Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã ve giáp (acari oribatida) ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại vườn quốc gia tam đảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

PHẠM THẾ ANH

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI
ĐẾN CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP
(ACARI: ORIBATIDA) Ở RỪNG TỰ NHIÊN
ĐỘ CAO 1182m TẠI VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học

HÀ NỘI - 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

PHẠM THẾ ANH

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ NHÂN TỐ SINH THÁI
ĐẾN CẤU TRÚC QUẦN XÃ VE GIÁP
(ACARI: ORIBATIDA) Ở RỪNG TỰ NHIÊN
ĐỘ CAO 1182m TẠI VƢỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái học
Người hướng dẫn: TS. Đào Duy Trinh

HÀ NỘI - 2017




LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đào Duy Trinh, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu cũng như
luôn động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Xin gửi lời cảm ơn tới
Thạc sĩ Đàm Thị Hải Đường K18 chuyên ngành sinh thái học tại Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp tôi hoàn thành đề tài khóa luận. Trân trọng cảm
ơn sự hỗ trợ khoa học và tạo điều kiện của nhà Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2, các thầy giáo cô giáo trong Khoa Sinh – KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã hết sức giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài. Cảm ơn Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã giúp tôi trong
quá trình xác định các chỉ số sinh thái đất.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, nơi mà tôi
nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ, động viên để vượt qua mọi khó khăn trong học tập
cũng như trong cuộc sống.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả khóa luận

Phạm Thế Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, các mẫu nghiên cứu được lấy tại VQG Tam Đảo
và được chúng tôi phân tích đúng phương pháp như trong khóa luận đưa ra. Mọi
số liệu và kêt quả nghiên cứu trong khóa luận này là hoàn toàn chính xác, trung
thực. Các thông tin đã được trích dẫn trong khóa luận này là hoàn toàn chính
xác, nó được lấy từ tài liệu có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn
toàn về kết quả của khóa luận này.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017

Tác giả khóa luận

Phạm Thế Anh


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Viết tắt

1

+1

Tầng rêu

2

0

Tầng thảm mục

3

-1

Tầng đất từ 0–10cm


4

-2

Tầng đất từ 10–20cm

5

MĐTB

Mật độ trung bình

6

H’

Chỉ số đa dạng loài

7

J’

Chỉ số đồng đều

8

S

Số lượng loài theo tầng phân bố


9

S1

Tổng số lượng loài theo sinh cảnh

10

TS

Tiến sĩ

11

VQG

Vườn quốc gia

12

Ndt

Nitơ dễ tiêu

13

OM

Cacbon hữu cơ tổng số


14

RTN

Rừng tự nhiên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài các tầng phân bố ở rừng tự nhiên độ
cao 1182m tại VQG Tam Đảo ...................................................................... 21
Bảng 3.2. Thành phần phân loại học các loài Oribatida ở các tầng phân bố ở
RTN độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo ........................................................ 28
Bảng 3.3. Một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida theo các tầng
phân bố ở RTN độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo ....................................... 30
Bảng 3.4. Các loài Oribatida ưu thế ở sinh cảnh RTN độ cao 1182m tại VQG
Tam Đảo ........................................................................................................ 31
Bảng 3.5. Một số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã Oribatida theo hai lần
thu mẫu ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo ......................... 32
Bảng 3.6. Các loài Oribatida ưu thế ở RTN độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo
qua 2 lần thu mẫu .......................................................................................... 34
Bảng 3.7. Nhiệt độ đối vớimột số chỉ số định lượng cấu trúc quần xã
Oribatida ở RTN độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo ..................................... 37
Bảng 3.8. Nhiệt độ đối với các loài Oribatida ưu thế ở RTN độ cao 1182m
tại VQG Tam Đảo ......................................................................................... 39
Bảng 3.9. Tác động của Ndt, OM ở tầng đất (-1;-2) đến các chỉ số cấu trúc
của quần xã Oribatida .................................................................................... 42
Bảng 3.10. Tác động của Ndt, OM ở tầng đất (-1;-2) đối với các loài
Oribatida ưu thế ............................................................................................. 42



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................ 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................ 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
5. DỰ KIẾN ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ...................................................... 3
NỘI DUNG....................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................... 4
1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới ................................. 4
1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam .................................. 4
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 7
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................... 7
2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 7
2.2.1. Vài nét tổng quan về VQG Tam Đảo .......................................... 7
2.2.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................. 7
2.2.1.2. Địa hình .................................................................................. 7
2.2.1.3. Khí hậu ................................................................................... 8
2.2.1.4. Thuỷ văn ................................................................................. 8
2.2.1.5. Thổ nhưỡng............................................................................. 9
2.2.1.6. Tài nguyên thực vật và động vật ............................................ 9
2.2.2. Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế ..................................... 10
2.3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 10
2.4. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 11
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................. 11
2.5.1. Nghiên cứu tài liệu .................................................................... 11



2.5.2. Ngoài thực địa ............................................................................ 11
2.5.3. Trong phòng thí nghiệm ............................................................ 12
2.5.3.1. Tách lọc mẫu Oribatida ....................................................... 12
2.5.3.2. Định loại Oribatida .............................................................. 15
2.5.3.3. Xác định thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida.... 16
2.5.4. Phương pháp phân tích và thống kê số liệu ............................. 18
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .............................................. 20
3.1. Đa dạng thành phần loài Oribatida ở RTN độ cao 1182m tại
VQG Tam Đảo ......................................................................................... 20
3.1.1. Thành phần loài Oribatida ........................................................ 20
3.1.2. Thành phần phân loại học các loài Oribatida ......................... 27
3.2. Cấu trúc quần xã Oribatida ở RTN độ cao 1182m tại VQG Tam
Đảo ............................................................................................................ 29
3.2.1. Cấu trúc quần xã Oribatida theo tầng thẳng đứng .................. 29
3.2.1.1. Đa dạng thành phần loài ...................................................... 30
3.2.1.2. Mật độ trung bình ................................................................ 30
3.2.1.3. Độ đa dạng loài H’ ............................................................... 30
3.2.1.4. Độ đồng đều J’ ...................................................................... 30
3.2.1.5. Các loài Oribatida ưu thế trong các tầng thẳng đứng......... 31
3.2.2. Cấu trúc quần xã Oribatida theo hai lần thu mẫu ................... 32
3.2.2.1. Đa dạng thành phần loài ...................................................... 33
3.2.2.2. Mật độ trung bình ................................................................. 33
3.2.2.3. Độ đa dạng loài H’ ............................................................... 33
3.2.2.4. Độ đồng đều J’ ...................................................................... 33
3.2.2.5. Các loài Oribatida ưu thế trong 2 lần thu mẫu ................... 34
3.3. Đánh giá một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Oribatida
ở RTN độ cao 1182m tại VQG Tam Đảo .............................................. 36
3.3.1. Đánh giá nhân tố nhiệt độ đối với cấu trúc quần xã Oribatida.36

3.3.1.1. Sự tác động của nhiệt độ đến số loài và mật độ trung bình . 37


3.3.1.2. Nhiệt độ đối với các chỉ số sinh học (H’; J’) ....................... 38
3.3.1.3. Nhiệt độ đối với loài Oribatida ưu thế ................................. 38
3.3.2. Đánh giá nhân tố sinh thái Nitơ dễ tiêu (Ndt), cacbon hữu cơ
tổng số (OM) ở tầng đất (-1;-2) đến cấu trúc quần xã Oribatida ở
RTN độ cao 1182m tại Vườn quốc gia Tam Đảo ............................... 41
3.3.2.1. Đánh giá OM đến cấu trúc quần xã Oribatida ở RTN độ cao
1182m tại Vườn quốc gia Tam Đảo .................................................. 43
3.3.2.2. Đánh giá Ndt đến cấu trúc quần xã Oribatida ở RTN độ cao
1182m tại VQG Tam Đảo .................................................................. 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 49


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới sinh vật trong đất vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó
động vật đất có vai trò rất quan trọng, là thành phần không thể thay thế trong
các quá trình sinh học xảy ra trong đất. Chúng có mối quan hệ mật thiết đến
quá trình tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường đất. Trong hệ
động vật đất, phải kể đến Ve giáp Acari: Oribatida. Chúng tham gia tích cực
vào quá trình sinh học của đất, quá trình vận chuyển vật chất và năng lượng,
làm sạch đất khỏi các ô nhiễm chất thải hữu cơ, vô cơ, chất phóng xạ.
Mọi sinh vật sống luôn chịu sự tác động của các nhân tố môi trường.
Trong đó, các nhân tố khí hậu (ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ…) và thổ nhưỡng
(thành phần cơ giới, tính chất lý hóa của đất) tác động khá rõ nét đến đời sống
của sinh vật. Phần lớn các nhân tố này luôn thay đổi theo thời gian và không
gian, chúng luôn có sự tác động qua lại và gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành

một tổ hợp sinh thái, cùng tác động lên sinh vật nói chung và động vật đất nói
riêng.
Ve giáp Acari: Oribatida là những động vật có kích thước nhỏ, số lượng
lớn, vòng đời ngắn, sống ở nhiều loại hình sinh cảnh, có độ thích nghi cao và
phương pháp thu bắt dễ dàng. Đặc biệt chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi
các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, chất khoáng, hàm lượng mùn. Do đó Ve
giáp là đối tượng thích hợp phục vụ nghiên cứu về hình thái, sinh thái cá thể
và quần thể, là vật chỉ thị sinh học tốt trong việc đánh giá sự tác động của các
yếu tố môi trường.
Vườn quốc gia Tam Đảo là nơi có tính đa dạng sinh học cao, có hệ sinh
thái rừng tự nhiên và thảm thực vật còn giữ được khá tốt. Tại đây, tài nguyên
sinh học được nghiên cứu khá kỹ song chủ yếu tập trung vào khu hệ động vật
có xương sống, nấm, côn trùng và thực vật. Đã có khá nhiều tác giả nghiên

1


cứu về Ve giáp (Acari: Oribatida) song các tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu
thành phần loài và cấu trúc quần xã Ve giáp mà chưa nghiên cứu, đánh giá
các nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã đó, chưa đánh giá được sự tác động
của các nhân tố sinh thái đến mật độ, thành phần loài, độ đa dạng của các
quần xã ve giáp. Vì những lí do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá
một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida)
ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại Vƣờn quốc gia Tam Đảo”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, xây dựng lòng say mê
học tập, làm tiền đề cho phục vụ giảng dạy và nghiên cứu sau này.
Đánh giá một số nhân tố sinh thái (Nhiệt độ, Nitơ dễ tiêu, Cacbon hữu
cơ tổng số) đến cấu trúc quần xã Oribatida ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại
VQG Tam Đảo.

3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các dẫn liệu thành phần loài Oribatida và đặc điểm phân bố
của chúng ở Vườn quốc gia Tam Đảo.
Bước đầu đánh giá sự tác động của một số nhân tố sinh thái đến cấu
trúc quần xã Oribatida ở rừng tự nhiên độ cao 1182m tại Vườn quốc gia Tam
Đảo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần dự đoán sự tác động của một số nhân tố sinh thái đến
cấu trúc quần xã Oribatida ở khu vực nghiên cứu, thông qua đó có thể đưa ra
các giải pháp để quản lý và phát triển bền vững hệ sinh thái đất tại Vườn quốc
gia Tam Đảo.

2


4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đa dạng thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida ở
sinh cảnh rừng tự nhiên độ cao 1182m ở VQG Tam Đảo, chiều sâu thẳng
đứng trong đất (0-10 cm và 10-20 cm), thảm mục (0cm) và tầng rêu (0-100
cm).
Một số nhân tố sinh thái ở các tầng: Nhiệt độ, Cacbon hữu cơ tổng số,
Nitơ dễ tiêu.
5. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
Bước đầu đánh giá một số nhân tố sinh thái đến cấu trúc quần xã
Oribatida ở sinh cảnh rừng tự nhiên độ cao 1182m tại Vườn quốc gia Tam
Đảo.

3



NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu Oribatida trên thế giới
Trên thế giới, các nhóm động vật không xương sống nói chung và
Oribatida nói riêng đã được nghiên cứu từ rất lâu, cách đây hàng trăm năm. Ở
Đức, từ năm 1804 với công trình của Hermann J.F; Ở

từ năm 1876, 1877

với công trình của Canestrini G. & Fanzago F. … Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu về Oribatida chỉ phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Khu hệ
Oribatida trên thế giới hiện đã mô tả khoảng 10.000 loài và thực tế có thể lên
đến 100.000 loài [13].
Số lượng giống Oribatida trên thế giới đã tăng lên từ 700 giống đến hơn
1000 giống chỉ trong 20 năm gần đây [9]. Ở Châu Âu, công trình của Berlese
đóng một vai trò quan trọng và có một vị trí đặc biệt. Chỉ từ năm 1881 đến
1923, ông đã đứng tên một mình hoặc là đồng tác giả của 73 công trình
nghiên cứu về Acari, trong đó ông đã mô tả khoảng 120 loài Oribatida [14].
Các hoạt động nghiên cứu về Oribatida diễn ra mạnh mẽ và có nhiều
kết quả của các tác giả được công bố. Chuyên gia Oribatida người Thụy Sĩ đã
tổng hợp và công bố bản danh mục các loài Oribatida đã biết ở khu vực Trung
Châu Mỹ, gồm 543 loài Oribatida thuộc 87 họ, khu vực Trung Mỹ như: Cu
Ba (225 loài), Antiles (387 loài), Lasser Antilles (172 loài), Jamaica (28 loài),
Dominica (21 loài)... [13].
1.2. Tình hình nghiên cứu Oribatida ở Việt Nam
Trước năm 1975 ở Việt Nam Ve giáp (Acari: Oribatida) đã được
nghiên cứu từ khá sớm nhưng chưa được chuyên sâu và đồng bộ. Năm 1967,
trong công trình New Oribatid from Vietnam , hai tác giả người Hungari là

Balogh J. và Mahunka S. đã bàn luận về vấn đề danh pháp hoc và đăc điểm

4


phân bố của 33 loài Ve giáp, trong đó đã mô tả 29 loài, 4 giống mới cho khoa
hoc 9].
Sau năm 1975, các tác giả trong nước bước đầu đã tiến hành nghiên
cứu độc lập về Oribatida. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của tác
giả Vũ Quang Mạnh về nhóm Chân khớp bé Microarthropoda) ở đất Cà Mau
(Minh Hải) và Từ Liêm Hà Nội) năm 1984 1].
Trên cơ sở các kết quả phân tích, tổng hợp về cấu trúc quần xã
Oribatida theo sinh cảnh, theo mùa, theo đai cao khí hậu, theo độ sâu thẳng
đứng của đất ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ, đã kết luận quần xã Oribatida có
thể được xem như một yếu tố chỉ thị cho sự biến đổi của sinh cảnh sống và
của sự biến đổi theo tầng sâu thẳng đứng trong hệ sinh thái đất khi phân tích
sự biến đổi các giá trị định tính, định lượng của chúng ở khu vực nghiên cứu
[7].
Vườn quốc gia Tam Đảo đai cao trên 700m ghi nhận được 15 loài và
16 loài thuộc bộ Oribatida ưu thế chung cho cả 4 tầng phân bố và 12 loài ưu
thế trong các tầng sâu của hệ sinh thái đất, trong đó có 5 loài ưu thế chung
cho tầng đất là Perxylobates vietnamensis, Sphodrocepheus tuberculatus,
Eremella vestita, Peloribates pseudoporosus, Phyllhermannia similis. Các chỉ
số định lượng của Oribatida (Số loài, MĐTB, H’,J’) có sự khác biệt giữa 2 đai
cao: Đai cao 700-900 m S=17; S1=73; MĐTTB= 4520; H’= 3,2277; J’=
0,904); Đai cao 900 – 1252 m S=19; S1=90; MĐTTB= 5480; H’= 2,348; J’=
0,8162) [5].
Cấu trúc quần xã Ve giáp Acari: Oribatida) đã được nghiên cứu ở hệ
sinh thái đất rừng thứ sinh nhân tác độ cao 300m thuộc VQG Cúc Phương, tỉnh
Ninh Bình, có 68 loài Oribatida thuộc 47 giống, 29 họ được ghi nhận [8].

Oribatida rất nhạy cảm với môi trường, có thể nghiên cứu lâu dài để
đánh giá về thực trạng môi trường. Đồng thời nó chịu sự tác động của nhiều

5


yếu tố hóa, lý học từ môi trường bên ngoài. Phân Urê làm tăng số lượng loài,
mật độ trung bình loài, độ đa dạng, độ đồng đều, thay đổi phương thức kiếm
ăn của Oribatida..., tạo điều kiện cho Oribatida trở thành sinh vật chỉ thị môi
trường hiệu quả [6].
Những nghiên cứu về Chân khớp bé ở Việt Nam cho thấy: việc nghiên
cứu về Oribatida đã được đề câp mô cách toàn diện, có hê thống và đạt được
kết quả cao. Tuy nhiên các tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu thành phần loài
và cấu trúc quần xã Ve giáp mà chưa nghiên cứu sự tác động của các nhân tố
sinh thái đến cấu trúc quần xã đó, chưa đánh giá được sự tác động của các
nhân tố sinh thái đến mật độ, thành phần loài, độ đa dạng của các quần xã ve
giáp. Vì vậy để thấu hiểu hơn về ve giáp và đưa chúng ứng dụng vào lĩnh vực
khoa học và thực tiễn để quản lý bền vững sinh thái đất thì cần được đẩy
ma h nghiên cứu.

6


CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc bộ Ve giáp (Acari: Oribatida), phân lớp Ve bét
(Acari), lớp Hình nhện (Arachnida), phân ngành Chân khớp có kìm
(Chelicerata), ngành Chân khớp (Arthropoda), của Giới Động vật

(Animalia) ở khu vực Vườn quốc gia Tam Đảo.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc với sinh cảnh rừng tự nhiên (RTN) ở độ cao 1182m.
2.2.1. Vài nét tổng quan về VQG Tam Đảo
2.2.1.1. Vị trí địa lý
Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao: Thiên Thị (1375m); Thạch Bàn
1388m); Phù Nghĩa 1375m). Dãy núi Tam Đảo kéo dài trên 80 km, với
khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc 1592m). Vườn quốc
gia Tam Đảo nằm trong dãy núi Tam Đảo, chạy dài trên 80 km theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam có toạ độ địa lý từ 21021/ - 21042/ vĩ độ Bắc, 105023/ 105044/ kinh độ Đông; trên địa giới hành chính 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái
Nguyên và Tuyên Quang. Trung tâm VQG Tam Đảo cách thủ đô Hà Nội 75
km về phía Tây Bắc và cách TP Vĩnh Yên 13 km về phía Bắc [14].
2.2.1.2. Địa hình
Địa hình Tam Đảo được chia thành 4 kiểu chính là:
- Thung lũng giữa núi và đồng bằng ven sông, suối: Độ cao dưới 100m,
độ dốc < 70; phân bố dưới chân núi và ven sông, suối.
- Đồi cao trung bình: Độ cao 100 – 400 m, độ dốc từ 100 – 250; phân bố
xung quanh chân núi và tiếp giáp với đồng bằng.

7


- Núi thấp: Độ cao từ 400- 700 m, độ dốc > 25 0; phân bố giữa 2 kiểu
địa hình đồi cao và núi trung bình.
- Núi trung bình: Độ cao từ 700 – 1500 m, độ dốc > 250; Phân bố ở
phần trên của khối núi; Các đỉnh và dông núi đều sắc và nhọn, địa hình rất
hiểm trở.
2.2.1.3. Khí hậu
Tam Đảo thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất của

miền núi phía Bắc, chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 4-10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm là 1600-2600 mm,
mưa phân bố không đều theo vùng và theo mùa, tập trung vào tháng 7, 8. Tất
cả tạo nên một VQG Tam Đảo được che phủ bởi một lớp thảm thực vật dày
đặc nhiều tầng và đa dạng bề quần xã sinh học và sinh thái học.
2.2.1.4. Thuỷ văn
Trong khu vực có 2 hệ thống sông chính: sông Phó Đáy ở phía Tây và
Sông Công ở phía Đông. Hầu hết các suối chính của Tam Đảo đều đổ vào hai
con sông này. Hệ thống suối dày đặc, ngắn và dốc. Do độ dốc lớn nên lưu
lượng nước chênh lệch lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Lũ lớn thường xảy ra
từ tháng 4-10 (tập trung vào tháng 8), nước dâng nhanh và rút nhanh. Mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, phần lớn suối nhỏ cạn nước, gây khó
khăn cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trong khu vực có một số hồ
nước lớn: Xạ Hương, Khôi Kỳ, Ninh Lai, Hồ Sơn có khả năng phục vụ tưới
tiêu cho khu vực.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu, thuỷ văn khu vực thuận lợi cho sinh
trưởng, phát triển của các loài động, thực vật.

8


2.2.1.5. Thổ nhưỡng
Điều tra, nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy VQG Tam Đảo có
4 loại đất chính gồm:
- Đất Feralit mùn vàng phát triển trên đá macma axít, xuất hiện ở độ
cao từ 700m trở lên, có diện tích 8.968 ha.
- Đất feralit mùn vàng đỏ phân bố trên núi thấp từ độ cao 400–700 m,
phát triển trên đá macma kết tinh có diện tích 9.292 ha.
- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau ở độ cao
100–400 m, có diện tích 1.7606 ha.

- Đất đất dốc tụ và phù sa ở độ cao từ 100 m trở xuống có diện tích
1.017 ha.
2.2.1.6. Tài nguyên thực vật và động vật
VQG Tam Đảo có hệ động thực vật phong phú và đa dạng mang đặc
trưng của rừng mưa nhiệt đới.
Tài nguyên thực vật: VQG Tam Đảo có 1.282 loài thực vật bậc cao có
mạch thuộc 660 chi thuộc 179 họ, trong đó có 66 loài quý hiếm cần được bảo
tồn và bảo vệ như hoàng thảo Tam Đảo (Dendrobium daoensis), trà hoa dài
(Camellia longicaudata), trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii), chùy hoa
leo (Molas tamdaoensis), trọng lâu kim tiền Paris delavayi), vàng tâm, sưa
bắc bộ, kim giao… đặc biệt có 42 loài thực vật được coi là đặc hữu của VQG
Tam Đảo.
Tài nguyên động vật: VQG này cũng có 163 loài động vật thuộc 158 họ
của 39 bộ, trong5 lớp là: thú (Mammalia); chim (Aves); bò sát (Reptilia), ếch
nhái (Amphibia) và côn trùng Insecta). Vườn có tới 239 loài chim với nhiều
loài có màu lông đẹp như vàng anh, sơn tiêu trắng, sơn tiêu hồng, sơn tiêu đỏ,
có những loài quý hiếm như gà tiền, gà lôi trắng; có 64 loài thú với những loài
có giá trị như sóc bay, báo gấm, hổ, gấu ngựa, cầy mực, vượn, voọc đen… Có

9


39 loài động vật đặc hữu, trong đó có 11 loài loài đặc hữu hẹp chỉ có ở VQG
Tam Đảo như rắn sãi angen (Amphiesma angeli); rắn ráo thái dương (Boiga
multitempolaris); cá cóc Tam Đảo (Paramerotriton deloustali) và 8 loài côn
trùng. Có thể thấy VQG Tam Đảo có hệ động, thực vật vô cùng phong phú và
đa dạng [14].
2.2.2. Đặc điểm dân sinh và sản xuất kinh tế
Khu vực VQG Tam Đảo và vùng đệm (gọi là Khu vực Tam Đảo) nằm
trên địa phận 27 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã của 3 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái

Nguyên và Tuyên Quang. Theo số liệu thống kê năm 2008 và cập nhật đầu
năm 2009 thì tổng số dân trong khu vực là 201.971 người và gồm 45.526 hộ.
Kết quả điều tra dân sinh kinh tế xã hội năm 2006 và điều tra bổ sung năm
2008 cho thấy trong vùng đệm VQG Tam Đảo đang tồn tại một số thành phần
kinh tế chính như sau: Kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác
xã, kinh tế quốc doanh [14].
2.3. Thời gian nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành khảo sát và điều tra cấu trúc quần xã Ve bét từ
tháng 3 năm 2015 và tiến hành lấy mẫu theo hai lần:
Lần 1: vào 22/11/2015 với số lượng 20 mẫu.
Lần 2: vào 8/05/2016 với số lượng 20 mẫu.
Tổng số mẫu định tính đất, thảm mục, rêu) thu được thể hiện trong bảng
sau:
Tầng phân bố
Số lƣợng

Lần 1

Lần 2

+1

0

-1

-2

+1


0

-1

-2

5

5

5

5

5

5

5

5

10


2.4. Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần loài, phân tích đa dạng loài Oribatida ở rừng tự
nhiên độ cao 1182m tại Vườn quốc gia Tam Đảo.
- Xác định cấu trúc của quần xã Oribatida theo chiều thẳng đứng và hai
lần thu mẫu thông qua phân tích các chỉ số (Số loài, mật độ trung bình, chỉ số

đa dạng H’, Chỉ số đồng đều J’, Độ ưu thế).
- Đánh giá một số nhân tố sinh thái (nhiệt độ, Cacbon hữu cơ tổng số,
Nitơ dễ tiêu) đến cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở rừng tự nhiên
độ cao 1182m tại Vườn quốc gia Tam Đảo.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Nghiên cứu tài liệu
Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và những tư liệu, kết quả liên
quan đến đề tài mà các công trình nghiên cứu đã báo cáo tổng kết công khai,
công bố, đăng tải trên các phương tiện thông tin chính thức.
2.5.2. Ngoài thực địa
Trên thực địa thu mẫu định lượng theo phương pháp chuẩn Ghilarov,
1975 [2].
Chúng tôi tiến hành thu mẫu tầng đất, tầng rêu và thảm lá, sâu trong
rừng, lấy theo 1 đường thẳng, mỗi điểm lấy mẫu (+1, 0, -1, -2) cách nhau 5-10
mét. Cả 2 đợt lấy mẫu đều thu lặp lại tại cùng 1 điểm nghiên cứu. Có đo tọa
độ JPS và chụp ảnh thu mẫu 2 lần (lần thứ nhất thu mẫu là 22/11/2015 và lần
2 là 8/5/2016). Đối với mẫu đất chia làm hai tầng đất -1 từ (0 - 10)cm và đất 2 từ (10 - 20)cm. Kích thước của mỗi mẫu là (5x5x10)cm, diện tích bề mặt
tương ứng là 25cm2 theo ô tiêu chuẩn. Đối với thảm lá rừng phủ mặt đất,
chúng tôi tiến hành gom tất cả lá mục, cành cây, xác hữu cơ phủ trên mặt đất
có diện tích 20cm x 20cm), sau đó tính trung bình để biết trên 1m2 diện tích
thảm lá rừng là bao nhiêu loài. Đối với các mẫu thảm rêu mẫu định lượng là

11


200 gram rêu bám trên thân cây gỗ rừng, xác vụn thực vật ở trên mặt đất từ
(0- 100)cm trên mặt đất. Các mẫu này đều cân trọng lượng mỗi mẫu và tính
trung bình theo kg.
Tất cả các mẫu (rêu, thảm lá, đất) sau khi thu đều cho ngay vào túi ni lông
riêng, đem cân khối lượng mẫu, bên ngoài túi dùng bút không thấm nước ghi

các thông số cần thiết như: ngày, tháng, sinh cảnh, loại mẫu, tầng đất…Dùng
dây chun cột chặt mẫu. Tất cả các mẫu trong cùng một sinh cảnh để vào một
túi ni lông to, cho vào thùng để vận chuyển về phòng thí nghiệm và đều được
ghi vào sổ nhật ký thực địa.
2.5.3. Trong phòng thí nghiệm
2.5.3.1. Tách lọc mẫu Oribatida
Mẫu sau khi thu được đưa ngay về phòng thí nghiệm động vật của
trường ĐHSP Hà Nội 2 để xử lý. Tách động vật chân khớp bé ra khỏi đất theo
phương pháp phễu lọc Berlese – Tullgren , dựa theo tập tính hướng đất
dương và hướng sáng âm của động vật đất, trong thời gian 7 ngày 7 đêm. Mẫu
đất trong phễu lọc ra sẽ khô dần, sau đó Microarthropoda sẽ chui sâu dần
xuống lớp đất phía dưới, qua lưới lọc và rơi xuống đáy phễu, vào ống nghiệm
có đựng dung dịch định hình là formol 4% [2].
 Dụng cụ dùng trong phƣơng pháp này có: phễu lọc BerleseTullgren: Phễu bằng thủy tinh, có chiều cao 30cm, đường kính
miệng 25cm, đường kính vòi 1,5cm. Bộ phễu được đặt trên giá gỗ,
vòi phễu gắn với ống nghiệm chứa dung dịch định hình formon 4%
để hứng mẫu [2].
 Đặt mẫu: Trước khi đặt mẫu phải đảm bảo giá gỗ và phễu lọc
sạch. Đặt phễu lên giá, đáy phễu gắn với ống nghiệm chứa dung
dịch định hình foocmon 4%. Trong ống nghiệm có nhãn ghi đầy
đủ ngày, tháng, địa điểm lấy mẫu Thu mẫu: Trong khoảng 5 - 7

12


ngày đêm là có thể thu được các ống nghiệm ra khỏi phễu, dùng
dây chun bó các ống nghiệm đã được nút bông có cùng tầng đất
trong cùng sinh cảnh với nhau rồi cho vào bình miệng rộng có
chứa formon 4% để bảo quản khi chưa phân tích.
 Để xử lý mẫu, bảo quản và định loại: Các ống nghiệm chứa động

vật thu được nhờ phễu Berlese- Tullgren sẽ được đổ trên giấy lọc
đặt sẵn trong đĩa petri để dưới kính lúp 2 mắt để nhặt riêng từng
nhóm Oribatida. Các mẫu Oribatida không làm tiêu bản, sẽ được
cho vào trong ống nghiệm chứa dung dịch định hình là formaldehyt
4%. Các ống nghiệm đều được gắn nhãn ghi đầy đủ ngày thu mẫu,
địa điểm...Toàn bộ tiêu bản định loại và các mẫu vật được bảo quản
tại Phòng thí nghiệm Động vật, Khoa Sinh–KTNN, Đại học Sư
phạm Hà Nội 2.
Đặc điểm hình thái phân loại của Oribatida

Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc cơ thể Oribatida [3]

13


 Prosoma là phần đầu ngực bao gồm cả 4 đôi đôi chân I, II, III và IV.
 Proterosoma là phần trước đầu ngực chỉ bao gồm 2 đôi chân trước.
 Hysterosoma là phần thân bao gồm cả vùng giáp hậu môn (AN), giáp sinh
dục G) và 2 đôi chân sau.
 Prodorsum là tấm giáp đầu ngực; Notogaster là tấm giáp lưng.
 Gnathosoma là phần hàm miệng.
 Propodosoma là phần thân trước mang đôi chân I và II.
 Metapodosoma là phần thân giữa mang đôi chân III và IV.
 Podosoma là phần ngực bao gồm cả 4 đôi chân.

Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc cơ thể và cấu tạo các cơ quan Oribatida
Vũ Quang Mạnh, 2007) [3]
a. Mặt lưng, b. Mặt bụng, c. Mặt bên
 ro: Chóp đỉnh rostrum: ro, lm: Lông rostrum; tấm lamella.
 le, in, ss: Lông mọc trên lamella, lông interlamela, lông sensilus.


14


 Bothridium: Gốc của lông sensilus.
 Exa và Exp: Lông trước gốc bothridium và lông sau gốc bothridium.
 tutorium: Tấm ki tin chìa ra nằm dưới và chạy song song với lamella.
 cuspis: phần đỉnh của tấm lamela chìa lên bề mặt cơ thể.
 prolamela: Phần tấm kéo dài ở trước lamella, không chìa lên trên bề
mặt cơ thể.


c1, c2, c3, cp, d1, d2, e1, e2, f1, f2, h1, h2, h3, ps1, ps2, ps3: Các

lông notogaster ở ve giáp bậc thấp; gla: Tuyến dầu nhờn; h: Lông dưới
miệng; 1a, 1b, 1c, và 2a, 3a, 3b, 3c, và 4a, 4b, 4c, 4d: Các lông của epimeres
1, 2, 3 và 4; ap1, ap2, ap3, ap4, ap5, ap sej., ap.st.: Các mấu lồi trong
apodemes; ep1, ep2, ep3, ep 4: Các gân cơ epimeres của gốc chân; pd1, pd2,
pd3, pd4: Các tấm pedotecta phủ mặt trên của gốc các chân; ia, ih, im, ips,
iad, ian: Các khe cắt lyrifissures.


G, AG: Giáp sinh dục và giáp quanh sinh dục; g và ag: Các lông

sinh dục và lông quanh sinh dục.
2.5.3.2. Định loại Oribatida
Trước khi định loại cần được tẩy màu, làm trong vỏ kintin cứng. Quá
trình làm trong vỏ có thể diễn ra trong một vài ngày hoặc lâu hơn nên cần
nhặt Oribatida riêng ra một lam kính lõm. Đưa lam kính quan sát dưới kính
lúp: dựa vào đặc điểm hình dạng ngoài, dùng kim tách sơ bộ chúng thành

nhóm có hình thù giống nhau. Đặt lamel ở bên trái lam kính sao cho chỉ phủ
một phần chỗ lõm. Nếu dung dịch axit nhỏ vào chỗ lõm dưới lamel chưa đầy
cần bổ sung cho đầy. Dùng kim chuyển từng Oribatida vào chỗ lõm dưới
lamel để quan sát ở các tư thế khác nhau theo hướng lưng và bụng rồi ngược
lại. Khi mẫu ở đúng tư thế quan sát, ta chuyển sang ở kính hiển vi.
Sau khi hoàn tất quá trình định loại Oribatida, các loài được chụp ảnh
và tất cả các cá thể cùng một loài để chung vào một ống nghiệm, dùng dung

15


dịch định hình bằng formol 4%. Dùng giấy can ghi các thông số tên loài cần
thiết bằng bút chì rồi nút bằng bông không thấm nước; tất cả các ống nghiệm
được đặt chung vào lọ thuỷ tinh lớn chứa formol 4% để bảo quản lâu dài. Ghi
tất cả các tên loài đã được định loại vào nhật ký phòng thí nghiệm.
Danh sách các loài Oribatida được sắp xếp theo hệ thống cây chủng
loại phát sinh dựa theo hệ thống phân loại của Balogh J. and Balogh P. (1992)
[9]. Các loài trong một giống được sắp xếp theo vần a, b, c. Định loại tên loài
theo các tài liệu phân loại, các khóa định loại của các tác giả: Balogh J. and
Balogh P. (1992) [9]; Vũ Quang Mạnh, (2007) [3]; Vũ Quang mạnh, Đào Duy
Trinh, (2006) [4].
Tất cả các mẫu Oribatida sau khi đã phân tích, xử lý và định loại đã
được TS. Đào Duy Trinh kiểm tra và xác nhận.
2.5.3.3. Xác định thành phần loài và cấu trúc quần xã Oribatida
Nghiên cứu cấu trúc quần xã Oribatida ở khu vực VQG Tam Đảo
chúng tôi đã tiến hành phân tích 4 chỉ số định lượng cơ bản của Oribatida bao
gồm: Số lượng loài, MĐTB cá thể/ kg rêu và cá thể/ m2 thảm lá, cá thể/m3
đất) chỉ số đa dạng loài H’ chỉ số Shannon - Weaner) và chỉ số đồng đều
J’ chỉ số Pielou). Đồng thời phân tích sự thay đổi các giá trị của 4 chỉ số định
lượng này theo độ sâu đất và theo hai lần thu mẫu.

Xác định các chỉ số sinh thái
- Độ cao: đo bằng máy định vị GPS.
- Nhiệt độ: sử dụng máy đo nhiệt độ cầm tay
- Một số nhân tố sinh thái của đất (Cacbon hữu cơ tổng số; Nitơ dễ
tiêu): được gửi đến phòng phân tích thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa để
xác định.

16


×