Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Các giải pháp nâng cao hiệu quả và cung cầu trong tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.84 KB, 18 trang )

Các giải pháp nâng cao hiệu quả
1.

Các giải pháp về quản lí Nhà nước

1.1: Tổ chức và quản lí đồng bộ
Cần thống nhất quy trình tổ chức sản xuất rau an toàn trên phạm vi
cả nước. Thống nhất quy trình sản xuất là cơ sở để khuyến khích người
dân đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn hiện nay. Có thống
nhất được tổ chức thì mới có thể sản xuất đồng bộ, đúng quy trình kỹ
thuật và đạt hiệu quả cao. Đồng thời Nhà nước cũng cần xác nhận kết
quả sản xuất của một tổ chức (hoặc cá nhân) thực hiện theo kỹ thuật sản
xuất rau an toàn đã đạt chất lượng theo quy định, giúp người sản xuất có
cơ sở công bố tiêu chuẩn chất lượng rau của mình trên thị trường.
Các cơ quan chức năng cần tham gia vào vấn đề quy hoạch sản
xuất rau an toàn, có quy hoạch thành những vùng tập trung mới quản lý
và tổ chức được. Quy hoạch phát triển sản xuất rau an toàn là vấn đề hết
sức quan trọng để có thể sản xuất có quy mô nhằm mở rộng diện tích,
tăng năng suất rau an toàn. Có như thế mới có thể gia tăng được hiệu
quả của sản xuất rau an toàn. Để thực hiện quy hoạch có hiệu quả cần
thực hiện các biện pháp sau:
+ Xác định vùng trồng theo từng đối tượng, chủng loại rau an toàn
của từng tiểu vùng.


+ Tìm hiểu các yếu tố đất đai, thời tiết, khí hậu, lượng mưa hàng
năm ở từng vùng làm cơ sở cho lựa chọn chủng loại rau an toàn phù
hợp.
+ Tiến hành phân bố cải tạo vườn, ruộng hiệu quả kinh tế thấp
thành đất trồng rau an toàn có hiệu quả kinh tế cao.
+ Chuyển đổi đất bồi bãi, đất chưa sử dụng không có hiệu quả sang


trồng rau an toàn tập trung.
+ Xây dựng các vùng rau an toàn đẹp, tiên tiến điển hình, có chất
lượng, cần gắn hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn với hiệu quả xã hội
và hiệu quả môi trường.
1.2: Về cơ chế chính sách
- Nhanh chóng có những văn bản có tính chất pháp lý, những
hướng dẫn cụ thể, thiết thực sát với thực tế về các vấn đề liên quan đến
sản xuất và tiêu thụ rau an toàn, đặc biệt là ra đời sớm “quy định chung
về GAP trong sản xuất rau an toàn ở Việt Nam (Việt GAP)”.
- Cần có cơ chế phù hợp trong việc quy hoạch các vùng sản xuất
rau an toàn trên địa bàn các cấp, kể cả cấp cơ sở, nhằm giúp cho nông
dân chủ động trong việc đầu tư sản xuất.
- Cần có cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ban đầu
(hỗ trợ nhà lưới, hệ thống điện, hệ thống tưới…) một cách cơ bản nhằm
giúp cho nông dân giảm bớt một phần khó khăn. Cần có các công tác


đào tạo, tập huấn các quy trình sản xuất rau an toàn cho người dân. Cần
nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để phục vụ sản xuất rau an toàn.
- Cần có chế độ ưu đãi, hỗ trợ các chương trình sản xuất, ứng dụng
những sản phẩm hữu cơ, vi sinh vào việc phòng trừ bệnh, hạn chế sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
- Cần có những giải pháp thiết thực nhằm liên kết giữa nhà kinh
doanh với nông dân ngày càng chặt chẽ và bền vững. Hiện có rất ít
doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh tiêu thụ rau an toàn. Bà con nông
dân thường tự sản xuất, tự tiêu thụ, các khâu này mang tính chất tự phát
và đầu ra thường không ổn định. Đối với các doanh nghiệp thì tiền thuê
cửa hàng cao, chi phí thuê người giám định, chi phí bảo quản lớn…
khiến giá rau an toàn cao hơn hẳn, khó cạnh tranh với rau thường. Cần
có các chính sách ưu đãi cụ thể để thu hút các doanh nghiệp tham gia

vào sản xuất kinh doanh rau an toàn. Các doanh nghiệp hiện nay còn lo
sợ đầu tư vào lĩnh vực nhiều rủi ro này.
- Đồng thời cũng cần có các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về
vốn cho sản xuất rau an toàn. Huy động nguồn vốn tự có của người dân
để phát triển sản xuất rau an toàn, hỗ trợ vốn cho hoạt động đào tạo tập
huấn kỹ thuật, tài liệu, tham quan, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ
quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Có chính sách
vay vốn, lãi xuất ưu đãi đối với người sản xuất rau an toàn tùy theo nhu
cầu vay vốn: Cho vay ngắn hạn để mua vật tư, chi phí trồng rau an toàn


như hạt giống, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất…; Cho vay
trung hạn chi phí để mở rộng diện tích canh tác, xây dựng cơ bản đồng
ruộng để gieo trồng rau an toàn, đầu tư vào làm nhà lưới, máy bơm
nước, hệ thống tưới tiêu; cho vay dài hạn đối với hộ còn khó khăn để
phát triển sản xuất… Tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức để
tạo vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn.
1.3: Về kiểm tra chất lượng rau an toàn
Hiện nay quản lý và kiểm tra chất lượng rau an toàn ở Việt Nam
còn rất lỏng lẻo, làm cho người tiêu dùng không an tâm về chất lượng
rau an toàn. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn hiện nay
cần quan tâm hơn nữa về vấn đề quản lý và kiểm tra chất lượng.
Giải pháp sản xuất rau an toàn theo hướng GAP (Good
Agricultural Practices) đang từng bước được phổ biến hiện nay và cần
được áp dụng rộng rãi hơn nữa để đảm bảo rau an toàn và chất lượng
cao.
Cần thống nhất phương pháp nhanh kiểm tra chất lượng rau an
toàn để mọi thành phần đều áp dụng được, tự kiểm tra, giám sát…Cần
học hỏi kinh nghiệm kiểm tra chất lượng rau an toàn ở các nước để có
thể tiến hành kiểm tra chất lượng rau an toàn đơn giản và ít tốn kém hơn.

Các cấp chính quyền, đoàn thể cần có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ
về rau an toàn và có hệ thống kiểm tra chất lượng đồng bộ để người tiêu


dùng an tâm về chất lượng rau an toàn cũng như tạo thuận lợi cho những
người sản xuất rau an toàn tạo dựng được uy tín cho mình.
Cần có sự kiểm tra chất lượng rau an toàn thường xuyên, kịp thời
để phát hiện các trường hợp rau không đảm bảo chất lượng. Đồng thời
cần có sự quản lý đồng bộ để tránh tình trạng lẫn lộn giữa rau an toàn và
rau thường gây mất niềm tin đối với người tiêu dùng.
Có sự xác nhận cụ thể đối với từng chủng loại rau đảm bảo an toàn
để giữ uy tín cho người sản xuất, là cơ sở để người sản xuất an tâm tham
gia phát triển sản xuất rau an toàn.
1.4: Về giải pháp kĩ thuật
- Hoàn thiện quy trình sản xuất an toàn cho từng loại rau một cách
cụ thể.
- Tăng cường công tác tập huấn chuyển giao đến nông dân một
cách rộng khắp (kể cả tập huấn phổ cập hay đào tạo theo suốt chu kỳ
sống của từng loại rau), đặc biệt là huấn luyện kỹ cho nông dân trong
việc bảo quản, sử dụng các sản phẩm nông dược theo nguyên tắc 4 đúng:
đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời gian, hướng tới
sử dụng các sản phẩm sinh học, hữu cơ…
- Xây dựng, hướng dẫn và phát triển nhân rộng vùng chuyên canh
rau an toàn, ít hay không sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật hóa học,
nhằm tăng chất lượng sản phẩm, chống suy thoái môi trường.


- Tăng cường khuyến khích người nông dân áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật trồng trọt mới, mở rộng việc áp dụng chương trình
IPM trên rau, quản lý thực hiện 5 điều cấm trong sản xuất rau.

- Tăng cường lịch giám sát đồng ruộng theo định kỹ, thường xuyên
thu thập mẫu, phân tích nhanh, kiểm tra kết quả nhằm có hướng điều
chỉnh kịp thời trong sản xuất.
- Hỗ trợ, hướng dẫn nông dân các công đoạn từ thu hoạch, thu
mua, sơ chế, bảo quản, vận chuyển đến khâu tiêu thụ theo đúng yêu cầu
đặt ra.
2. Các giải pháp về những người sản xuất và các doanh nghiệp trong
ngành hàng
2.1. Cần tổ chức sản xuất có quy mô, cần có các doanh nghiệp
tham gia vào sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Nông dân trồng rau cần phải được tổ chức thành tổ, Câu lạc bộ hay
Hợp tác xã, với các tổ chức này nông dân có thể tự quản, với sự đảm bảo
về thương hiệu, uy tín đối với khách hàng. Chất lượng rau an toàn sẽ
được đảm bảo. Các hình thức tổ tự quản để quản lý sản xuất ngay trên
đồng ruộng và có thể cả trong quá trình vận chuyển, bán hàng.
Cần có sự quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn thành các cơ sở sản
xuất rau an toàn có quy mô rộng lớn để sản xuất có hiệu quả, có thể ứng
dụng tiến bộ khoa học công nghệ trên diện rộng và tránh được sự lây


nhiễm sâu bệnh ở các ruộng rau không an toàn bên cạnh. Tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất, thu gom, xây dựng nhãn hiệu đối với rau an toàn.
Cần có sự liên kết “4 nhà” để tạo thuận lợi cho sản xuất và lưu
thng phân phối rau an toàn. Cần có sự liên kết hài hòa gữa nhà sản xuất,
doanh nghiệp kinh doanh và chính quyền các cấp để mang lại hiệu quả
cao. Người sản xuất có thể cung ứng rau an toàn trực tiếp cho doanh
nghiệp kinh doanh sẽ tránh được tình trạng bị ép giá đối với người sản
xuất và tình trạng thiếu sản phẩm của các doanh nghiệp. Đồng thời cũng
cần có sự liên kết giữa các tỉnh lân cận nhau để đảm bảo phân phối hài
hòa và hiệu quả.

Các doanh nghiệp cần tham gia vào lĩnh vực cung ứng rau, với sự
giám định, kiểm tra chất lượng rõ ràng để đảm bảo uy tín và thu được lợi
nhuận cao từ sản xuất rau an toàn. Với sự liên kết với các doanh nghiệp
thì người sản xuất rau an toàn có thể yên tâm về uy tín và nhãn hiệu của
mình khi được cung ứng trên thị trường. Người sản xuất rau an toàn sẽ
cố gắng giữ uy tín và an tâm sản xuất.
2.2. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư cho sản
xuất rau an toàn
Sản xuất rau an toàn hiện nay với cơ sở hạ tầng còn thấp kém, vốn
đầu tư ít, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn cần chú ý đến
vần đề cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư. Các doanh nghiệp và người sản xuất


cần có sự đầu tư hợp lý về cơ sở hạ tầng mới có thể phát triển đồng bộ
và có hiệu quả trong sản xuất rau an toàn.
Cần xây dựng hệ thống quy trình bảo quản chế biến, sơ chế rau an
toàn để hạn chế hao phí sản phẩm do dập nát, hư thối sau thu hoạch. Hệ
thống bảo quản, sơ chế, bao gói nếu được diễn ra ngay tại nơi sản xuất
sẽ đảm bảo được chất lượng hàng hóa và hạn chế được sự lẫn lộn giữa
rau thường và rau an toàn.
Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cần chú trọng công tác thủy
lợi, hệ thống giao thông thuận tiện cho sản xuất, hiện đại hóa hệ thống
thông tin liên lạc, khuyến khích sử dụng điện thoại cá nhân, máy tính có
kết nối Internet giúp người trồng rau nắm bắt được thông tin cần thiết,
kịp thời để có những quyết định đúng đắn trong các quyết định sản xuất
kinh doanh rau an toàn. Đồng thời cần đầu tư vào các hệ thống cơ sở vật
chất cơ sở như giao thông, điện, y tế, trường học và hệ thống chợ, siêu
thị, các cửa hàng kinh doanh rau an toàn.
Cần huy động vốn tự có trong nhân dân cũng như vốn đầu tư của
các doanh nghiệp vào lĩnh vực sản xuất rau an toàn đầy tiềm năng này.

Hiện có rất ít doanh nghiệp tham gia vào quy trình sản xuất và tiêu thụ
rau an toàn, cần thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp cũng như sự
đầu tư vốn của các doanh nghiệp vào phát triển sản xuất kinh doanh rau
an toàn.


2.3. Tăng cường nghiên cứu về giống và bảo tồn giống rau an toàn
Cần có biện pháp bảo tồn quỹ gen, chống thoái hóa gen, cần đầu tư
cho hoạt động nghiên cứu lai tạo giống và bảo tồn quỹ gen phong phú
của nước ta hiện nay.
Cần nghiên cứu công nghệ sinh học để tuyển chọn, lai tạo một số
giống cây ăn quả, rau, đậu có chất lượng và năng suất cao, chuyển giao
quy trình sản xuất các loại giống sạch bệnh...
Nghiên cứu để đưa vào sản xuất những giống cây trồng mới phù
hợp với điều kiện địa lý và khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam. Tạo ra
nguồn giống phong phú để tận dụng ưu thế sản xuất rau phong phú,
quanh năm của nước ta.
Bên cạnh đó, cần có quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn một cách
có hiệu quả để chống xói mòn quỹ gen, thoái hóa giống do tâm lý thích
sử dụng giống rau nhập nội của nông dân..
2.4. Tổ chức sản xuất rau an toàn theo đúng quy trình kỹ thuật
- Khuyến khích sử dụng nhà lưới và áp dụng các quy trinh sản cuất
rau an toàn mới đảm bảo chất lượng rau an toàn và cho năng xuất cao
như: trồng rau thủy sinh, trồng rau theo phương pháp sinh học…
- Khuyến khích người dân tích cực tham gia các lớp huấn luyện,
đào tạo ngắn và dài hạn của các cơ quan chức năng nhằm trang bị kiến


thức, thay đổi tư duy hướng đến vì sức khỏe cộng đồng, chống ô nhiễm
môi trường.

- Cần đề cao cảnh giác và trung thực trong quá trình sản xuất bằng
số liệu cụ thể thông qua các biểu mẫu theo dõi, nhật ký đồng ruộng…
mà các cán bộ kỹ thuật đã hướng dẫn, để đảm bảo tính pháp lý có sẵn
khi đến nơi mà người tiêu dùng có thể chấp nhận được.
- Thực hiện tốt 5 điều cấm trong chuỗi sản xuất đến cung ứng là:
+ Cấm sử dụng phân tươi và nước giải trên rau.
+ Cấm sử dụng nguồn nước bẩn đã cấm theo quy định trên rau
+ Cấm lạm dụng phân hóa học, đặc biệt phân đạm không vượt quá
ngưỡng 200kgN/ha
+ Cấm lạm dụng các hóa chất bảo vệ thực vật, không sử dụng
thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, hạn chế tiến đến không dùng thuốc có
độ độc cao.
+ Cấm sử dụng hóa chất trong công nghiệp (phân, thuốc, chất kích
thích sinh trưởng…) trong vòng 10 ngày trước khi thu hoạch sản phẩm.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo nguyên tắc 4
đúng:


+ Đúng chủng loại: chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc Danh mục
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử cụng trên rau ở Việt Nam do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
+ Đúng liều lượng: sử dụng đúng nồng độ và liều lượng hướng dẫn
trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của cây
trồng.
+ Đúng cách: áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào
đất theo đúng hướng dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an
toàn cho người và môi trường.
+ Đúng thời gian: sử dụng thuốc đúng thời điểm theo hướng dẫn
để phát huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly được quy
định cho tưng loại thuốc, từng loại rau.

- Thực hiện sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản kịp thời ngay sau
thu hoạch. Để đảm bảo chất lượng rau an toàn, rau không bị dập nát, hư
thối và có bao bì nhãn mác rõ ràng.
2.5. Mở rộng diện tích, tăng năng suất sản xuất rau an toàn
- Hiện nay diện tích và sản lượng rau an toàn chưa đáp ứng đủ nhu
cầu của người tiêu dùng, chính vì vậy cần đẩy mạnh tham gia sản xuất
rau an toàn, mở rộng diện tích, dần dần thay thế rau thường bằng rau an
toàn trong tương lai để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống cho con người.


- Diện tích đất nông nghiệp bị giới hạn về mặt không gian nhưng
sức sản xuất của đất nông nghiệp là không có giới hạn. Chính vì vậy để
gia tăng diện tích đất sản xuất rau an toàn cũng như tăng năng suất rau
an toàn thì biện pháp hiệu quả nhất là đầu tư thâm canh. Sau đây là một
vài giải pháp nhằm thực hiện thâm canh có hiệu quả:
+ Hình thành trung tâm giống rau an toàn, nhân giống theo phương
pháp khoa học đồng thời cần hướng dẫn cho các gia đình có kinh
nghiệm tham gia vào việc sản xuất giống rau an toàn, nhân giống theo
phương pháp khoa học, sau đó nhân ra diện rộng.
+ Có thể sản xuất rau an toàn bằng các phương pháp mới như sản
xuất rau an toàn bằng phương pháp kỹ thuật thủy canh, trồng rau trong
điều kiện có thiết bị che chắn, trồng rau trong điều kiện ngoài đồng. Để
thực hiện các phương pháp sản xuất này có hiệu quả cần phải thực hiện
đúng quy trình kỹ thuật từ khâu giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh,
thu hoạch, bảo quản, đóng gói.
+ Xây dựng thương hiệu cho rau an toàn, cần tập trung đưa các kỹ
thuật hiện đại vào các khâu như bảo quản, bao bì, đóng gói sản phẩm rau
an toàn, thiết kế nhãn hiệu và gắn nhãn hiệu, phiếu bảo hành cho sản
phẩm trước khi đưa ra thị trường. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng nâng
cao chất lượng sản phẩm rau an toàn.



2.6. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn
Để mở rộng thị trường tiêu thụ rau an toàn, trước hết phải lấy được
lòng tin của người tiêu dùng. Chính vì vậy cần phải thực hiện những giải
pháp cần thiết sau đây:
- Mở rộng các kênh phân phối trực tiếp từ người trồng rau tới
những người tiêu dùng tập thể và các gia đình. Ngoài việc thiết lập thêm
các điểm bán rau an toàn cố định của mình, người trồng rau trước mắt
nên mở rộng đối tượng cung ứng tới các nhà máy chế biến, nhà ăn tập
thể và cơ sở dịch vụ của các cơ quan nhà máy chế biến, nhà ăn tập thể và
cơ sở dịch vụ của các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường đại học, cao
đẳng và trung học chuyên nghiệp… Ngoài ra người trồng rau an toàn có
thể tăng cường tiếp thị và bán rau an toàn trực tiếp cho người tiêu dùng
cá nhân thuộc các cơ quan trên. Để nâng đỡ nghề trồng rau an toàn như
một xu hướng tiến bộ trong sản xuất và tiêu dùng và mới hình thành, các
cơ quan, nhà máy, xí nghiệp cần có thái độ ủng hộ và tạo điều kiện thuận
lợi cho người trồng rau an toàn tiêu thụ sản phẩm của mình.
- Củng cố mạng lưới bán rau an toàn qua siêu thị, cửa hàng hoặc
quầy hàng chuyên doanh rau quả. Đây là mạng lưới bán rau an toàn bấy
lâu nay được tin cậy hơn cả, cần tiếp tục duy trì và mở rộng.
- Phát triển mạng lưới tiêu thụ rau an toàn qua các tiểu thương bán
lẻ: thực tế đã tồn tại (chưa phổ biến) mạng lưới bán lẻ rau an toàn bao
gồm các tiểu thương có vị trí kinh doanh ổn định (chỗ ngồi ổn định ở


chợ, ở góc phố, tiểu khu dân cư...), có được niềm tin của người tiêu dùng
do kinh doanh trung thực, thẳng thắn (rau nào tiền đó). Củng cố và mở
rộng mạng lưới này là một phương hướng cần quan tâm do tính khả thi
cao và là giải pháp đảm bảo độ bao phủ rộng khắp của hệ thống phân

phối rau an toàn trong thời gian trước mắt.
- Giải pháp then chốt để mở rộng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn là
xúc tiến nhanh việc thiết lập và đăng ký thương hiệu rau an toàn.
Thương hiệu rau an toàn có thể là thương hiệu của nhà sản xuất (người
trồng rau) hoặc thương hiệu của nhà phân phối (siêu thị, cửa hàng
chuyên doanh...).

Cung cầu trong tương lai:
Cơ hội hiện nay mở ra cho rau an toàn hiện nay là Việt Nam đã gia
nhập WTO, với các điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có thể xuất khẩu
rau quả sang các nước khác trên thế giới. Gia nhập WTO là cơ hội để
giảm thuế xuất khẩu rau, tăng khả năng cạnh tranh tạo điều kiện cho sản
xuất phát triển. Sản xuất rau an toàn nói riêng cũng như rau, hoa, quả nói
chung ở Việt Nam hiện nay hoàn toàn có khả năng xâm nhập vào thị
trường thế giới. Việt Nam có ưu thế cơ bản là có nền nông nghiệp nhiệt
đới, có pha trộn tính chất ôn đới, thời tiết khá thuận lợi cho gieo trồng,
chính vì vậy có thể gieo trồng quanh năm, với các chủng loại phong phú.
Đặc biệt, các giống rau nhiệt đới sẽ càng có điều kiện để xuất khẩu sang
các nước EU.


Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới ổn
định và ngày càng tăng. Thị trường rau an toàn trong nước ngày càng
tăng nhanh do đời sống người dân càng ngày càng được nâng cao. Vấn
đề sức khỏe dần được đưa lên làm vấn đề quan tâm hàng đầu. Nhìn
chung, nhu cầu về rau an toàn càng ngày càng gia tăng, đặc biệt nếu rau
an toàn đảm bảo chất lượng thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng sử dụng rau
an toàn. Dân số thế giới ngày càng gia tăng, nhu cầu về rau cũng theo đó
mà gia tăng thêm. Đó là cơ hội lớn cho sản xuất rau an toàn phát triển.
Sản xuất rau an toàn hiện nay ở Việt Nam phải có những giải pháp phát

triển hợp lý để có thể nắm bắt được cơ hội này.
Trong những năm tới phương hướng phát triển sản xuất rau an toàn
đã được xác định trong “Quy hoạch phát triển rau quả đến năm 2020 và
tầm nhìn 2030” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể là:
- Tiếp tục chương trình phát triển rau quả trên cơ sở khai thác lợi
thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng (nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới)
của các vùng. Kết hợp cải tạo vườn tạp, thâm canh vườn cây hiện có với
trồng mới theo hướng sản xuất chuyên canh, sử dụng công nghệ tiên
tiến, thân thiện với môi trường; Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.
- Tập trung phát triển các loại cây, rau có lợi thế cạnh tranh trên thị
trường thế giới.


- Gắn sản xuất với thị trường, đẩy mạnh sản xuất và chế biến các
sản phẩm có giá trị gia tăng cao nhằm cạnh tranh trên thị trường trong
nước và thế giới. Trong thời gian tới, cần chú trọng đến thị trường Châu
Á – Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn
Quốc và Nhật…
- Sản xuất rau phải trên cơ sở áp dụng công nghệ cao, trước hết
phải thực hiện quy trình sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt
(GAP), bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cạnh tranh với hàng hóa
nhập khẩu ngay tại thi trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu.
- Diện tích đất bố trí quy hoạch khoảng 400 ngàn ha, đưa hệ số sử
dụng đất lên 2,5 - 3 lần, tăng diện tích rau vụ Đông và tăng vụ trên đất
khác, đảm bảo diện tích gieo trồng đạt 1,2 triệu ha, với sản lượng
khoảng 20 triệu tấn, trong đó trung du miền núi Bắc Bộ 170 ngàn ha,
Nam Trung Bộ 80 ngàn ha, Tây Nguyên 110 ngàn ha, Đông Nam Bộ
120 ngàn ha, đồng bằng sông Cửu Long 330 ngàn ha. Sản xuất rau
hướng vào nâng cao chất lượng an toàn, xây dựng các vùng sản xuất rau

tập trung, áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo quy định thực hành
nông nghiệp tốt (GAP), hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Phấn đấu đạt sản lượng xuất khẩu rau từ 350 – 400 ngàn tấn/năm
trong giai đoạn 2016 – 2020.
- Đậu đỗ thực phẩm các loại dự kiến kế hoạch năm 2020 đạt 330
nghìn ha, sản lượng 363 nghìn tấn.


Bảng: Dự kiến bố trí cây rau đậu các loại đến năm 2020
Đơn vị: 1000ha, 1000 tấn
Hạng mục

2010

2015

2020

Rau các loại
- Diện tích
780,1
900,0
1.200,0
- Năng suất
165,8
169,0
172,0
- Số lượng
12.935,3 15.210,0 20.640,0
2. Đậu các loại

- Diện tích
190,3
250,0
330,0
- Năng suất
9,7
10,6
11,0
- Số lượng
185,0
265,0
363,0

TĐ tăng bình quân
201120162015
2020

1.

3,63
0,47
4,13

5,92
0,35
6,30

7,06
2,24
9,04


5,71
0,74
6,50




×