Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở rừng nhân tác độ cao 989m tại vườn quốc gia tam đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 79 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======

NGUYỄN THỊ DUNG

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI
ĐẾN CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP (ACARI:
ORIBATIDA) Ở RỪNG NHÂN TÁC ĐỘ CAO 989m
TẠI VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. ĐÀO DUY TRÌNH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Đào Duy Trinh, người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ khoa học của Phòng phân tích
trung tâm - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, của Ban Chủ nhiệm, của các thầy
giáo, cô giáo bộ môn Động vật học Khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2. Xin gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Thị Hằng giáo viên
Trường trung học phổ thông Quảng Oải đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình tiến hành đề tài.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian, động


viên tôi về tinh thần để tôi hoàn thành tốt khóa học.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Dung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên c u trong khóa luận này
là trung thực và không tr ng l p với các đề tài khác. Tôi c ng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Dung


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Kí hiệu


Viết tắt

1

A

Tầng rêu

2

A0

Tầng thảm mục

3

A1

Tầng đất 0 – 10cm

4

A2

Tầng đất 10 – 20cm

5

H’


Chỉ số đa dạng loài

6

MĐTB

Mật độ trung bình

7

J’

Chỉ số đồng đều

8

S

Số lượng loài theo tầng phân bố

9

S1

Tổng số loài theo sinh cảnh

10

T


Nhiệt độ

11

VQG

Vườn quốc gia


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên c u của đề tài .................................................................. 2
3. Nội dung nghiên c u .................................................................................. 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên c u .................................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................ 3
6. Những đóng góp mới của đề tài .................................................................. 4
NỘI DUNG ................................................................................................... 5
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 5
1.1. Tình hình nghiên c u Oribatida trên thế giới ........................................... 5
1.1.1. Nghiên c u về thành phần loài Oribatida .............................................. 5
1.1.2. Nghiên c u về cấu trúc quần xã Oribatida ............................................ 5
1.1.3. Nghiên c u về sinh thái học Oribatida .................................................. 6
1.2. Tình hình nghiên c u Oribatida ở Việt Nam ............................................ 6
1.2.1. Nghiên c u về thành phần loài Oribatida. ............................................. 6
1.2.2. Nghiên c u về cấu trúc quần xã Oribatida ............................................ 7
1.2.3. Nghiên c u về sinh thái học Oribatida .................................................. 8
Chƣơng 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .............................................................................................................. 9

2.1. Địa điểm nghiên c u ............................................................................... 9
2.1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên c u ........................................................... 9
2.1.2. Khí hậu và thủy văn .............................................................................. 9
2.1.3. Thổ nhưỡng ........................................................................................ 11
2.1.4. Tài nguyên thực vật và động vật ......................................................... 11
2.1.5. Đ c điểm dân sinh và kinh tế .............................................................. 12
2.2. Thời gian nghiên c u ............................................................................. 13


2.3. Phương pháp nghiên c u ....................................................................... 13
2.3.1. Nghiên c u tài liệu ............................................................................. 13
2.3.2. Nghiên c u thực nghiệm..................................................................... 13
2.3.3. Phân tích và thống kê số liệu .............................................................. 19
2.3.4. Xác định chỉ số các nhân tố sinh thái .................................................. 21
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 25
3.1. Đa dạng thành phần loài Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng nhân tác
tại VQG Tam Đảo ........................................................................................ 25
3.1.1. Thành phần loài Oribatida ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo ........... 25
3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Oribatida ở rừng nhân tác tại VQG
Tam Đảo ...................................................................................................... 32
3.2. Cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng nhân tác tại
VQG Tam Đảo ............................................................................................. 33
3.2.1. Biến đổi cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng phân bố ....................... 33
3.2.2. Biến đổi cấu trúc quần xã Oribatida theo hai lần thu mẫu ................... 38
3.3. Đánh giá các nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari:
Oribatida) ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo .............................................. 43
3.3.1. Đánh giá nhân tố nhiệt độ đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari:
Oribatida) ..................................................................................................... 43
3.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của Canxi (Ca), pH đến cấu trúc quần xã Ve giáp
(Acari: Oribatida) ở tầng đất (A1; A2) ......................................................... 48

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 55
PHỤ LỤC.................................................................................................... 58


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần loài của quần xã Oribatida ở rừng nhân tác tại
VQG Tam Đảo ............................................................................. 26
Bảng 3.2. Thành phần phân loại học của quần xã Oribatida ở rừng nhân
tác tại VQG Tam Đảo ................................................................... 32
Bảng 3.3. Các chỉ số sinh học (S; S1; MĐTB; H’; J’) của quần xã
Oribatida theo các tầng phân bố ở rừng nhân tác tại VQG Tam
Đảo ............................................................................................... 33
Bảng 3.4. Các loài Oribatida ưu thế theo các tầng phân bố ở rừng nhân
tác tại VQG Tam Đảo ................................................................... 35
Bảng 3.5. Các chỉ số sinh học (S; S1; MĐTB; H’; J’) của quần xã
Oribatida theo hai lần thu mẫu ở rừng nhân tác tại VQG Tam
Đảo ............................................................................................... 38
Bảng 3.6. Các loài Oribatida ưu thế theo hai lần thu mẫu ở rừng nhân tác
tại VQG Tam Đảo ........................................................................ 40
Bảng 3.7. Nhiệt độ và các chỉ số (S; S1; MĐTB; H’; J’) theo tầng phân
bố ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo .......................................... 44
Bảng 3.8. Nhiệt độ và loài Oribatida ưu thế theo các tầng phân bố ở rừng
nhân tác tại VQG Tam Đảo .......................................................... 46
Bảng 3.9. Các nhân tố Canxi, pH và các chỉ số S, MĐTB, H’, J’ của các
tầng đất A1; A2 ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo ..................... 48
Bảng 3.10. Các nhân tố Canxi, pH và các loài Oribatida ưu thế của hai
tầng đất A1, A2 ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo ..................... 51



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ khu vực lấy mẫu ............................................................... 10
Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida............................................... 16
Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Oribatida bậc cao .... 17
Hình 3.1. Các loài Oribatida ưu thế theo các tầng phân bố ........................... 37
Hình 3.2. Các loài Oribatida ưu thế theo 2 lần thu mẫu ............................... 42


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên c u về Oribatida ở
các khu vực khác nhau. Tuy nhiên các tác giả chủ yếu đi sâu nghiên c u thành
phần loài và cấu trúc quần xã ve giáp mà ít đề cập tới các nhân tố sinh thái
liên quan đến cấu trúc quần xã; chưa chỉ ra ảnh hưởng và vai trò của các nhân
tố sinh thái trong sự biến đổi số lượng cá thể, thành phần loài, độ đa dạng của
các loài Oribatida. Mà theo nghiên c u của các nhà khoa học, nhân tố sinh
thái là tất cả những nhân tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, pH, chất vô cơ, chất
hữu cơ…) có ảnh hưởng trực tiếp ho c gián tiếp tới đời sống của sinh vật. Tất
cả các nhân tố sinh thái gắn bó ch t chẽ với nhau thành tổ hợp sinh thái tác
động lên sinh vật. Nhưng trong đó các nhân tố sinh thái nhân tố ánh sáng,
nhiệt độ, pH, cacbon, canxi, nitơ.... đóng vai trò chủ yếu
Nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ sinh vật bởi cơ thể
sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Hệ enzim trong tế bào chỉ có thể hoạt
động trong khoảng nhiệt độ nhất định. Quần xã Oribatida gồm các loài sinh
vật biến nhiệt - nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Khi nhiệt
độ môi trường tăng, nhiệt độ cơ thể tăng, thời gian sống của chúng giảm và
ngược lại. Khi nhiệt độ môi trường dao động vượt ngoài giới hạn sinh thái của
loài, cơ thể sinh vật không thích nghi kịp và có thể bị đào thải.
pH là thang đánh giá độ chua của đất và là yếu tố quan trọng quyết định

độ phì nhiêu của đất. Đa số động vật sống trong đất ưa môi trường pH từ 4 →
8, t c là không quá chua và c ng không quá kiềm. Nguyên nhân là hệ enzim
trong tế bào sinh vật đa phần hoạt động tối ưu ở môi trường trung tính. Đất
đồi núi và đất canh tác lâu năm thường có độ pH thấp (đất chua), là nơi sinh
sống của các loài sinh vật ưa axit. Độ phong phú của quần xã sinh vật trong

1


các loại đất này không chỉ phụ thuộc vào pH mà còn phụ thuộc vào các
yếu tố khác như nhiệt độ, chất dinh dưỡng.
Canxi là một nguyên tố dinh dưỡng thuộc nhóm đại lượng, đóng vai trò
thiết yếu trong quá trình trao đổi chất của sinh vật nói chung và động vật đất
nói riêng. Trong đất hàm lượng canxi thường rất thấp, đ c biệt là đất có độ
dốc lớn ho c đất canh tác lâu năm. Căn c vào hàm lượng Canxi, đất được
chia thành các loại: đất nghèo canxi (Ca2+ < 2meq/100g đất), đất trung bình
(Ca2+ = 2→ 8meq/100g đất), đất giàu (Ca2+ > 8meq/100g đất)[16].
Khi xem xét các địa điểm có thể tiến hành nghiên c u khoa học, tôi
nhận thấy vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo là một khu vực bảo tồn được thảm
thực vật gần như nguyên sơ nên hệ động vật ở đây rất đa dạng. Trong VQG
có những khu vực thực sự là rừng tự nhiên, lại có những khu vực chịu ảnh
hưởng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác du lịch của con
người. Chính những hoạt động của con người đã tạo nên một loại hình rừng
mang đ c điểm riêng biệt: rừng nhân tác. Loại rừng này có tiểu khí hậu, thổ
nhưỡng khác nhiều so với rừng tự nhiên nên có thể cấu trúc quần xã ve giáp
c ng có những thay đổi đ c trưng. Vậy mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái
và cấu trúc quần xã Oribatida như thế nào? Khi nhân tố sinh thái thay đổi, cấu
trúc quần xã Oribatida sẽ thay đổi ra sao?
Từ những lí do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá một số
nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng

nhân tác độ cao 989m tại Vƣờn Quốc gia Tam Đảo”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên c u cấu trúc quần xã Oribatida ở sinh cảnh rừng nhân tác tại
VQG Tam Đảo.
Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sự biến động cấu
trúc quần xã Oribatida.

2


3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài, phân tích đa dạng loài và đ c điểm phân bố
của Oribatida ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo.
- Cấu trúc của quần xã Oribatida theo chiều thẳng đ ng thông qua phân
tích các chỉ số: số lượng loài (S), mật độ trung bình (MĐTB), chỉ số đa dạng
loài (H’), Chỉ số đồng đều (J’); m c độ ưu thế (D).
- Đánh giá các nhân tố sinh thái (Nhiệt độ, pH, Ca2+) đến cấu trúc quần
xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo.
- Phân tích các nhân tố sinh thái ở các sinh cảnh khác nhau nhận thấy
sự thích nghi của Oribatida đối với mỗi nhân tố.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lớp Ve bét (Acari),
lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm (Chelicerata),
ngành Chân khớp (Arthropoda), của Giới Động vật (Animalia) ở khu vực
rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên c u đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở
sinh cảnh rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo theo tầng phân bố: tầng rêu (0 100 cm), thảm mục (0 cm), tầng đất (độ sâu 0 - 10 cm và 10 - 20 cm).
Đánh giá các nhân tố sinh thái ở các tầng: Nhiệt độ, pH, Can xi.

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định được m c độ ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái chủ đạo
đến Oribatida ở rừng nhân tác thuộc VQG Tam Đảo.

3


Đề tài bổ sung thành phần các loài Oribatida và đ c điểm phân bố của
chúng ở VQG Tam Đảo, cung cấp dẫn liệu chi tiết đ c trưng định lượng của
chúng theo sinh cảnh, theo độ sâu của đất, theo m a trong năm.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài xác định m c độ ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến cấu
trúc quần xã, đa dạng thành phần loài Oribatida, từ đó đề xuất giải pháp bảo
vệ quần xã Oribatida và hệ sinh thái rừng nhân tác ở khu vực nghiên c u.
6. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài bổ sung dữ liệu về cấu trúc quần xã Oribatida ở rừng nhân tác tại
VQG Tam Đảo.
Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sự thay
đổi cấu trúc quần xã Oribatida ở sinh cảnh rừng nhân tác tại VQG Tam Đảo.

4


NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida
Trong những năm gần đây, các hoạt động nghiên c u về Oribatida diễn

ra mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ kết quả nghiên c u của
mình và cộng sự, Schatz - một chuyên gia Oribatida người Thụy Sĩ đã tổng
hợp và công bố bản danh mục các loài Oribatida nghiên c u được ở khu vực
Trung Mỹ. Danh sách gồm 543 loài thuộc 256 giống của 87 họ. Ngoài ra, ông
còn liệt kê số lượng Oribatida thu thập được ở nhiều quốc gia và v ng lãnh thổ
khác c ng thuộc Trung Mỹ như: Cu Ba (225 loài), Antiles (387 loài), Lasser
Antilles (172 loài), Jamaica (28 loài), Dominica (21 loài),… (Schatz, 2002).
Hiện tại 498 loài còn ở dạng sp., cf… Số lượng loài Oribatida của Trung Mỹ,
bao gồm cả Mehico là 987 loài, nếu cộng cả thêm Antiles là 1238 loài (Schatz,
2002) [15].
1.1.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida
Nhà động vật học S.Karasawa - Nhật Bản đã nghiên c u ảnh hưởng của
sự đa dạng vi sinh cảnh (microhabitat) và sự phân cắt địa lý đến quần xã
Oribatida ở rừng ngập m n tại đảo Ryukyu (Nhật Bản), 2004. Oribatida được
thu thập từ lá, vỏ cây (ở 3 độ cao 0 - 50cm, 50 -100cm và 100 -150cm cách
m t đất ), mẩu rễ cây, đất nền và từ tảo biển ở 2 hòn đảo cách nhau 470km.
Kết quả cho thấy: Thành phần loài quần xã Oribatida vở ỏ đầu rễ cây và vỏ
thân cây có sự sai khác với ở lá cây, đất nền và tảo biển; quần xã Oribatida
của c ng một kiểu sinh cảnh ở các địa điểm khác nhau có khuynh hướng
giống nhau hơn là những quần xã ở các sinh cảnh khác nhau nhưng c ng một
địa điểm. Điều này có nghĩa là c ng một thành phần loài Oribatida ở rừng
ngập m n thì giống nhau do bị ảnh hưởng của nhân tố đa dạng về vi sinh cảnh

5


(đ c trưng đ c biệt bởi các cây ngập nước thủy triều) lớn hơn là do bị phân cắt
về địa lý.
1.1.3. Nghiên cứu về sinh thái học Oribatida
Trong quá trình nghiên c u về thành phần loài và cấu trúc quần xã

Oribatida, các nghiên c u về sinh thái học Oribatida c ng thu được nhiều kết
quả có giá trị, trong đó việc nghiên c u sự phát triển, sinh trưởng trong mối
quan hệ với các yếu tố tác động lên chúng là một hướng quan trọng được
nhiều tác giả chú ý đến. Bản chất và thời gian phát triển, sinh trưởng của
nhóm động vật này còn chưa được điều tra một cách cẩn thận, đầy đủ. Tuy
nhiên, nhiều nhà nghiên c u hiểu rằng các nhân tố môi trường (nhiệt độ, độ
pH, hàm lượng mùn, số lượng và chất lượng th c ăn, sự xáo trộn nơi cư
trú…) và mật độ của các nhóm chân khớp khác có thể ảnh hưởng đến thời
gian sinh trưởng của hầu hết các Oribatiba (Siepel, 1994); Maraun & Scheu,
2003; Ermilov and Lochynska (2008) [14], [17]. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn
nhất đến thời gian phát sinh là phương th c phát sinh của bộ hay của họ
Oribatida. Siepel (1994) đã lưu ý rằng tất cả các sự thay đổi trong thời gian
phát triển gây ra bởi môi trường đều nhỏ hơn sự thay đổi ngay trong nội tại
của các họ hay của bộ.
1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần loài Oribatida.
Năm 1960, lần đầu tiên hai tác giả người Hungari là Balogh J. và Mahunka S.
nghiên c u và giới thiệu khu hệ, danh pháp và đ c điểm phân bố của 33
loài Ve giáp trong công trình “New oribatids from Viet Nam”. Trong đó
mô tả 29 loài và 4 giống mới, tiếp theo là những nghiên c u của tác giả Tiệp
Khắc.
Năm 2002, các tác giả V Quang Mạnh và Vương Thị Hòa đã công bố
những dẫn liệu bổ sung về vai trò, cấu trúc của quần xã Oribatida ở v ng rừng

6


Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong công trình công bố có đề cập đến vấn đề cấu
trúc quần xã Oribatida ở hệ sinh thái đất liên quan rõ rệt đến sự suy giảm của cây
gỗ rừng. Nó có thể được xem xét, đánh giá như một đ c điểm sinh học, chỉ thị

diễn thế của rừng Tam Đảo nói riêng và của rừng Việt Nam nói chung. Chỉ số
này có thể xem như là yếu tố chỉ thị sinh học diễn thế ở hệ sinh thái rừng Việt
Nam (V Quang Mạnh, Vương Thị Hòa, 2002) [3], [6].
Các công trình nghiên c u về thành phần loài, đ c điểm phân bố và địa
động vật khu hệ Oribatida ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ do V Quang
Mạnh, Đào Duy Trinh đã xác định được 103 loài Oribatida thuộc 48 giống, 28
họ, phân bố trong 5 sinh cảnh. Số loài phân bố khá đều ở các giống và các họ.
Đồng thời đã chỉ ra được đ c điểm địa động vật khu hệ Oribatida VQG Xuân
Sơn, Phú Thọ thể hiện rõ yếu tố Ấn Độ - Mã Lai (chiếm khoảng 71,77%) (Đào
Duy Trinh và cs, 2010) [10].
Những năm 2013, 2014, nhóm tác giả Đào Duy Trinh, Nông Thị Kiều
Hoa, Trần Văn Vinh nghiên c u đánh giá ảnh hưởng của môi trường khu
công nghiệp Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đến sự biến động thành phần loài Ve
giáp (Acari: Oribatida) so với v ng phụ cận thuộc thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc đã ghi nhận sự có m t của 39 loài thuộc 18 họ và 29 giống trong đó sinh
cảnh khu công nghiệp có số lượng loài nhiều nhất (Đào Duy Trinh) [12].
1.2.2. Nghiên cứu về cấu trúc quần xã Oribatida
Năm 2006, V Quang Mạnh, Đào Duy Trinh đã nghiên c u Ve Giáp
trong cấu trúc nhóm chân khớp bé (Microathropoda) ở các đai cao địa lý ở
VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Kết quả cho thấy ảnh hưởng của thời tiết
lên sự phân bố của nhóm chân khớp bé theo tầng là rất cao và phát hiện
được 8 họ (V Quang Mạnh, Đào Duy Trinh, 2006) [7].
Năm 2008, tác giả V Quang Mạnh và cs., đã nghiên c u cấu trúc quần
xã chân khớp bé trong đó có Oribatida, về ảnh hưởng và vai trò của chúng đối

7


với các loại đất và đ c điểm của thảm cây trồng ở vùng đồng bằng
Sông Hồng. Thành phần loài Oribatida xác định được phong phú nhất ở sinh

cảnh bãi cỏ hoang với 15 loài. Số lượng loài Oribatida giảm dần từ sinh cảnh
rừng tự nhiên và vườn quanh nhà, đều có 9 loài; đến rừng tự nhiên và đất trồng
cây gỗ lâu năm, với 7 loài; thấp nhất ở ruộng lúa cạn, với 2 loài (V Quang
Mạnh và cs., 2008) [8].
Năm 2014, Đào Duy Trinh và cs. nghiên c u sự biến động thành phần
loài thuộc bộ Ve giáp ở khu công nghiệp Phúc Yên - Vĩnh Phúc và phụ cận đã
phát hiện được 39 loài Ve giáp (Acari : Oribatida), thuộc 18 họ và 29 giống.
Trong đó sinh cảnh khu công nghiệp có số lượng loài nhiều nhất 29 loài (chiếm
56,9% so với tổng số loài), tiếp theo đến Vườn quanh nhà 12 loài (chiếm
23,5% so với tổng số loài) và cuối c ng sinh cảnh ruộng 10 loài (chiếm 19,6%
so với tổng số loài). Đã xác định được 17 loài ưu thế, trong đó có 7 loài ưu thế
ở sinh cảnh Vườn quanh nhà, 5 loài ưu thế ở sinh cảnh Khu công nghiệp, 9 loài
ưu thế ở sinh cảnh Ruộng canh tác (Đào Duy Trinh) [13].
1.2.3. Nghiên cứu về sinh thái học Oribatida
Năm 2014, tác giả Đào Duy Trinh và cs. đã chỉ ra sự biến động thành
phần loài Oribatida ở các sinh cảnh khác nhau khi thay đổi các điều kiện môi
trường. Trên cơ sở đó phân tích các mối quan hệ hữu cơ giữa sinh vật với môi
trường và tìm kiếm được những nét đ c trưng ở m c độ quần xã hay m c độ
cá thể Oribatida làm sinh vật chỉ thị trong những nghiên c u tiếp theo.(Đào
Duy Trinh và cs.2012) [13].

8


Chƣơng 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý khu vực nghiên cứu
Nghiên c u của tôi được tiến hành ở khu vực rừng nhân tác độ cao

989m tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
Xét về vị trí địa lý thì VQG Tam Đảo nằm trong dãy núi Tam Đảo,
chạy dài trên 80 km theo hướng Tây Bắc – Đông Nam có toạ độ từ
21021’– 21042’ vĩ độ Bắc, 105023’ – 105044’ kinh độ Đông; trên địa giới
hành chính 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Phía Bắc giới
hạn bởi Quốc lộ 13A (từ Thái Nguyên đi Tuyên Quang); phía Nam giới hạn
bởi ranh giới các huyện: Tam Dương, Mê Linh (Vĩnh Phúc), Phổ Yên, Đại
Từ (Thái Nguyên); phía Đông Bắc giới hạn bởi đường ô tô, giáp chân núi từ
xã Quân Chu đến g p đường Quốc lộ 13A, tại xã Phú Xuyên huyện Đại Từ.
Địa hình VQG Tam Đảo là v ng núi cao có nhiều đỉnh nhọn, sườn rất
dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính
[1], [4]
2.1.2. Khí hậu và thủy văn
2.1.2.1. Khí hậu
VQG Tam Đảo thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính
chất của miền núi phía Bắc, chia làm hai m a. M a mưa từ tháng 4 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm là
1600mm đến 2600mm. Vùng có độ cao dưới 900m, khí hậu tương tự vùng
đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, lượng mưa
1600 mm, lượng bốc hơi 700 - 1040 mm/năm. Vùng có độ cao trên 900m, bao
gồm các vùng núi cao và khu nghỉ mát Tam Đảo, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ

9


trung bình năm là 180C, lượng mưa lớn 2630,3 mm/năm, lượng bốc hơi thấp
561,5mm/năm.

Vị trí lấy mẫu
Bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia VN 2000


Phân viện ĐTQHR Đông Bắc Bộ [9]

Hình 2.1. Bản đồ khu vực lấy mẫu

10


2.1.3. Thổ nhưỡng
Do điều kiện tự nhiên và quá trình phân hoá, VQG Tam Đảo hình thành
4 loại đất chủ yếu như sau:
- Đất Feralit m n vàng nhạt: Diện tích khoảng 9.000 ha chiếm 17,7% diện
tích; phân bố ở độ cao từ 700 m đến 1.592 m; thành phần cơ giới nhẹ hay trung
bình.
- Đất Feralit màu vàng đỏ: Diện tích 9.292 ha chiếm 18,4%; phân bố ở
độ cao từ 400 m đến 700 m; thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ.
- Đất Feralit màu đỏ vàng : Diện tích 23.259 ha lớn nhất, chiếm 46,0;
thường ở độ cao 100 - 400 m; thành phần cơ giới nhẹ.
- Đất Feralit màu xám: Diện tích 8.991 ha, chiếm 17,8%; thành phần
cơ giới trung bình đến nhẹ.
Nhìn chung, đất vùng núi Tam Đảo phần lớn là đất feralit hình thành
trên đá vôi, càng lên cao tỷ lệ mùn càng tăng, tỉ lệ oxit nhôm c ng tăng lên so
với oxit sắt. Do điều kiện nhiều đồi núi và độ dốc lớn, nên độ che phủ rừng
giữ vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ và cải tạo môi trường sinh thái của
vùng (Trần Ngọc Hải, 2009) [2].
2.1.4. Tài nguyên thực vật và động vật
2.1.4.1. Tài nguyên thực vật
Đa dạng về thành phần loài thực vật: Theo kết quả điều tra từ
1997- 2000, đã ghi nhận được tại VQG Tam Đảo 1.282 loài thực vật bậc cao
có mạch, thuộc 660 chi, 179 họ. Trong số 1.282 loài thực vật được phát hiện

tại Tam Đảo có 66 loài cây quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam: Trầm
hương, Kim tuyến, Trầu tiên, Vù hương, Đỗ trọng bắc, Sưa bắc bộ, Vàng
tâm, Đinh hương, Kim giao,... Đ c biệt, trong số đó có 42 loài thực vật được
coi là đ c hữu của VQG Tam Đảo (nguồn: Các VQG Việt Nam, 2001) [1]
2.1.4.2. Tài nguyên động vật

11


+ Khu hệ thú: Có 77 loài thú đã được ghi nhận ở VQG Tam đảo,
trong đó 16 loài bị đe doạ ở cấp quốc gia; 17 loài ở cấp độ thế giới; 16 loài
ghi trong Nghị định 32 của Chính Phủ (32/2006/NĐ-CP).Tổng số có 21 loài
thuộc diện ưu tiên bảo tồn. Trong số 31 loài thú lớn có 17 loài (54,8%) thuộc
diện ưu tiên bảo tồn đối với VQG Tam Đảo c ng như Việt Nam.
+ Khu hệ chim: Theo số liệu điều tra giai đoạn 2004-2005 (Peter.D
và Lê Mạnh Hùng, 2005) và các số liệu đã có trước đây từ các nguồn khác
nhau, các tác giả đã đưa ra kết luận rằng Khu hệ chim ở VQG Tam Đảo có
trên 280 loài. Lần đầu tiên các loài chim di cư ăn thịt được ghi nhận với số
lượng loài và số cá thể lớn; đồng thời cho thấy VQG Tam Đảo là địa điểm
quan sát chim quan trọng đối với chúng ở Miền Bắc Việt Nam.
+ Khu hệ bò sát - ếch nhái: đã ghi nhận với tổng số 180 loài (57 loài
ếch nhái thuộc 3 bộ, 8 họ, và 123 loài bò sát thuộc 3 bộ, 17 họ), phát hiện 2
loài mới cho khoa học tại VQG Tam Đảo (loài Leptolalax sunggi,1998 và
Rana trankieni, 2003). Trong tổng số đó có 38 loài quý hiếm (gồm loài sách
đỏ Việt Nam và thế giới, loài CITES và Nghị định 32/2006).
+ Khu hệ côn tr ng: Theo các báo cáo nghiên c u, Khu hệ bướm VQG
TĐ của V Văn Liên (2005), tổng số có 360 loài bướm đã được ghi nhận cho
VQG Tam Đảo. Họ Nymphalidae có số loài nhiều nhất (86 loài) tiếp theo là họ
Hesp.eriidae (77 loài) và họ Lycaenidae (53 loài); Hai họ Acraieidae và
Lybytheidae có số loài ít nhất (3 loài); trong số đó có 9 loài quan trọng (Đỗ

Quang Huy) [4].
2.1.5. Đặc điểm dân sinh và kinh tế
Khu vực VQG Tam Đảo và v ng đệm (gọi là Khu vực Tam Đảo) nằm
trên địa phận 27 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc,Thái
Nguyên và Tuyên Quang. Theo số liệu thống kê năm 2008 và cập nhật đầu
năm 2009 thì tổng số dân trong khu vực là 201.971 người và gồm 45.526 hộ.

12


Kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội năm 2006 và điều tra bổ sung năm
2008 cho thấy trong v ng đệm VQG Tam Đảo đang tồn tại một số thành phần
kinh tế chính như sau: Kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác
xã, kinh tế quốc doanh (chủ yếu là các lâm trường quốc doanh) (Báo cáo
chuyên đề dân sinh kinh tế xã hội VQG Tam Đảo)
2.2. Thời gian nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát và điều tra cấu trúc quần xã Ve giáp từ
tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2017 và tiến hành lấy mẫu hai lần:
Lần 1: vào ngày 22/11/2015 với số lượng 20 mẫu.
Lần 2: vào ngày 8/5/2016 với số lượng 20 mẫu.
Tổng số mẫu định tính (tầng rêu, tầng thảm mục, tầng đất A1, tầng đất
A2) được thể hiện trong bảng sau:
Tầng
Mẫu
Tổng số

Rêu (A)
22/11

8/5


5

5

Thảm mục
(A0)
22/1
8/5
1
5

5

Đất (A1)
0-10cm

Đất (A2)
10-20cm

22/11

8/5

22/11

8/5

5


5

5

5

Tổng

40

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu tài liệu
Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và những tư liệu, kết quả liên
quan đến đề tài mà các công trình nghiên c u đã báo cáo tổng kết công khai,
công bố, đăng tải trên các phương tiện thông tin chính th c.
2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm
2.3.2.1. Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa: Hộp cắt kim loại hình khối hộp chữ
nhật cỡ (5x5x10) cm3, dụng cụ cạo rêu, dây d , thước dây có chia xentimet, cân
tiểu li, túi nilong đựng mẫu, bút dạ không xóa, sổ nhật ký thực địa, thiết bị đo

13


nhiệt độ chuyên dụng, máy định vị JPS (là thiết bị thu và xử lý tín hiệu từ các vệ
tinh địa tĩnh để xác định tọa độ địa lý của bất kì địa điểm nào trên trái đất)
Dụng cụ nghiên c u trong phòng thí nghiệm:
Dụng cụ tách Oribatida ra khỏi mẫu: Bóng điện 100W, rây lọc, phễu
lọc, ống nghiệm 10cm, băng dính, ...
Dụng cụ tách mẫu, phân tích mẫu và làm tiêu bản: đĩa petri, lam kính,

lamen, ống hút, kim tách mẫu, giấy thấm, bông ...
Kính hiển vi: Labomed Seme Plan Achro Lp: 40x/0,65 5121040.
Hoá chất sử dụng: Glixerol, Formaldehyt, Cồn 900...
2.3.2.2. Thu mẫu
Để có những số liệu tin cậy cho đề tài, tôi tiến hành thu mẫu tại thực
địa theo phương pháp lấy theo 1 đường thẳng, mỗi điểm lấy mẫu cách nhau 5
mét. Riêng mẫu đất A1 và A2 lấy thêm 0,5kg/1 mẫu đất để gửi đi phân tích.
Cả 2 lần lấy mẫu đều thu l p lại tại c ng 1 địa điểm nghiên c u. Trong mỗi
lần thu mẫu đều đo tọa độ JPS và chụp ảnh thu mẫu.
Cách thu mẫu:
Tầng rêu (A): Cạo lớp rêu bám quanh thân cây gỗ rừng ở độ cao từ 0cm
đến 100cm tính từ m t lớp thảm mục của rừng. Cân mẫu tại chỗ, khối lượng
200gram/1 mẫu. Thu tổng số 5 mẫu.
Tầng thảm mục (A0): Thu tất cả xác vụn thực vật phủ trên m t đất có
diện tích (20cm x 20cm). Thu tổng số 5 mẫu.
Tầng đất 0 – 10cm (A1): Mẫu đất được lấy ở độ sâu 0 - 10cm, kích
thước hố lấy mẫu là (5x5x10) cm3. Tổng số 5 mẫu. Lấy thêm 0,5kg để gửi đi
phân tích.
Tầng đất 10 – 20cm (A2) : Mẫu đất được lấy ở độ sâu 10 - 20cm, kích
thước của mỗi hố thu mẫu là (5x5x10) cm3. Tổng số 5 mẫu. Lấy thêm 0,5kg
để gửi đi phân tích.

14


Tất cả các mẫu sau khi thu cho ngay vào túi nilông bên ngoài túi d ng
bút không thấm nước ghi các thông tin cần thiết như: ngày, tháng, năm thu
mẫu, độ cao, tên mẫu … D ng dây chun cột ch t mẫu. Tất cả các túi mẫu
c ng loại để vào một túi nilông to có ghi nhãn để tránh nhầm lẫn và được ghi
vào sổ nhật ký thực địa. Mẫu được đem về phòng thí nghiệm để tách lọc ngay

sau khi thu.
2.3.2.3. Tách lọc mẫu Oribatida
Sử dụng phương pháp truyền thống trong nghiên c u khu hệ và sinh thái
động vật đất ở thực địa và trong phòng thí nghiệm theo Krivolutsky, 1975.
Các mẫu đất, rêu, thảm mục sau khi thu ở thực địa về, sẽ tiến hành tách
động vật chân khớp bé ra khỏi đất theo phương pháp phễu lọc “BerleseTullgren”, dựa theo tập tính hướng đất dương và hướng sáng âm của động vật
đất, trong thời gian 7 ngày đêm, ở điều kiện chiếu sáng liên tục và nhiệt độ
phòng thí nghiệm. Các ống nghiệm ch a Oribatida thu được nhờ phễu
“Berlese – Tullgren” sẽ được bảo quản trong dung dịch formaldehyt 4%.
2.3.2.4. Định loại Oribatida
Mẫu Oribatida, trước khi định loại được tẩy màu, làm trong vỏ kitin
c ng bằng dung dịch Glixerol, Formaldehyt, Cồn 900... Đổ mẫu ra giấy thấm
trong đĩa petri. Quan sát dưới kính hiển vi, dựa vào đ c điểm hình dạng ngoài,
d ng kim tách sơ bộ chúng thành nhóm có hình th giống nhau, quan sát ở
các tư thế khác nhau theo hướng lưng và bụng rồi ngược lại (V Quang
Mạnh) [7].

15


Đặc điểm hình thái phân loại

Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể của Oribatida [9]
· Camerostoma là khoang che đôi kìm và phụ miệng.
· Prosoma là phần đầu ngực bao gồm cả 4 đôi đôi chân I, II, III và IV.
· Proterosoma là phần trước đầu ngực chỉ bao gồm 2 đôi chân trước.
· Hysterosoma là phần thân bao gồm cả vùng giáp hậu môn (AN),
giáp sinh dục (G) và 2 đôi chân sau.
· Opisthosoma là phần thân sau chỉ bao gồm vùng hậu môn – sinh
dục.

· Prodorsum là tấm giáp đầu ngực;
· Notogaster là tấm giáp lưng.
· Abj, sej, dsej, và disj là các đường nối các phần khác nhau của cơ thể.
· Gnathosoma là phần hàm miệng
· Propodosoma là phần thân trước mang đôi chân I và II.
· Metapodosoma là phần thân giữa mang đôi chân III và IV.
· Podosoma là phần ngực bao gồm cả 4 đôi chân.
· Anogenital region là vùng hậu môn – sinh dục bao gồm giáp hậu
môn và giáp sinh dục.

16


Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan của Oribatida bậc cao
a. Mặt lƣng

b. Mặt bụng

c. Mặt bên [9]

* Ro: Chóp đỉnh rostrum: ro, lm: Lông rostrum; tấm lamella.
* le, in, ss: Lông mọc trên lamella, lông interlamela, lông sensilus.
* Bothridium: Gốc của lông sensilus.
* Exa và Exp: Lông trước gốc bothridium và lông sau gốc bothridium
* Tutorium: Tấm ki tin chìa ra nằm dưới và chạy song song với lamella.
* Cusp.is: phần đỉnh của tấm lamela chìa lên bề m t cơ thể.
* Prolamela: Phần tấm kéo dài ở trước lamella, không chìa lên trên bề
m t cơ thể.
* Mentotectum: tấm viền cằm; Pteromorpha: là tấm cánh nối với
notogaster; Custodium là tấm kitin nhọn, chạy dài từ pd4 đến pd1; Discidium

là tấm gốc của custodium chìa bên m t cơ thể, nằm ở phần gốc các chân Aa,
A1, A2, A3 và Ah, Al là các đôi vùng lỗ thở m t lưng và phía bên cơ thể; ;
ta, te, ti, ms, r1, r2 , r3, pl, p2, p3, la, lm: Các lông notogaster ở ve giáp bậc
cao.
* Asp.is: Vùng sau chỏm nhọn rostrum ở nhóm ve giáp bậc thấp
dạng ptychoid.

17


×