Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài tập tình huống tài chính doanh nghiệp (45)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.33 KB, 5 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Học viên
Lớp :

: Bùi Đức Ban
GaMBA01-M04

Đề số 2
Công ty Cổ phần chế biến thuỷ sản Hà Tĩnh được thành lập năm 1995, vốn điều
lệ 500 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ. Vốn tự có của công ty 960 tỷ
đồng, vốn vay ngân hàng 1.200 tỷ đồng. Cổ phiếu của Công ty chưa niêm yết trên thị
trường chứng khoán.
Nghành nghề kinh doanh chủ yếu thu mua, chế biến thuỷ hải sản phục vụ xuất
khẩu. Thị trường chủ yếu là Mỹ, EU và Nga
Giai đoạn 2003-2007 doanh thu công ty tăng bình quân 15%, lợi nhuận tăng 10%.
Năm 2008 doanh thu của Công ty đạt 1.550 tỷ đồng, nộp ngân sách 102 tỷ đồng, lợi
nhuận sau thuế 130 tỷ đồng.
Tổng số lao động hiện nay của Công ty là 650 người, được phân bố ở 15 phòng
ban, phân xưởng, đứng đầu là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, Công tác kế toán và quản trị tài
chính chưa tách thành hai phòng riêng biệt mà giao cho Phòng Kế toán-thống kê đảm
nhiệm.
1. Qua quá trình tham gia quản lý tài chính tại CTCP chế biến thuỷ sản Hà Tĩnh tôi
có nhận định như sau:
Những ưu điểm
- Lãnh đạo Công ty và bộ phận được giao chức năng quản lý tài chính đều nhận
thức được tầm quan trọng của Quản lý tài chính đối với hoạt động của Công ty: Doanh
nghiệp một ngày không có nhân viên marketing không sao, một ngày không có chuyên
Bùi Đức Ban

GaMBA01-M04



Bài tập cá nhân môn Tài chính Doanh nghiệp
1


gia nhân sự không sao nhưng nếu một ngày thiếu các chuyên gia quản lý tài chính kế toán
thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn bởi các thu chi luôn phát sinh hàng ngày, thị trường vốn biến
động liên tục và luôn đỏi hỏi một công tác quản lý tài chính hiệu quả nhất.
Các nội dung cơ bản của quản lý tài chính như lên kế hoạch sử dụng các nguồn
vốn, đảm bảo thực hiện các dự án sản xuất và kinh doanh, theo dõi, đánh giá và điều
chỉnh kịp thời kế hoạch tài chính. Quản lý công nợ khách hàng, các đối tác. Thực hiện báo
cáo cho các cấp lãnh đạo, v..v luôn được lãnh đạo Công ty quan tâm chỉ đạo.
- Kiến thức về quản lý tài chính của Lãnh đạo công ty và Phòng Kế toán-thống kê
tương đối tốt, hầu hết đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán. Lãnh đạo có
thể đọc và phân tích được các báo cáo tài chính do phòng chuyên môn lập.
- Các kế hoạch tài chính ngắn hạn thường được Công ty lập và điều chỉnh chính
xác, kịp thời: Như thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lợi nhuận trên vốn đầu tư và
hướng mở rộng phát triển doanh nghiệp đều được thể hiện bằng các con số cụ thể trên cơ
sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường
vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra, từ đó đã giúp
cho Công ty chủ động trong việc quản lý hàng tồn kho, nhu cầu vốn.
- Công tác cập nhật thông tin, vi tính hoá trong quản lý tàichính được Công ty thực
hiện tương đối tốt. Kết thúc ngày làm việc các bộ phận đều gửi các báo cáo qua mạng nội
bộ về Phòng kế toán-thống kê để tổng hợp xử lý.
Những hạn chế
- Công ty ngày càng phát triển nhưng công tác quản lý tài chính chưa được tách
rời công tác kế toán thống kê, chưa có chức danh giám đốc tài chính. Do đó thời gian tập
trung cho các nghiệp vụ kế toán-thống kê hàng ngày còn lớn ảnh hưởng đến việc tổng
hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài
chính ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.

- Công tác quản lý nợ phải thu của các khách hàng nước ngoài còn nhiều hạn chế.
Nhiều hợp đồng chậm thanh toán gây khó khăn cho Công ty trong viếc thanh toán lương
công nhân và trả nợ ngân hàng.
Bùi Đức Ban

GaMBA01-M04

Bài tập cá nhân môn Tài chính Doanh nghiệp
2


- Chi cho công tác quản lý hành chính còn lớn. Việc quản lý, sử dụng tài sản chưa
chặt chẽ còn lãng phí.
Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của Công ty
- Tách bộ phận quản lý tài chính và bộ phận kế toán-thống kê thành 2 phòng riêng
biệt.
- Cơ chế quản lý và điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh cần
được tăng cường theo hướng điều chỉnh cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi
phí đầu vào. Cơ chế quản lý chi của doanh nghiệp phải đảm bảo kế hoạch chi hợp lý, hiệu
quả, đảm bảo kiểm soát được bội chi, tiến tới cân bằng vốn và doanh thu. Tăng tính tự chủ
tài chính đối với các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp. Cân đối tỷ lệ chi và phù hợp với
mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính doanh
nghiệp.
- Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trên thị
trường vốn, thị trường tài chính và phải coi chi phí đầu tư về vốn là một phần của hiệu
quả đầu tư và sản xuất kinh doanh. Các chuẩn mực về quản trị doanh nghiệp cần được chú
trọng.
- Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có những biến động
nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy cần xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho
tiết kiệm, hiệu quả nhất:

- Quản lý tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ
cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Quản lý tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp
lý đối với doanh nghiệp, vừa bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp và các cổ đông,
vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động.
- Quản lý tài chính trong doanh nghiệp cần kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng cả các
tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích.

Bùi Đức Ban

GaMBA01-M04

Bài tập cá nhân môn Tài chính Doanh nghiệp
3


2. Ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính thế giới đến hoạt động của công ty
Là một doanh nghiệp hoạt động sản xuất chế biến thuỷ hải sản phục vụ chủ yếu cho xuất
khẩu. Khủng khoảng tài chính thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty
thể hiện:
Doanh thu và lợi nhuận năm 2008 của Công ty đều giảm gần 10% so với năm
2007.
- Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng ở các thị trường chủ yếu Mỹ, EU, Nga đều
giảm, do đó hàng của Công ty khó xuất khẩu được.
- Chính phủ các nước có xu hướng gia tăng áp dụng các hàng rào phi thuế quan,
hạn chế nhập khẩu để bảo vệ các công ty trong nước.
- Việc vay vốn ngân hàng của Công ty khó khăn hơn do các ngân hàng thương mại
siết chặt điều kiện vay vốn, chống rủi ro tín dụng.
- Thị trường chứng khoán suy giảm ảnh hưởng đến kế hoạch niêm yết cổ phiếu của
Công ty trên sàn giao dịch.

3. Theo tôi để khắc phục ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính doanh nghiệp cần:
- Đa dạng hoá thị trường xuất khẩu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại:
Thay vì tập trung vào các thị trường truyền thống Mỹ, EU, Nga, cần chú ý đến các thị
trường Mỹlatinh, Canada, Mêhico v..v.
- Sắp xếp lại lượng lượng lao động của Công ty. Giảm bộ máy hành chính. Những
lao động không đáp ứng được yêu cầu giải quyết cho nghỉ theo chế độ.
- Tiết kiệm chi tiêu, ưu tiên những chi phí trực tiếp cho sản xuất, giảm các cho tiêu
hành chính.

Bùi Đức Ban

GaMBA01-M04

Bài tập cá nhân môn Tài chính Doanh nghiệp
4


Bùi Đức Ban

GaMBA01-M04

Bài tập cá nhân môn Tài chính Doanh nghiệp
5



×