật kim loại)” của Olympus Singapore Pte.,Ltd để
trưng bày, triển lãm và giới thiệu sản phẩm mới.
Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu thực tế về hoạt động tạm nhập tái xuất, sau
đó rút ra bài học kinh nghiệm. So sánh, phân tích và đánh giá những kiến thức lý
thuyết so với thực tế. Và cuối cùng, bài báo cáo sẽ làm tư liệu tham khảo đối với
các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện quy trình khai hải quan đối với hàng hóa
tạm nhập tái xuất hàng hóa cũng như các bạn sinh viên đang theo học môn học
nghiệp vụ hải quan ở trường Đại học Tôn Đức Thắng và các trường đại học, cao
đẳng khác trên cả nước.

2


1.1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm hiểu rõ hơn về các bước thơng quan của hàng hóa xuất nhập khẩu


đối với loại hình tạm nhập tái xuất tại Việt Nam.
Trang bị thêm những kiến thức quy trình, thủ tục khai báo hải quan và các
kiến thức nghiệp vụ hải quan cơ bản.
1.2

1.3

Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động tạm nhập tái xuất giữa hai công ty :
-

Công ty TNHH GIẢI PHÁP KIỂM ĐỊNH VIỆT NAM

-

Công ty Olympus Singapore Pte., Ltd

Phương pháp nghiên cứu:
Áp dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như tổng hợp hệ thống hóa,

phân tích từ đó rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
1.4

Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Quy trình tạm nhập tái xuất hàng hóa của cơng ty TNHH Giải
Pháp Kiểm Định Việt Nam (VISCO)
Chương 3: Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp, kiến nghị


nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện quy trình hải quan trong kinh
doanh quốc tế
1.5

Giới thiệu doanh nghiệp
Thông tin chung

Tên công ty: Công Ty TNHH Giải Pháp Kiểm Định Việt Nam.

3


Tên tiếng anh: Vietnam Inspection Solution Co., Ltd.
Tên viết tắt: VISCO
Ngày thành lập: 6/2000
Trụ sở chính: 60 Võng Thị, quận Tây Hồ, Hà Nội
Tel: 84.43836 2117

Fax: 84.43753 7558

Email:
Chi nhánh tại TP.HCM: 48 Hoa Sứ, P.7, Q. Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 84.8.22268838

Fax: 84.8.22268839

Email:
Website: www.viscondt.com.vn và www.visco.com.vn
Số ĐKKD và MST: 0302061961
Ngành nghề kinh doanh:



Tư vấn, đào tạo, chuyên giao công nghệ kiểm tra kiểm định không

phá huỷ (NDT) và hệ thống quản lý chất lượng (QA/QC) cho các cơ sở công nghiệp
thuộc các lĩnh vực công nghiệp: dầu khí, đóng tàu, cơ khí, năng lượng, hàng khơng,
xây dựng, giao thông…


Dịch vụ kiểm tra, kiểm định chất lượng thiết bị, hàng hố, sản phẩm,

cơng trình cơng nghiệp thuộc các lĩnh vực kể trên.


Hiệu chuẩn, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị NDT và đo lường



Mua bán, dịch vụ thiết bị vật tư khoa học công nghệ, thiết bị NDT và

thiết bị đo kiểm, an ninh và các thiết bị khác.

4


Vốn pháp định: 20.000.000.000 VNĐ
Những nét nổi bật của VISCO
VISCO là công ty hàng đầu Việt Nam chuyên về tư vấn, đào tạo, chuyển giao công
nghệ, cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm định khơng
phá hủy (NDT) và đo lường.

VISCO có đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên NDT nhiệt huyết và giàu kinh nghiệm
trong các lĩnh vực cơng nghiệp dầu khí, hàng khơng, năng lượng, cơ khí chế tạo,
đóng tàu, tự động hóa và phân tích mơi trường
VISCO là đơn vị tiên phong trong việc đào tạo và chuyển giao công nghệ NDT cho
nhiều đơn vị công nghiệp hàng đầu trong cả nước như Tổng Công Ty Lắp Đặt Máy
Việt Nam (LILAMA), Tổng Cơng Ty Cơ Khí Xây Dựng (COMA), Trung Tâm An
Tồn Mơi Trường Và Dầu Khí (PVSC), Tổng Cơng Ty Dầu Khí Việt Nam, Tổng
Cơng Ty Hàng Khơng Việt Nam (VNA), …
Hiện tại VISCO là đối tác của Hội thử nghiệm không phá hủy Mỹ (ASNT), nhà
phân phối ủy quyền của Olympus NDT, Rigaku, proceq…
1.6

Giới thiệu về hình thức tạm nhập tái xuất

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hố được đưa từ nước ngồi hoặc từ các
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hố đó ra khỏi Việt Nam.

5


CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TẠM NHẬP – TÁI XUẤT HÀNG HÓA
2

2.1

Hàng tạm nhập tái xuất – Tạm xuất tái nhập.

Tạm nhập tái xuất là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc

biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam (khu vực hải quan riêng) vào Việt Nam, có làm thủ
tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi
Việt Nam.
Tạm xuất tái nhập là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam (khu vực hải quan riêng), có làm thủ tục
xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hang hóa đó vào
Việt Nam.
2.2

Căn cứ pháp lý:

Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát, kiểm soát hải quan.
Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục
hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý
thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Và một số nghị định, thông tư khác liên quan đến hoạt động tạm nhập tái xuất – tạm
xuất tái nhập.
Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật Thuơng mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại
lý mua, bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa với nước ngồi.
2.3

Mơ tả hàng hóa tạm nhập tái xuất của Cơng Ty TNHH Giải Pháp Kiểm
Định Việt Nam.
 Tên và mô tả hàng hóa.

6



Mẫu chuẩn bằng thép dạng ống (Dùng cho thiết bị siêu âm khuyết tật kim loại), số
lượng: 1 bộ.
Tên sản phẩm: Reference Standard Pipe.
Sản phẩm là sản phẩm mới hoàn toàn 100%.
Thời hạn tạm nhập tái xuất được thỏa thuận trong hợp đồng là 12 tháng (hoặc 90
ngày)
Xuất xứ từ Canada, có giá là 200 SGD/ 1 bộ sản phẩm.
 Mục đích tạm nhập tái xuất:
Để phục vụ cho việc trưng bày và giới thiệu sản phẩm mới tới các khách hàng của
cơng ty tại văn phịng cơng ty, địa chỉ 60 Võ Thị, Tây Hồ, Hà Nội.
2.4

Hồ sơ hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất

Theo khoản 1, điều 82 (Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái
xuất) thông tư 38/2015/TT-BTC quy định như sau:
 Hồ sơ hải quan tạm nhập:
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này, ngồi ra trong hồ sơ hải
quan tạm nhập phải có:
-

Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu: 1 bản coppy.

-

Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công
Thương cấp: 1 bản coppy và giấy phép tạm nhập tái xuất do Bộ Công
Thương cấp: 1 bản coppy nếu hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm

nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính phủ.

 Hồ sơ hải quan tái xuất:
Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này (Tương tự hồ sơ hải
quan đối với hàng xuất khẩu thông thường).

7


Khi làm thủ tục tái xuất, thương nhân phải khai báo thông tin về số tờ khai tạm
nhập, số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập tương ứng với từng dòng hàng
tái xuất để Hệ thống theo dõi trừ lùi; Hệ thống tự động thực hiện trừ lùi theo số
lượng trên tờ khai tạm nhập tương ứng.
2.5

Địa điểm làm thủ tục hải quan và cửa khẩu tạm nhập tái xuất.

 Địa điểm làm thủ tục hải quan
Theo khoản 2 điều 82 Nghị định 08/2015/NĐ-CP:
Tạm nhập:
Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu
nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập;
Tái xuất:
Thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu
tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có
điều kiện theo quy định của Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi
cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập.
 Cửa khẩu tạm nhập tái xuất.
Theo thông tư 38/2015/TT-BTC và nghị định 187/2013/NĐ-CP:
Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa

khẩu chính theo quy định của pháp luật.
Việc tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, địa điểm khác thực hiện theo quy định
của Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu
nhưng khơng thay đổi phương thức vận chuyển thì người khai hải quan có văn bản
đề nghị gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, nếu được Chi cục trưởng Chi cục
Hải quan phê duyệt thì cơng chức hải quan thực hiện chuyển địa điểm giám sát trên

8


Hệ thống. Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi đang lưu giữ hàng hóa lập biên bản bàn
giao và niêm phong hàng hóa để chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất.
Trường hợp thay đổi cửa khẩu tái xuất đã khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu,
hàng hóa chưa thơng quan thì người khai hải quan thực hiện khai bổ sung. Nếu thay
đổi cửa khẩu tái xuất làm thay đổi phương thức vận chuyển hàng hóa thì người khai
hải quan khai bổ sung cửa khẩu xuất tại ô “Phần ghi chú”, sửa đổi thơng tin “Địa
điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu;
Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập nhưng tái xuất vào khu phi thuế quan,
kho ngoại quan hoặc khu chế xuất thì cửa khẩu xuất hàng là khu phi thuế quan, kho
ngoại quan hoặc khu chế xuất.
 Nơi làm thủ tục hải quan theo bộ chứng từ này là các nơi gồm:

2.6

-

Chi cục hải quan: Cục Hải Quan TP. Hà Nội.

-


Chi cục hải quan đăng ký tờ khai: Chi cục hải quan Fedex.

-

Chi cụ hải quan cửa khẩu nhập: Bưu điện Hà Nội.

-

Cửa khẩu tạm nhập tái xuất: Bưu điện Hà Nội

Thời hạn khai báo, nộp tờ khai hải quan và thời gian lưu giữ:

2.

Thời hạn tạm nhập tái xuất
Căn cứ khoản 4 điều 11 nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định:
Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 (sáu mươi)
ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài
thời hạn, doanh nghiệp có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ

9


tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 (ba mươi) ngày và không quá
2 (hai) lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc
tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì doanh nghiệp phải tuân thủ các
quy định về nhập khẩu và thuế.
Theo khoản 2, điều 49 nghị định 08/2015/NĐ-CP:

Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của
thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục.
Trường hợp thương nhân với bên đối tác thỏa thuận kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm
xuất thì trước khi hết thời hạn đã đăng ký, người khai hải quan có văn bản thông
báo và nộp kèm văn bản thỏa thuận gia hạn tạm nhập, tạm xuất cho Chi cục Hải
quan nơi làm thủ tục. Quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất đã đăng ký, nếu thương nhân
chưa tái xuất, tái nhập hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo bộ chứng từ đang thực hiện thì thời hạn tái xuất là 90 ngày kể từ ngày giao
hàng.
Thời hạn khai báo, nộp hồ sơ khai báo hải quan.
Đối với khâu tạm nhập:

 Trường hợp 1:
Trước 15 ngày hàng về, doanh nghiệp có thể khai báo Hải Quan, Theo đó, đối với
hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu tạm nhập
nhưng hàng hoá được tái xuất qua cửa khẩu khác, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm
nhập làm thủ tục đã thông quan, niêm phong hải quan và lập Biên bản bàn giao cho
thương nhân tự bảo quản vận chuyển đến cửa khẩu xuất. Quá 15 ngày kể từ ngày
đăng ký tờ khai hải quan hàng hoá mới được vận chuyển đến khu vực giám sát hải
quan của cửa khẩu xuất thì không thuộc trường hợp huỷ tờ khai hải quan theo quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012
của Bộ Tài chính do hàng hố đã hoàn thành thủ tục và chịu sự giám sát của cơ
quan hải quan bằng niêm phong hải quan. Trường hợp thương
nhân vận chuyển hàng hố khơng đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký trên Biên
bản bàn giao thì đơn vị phát hiện vi phạm tiến hành xử phạt theo đúng quy định.

10


 Trường hợp 2:

Đối với hàng hóa nhập khẩu, việc khai hải quan được thực hiện trước khi hàng hóa
đến cửa khẩu hoặc trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.Ngày
hàng hóa đến cửa khẩu được xác định:
Là ngày ghi trên dấu của cơ quan hải quan đóng lên bản khai hàng hóa nhập khẩu
tại cảng dỡ trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập.
Ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương
tiện vận tải.
Đối với khâu tái xuất:
Theo điều 18 Luật Hải quan năm 2005:
Hàng

hoá

xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là

08

giờ trước khi

phương

tiện vận tải xuất cảnh; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày đăng ký;
Hành lý mang theo của người nhập cảnh, xuất cảnh được thực hiện ngay khi
phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc
làm thủ tục nhận hành khách lên phương tiện vận tải xuất cảnh. Hành lý gửi trước
hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh được thực hiện theo quy định tại khoản
1 Điều này;
Hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh được thực hiện ngay khi hàng hóa, phương
tiện vận tải tới cửa khẩu nhập đầu tiên và trước khi hàng hóa, phương tiện vận tải

qua cửa khẩu xuất cuối cùng;
Phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện chậm nhất 02
giờ sau khi cảng vụ thông báo phương tiện vận tải đã đến vị trí đón trả hoa tiêu và
01 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh

11


Phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay
khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm
thủ tục nhận hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh;
Phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông xuất cảnh, nhập cảnh được
thực hiện ngay sau khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập đầu tiên và trước khi
phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cuối cùng để xuất cảnh
Về thời hạn lưu giữ hàng tạm nhập tái xuất:
Thời hạn hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được phép lưu giữ tại Việt Nam
thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày
20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuơng mại về hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia cơng và q cảnh
hàng hóa với nước ngoài
Trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề
nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, Chi cục
trưởng Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề
nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu
hồ sơ hải quan 01 bản chụp. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần cho mỗi
lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, mỗi lần không q 30 ngày.
Đối với hàng hóa thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo
quy định của Chính phủ hoặc hàng hóa thuộc Danh mục khơng khuyến khích nhập
khẩu của Bộ Cơng Thương thì q thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam thương
nhân chỉ được tái xuất qua cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết

thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam (không được phép tái xuất qua cửa khẩu
khác cửa khẩu tạm nhập). Trường hợp không tái xuất được thì bị tịch thu và xử lý
theo quy định; Trường hợp phải tiêu hủy thì thương nhân chịu trách nhiệm thanh
tốn chi phí tiêu hủy. Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập chịu trách nhiệm chủ trì

12


và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất trong việc bàn giao, quản lý,
giám sát và xử lý hàng hóa quá thời hạn lưu giữ tại Việt Nam.

2.7

Quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái
xuất.

2.7.1

Đăng kí doanh nghiệp khai báo ( nếu cần)

 Sử dụng phần mềm ECUS5 (VNACCS) để khai HQĐT tại doanh nghiệp.

Khi bắt đầu khâu nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa, phải chú ý đăng kí thơng tin
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiêp đã đăng kí rồi thì bỏ qua bước này. Nếu chưa thì
tiến hành như sau:
Chọn HỆ THỐNG – 6. DANH SÁCH KHÁCH HÀNG

Sau đó, phần mềm sẽ hiện ra như hình bên dưới và chọn vào nút thêm mới

13



Tiếp đó chọn “chọn doanh nghiệp” và chọn “ thêm mới”

14


Rồi điền đày đủ các mục: mã doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại,
fax. Sau đó, chọn nút “GHI”

Ghi xong sẽ tiếp tục nhấn vào tên doanh nghiệp vừa thêm vào, và bấm nút “CHỌN”
nằm bên góc trái phía dưới, để chọn doanh nghiệp đó.

15


Tiếp đó, lại chọn nút “GHI” và đóng các trang đang mở, chỉ để lại màn hình chính
của phần mềm

16



×