Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

PHẠM THỊ THANH MAI

GIảI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH
TẠI HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN HÀ

Hà Nội, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài tốt nghiệp: “Giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý thu BHXH tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ” là công trình nghiên
cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến
thức kinh điển, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn


khoa học của thầy giáo TS. Nguyễn Văn Hà.
Các số liệu, các kết quả trong đề tài là trung thực, các giải pháp đưa ra
xuất phát từ kết quả nghiên cứu có tính khoa học và thực tiễn, chưa từng được
công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi
“Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế”
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.
Ninh Bình, tháng 9 năm 2015
Người cam đoan

Phạm Thị Thanh Mai


ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các Thầy, Cô giáo đã
truyền đạt cho tôi tất cả các môn học trong quá trình học tập tại Trường Đại
học Lâm Nghiệp Hà Nội, đặc biệt là Thầy giáo TS. Nguyễn Văn Hà đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn khoa học
này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo, cán bộ, chuyên
viên tại Chi cục thống kê, Chi cục thuế, Phòng kinh tế huyện Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình cùng các cơ quan ban ngành liên quan của tỉnh Ninh Bình đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các đồng nghiệp Bảo
hiểm xã hội huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình - nơi tôi đang công tác; cùng gia
đình, bạn bè và những người đã luôn giúp đỡ, khích lệ và động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Do trình độ và thời gian có hạn, luận văn không thể tránh khỏi những

thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để luận
văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả

Phạm Thị Thanh Mai


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ
CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI........................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về Bảo hiểm xã hội ............................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến BHXH: ............................................... 5
1.1.2. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội: .......................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm của BHXH: ........................................................................... 6
1.1.4. Vai trò của BHXH: ............................................................................... 6
1.1.5. Quỹ BHXH, các loại Quỹ BHXH và vai trò của quỹ BHXH ................ 7
1.2. Quản lý thu Bảo hiểm xã hội ................................................................. 10
1.2.1. Nội dung quản lý thu BHXH, đặc điểm thu và quản lý thu BHXH ..... 10

1.2.2. Vai trò thu và quản lý thu BHXH. ...................................................... 12
1.2.3. Nguyên tắc thu BHXH ....................................................................... 13
1.3. Quy trình tổ chức thu và phương thức thu BHXH ................................. 14
1.3.1. Quy trình tổ chức thu BHXH .............................................................. 14
1.3.2. Phương thức thu BHXH ..................................................................... 15
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu BHXH ..................................... 16
1.4.1. Trình độ dân trí ................................................................................... 16


iv

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 16
1.4.3. Chính sách tiền lương – tiền công....................................................... 16
1.4.4. Trình độ của người làm công tác quản lý ............................................ 17
1.4.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác nghiệp vụ chuyên môn ....... 17
1.5. Kinh nghiệm về thu BHXH của nước ngoài và của một số địa phương
trong nước: ................................................................................................... 18
1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ........................................ 18
1.5.2. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước. ............................... 22
1.5.3 Một vài bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý thu BHXH của một số
nước trên thế giới và địa phương trong nước. ............................................... 25
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM VỀ BHXH HUYỆN HOA LƯ TỈNH NINH BÌNH
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 27
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ............................. 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 27
2.1.2. Các đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................. 29
2.1.3. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan bHXH
huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình:....................................................................... 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 41
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................... 41

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................. 41
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .............................................. 42
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .............................................................. 42
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 44
3.1. Khái quát một số kết quả đạt được trong công tác thu BHXH tại huyện Hoa
Lư giai đoạn 2012 -2014:............................................................................... 44
3.2. Thực trạng quản lý thu BHXH trên địa tại huyện Hoa Lư...................... 46
3.2.1. Tình hình tham gia BHXH của các đơn vị trên địa bàn ....................... 46


v

3.2.2. Thực trạng quản lý thu BHXH trên địa bàn Huyện Hoa Lư, Huyện Hoa
Lư ................................................................................................................ 54
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả công tác quản lý thu BHXH tại BHXH
huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình ...................................................................... 73
3.3.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát phỏng vấn ....................................... 73
3.3.2 Đánh giá của người được phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng tới kết
quả công tác quản lý thu BHXH ................................................................... 74
3.4. Những khó khăn, thuận lợi, tồn tại hạn chế của công tác quản lý thu
BHXH tại BHXH huyện Hoa Lư .................................................................. 85
3.4.1. Những khó khăn, thuận lợi ................................................................. 85
3.4.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................ 87
3.5. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH ...................... 90
3.5.1. Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách ........................................... 90
3.5.2. Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện ................................ 91
3.5.3. Nhóm giải pháp liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hiểm
xã hội ........................................................................................................... 95
3.6. Một số đề xuất và kiến nghị chủ yếu...................................................... 95
3.6.1. Kiến nghị với Nhà nước ..................................................................... 95

3.6.2. Kiến nghị với cơ quan BHXH tỉnh Ninh Bình. ................................... 96
KẾT LUẬN.................................................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

Nguyên nghĩa

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

ASXH

An sinh xã hội

KT-XH


Kinh tế xã hội

DNNQD

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

NLĐ

Người lao động

CSDLĐ

Chủ sử dụng lao động

ĐV

Đơn vị

HCSN

Hành chính sự nghiệp

KD

Kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


NSNN

Ngân sách nhà nước

DN

Doanh nghiệp

HTX

Hợp tác xã


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1

Dân số và biến động dân số huyện Hoa Lư

29

2.2


Lao động trong các ngành nghề huyện Hoa Lư

30

2.3

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hoa Lư

33

2.4

Số lượng cán bộ, viên chức tại BHXH huyện Hoa Lư năm 2014

40

3.1

Số Cơ quan đơn vị tham gia BHXH tại Huyện Hoa Lư

48

3.2

Số lao động đã tham gia BHXH tại huyện Hoa Lư

49

3.3


Tình hình tham gia BHXH tự nguyện tại huyện Hoa Lư

50

3.4

Kết quả thu BHXH ở BHXH Huyện Hoa Lư

51

3.5

Số đơn vị tham gia BHXH ở BHXH Huyện Hoa Lư

55

3.6

Số lao động tham gia BHXH ở BHXH Huyện Hoa Lư

55

3.7

Số đơn vị tham gia BHXH theo khối quản lý

55

3.8


Số lao động tham gia BHXH theo khối quản lý

56

3.9

Kết quả thu BHXH tại BHXH Huyện Hoa Lư

59

3.10

Kết quả thu BHXH theo khối quản lý

61

3.11

Tình hình nợ đọng BHXH tại BHXH Huyện Hoa Lư.

63

3.12

Số tiền nợ đọng theo khối quản lý

65

3.13


Các đơn vị nợ BHXH kéo dài

67

3.14
3.15
3.16

3.17

Kết quả rà soát tình hình tham gia BHXH bắt buộc trên địa
bàn huyện Hoa Lư:
Nhận thức sự cần thiết tham gia BHXH của người lao động
Bảng tổng hợp mức đóng BHXH của người lao động và
người sử dụng lao động giai đoạn 2010- 2014
Điểm trung bình nhận thức của người lao động về các
quyền lợi khi tham gia BHXH

70
75
78

79


viii

3.18
3.19
3.20


Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tại BHXH Huyện
Hoa Lư giai đoạn 2012 – 2014
Mức lương tối thiểu vùng III giai đoạn 2012-2014
Số tiền nợ và tỷ lệ nợ BHXH khối doanh nghiệp ngoài quốc
doanh huyện Hoa Lư giai đoạn 2012-2014

81
82
83


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
2.1
2.2

2.3

3.1

3.2

Tên hình
Bản đồ hành chính huyện Hoa Lư
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2010 – 2013 của
Huyện Hoa Lư
So sánh cơ cấu kinh tế của huyện Hoa Lư giữa năm 2010 và

năm 2013
Biểu đồ số CQ đơn vị tham gia BHXH trên địa bàn huyện
Hoa Lư
Biểu đồ số lao động đã tham gia BHXH trên địa bàn Huyện
Hoa Lư

Trang
28
32

34

48

49

3.3

Số người tham gia BHXH tự nguyện

50

3.4

Biểu đồ tổng số thu BHXH tại BHXH Huyện Hoa Lư

60

3.5


Biểu đồ tình hình nợ đọng ở BHXH huyện Hoa Lư

64

3.6

Nhận thức sự cần thiết tham gia BHXH của doanh nghiệp

74

3.7

Nhận thức về bản chất của BHXH

76

3.8

Biểu đồ nhận thức của người lao động về mức đóng BHXH

77

3.9
3.10

Biểu đồ nhận biết của người lao động về các quyền lợi khi
tham gia BHXH
Biểu đồ nhận thức người lao động về đảm bảo quyền lợi

78

80


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm một phần hoặc thay thế thu
nhập của người lao động khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết...trên cơ sở đóng góp và sử
dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và
an toàn xã hội. Trong quá trình phát triển xã hội, đặc biệt là từ sau cuộc cách
mạng công nghiệp, hệ thống an sinh xã hội nói chung và BHXH nói riêng đã
có những cơ sở (kinh tế và xã hội) để hình thành và phát triển. Quá trình công
nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm công ăn lương ngày càng tăng lên,
cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập do lao động làm thuê đem
lại. Ngoài tiền lương (thu nhập từ lao động), họ hầu như không có khoản thu
nhập nào khác, đặc biệt là ở những nước kinh tế thị trường. Do đó, khi không
may bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già,... người lao
động sẽ bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động do không làm việc được nữa.
Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp này đã trở thành mối đe doạ
thường nhật đối với cuộc sống bình thường của những người không có nguồn
thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu
cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người lao động làm công ăn lương tìm
cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ
tương tế, các hội đoàn...); đồng thời, đấu tranh đòi hỏi giới chủ và Nhà nước
phải có những trợ giúp nhất định, nhằm bảo đảm cuộc sống cho họ.
Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành
viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và
sự cần thiết được BHXH. Từ khía cạnh kinh tế thì tham gia BHXH và được

BHXH là sự phản ánh một quy luật có tính khách quan: quy luật cung - cầu.
Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được
thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan.


2

Tình trạng vi phạm Luật bảo hiểm xã hội với tính chất ngày càng tinh
vi và phức tạp như: nhiều doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh đã đi
vào hoạt động nhưng không tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động, nợ
tiền bảo hiểm xã hội với số lượng lớn, thời gian kéo dài, đóng không đủ số lao
động thực tế làm việc tại doanh nghiệp, tiền lương đóng BHXH của người lao
động thấp hơn nhiều so với mức lương thực lĩnh, làm ảnh hưởng đến quyền
lợi người lao động và cân đối quỹ BHXH... đó là thực trạng đang diễn ra ở
một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài và cũng bắt đầu xuất hiện ở các doanh nghiệp Nhà nước.
Như vậy, sự thách thức đối với hoạt động quản lý BHXH nói chung và
quản lý thu BHXH nói riêng là rất lớn. Để thực hiện nghiêm Luật BHXH,
sớm khắc phục những tồn tại nêu trên, đảm bảo quyền lợi chính đáng của
người lao động cần có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu BHXH
làm cơ sở để giải quyết chế độ chính sách cho người tham gia, đảm bảo tăng
trưởng quỹ BHXH và thực hiện công bằng xã hội.
Chính vì vậy, là người trực tiếp làm việc trong ngành BHXH, tác giả
chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại
huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình, Luận văn đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm
hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách BHXH
nói chung và công tác thu Bảo hiểm xã hội.
- Đánh giá thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội tại BHXH huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.


3

- Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả công tác thu BHXH tại
BHXH Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu
BHXH tại BHXH huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là các hoạt động và kết quả thực hiện của công tác quản lý thu bảo
hiểm xã hội tại Cơ quan BHXH huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung:
Công tác quản lý thu BHXH trong luận văn được nghiên cứu trên các
khía cạnh:
- Tình hình phát triển đối tượng tham gia BHXH (bắt buộc và tự
nguyện);
- Tình hình thu BHXH;
- Tình hình nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH, đóng thiếu và đóng
không đúng thời gian theo quy định của pháp luật về BHXH của các đối
tượng trên địa bàn.
+ Phạm vi về thời gian:
- Các số liệu tổng hợp về công tác thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn
huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình được thu thập, nghiên cứu trong khoảng thời

gian 3 năm (từ năm 2012 đến hết năm 2014).
- Số liệu sơ cấp được điều tra, thu thập trong thời gian từ tháng 4 đến
tháng 7 năm 2015.
+ Phạm vi về không gian:
Luận văn triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoa Lư tỉnh Ninh
Bình


4

4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về BHXH và quản lý thu BHXH
- Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại huyện Hoa Lư tỉnh Ninh
Bình.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả công tác quản lý thu BHXH tại
BHXH huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình
- Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện
hoa Lư tỉnh Ninh Bình.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về bảo hiểm xã hội và công tác thu
bảo hiểm xã hội.
Chương 2: Đặc điểm của Bảo hiểm xã hội huyện Hoa Lư tỉnh Ninh
Bình và Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VÀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

1.1. Cơ sở lý luận về Bảo hiểm xã hội
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến BHXH:
- Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu
nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc
chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
- BHXH bắt buộc là loại hình mà người lao động và người sử dụng lao
động phải tham gia theo quy định của pháp luật về BHXH.
- BHXH tự nguyện là loại hình BHXH mà người lao động tự nguyện
tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu
nhập của mình để hưởng BHXH.
- Thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi người lao động
bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động
đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã
đóng BHXH (được cộng dồn).
- Mức lương tối thiểu chung là mức lương thấp nhất do Chính phủ công
bố ở từng thời kỳ.
- Thân nhân là con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha
chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia BHXH; người khác mà
người tham gia BHXH phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng.
- Các chế độ bảo hiểm xã hội:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây: ốm đau; thai
sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
+ BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây: hưu trí; tử tuất.



6

1.1.2. Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội hoạt động theo các nguyên tắc căn bản sau:
- Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo
hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công
của người lao động được ghi trên hợp đồng lao động. Mức đóng BHXH tự
nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng
mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
- Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời
gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được cộng với nhau và được hưởng chế
độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.
- Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch,
được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành
phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
- Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp
thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
1.1.3. Đặc điểm của BHXH:
- BHXH là hoạt động chia sẻ rủi ro của cộng đồng theo nguyên tắc “số
đông bù số ít” và nguyên tắc “tiết kiệm chi tiêu”.
- BHXH thực hiện phân phối lại thu nhập của các thành viên trong xã
hội theo chiều dọc và chiều ngang.
- Mục tiêu cơ bản của BHXH là đảm bảo ASXH, an toàn - hiệu quả.
1.1.4. Vai trò của BHXH:
- Đối với người lao động: BHXH đảm bảo đời sống cho người lao động
và gia đình họ, người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập mất đi khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm, khi
họ hết tuổi lao động theo quy định sẽ được hưởng chế độ hưu trí (lương hưu);



7

khi chết sẽ được hưởng tiền trợ cấp tuất, mai táng phí; ngoài ra được hưởng
trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; "nhân quyền"
của người lao động được thực hiện đầy đủ.
- Đối với người sử dụng lao động: Tham gia BHXH cho người lao
động để họ yên tâm cống hiến và không phải lo lắng về những rủi ro mà mình
có thể gặp phải trong hoạt động sản xuất. BHXH góp phần làm hạn chế bất
đồng và điều hoà giữa những người tham gia bảo hiểm và người sử dụng lao
động, tạo môi trường làm việc ổn định; tạo sự gắn bó hơn giữa người lao
động và người sử dụng lao động, giúp người lao động phấn khởi hăng say
trong lao động, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, đảm bảo cho hoạt
động sản xuất, công tác đạt hiệu quả cao.
- Đối với xã hội: BHXH là "trụ cột" của hệ thống an sinh xã hội, có vai
trò hết sức quan trọng, thực hiện sứ mệnh bảo vệ các thành viên của xã hội,
góp phần thực hiện công bằng xã hội, do dựa trên nguyên tắc người lao động
bình đẳng trong nghĩa vụ đóng góp và quyền lợi được hưởng BHXH, bình
đẳng trong cạnh tranh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh
tế thị trường. Thông qua hoạt động Quỹ BHXH tham gia vào việc phân phối
và phân phối lại thu nhập xã hội giữa những người lao động thế hệ trước với
thế hệ sau, giữa những ngành nghề sản xuất, giữa những người thu nhập cao
và thu nhập thấp, giữa các giới, giữa người may mắn và người không may
mắn, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội; đảm bảo an sinh xã hội,
góp phần vào ổn định an ninh trật tự xã hội, thúc đẩy KT - XH phát triển.
1.1.5. Quỹ BHXH, các loại Quỹ BHXH và vai trò của quỹ BHXH
1.1.5.1. Khái niệm và đặc điểm quỹ BHXH
- Khái niệm:
Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách
nhà nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ là dùng để

chi trả cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố, rủi


8

ro. Chủ thể của quỹ chính là những người tham gia đóng góp để hình thành
nên bao gồm: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
- Đặc điểm quỹ BHXH
+ Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời
kỳ nhất định. Kinh tế xã hội càng phát triển thì càng có điều kiện thực hiện
đầy đủ các chế độ BHXH, nhu cầu thỏa mãn về BHXH đối với người lao
động càng được nâng cao.
+ Mục đích của quỹ BHXH là đảm bảo ổn định cuộc sống cho người
lao động và gia đình họ khi không may người lao động gặp phải các biến cố
rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động. Hoạt động của quỹ không
nhằm mục tiêu lợi nhuận, không kinh doanh kiếm lời.
+ Phân phối quỹ vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chất không
hoàn trả. Tính chất hoàn trả thể hiện ở chỗ: người lao động là đối tượng tham
gia và đóng góp BHXH; đồng thời cũng là đối tượng nhận trợ cấp BHXH.
Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ: cùng tham gia đóng góp BHXH nhưng có
người được hưởng nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau nhưng cũng có người
được hưởng ít lần hơn thậm chí là không được hưởng.
+ Quá trình tích lũy, đảm bảo an toàn quỹ BHXH là một vấn đề mang
tính nguyên tắc, đặc điểm này xuất phát từ vấn đề đảm bảo ổn định cuộc sống
cho người lao động. Vì vậy đến lượt mình, BHXH phải tự bảo vệ mình trước
nguy cơ mất an toàn về tài chính. Thực tế, nếu xét tại một thời điểm cụ thể
nào đó, quỹ BHXH luôn tồn tại một lượng tiền nhàn rỗi để chi trả trong tương
lai. Lượng tiền này có thể biến động tăng hoặc giảm giá trị do yếu tố lạm
phát. Do đó vấn đề bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ trở thành yêu cầu mang

tính nguyên tắc trong quá trình hoạt động của BHXH.


9

1.1.5.2. Các loại Quỹ Bảo hiểm
Quỹ BHXH bắt buộc: - Nguồn hình thành: Người sử dụng lao động
đóng theo quy định; Người lao động đóng theo quy định; Tiền sinh lời của
hoạt động đầu tư từ quỹ; Hỗ trợ của Nhà nước; Các nguồn thu hợp pháp khác.
- Các quỹ thành phần: Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; Quỹ hưu trí và tử tuất.
- Sử dụng quỹ: Trả các chế độ BHXH cho người lao động theo quy
định; Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng
trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, thất nghiệp; Chi phí
quản lý; Chi khen thưởng theo quy định; Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng
quỹ theo quy định.
Quỹ BHXH tự nguyện:
- Nguồn hình thành quỹ: Người lao động đóng theo quy định; Tiền sinh
lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; Hỗ trợ của Nhà nước; Các nguồn thu hợp
pháp khác.
- Sử dụng quỹ: Trả các chế độ BHXH cho người lao động theo quy
định; Đóng BHYT cho người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương
hưu; Chi phí quản lý; Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.
1.1.5.3. Vai trò của quỹ BHXH đối với nền kinh tế:
Quỹ BHXH là nguồn tài chính lớn hình thành từ sự đóng góp của người
lao động và người sử dụng lao động được tồn tích lại. Đảm bảo chi trả các chế
độ BHXH, chi phí quản lý của hệ thống BHXH. Số kết dư tạo thành nguồn tài
chính nhàn rỗi, cơ quan BHXH đem đầu tư cho: các tổ chức tín dụng và Ngân
sách Nhà nước vay, mua trái phiếu, tín phiếu; đầu tư các chương trình, dự án
kinh tế - xã hội có tác dụng lớn với nền kinh tế, mang lại hiệu quả, đóng góp

vào công cuộc xây dựng đất nước; đặc biệt trong điều kiện hiện nay, Đảng và
Nhà nước đã khảng định phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính,
thì nguồn đầu tư nhàn rỗi từ quỹ BHXH là một kênh quan trọng.


10

1.2. Quản lý thu Bảo hiểm xã hội
1.2.1. Nội dung quản lý thu BHXH, đặc điểm thu và quản lý thu BHXH
* Nội dung quản lý thu
- Quản lý đối tượng tham gia BHXH (được gọi chung là người lao
động)
- Quản lý mức thu BHXH: Thông thường mức thu BHXH thường căn
cứ vào tiền lương của người lao động (lương chính, các khoản phụ cấp …) và
tổng quỹ lương của toàn đơn vị.
- Tổ chức thu BHXH : Trong tổ chức thu BXH cần phải thực hiện một
số công việc sau:
+ Phân cấp thu BHXH một cách hợp lý
+ Lập kế hoạch thu BHXH: Hàng năm BHXH cấp huyện căn cứ vào
tình hình thực hiện năm trước và khả năng mở rộng đối tượng tham gia
BHXH trên địa bàn lập kế hoạch gửi BHXH tỉnh.
+ Quản lý tiền thu: Hoạt động BHXH là hoạt động không vì mục đích
lợi nhuận. quỹ BHXH la quỹ tiền tệ tập trng thống nhất chính vì vậy tiền thu
BHXH phải được quản lý chặt chẽ mọi khoản chi hoặc thu đều phải theo đúng
quy định và được quyết toán rõ rang đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
+ Thông tin báo cáo
+ Quản lý hồ sơ, tài liệu
Công tác thu BHXH được đánh giá trên 3 tiêu chí cơ bản, "thu đúng,
thu đủ, thu kịp thời".
Thu đúng đối tượng tham gia: xác định đúng đối tượng bắt buộc hoặc tự

nguyện, thời gian phải tham gia của đối tượng bắt buộc; mục tiêu phấn đấu của
ngành BHXH là "BHXH đối với mọi người lao động" nhằm để mọi người lao
động đều được tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH đồng thời phù hợp với
phương thức hoạt động "cộng đồng chia sẻ" tức là dùng số tiền đóng góp của số
đông người tham gia để bù đắp, chia sẻ cho một số ít người được hưởng.


11

Thu đủ: đủ đối tượng, mức tiền lương, tiền công, tỷ lệ nộp của đối
tượng tham gia, quản lý tốt tiền thu, số tiền thực tế thu phải đạt và vượt chỉ
tiêu kế hoạch Nhà nước giao, sử dụng tiền thu đúng mục đích; chống các biểu
hiện thu không đúng làm thất thoát quỹ BHXH ảnh hưởng đến quyền lợi
người lao động và làm mất cân đối quỹ BHXH.
Thu kịp thời: thu theo gian thời quy định của từng đối tượng hàng
tháng, hàng quý, 6 tháng một lần, bằng nhiều giải pháp giảm nợ đọng đến
mức thấp nhất; vì thực hiện nguyên tắc "không đóng, không được hưởng"
"đóng đến thời điểm nào thì giải quyết quyền lợi của người lao động tại thời
điểm đó" do đó để đảm bảo quyền lợi của người lao động và thực hiện các
biện pháp bảo tồn và tăng trưởng quỹ các đối tượng tham gia phải đóng kịp
thời tiền BHXH theo quy định.
Bảo hiểm xã hội là một hoạt động mang tính nhân văn, nhân đạo sâu
sắc. Giống như hoạt động của các quỹ tiền tệ, quỹ tín dụng khác, quỹ BHXH
cũng thông qua cơ chế: Đóng góp trước, hưởng sau; tuy nhiên, nó mang tính
phi lợi nhuận, hoạt động không vì mục tiêu kiếm lời. Do đó, nó mang những
đặc thù riêng. Sự tham gia và đóng góp vào quỹ BHXH hình thành nên mối
quan hệ giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên được BHXH, bên BHXH; giữa
các bên có mối quan hệ ràng buộc với nhau về quyền lợi, nghĩa vụ, trách
nhiệm trên cơ sở pháp luật BHXH. Do đó trong quá trình thực hiện thu
BHXH đòi hỏi cơ quan BHXH phải theo dõi chặt chẽ kết quả đóng BHXH

của từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp theo từng tháng. Từ đó ghi nhận kết
quả đóng cho từng người lao động. Công việc này đòi hỏi tính chính xác cao,
thường xuyên, liên tục trong nhiều năm. Bên cạnh đó nghiệp vụ thu BHXH
gắn với hoạt động cả đời người lao động, có tính kế thừa, do đó việc quản lý
và lưu giữ sổ, bảng biểu là hoạt động không có giới hạn về mặt thời gian. Từ
tính đặc thù của nghiệp vụ thu BHXH có thể rút ra một số đặc điểm đối với
công tác thu và quản lý thu BHXH như sau:


12

- Thu BHXH là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ
hoạt động của hệ thống BHXH. Nó có tính chu kỳ và thường lặp đi lặp lại
theo thời gian.
- Việc tổ chức và thực hiện công tác quản lý thu rất đa dạng, phức tạp
do số lượng lao động, các đơn vị, tổ chức sử dụng lao động ngày càng tăng.
- Mức phí BHXH thường được tính trên mức thu nhập hoặc mức tiền
công, tiền lương của người lao động và phải được xác định là thu đúng, đủ,
kịp thời để đáp ứng tốt nhất cho toàn bộ hoạt động của cả hệ thống.
- Thu phí BHXH có thể thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, có thể thu
bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
1.2.2. Vai trò thu và quản lý thu BHXH.
Công tác thu chi và quản lý thu chi BHXH ngày càng trở nên quan
trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính sách
BHXH. Trong phần viết này đề cập đến nghiệp vụ thu và quản lý thu BHXH.
- Công tác thu BHXH là một hoạt động thường xuyên và đa dạng của
ngành BHXH nhằm đảm bảo nguồn quỹ tài chính BHXH đạt được tập trung
thống nhất.
- Thu BHXH có vai trò như một điều kiện cần và đủ trong quá trình tạo
lập cùng thực hiện chính sách BHXH, để chính sách được diễn ra thuận lợi.

Bởi đây là đầu vào, là nguồn hình thành cơ bản nhất trong quá trình tạo lập
quỹ BHXH. Đồng thời, đây cũng là khâu bắt buộc đối với người tham gia
BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình, do vậy thu BHXH đòi hỏi độ chính xác
cao, thực hiện thường xuyên liên tục, kéo dài trong nhiều năm, và có sự biến
động về mức đóng cũng như số người tham gia.
- Công tác thu BHXH vừa đảm bảo cho quỹ BHXH được tập trung về
một mối, vừa đóng vai trò như một công cụ thanh kiểm tra số lượng người
tham gia BHXH biến đổi ở từng khối lao động cơ quan, ở từng đơn vị địa


13

phương hoặc trên toàn quốc. Vì thế, công tác thu đòi hỏi được tổ chức tập
trung thống nhất có sự ràng buộc chặt chẽ từ trên xuống dưới. Hơn nữa, hoạt
động thu BHXH liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cả một đời người, có
tính kế thừa cho nên công tác thu BHXH có vai trò hết sức quan trọng và rất
cần thiết trong việc thực hiện chính sách BHXH.
1.2.3. Nguyên tắc thu BHXH
Căn cứ vào pháp luật và các văn bản dưới luật thì nguyên tắc thu
BHXH phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng mức thu, đồng thời phải đảm bảo
công bằng giữa các đơn vị tham gia BHXH. Muốn vậy cần phải quán triệt
những vấn đề sau đây:
- Mức đóng BHXH của các cơ quan doanh nghiệp cần dựa trên quỹ
lương của đơn vị. Quỹ lương này bao gồm toàn bộ lương cứng và các khoản
phụ cấp vào lương; đồng thời quỹ này phải chi trả cho tất cả các đối tượng
tham gia đóng góp BHXH.
- Quyết toán thu BHXH thường vào cuối năm nhưng trong năm đó số
người tham gia và số đơn vị tham gia BHXH luôn biến động; vì vậy khi quyết
toán phải căn cứ vào số liệu thực tế phát sinh chứ không tính vào mức bình
quân.

- Thu BHXH phải mang tính trực tiếp, hạn chế tối đa hiện tượng khoán
thu để hưởng hoa hồng.
- Về nguyên tắc, cơ quan BHXH phải quyết toán từng tháng, từng quý,
từng năm nhưng đến cuối năm quyết toán, tất cả các số thu phải khớp với
nhau và phải thực sự cân đối giữa NLĐ, NSDLĐ, loại hình doanh nghiệp, loại
hình thu.
Ngoài việc thu đúng của NLĐ và NSDLĐ, BHXH cần phải lập kế
hoạch và lập dự toán trước phần ngân sách Nhà nước cấp bù vào đầu tháng,
đầu quý, đầu năm, sau đó mới được quyết toán.


14

Phần lãi trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH nhàn rỗi, về nguyên tắc
phải được bù đắp vào quỹ BHXH để bảo toàn và tăng trưởng nguồn quỹ.
Phần trích ra chi cho các mục đích khác như chi cho khen thưởng, chi quản lý
và những khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Các khoản tài trợ của
các tổ chức, quỹ từ thiện, đặc biệt là các khoản nợ của người tham gia phải
được hạch toán riêng, các khoản nợ đòi được phải tính tới lãi suất.
1.3. Quy trình tổ chức thu và phương thức thu BHXH
1.3.1. Quy trình tổ chức thu BHXH
- Tổ chức thu BHXH được tiến hành qua các bước:
+ Người lao động và người sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH
lần đầu với cơ quan BHXH được phân công quản lý.
+ Cơ quan BHXH trực tiếp nhận hồ sơ và danh sách lao động đăng ký
tham gia. Cán bộ thu tiến hành thẩm định hồ sơ, rồi thông báo kết quả và mức
đóng góp cho bên sử dụng lao động có tham gia BHXH.
+ Bên sử dụng lao động tiến hành đóng BHXH cho người lao động
theo thỏa thuận với các bên tham gia BHXH.
+ Hàng tháng bên sử dụng lao động có trách nhiệm theo dõi và thông

báo với cơ quan BHXH về những thay đổi so với đăng ký ban đầu.
+ Tiến hành công tác đối chiếu, kiểm tra các thông số liên quan giữa
bên BHXH và bên tham gia BHXH.
+ Thực hiện chế độ báo cáo thu và báo cáo tổng hợp thu định kỳ theo quy
định.
- Tổ chức giải quyết các chế độ thông qua các bước:
+ Khi có nhu cầu thanh toán BHXH, người thụ hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đề nghị được giải quyết thanh toán theo các thủ tục hiện hành tới các
cơ quan BHXH.
+ Cơ quan BHXH các cấp tiến hành giám định, xét duyệt các hồ sơ
từng trường hợp theo đúng các thủ tục hiện hành.


15

+ Thông báo cho người thụ hưởng hoặc người đại diện cho họ biết về
việc đề nghị của họ có được giải quyết hay không. Nếu được giải quyết, tiến
hành chi trả trợ cấp cho người thụ hưởng theo quy định của từng chế độ
BHXH.
+ Người thụ hưởng hoặc người đại diện hoàn thiện thủ tục nhận trợ cấp
BHXH cho các cấp theo quy định.
+ Định kỳ thực hiện tổng hợp báo cáo kết quả chi trả trợ cấp BHXH
cho các cấp theo quy định.
1.3.2. Phương thức thu BHXH
- Phương thức thu BHXH trực tiếp từ người lao động: Thường được áp
dụng ở các nước mà chế độ BHXH được phổ biến rộng rãi và chủ yếu sử
dụng hệ thống tài khoản ở các ngân hàng để thanh toán. Trong phương thức
này, NLĐ và NSDLĐ đóng góp BHXH thông qua hệ thống chuyển khoản tại
các Ngân hàng.
- Phương thức thu BHXH gián tiếp qua hệ thống thuế: Phương thức

này thường áp dụng ở các nước có đánh thuế thu nhập và có chương trình
BHXH phổ cập. Đây là phương thức thu tiết kiệm chi phí xong nhận thức của
người đóng BHXH sẽ bị sai lệch, coi đóng góp BHXH là một loại thuế.
- Phương thức thu BHXH gián tiếp thông qua các đơn vị sử dụng lao
động. Đây là phương thức được áp dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Theo cách này, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng
BHXH cho người lao động của đơn vị mình cho cơ quan BHXH.
Đại lý của cơ quan BHXH có thể là bưu điện, ngân hàng, các tổ chức
đoàn thể liên quan đến từng loại lao động hay đối tượng chủ thể. Phương thức
này cũng có thể áp dụng trong những trường hợp người lao động không có chủ
sử dụng lao động hoặc người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHYT tự nguyện.
Ngoài ra có thể thu BHXH thông qua hệ thống các đại lý cấp dưới.


×