Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích đình và miếu làng cao đài (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.78 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐẶNG QUỐC BẢO

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU DI TÍCH ĐÌNH VÀ MIẾU LÀNG CAO ĐÀI
NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

Hà Nội, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

ĐẶNG QUỐC BẢO
KHÓA: 2015 - 2017

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU DI TÍCH ĐÌNH VÀ MIẾU LÀNG CAO ĐÀI
NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 60.58.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS. NGÔ THỊ KIM DUNG

Hà Nội, năm 2017


LỜI CÁM ƠN
Với tất cả lòng kính trọng và lòng biết ơn chân thành, tôi xin được phép được
bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS.KTS Ngô Thị Kim Dung - người Cô đã
hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Xin ghi ơn các thầy cô giáo đã bồi đắp cho tôi khối lượng kiến thức rất quí giá
trong suốt hai năm học cao học.
Xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo trong hội đồng khoa học đã giúp cho
tác giả những lời khuyên quý giá, giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin cám ơn các Phòng, Ban của Viện bảo tồn di tích và Bảo tàng Nam Định đã
tạo điều kiện trong việc sưu tầm, tra tài liệu cung cấp thông tin cho luận văn.
Một lần nữa xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc!
Hà Nội, tháng......năm 2017
Tác giả luận văn

Đặng Quốc Bảo


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có

nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Đặng Quốc Bảo


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các hình vẽ
MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài....................................................................................................... 1
- Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ .2
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2
- Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2
- Ý nghĩa khoa học và Ý nghĩa thực tiễn.................................................................... 3
- Cấu trúc luận văn...................................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU DI TÍCH ĐÌNH VÀ MIẾU LÀNG CAO
ĐÀI ........................................................................................................................... 4
1.1. Giới thiệu chung về khu di tích Đình và miếu làng Cao Đài ........................4
1.1.1 Vị trí địa lí khu di tích trong quy hoạch xưa và nay...........................................4
1.1.2 Khái quát quá trình hình thành và phát triển khu di tích Đình và miếu làng
Cao Đài .......................................................................................................................5
1.2. Đặc điểm, giá trị khu di tích đình và miếu làng Cao Đài............................ 10
1.2.1 Đặc điểm......................................................................................................... 10
1.2.2 Các giá trị ....................................................................................................... 16
1.3. Hiện trạng khu di tích Đình và miếu làng Cao Đài.......................................21
1.3.1 Hiện trạng qui hoạch...................................................................................... 21

1.3.2 Hiện trạng kiến trúc cảnh quan, môi trường.............................................. .... 23
1.3.3 Hiện trạng kĩ thuật, hạ tầng............................................................................ 28
1.3.4 Công tác quản lý và khai thác sử dụng di tích................................................ 28
1.4. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài...............................................................30


1.4.1. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến du lịch văn hóa chùa Hương
lấy đoạn từ bến Yến đến bến Trò ( Hương Sơn - Mỹ Đức –Hà Nội) làm đối tượng
nghiên cứu. ( Bùi Văn Anh - Luận văn thạc sĩ năm 2014) ......................................30
1.4.2. Tổ chức kiến trúc cảnh quan các công trình tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống
trong quá trình đô thị hóa tại xã Sài Sơn huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội.
(Nguyễn Thị Thanh Hằng - Luận văn thạc sĩ năm 2011). ........................................30
1.4.3. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu vực di tích đàn Nam Giao thành
Phố Huế. (Ngô Châu Thanh - Luận văn thạc sĩ năm 2011). .....................................31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU DI TÍCH ĐÌNH VÀ MIẾU LÀNG CAO
ĐÀI............................................................................................................................32
2.1. Cơ sở pháp lý.....................................................................................................32
2.1.1. Luật xây dựng, luật qui hoạch và các văn bản dưới luật.................................32
2.1.2. Luật di sản, các nguyên tắc và qui chế đối với di sản văn hóa........................35
2.1.3. Hiến chương và công ước quốc tế...................................................................37
2.2. Cơ sở lý thuyết..................................................................................................40
2.2.1. Vai trò của kiến trúc cảnh quan.......................................................................40
2.2.2. Các yếu tố tạo thành kiến trúc cảnh quan........................................................40
2.2.3. Lý luận về hình ảnh thị giác............................................................................44
2.2.4. Các nguyên tắc bố cục cảnh quan....................................................................47
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan..........................................................................................................................48
2.3.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................48
2.3.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội...................................................................49

2.4. Bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước về tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan các khu di tích.......................................................................................50
2.4.1. Trong nước......................................................................................................50
2.4.2. Nước có điều kiện tương đồng........................................................................52


CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU DI TÍCH ĐÌNH VÀ MIẾU LÀNG CAO ĐÀI...................54
3.1.Quan điểm và nguyên tắc chung......................................................................54
3.1.1. Quan điểm........................................................................................................54
3.1.2. Nguyên tắc chung............................................................................................54
3.2. Giải pháp quy hoạch ........................................................................................55
3.2.1. Sử dụng đất......................................................................................................55
3.2.2. Quy hoạch các khu chức năng.........................................................................56
3.2.3. Phân vùng bảo vệ. ..........................................................................................57
3.3. Giải pháp kiến trúc...........................................................................................57
3.3.1. Các hạng mục công trình chính.......................................................................57
3.3.2. Công trình phụ trợ...........................................................................................60
3.4. Giải pháp cảnh quan, môi trường...................................................................63
3.4.1. Cây xanh, sân vườn.........................................................................................63
3.4.2. Các kiến trúc nhỏ.............................................................................................67
3.5. Giải pháp kĩ thuật, hạ tầng..............................................................................69
3.5.1. Giao thông.......................................................................................................69
3.5.2. Cấp thoát nước.................................................................................................69
3.5.3. Cấp điện ..........................................................................................................70
3.5.4. Các thiết bị khác..............................................................................................71
3.5.5. Màu sắc và ánh sáng.........................................................................................72

3.6. Giải pháp quản lý khai thác sử dụng..............................................................73
3.6.1. Quản lý............................................................................................................73

3.6.2. Khai thác sử dụng............................................................................................74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................76
Kết luận......................................................................................................................76
Kiến nghị...................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH TRONG LUẬN VĂN
STT

Tên hình ảnh

Trang

Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9

Bản đồ vị trí khu di tích Đình và miếu làng Cao Đài
Vị trí Đình và miếu làng Cao Đài.
Toàn cảnh Di tích Đình làng Cao Đài.
Toàn cảnh Miếu Phụng Dương công chúa
Mặt bằng Đình làng Cao Đài.
Nhà Tiền tế Đình làng Cao Đài

Bản vẽ hiện trạng nhà Tiền tế
Vì nách gian bên tòa đại bái Đình làng Cao Đài
Bản vẽ hiện trạng nhà Đại bái và Hậu cung

4
5
7
9
11
11
12
13
14

Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 1.12
Hình 1.13

Bản vẽ hiện trạng nhà Tả vu và Hữu vu
Miếu làng Cao Đài
Nghi môn Đình làng Cao Đài
Trang trí trên kẻ hiên Tiền tế Đình làng Cao Đài
PCNT cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20
Trang trí trên bạo cửa gian giữa đại bái Đình làng
Cao Đài PCNT cuối thế kỷ 17
Một số hình ảnh vê lễ hội Đình và miếu làng Cao Đài
Mặt bằng hiện trạng quy hoạch Đình và miếu làng
Cao Đài
Một số hình ảnh về hiện trạng của khu Di tích

Mặt bằng hiện trạng Đình và miếu làng Cao Đài
Một số hình ảnh về hiện trạng các cấu kiện bị hỏng
Hiện trạng Tả - Hữu vu Đình Cao Đài
Chiếc cầu bê tông mới xây dựng vài chục năm
Tình trạng cây cỏ mọc dại che hết di tích
Một số ảnh hiện trạng khu Miếu Phụng Dương công
chúa
Cảm thụ thị giác về đường Siluyet (đường viền đô thị)
Hình ảnh một số di tích cố đô Huế
Các công trình xen lẫn cây xanh, mặt nước tạo nên
một cảnh quan rất hấp dẫn, hoàn chỉnh và nên thơ
Mặt bằng quy hoạch tổng thể khu di tích
Mặt bằng quy hoạch các khu chức năng
Ví dụ về hình thức kiến trúc Tả - Hữu vu
Ví dụ về hình thức kiến trúc Nghi môn
Mặt bằng mộ Phụng Dương công chúa

15
16
17
18

Hình 1.14
Hình 1.15
Hình 1.16
Hình 1.17
Hình 1.18
Hình 1.19
Hình 1.20
Hình 1.21

Hình 1.22
Hình 1.23
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5

19
20
21
23
24
25
26
27
27
28
46
51
53
55
56
58
58
59



Hình 3.6

60

Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14

Mặt bằng bố trí Nhà khách + BQL, Lầu hóa vàng,
Nhà vệ sinh
Ví dụ về hình thức kiến trúc Nhà khách và Ban quản lý
Ví dụ về hình thức kiến trúc Lầu hóa vàng
Ví dụ về hình thức kiến trúc Cầu đá
Ví dụ về hình thức kiến trúc Nhà vệ sinh
Mặt bằng vị trí thảm cỏ, mặt nước, đường dạo
Mặt bằng bố trí Non bộ, Đài phun nước
Một số hình thức cây xanh, hồ nước cảnh quan
Mặt bằng hệ thống thoát nước

Hình 3.15
Hình 3.16

Mặt bằng bố trí hệ thống đèn chiếu sáng
Mặt bằng bố trí thiết bị phòng cháy chữa cháy


71
72

61
61
62
62
66
67
68
70


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong suốt quá trình phát
triển dựng nước và giữ nước - Nam Định luôn được coi là một trong những vùng đất
ngàn năm văn hiến, vùng đất “điạ linh” đã sản sinh ra những “nhân kiệt” nổi tiếng
võ công, văn trị... Đặc biệt là ở thời Trần, một thời kỳ lịch sử được đánh giá là giai
đoạn phát triển tới đỉnh cao huy hoàng. Vương triều Trần đã cùng nhân dân cả nước
phát huy truyền thống anh dũng quật cường chống giặc ngoại xâm - bảo toàn lãnh
thổ, giữ vững độc lập dân tộc, cũng như đề cao ý thức tự lực, tự cường xây dựng đất
nước ngày càng vững mạnh.
Trong rất nhiều di tích lịch sử của tỉnh Nam Định, thì những di tích thời Trần
được đặt ở vị trí hàng đầu với Trung tâm là Quần thể di tích cấp quốc gia đặc biệt:
Đền Trần & các Đình miếu thờ các vị anh hùng, cá nhân kiệt xuất. Trung tâm của
quần thể này là vùng đất Tức Mặc - vùng đất được đặc cách phong lên thành “Phủ

Thiên Trường” có cung điện, dinh thự... và trên thực tiễn có vai trò là một “Hành
đô”, một “Đông kinh” sau kinh thành Thăng Long thuở đương thời.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến khu di tích Đình và miếu làng Cao Đài - được
dựng trên Thái ấp Độc Lập, là nơi thờ Thượng tướng Thái sư, Chiêu minh Đại
vương Trần Quang Khải và vợ là công chúa Phụng Dương. Thái ấp này là bổng lộc
do triều đình ban thưởng cho ông. Trong suốt quá trình hình thành & phát triển, nó
có vai trò quan trọng trong việc duy trì điều tiết đời sống văn hoá, phát triển kinh tế,
quân sự ... của làng xã Cao Đài nói riêng, cả phủ Thiên trường & rộng hơn nữa. Ở
đây không chỉ gìn giữ được các hiện vật quí báu được các triều đại sau này công
nhận, mà còn chứa đựng nhiều giai thoại đậm tính anh hùng ca về một nhân vật kiệt
xuất, đó là Thượng tướng Thái sư, Chiêu minh đại vương Trần Quang Khải.
Trải qua thời gian dài chiến tranh, thiên tai lụt lội, các kiến trúc thời Trần nói
chung & ở Cao Đài nói riêng hầu như không còn nguyên vẹn. Các phế tích và
những địa danh chỉ còn gợi nhớ một thời lịch sử huy hoàng đó là: Gò Nồi Chõ, Cồn
Rèn, đồng Nội Bông, chùa Độc Lập...


2

Khu di tích Đình và miếu làng Cao Đài tuy có giá trị cao về lịch sử, văn hoá
nhưng do nhiều lí do cả chủ quan & khách quan nó chưa được nghiên cứu quan tâm
và đánh giá đúng mức - đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu, mang
tính tổng hợp về khu di tích này. Do vậy, việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan khu này đòi hỏi phải có một giải pháp khoa học mang tính thực tế và khả thi
cũng như cần sự hỗ trợ và phối hợp của các ban ngành liên quan.
Di tích lịch sử văn hoá này là di sản vô cùng quý báu của tổ tiên, cha ông
chúng ta để lại, là tài sản lớn lao cả về vật chất lẫn tinh thần. Chính vì thế,việc tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích Đình và miếu làng Cao Đài là hết
sức cấp thiết, một mặt sẽ bảo tồn, tôn tạo, phục hồi lại một khu di tích đã được xếp
hạng di sản cấp quốc gia. Mặt khác, phát huy giá trị của di tích lịch sử đặc biệt này

trong quần thể di tích cấp Quốc gia: Đền Trần Nam Định - Phần nào quảng bá khơi
dậy truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa địa phương Nam định là đất “Địa
linh Nhân kiệt - Nghìn năm Văn hiến”...
2. Mục đích nghiên cứu
- Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan nhằm góp phần bảo tồn phát huy khu di
tích Đình và miếu làng Cao Đài thuộc quần thể di tích cấp Quốc gia Đền Trần.
- Tổ chức một khu di tích có dịch vụ du lịch nhằm phục vụ trực tiếp cho sự phát
triển du lịch của Nam Định.
3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là khu di tích Đình và miếu làng Cao Đài xã Mỹ Thành,
huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu toàn cảnh khu di tích Đình và miếu làng Cao
Đài trong không gian, thời gian lịch sử văn hoá xã hội làng Cao Đài.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã, ghi chép kết hợp thu thập thông tin.
- Khảo sát và đánh giá hiện trạng khu vực nghiên cứu.
- Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp tài liệu để đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp tổ chức không gian của khu Đình và miếu làng Cao Đài.


3

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Luận văn này hy vọng đưa ra các luận cứ khoa học, nêu bật được các giá trị lịch
sử, kiến trúc, cảnh quan và các vấn đề tồn tại cần bảo tồn.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Bảo tồn một khu di tích đã được xếp trong danh mục của di sản quốc gia, mặt
khác đề xuất tổ chức không gian đô thị có di sản và là khu di tích gắn liền khu dịch
vụ du lịch nhằm phát triển du lịch cho khu vực và cho tỉnh Nam Định.

6. Cấu trúc luận văn
- Gồm có 3 phần:
+ Phần mở đầu: Giới thiệu lí do chọn đề tài, Mục đích nghiên cứu, Đối tượng và
Phạm vi nghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu và Cấu trúc luận văn.
+ Phần nội dung: Gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về khu di tích Đình và miếu Cao Đài.
Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu
di tích Đình và miếu Cao Đài.
Chương 3: Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu di tích
Đình và miếu Cao Đài.
+ Phần kết luận và kiến nghị


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
- Khu di tích Đình và miếu Cao Đài từ khi khởi dựng đến nay là một di tích nghệ
thuật còn bảo lưu khá tốt kiến trúc: quy mô, bố cục tổng thể, cấu trúc bộ khung cũng

như nhiều mảng chạm khắc trang trí có giá trị nghệ thuật cao. Nó còn mang trên
mình những giá trị về nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu cho một thời kì
phát triển của phong cách nghệ thuật thế kỷ 17, đầu thế kỷ 20. Kiến trúc Đình và
miếu Cao Đài thể hiện sự tài hoa, khéo léo cùng lối tư duy độc đáo giàu bản sắc của
dân tộc Việt Nam.
- Ngoài ra, khu di tích Đình và miếu Cao Đài đóng một vai trò quan trọng trong
quần thể Di tích Đền Trần. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được quan tâm và đầu tư thỏa
đáng, mặc dù đang bị xuống cấp trầm trọng, vẫn còn tình trạng xâm phạm di tích, xả
thải bừa bãi... Sự xuống cấp còn thể hiện trên các yếu tố tổng thể, cảnh quan. Nói
chung, với hiện trang như vậy, di tích đã không phát huy hết giá trị vốn có của nó
trong đời sống xã hội.Vì vậy, không gian này phải được giữ gìn, phát huy, nâng cao
giá trị nhằm làm phong phú thêm di sản văn hóa của tỉnh Nam Định.
- Việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho khu di tích Đình và miếu làng
Cao Đài nhằm tạo nên một điểm tụ văn hóa, lễ hội tham quan du lịch hấp dẫn, phục
vụ cho công tác nghiên cứu và giới thiệu lịch sử, văn hóa, truyền thống, nâng cao
lòng tự hào và góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý uống nước nhớ
nguồn cho thế hệ sau.
Kiến nghị
Đối với tỉnh Nam Định:
- Là thành phố của lễ hội, thành phố của du lịch nhưng hiệu quả khai thác chưa
cao, cơ sở vật chất yếu kém, còn nhiều tiêu cực... cho nên cần phải thay đổi tư duy ỷ
lại, thụ động chờ đợi TW, xây dựng kế hoạch tổng thể phù hợp với địa phương.
- Các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương cùng có chung mục tiêu
là xây dựng địa phương Nam Định thành tỉnh giàu mạnh, kinh tế quốc phòng, văn
hóa...phát triển thông qua việc quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi như xây


77

dựng qui hoạch tổng thể phát triển du lịch & phê duyệt dự án, cấp vốn,... phù hợp

pháp luật là một việc làm trọng tâm cấp bách
- Nghiên cứu hình thành các tuyến du lịch phù hợp nội tỉnh & kết hợp các tua du
lịch xuyên Việt hoặc Quốc tế theo nội dung du lịch tâm linh, sinh thái,...
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong & ngoài tỉnh cùng tham gia đầu tư,
quản lí điều hành.
- Phát triển hạ tầng cơ sở, các dịch vụ phù hợp, các khu vui chơi giải trí phong
phú, phù hợp luật pháp & đặc thù địa phương. Phối hợp các ban ngành chuyên môn
và các cơ quan liên quan cùng tham gia điều hành quản lí, tránh các tiêu cực vi
phạm pháp luật, vệ sinh môi trường...
Các nhà chuyên môn:
- Mời các cơ sở khoa học chuyên ngành có uy tín cao, tập trung những nhà nghiên
cứu có kinh nghiêm từ các cơ quan chuyên môn hoặc theo đoàn nghiên cứu, hoặc
nghiên cứu độc lập, đề ra giải pháp và chính sách thực hiện thích hợp. Mọi đóng góp
hữu ích cho định hướng quy hoạch hợp lí phục vụ du lịch đều được ghi nhận, nghiên
cứu, luận bàn.
Đối với cộng đồng
- Gắn với quá trình thực hiện quy chế dân chủ, thảo luận thống nhất, những quy
ước văn hóa. Có nhận thức đúng đắn để chuyển đổi hành vi và đề cao trách nhiệm
của các cấp, các ngành đoàn thể, nhất là cấp cơ sở trong việc phát huy truyền thống
yêu nước, tự hào dân tộc thông qua việc giữ gìn các di tích lịch sử và các Lễ hội
truyền thống.
- Chỉ thông qua giải pháp xã hội hóa mới giải quyết vấn đề phát triển bền vững và
lâu dài. Trước hết cần tuyên truyền vận động để ngừơi dân hiểu và tự giác đóng góp
vào công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử.
- Từ nhận thức đúng đắn để chuyển đổi hành vi và đề cao trách nhiệm của các
cấp các nghành đoàn thể, nhất là cấp cơ sở. Khắc phục tình trạng bàng quan, thiếu
trách nhiệm, phê phán hành vi cố tình hủy hoại, gây tổn hại đến giá trị của di tích.


78


Tóm lại:
- Để việc bảo tồn và khai thác di tích lịch sử đặc biệt như Đình và miếu làng Cao
Đài, các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc có hiệu quả cần có sự đồng
thuận rất lớn của các cấp chính quyền, ban ngành và nhân dân sở tại không chỉ có
quyết tâm, hoặc thụ động chờ chỉ thị từ trên mà phải thông qua các vấn đề cụ thể
như quy hoạch, kiến trúc, đầu tư. Chương trình hành động phải cụ thể, có thời gian
thực hiện và có người giám sát chịu trách nhiệm,...
- Hy vọng mong muốn nhỏ bé của tác giả được thực hiện sớm để di tích lịch sử
này được xây dựng, phục hồi như giá trị vốn có, để được xã hội biết đến nhiều hơn
bởi chính các giá trị lịch sử và văn hóa về một nhân vật kiệt xuất như Thượng tướng
Thái sư, Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải cùng truyền thống văn hóa đậm
đà mang bản sắc dân tộc của một thời kì vàng son - đó là Vương triều Trần.


79

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Lâm Biền (2001),“Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt”,
Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
2. Trần Lâm Biền (2003), “Đồ thờ trong di tích của người Việt”, Nxb Văn hoá
Thông tin, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Phương Chi (2002), “Thái ấp - điền trang thời Trần (thế kỷ XIII –
XIV)”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Nguyễn Đăng Duy - Trịnh Minh Đức (1993). “Bảo tồn di tích lịch sử văn hoá”,
Đại học Văn hoá Hà Nội.
5. Trịnh Thị Minh Đức (chủ biên) (2007), “Bảo tồn di tích lịch sử văn hoá”, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Đào Đình Tửu - Đặng Văn Nhiên (1996), “Thái ấp của Thượng tướng Thái sư
Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Sở Văn hoá

Thông tin Nam Hà, Nam Hà.
7. “ Địa chí Nam Định”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003.
8. Nguyễn Quốc Hội (1994), “Báo cáo kết quả đào thám sát khu đình và Miếu Cao
Đài”, Bảo tàng Nam Hà.
9. Nguyễn Duy Hinh (1996), “Kinh tế - Xã hội thời Lý - Trần”, Tạp chí Nghiên cứu
lịch sử.
10. Đỗ Đức Hùng (1999), “Danh tướng Việt Nam”, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
11. “Hồ sơ di tích đình Cao Đài”, Viện bảo tồn di tích.
12. Phan Khanh (1992), “Bảo tàng – Di tích – Lễ hội”, Nxb văn hóa thông tin, Hà
Nội.
13. Nguyễn Hồng Kiên (1996), “Kiến trúc gỗ cổ truyền Việt”, Tạp chí Kiến trúc số
3, Hà Nội.
14. Nguyễn Hồng Kiên (1996). “Điêu khắc trên kiến trúc gỗ cổ truyền Việt”. Tạp
chí Kiến trúc số2, Hà Nội.
15. Nguyễn Hồng Kiên (1999), “Những thành phần bao che trong kiến trúc gỗ cổ
truyền của người Việt”, Tạp chí Kiến trúc số 3, Hà Nội.


80

16. Trần Lâm (1997), “Phát hiện thêm bia và bệ đá ở thời Trần”, Tạp chí nghiên
cứu lịch sử.
17. Ngô Sĩ Liên (2000), “Đại Việt sử ký toàn thư, tập II”, Nxb Văn hoá Thông tin,
Hà Nội.
18. “ Luật di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành”, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2004.
19. “Nam Định tỉnh, Mỹ Lộc huyện, Cao Đài tổng các xã thôn thần sắc”, Viện
nghiên cứu Hán Nôm.
20. Đặng Công Nga, “Những phát hịên mới về khảo cổ học năm 1985”, tài liệu lưu
trữ tại Bảo tàng Nam Định.

21. Đỗ Văn Ninh (1971), “Khảo cổ học và lịch sử nhà Trần”, Tạp chí khảo cổ học.
22. Hà Văn Tấn (1998), “Đình Việt Nam”, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
23. “Thơ văn Lý - Trần, quyển thượng, tập II”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989.
24. “Thượng tướng Thái sư Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải”, Bảo tàng
Nam Hà, Nam Hà, 1994.
25. “Tư liệu Hán Nôm”, Bảo tàng Nam Hà, 1994.
26. Trương Hữu Quýnh (1982), “Chế độ ruộng đất ở Việt Nam từ thế kỷ XI – XVI,
tập I”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
27. Viện sử học - Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2004), “Nhà Trần và con người
thời Trần”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
28. http: www//kienthuc.net.vn
29. http: www//Khamphahue.com.vn
30.



×