Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện mỹ hào tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ MINH TUÂN

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ MINH TUÂN

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 60620115

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRẦN ĐÌNH THAO

Hà Nội, 2014


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội
dung nghiên cứu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố cho việc bảo vệ một luận văn nào. Những mục trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Mỹ Hào, ngày 19 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn

Đỗ Minh Tuân


ii
LỜI CẢM ƠN


iii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii

Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình, biểu đồ ............................................................................. ix
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA
NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................. 4
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 4
1.1.2. Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM .................................. 6
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 25
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sự tham gia của người
dân trong việc xây dựng NTM ........................................................................ 25
1.2.2. Kinh nghiệm của một địa phương ở nước ta về sự tham gia của người
dân trong việc xây dựng NTM ........................................................................ 29
1.3. Tổng quan nghiên cứu sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM ... 32
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 34
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 34
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội...................................................... 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 44
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................ 44
2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 51


iv
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 52
3.1. Thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM của huyện
theo 19 tiêu chí ................................................................................................ 52
3.1.1. Thực trạng nông thôn của huyện từ khi có chương trình xây dựng NTM
......................................................................................................................... 52
3.1.2. Thực trạng sự tham gia xây dựng NTM của người dân tại các xã điểm

nghiên cứu ....................................................................................................... 54
3.2. Kết quả đạt được của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới trên
địa bàn huyện Mỹ Hào .................................................................................... 85
3.2.1. Kết quả chung đạt được của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới.... 85
3.2.2. Ảnh hưởng sự tham gia của người dân đến phát triển kinh tế, xã hội,
chính trị và môi trường trên địa bàn huyện Mỹ Hào ...................................... 89
3.2.3. Nâng cao sự công bằng trong cộng đồng của người dân ...................... 93
3.2.4. Nâng cao tính tự lập của cộng đồng dân cư .......................................... 94
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong xây dựng
nông thôn mới ................................................................................................. 95
3.3.1. Cơ chế tài chính..................................................................................... 95
3.3.2. Nguồn kinh phí cho hoạt động của Ban phát triển thôn ....................... 96
3.3.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ địa phương ....................................... 96
3.3.4. Trình độ của người dân ......................................................................... 98
3.3.5. Xuất phát điểm để xây dựng nông thôn mới của địa phương ............. 100
3.3.6. Sự quan tâm của các cấp chính quyền, đơn vị chức năng .................. 101
3.4. Đề xuất một số giải pháp huy động sự tham gia của người dân trong xây
dựng nông thôn mới ...................................................................................... 102
3.4.1. Nâng cao vai trò chủ thể của người dân .............................................. 102
3.4.2. Tập huấn, đào tạo nghề cho người dân ............................................... 105


v
3.4.3. Khuyến khích người dân tham gia lập quy hoạch, đề án và kế hoạch xây
dựng NTM ..................................................................................................... 108
3.4.4. Huy động nguồn lực từ người dân ...................................................... 111
3.4.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, duy tu, bảo dưỡng công trình
của người dân ................................................................................................ 113
3.4.6. Phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá, xã hội, phát huy bản
sắc văn hoá dân tộc ở nông thôn trong xây dựng NTM ................................ 114

3.4.7. Giải pháp tăng cường sự tham gia và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo địa phương và các tổ chức xã hội trong xây dựng NTM ............... 116
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

2.1

Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai từ năm 2005 – 2010

37

2.2

Tình hình lao động và sử dụng lao động của huyện Mỹ Hào

39


2.3

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Mỹ Hào

43

2.4

Đối tượng và mẫu điều tra

46

3.1

Tỷ lệ các nhóm hộ tham gia thành lập BPTT

56

3.2

Tiến trình hoạt động của việc huy động kinh tế - xã hội

59

3.3

Tỷ lệ người dân tham gia họp bàn về các hoạt động

60


3.4

Người dân tham gia XD quy chế và lập kế hoạch tổ chức thực hiện 62

3.5

Các quy định đóng góp cho các hoạt động của thôn

3.6.1

66

Kết quả thực hiện kế hoạch đóng góp nguồn kinh phí đưa giống 68
mới vào sản xuất nông nghiệp ở các xã điểm nghiên cứu

3.6.2

Kết quả thực hiện kế hoạch đóng góp nguồn kinh phí cho hoạt 69
động làm đường giao thông ở các xã điểm nghiên cứu

3.6.3
3.7

Kết quả thực hiện kế hoạch đóng góp nguồn kinh phí cho hoạt động

70

Người dân tham gia công lao động trong các hoạt động xây 73
dựng NTM


3.8

Kết quả phát triển NN chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng 77
suất, giá trị kinh tế cao năm 2011

3.9

Kết quả đóng góp của người dân vào việc tôn tạo đình, chùa ở 81
các xã điểm nghiên cứu

3.10

Bảng đánh giá chất lượng công trình của tổ giám sát

3.11

Kết quả chung đạt được của người dân tham gia xây dựng 88

84

nông thôn mới ở 3 xã điểm nghiên cứu
3.12

Đánh giá chung về chất lượng tham gia của người dân trong 92


viii
xây dựng NTM 3 xã điểm nghiên cứu
3.13


Sự công bằng trong cộng đồng cư dân nông thôn

3.14

Tổng hợp trình độ văn hóa và chuyên môn của cán bộ cơ sở 3 96

93

xã điểm nghiên cứu
3.15

Trình độ chuyên môn của các hộ dân được phát phiếu điều tra

3.16

So sánh mức độ tham gia theo trình độ của người dân tại 2 xã 100

98

điểm nghiên cứu
3.17

Điều kiện kinh tế của hộ ảnh hưởng đến sự tham gia XD 101
NTM tại các xã điểm nghiên cứu

3.18

Số người tham gia vào các lớp dạy nghề năm 2011- 2013

108



ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Tên bảng

TT

Trang

1.1

Các lực lượng chính tham gia xây dựng NTM.

10

1.2

Sự hỗ trợ và tham gia của người dân trong xây dựng NTM

11

1.3

Tam giác phối kết hợp 3 nguồn lực trong xây dựng NTM

12

1.4


Nội dung sự tham gia và vai trò của người dân trong xây

18

dựng nông thôn mới
1.5

Các mức độ tham gia khác nhau của người dân trong xây

24

dựng nông thôn mới
3.1

Mối quan hệ giữa BPTT với các đơn vị, tổ chức

58

3.1

Cơ cấu trình độ chuyên môn của các cán bộ ở các xã điểm

97

nghiên cứu
3.2

Cơ cấu trình độ chuyên môn của 150 chủ hộ được điều tra ở các
xã điểm nghiên cứu


99


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là những vấn đề quan trọng trong
quá trình phát triển đất nước. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng xác định: “Hiện nay và nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và
nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”, là vấn đề chiến lược trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là
cơ sở ổn định chính trị và an ninh, quốc phòng; là yếu tố quan trọng đảm bảo
sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển nông nghiệp, nông thôn
hướng tới chủ động giải quyết thiết thực các vấn đề về đời sống và đáp ứng
nhu cầu của nông dân, trong đó chú trọng tạo điều kiện cho các vùng khó
khăn, hộ nghèo vươn lên có cuộc sống tốt hơn, phù hợp với yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế.
Để nông nghiệp, nông thôn phát triển và bền vững, cần phải chú trọng
đến việc nâng cao năng lực cho cộng đồng người dân ở nông thôn, đặc biệt
phải nâng cao vai trò và sự tham gia của người dân. Thể hiện sự quan tâm đến
phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Đảng và Chính phủ đã ra
những Nghị quyết và Quyết định như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng đã đề ra chương trình XD NTM; Nghị quyết Trung ương 7 khóa X
về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình
mục tiêu Quốc gia về XD NTM giai đoạn 2010– 2020; Quyết định số
491/QĐ-TTG Ngày 16- 4- 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Bộ tiêu chí Quốc gia về NTM. Để thực hiện chương trình xây dựng NTM có
hiệu quả cao, đúng tiến độ và bền vững thì người dân phải được bàn bạc, dân



2
chủ, công khai và tham gia ngay từ đầu, là khâu hết sức quan trọng, có tính
chất lâu dài, theo tinh thần dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân
kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Huyện Mỹ Hào là huyện đồng bằng
với 12 xã và 1 thị trấn, kinh tế của huyện khá phát triển. Trong những năm
qua, thực hiện chương trình XD NTM đã và đang tạo ra những bước phát
triển kinh tế cho huyện, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn có sự thay đổi tương
đối toàn diện. Đặc biệt là chính quyền và người dân địa phương nơi đây đã
nhận thức được tầm quan trọng của chương trình XD NTM. Chính vì vậy, khi
triển khai đã được lãnh đạo địa phương và người dân hưởng ứng thực hiện,
đóng góp sức người, sức của cho việc xây dựng NTM trên địa bàn.
Xây dựng NTM là chương trình lớn được tiến hành trên tất cả các mặt
của mỗi địa phương, vì vậy để triển khai thực hiện và đạt được kết quả cao thì
ngoài việc huy động các nguồn lực và hỗ trợ của Nhà nước cấp trên, chính
quyền cơ sở thì sự tham gia và vai trò của người dân là hết sức quan trọng. Tuy
nhiên, trong quá trình triển khai xây dựng chương trình do trình độ, nhận thức
của lãnh đạo địa phương và người dân còn hạn chế, các nguồn lực cần huy
động là rất lớn, nên việc triển khai còn chậm và khó khăn. Mặt khác, trên thực
tế nhiều địa phương chưa phát huy được sự tham gia và vai trò của người dân
trong việc XD NTM. Có rất nhiều lý do và lực cản như trình độ hiểu biết của
người dân, năng lực quản lý của lãnh đạo, cơ chế, chính sách, phương pháp
triển khai thực hiện và điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém. Đồng thời, lãnh đạo
địa phương và người dân còn lúng túng, trông chờ, ỉ lại vào đơn vị tư vấn và sự
hỗ trợ các nguồn lực của cấp trên, việc sử dụng hỗ trợ và sự tham gia của người
dân chưa được cụ thể, rõ ràng. Các cơ quan chuyên môn và đơn vị tư vấn chưa
phối hợp tốt với địa phương trong việc chỉ đạo và hướng dẫn người dân thực
hiện, đã làm ảnh hưởng đến chương trình XD NTM. Xuất phát từ những vấn đề
trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Sự tham gia của người dân trong xây

dựng nông thôn mới tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên”.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
của người dân trong xây dựng nông thôn mới; phân tích những thuận lợi, khó
khăn, nguyên nhân khách quan, chủ quan và đánh giá những kết quả, tồn tại.
Từ đó, tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân tự nguyện và
đề xuất các giải pháp nhằm huy động sự tham gia của người dân vào xây
dựng nông thôn mới huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên một cách tốt nhất.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân
trong xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
của người dân trong xây dựng NTM huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất các giải pháp nhằm huy động sự tham gia của người dân trong
xây dựng nông thôn mới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sự tham gia của
người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng, từ năm 2010- 2013.
4. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng về vấn đề nghiên cứu, đề ra giải pháp
huy động sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới huyện Mỹ

Hào, tỉnh Hưng Yên.


4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA
CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm
- Nông thôn: Nông thôn được coi như là khu vực địa lý, nơi đó sinh kế
cộng đồng gắn bó, có quan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng môi trường và
tài nguyên thiên nhiên cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Khái niệm nông thôn, chỉ có tính chất tương đối và luôn biến động theo
thời gian để phản ánh biến đổi về kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia trên thế
giới. Trong điều kiện Việt Nam có thể hiểu: “ Nông thôn là vùng sinh sống
của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia
vào các hoạt động kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trường trong một thể chế
chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Giáo trình Phát
triển nông thôn, trường ĐHNN Hà Nội, trang 11, 2005).
- Nông dân: Nông dân là người lao động cư trú ở nông thôn sống chủ
yếu bằng nghề làm ruộng. Con người nông thôn chất phát, thật thà và tình
cảm, quan hệ xóm làng sâu nặng, trên cơ sở huyết thống, dòng họ, nhưng ít
giao tiếp với bên ngoài, nhận thức hạn chế.
- Phát triển nông thôn: Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn
diện, đảm bảo tính bền vững về môi trường. Vì vậy, trong điều kiện của Việt
Nam, được tổng kết từ các chiến lược kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ
này được hiểu: “ Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một
cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là do
chính người dân nông thôn, có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức

khác” (Giáo trình Phát triển nông thôn, Trường ĐHNN HN, trang 20, 2005).


5
- Phát triển nông thôn bền vững: Là sự phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn với tốc độ cao, là quá trình làm tăng mức sống của người dân nông
thôn. Phát triển nông thôn phù hợp với nhu cầu của con người, đảm bảo sự
tồn tại bền vững và sự tiến bộ lâu dài trong nông thôn. Sự phát triển đó dựa
trên việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo đảm giữ gìn
môi trường sinh thái nông thôn. Phát triển nông thôn đáp ứng nhu cầu xã hội
hiện nay nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên, không để lại hậu quả cho thế
hệ tương lai.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM: Là chương trình
lớn được Đảng, Chính phủ và cả hệ thống chính trị triển khai thực hiện với
mục tiêu nhằm xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước
hiện đại; có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông
nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn
với đô thị theo quy hoạch; xã hội ở nông thôn dân chủ, công bằng, ổn định,
giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh,
chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất, văn hoá và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng XHCN.
- Sự tham gia của người dân: Là quá trình người dân thể hiện sự tham
gia của mình trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới, được thể hiện là:
Chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch, đề
án và kế hoạch xây dựng NTM; chủ thể chủ động và sáng tạo trong xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; chủ thể trực tiếp trong phát triển
kinh tế và tổ chức sản xuất đưa CNH- HĐH vào nông nghiệp, nông thôn; chủ
thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng, gìn giữ bản sắc và đời sống văn hoá– xã
hội, môi trường ở nông thôn; là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ
thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm ANTT xã hội ở địa phương.

- Huy động sự tham gia của người dân: Là thực hiện đồng bộ, có hệ


6
thống các biện pháp về kiến thức, kinh tế, chính trị, văn hoá, y tế, giáo dục,
môi trường…nhằm khơi dậy, sử dụng, phát huy, phát triển trên tất cả các yếu
tố cấu thành: Số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nông dân, đáp ứng yêu cầu
xây dựng nông thôn hiện nay, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.1.2. Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM
1.1.2.1. Đặc điểm của người dân nông thôn
- Người nông dân sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều.
- Họ sống cố định một chỗ, ở chung dưới một mái nhà với mảnh ao,
vườn của mình, được bao bọc bởi luỹ tre làng bảo vệ.
- Trong sản xuất, người nông dân phụ thuộc vào nhiều hiện tượng của
tự nhiên như trời, đất, nắng, mưa… Bởi vậy mà họ rất tôn trọng, hoà thuận
với tự nhiên và phụ thuộc vào nó. Sống phụ thuộc vào tự nhiên làm người
nông dân dễ trở nên rụt rè, thụ động.
- Trong quan hệ ứng xử giữa con người với nhau từ gia đình đến làng
xóm đều theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau
là một môi trường thuận lợi để người nông dân tạo ra một cuộc sống hoà
thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: “Một bồ cái lý không bằng một tí cái
tình”. Lối sống trọng tình cảm sẽ tất yếu đẩy cái "Lý" xuống hàng thứ hai.
Lối sống trọng tình đã dẫn đến cách ứng xử hết sức linh hoạt và thích
ứng nhanh với điều kiện hoàn cảnh cụ thể: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”,
“Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Với nhu cầu sống hòa
thuận trên cơ sở cái gốc là tình cảm giữa con người với nhau trong làng xóm,
càng làm cho lối sống linh hoạt trở nên đậm nét và chính là cơ sở tâm lý hiếu
hòa trong các mối quan hệ xã hội dựa trên sự tôn trọng và cư xử bình đẳng
với nhau. Do vậy, người nông dân hết sức coi trọng tập thể, cộng đồng, làng

nước làm việc gì cũng phải tính đến tập thể. Lối sống linh hoạt, trọng tình,


7
dân chủ, công bằng là những đặc điểm tích cực, nhưng mặt trái của nó là đặc
điểm tâm lý áp đặt, tuỳ tiện, tâm lý "Hòa cả làng", coi thường phép nước:
"Phép vua thua lệ làng", "Đưa nhau đến trước cửa quan, bên ngoài là lý bên
trong là tình”.
- Cuộc sống với sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên. Do
vậy, người nông dân phải dựa vào nhau để chống chọi lại với thiên tai. Hơn
nữa, nền nông nghiệp lúa nước lại mang tính thời vụ rất cao, điều đó có nghĩa
là mọi người phải liên kết lại với nhau, hỗ trợ nhau cho kịp thời vụ. Do đó,
tính cộng đồng là một đặc điểm tâm lý đặc trưng của người Việt Nam trong
văn hóa làng xã. Ở Việt Nam, làng xã và gia tộc nhiều khi đồng nhất với
nhau. Bởi vậy, gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó và có vai trò quan
trọng đối với người Việt. Sức mạnh của gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc,
thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang, hỗ trợ nhau về
vật chất, tinh thần và dìu dắt, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị “Một người
làm quan cả họ được nhờ”. Quan hệ huyết thống là cơ sở của tính tôn ti:
Người sinh ra trước là bậc trên, người sinh ra sau là bậc dưới. Tính tôn ti
trong trật tự của các dòng tộc đã dẫn đến mặt trái của nó là tâm lý gia trưởng,
trọng nam, khinh nữ và đặc biệt là tâm lý cục bộ, địa phương. Đây là một rào
cản rất lớn trong quá trình hội nhập của người nông dân Việt. Làng xã Việt
Nam như một vương quốc thu nhỏ với luật pháp riêng (hương ước) tạo nên
một sự gắn kết, bền vững của làng xã và cũng đã tạo nên tâm lý bè phái, địa
phương, cục bộ, ích kỷ. Hương ước của làng xã chính là hệ thống giá trị,
chuẩn mực của làng xã, nó quy định cung cách ứng xử, lối sống của cá nhân
trong làng, tạo nên sự đồng nhất, mà trước hết là trong dòng họ. Sự đồng nhất
mà cơ sở là tính cộng đồng có mặt tích cực là làm cho mọi người luôn đoàn
kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau (trong dòng họ trước hết) như: “Chị ngã em

nâng”. Nhưng mặt trái của tính đồng nhất là ý thức về cá nhân bị thủ tiêu.


8
- Sự đồng nhất dẫn đến chỗ người nông dân Việt Nam hiện nay nhiều
khi có thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, vào số đông: “Nước nổi thì thuyền
nổi” hoặc “ Cha chung không ai khóc”. Cũng từ đó, một nhược điểm của họ
là tâm lý cào bằng, đố kỵ, không muốn cho ai hơn mình (để cho tất cả mọi
người đồng nhất, như nhau), “ Xấu đều hơn tốt lỏi”, vẫn còn biểu hiện ở
không ít địa phương.
- Đời sống kinh tế hiện nay của người nông dân vẫn còn khó khăn,
nhưng họ sẵn sàng tuân theo các thủ tục, nghi lễ nặng nề, tốn kém trong cưới
xin, ma chay, giỗ chạp, khao vọng, hội lễ… Những hủ tục này gây nên sự
lãng phí, tiêu tốn kinh phí rất lớn cho cá nhân cũng như cho cộng đồng, do
vậy dẫn đến sự đói nghèo của nhiều gia đình nông dân. Đây là một vật cản
lớn trong quá trình hội nhập kinh tế của người nông dân Việt Nam.
1.1.2.2. Sự cần thiết và vai trò của người dân tham gia xây dựng NTM
- Trong nông thôn, nông dân giữ vị trí là “Chủ thể”, đây là sự khẳng định
đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy
mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng NTM cả về kinh tế, văn
hóa và xã hội, đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ.
- Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ không nhỏ,
vì vậy cần phải nâng cao vai trò và sự tham gia của họ trong XD và phát triển
nông thôn, từ đó có thể giúp họ cải thiện cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo.
- Hiện nay, cơ cấu ngành ở nông thôn chậm đổi mới. Sự chênh lệch giàu
nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn ngày càng lớn, trình độ hiểu biết
của người dân nông thôn còn hạn chế, họ chưa biết phát huy hết các tiềm
năng của địa phương mình trong xây dựng và phát triển kinh tế. Khả năng áp
dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất của người dân còn có hạn, vì
vậy cần phải nâng cao vai trò của người dân trong việc vận dụng các tiến bộ

khoa học- kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, góp phần xây dựng và phát
triển nông thôn.


9
- Sự đầu tư cho phát triển nông thôn của nhà nước hiện nay còn hạn chế,
chưa đáp ứng được yêu cầu. Mặt khác, do cơ sở hạ tầng nông thôn còn thấp,
kém về các mặt, nên các doanh nghiệp đầu tư về khu vực nông thôn còn rất ít.
Chính vì vậy, người dân phải tự nâng cao cơ sở hạ tầng của địa phương, tạo
môi trường thu hút sự đầu tư của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp về phát
triển trên quê hương mình.
- Người dân là chủ thể của khu vực nông thôn và hơn ai hết hiểu rất rõ
được địa phương mình. Vì vậy, khi có sự đầu tư các dự án vào khu vực nông
thôn và chương trình xây dựng NTM cần có sự tham gia của người dân vào
trong tất cả các công việc của địa phương.
1.1.2.3. Nội dung huy động sự tham gia của người dân trong XD NTM
Xây dựng nông thôn mới được thực hiện trên cơ sở động viên toàn thể
nhân dân phát huy nội lực theo phương châm: Dân biết, dân bàn, dân đóng
góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi thành quả. Bên cạnh
đó, cần được hỗ trợ tích cực, có hiệu quả từ các cấp, các ngành từ trung ương
đến địa phương về vốn, kỹ thuật và cơ chế chính sách.
Huy động sự tham gia của người dân là nâng cao thể chế quản lý, tự
quản của cộng đồng người dân như xây dựng và thực hiện qui hoạch, đề án,
kế hoạch và hương ước, quy ước, nội quy… Phát huy vai trò của trưởng thôn,
trưởng dòng họ và các tổ chức tôn giáo tại địa phương; thực hiện đoàn kết
trong toàn dân, xây dựng các mối quan hệ tốt trong thôn, xóm. Phát huy tinh
thần thương yêu đùm bọc, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, phòng chống
và đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội; đào tạo việc lập và thực hiện các dự
án phát triển, cũng như việc vận hành và bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ
tầng nông thôn quy mô nhỏ; đào tạo quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và

bảo vệ môi trường; thiết lập các tổ, nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo
dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ, hình thành các


10
tổ nhóm tiết kiệm, tín dụng nông thôn. Việc xây dựng nông thôn mới dựa vào
nội lực và do người dân làm chủ xuất phát từ:
- Nhu cầu thực tế đòi hỏi phải có mô hình phát triển nông thôn.
- Các bài học, những mô hình thành công trong và ngoài nước.
- Các nguyên tắc cơ bản phát triển dựa vào nội lực, do người dân làm
chủ và thực hiện.
Tinh thần chỉ đạo của Trung ương “Người dân địa phương chịu trách
nhiệm chính và thực hiện việc xây dựng và phát triển, Trung ương, tỉnh,
huyện và các đơn vị tư vấn, hỗ trợ và thúc đẩy”.
Cấp hỗ trợ gồm:
- Các Bộ, Ngành
Trung ương
- Tỉnh, Huyện
- Các tổ chức
trong và ngoài
nước

Cấp xã: Vai trò chủ đầu tư

Cơ quan Tư vấn

Cấp thực hiện:
Người dân
đóng vai trò
chủ thể trong

xây dựng nông
thôn mới
( Thôn, xóm)

Hình 1.1: Các lực lượng chính tham gia xây dựng NTM.
Theo các quan điểm trên, các lực lượng chính tham gia xây dựng NTM
được chia làm 2 cấp: Cấp hỗ trợ từ trên xuống hay từ bên ngoài cộng đồng


11
dân cư và cấp thực hiện là các cộng đồng dân cư (thôn, xóm) mà người dân
tại đó chính là tác nhân chính của sự phát triển nông thôn. Vai trò của cấp hỗ
trợ là xây dựng khung pháp luật, hoạch định chính sách hỗ trợ cho PTNT,
hướng dẫn về phương pháp và chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến, cung
cấp thông tin phù hợp, kịp thời, giúp đỡ hỗ trợ người dân nông thôn, khơi dậy
phát huy nội lực của mình để tăng cường và huy động người dân có đủ tự tin,
năng lực tận dụng, sử dụng các cơ hội phát triển và nguồn hỗ trợ tài chính cho
các hoạt động phát triển một cách có hiệu quả. Cấp xã là chủ đầu tư, đóng vai
trò cầu nối, là điểm giao thoa của các hỗ trợ từ trên xuống và các nhu cầu về
phát triển từ các cộng đồng của cấp thực hiện nên.
Để nâng cao sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM, người
dân cần được hỗ trợ từ các cán bộ xã, huyện và đơn vị tư vấn giúp họ nâng
cao tính tự chủ, tự lực và tạo động lực ban đầu; giúp đỡ và tư vấn cho người
dân nông thôn xác định các mục tiêu phát triển và xây dựng đồ án qui hoạch,

Mức độ

đề án và kế hoạch xây dựng NTM.

Sự tham gia của

người dân
Sự hỗ trợ của
bên ngoài

Thời gian

Hình 1.2: Sự hỗ trợ và tham gia của người dân trong xây dựng NTM.


12
Sự tham gia của người dân tại cộng đồng nông thôn đóng vai trò rất
quan trọng và quyết định trong các hoạt động xây dựng NTM. Người dân
nông thôn cần đổi mới tư duy về phát triển nông thôn từ nhận thức, cách nghĩ
là xây dựng NTM phải được bắt đầu và khởi xướng từ người dân, do dân đề
xuất, bên ngoài chỉ hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết, thì sự nghiệp phát triển
nông thôn mới mang lại hiệu quả thiết thực và bền vững.
1. Động lực của người dân trong
cộng đồng nông thôn

2. Hỗ trợ của nhà
nước và chính quyền
địa phương

3. Sự thúc đẩy và hỗ
trợ của bên ngoài

Hình 1.3: Tam giác phối kết hợp 3 nguồn lực trong xây dựng NTM.
Như vậy, sự tham gia và vai trò của người dân trong sự nghiệp CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó nông dân
là một lực lượng sản xuất, là lực lượng chính gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản

sắc văn hoá dân tộc. Với vai trò đó, nông dân là người trực tiếp tham gia,
đồng thời là đối tượng trực tiếp thụ hưởng thành quả. Phát huy vai trò và sự
tham gia của người dân là “Một quá trình động”, các yếu tố quyết định quá
trình đó không thể tách rời sự quản lý của Nhà nước.
* Vai trò và sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM
- Người dân trong việc tham gia thành lập Ban phát triển thôn và Ban
giám sát cộng đồng: Cùng với việc xã thành lập Ban chỉ đạo và Ban quản lý
xây dựng NTM, thì ở thôn thông qua cuộc họp toàn dân người dân phải tham


13
gia vào việc thành lập BPTT và BGSCĐ. Để các nội dung hoạt động của
chương trình xây dựng NTM đạt hiệu quả cao và bền vững tại địa phương,
phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu phát triển. Người dân trong thôn cần
bầu chọn những người tham gia BPTT và BGSCĐ từ những người có uy tín,
trình độ, kinh nghiệm, sức khoẻ và nhiệt tình với công việc chung của cộng
đồng. Sau đó, xã ra quyết định thành lập; BPTT và BGSCĐ và sự tham gia
của người dân sẽ xây dựng quy chế hoạt động giúp thôn có đủ khả năng quản
lý, thực hiện, kiểm tra, giám sát những hoạt động được triển khai ở địa
phương trên cơ sở dân chủ, công bằng, công khai và đúng pháp luật.
Thông qua BPTT, người dân tham gia xây dựng kế hoạch phát triển của
thôn mình; xác định các vấn đề ưu tiên, trình tự thực hiện, giải quyết và
phương án thực hiện, các mối quan tâm được tiến hành một cách hợp lý.
BPTT và BGSCĐ sẽ đại diện cho thôn trong quá trình thực hiện theo kế
hoạch, tổ chức các cuộc họp dân, tổng hợp ý kiến của người dân và xây dựng
thành kế hoạch cụ thể, huy động sự tham gia của người dân, làm cầu nối với
các cá nhân, tổ chức bên ngoài cộng đồng để thực hiện các nội dung hoạt
động theo kế hoạch. Đồng thời, để quyết định các công việc chung của thôn
thông qua các cuộc họp đã được tổ chức, trên quan điểm phát huy tinh thần
dân chủ, công khai người dân tham gia, bàn bạc và đưa ra các biên bản cam

kết, bổ sung hoàn chỉnh các qui chế, qui ước, hương ước… Ví dụ như: Việc
xây dựng các hạng mục công trình trong kế hoạch và hướng dẫn, người dân
đã tự đứng ra khảo sát thiết kế (hoặc thiết kế mẫu), tự tổ chức thi công và mua
vật liệu xây dựng (hoặc tự khai thác), đồng thời tự giải phóng mặt bằng, vận
động mọi người tham gia hiến đất… Chính điều này đã tiết kiệm được khoản
tiền không nhỏ khi không phải chịu thuế và chi phí quản lý khác. Điều đó,
cũng chính là sự ủng hộ của các cấp chính quyền về việc khai thác các nguồn
lực của địa phương. Như vậy, người dân đã thực sự tham gia trong việc ra


14
quyết định liên quan đến các công việc của mình. Từ đó đã khích lệ lòng dân,
tham gia nhiệt tình vào công cuộc xây dựng thôn xóm ngày một phát triển,
giàu đẹp.
- Người dân tham gia xây dựng qui hoạch chung, đề án và kế hoạch
thực hiện hàng năm, đóng góp trí tuệ, tài chính, công lao động vào các hoạt
động xây dựng nông thôn mới: Trong mọi hoạt động liên quan đến xây dựng
NTM, thì chính người dân địa phương mới hiểu hơn ai hết điều kiện thực tế
về kinh tế, nhân lực, vật lực, phong tục, tập quán, khí hậu, địa bàn, địa chất,
đồng ruộng…nơi họ sinh sống. Vì vậy, cơ quan tư vấn khi định hướng và
hướng dẫn cần biết áp dụng những kinh nghiệm và hiểu biết của người dân để
khai thác họ tham gia vào các nội dung công việc. Đồng thời, vận động người
dân tham gia đóng góp trí tuệ, tài chính, công lao động…dựa trên tinh thần tự
nguyện của người dân. Việc triển khai cũng như yêu cầu đối với việc huy
động khả năng góp vốn, góp sức của dân đều được lấy ý kiến trực tiếp từ các
hộ gia đình. Ngoài ra, sự tham gia của người dân vào các hoạt động khảo sát,
thiết kế là rất quan trọng, xác định rõ tình hình của địa phương nói chung và
các vấn đề về hạ tầng, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường…nói riêng của
thôn để đề ra phương án xây dựng NTM phù hợp.
- Người dân tham gia quản lý, triển khai thực hiện các hạng mục, các

dự án, giám sát, đánh giá, điểu chỉnh, bổ sung các công việc trong xây dựng
NTM: Cần đảm bảo tính công khai, minh bạch của dự án và thể hiện tinh thần
người dân tham gia làm chủ cộng đồng. Để tham gia vào việc này người dân
phải tiến hành họp bàn và thông qua BPTT và BGSCĐ trong việc tham gia
quản lý, triển khai thực hiện. Những người được người dân cử ra phải là
những người có trình độ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được
nhân dân giao phó. Bên cạnh đó, mỗi người dân đều phải có ý thức tham gia
giám sát mọi hoạt động trong xây dựng NTM. Việc giám sát này phải tiến


×