BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------------------------------------------------
Lò Thế Thi
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
BẢO VỆ RỪNG TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG Ở
HUYỆN THUẬN CHÂU - TỈNH SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Hà Nội - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-------------------------------------------------------------------------
Lò Thế Thi
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
BẢO VỆ RỪNG TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG Ở
HUYỆN THUẬN CHÂU - TỈNH SƠN LA
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Bảo Lâm
Hà Nội - 2010
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một tài sản vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc
trên toàn cầu, vì nó không chỉ cung cấp những giá trị lâm sản thông thường
cho con người mà nó còn cho hành tinh của chúng ta sự sống.
Ngành lâm nghiệp nước ta đang trong thời kỳ chuyển biến từ Lâm
nghiệp truyền thống sang lâm nghiệp xã hội, trong thời gian qua đã tạo ra
nhiều nhân tố tích cực mới, đặc biệt là sự hình thành đa dạng hoá các hình
thức quản lý và phương thức tiếp cận mới về quản lý tài nguyên rừng. Trong
đó quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng dân cư thôn, bản là một
trong những hình thức quản lý bảo vệ rừng đang được sự quan tâm, chú ý của
cơ quan quản lý lâm nghiệp từ cấp Trung ương đến chính quyền địa phương
các cấp. Cộng đồng dân cư thôn, bản, những người hiện đang sinh sống ở
vùng rừng và gần rừng, đời sống kinh tế, xã hội của họ có quan hệ trực tiếp và
gắn bó với rừng, đây là một nhân tố tích cực và ngày càng có vị trí quan trọng
trong hệ thống quản lý rừng cộng đồng. Phát huy vai trò của cộng đồng dân
cư thôn, bản để quản lý bảo vệ rừng là vấn đề vừa mang ý nghĩa phát huy
truyền thống dân tộc, vừa tạo ra một cách quản lý rừng có hiệu quả hơn, bền
vững hơn, phù hợp với những xu thế phát triển lâm nghiệp trên thế giới, đặc
biệt là các nước đang phát triển.
Huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là một huyện miền núi nằm phía Tây
Bắc của tỉnh, có tổng diện tích tự nhiên 154.126 ha, trong đó diện tích rừng và
đất rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 68.862 ha, bao gồm đất có rừng: 56.252
ha, chiếm 36,62% diện tích tự nhiên. Trong những năm qua, diện tích rừng
của huyện Thuận Châu không những có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội của huyện mà còn có tác dụng phòng hộ, bảo vệ môi trường
sinh thái, là khu vực đầu nguồn của sông Đà và sông Mã, có tác dụng điều
2
hoà nguồn nước cho hai công trình thuỷ điện lớn nhất Việt Nam hiện nay là
thuỷ điện Hoà Bình và thuỷ điện Sơn La đang xây dựng.
Thuận Châu là một huyện vùng cao của tỉnh Sơn La, đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông – lâm nghiệp,
nhìn chung thu nhập của người dân trên địa bàn huyện còn thấp, trình độ dân trí
thấp, sản xuất nông – lâm nghiệp lạc hậu, với nhiều thành phần dân tộc, bên cạnh
đó huyện là địa điểm đón dân tái định cư thuỷ điện Sơn La, nên công tác quản lý
bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Hiện nay trên địa bàn huyện quản
lý bảo vệ rừng chủ yếu dựa vào Hạt Kiểm lâm Thuận Châu và Khu Bảo tồn thiên
nhiên Côpia, trong đó Hạt Kiểm lâm huyện đóng vai trò quan trọng.
Trong những năm qua mặc dù đã được các cấp, ngành địa phương quan
tâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, tuy nhiên tình trạng chặt phá rừng
làm nương, khai thác rừng, cháy rừng vẫn còn xảy ra trên địa bàn làm xuy
giảm cả về diện tích và chất lượng tài nguyên rừng, làm cho khả năng phòng
hộ và cung cấp lâm sản phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội bị hạn chế.
Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho diện tích, chất lượng rừng bị
suy giảm là công tác QLBVR chỉ coi trọng biện pháp hành chính pháp chế mà
chưa lôi cuốn được người dân thuộc cộng đồng tham gia QLBVR.
Xuất phát từ thực tế trên, trong khuôn khổ luận văn Cao học, chúng tôi
chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên
cơ sở cộng đồng ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” nhằm góp phần bảo vệ
hiệu quả diện tích rừng trên địa bàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
người dân trên địa bàn huyện Thuận Châu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức về QLBVR trên cơ sở cộng đồng
1.1.1. Khái niệm về QLBVR trên cơ sở cộng đồng
Khái niệm cộng đồng trong những năm gần đây khá quen thuộc, đã
được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu, và dần đi đến thống nhất
về ngôn ngữ.
Khái niệm cộng đồng thường được hiểu là nhóm người sống trên cùng
một khu vực và thường cùng nhau chia sẻ các mục tiêu chung, các luật lệ xã
hội chung, có thể có quan hệ gia đình với nhau.
“Cộng đồng bao gồm những người sống trong một xã hội có những đặc
điểm giống nhau và có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau” (N.H. Quân, 2000).
Theo Phạm Xuân Phương (2001) tại Hội thảo Quốc gia trong khuân
khổ chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, được tổ chức tại
Hà Nội thì “Cộng đồng bao gồm toàn thể những người sống thành một xã hội,
có những điểm tương đồng về mặt văn hoá truyền thống, có mối quan hệ sản
xuất và đời sống gắn bó với nhau và thường có ranh giới không gian trong
một làng bản.
Theo Giáo Sư Lê Quý An, thì cộng đồng được định nghĩa là nhóm người
sống cùng một địa phương hoặc dưới sự quản lý của cùng một chính quyền địa
phương.
Tại Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, cộng đồng dân cư
thôn bản là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, bản,
ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương.
Những khái niệm trên có thể được tóm lược lại là cộng đồng có thể là
cộng đồng dân cư thuộc làng, bản, cộng đồng dòng tộc, dòng họ, các nhóm
người những đặc điểm và lợi ích chung và cùng phục vụ cho một ý tưởng
4
chung… ở nghiên cứu của đề tài này, cộng đồng được hiểu theo nghĩa là cộng
đồng thôn, xóm, làng, bản (kể cả các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng).
Quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng là QLBVR mà phát huy
được nội lực của cộng đồng cho các hoạt động chống chặt, phá, lấn chiếm
rừng, đất rừng, khai thác lâm sản, săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép, phòng
cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Phòng trừ sinh vật gây hại rừng, bảo vệ hệ
sinh thái rừng và thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý lâm sản.
Những giải pháp QLBVR trên cơ sở cộng đồng luôn chứa đựng những sắc
thái của luật tục, phong tục, tập quán, ý thức dân tộc, nhận thức, kiến thức của
người dân, đặc điểm quan hệ gia đình, họ hàng, các tổ chức đoàn thể, làng,
bản phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước.
1.1.2. Khái niệm về cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng
Cộng đồng tham gia quản lý rừng cũng có thể thay thế bằng một cụm
từ chung nhất là Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ).
LNCĐ không chỉ giới hạn trong việc trồng cây rừng trang trại, khu nhà
ở hay ven đường mà còn cả tập quán du canh, việc sử dụng quản lý rừng tự
nhiên và việc cung cấp các sản phẩm cây trồng từ nhiều nguồn khác nhau.
LNCĐ cũng đề cập đến sự xác định nhu cầu của địa phương, tăng
cường quản lý sử dụng cây cối cải thiện mức sống của người dân theo một
phương thức bền vững, đặc biệt là cho người nghèo (FAO,2000).
Ở Việt Nam, hiện nay có những quan điểm khác nhau về LNCĐ và
chưa có một định nghĩa chính thức nào được công nhận. Nhưng tại Hội thảo
Quốc gia về chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các mô hình quản lý rừng cộng
đồng cấp thôn bản tại Việt Nam tại Ninh Bình năm 2007 đã thống nhất rằng ở
Việt Nam có hai hình thức quản lý rừng cộng đồng phù hợp với định nghĩa
của FAO như sau:
5
- Thứ nhất là quản lý rừng của cộng đồng: Đây là hình thức mà mọi
thành viên của cộng đồng tham gia quản lý và ăn chia sản phẩm hoặc hưởng
lợi từ những khu rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của cộng đồng
hoặc quyền sử dụng chung của cộng đồng.
Rừng của cộng đồng là rừng của làng bản đã được quản lý theo truyền
thống lâu đời (rừng thiêng, rừng ma, rừng mó nước…quản lý theo các luật tục
truyền thống với tinh thần tự nguyện cao); rừng trồng của các hợp tác xã,
rừng tự nhiên được giao cho các hợp tác xã trước đây, nay hợp tác xã giao lại
cho các xã, hoặc các thôn quản lý; rừng được chính quyền địa phương giao
cho cộng đồng với tính chất thí điểm trong thời gian gần đây.
- Thứ hai là quản lý rừng của các chủ rừng khác (quản lý rừng dựa vào
cộng đồng): Đây là hình thức cộng đồng tham gia quản lý các khu rừng không
thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu chung của họ mà thuộc quyền quản lý,
sử dụng của các thành phần kinh tế khác nhưng có quan hệ trực tiếp đến đời
sống, đến việc làm, thu hoạch sản phẩm, thu nhập hay các lợi ích khác của
cộng đồng (thuỷ lợi nhỏ, nước sinh hoạt ...). Hình thức này có thể chia thành
hai đối tượng:
+ Đối tượng thứ nhất rừng của hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong
cộng đồng. Cộng đồng tham gia quản lý với tính chất hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau,
chia xẻ lợi ích cùng nhau trên cơ sở tự nguyện (tạo thêm sức mạnh để bảo vệ
rừng, hỗ trợ hoặc đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp..).
+ Đối tượng thứ hai, Rừng thuộc quyền quản lý, sử dụng, sở hữu của các
tổ chức nhà nước (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các lâm trường,
công ty lâm nghiệp nhà nước, các trạm trại…) và các tổ chức tư nhân khác.
Cộng đồng tham gia các hoạt động lâm nghiệp như bảo vệ, khoanh nuôi xúc
tiến tái sinh, phục hồi rừng, trồng rừng với tư cách là người làm thuê thông qua
các hợp đồng khoán và hưởng lợi theo các cam kết trong hợp đồng.
6
Từ sự phân tích trên đây cho thấy, LNCĐ, QLRCĐ là những khái niệm
khác nhau. Thuật ngữ QLRCĐ được sử dụng với ý nghĩa hẹp hơn để chỉ CĐ
quản lý những khu rừng của một cộng đồng dân cư, còn nói đến LNCĐ hay
cộng đồng tham gia quản lý rừng chính là diễn tả hàng loạt các hoạt động gắn
người dân trong cộng đồng dân cư thôn bản với rừng, cây, các sản phẩm của
rừng và việc phân chia lợi ích từ rừng. Hay nói cách khác, LNCĐ là một hình
thức quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng do cộng đồng dân cư thôn bản
thực hiện bao gồm cả rừng của cộng đồng và rừng của các thành phần kinh tế
khác.
Với cách hiểu như vậy, nên chấp nhận LNCĐ bao gồm cả quản lý rừng
cộng đồng (cộng đồng quản lý rừng của cộng đồng) và quản lý bảo vệ rừng dựa
vào cộng đồng (cộng đồng quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng khác). Khái
niệm này vừa phù hợp với định nghĩa của FAO vừa phát huy được nhiều hơn
sự đóng góp của cộng đồng vào quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng.
1.1.3. Vai trò của Chính sách Nhà nước đối với QLBVR trên cơ sở
cộng đồng.
QLBVR trên cơ sở cộng đồng được xây dựng dựa trên cơ sở phong tục,
tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của người dân địa phương. Tuy nhiên,
có những phong tục tập quán phù hợp với yêu cầu quản lý bền vững tài
nguyên rừng, nhưng cũng có những phong tục tập quán ngược lại với yêu cầu
quản lý bền vững tài nguyên rừng. Do đó, quản lý BVR trên cơ sở cộng đồng
phải hướng và phát huy được những phong tục tập quán có lợi và giảm dần
những phong tục tập quán cản trở đến quản lý bền vững tài nguyên rừng.
QLBVR trên cơ sở cộng đồng sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu
sự hậu thuẫn của các chính sách và thể chế Nhà nước. Các tổ chức cộng đồng
không phải là cơ quan quyền lực, không có công cụ chuyên chính riêng.
Trong nhiều trường hợp, tổ chức cộng đồng không giải quyết được một cách
7
triệt để những vấn đề phức tạp của quản lý BVR. Khi đó các tổ chức cộng
đồng phải hợp tác với các cơ quan chính quyền để giải quyết những vấn đề
vượt khỏi quyền hạn của mình. Vì vậy, các qui định của cộng đồng phải được
xây dựng trên cơ sở tính đến sự hỗ trợ của các chính sách và thể chế hiện thời
của Nhà nước, không trái với các qui định của Nhà nước.
1.1.4. Chiến lược và chính sách QLBVR trên cơ sở cộng đồng
Chiến lược và chính sách quản lý, bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng
của các nước trong khu vực đều được tiến hành theo những hướng sau:
- Những giải pháp chủ yếu để tăng cường quyền quản lý BVR trên cơ sở
cộng đồng: Phát huy những luật tục, phong tục tập quán và trách nhiệm của toàn
cộng đồng đối với công tác QLBVR, xây dựng qui ước, hương ước QLBVR của
thôn, bản, qui định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mọi người dân trong cộng
đồng.
- Kết hợp những giải pháp về chính sách hỗ trợ về kinh tế - xã hội để
khuyến khích người dân tham gia, trong đó chú trọng phát triển đồng bộ cả
giải pháp về đào tạo, tập huấn trong việc QLBVR trên cơ sở cộng đồng.
- Các hình thức QLBVR: Tuần tra BVR, PCCCR trên địa bàn phải
được thực hiện theo phương pháp cùng tham gia ở tất cả các giai đoạn tuần tra
bảo vệ, xây dựng lực lượng, kế hoạch bảo vệ. Đây được xem là phương pháp
cho phép phát huy đầy đủ nhất những nội lực của cộng đối với công tác
QLBVR.
1.1.5. Quan điểm về QLBVR trên cơ sở cộng đồng
Bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng chính là để nâng cao chất lượng
cuộc sống cho các cộng đồng dân cư thôn, bản. Công tác QLBVR phải được
tiến hành đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần nâng cao thu
nhập cho cộng đồng dân cư thôn, bản trên địa bàn. Mấu chốt của vấn đề
8
QLBVR trên cơ sở cộng đồng vừa là bảo vệ được tài nguyên rừng vừa giải
quyết tốt vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Bảo vệ tài nguyên rừng nếu không có sự tham gia của cộng đồng dân
cư thôn, bản thì sẽ không thành công. Vì vậy, đề xuất các giải pháp để nâng
cao trách nhiệm và quyền hưởng lợi của cộng đồng dân cư thôn, bản trong
QLBVR là rất cần thiết. Để công tác QLBVR đạt hiệu quả cao thì phải có
chính sách khuyến khích, thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư
thôn, bản.
1.2. Tình hình nghiên cứu và thực hiện trên thế giới
Trong giai đoạn hiện nay QLBVR trên cơ sở cộng đồng đang được xem
như là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ hiệu quả vốn rừng hiện còn, góp
phần giải quyết tình trạng diện tích, chất lượng rừng ngày một giảm. Đã có
không ít những mô hình quản lý BVR trên cơ sở cộng đồng thành công ở Thái
Lan, Malaysia, Trung Quốc, ở Nê Pal, Indonesia, Nhật Bản.... Đây sẽ là
những bài học quý báu cho quá trình xây dựng những giải pháp quản lý bền
vững tài nguyên rừng trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam.
Quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở một số nước:
Ở Nhật Bản
Nhật Bản hiện có 25,21 triệu ha rừng, trong đó: rừng cộng đồng chiếm
10%, rừng tư nhân chiếm 60%, rừng Quốc gia chiếm 30%. Từ đam mê và quan
tâm đến văn hoá, người Nhật đã học được cách cải tiến việc sử dụng bền vững
và bảo tồn nguồn tài nguyên rừng rất lớn. Vì vậy, thực tế các mục tiêu chính
trong luật pháp rừng và quản lý tài nguyên ở Nhật Bản đều được công bố rõ
ràng, để đẩy mạnh và phát triển bền vững dựa trên cơ sở lợi ích cộng đồng
ngay từ những năm 1800 [4].
Ở Thái Lan
9
Thái Lan là một nước được các nước trong khu vực và trên thế giới
đánh giá cao về những thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình
BVR trên cơ sở cộng đồng. [12].
Ở đây, sử dụng đất đai được thông qua chương trình làng rừng, hộ nông
dân được giao đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất để trồng rừng. Người nông dân
được Chính phủ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có trách nhiệm
quản lý đất, không được chặt hoặc sử dụng cây rừng. Việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đã làm gia tăng mức độ an toàn cho người
được nhận đất. Do vậy đã ảnh hưởng tích cực đến việc khuyến khích đầu tư
và tăng sức sản xuất của đất.
Ở Indonesia
Năm 1991, chương trình phát triển lâm nghiệp được hình thành, năm
1995 đổi tên thành chương trình phát triển cộng đồng làng lâm nghiệp do Bộ
lâm nghiệp quản lý. Chương trình này yêu cầu các công ty khai thác gỗ phải
góp phần phát triển nông thôn và BVR với 3 mục tiêu:
- Cải thiện điều kiện sống cho người dân sống ở trong và ngoài khu vực
đang khai thác gỗ.
- Nâng cao chất lượng và năng suất của rừng.
- BVR và môi trường.
Năm 1996, Bộ lâm nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ và các trường
Đại học đã xây dựng một chương trình dự án điểm lôi kéo người dân vào bảo
vệ và phát triển rừng. Dự án này cho phép người dân quản lý 10.000 ha rừng
có khả năng khai thác gỗ [15],[16].
Ở Ấn Độ
Đặc điểm nổi bật trong chính sách quản lý rừng của Ấn Độ là sự duy trì
mối quan hệ giữa rừng với người dân các bộ tộc và những người nghèo sống
ở trong rừng và gần rừng, bảo vệ quyền lợi nhận rừng và hưởng lợi từ rừng
10
lâu đời của họ. Ấn Độ đã coi cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng
đất rừng của Chính phủ. Chính phủ cho phép các cộng đồng được sử dụng tất
cả các sản phẩm không phải là gỗ, còn việc phân chia quyền lợi cây gỗ lại có
sự thay đổi nhiều giữa các Bang. Tại Ấn Độ, người ta nghiên cứu một số giải
pháp nhằm tạo ra hoặc tăng thêm các tổ chức địa phương có hiệu lực lâu dài
cho quản lý rừng cộng đồng [16]..
Ở NêPal
Năm 1957, Nhà nước thực hiện quốc hữu hoá rừng, Nhà nước tập trung
quản lý, BVR và đất rừng, người dân ít quan tâm đến BVR của Nhà nước, kết
quả là trong vòng 20 năm hàng triệu ha rừng bị tàn phá.
Từ năm 1978, Chính phủ đã giao quyền quản lý và BVR cho người dân
địa phương để thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp cộng đồng. Tuy
nhiên, sau một thời gian người ta nhận thấy các đơn vị hành chính này không
phù hợp với việc quản lý và BVR do các khu rừng nằm phân tán, không theo
đơn vị hành chính và người dân có nhu cầu, sở thích sử dụng sản phẩm rừng
khác nhau.
Năm 1989, Nhà nước thực hiện chính sách lâm nghiệp mới đó là chia
rừng và đất rừng làm hai loại: rừng tư nhân và rừng Nhà nước cùng với hai
loại sở hữu rừng tương ứng là sở hữu tư nhân và sở hữu rừng Nhà nước.
Trong quyền sở hữu của Nhà nước lại được chia theo các quyền sử dụng khác
nhau như: rừng cộng đồng theo nhóm người sử dụng, rừng hợp đồng với các
tổ chức, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ. Nhà nước công nhận quyền pháp
nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng.
Năm 1993, Nêpal phát triển chính sách lâm nghiệp mới, nhấn mạnh đến
các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ cho các nhóm
sử dụng rừng thay chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng
11
cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các cộng đồng, từ
đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn.
Năm 2000 QLBVR trên cơ sở cộng đồng được thực hiện tại các vùng
đồi có diện tích trên 500 nghìn ha rừng suy thoái được giao cho các nhóm sử
dụng rừng. Hoạt động này đã thu hút sự tham gia của khoảng 800.000 hộ (4
triệu người). Trọng tâm của chính sách lâm nghiệp cộng đồng tại Nepal là bảo
vệ rừng cộng đồng và cho phép người dân tiếp cận tài nguyên rừng phục vụ
nhu cầu sinh hoạt cơ bản. Lâm nghiệp cộng đồng tại Nepal dựa vào các nhóm
sử dụng rừng, trong đó mỗi nhóm được giao quản lý một diện tích rừng nhất
định. Nhà nước được lợi từ hoạt động này là diện tích rừng suy thoái được
phủ xanh trong khi đó các nhóm sử dụng rừng có cơ hội tiếp cận lâm sản [22]
Tóm lại, quản lý BVR trên cơ sở cộng đồng đang được xem như là một
giải pháp hữu hiệu đối với việc bảo vệ tốt rừng hiện còn, giải quyết tình trạng
diện tích, chất lượng rừng giảm sút. Trong những năm gần đây đều có không
ít mô hình BVR thành công ở Nhật Bản, NêPal, Indonesia…. Từ những kết
quả thực tế của đó của các nước đã thu được trong công tác QLBVR trên cơ
sở cộng đồng, một vấn đề cực kỳ quan trọng là phải giải thích cho cộng đồng
rõ những lợi ích mang lại cho cộng đồng và những chính sách về kinh tế trong
công tác và để bảo vệ rừng có hiệu quả phải tuân thủ nguyên tắc gắn công tác
QLBVR với cộng đồng thôn, bản.
1.3. Quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam
1.3.1. Các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam
- Cộng đồng dân tộc: Hiện nước ta có 54 dân tộc, với mỗi cộng đồng
dân tộc đều có những đặc điểm riêng về văn hoá, tổ chức xã hội, tiếng nói,
phong tục tập quán...
- Cộng đồng làng, bản:
12
+ Làng, xóm ở miền xuôi là hình thức cộng đồng được hình thành trên
cơ sở của phương thức canh tác lúa nước, đã có nhiều thể chế tồn tại lâu đời
trong xã hội nông thôn Việt Nam.
+ Thôn, bản ở miền núi là hình thức cộng đồng được hình thành trên cơ
sở sắc tộc và kinh tế tự nhiên tự túc, tự cấp, có ảnh hưởng sâu sắc đến việc
quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng.
Ngoài hai hình thức chủ yếu trên còn có các loại hình cộng đồng khác
như: cộng đồng tôn giáo, cộng đồng họ tộc, cộng đồng giới tính... Một số loại
hình cộng đồng đã được phát triển thành các tổ chức đoàn thể có mục tiêu,
điều lệ rõ ràng, hoạt động theo quy chế tổ chức chính trị xã hội hay các tổ
chức kinh tế. Một số đoàn thể đã tham gia và có nhiều đóng góp cho việc phát
triển lâm nghiệp tại các địa phương như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu
chiến binh, Đoàn thanh niên...
1.3.2. Hình thức QLBVR trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam
Tính cộng đồng của các dân tộc Việt Nam đã là yếu quan trọng tạo nên
nền tảng cho những thành quả đã đạt được trong công cuộc bảo vệ và phát
triển tài nguyên rừng. Vì vậy phát huy vai của các cộng đồng để quản lý
nguồn tài nguyên rừng vừa mang ý nghĩa phát huy truyền thống dân tộc, vừa
có thể tạo ra một cách quản lý tài nguyên hiệu quả hơn, bền vững hơn, phù
hợp với xu hướng phát triển của thế giới.
Ở Việt Nam, hình thức quản lý QLBVR trên cơ sở cộng đồng mới được
coi là một hình thức tồn tại song song với các hình thức khác như: quản lý
BVR Nhà nước, hình thức quản lý BVR tư nhân, do đó việc đánh giá hiệu quả
của hình thức này chỉ dừng lại ở những nhận định khái quát, mang tính định
tính. Tuy chưa có thống kê chi tiết, nhưng ở những nơi cộng đồng thực sự
tham gia vào quản lý BVR thì công tác quản lý BVR có hiệu quả rõ nét, các
hành vi xâm hại tài nguyên rừng bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời, rừng
13
ngày càng sinh trưởng phát triển tốt. Thực tiễn cho thấy rằng, quản lý BVR có
sự tham gia của cộng đồng dân cư thôn, bản là hình thức quản lý BVR có tính
khả thi về kinh tế - xã hội, bền vững về sinh thái môi trường và tiết kiệm chi
phí cho Nhà nước.
Để trao quyền QLBVR cho các cộng đồng Nhà nước đã thực hiện
chính sách giao đất, giao rừng. Đây là một trong những chính sách lớn tạo
môi trường thuận lợi cho QLBVR trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam. Chủ
trương giao đất, khoán rừng đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra và thực hiện
từ năm 1968, qua mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước lại có những điều chỉnh,
bổ xung kịp thời cho phù hợp với thực tế.
Nhìn chung kết quả giao đất lâm nghiệp, giao rừng đã làm cho rừng có
chủ thực sự, tạo ra nhiều hình thức sở hữu rừng, tạo điều kiện khai thác tiềm
năng đất đai, lao động, tiền vốn tại chỗ. Công tác giao rừng cho cộng đồng
dân cư quản lý bảo vệ đều đạt hiệu quả cao, diện tích rừng được giao đều
được quản lý tốt, các hiện tượng xâm hại tài nguyên rừng giảm mạnh, ý thức
quản lý bảo vệ tài nguyên rừng của cộng đồng dân cư được nâng cao. Thông
qua việc tổ chức QLBVR, mối quan hệ xã hội trong cộng đồng và giữa cộng
đồng với các cơ quan liên quan đến QLBVR trên địa bàn cũng được nâng cao,
tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Đối với
nhà nước, hình thức quản lý bảo vệ rừng này đáp ứng được các mục tiêu về
chính sách lâm nghiệp, đối với các chương trình lâm nghiệp nói chung,
chương trình 5 triệu ha rừng nói riêng, có tác dụng phục hồi những diện tích
rừng đã và đang bị suy thoái thông qua chăm sóc, QLBVR và khoanh nuôi tái
sinh. Mặt khác, hình thức này cũng làm giảm chi phí phải trả cho cộng đồng
bằng cách chia sẻ lợi ích mang lại và tăng quyền hưởng lợi từ rừng để thúc
đẩy cộng đồng tham gia quản lý BVR.
14
Theo Nguyễn Huy Dũng, quản lý lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam
đã có lịch sử hình thành và phát triển tại một số cộng đồng các dân tộc có đời
sống sinh hoạt gắn chặt với môi trường thiên nhiên, như các khu rừng tự
nhiên. Hình thức quản lý này thường gắn với luật tục của cộng đồng. Đây là
một hình thức tri thức bản địa liên quan đến cộng đồng thôn, bản. Các cộng
đồng đã có nhiều kinh nghiệm và truyền thống quản lý rừng theo hướng sử
dụng tài nguyên thiên nhiên ổn định và bền vững. Trong thời gian dài tại
nhiều vùng khác nhau, quản lý rừng và môi trường sinh thái của cộng đồng đã
đóng một vai trò rất quan trọng và mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân
địa phương về các mặt:
- Bảo vệ, quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và môi trường sinh thái.
- Xác định các mối quan hệ sở hữu đối với nguồn tài nguyên thiên
nhiên và môi trường.
- Củng cố mối quan hệ xã hội trong cộng đồng các dân tộc.
1.3.3. Những nghiên cứu chính liên quan đến QLBVR trên cơ sở cộng
đồng Việt Nam
- Năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia "Chương trình hành động
lâm nghiệp nhiệt đới" của cộng đồng Quốc tế. Dự án "Tổng quan về lâm
nghiệp Việt Nam" với mã hiệu VIE - 08 - 037 đã được tiến hành và kết thúc
vào năm 1991, Dự án đã có những đóng góp quý báu vào việc đánh giá hiện
trạng lâm nghiệp Việt Nam thời điểm lúc đó và đưa ra những khuyến cáo về
việc định hướng phát triển ngành lâm nghiệp cho đến năm 2000 và những
năm tiếp theo.
- Dự án "Đổi mới chiến lược ngành lâm nghiệp" đây là dự án xuất phát
từ yêu cầu cấp bách đối với nước ta sau khi Luật bảo vệ và phát triển rừng đã
được ban hành (năm 1991), mục tiêu của dự án là tìm hiểu học tập và hợp tác
15
để tìm ra các giải pháp chiến lược thực thi có hiệu quả mục tiêu phát triển
ngành lâm nghiệp trong điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
- Dự án "Phát triển lâm nghiệp xã hội Sông đà" bắt đầu vào năm 1993,
dự án này đã chú ý làm việc với "nhóm sử dụng rừng" hơn là với các đơn vị
hành chính lâm nghiệp. Dự án đã tiến hành những thu xếp về tổ chức khi thực
hiện quy hoạch sử dụng đất và giao đất có người dân tham gia, sau đó tiến
hành lập những "nhóm bảo vệ rừng" và hỗ trợ dân bản xây dựng những qui
chế bảo vệ rừng. Những quy chế này dựa vào việc quản lý, bảo vệ rừng của
cộng đồng để nâng cao sự tự giác của dân bản và tăng cường sự kiểm soát của
dân bản, tránh sự phá hoại rừng của những bản lân cận. Củng cố tổ chức cấp
thôn bản và xã là việc làm cần thiết tiếp theo. Những Ban quản lý thôn bản
mà ít nhất có một thành viên chịu trách nhiệm về lâm nghiệp trong bản được
thiết lập khi tiến hành lập kế hoạch phát triển thôn bản hàng năm. Trong quá
trình xây dựng kế hoạch dự án sử dụng 4 tiêu chí chính để giới thiệu và tăng
cường thực thi quản lý lâm nghiệp cộng đồng, đó là: Quyền sử dụng, nghiên
cứu địa phương, khả năng của cộng đồng và điều kiện địa lý khu vực.
Vũ Hoài Minh và Haws Warfvinge (2002) đã tiến hành đánh giá về
thực trạng quản lý, BVR tự nhiên của các hộ gia đình và cộng đồng địa
phương tại 3 tỉnh: Hoà Bình, Nghệ An và Thừa Thiên Huế. Các tác giả đã tìm
hiểu về sự hình thành, các lợi ích đạt được và những vấn đề về hưởng lợi,
quyền sử dụng và các chính sách liên quan đến hình thức quản lý, BVR này.
Trong 5 mô hình quản lý, BVR cộng đồng có 4 hình thức là tự phát của cộng
đồng địa phương và được chính quyền địa phương chấp thuận. Họ tự đề ra
các qui định về quản lý, sử dụng lâm sản cũng như các hoạt động BVR, phát
triển rừng. Các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng qua
các cuộc hội thảo quốc gia về lâm nghiệp công đồng. Đến nay đã có 3 cuộc
hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng.
16
- Hội thảo quốc gia về LNCĐ lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội
trong 2 ngày 01 và 02/6/2000. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 60 đại
biểu đại diện cho các cơ quan Nhà nước cấp Trung ương và cấp tỉnh, các Viện
nghiên cứu, trường Đại học, các chương trình và dự án quốc tế, các tổ chức
phi chính phủ, các thành viên tổ công tác, các chuyên gia trong ngành lâm
nghiệp. Tại đây nhiều các tác giả cùng các công trình nghiên cứu như:
Nguyễn Hồng Quân, Tô Đình Mai, Nguyễn Tường Vân và Urich Appel,
Edwin Sauk, Nguyễn Văn Thuận, Âu Văn Bảy, Trần Văn Con với các báo
cáo về kinh nghiệm từ hoạt động dự án và một số nghiên cứu điểm. Hội thảo
đã thống nhất có hai hình thức quản lý rừng ở Việt Nam:
+ Cộng đồng quản lý trực tiếp rừng và đất rừng thuộc quyền sở hữu
chung của thôn bản (như rừng thiêng, rừng do Lâm trường, hợp tác xã giao
cho thôn bản, rừng đầu nguồn ở địa phương, đồng cỏ chăn nuôi, đất trống
được quy hoạch để trồng rừng hoặc tái sinh tự nhiên).
+ Cộng đồng tham gia vào việc quản lý những diện tích rừng thuộc sở
hữu hoặc quản lý của các cơ quan nhà nước như bảo vệ rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng qua các hợp đồng khoán bảo vệ với các cơ quan nhà nước, bảo vệ
rừng sản xuất do các Lâm trường khoán bảo vệ rừng và đất rừng đã giao cho
các hộ gia đình và các tổ chức khác.
- Hội thảo quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức lần 2 trong
2 ngày 14, 15/11/2001 tại Hà Nội là bước tiếp theo nhằm làm rõ các yếu tố
khuôn khổ pháp lý của rừng cộng đồng, việc thực thi các chính sách hỗ trợ
cho quản lý rừng cộng đồng tại Việt Nam. Trong hội thảo có rất nhiều báo
cáo và các vấn đề thảo luận: ‘‘Báo cáo về khuôn khổ pháp lý, chính sách của
Nhà nước và hiện trạng quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam’’ của tác giả :
Phạm Xuân Phương, Hà Công Tuấn, Vũ Văn Mê, Nguyễn Hồng Quân. Các
báo cáo về sự vận dụng chính sách lâm nghiệp nhà nước ở cấp tỉnh của các
17
tác giả như : Sheelagh, Orelly, Vũ Hữu Tuynh, Nguyễn Ngọc Lung, Lê Ngọc
Anh, Nguyễn Hải Nam, Cao Vĩnh Hải… Cuối cùng hội thảo đi đến kết luận
cộng đồng đang quản lý 15% diện tích rừng của nhà nước, đó là thực tế mang
tính khách quan và ngày càng có một vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý
tài nguyên rừng ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số những vướng mắc
trong khuôn khổ chính sách hưởng lợi từ rừng khi tham gia bảo vệ và phát
triển rừng như: không quy định cộng đồng dân cư thôn bản là đối tượng của
chính sách này. Sự vận dụng các chính sách của nhà nước và địa phương đã
có tính sáng tạo, cụ thể là một số tỉnh đã mạnh dạn thí điểm giao đất giao
rừng và cấp sổ đỏ cho cộng đồng dân cư thôn bản như Sơn La, Thừa Thiên
Huế, ĐăcLắk.
- Hội thảo quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng được tổ chức lần 3 và
tháng 11/2004 tại Hà Nội với nội dung về khuôn khổ và thể chế quản lý rừng
cộng đồng, chính sách hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng, đánh giá tài
nguyên rừng và khai thác rừng cộng đồng. Hội thảo kết luận, quản lý rừng cộng
đồng hiện đang tồn tại như một xu thế khách quan và ngày càng có vị trí quan
trọng trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng, nhiều diện tích đất lâm nghiệp có
thể giao cho cộng đồng quản lý (Diện tích rừng xa khu dân cư, có địa hình
phức tạp mà các tổ chức nhà nước và hộ gia đình không có khả năng quản lý
và quản lý không có hiệu quả, các khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp
cho cộng đồng, khu rừng giáp danh giữa các thôn, xã). Bên cạnh đó, vấn đề
hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng được nhiều nhà khoa học quan tâm và
nghiên cứu, đặc biệt là tác giả Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung. Tác giả
Phạm Xuân Phương với khảo sát đánh giá tình hình triển khai chính sách
hưởng lợi đối với hộ gia đình, các nhân, cộng đồng được giao nhận khoán rừng
năm 2003. Bên cạnh đó về kỹ thuật đánh giá thực trạng quản lý rừng cộng
đồng của các tác giả Nguyễn Hồng Quân, Vũ Long, Phạm Xuân Phương đã
18
đưa ra khung định vị đánh giá hiện trạng quản lý rừng cộng đồng gồm 5 tiêu
chí. Tuy nhiên, các tác giả cũng đã nêu rõ việc chọn tiêu chí đánh giá phải
phụ thuộc và từng vùng, từng cộng đồng dân cư. Cũng trong tháng 9/2004,
Nguyễn Ngọc Lung, VIFA cùng tổ chức các quốc gia về quản lý rừng cộng
đồng đã đưa ra hội thảo lần 2 hướng dẫn giao đất về quản lý rừng cộng đồng,
hướng dẫn giao đất có rừng cho cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng.
Qua hội thảo, các báo cáo và các công trình nghiên cứu của các tác giả cho
thấy, tuy nhà nước chưa quy định quyền hưởng lợi của cộng đồng với những
diện tích rừng cộng đồng hiện đang quản lý, song trên thực tế cộng đồng đang
quản lý và có quyền hưởng lợi, phân chia lợi ích từ rừng.
- Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng vào tháng 6/2009 tại Hà
Nội, với nội dung quản lý rừng cộng đồng. Hội thảo nhằm hướng tới mục tiêu
học hỏi và chia sẻ những kinh nghiệm quản lý rừng cộng đồng để nâng cao
nhận thức, tăng cường kỹ năng quản lý rừng, góp phần phát triển thể chế,
chính sách lâm nghiệp cộng đồng của Việt Nam. Hội thảo tập trung
vào các nội dung liên quan tới kinh nghiệm và thực tiễn quản lý rừng cộng
đồng của các chương trình dự án và ở một số địa phương của Việt Nam,
những kiến nghị và đề xuất hoàn thiện chính sách cho quản lý rừng cộng đồng
ở Việt Nam. Các nội dung này xoay quanh bốn vấn đề trọng tâm sau: thứ nhất,
xác lập quyền quản lý và sử dụng rừng của cộng đồng; thứ hai, kế hoạch quản
lý rừng cộng đồng; thứ ba, quyền hưởng lợi và nghĩa vụ; thứ tư, tổ chức quản
lý rừng cộng đồng.
Hội thảo đã thu hút được sự tham gia của sự tham gia của hơn 70 đại
biểu từ nhiều tổ chức, chương trình, dự án trong nước và quốc tế như
Trung tâm Đào tạo Lâm nghiệp Cộng đồng Khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương (RECOFTC), Chương trình Thí điểm LNCĐ ở Việt Nam, Dự án
19
Học hỏi quản trị rừng (FGLG), các dự án về LNCĐ đang thực hiện ở Việt
Nam, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương.
Nhìn chung, quản lý rừng và đất rừng trên cơ sở cộng đồng là một vấn
đề tổng hợp và phụ thuộc nhiều vào khuôn khổ thể chế, chính sách của từng
quốc gia, từng địa phương. Do vậy, không thể sao chép nguyên vẹn một mô
hình nào từ nơi này sang nơi khác. Tuy nhiên, việc chia sẻ kinh nghiệm, chia
sẻ những bài học thành công hay thất bại trong cả nước và khu vực là rất cần
thiết trong bối cảnh chính sách lâm nghiệp đang cải cách và hoàn thiện như
hiện nay. Điều đáng chú ý là phải có những nghiên cứu tổng hợp đánh giá và
đúc kết kinh nghiệm, bổ sung và xây dựng những chính sách mới phù hợp cho
mỗi vùng.
Vì vậy quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng được xem như nền
tảng của sự phát triển vì nó đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu lợi ích cho
cộng đồng, góp phần xoá đói giảm nghèo và khắc phục được tình trạng khánh
kiệt tài nguyên trong những phương thức sử dụng kém bền vững.
1.3.4. Hiệu quả đạt được từ quản lý bảo vệ rừng cộng đồng ở Việt Nam
Mặc dù cho chưa có những kết quả đánh giá chính thức về hiệu quả quản
lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng ở quy mô toàn quốc, tuy nhiên, căn cứ vào
4 kết quả Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam được tổ
chức tại Hà Nội (tháng 6/2000, tháng 11/2001 và tháng 11/2004, 6/2009) và dự
án thí điểm lâm nghiệp cộng đồng được thí điểm 40 xã, trên phạm vi 10 tỉnh,
qua các kết quả hội thảo và dự án trên có thể đưa ra một số nhận định sau:
- Nhiều nơi rừng cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt hơn nếu được
giao rừng và những nơi rừng do cộng đồng quản lý hầu như không bị chặt phá,
do không có xâm hại nên rừng ngày càng tăng trưởng.
- Góp phần nâng cao thu nhập của người dân, xoá đói giảm nghèo, đáp
ứng nhu cầu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng và hộ gia đình.
20
Đối với diện tích rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, hàng năm được
Nhà nước hoặc chủ rừng trả tiền công khoán, đã góp phần giải quyết một phần
khó khăn về đời sống cho một bộ phận dân cư.
Đối với diện tích rừng và đất rừng chính quyền địa phương giao, cộng
đồng có thể tận dụng khi rừng chưa khép tán hoặc đất trống chưa trồng rừng để
canh tác kết hợp cây nông nghiệp, chăn thả dưới tán rừng, được các dự án đầu
tư hỗ trợ vốn để sản xuất, được hưởng lợi sản phẩm từ rừng.
Đối với diện tích rừng cộng đồng quản lý theo truyền thống cho đến nay
hầu như cộng đồng có toàn quyền quyết định việc sử dụng tài nguyên rừng,
trong đó đáp ứng nhu cầu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng,
giải quyết nhu cầu gỗ làm nhà cho các hộ gia đình.
- Tiết kiệm chi phí cho Nhà nước: hiện nay có nhiều cộng đồng đang
quản lý rừng hầu như không có sự hỗ trợ của Nhà nước về kinh phí, nhưng
rừng vẫn được bảo vệ tốt.
- Rừng cộng đồng đã góp phần bảo vệ nguồn nước, giải quyết một phần
nhu cầu gỗ gia dụng cho cộng đồng và thành viên của cộng đồng; khai thác lâm
sản ngoài gỗ..., góp phần phát triển ngành nghề thủ công truyền thống và tăng
thu nhập cho cộng đồng.
- Góp phần khôi phục truyền thống văn hoá, phong tục tập quán tốt đẹp
của cộng đồng thông qua việc quản lý rừng cộng đồng, có sự giúp đỡ và hướng
dẫn của các tổ chức nhà nước, đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng và thực
hiện quy chế quản lý, bảo vệ rừng; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; khôi
phục truyền thống văn hoá tốt đẹp, hương ước của cộng đồng.
1.3.5. Những bài học kinh nghiệm cho QLBVR trên cơ sở cộng đồng ở
Việt Nam
Từ những kết quả phân tích trên đây có thể rút ra những bài học chủ
yếu cho quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng ở Việt Nam như sau :
21
- Quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng là phương thức quản lý dựa
vào những tổ chức và luật lệ cộng đồng. Nó cần thiết cho cả quản lý tài
nguyên thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu cộng đồng và sở hữu tư nhân và đặc
biệt có ý nghĩa ở vùng sâu, vùng xa, nơi mà ý thức pháp luật hoặc khả năng
thực thi pháp luật chưa cao.
Quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng sẽ thành công khi lấy lợi ích
cộng đồng làm mục tiêu và lồng ghép được với mục tiêu của quốc gia và khu vực.
Sự hợp tác trong quản lý tài nguyên rừng giữa Nhà nước với cộng
đồng, giữa các đối tượng hưởng lợi là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành
công của quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng cần phải được phối hợp với các
phương thức quản lý khác mà trước hết là phương thức quản lý dựa vào chính
sách thể chế của Nhà nước, phương thức phát huy mọi tiềm năng quản lý của
các hộ gia đình.
1.4. Thảo luận
Hầu hết các đề tài nghiên cứu giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở
cộng đồng dân cư thôn, bản đều đề xuất những giải pháp quản lý tài nguyên rừng
mang tính định tính. Trên địa bàn huyện Thuận Châu chưa có đề tài nào nghiên
cứu về quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở cộng đồng. Do vậy, đề tài này tập trung
phân tích đánh giá sâu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, phong tục tập quán,
kiến thức, thể chế bản địa và đánh giá thực trạng công tác bảo vệ rừng trên địa
bàn huyện, đồng thời đánh giá mức độ đe doạ, mối quan tâm, mâu thuẫn và khả
năng hợp tác của các bên liên quan trong, ngoài cộng đồng đến công tác bảo vệ
rừng cũng như đánh giá tiềm năng quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng. Trên cơ
sở đó phân tích đánh giá để đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ rừng trên cơ sở
cộng đồng nhằm góp phần bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và nâng cao đời
sống của người dân trong cộng đồng dân cư thôn, bản.
22
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thuận Châu
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Thuận Châu có diện tích tự nhiên 153.590 ha, nằm ở phía Tây
Bắc của tỉnh Sơn La, theo quốc lộ 6 cách Thành phố Sơn La 34 km về phía
Tây Bắc và cách huyện lỵ Tuần Giáo - Điện Biên 52 km về phía Đông Nam.
Giáp ranh của huyện như sau:
- Phía Đông giáp thành phố Sơn La tỉnh Sơn La.
- Phía Tây - Bắc giáp huyện Tuần Giáo tỉnh Điện Biên.
- Phía Nam giáp huyện Sông Mã tỉnh Sơn La.
- Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai, Mường La tỉnh Sơn La.
Có toạ độ địa lý được giới hạn như sau:
+ 21012’ – 21041’ vĩ độ Bắc.
+ 103020’ – 103059’ kinh độ Đông.
Là một huyện nằm cuối tỉnh Sơn La (có trên 80 km đường địa giới tiếp
giáp với các tỉnh bạn) và có 80 % diện tích tự nhiên thuộc lưu vực Sông Đà.
Quốc lộ 6 đã được nâng cấp đã tạo cơ hội cho Thuận Châu được giao lưu, trao
đổi hàng hoá với các huyện, thành phố khác trong tỉnh và vùng Tây Bắc.
Thuận Châu có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Sơn La.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Thuận Châu có địa hình đặc trưng của các tỉnh miền núi phía Bắc, độ
dốc lớn và chia cắt mạnh. Điển hình có các dãy núi chạy theo hướng Tây BắcĐông Nam có độ cao trung bình 700 – 750 m so với mặt nước biển, dãy núi
cao nhất là dãy Côpia có đỉnh cao nhất 1.821 m chia địa hình Thuận Châu làm
23
2 phần: Phần phía Tây thuộc lưu vực Sông Mã, phía Đông thuộc lưu vực
Sông Đà. Hướng dốc của địa hình thấp dần theo hướng từ Tây sang Đông,
thấp nhất là khu vực ven sông Đà; xen kẽ giữa những dãy núi là những thung
lũng, phiêng bãi, ruộng nước tương đối bằng phẳng có diện tích không lớn.
Nhìn chung địa hình Thuận Châu khá phức tạp, chia cắt mạnh, phần lớn
là địa hình cao và dốc, diện tích đất bằng chiếm tỉ lệ nhỏ và phân tán, tạo ra
nhiều tiểu vùng cho phép phát triển nhiều loại hình sản xuất nông lâm nghiệp
khác nhau. Tuy nhiên với kiểu địa hình trên việc xây dựng và phát triển cơ sở
hạ tầng gặp nhiều khó khăn, tốn kém, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát
triển kinh tế xã hội của huyện.
2.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi với hai mùa rõ rệt:
mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 năm trước đến
tháng 3 năm sau. Địa hình bị chia cắt mạnh đã tạo cho Thuận Châu 3 tiểu
vùng khí hậu tương đối khác nhau:
+ Vùng phía Nam Quốc lộ 6 ( gắn với dãy núi Côpia ), gồm 11 xã
mang đặc trưng của khí hậu vùng núi Tây Bắc; mùa đông lạnh, mùa hè rất
nóng.
+ Vùng dọc Sông Đà cá đặc trưng khí hậu nóng chịu ảnh hưởng mạnh
của gió Tây khô và nóng.
+ Vùng còn lại ( bao gồm các xã dọc trục Quốc lộ 6) chịu ảnh hưởng
của cả hai tiểu vùng khí hậu nói trên.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình trong năm 21,40 C, mùa hè nhiệt độ
trung bình 240C – 260C, mùa đông nhiệt độ trung bình từ 160C – 180C. Nhiệt
độ tối cao là 30,60C vào tháng 5, nhiệt độ thấp nhất 110C vào tháng 12.