Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập tình huống tài chính doanh nghiệp (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.84 KB, 6 trang )

Bài tập cá nhân Nguyễn Ngọc Giao. Lớp GaMBA01.M04.

Đề số 2:
1. Nhận định về thực hành quản lý tài chính tại doanh nghiệp của anh/chị
hoặc một doanh nghiệp mà anh/chị biết hoặc tham gia quản lý.
2. Nhận xét về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp?
3. Theo anh/chị? Doanh nghiệp cần phải làm gì để khắc phục các ảnh hưởng
của khủng hoảng tài chính trong thời gian tới?
Yêu cầu:
Bài viết cần có phần giới thiệu về doanh nghiệp ( có thể thay đổi tên để đảm
bảo tính bảo mật thông tin nhưng doanh nghiệp cần phải có thật) trước khi đi
vào phân tích các nội dung theo yêu cầu.
Bài viết có quy mô khoảng 2-3 trang viết (font chữ 13, cách dòng 1.5)

Bài làm
I. Tổng quan về Công ty CP Giấy Sài gòn
1. Giới thiệu về Công ty















Tên tổ chức:
Tên giao dịch quốc tế:
Trụ sở:
Điện thoại:
Fax:
Website:
Email:

CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN
SAIGON PAPER CORPORATION
307/5 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Quận Tân Bình, TP.HCM.
(84.8) 3847 9977
(84.8) 3844 4699
www.saigonpaper.com


Logo:
Vốn điều lệ:
265.000.000.000 VND (Hai trăm sáu mươi lăm tỷ đồng)
Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty:
Sản xuất và kinh doanh giấy và các sản phẩm từ giấy.
Kinh doanh máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu ngành giấy.

2. Các sản phẩm chính của Công ty
Sản phẩm của Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn bao gồm có 02 nhóm chính:


Bài tập cá nhân Nguyễn Ngọc Giao. Lớp GaMBA01.M04.
- Giấy công nghiệp : cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất bao bì

- Giấy tiêu dùng (Tissue) : bao gồm giấy vệ sinh, khăn giấy các loại, giấy y tế ... phục vụ
cho nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng.đáp ứng nhu cầu sử dụng giấy của người tiêu dùng
Sản phẩm giấy của Công ty đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành
của ngành giấy và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

II. Các nhận định về Quản lý tài chính; khủng hoảng tài chính và các giải pháp thích ứng
1. Nhận định về thực hành quản lý tài chính tại Công ty cổ phần GSG:
- Xuất phát từ lĩnh vực hoạt động bao gồm cả sản xuất và phân phối với quy mô khá
lớn trong nghành giấy; với tầm nhìn và chiến lược trở thành công ty giấy số 1 ở Việt Nam,
GSG đã nhận thực hoạt động tài chính và quản trị hoạt động tài chính trở lên rất quan trọng để
công ty thực hiện chiến lược này. Vì vậy, Công ty đã tổ chức hệ thống tài chính của mình theo
mô hình hiện đại và chuyên nghiệp; cụ thể
A. Tổ chức :
- Thành lập khối tài chính do Giám đốc tài chính phụ trách; quản lý các phòng tài
chính kế toán của Công ty và các đơn vị trực thuộc.
-

Thường xuyên thuê tư vấn để cúng ứng các giải pháp tài chính cho những quyết

định quan trong như : Phát hành cổ phiểu; đầu tư dự án; cấu trúc lại vốn...
B. Công cụ
Với mục tiêu minh bạch hoạt động, Công ty GSG đầu từ hệ thống phần mềm quản trị
ERP có tính ổn định và bảo mật cao; nhằm hạch toán và phản ánh mọi hoạt động phát sinh của
doanh nghiệp một cánh chính xác và khách quan.
Xây dựng hệ thống quy trình hạch toán và quy chế tài chính.
Từ năm 2004, GSG đã thực hiện kiểm toán toàn bộ các báo cáo tài chính hành năm để
nâng cao tính minh bạch và chuẩn hóa hoạt động tài chính kế toán của công ty theo các chuẩn
mực kế toán trong nước và quốc tế.
C. Nội dung thực hành quản lý tài chính : ( Tóm tắt Báo cáo tài chính năm 2007 )
A/ PHẦN TÀI SẢN

TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

Giá trị 31/12/2007
119.894.630.903

- Tiền và tương đương tiền

5.378.148.868

- Các khoản phải thu

60.716021695

- Hàng tồn kho
- Khác

49.610.285.621
4190.174.719

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH RÒNG

334.192.183.488

TỔNG PHẦN TÀI SẢN

454.086.814.391


Bài tập cá nhân Nguyễn Ngọc Giao. Lớp GaMBA01.M04.
B/ PHẦN NGUỒN VỐN

NỢ NGẮN HẠN
- Vay và nợ ngăn hạn
- Phải trả

223.479.330.704
156.934.013.729
66.545.316.975

NỢ DÀI HẠN

111.825.652.990

VỐN CSH

118.781.830.697

TỔNG PHẦN NGUỒN VỐN
Doanh thu năm
Giá vốn
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
EBIT
Lãi vay phải trả
Thu nhập trước thuế
Thuế 28%
Lãi ròng
ROE
EPS

454.086.814.391

195.452.098.423
148.375.856.034
12.250.675.007
11.922.229.192
22.912.783.691
6.770.036.681
16.142.747.010
4.519.969.160
11.622.777.850
9.7%
1140

- Quyết định về nguồn vốn :
Cơ câu vốn :
Tỷ trọng nợ : Ngắn hạn chiếm 51%; Nợ dài hạn chiếm 24%; VCSH chiếm 25% tổng
nguồn vốn. Xét tỷ lệ Nợ ngắn hạn / VCSH = 1.9 ; Nợ Dài hạn /VCSH = 0.94
Cho thấy tỷ lệ sử dụng vốn vay đầu tư tài sản rất lớn. Đòn cân nợ trên VCSH khả cao.
Chịu nhiều rủi ro tài chính và gia tăng sức ep về khả năng trả nợ và thanh toán.
- Quyết định đầu tư:
Thể hiển của việc thực hiện dự án xây mới nhà máy sản xuất giấy với tổng vốn đầu tư
1.107 tỷ . Cụ thể lập dự án và thẩm định hiệu quả của dự án, công ty thuê tư vấn của pháp
đánh giá; các cơ sở để gia quyết định đầu tư; công ty căn cứ :
Doanh thu bình quân : 2.380 tỷ
Chi phí bình quân : 2.170 tỷ
Lợi nhuận trước thuế : 210 tỷ
Lợi nhuận sau thuế : 190 tỷ
IRR : 18,21%
NPV : 1300 tỷ
Thời gian hoàn vốn : 11năm 6 tháng
Sản lượng hòa vốn : 143.195 tấn/năm



Bài tập cá nhân Nguyễn Ngọc Giao. Lớp GaMBA01.M04.
Doanh thu hòa vốn : 1423 tỷ đồng/năm
Như vậy; trong quyết định đầu tư công ty cắn trên phương phát tính NPV, IRR căn cứ thời
gian và sản lượng hòa vốn. Đây cũng là cánh tính phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay.
- Quyết định quản lý tài sản : Công ty duy trì chính sách nghiêm ngặt
Công ty duy trì tiền mặt và hàng tồn kho thấp; áp dụng chính sách bán hàng trả ngay;
chỉ cho nợ đối với khách hàng là tổ chức và siêu thị. Thể hiện qua các chỉ tiêu :
Khả năng thanh toán hiện hành : Tài sản Ngắn hạn/Nợ Ngắn hạn = 0.53 < 1
Vòng quay tồn kho = Giá vốn/ tồn kho bình quân = 3 lần => tương đương 120 ngày kỳ
tồn kho.
Vòng quay phải thu = Doanh thu/ phải thu bình quân = 3.25 => tương đương 110 ngày
kỳ phải thu.
Vòng quay phải trả = giá vốn/ phải trả bình quân = 2,24 => tương đương 160 ngày kỳ
phải trả
-

Kỳ hoạt động = Kỳ tồn kho + Kỳ phải thu = 120 + 110 = 230 ngày

-

Kỳ luân chuyển tiền = Kỳ hoạt động – kỳ phải trả = 230 – 160 = 70 ngày

Do vận dụng chính sách nghiêm ngắt; công ty cũng tiết kiệm được các chi phí dư thừa
cho TSLĐ; tuy chỉ số khả năng thanh toán tương đối thấp nhưng cùng chính sách hạn
chế bán chịu cộng với việc quay vòng nhanh của hàng tồn kho; và luân chuyển tiền đã
giúp công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán và yêu cầu sử dụng tiền mặt. Các chỉ số
trên cũng tương đối tốt đối với doanh nghiệp sản xuất; phản ánh thực chất về khả năng
việc tiêu thụ hàng ra thị trường của công ty rất tốt.


2. Nhận xét về ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp?
Khủng hoảng tài chính thế giới cũng đã tác động và gây ra những hệ quả cho nền kinh
tế Việt Nam; và qua đó các doanh nghiệp cũng phải đối mặt những khó khăn trở ngại
do cuộc khủng hoảng gây ra; Cụ thể với trường hợp của GSG, hoạt động kinh doanh
cũng gập phải 1 số ảnh hưởng như sau :
- Doanh thu Giấy công nghiệp giảm : Do khủng hoảng, nên các hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam giảm sút dẫn đến nhu cầu sử dụng bao bì cho hoạt động này giảm
đi đáng kể, trong khi GSG là doanh nghiệp hàng đầu trong việc cung ứng bao bi carton
nên cũng bị giảm sút nghiêp trọng.
- Giảm công suất nhà máy; cắt giảm nhân sự.


Bài tập cá nhân Nguyễn Ngọc Giao. Lớp GaMBA01.M04.
- Dự án bị gián đoạn : Công ty đang đầu tư dự án xây dựng mới 1 nhà máy sản
xuất giấy với công suất 200.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư trên 100 triệu USD. Do
hệ thống ngân hàng bị suy yếu và buộc phải thắt chặt tín dụng nên nguồn vốn và chi
phí vốn để triển khai dự án này, vì vậy, phải tạm thời gián đoạn. Làm thời gian kéo
dài, tăng chi phí và giảm hiệu quả khai thác nguồn lực đã đầu tư.
- Giảm lợi nhuận : Do phải cạnh tranh về giá và cung ứng các dịch vụ gia tăng
để duy trì khách hàng cũ; và chi phí marketing kìm kiếm khách hàng mới để bù đắp
phần doanh thu bị phần thiếu hút.
- Tâm lý và khó khăn kinh tế làm cho sức mua của người tiêu dùng sụt giảm;
hành vi mua đối với nhãn hàng giấy cao cấp của Công ty cũng bị giảm do những
nguyên nhân này.
- Do thị trường chứng khoán suy giảm và trở lên rủi ro, nên dự định niêm yết
trên sản chứng khoán tạm hoãn đợi thời điểm khởi sắc. Việc này làm gia tăng sức ép
của cổ đông và nhà đầu tư do tính thanh khoản của cổ phiếu giảm.
- Nguy cơ bị chiếm dụng vốn và phát sinh nợ khó đòi. Chủ yếu phát sinh tại

nhóm khách hàng là tổ chức : bao gồm hệ thông các siêu thị và các doanh nghiệp sản
xuất bao bì.
- Gia tăng các rủi ro về thanh khoản, rủi ro lãi suất và ty giá.

3. Theo anh/chị? Doanh nghiệp cần phải làm gì để khắc phục các ảnh
hưởng của khủng hoảng tài chính trong thời gian tới?
Một số hành động và giải pháp GSG có thể áp dụng ngay để ứng phó với
những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này.
- Hoạch định lại ngân sách, kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh, dự
báo để có kế hoạch hành động cụ thể hạn chế sai lầm:
- Giảm chi tiêu, giảm chi phí :chấp nhận mức doanh thu và lợi nhuận thấp
hơn ban đầu
- Kiểm soát công nợ; áp dụng chính sách bán hàng trả ngay có chiết khấu
- Kiểm soát dòng tiền, và kế hoạch thu chi, gia tăng dự trữ tiền mặt
- Tinh giảm nhân lực : Phát hiện và giữ người tài, cắt giảm lao động cả về số lượng và
giờ lao động.


Bài tập cá nhân Nguyễn Ngọc Giao. Lớp GaMBA01.M04.
- Mở mới các khách hàng: bao gồm cả các tổ chức và nhà bán lẻ để giữ vững thị phần;
sử dụng các công cụ marketing và hỗ trợ bán hàng để tăng doanh thu; giảm lợi nhuận
để duy trì khách hàng và ổn định hoạt động.
- Hạn chế nợ vay nhưng vẫn phải quan hệ tốt với nhà cúng cấp tài chính để có nguồn
vốn bổ sung khi cần.
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình môn Quản trị TCDN
- Báo cáo tài chính năm 2007 của GSG
- www.saga.vn/quản lý tài chính




×