Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

giáo án tổng hợp ngữ văn 10 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.58 KB, 43 trang )

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30


31
32
33

MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN I: MỞ ĐẦU

Trang
4
1. Đặt vấn đề
4
2. Phạm vi đề tài
5
3. Phương pháp nghiên cứu
5
4. Cấu trúc của đề tài
5
PHẦN II: NỘI DUNG
6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6
1. Thực trạng của vấn đề
6
1.1. Thực trạng chuyên môn
6
1.2. Thực trạng nhà trường và học sinh
7
2. Giải quyết vấn đề
8

2.1. Tác phẩm tự sự và đặc điểm của tác phẩm tự sự
8
2.1.1. Khái niệm về tác phẩm tự sự
8
2.1. 2. Những đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự
8
2.1.3. Nhân vật và đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự
8
2.2. Chủ nghĩa lãng mạn và các đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn
9
2.2.1. Khái niệm chủ nghĩa lãng mạn
9
2.2.2. Những đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn
9
2.2.3. Những khunh hướng phát triển của chủ nghĩa lãng mạn
9
2.3. Bố cục và vai trò của bố cục trong giảng văn
9
2.3.1. Khái niệm bố cục
9
2.3.2. Vai trò của bố cục đối với bài giảng
10
2.3.3. Các kiểu bố cục thường gặp của tác phẩm tự sự
10
2.4. Mối liên hệ giữa các kiến thức liên quan với việc xác định bố
10
cục
CHƯƠNG II: CON ĐƯỜNG GIẢNG DẠY TÁC PHẨM “HAI
11
ĐỨA TRẺ” VÀ “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ”

1. Con đường giảng dạy tác phẩm “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)
11
1.1. Những kiến thức cần chú ý trong bài học
11
1.2. Kiến thức về chủ nghĩa lãng mạn và kiểu “truyện ngắn tâm
11
tình”
1.3. Lựa chọn bố cục cho văn bản “Hai đứa trẻ”
12
1.4. Giáo án giảng dạy thể hiện bố cục hợp lý nhất của bài học
12
“Hai đứa trẻ”
1.5. Những yêu cầu đạt được sau bài học “Hai đứa trẻ”
21
2. Con đường giảng dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn
22
Tuân)
2.1. Những kiến thức cần chú ý khi giảng bài “Chữ người tử tù”
22
1


34
35
36
37
38
39
40
41

42
43
44
45
46
47
48
49
50

2.2. Kiến thức về chủ nghĩa lãng mạn, về nghệ thuật thư pháp và
tiêu chuẩn của kẻ sĩ lý tưởng đời xưa
2.3. Lựa chọn bố cục cho tác phẩm “Chữ người tử tù”
2.4. Giáo án thể hiện bố cục hợp lý nhất cho văn bản “Chữ người
tử tù”
2.5. Những yêu cầu đạt được sau giờ giảng văn “Chữ người tử tù”
CHƯƠNG III: KIỂM CHỨNG ĐỀ TÀI
1. Kiểm chứng sau bài học “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam
1.1. Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức
1.2. Câu hỏi ngắn 15 phút
1.3. Kết quả kiểm tra
2. Kiểm chứng sau giờ học “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)
2.1. Câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức
2.2. Câu hỏi ngắn 15 phút
2.3. Kết quả kiểm tra
3. Kết quả chung sau khi kiểm tra cả hai bài học “Hai đứa trẻ” và
“Chữ ngưởi tử tù”
4. Một số ý kiến đề xuất sau bài học
PHẦN III: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


23
24
24
35
36
36
36
37
37
38
38
39
39
39
40
41
42

2


CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. THCS: Trung học cơ sở
2. THPT: Trung học phổ thông
3. CMT8: Cách mạng tháng 8
4. SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
5. TH: Trung học

3



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Trong phân môn đọc văn của chương trình THPT (chương trình chuẩn) gồm hai
phần: Văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Phần Văn học Việt Nam lại được
chia thành hai thành phần: Văn học dân gian và văn học viết. Toàn bộ chương trình
văn học dân gian gồm 12 thể loại đã được học trong chương trình lớp 10. Phần văn
học viết Việt Nam được chia thành mấy thời kỳ lớn: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X
đến hết thế kỷ XIX (hay còn gọi là văn học trung đại Việt Nam); Văn học Việt Nam
từ đầu thế kỷ XX đến CMT8/ 1945 (văn học hiện đại Việt Nam); Văn học Việt
Nam từ CMT8/ 1945 đến năm 1975 (nền văn học Cách mạng Việt Nam); Văn học
sau năm 1975 đến nay (văn học hậu hiện đại). Toàn bộ chương trình văn học trung
đại Việt Nam được học từ học kỳ I lớp 10 kéo dài đến một phần của chương trình
lớp 11. Toàn bộ chương trình còn lại của năm học lớp 11 dành cho văn học hiện đại
Việt Nam. Chương trình văn học lớp 12 dành toàn bộ cho văn học cách mạng Việt
Nam và văn học hậu hiện đại. Chương trình văn học nước ngoài được xen kẽ vào
chương trình giảng dạy của cả 3 khối 10, 11, 12. Qua thực tế giảng dạy ở cả 3 khối
10, 11, 12, tôi nhận thấy rằng cả chương trình văn học hiện đại Việt Nam và văn
học nước ngoài của lớp 11 đều là thách thức của cả giáo viên lẫn học sinh trong quá
trình tiếp nhận tác phẩm. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan của
bản thân nền văn học. So với nền văn học trung đại Việt Nam và văn học cách
mạng Việt Nam thì văn học hiện đại Việt Nam có sự khác biệt cả về tư duy và hình
thức sáng tạo. Với lịch sử hàng nghìn năm bị phong kiến phương Bắc (Trung Quốc)
xâm lược và cai trị, chúng ta phải sử dụng Hán tự cả trong công tác hành chính lẫn
trong sáng tác văn chương. Ngay cả kỳ thi tuyển chọn nhân tài cho quốc gia cũng là
kỳ thi Hán học. Vì vậy việc học sinh nắm vững lịch sử rồi tiếp nhận tốt chương
trình văn học trung đại Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, các em cũng có
dịp tìm hiểu chương trình văn học trung đại Việt Nam từ bậc THCS với hàng loạt
các tác phẩm quen thuộc: Nam quốc sơn hà (tương truyền do Lý Thường Kiệt sáng

tác); Hịch tướng sĩ (Dụ chư tì tướng hịch văn - Trần Quốc Tuấn); Chuyện người
con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ); Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn
Trãi). Ngoài ra, các em còn được học những tác phẩm được coi là đỉnh cao của
Đường thi của các tác giả nổi tiếng như thi tiên Lý Bạch, thánh thi Đỗ Phủ vốn là
cơ sở cho thơ ca văn học trung đại Việt Nam về vần, nhịp, điệu và tư duy. Riêng
chương trình văn học cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 càng thuận
lợi hơn vì xét về mặt niên đại thời kỳ văn học này gần với cuộc sống của chúng ta
hơn. Bên cạnh đó, kiến thức lịch sử về một giai đoạn hào hùng chống giặc Pháp và
Mĩ xâm lược của dân tộc ta hẳn giúp ích rất nhiều cho việc tiếp nhận mạch cảm
hứng của các tác phẩm cụ thể của thời kỳ này. Xét ra chỉ còn văn học hiện đại Việt
Nam với quá trình phát triển phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá phương Tây
(chủ yếu là văn hoá và văn học Pháp) cùng với sự đa dạng về phong cách cá nhân
của từng tác giả là khó tiếp thu hơn cả. Không thể phủ nhận được rằng sự phát triển
4


song song giữa văn học hiện thực và văn học lãng mạn (được gọi tên chung là khu
vực văn học hợp pháp với văn học bí mật) đi kèm với sự phức tạp của thời kỳ văn
học này đã tạo nên những tác phẩm có độ kết tinh nghệ thuật cao. Nhưng đồng thời
nó cũng trở thành một trở ngại với cả người học và người dạy trong việc hiểu đúng,
hiểu sâu và đầy đủ cái hay, cái đẹp của từng tác phẩm. Có một thực tế xảy ra là rất
nhiều tác phẩm dù đã qua gần một thế kỷ mà người đọc vẫn cảm thấy bối rối khi
tìm hiểu và tiếp nhận nó bởi chính nội dung và nghệ thuật có độ kết tinh cao của
nó. Trong số các tác phẩm thuộc vào diện kể trên của chương trình Ngữ văn 11, tôi
đặc biệt tâm đắc với hai tác phẩm: Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và “Chữ người tử tù”
(Nguyễn Tuân). Bởi vậy, tôi đã lựa chọn hai tác phẩm này để tìm hiểu trong sáng
kiến kinh nghiệm mang tên “Con đường giảng dạy hai tác phẩm “Hai đứa trẻ”
và “Chữ ngưởi tử tù”. Tôi hi vọng mình có thể đóng góp một phần hiểu biết để
cùng các đồng nghiệp làm rõ cái hay, cái đẹp của hai tác phẩm vốn đã rất nổi tiếng
này.

2. Phạm vi đề tài:
Với đề tài này, người viết nghiên cứu trong phạm vi hẹp: tìm ra con đường giảng
dạy phù hợp nhất với hai tác phẩm thuộc trào lưu văn học lãng mạn 1930 - 1945 là
“Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù”.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Từ việc tìm hiểu tất cả các kiến thức liên quan đến bài học như kiến thức về loại
thể, kiến thức về văn hoá, lịch sử, thời đại, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh xác
định những nội dung chính cần làm nổi bật của bài giảng từ đó gợi ý để học sinh
chọn ra một bố cục phù hợp nhất cho bài học có thể bao chứa những kiến thức cơ
bản của bài.
- Các phương pháp được sử dụng chủ yếu: phương pháp phân tích tác phẩm,
phương pháp nghiên cứu theo loại thể, phương pháp nghiên cứu theo hệ thống,
thống kê và gắn với lịch sử, văn hoá, phương pháp đọc hiểu tác phẩm.
4. Cấu trúc của đề tài: gồm 3 phần:
- Phần 1: Giới thiệu chung
- Phần 2 (trọng tâm) gồm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
+ Chương 2: Con đường giảng dạy tác phẩm “Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù”.
+ Chương 3: Kiểm chứng đề tài.
- Phần 3: Kết luận.

5


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Thực trạng vấn đề:
1.1. Thực trạng về mặt chuyên môn:
“Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) và “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân xưa nay đều
được cả giới nghiên cứu lẫn các giáo viên giảng dạy nhận định là tác phẩm hay, độc

đáo nhưng cũng rất khó để làm cho học sinh tiếp nhận được hết ý nghĩa của chúng.
Ngay về mặt loại thể, hai tác phẩm này đã có nhiều điểm khác biệt. Cùng là các tác
phẩm thuộc loại tự sự nhưng cả hai tác phẩm này đều được xếp vào khung tác
phẩm thuộc chủ nghĩa lãng mạn ( trong khi có một quy định bất thành văn rằng hầu
hết các tác phẩm lãng mạn chủ nghĩa đều thuộc thể loại trữ tình). Hơn nữa, mỗi tác
phẩm lại có điểm độc đáo riêng nữa. Thạch Lam là một cây bút với phong cách nhẹ
nhàng đã viết nên “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn thuộc thể loại tâm tình “như
một bài thơ trữ tình bằng văn xuôi”. Truyện hầu như không có cốt truyện (điều tối
kỵ với một tác phẩm văn xuôi vì cốt truyện kịch tính có thể quyết định đến hơn
50% sự thành công của tác phẩm) chỉ là những tâm trạng man mác của chị em Liên
trước khung cảnh một phố huyện nghèo nàn vào ba thời điểm: phố huyện lúc chiều
muộn, phố huyện lúc tối, phố huyện lúc về đêm khi con tàu qua. Mới nghe qua, ta
sẽ nghĩ ngay đây là một tác phẩm thất bại và nhạt nhẽo. Nhưng đây lại là một đỉnh
cao của chủ nghĩa lãng mạn đề cập đến rất nhiều vấn đề cốt yếu của đời sống con
người thông qua tâm trạng của hai đứa trẻ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi.
“Chữ ngưởi từ tù” của Nguyễn Tuân đã chứng tỏ được sự tài hoa của người nghệ sĩ
này khi ông xây dựng lên hình tượng Huấn Cao và cuộc gặp gỡ tri âm, tri kỷ giữa
người sáng tạo ra cái đẹp là Huấn Cao với người nghệ sĩ biết thưởng thức cái đẹp là
thầy quản ngục. Họ gặp gỡ nhau bởi cùng yêu cái đẹp, cùng gắng sức giữ gìn thiên
lương trong sạch trong những hoàn cảnh sống nghiệt ngã (Huấn Cao là tử tù còn
quản ngục phải sống trong cảnh đề lao tàn nhẫn, bạc ác). Đây là một cuộc gặp gỡ
không tưởng nhưng Nguyễn Tuân đã tái hiện cuộc gặp gỡ ấy cảm động đến mức nó
trở nên chân thực. Nhưng bấy nhiêu thôi chưa đủ. Nguyễn Tuân thông qua hai nhân
vật này và cuộc gặp gỡ của họ để nói về giá trị đạo đức của cả một dân tộc, lòng tự
hào dân tộc qua một truyền thống quý báu của dân tộc ta là nghệ thuật thư pháp.
Mà nghệ thuật thư pháp lại là sản phẩm văn hoá của một thời vang bóng không trở
lại nên hầu như các em học sinh không hề hiểu được giá trị thiêng liêng ẩn chứa
trong mỗi bức thư pháp. Hơn nữa, nếu không hiểu biết về tầng lớp trí thức ta xưa
và những tôn chỉ của họ thì chúng ta không thể làm toát lên vẻ đẹp sáng ngời của
Huấn Cao - đại diện tiêu biểu cho những sĩ phu nước Việt ta trong suốt nghìn năm

Hán học. Xưa nay, sai lầm chủ yếu của người giáo viên khi giảng dạy hai tác phẩm
này là không tìm ra một bố cục phù hợp để có thể chuyển tải đến học sinh tất cả
những nội dung sâu sắc và đặc điểm nghệ thuật độc đáo của chúng. Bởi vậy, việc
tìm ra một bố cục phù hợp để giảng dạy luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất quyết
định thành công bài dạy của mỗi thầy cô.
6


1.2. Thực trạng về mặt nhà trường và học sinh:
1.2.1. Trường THPT Thái Hoà là một trường trung học thuộc khu vực miền núi hơn
nữa có nền móng là một trường bán công nên chất lượng đầu vào thấp, ý thức học
sinh còn thấp. Đa số các thầy, cô giáo đều rất trẻ, tâm huyết với giờ dạy, bám
trường, bám lớp nhưng các thầy, cô gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giảng
dạy từ quản lý học sinh đến tài liệu tham khảo nên hạn chế một phần rất lớn hiệu
quả bài dạy không chỉ ở bộ môn Ngữ văn mà ở hầu hết các bộ môn khác.
1.2.2. Một thực tế đáng buồn là hiện nay học sinh rất thờ ơ với môn Văn. Có nhiều
nguyên nhân nhưng tựu chung có mấy nguyên nhân chính sau: Học sinh coi môn
Văn là một bộ môn học thuộc nên không cần tính logic trong khi Ngữ văn lại là bộ
môn có tính logic cao, đòi hỏi học sinh có sức cảm nhận, cảm thụ tốt; Nhiều học
sinh quan niệm rằng môn Văn không có tính thực dụng nên không thể thấy được lợi
ích của nó trong đời sống so với việc học môn Toán, Lý, Hoá, Tiếng Anh; Nhiều
giáo viên vẫn chưa làm hết sức mình trong bài dạy nên không thể gây được sự chú
ý và thu hút học sinh tham gia vào bài học. Bấy nhiêu nguyên nhân đã khiến cho
việc học tập môn Văn trong nhà trường gặp nhiều khó khăn.
Các em học sinh trường Thái Hoà cũng chịu thiệt thòi rất nhiều so với học sinh ở
các trường khác là tài liệu tham khảo của các em rất hạn chế. Điểm ngay trong hai
bài học giảng văn là “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) và “Chữ người tử tù” của
Nguyễn Tuân nhiều em học sinh sau khi học xong hai bài này ở chương trình lớp
11 mà giáo viên có ra một câu hỏi có chiều sâu thì đa số không trả lời được.
Nguyên nhân là do các em chưa nắm được thế nào là chủ nghĩa lãng mạn, các đặc

trưng của chủ nghĩa lãng mạn trong khi hai tác phẩm được học lại có hình thức là
tác phẩm tự sự. Từ trước đến nay đã hình thành một quy định đối với học sinh là
tác phẩm tự sự thì chỉ cần nắm được cốt truyện với đặc điểm của nhân vật là đủ.
Bởi vậy, các em vô cùng lúng túng khi bắt gặp “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tâm
tình không hề có cốt truyện mà nhân vật chính là chị em Liên cũng không hề được
tác giả khắc hoạ tính cách. Các em càng lúng túng hơn khi bắt gặp hình tượng Huấn
Cao bởi các em chưa hề được giới thiệu về tầm quan trọng của thư pháp và những
quy định về hành động và nhân cách của kẻ sĩ đời xưa. Đa số các em đều nói Huấn
Cao là biểu tượng của cái đẹp nhưng khi được hỏi Huấn Cao đẹp như thế nào thì
các em không lý giải rõ ràng được. Điều này dẫn đến các em gặp khó khăn trong
việc tự mình xác định được bố cục nhằm tìm hiểu tác phẩm nên ngay cả khi học
xong bài, các em vẫn không thể nắm được hết các kiến thức liên quan đến cả nội
dung và nghệ thuật của tác phẩm. Sau đó như một hệ quả tất nhiên trong các bài
kiểm tra có đề nghị luận văn học liên quan đến hai bài học trên, các em vận dụng
kiến thức của bài giảng văn vào làm bài rất kém. Hầu hết bài viết của các em đều
không đảm bảo về hệ thống luận điểm. Trong khi đó ta biết rằng đối với một bài
làm văn, luận điểm có giá trị như khung xương sống của bài làm. Từ lỗi trong bài
làm văn của các em, tôi xác định được nguyên nhân là do các em không nắm được
hệ thống bố cục của hai bài học “Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù” để từ đó khái
7


quát kiến thức của toàn bài. Giải pháp tối ưu đặt ra ở đây là người giáo viên phải
tìm ra được một hệ thống bố cục phù hợp với bài làm có kết hợp với các kiến thức
văn hoá, lịch sử liên quan đến tác phẩm đặc biệt dung hoà được nội dung của thể
loại tự sự với đặc điểm của một tác phẩm thuộc chủ nghĩa lãng mạn mới giải quyết
triệt để những phức tạp mà bài học đặt ra. Trên cơ sở đó, tôi mạnh dạn đề xuất con
đường tiếp cận hai tác phẩm này theo hướng kết hợp giảng dạy về loại thể, những
kiến thức về chủ nghĩa lãng mạn trong việc tìm ra một bố cục phù hợp cho bài học.
2. Giải quyết vấn đề:

2.1. Tác phẩm tự sự và đặc điểm của tác phẩm tự sự:
2.1.1. Khái niệm về tác phẩm tự sự:
Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học
-NXB ĐHQG Hà Nội, 1997, trang 310) thì “tự sự” được hiểu là: “Phương thức
tái hiện đời sống bên cạnh hai phương diện khác là trữ tình và kịch, được
dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học”.
Theo “Từ điển Tiếng Việt”: “Tự sự là thể loại văn học phản ánh hiện thực
bằng cách kể lại sự việc, miêu tả tính cách thông qua cốt truyện, tương đối
hoàn chỉnh”.
Sách lý luận văn học định nghĩa “tự sự” là “Tác phẩm tự sự là loại tác phẩm
phản ánh quá trình đời sống trong quá trình khách quan của nó, qua con
người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó”.
Theo giáo sư Nguyễn Văn Hạnh, Tiến sĩ Huỳnh Như Phương: “Tự sự là kể
chuyện trình bày sự việc, sự vật một cách cụ thể, chi tiết, có đầu có đuôi, tự sự
tập trung chủ yếu vào việc miêu tả thế giới bên ngoài”.
Từ các quan niệm và định nghĩa trên đây về tự sự, chúng ta có thể hiểu một cách
chung nhất về thể loại tự sự như sau: “Tự sự là thể loại văn học phản ánh cụ thể
hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện,
miêu tả tính cách nhân vật, chi tiết… có đầu có đuôi thông qua cốt truyện
tương đối hoàn chỉnh và được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó”.
2.1.2. Những đặc trưng cơ bản của thể loại tự sự bao gồm:
- Cốt truyện
- Nhân vật
- Ngôn ngữ
2.1.3. Nhân vật và đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự:
- Nhân vật trong tác phẩm tự sự: thường là con người (có thể là cây cối hoặc loài
vật đã được nhân hoá để thể hiện ý đồ sáng tạo của tác giả và làm nổi bật chủ đề
của văn bản).
- Đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự: tính cách và bản chất của nhân vật
được thể hiện qua các khía cạnh là lai lịch, ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn

ngữ.
2.2. Chủ nghĩa lãng mạn và các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa lãng mạn:
8


2.2.1. Chủ nghĩa lãng mạn là thuật ngữ chỉ một trong những trào lưu văn hoá lớn
nhất ở Âu Mĩ vào cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX có ảnh hưởng và ý
nghĩa lớn đối với sự phát triển văn học toàn thế giới. Vào thế kỷ XVIII, từ lãng mạn
được dùng để chỉ tất cả những gì kỳ lạ, hoang đường, khác thường chỉ thấy gặp ở
trong sách không có trong hiện thực. Ngày nay, chủ nghĩa lãng mạn thay đổi nội
hàm và trở thành một trong những trào lưu cơ bản của nền văn học không những ở
Việt Nam và cả nền văn học thế giới.
2.2.2. Các đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa lãng mạn:
- Một cá nhân cô đơn xung đột với môi trường xung quanh, một tự do cá nhân tách
biệt hoàn toàn với xã hội dẫn đến sự thích thú với những tình cảm mạnh mẽ, những
tương phản gay gắt, những vận động bí ẩn, tối tăm của linh hồn con người.
- Vai trò to lớn của cái trực giác và vô thức
- Ý thức đầy đủ về vai trò của cá tính sáng tạo đối với người nghệ sĩ trong quá trình
sản sinh văn bản.
Nói một cách dễ hiểu là những tác giả lãng mạn do ý thức về cái tôi quá lớn, muốn
thể hiện mình và vươn tới những cái cao cả nên họ đem những ước vọng cao cả và
những biểu hiện cao nhất của đời sống tinh thần như nghệ thuật, tôn giáo, triết học
đối lập với thực tiễn vật chất đời thường, kêu gọi con người sống chân thực, hết
mình với cảm xúc, khát vọng của mình.
2.2.3. Những khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa lãng mạn:
- Khuynh hướng tiêu cực với thái độ bi quan, bất mãn sâu sắc trước thực tại đen tối;
hoài niệm quá khứ và ước mong một tương lai hoàn hảo.
- Khuynh hướng lãng mạn tích cực tràn trề niềm tin vào thực tại và tương lai, lạc
quan về đời sống nhân thế và khả năng sáng tạo vô biên cùng sức mạnh và vẻ đẹp
của con người.

Với tình hình của Việt Nam đầu thế kỷ XX là một đất nước nô lệ nên thân phận con
người bị rẻ rúng. Các nhà văn, nhà thơ mặc dù ý thức rất sâu sắc về quyền sống, ý
thức về cái tôi cá nhân nhưng không thể thực hiện được ước mơ cao đẹp của mình
trong hoàn cảnh “cơm áo ghì sát đất”. Sự mâu thuẫn giữa hiện thực đen tối và
khát khao sáng tạo, cống hiến đưa đến một hệ quả quan trọng là đa số các tác phẩm
của văn học hiện đại Việt Nam đều phát triển theo khuynh hướng tiêu cực mà “Hai
đứa trẻ” là một điển hình. Ngược lại, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân lại phát
triển theo khuynh hướng tích cực với trọng tâm là ca ngợi vẻ đẹp văn hoá truyền
thống và vẻ đẹp của con người đối chọi với xã hội vạn ác.
2.3. Bố cục và vai trò của bố cục trong việc đọc hiểu một tác phẩm văn học:
2.3.1. Định nghĩa về bố cục:
Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, NXB
Giáo dục, 2006) định nghĩa “Bố cục nhằm chỉ sự sắp xếp, phân bố các chương
đoạn, các bộ phận của tác phẩm theo một trình tự nhất định”.
Từ điển Tiếng Việt (Viện ngôn ngữ, Trường đại học hoa học - xã hội - nhân văn)
định nghĩa “Cách xếp đặt một văn bản theo thứ tự mạch lạc, dễ hiểu”.
9


Từ đây, ta có thể hiểu chung nhất “Bố cục là cách sắp xếp một văn bản theo một
trình tự mạch lạc, tạo thành một hệ thống để người đọc có thể tiếp cận và hiểu
được nội dung cũng như hình thức của văn bản một cách trọn vẹn nhất”.
2.3.2. Vai trò của bố cục trong việc đọc hiểu một tác phẩm văn học:
Bố cục có vai trò quan trọng bởi thông qua bố cục, người đọc đặc biệt là học sinh
có thể hệ thống hoá toàn bộ kiến thức của bài giảng văn. Khi nắm chắc các kiến
thức mà thầy cô truyền dạy trong bài học, mỗi học sinh sẽ hiểu được cái hay, cái
đẹp của tác phẩm, thấy được giá trị giáo dục và tác động mạnh đến tình cảm, suy
nghĩ của mỗi em. Cũng qua việc hiểu bài học, các em có những hiểu biết về lịch sử,
về quy luật phát triển của xã hội từ đó giúp ích cho bản thân trong cuộc sống. Trong
giờ làm văn, nhờ nắm được bài học thông qua bố cục mà học sinh có thể nhanh

chóng xác định được yêu cầu của đề bài, biết cách chia tách các kiến thức đã học
trong bài hình thành nên hệ thống luận điểm đáp ứng đầy đủ yêu cầu mà đề bài đưa
ra. Việc xác định đúng hướng bố cục trong một bài học là bước đầu tiên đưa đến
thành công trong bài giảng văn của giáo viên.
2.3.3. Các kiểu bố cục thường gặp của loại tự sự:
Loại tự sự được chia thành 3 thể nhỏ: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (tiểu
thuyết). Đặc trưng cơ bản của loại tự sự là mỗi câu chuyện dù ngắn hay dài đều có
một chuỗi các tình tiết khắc hoạ rõ nét tính cách, số phận của các nhân vật. Thường
thì trong loại này luôn tồn tại những nhân vật chính có ảnh hưởng to lớn đến tư
tưởng và chủ đề của tác phẩm nên người ta gọi đó là hình tượng văn học. Đối với
tiểu thuyết nếu được học thì sẽ chọn ra trích đoạn tiêu biểu nhất để tìm hiểu. Bố cục
thường gặp của loại tự sự do đó khu biệt vào hai loại bố cục: bố cục theo nội dung
và bố cục dựa vào phân tích hình tượng văn học. Tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể
mà ta sẽ chọn loại bố cục nào cho phù hợp.
2.4. Mối quan hệ giữa các kiến thức về loại thể, các kiến thức về văn hoá, lịch sử
đối với việc lựa chọn bố cục của tác phẩm tự sự (ở đây là hai tác phẩm cụ thể là
“Hai đứa trẻ” và “Chữ người tử tù”):
Các kiến thức về loại thể rất quan trọng để giáo viên dựa vào đó mà xác định cụ thể
tác phẩm tự sự đó nên phân chia theo nội dung (chia theo các đoạn) hay nên phân
chia bố cục dựa vào hình tượng văn học. Các kiến thức về văn hoá, lịch sử giúp
người dạy hình dung ra các kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm mà trong quá trình giảng dạy cho học sinh phải làm nổi bật được. Vì vây, khi
xác định bố cục của một tác phẩm văn học cần phải tìm hiểu tất cả các yếu tố có
liên quan đến tác phẩm đó để chọn được một bố cục phù hợp nhất có thể dung chứa
được tất cả các phương diện đã kể trên. Đối với trường hợp của “Hai đứa trẻ” và
“Chữ người tử tù” điều này càng cần thiết hơn nữa vì độ phức tạp và phong phú
của chính bản thân hai tác phẩm này.
CHƯƠNG II
10



CON ĐƯỜNG GIẢNG DẠY HAI TÁC PHẨM “HAI ĐỨA TRẺ” VÀ “CHỮ
NGƯỜI TỬ TÙ”
1. Con đường giảng dạy tác phẩm “Hai đứa trẻ”:
1.1. Những đặc điểm của tác phẩm “Hai đứa trẻ” cần chú ý khi giảng dạy:
“Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được đánh giá là một trong những tác phẩm khó của
chương trình Ngữ văn 11 vì nó là một tác phẩm văn xuôi (thuộc loại tự sự) nhưng
lại thuộc chủ nghĩa lãng mạn. Hơn nữa, đây không phải là tác phẩm được viết theo
lối thông thường mà được viết theo lối “truyện ngắn tâm tình”. Có nhà nghiên cứu
khi đọc tác phẩm này đã nêu lên nhận xét rằng truyện ngắn giống như một bài thơ
trữ tình bằng văn xuôi. Truyện hầu như không có cốt truyện (điều tối kỵ với một tác
phẩm văn xuôi vì cốt truyện kịch tính có thể quyết định đến hơn 50% sự thành công
của một tác phẩm. Đa số các tác phẩm tự sự đều rất coi trọng cốt truyện và các tác
giả đều cố gắng xây dựng cốt truyện với những tình huống thật gay cấn, kịch tính.
Nhưng “Hai đứa trẻ” lại tập trung vào làm nổi bật tâm trạng man mác của chị em
Liên trước khung cảnh một phố huyện nghèo nàn vào ba thời điểm: phố huyện lúc
chiều muộn, phố huyện lúc tối, phố huyện lúc về đêm khi đoàn tàu đi qua. Mới
nghe, ta sẽ nghĩ ngay đây là một tác phẩm thất bại và nhạt nhẽo. Thực chất lại
ngược lại vì tác phẩm được đánh giá rất cao cả về nội dung và nghệ thuật trở thành
đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn đề cập rất nhiều vấn đề cốt yếu của đời sống con
người thông qua tâm trạng của hai đứa trẻ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi.
Muốn xác định bố cục của văn bản này để đọc hiểu, ta phải tìm hiểu đặc điểm cơ
bản của chủ nghĩa lãng mạn qua nội dung và những đặc điểm của loại “truyện
ngắn tâm tình” qua hình thức nghệ thuật.
1.2. Những đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn và thể loại “truyện ngắn tâm tình”
được thể hiện qua tác phẩm “Hai đứa trẻ”:
2.1.1.“Hai đứa trẻ” thuộc khuynh hướng lãng mạn tiêu cực vì nó đề cập đến sự
chán nản thực tại đến cùng cực của chị em Liên. Từ đó, hai chị em luôn nhớ đến
cuộc sống tươi đẹp đã từng có khi gia đình ở Hà Nội đồng thời bộc lộ khát khao
hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn qua hình ảnh đoàn tàu.

2.1.2. “Truyện ngắn tâm tình” là loại truyện nghiêng về cảm xúc, cảm giác và
mang nhiều đặc điểm của thể loại trữ tình. Truyện không có cốt truyện hoặc cốt
truyện rất mờ nhạt, chú trọng đến cảm xúc, cảm giác của các nhân vật đặc biệt là
nhân vật mang theo thế giới quan của tác giả. “Truyện ngắn tâm tình” có các đặc
trưng nổi bật sau đây:
- Truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện rất mờ nhạt.
- Không có xung đột, kịch tính mạnh mẽ.
- Nhân vật không có tính cách rõ ràng
- Chuyện kể giàu chất cảm xúc, trữ tình, giàu chất thơ.
- Lời kể chuyện nhỏ nhẹ, ân tình, thâm thuý.
- Cảm xúc kín đáo, thâm trầm và tinh tế.
11


Các đặc điểm trên của “truyện ngắn tâm tình” đều xuất hiện trong truyện ngắn
“Hai đứa trẻ”.
1.3. Lựa chọn bố cục cho văn bản “Hai đứa trẻ”:
Ở bài “Hai đứa trẻ”, ta thấy tâm trạng của chị em Liên (mà chủ yếu là tâm trạng
của nhân vật Liên) thay đổi theo thời gian chuyển động từ chiều sang tối rồi đêm
khuya. Trong tác phẩm, mỗi phần đó lại được tác giả phân chia giới hạn rất rõ. Từ
đó, ta xác định được bố cục của tác phẩm theo nội dung gồm 3 phần chính:
1.3.1. Tâm trạng của chị em Liên trước cảnh vật và con người phố huyện lúc
chiều muộn (Từ đầu đến nhỏ dần về phía cuối làng)
1.3.2. Tâm trạng của chị em Liên trước cảnh vật và con người phố huyện buổi
tối (Từ Trời đã bắt đầu đêm … sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ).
1.3.3. Tâm trạng của chị em Liên khi đoàn tàu đi qua (còn lại)
Ở cả 3 phần này, ta sẽ chú ý làm nổi bật tâm trạng của Liên là tâm trạng điển hình
của chủ nghĩa lãng mạn đồng thời làm nổi bật những biểu hiện của chủ nghĩa nhân
đạo qua tác phẩm, biểu hiện của bút pháp nghệ thuật kiểu “truyện ngắn tâm tình”.
Đây chính là 3 phương diện chính yếu của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.

1. 4. Giáo án giảng dạy “Hai đứa trẻ” lựa chọn bố cục theo nội dung:
Ngày soạn:
Ngày dạy
TIẾT 36 (ĐV): HAI ĐỨA TRẺ (T1)
- THẠCH LAM A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những
con người sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn
trước mong ước của họ về một tương lai tươi sáng hơn.
2. Kỹ năng: Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch
Lam được thể hiện qua một truyện ngắn thuộc loại “truyện ngắn tâm tình”.
3. Thái độ: Trân trọng, xót thương cho những con người nhỏ nhoi trong xã hội cũ.
B. Chuẩn bị cho bài học:
1. Phương tiện thực hiện:
- Thầy: SGK + SGV + TLTK + GA
- Trò: SGK + STK
2. Phương pháp: Phát vấn + đàm thoại + gợi mở
C. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức lớp: + 11A1: 31/31
+ 11A2: 32/32
+ 11A3: 31/31
2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu ngắn gọn những đặc điểm chính của văn học Việt
Nam từ đầu thế kỷ XX đến CMT8/ 1945?
12


3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV: Gọi 1 HS đọc phần Tiểu I. Tìm hiểu chung:
dẫn SGK Ngữ văn, tập 1, 94

1. Tìm hiểu về tác giả Thạch Lam (1910 - 1942):
- Quê quán: Thạch Lam sinh ra ở Hà Nội sau đó
chuyển về sống ở phố huyện Cẩm Giàng (Hải
Dương).
?GV: Phần Tiểu dẫn trong - Gia đình: Công chức gốc quan lại.
SGK đã trình bày những nét - Bản thân: + Ông tên thật là Nguyễn Tường Lân
cơ bản nào về tác giả Thạch đã
Lam? Điểm nào trong tính cùng hai anh là Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh)
cách của Thạch Lam để lại ấn và Nguyễn Tường Long sáng lập ra “Tự lực văn
tượng mạnh mẽ với em? Vì đoàn” nổi tiếng.
sao?
+ Thạch Lam học chủ yếu ở Hà Nội,
- HS trả lời/ GV bổ sung, tính tình đôn hậu, tinh tế, nhạy cảm trước mọi
hoàn thiện kiến thức
biến thái tinh vi của cảnh vật và con người.
+ Ông có quan niệm văn chương tiến
bộ lành mạnh “văn chương phải là một vũ khí
đặc lực để giúp con người sống trong sạch và
cải tạo xã hội”.
+ Là nhà văn nổi tiếng với lối viết
truyện không có cốt truyện.
?GV: Em hãy kể tên những 2. Sự nghiệp văn chương của Thạch Lam (sáng
sáng tác của Thạch Lam?
tác phong phú, đa dạng, có phong cách riêng
- HS dựa vào Tiểu dẫn SGK độc đáo):
trả lời/ GV bổ sung, hoàn - Truyện ngắn: + Gió đầu mùa (1937)
thiện kiến thức
+ Nắng trong vườn (1938)
+ Sợi tóc (1942)
- Tiểu thuyết: + Ngày mới (1939)

- Tuỳ bút:
+ Hà Nội băm sáu phố phường
(1943)
-> Sáng tác đồ sộ, phong phú cho thấy tài năng
của Thạch Lam ở nhiều thể loại.
GV: Yêu cầu HS đọc một vài 3. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”:
đoạn hay trong tác phẩm, giới - Vị trí: truyện ngắn được rút ra từ tập “Nắng
thiệu về tình tiết truyện, trong vườn” (1938).
hướng dẫn HS những đặc - Thuộc loại “truyện ngắn tâm tình” (truyện
điểm của kiểu “truyện ngắn ngắn không thể tóm tắt bằng các tình tiết giống
tâm tình”. Từ cơ sở đó, gợi ý như các truyện ngắn tự sự khác. Tác giả chỉ ghi lại
cho HS xác định bố cục của những nét tâm trạng của nhân vật trữ tình khi tiếp
truyện ngắn “Hai đứa trẻ”.
xúc với cảnh vật và con người. Đây là một nét
13


GV: Chốt lại bố cục phù hợp
nhất cho việc đọc hiểu tác
phẩm “Hai đứa trẻ”.

?GV: Khung cảnh phố huyện
đã được Thạch Lam miêu tả
bằng những chi tiết và hình
ảnh nào? Ấn tượng mà các
chi tiết, hình ảnh này đem lại
cho người đọc? Có nhà
nghiên cứu đã cho rằng Thạch
Lam đã vẽ ra một bức tranh
quê mang đậm hồn quê

hương, xứ sở nhưng nặng trĩu
nỗi buồn do ảnh hưởng của
không khí xã hội và hướng
đến sự lụi tàn? Nhận xét ấy có
chính xác không? Vì sao?
- HS trả lời/ GV bổ sung,
hoàn thiện kiến thức

sáng tạo độc đáo của Thạch Lam khi viết truyện
ngắn vì thể loại này là sự pha trộn đặc điểm của cả
thơ và văn xuôi).
- Giới thiệu chung về tình tiết truyện và các nhân
vật chính (hai chị em Liên và An vì gia đình sa sút
phải chuyển từ Hà Nội về quê phố huyện sinh
sống. Hai chị em quản lý một gian hàng tạp hoá
nghèo nàn ở phố huyện)
- Bố cục của truyện ngắn: gồm 3 phần
1. (Từ đầu đến nhỏ dần về phía cuối làng):
Tâm trạng của chị em Liên trước cảnh vật và
con người phố huyện lúc chiều muộn.
2. (Trời đã bắt đầu đêm … sự sống nghèo khổ
hằng ngày của họ): Tâm trạng của chị em Liên
trước cảnh vật và con người phố huyện lúc tối.
3. (Còn lại): Tâm trạng của chị em Liên khi
đoàn tàu đi qua.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Tâm trạng của chị em Liên trước cảnh vật và
con người phố huyện lúc buổi chiều:
a. Cảnh vật và con người phố huyện lúc chiều
muộn:

* Cảnh vật được tái hiện qua các chi tiết:
- Âm thanh tàn: + Tiếng trống thu không ngân
vang gọi buổi chiều (âm thanh của xã hội thực dân
nửa phong kiến vừa cho thấy bối cảnh của thời đại
vừa là âm thanh báo hiệu một ngày tàn).
+ Tiếng ếch nhái râm ran, tiếng
muỗi vo ve: âm thanh quen thuộc của đồng quê
gợi cảnh chiều tàn nên mang nặng nỗi buồn.
- Màu sắc tàn: + Phương Đông đỏ rực như lửa
cháy
+ Mây ánh hồng như hòn than sắp
tàn
+ Rặng tre làng đen lại cắt trên nền
trời
-> Màu đặc trưng của hoàng hôn, màu của
ngày tàn, báo hiệu đêm xuống. Tất cả đều
hướng tới sự lụi tàn. Những câu văn đơn sơ,
đậm chất trữ tình đã vẽ ra một bức hoạ đồng
quê quen thuộc, gần gũi và gợi cảm. Cách tả
14


?GV: Cảnh sinh hoạt của phố
huyện lúc về chiều được tác
giả tái hiện ra sao? Những số
phận nào được nhà văn miêu
tả ở đây? Sự miêu tả ấy đem
lại cho người đọc cảm xúc gì?
- HS trả lời/ GV bổ sung,
hoàn thiện kiến thức


?GV: Trước khung cảnh phố
huyện và số phận của những
con người nơi đây, chị em
Liên (đặc biệt là Liên) đã có
những phản ứng và nét tâm
trạng nào? Tâm trạng ấy được
thể hiện qua những lời văn và
hình ảnh nào?
- HS trả lời/ GV bổ sung,
hoàn thiện kiến thức

của nhà văn làm hiện lên một bức tranh quê
hương bình dị mà không kém phần thơ mộng,
mang đậm chất làng quê Việt Nam. Nhưng bức
tranh ấy mang nặng nỗi buồn do được miêu tả
thời điểm đất nước nô lệ.
* Cảnh sinh hoạt của con người nơi phố huyện:
- Chợ chiều tàn: còn lại rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị,
vỏ nhãn, lá mía -> cảnh chợ chiều gợi nên không
khí thân thuộc mang hồn quê nhưng nặng trĩu
nỗi buồn vì nó hướng đến sự lụi tàn và bóng
tối.
- Những cảnh đời tàn: + Những đứa trẻ nghèo
nhặt cái còn sót lại của chợ tàn -> những câu văn
khiến cho người đọc đau xót vì tái hiện những đứa
trẻ phải lam lũ từ quá sớm báo hiệu sự tàn lụi.
+ Cụ Thi say rượu tìm quên
với nụ cười kéo dài chát chúa -> đây là người đàn
bà đã chịu nhiều đau khổ và ẩn ức và đã lụi tàn

qua tiếng cười dài ghê rợn như xé rách cả bóng tối
phố huyện.
NX: Qua ngòi bút của Thạch Lam, phố huyện
hiện lên mang đậm hồn quê nhưng nghèo nàn và
chìm vào bóng tối.
b. Tâm trạng của chị em Liên:
- Liên ngồi yên lặng, đôi mắt ngập đầy dần bóng
tối.
- Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm
hồn ngây thơ của chị.
- Liên thấy lòng buồn man mác trước thời khắc
của ngày tàn.
- Liên thương bọn trẻ con nhưng không có tiền mà
cho chúng.
- Hôm nào cũng cố tình rót rượu cho cụ Thi thật
đầy.
-> Tác giả đã diễn tả cái buồn man mác rất tinh
tế của Liên trước cảnh vật lụi tàn phố huyện và
sự thương xót chân thành của người thiếu nữ
ngây thơ trước những số phận lụi tàn, khốn
khổ. Liên dường như đã cảm nhận được cuộc
sống nghèo khổ đè nặng lên phố huyện và thể
hiện sự bất đắc chí của mình trước cuộc sống
15


ấy bằng tâm trạng buồn mơ hồ, tinh tế.
4. Củng cố:
GV nhấn mạnh đến điểm độc đáo của kiểu truyện không có cốt truyện và tâm trạng
của chị em Liên trước khung cảnh phố huyện và số phận những con người phố

huyện lúc buổi chiều.
5. Dặn dò:
GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị “Tiết 37 (ĐV): Hai đứa trẻ (Thạch Lam - t2)”

Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 37 (ĐV): HAI ĐỨA TRẺ (T2)
- THẠCH LAM –
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những
con người sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn
trước mong ước của họ về một tương lai tươi sáng hơn.
2. Kỹ năng: Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch
Lam được thể hiện qua một truyện ngắn thuộc loại “truyện ngắn tâm tình”.
3. Thái độ: Trân trọng, xót thương cho những con người nhỏ nhoi trong xã hội cũ.
B. Chuẩn bị cho bài học:
1. Phương tiện thực hiện:
- Thầy: SGK + SGV + TLTK + GA
- Trò: SGK + STK
2. Phương pháp: Phát vấn + đàm thoại + gợi mở
C. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức lớp: + 11A1: 31/31
+ 11A2: 32/32
+ 11A3: 31/31
2. Kiểm tra bài cũ: Thạch Lam muốn nói điều gì khi tái hiện những âm thanh tàn,
màu sắc tàn, chợ tàn và những kiếp sống tàn của phố huyện vào lúc chiều muộn?
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
II. Đọc hiểu văn bản:

2. Tâm trạng của chị em Liên trước cảnh vật
và con người của phố huyện thời điểm buổi
tối:
16


?GV: Thạch Lam đã tái hiện
không gian phố huyện buổi
tối bằng các mảng màu. Đó là
các mảng màu nào? Ấn tượng
mà các mảng màu đem lại
cho người đọc? Qua đó, em
thấy được điều gì từ cuộc
sống và tình trạng của phố
huyện?
- HS thảo luận, trả lời/ GV bổ
sung, hoàn thiện kiến thức

?GV: Trong đoạn 2 của
truyện ngắn, tác giả đã miêu
tả rất nhiều thứ ánh sáng. Đó
là những ánh sáng nào? Miêu
tả cảnh phố huyện trong sự
đối lập giữa ánh sáng và bóng
tối như vậy, Thạch Lam muốn
làm rõ điều gì?
- HS trả lời/ GV bổ sung,
hoàn thiện kiến thức

?GV: Trên nền phố huyện

tăm tối, thiếu sinh khí, những
cảnh đời nào của người dân
phố huyện được tác giả tái
hiện lại?
- HS trả lời/ GV bổ sung,
hoàn thiện kiến thức

a. Cảnh vật và cuộc sống của con người phố
huyện vào thời điểm buổi tối:
* Cảnh vật phố huyện (được miêu tả qua hai yếu
tố màu sắc và ánh sáng):
- Màu sắc: 2 màu đen (bóng tối) và trắng (ánh
sáng)
+ Bóng tối (chỉ được nói tới trong 1 câu): tối ở
các ngõ con, đường ra sông, đường ra chợ (dần
dần chứa đầy bóng tối).
-> Cách miêu tả của tác giả khiến người đọc
hình dung bóng tối giống như một con quái vật
đang xâm chiếm dần cảnh phố huyện khiến cả
phố huyện chìm vào bóng tối mênh mông.
Cách miêu tả làm nổi bật không gian phố
huyện: tăm tối, buồn tẻ, thiếu sinh khí.
- Ánh sáng (đủ loại): + Ngôi sao lấp lánh (rực rỡ
nhưng xa xôi không góp phần làm thay đổi bóng
tối nơi phố huyện)
+ Con đom đóm bay là là
vào mặt đất (ánh sáng yếu ớt)
+ Ngọn lửa bác Siêu như
chấm vàng lơ lửng
+ Ngọn đèn chị Tí - quầng

sáng
+ Ngọn đèn của chị em
Liên: thưa thớt như những hột sáng lọt qua phên
nứa
-> Cảnh vật được chiếu sáng nhưng tất cả đều
hết sức nhỏ bé, yếu ớt, nhạt nhoà. Tác giả đối
lập giữa bóng tối và ánh sáng để làm nổi bật
bóng tối mênh mông và sự tù đọng, thiếu sinh
khí của phố huyện.
* Cuộc sống sinh hoạt của con người phố huyện
buổi tối (những mảnh đời kiếm ăn lam lũ lần lượt
hiện ra):
- Mẹ con chị Tí: sáng mò cua bắt ốc, tối dọn hàng
nước ế khách (dù không đủ sống nhưng vẫn cố
gắng làm ăn)
- Chị em Liên: cửa hàng nhỏ xíu, dán báo, phên
bằng nứa, khách mua từng cút rượu ti, nửa bánh
xà phòng.
17


?GV: Ấn tượng của người
đọc về cuộc sống phố huyện
thông qua các cảnh đời được
tái hiện?
- HS trả lời/ GV bổ sung,
hoàn thiện kiến thức

?GV: Trước cuộc sống nghèo
nàn, tù túng, không có hi

vọng của phố huyện, chị em
Liên đã bộc lộ những suy
nghĩ và tâm trạng nào? Điều
đó có ý nghĩa như thế nào?
- HS trả lời/ GV bổ sung,
hoàn thiện kiến thức

- Bác Siêu: gánh phở ế khách - món quà xa xỉ,
người nghèo không dám mơ.
- Gia đình Sẩm: manh chiếu rách lẫn vào đất cát,
cả gia đình sống nhờ lòng hảo tâm của mọi người
nhưng ai cũng nghèo không đủ ăn. Họ luôn
thường trực nguy cơ chết đói.
-> Đây là những cảnh đời vẫn phải tiếp tục
kiếm sống vào lúc đáng lẽ phải được nghỉ ngơi.
Tất cả họ đêm nào cũng như đêm nào vẫn làm
những việc giống nhau, ngồi ở một nơi giống
nhau. Họ như lẫn vào đất cát và bóng tối càng
làm nổi bật sự nghèo khổ, quẩn quanh, bế tắc,
tù hãm, không có hi vọng của phố huyện.
b. Tâm trạng của chị em Liên:
- Ngày nào cũng ân cần hỏi han mẹ con chị Tí.
- Nhớ về Hà Nội xa xăm, rực rỡ ánh đèn (nhớ về
cuộc sống sôi động, tươi sáng trong quá khứ).
- Cùng với người dân phố huyện chờ đợi một cái
gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày.
-> Liên bất mãn ghê gớm trước cuộc sống nơi
phố huyện qua cách cô cảm nhận sự tù đọng,
trì trệ của nó. Cô cảm thông, thương xót cho
chính mình và những người hàng xóm nghèo

khổ xung quanh. Đồng thời, Liên bộc lộ khao
khát một cách mãnh liệt một cuộc sống mới
tươi sáng và sôi động hơn.

4. Củng cố:
GV củng cố cho HS chính cảnh vật tù đọng, thiếu sinh khí và cuộc sống lay lắt của
con người đã làm nảy sinh tâm lý bất mãn trước thực tại của chị em Liên (đặc biệt
là Liên).
5. Dặn dò:
GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị “Tiết 38 (ĐV): Hai đứa trẻ (Thạch Lam - t3)”

18


Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 38 (ĐV): HAI ĐỨA TRẺ (T3)
- THẠCH LAM A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những
con người sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn
trước mong ước của họ về một tương lai tươi sáng hơn.
2. Kỹ năng: Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch
Lam được thể hiện qua một truyện ngắn thuộc loại “truyện ngắn tâm tình”.
3. Thái độ: Trân trọng, xót thương cho những con người nhỏ nhoi trong xã hội cũ.
B. Chuẩn bị cho bài học:
1. Phương tiện thực hiện:
- Thầy: SGK + SGV + TLTK + GA
- Trò: SGK + STK
2. Phương pháp: Phát vấn + đàm thoại + gợi mở
C. Tiến trình bài học:

1. Ổn định tổ chức lớp: + 11A1: 31/31
+ 11A2: 32/32
+ 11A3: 31/31
2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét về cách miêu tả ánh sáng và bóng tối của nhà văn
Thạch Lam trong đoạn 2 của truyện ngắn “Hai đứa trẻ”? Cách miêu tả ấy đem lại
ấn tượng gì cho người đọc?
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
II. Đọc hiểu văn bản:
3. Tâm trạng của chị em Liên khi phố huyện về
đêm:
?GV: Cảnh đoàn tàu đi qua đã a. Cảnh vật và con người phố huyện lúc đêm
được tác giả tái hiện bằng khuya:
những chi tiết và hình ảnh nào * Cảnh vật phố huyện lúc đêm khuya (được đánh
(âm thanh, ánh sáng)? Những dấu bằng cảnh đoàn tàu đi qua - một thế giới khác
chi tiết ấy để lại ấn tượng gì so với sự nghèo nàn, tù túng của phố huyện):
cho người đọc? So sánh cách - Đoàn tàu đến được đánh dấu bằng các âm thanh
tác giả miêu tả đoàn tàu và và màu sắc tươi sáng, rực rỡ là những thứ mà phố
miêu tả phố huyện để thấy huyện không có:
được ý đồ nghệ thuật của tác + Âm thanh: tiếng trống cầm canh một tiếng khô
giả?
khan, tiếng rít mạnh vào ghi; tiếng máy rầm rộ,
- HS trả lời/ GV bổ sung, hoàn tiếng hành khách ồn ào.
thiện kiến thức
+ Ánh sáng: Ánh sáng trắng của những khuôn cửa
kính sáng, đồng và kền lấp lánh.
19



?GV: Cảnh sinh hoạt của
người dân phố huyện hiện lên
như thế nào? Ý nghĩa cách
miêu tả của Thạch Lam về thái
độ của họ trước đoàn tàu?
- HS trả lời/ GV bổ sung, hoàn
thiện kiến thức

?GV: Chị em Liên đã bộc lộ
đánh giá của mình và nét tâm
trạng nào khi đoàn tàu đi qua?
Những nét tâm trạng đó có
mối liên hệ với nhau như thế
nào?
- HS trả lời/ GV bổ sung, hoàn
thiện kiến thức

-> Đoàn tàu được tái hiện một cách đặc biệt ấn
tượng qua âm thanh và ánh sáng mạnh mẽ, đầy
sức sống đủ xua tan đi sự tăm tối và tĩnh lặng
đang bao trùm phố huyện. Đoàn tàu đã đem
đến một thế giới đầy sôi động và hi vọng cho
phố huyện làm bừng lên sức sống ở mảnh đất bị
lãng quên này.
- Khi tàu đi trả lại cho phố huyện bóng đêm mênh
mông quen thuộc.
* Cảnh sinh hoạt của con người phố huyện về đêm
(khi đoàn tàu đi qua):
- Cả ngày chờ đợi sự xuất hiện trong vài phút ngắn
ngủi của đoàn tàu.

- Đêm nào cũng chờ tàu nhưng không phải để bán
hàng mà để hoà mình vào âm thanh và ánh sáng
mà đoàn tàu mang lại (hướng về cuộc sống sôi
động và tràn đầy ánh sáng)
-> Tác giả tái hiện cảnh đoàn tàu qua để cho
thấy khát vọng rất đỗi nhỏ bé, tội nghiệp của
người dân phố huyện. Trong cảnh sống tối tăm,
mất hết sinh khí và hi vọng, họ vẫn khát khao
hướng về âm thanh và ánh sáng để có một chút
hi vọng trong cuộc sống tù đọng đến mức đã nổi
váng của mình. Đoạn văn bộc lộ sự xót thương,
cảm thông, trân trọng chân thành của nhà văn
dành cho họ.
b. Tâm trạng của chị em Liên:
- Nhớ lại hình ảnh Hà Nội xa xăm, rực rỡ ánh đèn
-> mơ về quá khứ tươi đẹp, một cuộc sống đáng
sống, bộc lộ những nuối tiếc, khát khao.
- Đêm nào cũng chờ tàu - đoàn tàu gắn liền với
hình ảnh Hà Nội rực sáng như một thế giới khác
tươi sáng tuyệt vời so với sự tăm tối của phố
huyện.
-> Con tàu là biểu tượng của niềm vui, niềm hi
vọng, sinh khí, biểu tượng của tương lai, một
thế giới đối lập với cuộc sống hiện tại tăm tối
nơi phố huyện. Nó là phút xao động cần thiết
khuấy động cái ao tù phẳng lặng như phố
huyện.
- Liên cảm thấy xa xôi trước hiện tại, mờ mịt
20



?GV: Có ý kiến cho rằng tâm
trạng của Liên là tâm trạng
điển hình của văn học lãng
mạn 1930 - 1945. Ý kiến ấy
đúng hay sai? Vì sao? Thông
điệp của tác giả Thạch Lam
khi nhà văn tái hiện tâm trạng
của chị em Liên?
- HS trả lời/ GV bổ sung,
hoàn thiện kiến thức

GV: Tổng kết những đặc sắc
về mặt nội dung và nghệ thuật
của truyện ngắn.

giống như ngọn đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng
một vùng đất cát -> thực tại nhàm chán, bế tắc,
không có lối thoát.
-> Tâm trạng của chị em Liên là tâm trạng điển
hình của chủ nghĩa lãng mạn mang khuynh
hướng tiêu cực: vì bất hoà sâu sắc với hiện tại
mà tìm về nương náu ở miền quá khứ tươi đẹp
hoặc khao khát một tương lai mơ ước.
* Ý nghĩa: Thông qua việc mô tả tâm trạng của
Liên, tác giả Thạch Lam đưa ra một thông điệp:
cuộc sống trong xã hội cũ là một cuộc sống úa tàn,
vô vọng. Cần phải đem đến một cuộc sống khác
đáng sống và xứng đáng hơn với con người. Hãy
cứu lấy những đứa trẻ vốn là tương lai của phố

huyện cũng là tương lai của cả một đất nước.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
Câu chuyện bày tỏ sự cảm thông, lắng nghe, trân
trọng những khát vọng nhỏ bé của con người ở
một vùng đất bị lãng quên. Nó gợi lên trong lòng
người những suy nghĩ, khát khao về một cuộc
sống có ý nghĩa hơn.
2. Nghệ thuật:
Truyện tiêu biểu cho thể loại truyện ngắn tâm tình
của Thạch Lam: toàn truyện chủ yếu là tâm trạng
của nhân vật Liên trước cảnh vật và con người phố
huyện, ít hành động, ít sự kiện, chủ yếu là tâm tư,
cảm xúc, ý tưởng của nhân vật Liên.

4. Củng cố:
GV củng cố cho HS nội dung trọng tâm của bài học: cuộc sống úa tàn của nhân
dân ta trong chế độ thuộc địa thông qua tâm trạng của Liên; lòng xót thương, trân
trọng ước mơ nhỏ bé của con người và đặc điểm độc đáo của truyện ngắn tâm tình
được thể hiện qua tác phẩm.
5. Dặn dò:
GV dặn dò HS về nhà chuẩn bị “Tiết 39 (TV): Ngữ cảnh”
1.5. Những yêu cầu đạt được sau bài học “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam):
1.5.1. Về mặt nội dung: Học sinh sau bài học thông qua tâm trạng của hai chị em
Liên hiểu được cuộc sống nghèo khổ, tù đọng của đất nước ta trong chế độ thuộc
địa đồng thời thấy được tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam dành cho những người
dân nhỏ nhoi ấy: ông trân trọng ước mơ bé nhỏ và khao khát sống của họ ngay cả
khi họ sống tại một miền đất bị lãng quên.
21



1.5.2. Về mặt nghệ thuật: Học sinh nắm được thủ pháp đối lập vốn là đặc trưng
nghệ thuật của chủ nghĩa lãng mạn và tính chất trữ tình nghiêng về cảm giác, cảm
xúc trong một truyện ngắn tâm tình như “Hai đứa trẻ”.
2. Con đường giảng dạy tác phẩm “Chữ người tử tù”:
2.1. Những đặc điểm cần chú ý của truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn
Tuân):
Trong truyện ngắn này, nhà văn muốn xây dựng hình tượng một trí thức tiêu biểu
của thời vang bóng văn võ toàn tài. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước
chịu kiếp nô lệ những năm 30 của thế kỷ XX nên việc nhìn lại quá khứ tự hào của
cha ông là một cách để Nguyễn Tuân bày tỏ lòng tự tôn dân tộc và lòng yêu nước
chất chứa của mình. Nhà văn đã tiếp cận nội dung này từ góc nhìn văn hoá, góc
nhìn thẩm mĩ thông qua một truyền thống đáng quý của dân tộc là nghệ thuật thư
pháp. Hình tượng Huấn Cao được coi là biểu tượng của cái đẹp: vừa đẹp về tài
năng (thuộc kiểu trí thức văn võ toàn tài : Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa)
lại vừa đẹp về mặt nhân cách. Qua hình tượng Huấn Cao, tác giả đề cao vai trò của
cái đẹp và cái thiện đối với việc thức tỉnh tâm hồn con người và để lại một nỗi nuối
tiếc vô bờ trước số phận thê thảm của một trí thức bậc nhất ở nước ta. Hình tượng
nổi tiếng này được lấy nguyên mẫu từ Cao Bá Quát - một sĩ phu nức tiếng về tài
viết chữ đẹp và nhân cách cao khiết. Vì căm ghét triều đình phong kiến loạn lạc
khiến cho đời sống của nhân dân lầm than, khốn khổ, ông đã tham gia khởi nghĩa
Đô Lương chống lại triều đình và bị kết án tử hình vào năm 1855. Cuộc đời nhiều
thăng trầm và khí tiết của Cao Bá Quát đã trở thành nguồn đề tài đáng quý cho
Nguyễn Tuân khi xây dựng hình tượng thầy Huấn đạo họ Cao. Nhà văn đã làm
sống lại hồn thiêng sông núi qua nhân vật này. Rõ ràng trên dải đất hình chữ S bé
nhỏ từ đời này qua đời khác vẫn rạng danh những nhân sĩ tài hoa như Huấn Cao những con người kiên trung đã dùng tài năng của mình để đóng góp cho đất nước
được phát triển bền vững. Xét trong mạch nguồn ấy, ta sẽ hiểu được cái cao cả, lớn
lao của Nguyễn Tuân khi khắc hoạ vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao. Nhưng nhân vật
Huấn Cao sinh ra và lớn lên trong thời đại mà chế độ phong kiến Việt Nam đang
trên đường khủng hoảng dẫn đến tan rã nên người trí thức tài danh ấy phải chịu một

kết cục thật thê thảm. Ở tác phẩm này, về nội dung cần chú ý tái hiện được vẻ đẹp
hình tượng Huấn Cao làm nổi bật cảm hứng ngợi ca một lớp trí thức tài hoa của dân
tộc đồng thời chỉ ra cho học sinh thực trạng thối nát cùng cực của chế độ phong
kiến nước ta cuối thế kỷ XIX; vai trò to lớn của cái đẹp trong việc hình thành và
duy trì thiên lương cao quý của con người; lòng tự hào dân tộc và lòng yêu nước
tha thiết của nhà văn Nguyễn Tuân gửi gắm qua tác phẩm. Về mặt nghệ thuật,
người giáo viên phải chỉ ra được đặc sắc của nghệ thuật lãng mạn qua bút pháp
phóng đại và đối lập được thể hiện rõ nhất qua cảnh cho chữ. Muốn vậy, ta phải tìm
hiểu về những đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn, kiến thức về bộ môn thư pháp để
học sinh nắm được vì sao chữ của Huấn cao lại có giá trị và thiêng liêng đến thế;
quan niệm về kẻ sĩ lý tưởng thời xưa để phát hiện ra Huấn Cao chính là biểu tượng
22


của người trí thức chân chính phải chịu cơn ba đào của lịch sử mà vẫn giữ vững
được khí tiết và cốt cách của mình.
2.2. Những kiến thức có liên quan:
2.2.1. Qua tìm hiểu về đặc trưng và các khuynh hướng phát triển của chủ nghĩa
lãng mạn, người giáo viên sẽ xác định được “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
thuộc khuynh hướng lãng mạn tích cực: ca ngợi vẻ đẹp của tài năng, của nhân cách
con người có thể cảm hoá được nhân tâm, tin vào sự bất diệt của những giá trị văn
hoá truyền thống thiêng liêng của dân tộc ta như nghệ thuật thư pháp.
2.2.2. Kiến thức về nghệ thuật thư pháp:
Thư pháp (thư: chữ; pháp: phép) là nghệ thuật viết chữ đẹp. Chữ ở đây là chữ Hán thứ chữ khối vuông được viết bằng bút lông nên có nét đậm, nét nhạt vừa mềm
mại, vừa sắc sảo, rắn rỏi chẳng những có tính chất tạo hình mà nó còn mang đậm
nét cá tính, nhân cách của người viết. Chữ có ý nghĩa sâu sắc nên ai viết được chữ
đẹp phải là những con người có tài năng, có nhân cách cao khiết, hiểu biết rộng rãi.
Bốn kiểu chữ Hán chân, thảo, triện, lệ lại có một yêu cầu thẩm mĩ riêng . Từ xưa ở
Trung Quốc và Việt Nam , người ta đã biết thưởng thức chữ đẹp và hình thành nên
thú chơi chữ. Người viết chữ đẹp trở thành nghệ sĩ và viết chữ được coi là một

hành vi sáng tạo nghệ thuật. Bức lụa, phiến gỗ, tờ giấy có chép và khắc câu đối, đại
tự, hoành phi, trung đường đều là những tác phẩm mĩ thuật. Hầu như bất cứ ai đi
học cũng có cơ hội chiêm ngưỡng tác phẩm thư pháp nhưng không phải ai cũng có
khả năng lĩnh hội thấu đáo cái đẹp được thể hiện qua mỗi con chữ. Thư pháp vì thế
là thứ nghệ thuật tao nhã dành cho những tao nhân mặc khách có kiến văn sâu rộng
và khiếu thẩm mĩ để thưởng thức chữ đẹp cả về hình thức và cái sâu của nghĩa. Thư
pháp không còn đơn thuần là việc thưởng thức chữ nữa mà nó được nâng cao lên
theo thời gian trở thành một truyền thống văn hoá tốt đẹp nhằm tôn vinh tinh thần
hiếu học của dân tộc ta. Nói đến chữ là nói đến nhân cách con người vì tất cả những
nhà thư pháp nổi tiếng ở nước ta đều là những bậc đại nho đức cao vọng trọng.
Nhân cách và lối ứng xử của họ là “khuôn vàng thước ngọc” cho cả xã hội noi
theo. Trong “Chữ người tử tù”, hình tượng Huấn Cao gắn với tài hoa thư pháp là
một điểm nhấn độc đáo cho tác phẩm.
2.2.3. Quan niệm về kẻ sĩ lý tưởng thời xưa:
Kẻ sĩ tức là những người đi học. Đây là những con người hiểu biết sâu sắc chữ
nghĩa thánh hiền. Đối với kẻ sĩ, nhiệm vụ của họ là phải giữ gìn đạo của mình và tu
dưỡng bản thân. Đó là các tiêu chí: tu thân (rèn luyện đạo đức, tu dưỡng bản thân);
tề gia (quản lý gia đình yên ổn); trị quốc (đem tài năng và sức lực đóng góp làm
cho đất nước vững mạnh); bình thiên hạ (làm cho nhân dân no ấm, thiên hạ thái
bình). Ba tiêu chuẩn được đặt ra cho chí nam nhi thời phong kiến là: lập thân
(kiếm được công danh, vị trí xã hội làm cơ sở để thi triển tài năng, tâm huyết giúp
đời); lập ngôn (đưa ra được những lời nói hay để vinh danh nghề học); lập đức (để
lại cho đời thật nhiều công đức). Mục tiêu cao cả nhất của kẻ sĩ muôn đời là đem tài
đức giúp cho nhân dân được no ấm dù bị cường quyền ngăn cản, giàu sang mua
23


chuộc, nghèo khó thử thách cũng không lay chuyển được ý chí vì dân, vì nước của
họ. Những trí thức làm được điều này được muôn đời vinh danh và ca ngợi là kẻ sĩ
chân chính. Xét theo tiêu chuẩn trên, Huấn Cao xứng đáng là kẻ sĩ chân chính với

nhân cách đáng trọng. Ngoài ra, ta cũng cần chú ý “Chữ người tử tù” là một tác
phẩm văn xuôi thuộc chủ nghĩa lãng mạn. Đặc điểm nhận diện là dựa vào hai thủ
pháp đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn là đối lập và phóng đại được Nguyễn Tuân
sử dụng trong tác phẩm.
2.3. Lựa chọn bố cục cho tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân dựa vào
việc kết hợp các kiến thức có liên quan:
Trong câu chuyện này, ta không thể phân chia theo cách chia đoạn (bổ ngang tác
phẩm) được vì như thế ta sẽ bỏ mất rất nhiều nội dung chính yếu của nó. Trong bài
giảng tác phẩm, thầy cô giáo phải chú ý có 3 nội dung chính và một phần cần phải
xem xét đó là tình huống truyện được nhà văn Nguyễn Tuân xây dựng lên nhờ biện
pháp hư cấu nghệ thuật. Vì vậy, cần chọn bố cục của tác phẩm phân chia theo cách
kết hợp cả nội dung và hình tượng bao gồm 4 phần:
2.3.1. Tình huống truyện kịch tính, độc đáo.
2.3.2. Hình tượng Huấn Cao - một hình tượng độc đáo, đặc biệt, biểu tượng
của cái đẹp (cả về tài năng và nhân cách)
2.3.3. Thái độ của các nhân vật trong truyện đối với Huấn Cao (biểu tượng của
cái đẹp)
2.3.4. Cảnh cho chữ - đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn
2.4. Giáo án giảng dạy “Chữ người tử tù” tuân theo bố cục kết hợp giữa nội dung
và hình tượng văn học:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 40 (ĐV): CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (T1)
- NGUYỄN TUÂN A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao qua đó hiểu được
quan niệm thẫm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân.
2. Kỹ năng: Hiểu được nghệ thuật của thiên truyện: tình huống truyện độc đáo, tạo
được không khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình.
3. Thái độ: Nhận thức được vẻ đẹp của một trong những sinh hoạt văn hoá tiêu biểu
của dân tộc: nghệ thuật viết thư pháp.

B. Chuẩn bị cho bài học:
1. Phương tiện thực hiện:
- Thầy: SGK + SGV + TLTK + GA
- Trò: SGK + STK
2. Phương pháp: Phát vấn + đàm thoại + gợi mở
24


C. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức lớp: + 11A1: 31/31
+ 11A2: 32/32
+ 11A3: 31/31
2. Kiểm tra bài cũ: Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện hằng đêm trong
truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam)?
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần I. Tìm hiểu chung:
Tiểu dẫn SGK Ngữ văn , tập 1. Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Tuân (1910 1, 107.
1987):
- Quê quán: làng Mọc, phường Nhân Chính, quận
?GV: Phần Tiểu dẫn trong Thanh Xuân, Hà Nội.
SGK trình bày những thông - Gia đình: nhà Nho gốc quan lại.
tin cơ bản nào về nhà văn - Bản thân: + Học hết Thành trung về Hà Nội viết
Nguyễn Tuân?
văn, làm báo.
- HS trả lời/ GV bổ sung,
+ Tham gia cách mạng, phục vụ cả hai
hoàn thiện kiến thức
cuộc kháng chiến của dân tộc.

+ 1948 là tổng thư ký hội Văn nghệ
Việt Nam.
?GV: Có những điểm nào
+ 1996 được nhà nước tặng giải
trong tính cách và cá tính của thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật.
nhà văn Nguyễn Tuân ảnh
+ Ông là con người tài hoa và rất
hưởng đến sáng tác của ông ngông, am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực của cuộc
sau này?
sống, các bộ môn nghệ thuật.
- HS trả lời/ GV bổ sung,
+ Người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái
hoàn thiện kiến thức
đẹp, đưa tuỳ bút Việt Nam phát triển lên đỉnh cao
mới.
+ Là nhà văn luôn quan sát sự vật ở
góc độ thẩm mĩ và miêu tả con người ở phương
diện tài hoa.
2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân (tác
phẩm chủ yếu là tuỳ bút và bút ký):
GV: Yêu cầu 1 HS nêu tên và - Một chuyến đi (1938)
thời gian sáng tác những tuỳ - Thiếu quê hương (1940)
bút của Nguyễn Tuân. Chú ý - Tập truyện Vang bóng một thời (1940)
nhấn mạnh Nguyễn Tuân là - Chiếc lư đồng mắt cua (1941)
nhà văn viết tuỳ bút hàng đầu - Đường vui (1949)
Việt Nam.
- Tình chiến dịch (1950)
- Sông Đà (1960)
- Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972)
25



×