Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại công ty cổ phần môi trường và dịch vụ đô thị việt trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 119 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Trần Quang Trung


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận
được sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu, phòng đào tạo
Sau đại học Trường đại học Lâm nghiệp; Công ty CPCông ty CPMôi trường
và Dịch vụ đô thị Việt Trì. Nhân dịp này tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sự
quan tâm giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Trần Thị Thu Thủy là
người thầ y hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và có những đóng góp
quý báu cho luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sự ủng hộ giúp đỡ của gia đình, cảm ơn
những nhận xét, đóng góp ý kiến và sự động viên của bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Trần Quang Trung




iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
PHỤ LỤC ......................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT
VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT ........................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận về rác thải sinh hoạt và quản lý rác thải sinh hoạt........... 5
1.1.1. Cơ sở lý luận về rác thải sinh hoạt .................................................. 5
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý RTSH và chất lượng quản lý RTSH ..... 13
1.2.1. Cơ sở thực tiễn về RTSH .............................................................. 26
1.2.2. Cơ sở thực tiễn về chất lượng quản lý RTSH ............................... 30
1.2.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan .................................. 38
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 41
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ............................................ 41
2.1.1. Đặc điểm cơ bản của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ............... 41
2.1.1. Đặc điểm cơ bản của Công ty CP Môi trường và DV đô thị Việt
Trì ............................................................................................................ 46
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 49
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu và điểm nghiên cứu ................................ 49
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 49

2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................ 51
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 53


iv

3.1. Thực trạng RTSH và quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì . 53
3.1.1. Thực trạng RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì ....................... 53
3.1.2. Thực trạng công tác quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì . 57
3.2. Thực trạng chất lượng quản lý RTSH của Công ty CP Môi trường và
Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.......60
3.2.1. Thực trạng chất lượng quản lý thu gom và xử lý RTSH của công
ty..............................................................................................................60
3.2.2. Đánh giá chất lượng quản lý RTSH tại thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ từ các hộ khảo sát ..................................................................... 69
3.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt
tại thành phố Việt Trì và công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt
Trì ............................................................................................................ 79
3.2.4. Đánh giá chung về chất lượng quản lý RTSH trên địa bàn thành
phố Việt Trì và tại công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì .. 86
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý RTSH của Công
ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt
Trì, tỉnh Phú Thọ ......................................................................................... 89
3.3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng đến 2020 về công tác nâng
cao chất lượng xử lý rác thải của công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô
thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .................... 89
3.3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý RTSH của
Công ty CPMôi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ............................................................................. 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 106

1. Kết luận ................................................................................................. 106
2. Kiến nghị ............................................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết đầy đù

Viết tắt

1

CP

Cổ phần

2

RTSH

Rác thải sinh hoạt

3

TP


Thành Phố

4

UBND

Ủy ban nhân dân


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt ........................ 9
Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Mỹ ....................................... 10
Bảng 1.3: Thành phần chất thải sinh hoạt ở một số đô thị Việt Nam ............. 11
Bảng 1.4: Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt ở Việt Nam năm 2014 ............ 28
Bảng 1.5: Lượng RTSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam năm 2013 ........ 29
Bảng 1.6: Lượng thu gom RTSH trên thế giới năm 2014 .............................. 31
Bảng 3.1: Khối lượng RTSH phát sinh theo nguồn trên địa bàn thành phố
Việt Trì giai đoạn 2012-2014 .......................................................................... 53
Bảng 3.2: Phân bố dân cư và lượng RTSH tại Thành phố Việt Trì năm 2014 ..... 54
Bảng 3.3. Lượng RTSH bình quân trên đầu người của TP.Việt Trì ............... 55
Bảng 3.4. Thành phần chất thải từ hộ gia đình ............................................... 56
Bảng 3.5. Thành phần chất thải từ các cơ quan hành chính ........................... 57
Bảng 3.6. Một số loại rác thải được chấp nhận chôn lấp tại bãi rác ............... 63
Bảng 3.7: Chi phí và đơn giá theo kế hoạch và thực hiện cho công tác quản lý
và xử lý rác thải Công ty Môi trường Việt Trì năm 2014 ............................... 67
Bảng 3.8: Mức thu phí quản lý và xử lý chất thải cho các hộ gia đình tại thành
phố Việt Trì năm 2014 .................................................................................... 68

Bảng 3.9: Chi phí và sự hỗ trợ của Chính phủ cho quản lý và xử lý rác thải
sinh hoạt tại thành phố Việt Trì năm 2014 ..................................................... 69
Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu phản ánh đặc điểm kinh tế - xã hội của các xã khảo
sát năm 2014.................................................................................................... 71
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá chung công tác thu gom và xử lý RTSH trên địa
bàn thành Phố Việt Trì .................................................................................... 72
Bảng 3.12: Đánh giá của người dân về sự hợp lý về thời gian thu gom rác ... 74
Bảng 3.13: Đánh giá của người dân về mức thu phí vệ sinh môi trường ....... 76
Bảng 3.14: Đánh giá của người dân về tình hình vệ sinh môi trường ............ 76
Bảng 3.15: Đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền thu gom và xử lý
RTSH ............................................................................................................... 78
Bảng 3.16: Dự báo khối lượng RTSH phát sinh trên địa bàn TP. Việt Trì .... 91


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sự hình thành rác thải sinh hoạt ........................................................ 7
Hình 1.2. Sơ đồ các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt .................................... 8
Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH ở Việt Nam .................................... 15
Hình 1.4: Các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt ...................................... 21
Hình 2.1: Bản đồ điạ chính quy hoa ̣ch thành phố Viê ̣t Trì năm 2014 ............ 41
Hình 3.1: Mô hình cơ chế quản lý RTSH tại thành phố Việt Trì ................... 59
Hình 3.2: Quy trình quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH ở ............. 60
Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì ........................................ 60
Hình 3.3: Quy thu gom, vận chuyển RTSH ở Công ty CP Môi trường ......... 62
và Dịch vụ đô thị Việt Trì ............................................................................... 62
Hình 3.4. Quy trình tiếp nhận rác thải tại bãi rác ............................................ 64
Hình 3.5: Kết quả đánh giá chung công tác thu gom và xử lý RTSH ............ 73
Hình 3.6: Phương tiện tuyên truyền về công tác quản lý RTSH đạt hiệu quả 79



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của nền kinh tế và của ngành môi trường một cách vững
chắc là nền tảng cho sự ổn định về chính trị - xã hội và cải thiện chất lượng
cuộc sống của người dân. Đất nước ta đã và đang từng bước thực hiện sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu
to lớn trong nhiều lĩnh vực. Đi cùng với sự phát triển của đất nước thì nhiệm
vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bảo vệ môi
trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát
triển bền vững. Từ khi luật bảo vệ môi trường ra đời, cùng với những tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thì nhận thức về bảo vệ môi
trường trong các cấp ngành và nhân dân được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên,
việc gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao đã làm tăng các
hoạt động của con người trong sản xuất, kinh doanh, nhu cầu nhà ở, sinh hoạt
đồng thời tác động mạnh mẽ, lâu dài đến môi trường.
Đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là khoa
học kĩ thuật phát triển, nhất là kĩ thuật sản xuất, nhiều loại giấy, hộp đóng gói
được làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa, thiếc… rất tiện lợi, góp phần làm thay
đổi phong cách và tập quán sinh hoạt của nhiều người dân từ nông thôn đến
thành thị, nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng tăng cao và luôn được
đáp ứng kịp thời. Song, bên cạnh những mặt tích cực ấy là lượng rác thải sinh
hoạt thải (RTSH) ra môi trường ngày càng nhiều, đặc biệt ở những khu vực
có mật độ dân cư đông đúc, tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh. Rác thải
được thải ra môi trường làm cho cảnh quan môi trường bị thay đổi theo chiều
hướng tiêu cực và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc

gia, và cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu


2

quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó, việc xử lý và thu gom RTSH
gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp. Hiện trạng quản lý
rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều
thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường.
Việt Trì là thành phố trực thuộc tỉnh Phú Thọ, là trung tâm văn hóa,
kinh tế, xã hội của toàn tỉnh. Đồng thời Việt Trì cũng là một thành phố đang
trên đà phát triển lên đô thị loại I theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá,
lại là nơi giao nhau của nhiều trục đường nên lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
- thương mại là ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của
Thành phố. Đây chính là tiềm năng phát triển kinh tế mà chính quyền thành
phố đang chú trọng đầu tư khai thác. Đi cùng với sự phát triển kinh tế là vấn
đề ô nhiễm môi trường của thành phố Việt Trì ngày càng gia tăng.
Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì thuộc địa bàn
thành phố Việt Trì được thành lập ngay từ những năm đầu của quá trình phát
triển đô thị. Thành phố có nhiệm vụ chỉnh trang, phát triển đô thị Việt Trì đạt
mục tiêu xanh - sạch - đẹp. Từ nhiều năm nay, tuy công tác quản lý rác thải
trên địa bàn đã được công ty triển khai nhưng do ý thức của người dân còn
kém, đồ ng thời lại thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố nên vấn
đề giải quyết RTSH của thành phố còn gặp nhiều khó khăn. Vậy thực trạng
RTSH hiện nay tại khu vực thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ như thế nào?
Chất lượng quản lý RTSH ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xả rác
bừa bãi? Hướng khắc phục những tồn tại đó là gì? đang là những vấn đề cần
phải có câu trả lời.
Xuấ t phát từ những thực tế đó, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải
pháp nâng cao chất lượng quản lý rác thải sinh hoạt tại Công ty cổ phần

Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì” .


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng RTSH và công tác quản lý RTSH trên
địa bàn công ty phụ trách là thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý RTSH của Công ty CP
Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ.bàn trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về RTSH và quản lý
RTSH;
- Đánh giá được thực trạng RTSH và công tác quản lý RTSH trên địa
bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
- Đánh giá được chất lượng quản lý RTSH của Công ty CP Môi trường
và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý RTSH
của Công ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài có liên quan đến RTSH: Cộng đồng
dân cư, các hộ dân, các cửa hàng, trường học, cơ quan hành chính và chợ. Đối
tượng trực tiếp chịu trách nhiệm trong công tác quản lý RTSH, đồng thời là
các vấn đề về kinh tế, tổ chức liên quan đến chất lượng quản lý RTSH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng rác thải rắn

sinh hoạt trên địa bàn thành phố Việt Trì và công tác quản lý rác thải sinh
hoạt tại tại Công ty CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì.


4

- Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty
CP Môi trường và Dịch vụ Đô thị Việt Trì thuộc địa bàn thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập được từ các tài liệu đã công bố
trong khoảng thời gian 2012- 2014, số liệu khảo sát điều tra năm tháng 2/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về RTSH và quản lý RTSH;
- Thực trạng RTSH và quản lý RTSH trên địa bàn thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ;
- Thực trạng chất lượng quản lý RTSH của Công ty CP Môi trường và
Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý RTSH của Công
ty CP Môi trường và Dịch vụ đô thị Việt Trì trên địa bàn thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ.
4. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh sách bảng biểu, phụ lục, nội dung
chính của luận văn được thể hiện trong 03 chương:
Chương I: Cơ sở lý luâ ̣n và thực tiễn về rác thải sinh hoạt và quản lý
rác thải sinh hoạt;
Chương II: Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu;
Chương III: Kết quả nghiên cứu.



5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT
VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
1.1. Cơ sở lý luận về rác thải sinh hoạt và quản lý rác thải sinh hoạt
1.1.1. Cơ sở lý luận về rác thải sinh hoạt
1.1.1.1. Khái niệm rác thải sinh hoạt
Có nhiều quan điểm khác nhau về RTSH tùy thuộc vào từng vùng, từng
địa phương và từng lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, tổng quát lại RTSH được
hiểu là: “Rác thải sinh hoạt là tất cả các chất thải phát sinh do hoạt động của
con người tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn muốn sử dụng nữa”.
Như vậy, RTSH được hiểu là chất thải rắn sinh hoạt: là toàn bộ những
loại vật chất do con người loại bỏ trong hoạt động kinh tế xã hội của mình
(bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của
cộng đồng loài người…). Trong đó, quan trọng nhất là các loại chất thải phát
sinh từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, nguồn tạo thành
chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ,
thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ,
thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá
hạn sử dụng, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… [4].
1.1.1.2. Phân loại rác thải sinh hoạt
Các loại RTSH được thải ra từ các hoạt động khác nhau và được phân
loại theo nhiều cách khác nhau:
- Theo vị trí hình thành: Phân ra làm chất thải trong nhà, ngoài nhà,
trên đường phố và chợ…


6


- Theo thành phần hóa học và vật lý: Phân biệt theo các thành phần hữu
cơ, vô cơ; cháy được, không cháy được; kim loại, phi kim…
- Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại RTSH sau:
+ Chất thải thực phẩm bao gồm các phần thừa thãi, không ăn được sinh
ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…Đặc điểm quan trọng của loại chất
thải này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
+ Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong
quá trình đốt củi, than, rơm rạ, lá…ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy.
+ Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que,
củi, nilon, vỏ bao gói.
+ Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm của người
và phân của các động vật khác.
- Theo mức độ nguy hại, RTSH được phân ra các loại:
+ Chất thải nguy hại: Bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng độc
hại, chất thải phát sinh ra dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất
phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan… có nguy cơ đe dọa sức khỏe
con người, động vật và thực vật. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại chủ
yếu là từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
 Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất gây
nguy hại đến môi trường sức khỏe cộng đồng, được phát sinh từ các hoạt
động chuyên môn từ các bệnh viện, trạm xá và các trạm y tế…
 Các chất thải nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có đặc
tính độc hại cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có
những giải pháp kỹ thuật để hạn chế các tác động độc hại.
 Các chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại
hóa chất như phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.


7


+ Chất thải không nguy hại: Là những loại chất thải không chứa các
chất hoặc các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc
tương tác thành phần [18].
1.1.1.3. Sự hình thành và nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
a. Sự hình thành RTSH
RTSH được thải ra ở mọi nơi, mọi lúc trong phạm vi thành phố hoặc
khu dân cư, từ các hộ gia đình, khu thương mại, chợ và các tụ điểm buôn bán,
nhà hàng, khách sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, các viện nghiên cứu,
trường học, các cơ quan Nhà nước…[23].
Nguyên vật liệu

Chất thải

Chất thải

Chế biến

Thu hồi và tái chế

Chế biến lần 2

Tiêu thụ

Thải bỏ

Hình 1.1: Sự hình thành rác thải sinh hoạt
( Nguồn: Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)

b. Nguồn gốc phát sinh RTSH

Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của
các nghành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người
ngày càng tăng lên, cùng với đó là lượng RTSH của các hoạt động này cũng


8

gia tăng. RTSH được thải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng
trong đời sống xã hội, trong đó lượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yếu ở
khu dân cư và các nhà máy, xí nghiệp [23].
Nhà dân,
khu dân cư

Cơ quan
trường học

Khu vui chơi
giải trí

Chợ, bến xe,
nhà ga

Rác thải
sinh hoạt

Bệnh viện,
cơ sở y tế

Giao thông vận tải
và xây dựng


Nông nghiệp, các
hoạt động xử lý
rác thải

Khu công
nghiệp, nhà
máy, xí nghiệp

Hình 1.2 : Sơ đồ các nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
( Nguồn: Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)
( Nguồn: Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu (2007))

1.1.1.4. Đặc điểm của rác thải sinh hoạt
Thành phần của RTSH được thể hiện trong bảng 1.1.dưới đây:
- Về thành phần: Tùy vào từng khu dân cư khác nhau, mức độ phát
triển khác nhau mà thành phần và tính chất của RTSH có khác nhau rõ rệt. Tỷ
lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, biến động theo mỗi địa
điểm thu gom rác, phụ thuộc nhiều vào mức sống và phong cách tiêu dùng
của nhân dân ở mỗi đô thị. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ
chiếm 45%-60% tổng lượng RTSH; tỷ lệ thành phần nilon, chất dẻo chiếm từ
6%-16%; độ ẩm trung bình của rác thải từ 46%-52%.
- Về tỷ lệ phát sinh RTSH: Lượng RTSH phát sinh, phụ thuộc nhiều vào
các yếu tố kinh tế - xã hội. Nói chung thì mức sống càng cao thì lượng RTSH
phát sinh càng nhiều. Tại Việt Nam, theo báo cáo diễn biến môi trường Việt


9

Nam năm 2009 về chất thải rắn thì lượng RTSH phát sinh trên toàn quốc ước

tính khoảng 19,5 triệu tấn/năm. Trong đó, lượng RTSH trung bình ở các đô
thị lớn vào khoảng 1-1,2 kg/người/ngày, ở các đô thị nhỏ lượng này vào
khoảng 0,6-0,8 kg/người/ngày. Đến năm 2013 và đầu năm 2014, tỷ lệ đó tăng
lên tương ứng là 1,2-1,5 kg/người/ngày tại các đô thị lớn và 0,9-1,1
kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ. Mức phát sinh rác thải có ảnh hưởng rất lớn
đến các hoạt động quản lý RTSH tại khu vực đô thị. Do đó, việc giảm phát
thải RTSH là một trong những mục tiêu hàng đầu trong công tác bảo vệ môi
trường hiện nay [23].
Bảng 1.1: Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt
Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

1. Các chất cháy được
a. Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột và giấy.

b. Hàng dệt

Có nguồn gốc từ các sợi

c. Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn, thực phẩm…

d. Cỏ, củi, gỗ, rơm rạ
e. Chất dẻo

f. Da và cao su

Các vật liệu, sản phẩm từ gỗ, tre,
rơm.
Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ da và cao su

Các túi giấy, mảnh bìa,
giấy vệ sinh…
Vải, len, nilon…
Cọng rau, vỏ quả, thân
cây, đồ ăn thừa…
Đồ dùng bằng gỗ như bàn,
ghế, đồ chơi…
Túi chất dẻo, chai lọ, các
đầu đồ nhựa…
Bóng, giày, ví, băng cao
su…

2. Các chất không cháy
a. Các kim loại sắt

Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút.

b. Các kim loại phi sắt

Các vật liệu không bị nam châm hút


c. Thủy tin
d. Đá và sành sứ
3. Các chất hốn hợp

Vỏ hộp, dây điện, hàng
rào, dao, nắp lọ…
Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ
đựng…
Chai lọ, đồ đựng bằng
thủy tinh, bóng đèn…
Vỏ chai, ốc, gạch, đá, đồ
gốm…

Các vật liệu và sản phẩm được chế
tạo từ thủy tinh
Bất kỳ các vật liệu không cháy khác
ngoài kim loại và thủy tinh
Tất các các vật liệu khác không
phân loại trong bản này. Loại này có
Đá cuội, cát, đất, tóc…
thể chia thành hai phần: kích thước
lớn và nhỏ hơn 5mm.
( Nguồn: Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, 2007)


10

- Về tính chất của RTSH: Tính chất của RTSH có vai trò hết sức quan
trọng trong công tác quản lý vì nó quyết định việc lựa chọn các phương pháp

quản lý và xử lý rác thải. RTSH có những đặc trưng về tỷ trọng, thành phần,
độ ẩm và kích thước. Trong đó:
+ Tỷ trọng cũng như lượng phát sinh rác thải dao động rất lớn giữa các
nước khác nhau: Ở các nước đang phát triển có tỷ trọng rác thải cao hơn các
nước phát triển. Ở Mỹ, tỷ trọng này là 100 kg/m3, ở Anh là 150 kg/m3, ở
Singapore là 175 kg/m3, ở Thái Lan là 250 kg/m3… còn ở Ấn Độ, Việt Nam
là 500 kg/m3. Tỷ trọng của RTSH quyết định việc lựa chọn các trang thiết bị
vận chuyển, thu gom và xử lý…
+ Độ ẩm và kích thước của RTSH cũng ảnh hưởng lớn đến công tác
quản lý rác thải.
+ Thành phần RTSH ở các đô thị khác nhau giữa các quốc gia khác
nhau cũng khác nhau. Ví dụ thể là thành phần trung bình của chất hữu cơ
trong rác thải của Mỹ thấp hơn của Việt Nam. Bảng 1.1 sẽ chỉ ra thành phần
chất thải rắn của Mỹ, năm 2013.
Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn sinh hoạt ở Mỹ
Thành phần

TT

Tỷ lệ % theo khối lượng

1

Giấy

34,2

2

Kính vỡ


5,2

3

Kim loại

7,6

4

Nhựa

11,8

5

Vải, sợi, da, cao su…

7,6

6

Thực phẩm

11,9

7

Rác quét sân


13,1

8

Gỗ

5,7

9

Các chất hữu cơ khác

3,4

(Nguồn: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ, báo cáo môi trường về chất thải rắn, 2013)


11

Ở Việt Nam, các đô thị khác nhau thì thành phần và tính chất của chất
thải cũng khác nhau. Thể hiện ở bảng 1.3 sau:
Bảng 1.3: Thành phần chất thải sinh hoạt ở một số đô thị Việt Nam
( % theo khối lượng)

1

Chất hữu cơ, thực phẩm

49,1


60,14

53,22

53,7

69,36


RịaVũng
Tàu
69,87

2

Plastic, nilon, nhựa, chai lọ

15,6

3,13

8,3

8,1

6,45

2,38


3

Giấy vụn, catton

1,89

5,35

6,64

12,5

5,47

4,12

4

Kim loại, vỏ hộp

6,03

1,24

0,3

0,4

1,43


0,86

5

Thuỷ tinh, mảnh vỡ TT

7,24

4,12

3,75

4,7

2,24

3,47

6

Cao su, giả da

0,55

3,23

3,65

0,8


2,27

1,16

7

Các chất nguy hại

0,9

1,27

1,75

1,1

0,23

0,14

8

Đất đá, gạch, cành cây

18,69

21,52

22,39


18,7

12,55

18

TT

Thành phần chất thải

Tổng


Nội

TP
HCM

Hải
Phòng

Hạ
Long

Bình
Dươn
g

100
100

100
100
100
100
(Nguồn: Theo báo cáo của Cục môi trường, 2013)

Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, khoa học công nghệ ngày
càng hiện đại thì những sản phẩm do con người tạo ra ngày càng trở nên phức
tạp và tinh vi. Theo đó, chất thải do con người tạo ra cũng trở nên phức tạp cả
về thành phần và tính chất khiến chúng khó xử lý hơn, tính chất độc hại của
RTSH ngày càng gia tăng [13].
1.1.1.5. Những tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường
a. Làm ô nhiễm môi trường đất
Các chất hữu cơ còn phân hủy được trong môi trường đất tương đối
nhanh chóng trong điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ ẩm thích hợp qua
hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các khoang chất đơn giản như
nước, khí cacbonic. Nếu trong điều kiện yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ
yếu là CH4, H2O, CO2 gây ngộ độc cho môi trường đất. Khi thải ra môi
trường một lượng RTSH quá nhiều làm cho môi trường đất quá tải, không kịp


12

làm sạch và tiêu hủy hết các chất thải sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm, sự ô nhiễm
này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy
xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt trong
đất [1, 4].
b. Làm ô nhiễm môi trường nước
Các loại RTSH nếu là rác hữu cơ, trong môi trường nước sẽ được phân
hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng

hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian, sau đó là những sản phẩm
cuối cùng là chất khoáng và nước.
Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các
hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S,
H2O, CO2. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và độc nhất. Bên cạnh
đó còn có bao nhiêu là vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.
Các loại RTSH phân hủy tạo ra các yếu tố độc hại ngấm dần vào trong
đất và chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước quan trọng này.
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn
môi trường nước. Sau đó quá trình ôxy hóa có ôxy và không có ôxy xuất hiện
gây nhiễm bẩn cho môi truờng nước. Những loại rác thải độc như Hg, Pb
hoặc các chất phóng xạ còn nguy hiểm hơn [1, 4]..
c. Làm ô nhiễm môi trường không khí
Các loại RTSH thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm
ô nhiễm không khí. Cũng có những loại rác thải có khả năng thăng hoa phát tán
vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác thải trong điều kiện nhiệt
độ và độ ẩm thích hợp (350C và độ ảm 70 - 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ
hoạt động của vi sinh vật làm ô nhiễm môi trường không khí [1, 4].


13

1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý RTSH và chất lượng quản lý RTSH
1.1.2.1. Cơ sở lý luận về quản lý RTSH
a. Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm quản lý rác thải và hoạt động quản lý RTSH:
+ Quản lý rác thải: là việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, loại bỏ
hay thẩm tra các vật liệu rác thải. Quản lý rác thải thường liên quan đến
những vật chất do hoạt động của con người sản xuất ra, đồng thời đóng vai trò
giảm bớt ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe con người, môi trường hay tính

mỹ quan. Quản lý rác thải cũng góp phần phục hồi các nguồn tài nguyên lẫn
trong rác thải. Quản lý rác thải có thể bao gồm chất rắn, chất lỏng, chất
khí hoặc chất phóng xạ, mỗi loại được quản lý bằng những phương pháp và
lĩnh vực chuyên môn khác nhau [1, 3].
+ Hoạt động quản lý RTSH: bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý RTSH nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người [1, 3].
- Một số khái niệm liên quan:
+ Thu gom rác RTSH: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời RTSH tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
+ Vận chuyển RTSH: là quá trình chuyên chở RTSH từ nơi phát sinh,
thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi
chôn lấp cuối cùng. Địa điểm, cơ sở được cấp có thẩm quyền chấp thuận là
nơi lưu giữ, xử lý, chôn lấp các loại RTSH được cơ quan quản lý Nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt.
+ Xử lý RTSH: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong
RTSH; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong RTSH.


14

Xử lý RTSH là biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải và không làm
ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo các sản phẩm có lợi cho xã hội nhằm phát
huy hiệu quả kinh tế. Mục tiêu của xử lý RTSH là giảm hoặc loại bỏ các
thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không
hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải [1, 3].
b. Nguyên tắc quản lý rác thải sinh hoạt

Theo nghị đinh 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ thì hiện nay công tác
quản lý RTSH phải theo nguyên tắc sau:
- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh rác thải phải
nộp phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
- RTSH phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng,
xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng lượng.
- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý rác thải khó phân huỷ, có khả
năng giảm thiểu khối lượng rác thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên
đất đai.
- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại,
vận chuyển và xử lý RTSH.
RTSH sau khi thải ra môi trường sẽ được đội ngũ công nhân chịu trách
nhiệm gom nhặt, tách và lưu trữ tại nguồn. Mục đích của giai đoạn này là
phân loại được các loại RTSH nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong
rác thải mà chúng ta có thể sử dụng được, hạn chế việc khai thác các tài
nguyên sơ khai, giảm bớt khối lượng RTSH phải vận chuyển và xử lý.
Những loại RTSH sau khi phân loại nếu không còn giá trị thu hồi thì sẽ
được thu gom lại vận chuyển đến nơi tiêu hủy.Với những loại RTSH vẫn còn
có giá trị sử dụng thì sẽ được đưa vào xử lý, tái chế. Đây là một việc làm có ý
nghĩa rất lớn tới kinh tế - xã hội và môi trường.


15

Tiếp tục quá trình này, những loại RTSH bị loại bỏ cuối cùng sẽ được
đem đi tiêu hủy [7].
c. Hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt
Hiện nay hệ thống quản lý RTSH đô thị ở Việt Nam có thể được minh
hoạ bằng hình 1.3 dưới đây:
Bộ khoa học công

nghệ & MT

Bộ xây dựng

UBND thành
phố

Sở khoa học công nghệ
& Môi trường

Sở
GTCC

Công ty môi
trường đô thị

UBND cấp
dưới

Nguồn phát sinh CTR

Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH ở Việt Nam
(Nguồn: Grontmij, Carl Bro, ICP, 2008)

Mỗi một cơ quan, ban nghành sẽ nắm giữ những trách nhiệm riêng
trong hệ thống quản lý RTSH, trong đó:
- Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến
lược bảo vệ môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước trong việc
đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia. Bộ xây dựng hướng
dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải.

- UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, sở khoa học công
nghệ và môi trường, và sở giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ


16

môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp về
bảo vệ môi trường của Nhà nước.
- Công ty Môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử
lý RTSH, bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được sở giao
thông công chính thành phố giao [14].
d. Các công cụ quản lý môi trường và rác thải sinh hoạt
Công cụ quản lý môi trường và RTSH là các biện pháp hành động thực
hiện công tác quản lý môi trường của Nhà nước, các tổ chức khoa học và sản
xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên
kết và hỗ trợ lẫn nhau. Công cụ quản lý môi trường nói chung và quản lý
RTSH nói riêng có thể phân loại theo bản chất thành các loại cơ bản sau:
* Công cụ pháp lý:
Hiện nay, tại Việt Nam và trên thế giới sử dụng một số công cụ pháp lý
sau trong công tác quản lý môi trường nói chung và RTSH nói riêng:
- Luật quốc tế về môi trường: là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm
quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia với tổ chức
quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng
quốc gia và môi trường ngoài phạm vi sử dụng của quốc gia.
- Luật môi trường quốc gia: là tổng hợp các quy phạm pháp luật, các
nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong
quá trình các chủ thể sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố của
môi trường trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau, nhằm
bảo vệ một cách có hiệu quả môi trường sống của con người.
- Quy định: là những văn bản dưới luật nhằm cụ thể hóa hoặc hướng

dẫn việc thực hiện các nội dung của luật. Quy định có thể do Chính phủ trung
ương hay địa phương, do cơ quan hành pháp hay lập pháp ban hành.


17

- Quy chế: là các quy định về chế độ, thể lệ tổ chức quản lý RTSH
chẳng hạn như quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, Bộ,
Sở khoa học công nghệ và môi trường…
- Chính sách về chất thải: giải quyết những vấn đề chung nhất về quan
điểm quản lý chất thải, về các mục tiêu bảo vệ môi trường cơ bản cần giải
quyết trong một giai đoạn dài 10 – 15 năm và các định hướng lớn thực hiện
mục tiêu, chú trọng việc huy động các nguồn lực cân đối với các mục tiêu về
bảo vệ môi trường.
- Chiến lược trong quản lý chất thải: là sự cụ thể hóa chính sách ở một
mức độ nhất định. Chiến lược xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa các mục
tiêu do chính sách xác định và các nguồn lực để thực hiện chúng; trên cơ sở
đó lựa chọn các mục tiêu khả thi, xác định phương hướng, biện pháp thực
hiện mục tiêu [1, 4].
* Công cụ kinh tế:
Có rất nhiều công cụ kinh tế trong quản lý rác thải nói chung và RTSH
nói riêng, nhưng dựa vào phạm vi nghiên cứu và mục tiêu của đề tài, tôi chỉ
đưa ra một số công cụ liên quan như dưới đây:
- Phí người sử dụng dịch vụ (phí người dùng): Phí người dùng được áp
dụng phổ biến cho việc thu gom và xử lý RTSH ở các đô thị. Chúng được coi
là những khoản tiền phải trả thông thường cho các dịch vụ đó, rất hiếm khi
được coi là biện pháp kích thích. Trong phần lớn trường hợp, phí được tính
toán để trang trải tổng chi phí và không phản ánh những chi phí biên xã hội
của các ảnh hưởng môi trường.
- Phí đổ bỏ: Các phí đổ bỏ (còn gọi là phí tiêu hủy cuối cùng) là loại

phí trực tiếp đánh vào các chất thải độc hại, hoặc tại các cơ sở sản sinh ra hay
tại điểm tiêu hủy. Mục tiêu chính của những phí này là cung cấp cho công
nghiệp những kích thích kinh tế để sử dụng các phương pháp quản lý chất thải
như giảm bớt chất thải, tái chế, và đốt là các phương pháp thân thiện với môi


18

trường hơn là phương pháp chôn rác có nhiều nguy cơ làm ô nhiễm nước
ngầm.
- Phí sản phẩm: Phần lớn các phí sản phẩm đánh vào chất thải, đã được
áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu
hại, nguyên vật liệu, các lốp xe và các nhiên liệu ô tô, không trả lại được.
Trên thực tế, các phí sản phẩm tài trợ một phần cho các biện pháp
chính sách được vạch ra để đối phó với các tác động môi trường tiêu cực của
các sản phẩm bị thu phí. Sự thiếu tác động kích thích của chúng nói lên rằng,
những chi phí này, nói chung không đóng góp vào việc chuyển dịch từ các
chính sách cứu chữa sang các chính sách phòng ngừa [1, 4].
e. Các phương pháp xử lý RTSH
Cuộc sống của con người ngày một được cải thiện, kèm theo đó là
những nhu cầu về tiện ích xã hội… Và để đáp ứng được những nhu cầu đó
việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất công nghiệp… là điều cần thiết.
Tuy nhiên nó sẽ làm phát sinh lượng rác thải khổng lồ, làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống sức khỏe con người. Do đó, hiện nay việc xử lý
RTSH đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc trên thế giới, đặc biệt là ở những
nước có nền kinh tế và công nghiệp phát triển. Hiện nay, có nhiều loại công
nghệ khác nhau để xử lý RTSH, tùy vào trình độ phát triển của từng quốc gia
mà có những biện pháp khác nhau. Và mỗi công nghệ lại có khả năng ứng
dụng tốt nhất trong những phạm vi nhất định.
* Phân loại và xử lý cơ học:

Là khâu ban đầu, không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải. Biện
pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếp theo. Các công
nghệ dùng trong phân loại và xử lý chất thải như cắt, nghiền, sàng, tuyển từ,
tuyển khí nén…Gồm các giai đoạn chính sau:
- Tách lấy kim loại, thủy tinh, giấy, chất dẻo ra khỏi chất thải.
- Làm khô bùn bể phốt (sơ chế).


×