Kinh tế quán lý
BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN KINH TẾ QUẢN LÝ
Học viên
Ngày sinh
Lớp
Nguyễn Thị Mai Dung
04/03/1984
GaMBA.M0110
Đề bài: bài kiểm tra hết môn số 1
Câu 1
Nhận định: Doanh nghiệp cạnh tranh thu lợi nhuận dương trong dài hạn! Đúng hay sai,
giải thích nhận định
Câu 2
Liệt kê các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng số doanh nghiệp cạnh tranh bằng bao nhiêu?
Câu 3
Xác định loại hình thị trường của doanh nghiệp bạn (Tính chỉ số Herfindahl)
Câu 4
Giả sử doanh nghiệp của bạn có 1 đối thủ cạnh tranh. Đường cầu của ngành (bao gồm
doanh nghiệp của bạn và doanh nghiệp cạnh tranh) là p = 100 – (q1 + q2). Giả sử cả hai
doanh nghiệp đều có cùng chi phí biến đổi cận biên là 40 đơn vị và cả hai theo đuổi cạnh
tranh bằng việc quyết định sản lượng trên cơ sở phản ứng của đối thủ (mô hình Courtnot)
o Xác định giá cân bằng thị trường và sản lượng sản xuất bởi mỗi doanh nghiệp
o Biểu hiện kết quả bằng đồ thị
o Lợi nhuận của doanh nghiệp bạn là bao nhiêu
Nguyễn Thị Mai Dung
1
Kinh tế quán lý
CÂU 1
Nhận định “doanh nghiệp cạnh tranh thu lợi nhuận dương trong dài hạn” là chưa hoàn
toàn đúng. Doanh nghiệp cạnh tranh trong dài hạn cũng có thể có lợi nhuận bằng 0. Dưới đây là
phần giải thích:
Đối với doanh nghiệp cạnh tranh, giá cả của doanh nghiệp vừa bằng doanh thu bình quân
(AR), vừa bằng doanh thu cận biên MR.
Trong dài hạn đường cung của doanh nghiệp cạnh tranh là phần của đường chi phí cận
biên MC nằm trên đường tổng chi phí bình quân ATC. Nếu giá hàng hoá thấp hơn ATC,
doanh nghiệp nên rời bỏ thị trường.
P
Đường cung dài hạn
của doanh nghiệp
MC
ATC
P
0
1.
Q
Phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh trong dài hạn:
Ta có
Nguyễn Thị Mai Dung
2
Kinh tế quán lý
Lợi nhuận = TR – TC
Lợi nhuận = (TR/Q – TC/Q)*Q
Lợi nhuận = (AR – ATC)*Q
Lợi nhuận = (P – ATC)*Q
1.1.
Nếu P > ATC
Doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận khi sản xuất ở mức sản lượng Q* mà tại đó giá cả bằng chi
phí cận biên.
Tại mức giá P> ATC doanh nghiệp thu được lợi nhuận là:
(P – ATC).Q* hay phần diện tích hình chữ nhật P.ATC.A.B là phần lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tại mức giá P > ATC doanh nghiệp cạnh tranh thu lợi nhuận dương do đó doanh nghiệp sẽ gia
nhập và duy trì hoạt động của mình trong ngành.
Nguyễn Thị Mai Dung
3
Kinh tế quán lý
P
MC
ATC
A
P
P = AR = MR
ATC
B
0
1.2.
Q*
Q
Nếu P < ATC
Trong trường hợp này việc tối đa hoá lợi nhuận hàm ý phải tối thiểu hoá thua lỗ và điều này có
thể đạt được bằng cách sản xuất ở mức sản lượng Q* tại đó giá cả bằng chi phí cận biên.
Tại mức P < ATC thì phần thua lỗ của doanh nghiệp là: (P – ATC ).Q* hay phần diện tích hình
chữ nhật ATC.P.C.D là phần thua lỗ của doanh nghiệp. Trong tình huống này doanh thu không
đủ để bù chi phí bình quân nên doanh nghiệp quyết định rời bỏ khỏi thị trường.
Nguyễn Thị Mai Dung
4
Kinh tế quán lý
P
MC
ATC
D
A
ATC
P = AR = MR
P
C
0
1.3.
Q*
Q
Nếu P = ATC
Doanh nghiệp cạnh tranh sản xuất ở mức sản lượng Q* tại đó P = MC. Sự tự do gia nhập và rời
bỏ thị trường làm cho giá cả bằng chi phí bình quân. Nhưng nếu P = MC = ATC khi doanh
nghiệp sản xuất ở chi phí bình quân thấp nhất.
Nguyễn Thị Mai Dung
5
Kinh tế quán lý
P
MC
ATC
P =ATCmin
0
Q*
Q
Hình vẽ cho thấy doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận nếu sản xuất ở mức sản lượng Q* tại P =
MC nhưng P = ATC nên lợi nhuận của doanh nghiệp bằng 0. Các doanh nghiệp mới không có
động cơ gia nhập thị trường và các doanh nghiệp đang hoạt động không có động cơ rời bỏ thị
trường. Đây chính là điểm cân bằng của thị trường.
Giải thích tại sao các doanh nghiệp cạnh tranh tiếp tục kinh doanh nếu họ có lợi nhuận
bằng 0:
Ta có:
Lợi nhuận Kinh tế = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Nguyễn Thị Mai Dung
6
Kinh tế quán lý
Tổng chi phí = Chi phí kế toán + Chi phí cơ hội
Lợi nhuận kế toán = Tổng doanh thu – Tổng chi phí kế toán
Lợi nhuận Kinh tế = Lợi nhuận kế toán – Chi phí cơ hội
Tại điểm cân bằng của thị trường, lợi nhuận của doanh nghiệp = 0. Tức doanh thu vừa đủ
cho chi phí kế toán và chi phí cơ hội của Doanh nghiệp.
Ta xét Ví dụ sau: Anh A đầu tư 1 tỷ đồng để mở 1 công ty sản xuất thép và số tiền này Anh A có
thể gửi Ngân hàng để thu được số lãi 140 triệu đồng/1 năm. Ngoài ra Anh A phải từ bỏ một việc
mà lẽ ra anh thu được 100 triệu đồng /1 năm để quản lý công ty sản xuất thép. Khi đó chi phí cơ
hội của Anh A trong việc mở một công ty sản xuất thép là: 140+100 = 240 triệu đồng. Cho dù lợi
nhuận của anh A tiến tới 0, nhưng doanh thu từ công ty vẫn phải bù đắp cho Anh A chi phí cơ hội
này.
Như vậy ở trạng thái cân bằng lợi nhuận Kinh tế bằng 0 thì lợi nhuận kế toán vẫn dương và theo
ví dụ trên thì lợi nhuận kế toán của Anh A là 240 triệu đồng, đủ để anh A tiếp tục kinh doanh.
Nguyễn Thị Mai Dung
7
Kinh tế quán lý
CÂU 2
Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp:
Sự thay đổi hành vi chiến lược của đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng ngay đến kết quả kinh
doanh của công ty
Việc nhận diện các đối thủ cạnh tranh trực tiếp giúp Doanh nghiệp đưa ra được những phân
tích đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ, những phân tích đánh giá này cung cấp
cho Doanh nghiệp bức tranh về chiến lược tấn công và phòng ngự. Qua đó có thể xác định
những cơ hội và thách thức.
Vietinbank là một trong những NH TMCP đứng đầu Việt Nam, tiền thân của Vietinbank là
một Ngân hàng quốc doanh và được cổ phần hóa vào năm 2002. Với các sản phẩm dịch vụ
phong phú đáp ứng cho nhiều đối tượng khách hàng cùng với phong cách phục vụ chuyên
nghiệp, Vietinbank đã trở thành một thương hiệu mạnh không chỉ trong nghành Ngân hàng mà
còn là thương hiệu mạnh của quốc gia. Trong chiến lược kinh doanh của mình Vietinbank luôn
chú trọng tới việc phân tích và nhận dạng các đối thủ cạnh tranh của mình đặc biệt là các đối thủ
cạnh tranh trực tiếp bởi sự thay đổi hành vi chiến lược của các đối thủ này sẽ ảnh hưởng ngay
đến kết quả kinh doanh của Vietinbank.
Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vietinbank được nhận diện bởi họ đưa ra các sản
phẩm tương đồng và cùng nhắm tới đối tượng khách hàng (phân khúc thị trường) mà Vietinbank
đang theo đuổi. Đó là các Ngân hàng: Vietcombank; Agribank; BIDV đây là 3 Ngân hàng lớn có
thị phần tương đương Vietinbank với mỗi đối tượng khách hàng thì Vietinbank và 3 đối thủ cạnh
tranh này đều đưa ra các sản phẩm dịch vụ tương đồng và hoàn toàn có thể thay thế với chi phí
bằng 0.
Đối với Khách hàng cá nhân: Có các sản phẩm dịch vụ như sản phẩm tiết kiệm, sản
phẩm tín dụng tiêu dùng linh hoạt, cho vay tín chấp, cho vay mua nhà, mua xe, cho vay
sản xuất kinh doanh, cho vay du học … và các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và
ngoài nước.
Đối với Khách hàng Doanh nghiệp: cả 4 Ngân hàng cũng đưa ra các sản phẩm tương
đồng như sản phẩm cho vay, sản phẩm bao thanh toán, bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu,
sản phẩm tài khoản, dịch vụ thanh toán quốc tế …
Nguyễn Thị Mai Dung
8
Kinh tế quán lý
Ngoài ra gần đây 4 Ngân hàng này cũng đồng loạt đưa ra các sản phẩm Ngân hàng điện
tử: SMS banking, Internet banking.
Tổng số Doanh nghiệp cạnh tranh của Vietinbank:
Vietinbank luôn chú trọng tới công tác phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ cạnh
tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh gián tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Viêc định hình đối thủ cạnh tranh được Vietinbank giải thích rất đơn giản. Nguồn kiến thức
thức vượt trội về đối thủ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn và không vi phạm pháp luật. Lợi thế
cạnh tranh giúp tạo ra giá trị khách hàng ưu việt so với đối thủ trên thị trường. Tính chất cuối
cùng của giá trị khách hàng là giá trị vượt trội. Giá trị Khách hàng được xây dựng dựa trên tương
quan với giá trị đối thủ cạnh tranh mang lại, điều này khiến cho kiến thức về đối thủ trở thành
một thành phần thiết yếu trong chiến lược.
Áp dụng hệ thống định hình đối thủ chặt chẽ sẽ tạo ra một lợi thế rất lớn. Một kỹ thuật mà
Vietinbank đang dùng để định hình đối thủ cạnh tranh là tạo ra hồ sơ chi tiết về từng đối thủ
cạnh tranh. Những hồ sơ này bao gồm nền tảng, tiềm lực tài chính, sản phẩm, thị trường, nguồn
nhân lực và chiến lược.
Nền tảng:
o Địa điểm văn phòng, sự hiện điện trên các phương tiện thông tin truyền thông.
o Lịch sử, thành viên chủ chốt, các mốc ngày tháng quản trọng, sự kiện, xu
hướng.
o Quyền sở hữu, chính sách công ty, mô hình tổ chức.
Tài chính
o Chỉ số P/E, chính sách chia cổ tức, lợi nhuận
o Khả năng thanh khoản, dòng ngân lưu
o Quá trình gia tăng lợi nhuận, phân phối, mở rộng và phát triển
Sản phẩm:
o Sản phẩm, độ sâu và rộng của các dòng sản phẩm, sự cân bằng giữa các danh
mục sản phẩm
o Sản phẩm mới được phát triển, tỷ lệ thành công của sản phẩm mới, R&D
o Thương hiệu, danh mục thương hiệu, sự trung thành và tỉ lệ nhận biết thương
hiệu
Nguyễn Thị Mai Dung
9
Kinh tế quán lý
o Sự tương thích trong quản lý chất lượng
Tiếp thị:
o Phân khúc thị trường, thị phần, khách hàng, tỷ lệ tăng trưởng, sự trung thành
của khách hàng
o Tổ hợp chiêu thị, ngân sách chiêu thị, thông điệp quảng cáo
o Hệ thống các phòng, điểm giao dịch
o Chiến lược khuyến mại, tặng quà khách hàng
Nguồn nhân lực
o Tổng số cán bộ công nhân viên
o Năng lực và cung cách quản lý
o Lương, phúc lợi, tỷ lệ giữ chân người tài.
Các chiến lược doanh nghiệp
o Mục tiêu, sứ mệnh, kế hoạch phát triển, thu mua, phân tách
o Chiến lược tiếp thị
Dựa vào kỹ thuật định hình đối thủ cạnh tranh trên Vietinbank có các đối thủ cạnh tranh như
sau:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: gồm 3 Ngân hàng lớn có thị phần tương đương với
Vietinbank: Vietcombank, Argibank, BIDV.
Đối thủ cạnh gián tiếp: Quỹ tín dụng nhân dân, Công ty tài chính bưu điện, Công ty
tài chính dầu khí, Công ty tài chính than khoáng sản.
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Các công ty tài chính, ngân hàng sẽ ra nhập nghành trong
tương lai mà Vietinbank đang thăm dò và dự báo.
CÂU 3
Xác định loại hình thị trường của Vietinbank qua việc tính chỉ số (Herfindahl)
Ước lượng thị phần của các Ngân hành trong lĩnh vực kinh doanh Ngân hàng: Vietinbank
17%, Vietcombank 18%, Agribank 20%, BIDV 19%, Sacombank 3%, ACB 3%, Techcombank
4% . Còn lại các loại hình khác có mức thị phần nhỏ hơn 1%.
Chỉ số H của thị trường nghành Ngân hàng là
H = 0,172 + 0,182 + 0,22 + 0,192 + 0,032 + 0,032 + 0,042 = 0,1408
Nguyễn Thị Mai Dung
10
Kinh tế quán lý
Chỉ số H = 0,1408 < 0,2 thể hiện mức độ cạnh tranh gay gắt mặt khác các sản phẩm dịch vụ
ngân hành có tính tương đồng cao không có sự khác biệt. Do đó thị trường mà các Ngân hàng
tham gia ( thị trường ngành ngân hàng) là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Vây loại hình thị trường mà Vietinbank tham gia là thị trường cạnh tranh hoàn hảo
CÂU 4
Giá cân bằng thị trường và sản lượng của mỗi doanh nghiệp
Đường cầu của ngành: p = 100 – (q1+q2)
Với q là tổng sản lượng của ngành: q = q1+q2
Cả 2 doanh nghiệp đều có: MC1 = MC2 = 40
Đường phản ứng của doanh nghiệp mình và doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh thỏa mãn
MR = MC
Tổng doanh thu của doanh nghiệp mình:
TR1 = p.q1 = (100-q1- q2).q1 = 100q1- q12-q1.q2
MR1 = (TR1)’ = 100-2q1-q2
MR1= MC1 <=> 100-2q1-q2 = 40
Đường phản ứng của doanh nghiệp mình là
q1 = 30 – 0.5q2
Tổng doanh thu của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh là:
TR2 = p.q2 = (100-q1- q2).q2 = 100q2- q22-q1.q2
MR2 = (TR2)’ = 100-2q2-q1
MR2 = MC2 = 40 = 100-2q2-q1
Đường phản ứng của doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh là
q2 = 30 – 0.5q1
Cân bằng Cournot: q1 = q2
30-0.5q2=q2 => q2 =q1 = 20
Vậy sản lượng sản xuất bởi mỗi doanh nghiệp khi có cân bằng thị trường là: q1 = q2 = 20
Thay kết quả trên vào đường cầu của ngành ta có: p = 100-(20+20)=60
Vậy giá cân bằng của thị trường là: 60
Nguyễn Thị Mai Dung
11
Kinh tế quán lý
Biểu diễn kết quả trên bằng đồ thị
q2
Đường phản ứng của đối
thủ cạnh tranh
60
Cân bằng Cournot
30
20
Đường phản ứng của doanh
nghiệp mình
0
20
30
600
q1
Lợi nhuận của doanh nghiệp mình
Giả sử chi phí cố định của hai doanh nghiệp = 0 khi đó tổng chi phí của doanh nghiệp mình
là: TC = chi phí biến đổi = 40.q1 =40.20=800
TR= p1 . q1 = 60.20=1200
Lợi nhuận= TR – TC=1200-800=400
Vậy lợi nhuận của doanh nghiệp mình trong trường hợp cân bằng Cournot là: 400
Nguyễn Thị Mai Dung
12