Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã an xuyên, thành phố cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ TRÚC HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ AN XUYÊN,
THÀNH PHỐ CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ TRÚC HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ AN XUYÊN,
THÀNH PHỐ CÀ MAU

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN GIÁP


Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do tôi tiến hành tham khảo tài liệu, khảo sát
thu thập tư liệu, thông tin và viết. Các đoạn trích dẫn, số liệu sử dụng trong luận văn
được trích nguồn có độ tin cậy trong phạm vi nhận thức của bản thân.
Ngày 20 tháng 3 năm 2019
Người thực hiện

Lê Trúc Hương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
RESEARCH SUMMARY
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ___________________________________________1
1.1. Đặt vấn đề ____________________________________________________1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ___________________________________________3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ____________________________________________3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ________________________________3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ________________________________________4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu _________________________________________4
1.5. Phương pháp nghiên cứu _______________________________________4

1.5.1. Địa điểm nghiên cứu _________________________________________4
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu __________________________________5
1.5.3. Bảng hỏi khảo sát ___________________________________________5
1.5.4. Phân tích dữ liệu ____________________________________________6
1.6. Cấu trúc của luận văn __________________________________________6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU __________7
2.1. Cơ sở lý thuyết ________________________________________________7
2.1.1. Một số khái niệm ____________________________________________7
2.1.2. Vai trò của người dân trong xây dựng NTM

12

2.2. Cơ sở thực tiễn _______________________________________________13
2.2.1. Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc _____________________________13
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Nhật Bản __________________15


2.2.3. Kinh nghiệm trong xây dựng NTM của Trung Quốc _______________17
2.2.4. Kết quả xây dựng NTM ở Việt Nam ____________________________18
2.3. Khung phân tích đề xuất_______________________________________21
2.3.1. Nhóm yếu tố chủ quan ______________________________________22
2.3.2. Nhóm yếu tố khách quan_____________________________________23
CHƯƠNG 3. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI TẠI XÃ AN XUYÊN ____________________________________24
3.1. Quá trình xây dựng NTM tại xã An Xuyên _______________________24
3.2. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM tại xã An Xuyên ______25
3.3. Thực trạng người dân tham gia xây dựng NTM tại xã An Xuyên _____33
3.3.1. Mô tả tổng quát mẫu khảo sát ________________________________33
3.3.2. Hiểu biết của người dân về xây dựng NTM tại xã An Xuyên _________38
3.3.3. Sự tham gia của cư dân nông thôn trong xây dựng NTM ___________40

3.3.4. Đánh giá của cư dân nông thôn về kết quả xây dựng NTM __________41
CHƯƠNG 4. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP________________52
4.1. Đánh giá kết quả xây dựng NTM tại xã An Xuyên _________________52
4.2. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng các nghiên cứu tiếp theo _____54
4.3. Nguyên nhân hạn chế _________________________________________55
4.4. Giải pháp xây dựng NTM bền vững tại xã An Xuyên _______________59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN ___________________________________________62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Việt

NTM

Nông thôn mới

TP

Thành phố

UBND

Uỷ ban nhân dân

HTX


Hợp tác xã

THT

Tổ hợp tác

BCĐ

Ban chỉ đạo

CNH – HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

UBMTTQ

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Giới tính người được khảo sát _________________________________34
Bảng 3.2 Về độ tuổi người được khảo sát ________________________________34
Bảng 3.3. Học vấn của người được khảo sát ______________________________35
Bảng 3.4. Cấu trúc nghề nghiệp người được khảo sát _______________________37
Bảng 3.5 Thời gian cư trú người được khảo sát ____________________________38
Bảng 3.6. Người dân tiếp cận thông tin qua họp UBND xã __________________39
Bảng 3.7. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí điện ___________________41
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện nước sạch sinh hoạt _____________42
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí thuỷ lợi ________________43
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí giao thông _____________45

Bảng 3.11. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí giáo dục _______________46
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí y tế __________________47
Bảng 3.13. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí nhà ở dân cư ___________48
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí thu nhập ______________49
Bảng 3.15. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí hộ nghèo ______________50


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ mức độ tham gia của người dân ___________________________11
Hình 2.2. Khung phân tích ROCCIPI ___________________________________21
Hình 3.1. Tỷ lệ giới tính của người được khảo sát__________________________34
Hình 3.2. Độ tuổi của người được khảo sát _______________________________35
Hình 3.3. Trình độ học vấn của người được khảo sát _______________________36
Hình 3.4. Cấu trúc nghề nghiệp người được khảo sát _______________________37
Hình 3.5 Thời gian cư trú người được khảo sát ____________________________38
Hình 3.6. Người dân tiếp cận thông tin qua họp UBND xã ___________________39
Hình 3.7. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí điện ___________________42
Hình 3.8. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện nước sạch sinh hoạt _____________43
Hình 3.9. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí thuỷ lợi ________________44
Hình 3.10. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí giao thông _____________45
Hình 3.11. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí giáo dục _______________46
Hình 3.12. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí y tế ___________________47
Hình 3.13. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí nhà ở dân cư ___________48
Hình 3.14. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí thu nhập _______________49
Hình 3.15. Kết quả đánh giá mức độ cải thiện tiêu chí hộ nghèo ______________50


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai, tổ
chức thực hiện trên địa bàn 7 xã của thành phố Cà Mau. Sau hơn 9 năm thực hiện,

thành phố Cà Mau có 5 trên tổng số 7 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong đó, xã An Xuyên được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016 có đặc
điểm mang tính đại diện cho các xã trên địa bàn thành phố Cà Mau cả về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Luận văn đã nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sự tham gia của người dân trong xây
dựng nông thôn mới tại xã An Xuyên. Từ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn rút
ra những bài học kinh nghiệm, phân tích các vấn đề vướng mắc, tồn tại trong quá
trình xây dựng nông thôn mới để đề xuất các giải pháp góp phần thực hiện thành công
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cà
Mau. Từ kết quả khảo sát tại xã An Xuyên cho thấy, phần lớn người dân được phỏng
vấn đều biết về Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết
về từng tiêu chí nông thôn mới còn chưa rõ. Thông tin tiếp cận chỉ dừng lại các khẩu
hiệu tuyên truyền hoặc thông qua các buổi họp của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã
hội ở cơ sở; hoặc khi được sự vận động đóng góp công sức và vật chất xây dựng nông
thôn mới... Đây là những thách thức đối với xã An Xuyên nhằm giữ vững và nâng
cao chất lượng của 19 tiêu chí nông thôn mới.
Để cải thiện sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã An
Xuyên, luận văn đưa ra một số kiến nghị: Thông báo kịp thời, đầy đủ, cụ thể các
thông tin liên quan xây dựng nông thôn mới để người dân được biết; tiếp thu và tôn
trọng ý kiến đóng góp của người dân về xây dựng nông thôn mới; tổ chức thực hiện
có hiệu quả Quy chế dân chủ cơ sở theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, dân hưởng lợi”; công khai, minh bạch các hoạt động liên quan đến xây dựng
nông thôn mới.


RESEARCH SUMMARY

National target program of new rural construction is deployed, organizations
implemented in 7 communes in Ca Mau city. After more than 9 years of
implementation, the city of Ca Mau has 5 out of 7 communes recognized standard

new countryside. In it, An Xuyen be recognized as the new rural standards in 2016
has characteristics which are representative of the communes in Ca Mau city, both in
terms of natural conditions, economic - social, defense - security security.
Thesis studied, evaluate the effectiveness of the participation of the people in
building a new countryside in An Xuyen. From theoretical studies and field surveys
to draw lessons, analyze issues and problems and shortcomings in the process of
building new countryside to propose solutions that contribute to the successful
implementation of the Program national target new rural construction in the province
of Ca Mau city. From the survey results in An Xuyen showed that the majority of
people

interviewed

were

aware

of

the

program

of

building

new

countryside. However, the level of understanding of each new rural criteria

unclear. Information accessible stop the propaganda slogans or through the meetings
of the political organizations, society at grassroots level; or when the movement to
contribute material and new rural construction... These are challenges for An Xuyen
commune in order to maintain and improve the quality of 19 new rural criteria.
To improve the participation of the people in building a new countryside in An
Xuyen, essays offer some recommendations: Announcement timely, full and specific
information regarding building new rural areas to people are known; receptive and
respectful comments of people about the new rural construction; organize effective
grassroots democracy Regulation on the principle of “People know, people discuss,
people do and people check, people benefit”; publicity and transparency of activities
related to the construction of new countryside.


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí và vai trò quan trọng trong sự nghiệp
phát triển đất nước. Từ những thách thức mới của phát triển nông thôn, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá X) đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng
8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, khẳng định ý nghĩa và tầm quan
trọng của khu vực nông thôn trong tiến trình phát triển đất nước. Theo đó, Chính phủ
đã cụ thể hoá và triển khai chiến lược “Tam nông” của Đảng thành chương trình Xây
dựng Nông thôn mới (NTM) thông qua Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng
10 năm 2008. Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn bao gồm: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM (19 tiêu chí); Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04
tháng 6 năm 2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai
đoạn 2010 - 2020; Quyết định số 1980/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020.
Đối với tỉnh Cà Mau, để cụ thể hóa văn bản chỉ đạo của Trung ương về xây
dựng NTM, ngày 27 tháng 12 năm 2010, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ

thị số 02-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng NTM; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 12 tháng 7 năm 2011
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng NTM tỉnh Cà Mau giai đoạn 20112015 và những năm tiếp theo; Quyết định số 2025/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm
2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (UBND) về việc ban hành lại Bộ tiêu chí về
NTM tỉnh Cà Mau; Chương trình số 15-CTr/TU ngày 20 tháng 10 năm 2011 của Ban
Chấp hành Đảng bộ thành phố Cà Mau thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Cà Mau về xây dựng NTM tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 và những
năm tiếp theo; Kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2011 của UBND
thành phố Cà Mau về xây dựng NTM thành phố Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 và
định hướng đến năm 2020.


2

Tại Cà Mau, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM được triển khai
thực hiện từ năm 2011 đã tạo sự đồng lòng, hưởng ứng của cả hệ thống chính trị và
nhân dân, từ đó đạt được những kết quả quan trọng. Tính đến tháng 10 năm 2018,
tổng số tiêu chí đạt được 1.022 tiêu chí, bình quân 12,5 tiêu chí/xã. Có 29 xã đạt
chuẩn NTM, chiếm 35,4%; có 35 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, chiếm 42,7%; 18 xã đạt
từ 06 - 09 tiêu chí, chiếm 21,9%; không còn xã dưới 06 tiêu chí.
Thành phố Cà Mau (TP) là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh
Cà Mau, đồng thời là đơn vị dẫn đầu về thành tích xây dựng NTM của tỉnh khi có 5/7
xã đạt chuẩn NTM, chiếm 71,4%. Chương trình NTM đã góp phần nâng tầm kinh tế
khu vực nông thôn; phát triển kinh tế phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương
mại và dịch vụ; kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, nhất là ở các xã đã đạt chuẩn
NTM được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân nâng lên rõ rệt. Nổi bật là xã An Xuyên đã xuất hiện nhiều cách làm hay,
sáng tạo trong xây dựng NTM, là điển hình tiêu biểu trong việc huy động sự tham gia
của người dân vào xây dựng NTM của TP Cà Mau.
Trong quá trình xây dựng NTM, người dân xã An Xuyên thể hiện rõ vai trò chủ

thể trung tâm, mọi nhà và mọi người ra sức đóng góp trí tuệ, công sức, vật chất để
xây dựng NTM. Phong trào thi đua đóng góp ngày công lao động, hiến đất và đóng
góp tiền của để xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn được thực hiện và lan toả
trên địa bàn các ấp. Kinh tế tập thể phát triển, nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu
quả kinh tế cao và ổn định được triển khai, nhân rộng, như mô hình hợp tác xã (HTX)
nuôi cá chình, cá bống tượng, HTX trồng rau an toàn và dưa hấu theo tiêu chuẩn
VietGap, tổ hợp tác (THT) du lịch nhà vườn. Nhờ đó, xã An Xuyên trở thành nơi
cung ứng nguồn nông sản sạch cho TP Cà Mau và là địa điểm du lịch trải nghiệm
giàu tiềm năng. Chương trình xây dựng NTM đã góp phần làm thay đổi diện mạo xã
An Xuyên. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện và nâng cao.
Quy chế dân chủ cơ sở theo nguyên tắc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra,
dân thụ hưởng” được mở rộng. Hiệu quả đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng NTM xã An Xuyên làm cơ sở định hướng và đề xuất cho giai đoạn nâng chất xã


3

NTM trong giai đoạn tiếp theo mang tính khả thi. Mức độ hài lòng của người dân về
Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã An Xuyên khá cao, và có sự đồng thuận
giữa chính quyền và người dân trong xây dựng NTM.
Tuy nhiên, trên thực tế xây dựng NTM còn phụ thuộc nhiều vào nguồn ngân
sách Nhà nước và các nguồn lực bên ngoài, chưa phát huy được nội lực của cộng
đồng. Một số mô hình kinh tế tập thể chưa mang lại hiệu quả bền vững. Thu hút đầu
tư vào lĩnh vực nông thôn còn hạn chế. Một số tiêu chí NTM đạt được nhưng chưa
bền vững như tiêu chí về tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Một số công
trình đã đầu tư, xây dựng có dấu hiệu xuống cấp sau thời gian sử dụng, nhất là các
công trình giao thông, trụ sở ấp văn hoá. Nhận thức và sự tham gia của người dân
trong xây dựng NTM còn thụ động và chưa toàn diện. Đặc biệt, hiện nay chưa có
những khảo sát, nghiên cứu và đánh giá về sự tham gia của người dân trong xây dựng
NTM trên địa bàn xã An Xuyên để rút kinh nghiệm và góp phần nâng cao hiệu quả

sự tham gia của người dân trong chương trình NTM. Vì vậy, đề tài: “Đánh giá sự
tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã An Xuyên, thành
phố Cà Mau” là rất cần thiết.
Đánh giá sự tham gia của người dân một cách khách quan trong xây dựng NTM
là tất yếu. Cải thiện sự tham gia của người dân vừa là hành động vừa là mục đích của
chính sách xây dựng NTM. Bởi khi sự tham gia của người dân được cải thiện thì
nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM tăng lên và thúc đẩy người dân tự tin đưa ra
sáng kiến, tích cực, chủ động tham gia vào xây dựng NTM tại địa phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã
An Xuyên, TP Cà Mau.
- Đề xuất những giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong xây
dựng NTM.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:


4

Câu hỏi 1: Thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã
An Xuyên, TP Cà Mau hiện nay như thế nào?.
Câu hỏi 2: Làm thế nào để cải thiện sự tham gia của người dân trong xây dựng
NTM tại Cà Mau?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên, thành phố
Cà Mau.
Đối tượng khảo sát: Người dân trên địa bàn xã An Xuyên, thành phố Cà Mau:
- Cán bộ đang công tác trong Mặt trận, các đoàn thể, chính quyền địa phương.
- Nhóm người dân:

+ Chủ sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh.
+ Cá nhân (công chức Nhà nước).
+ Người dân hoạt động sản xuất nông nghiệp.
+ Người dân hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (công nhân, làm thuê,…).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau. Ngoài ra,
các thông tin, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Ban chỉ đạo (BCĐ) xây dựng NTM
thành phố Cà Mau và Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu Quốc gia xây
dựng NTM tỉnh Cà Mau.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính, với trình tự
các bước như sau:
- Tham khảo ý kiến góp ý của các chuyên gia để xây dựng và hiệu chỉnh bảng
câu hỏi khảo sát.


5

- Tiến hành việc khảo sát lấy ý kiến của người dân xã An Xuyên, TP Cà Mau
để đánh giá thực trạng về hiệu quả sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM.
Kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến
các hộ dân; sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu
thuận tiện.
Sử dụng công cụ phân tích thống kê mô tả.
Thông tin sơ cấp: thu thập thông qua phỏng vấn, các buổi thảo luận và phát
trực tiếp phiếu khảo sát đến các hộ dân xã An Xuyên, TP Cà Mau.
Thông tin thứ cấp: xem xét các báo cáo của UBND TP Cà Mau và UBND xã
An Xuyên, TP Cà Mau.
1.5.1. Địa điểm nghiên cứu
Khảo sát được thực hiện 11/11 ấp của xã An Xuyên, thành phố Cà Mau.

Xã An Xuyên, thành phố Cà Mau là một trong 5 xã được Ủy ban nhân dân tỉnh
Cà Mau (UBND) chọn chỉ đạo điểm của tỉnh về xây dựng NTM.
1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
Tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện; nghiên cứu thực địa, phân tích, so sánh và thống kê mô tả để trả
lời các câu hỏi nghiên cứu.
1.5.3. Bảng hỏi khảo sát
Tổng cộng có 120 lượt người được điều tra bằng phiếu câu hỏi trên địa bàn
11/11 ấp của xã An Xuyên. Nội dung phiếu câu hỏi tập trung vào 3 chủ đề chính:
- Thông tin cá nhân của người trả lời.
- Hiểu biết của người dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
trên địa bàn.
- Sự tham gia của cư dân nông thôn về xây dựng NTM.
- Đánh giá về kết quả xây dựng NTM.


6

1.5.4. Phân tích dữ liệu
Từ các biên bản phỏng vấn nhóm và các biên bản làm việc, tác giả đánh giá,
phân tích, so sánh, rút ra các vấn đề ý nghĩa mang tính phổ biến để tổng hợp, khái
quát hóa các vấn đề nghiên cứu về sự tham gia của người dân trong xây dựng NTM.
Các thông tin phỏng vấn bằng phiếu điều tra soạn sẵn, sau đó được mã hoá,
nhập vào bảng dữ liệu Excel và được phân tích với phần mềm SPSS 20.0 Các phương
pháp thống kê, mô tả, tần suất, các kiểm định khác biệt và quan hệ được áp dụng để
tổng quát hoá kết quả.
1.6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm có 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu; mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi
và phương pháp nghiên cứu.

Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Chương 3. Kết quả nghiên cứu, phân tích dữ liệu, thông tin khảo sát sự tham gia
của người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau.
Chương 4. Thảo luận và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả sự tham gia của
người dân trong xây dựng NTM tại xã An Xuyên, thành phố Cà Mau.
Chương 5. Kết luận.


7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm nông thôn: Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong
đó có nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã
hội, môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ
chức khác (Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2005). Theo định nghĩa chính thống
của Chính phủ Việt Nam thì nông thôn được hiểu là “Vùng nông thôn là khu vực địa
giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố”
(Khoản 1, Điều 3 Chương 1, Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010
của Chính Phủ).
Theo Trần Tiến Khai (2015), sự khác biệt ở khía cạnh không gian, lãnh thổ, điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nông thôn so với thành thị được thể hiện qua
các đặc trưng riêng biệt như: Ở nông thôn có quy mô,dân số thấp, dân cư sống rải rác,
thưa thớt; không gian lãnh thổ ở nông,thôn rộng lớn, nhiều vùng địa lý đa dạng; điều
kiện tự nhiên ở nông thôn là vùng không gian mở, đa dạng điều kiện tự nhiên, đất,
nước, rừng, khí hậu, sinh cảnh môi trường. Nông,thôn là nơi có nguồn tài nguyên tự
nhiên sinh học, tính đa dạng sinh học cao, phong phú về sinh thái và cảnh quan thiên
nhiên đẹp; hoạt động,kinh tế ở nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp (các hoạt
động sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) và gần với các điều kiện tự

nhiên; thu nhập nông thôn thấp (hoạt động kinh tế kém đa dạng, tính rủi ro cao, lệ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên); khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành
thị chênh lệch khá lớn; hạ tầng cơ sở kỹ thuật ở nông thôn có hệ thống giao thông,
bến cảng, kho bãi, cơ sở hạ tầng, viễn thông liên lạc còn yếu kém; hạ tầng xã hội ở
nông thôn còn kém phát triển, hệ thống cơ sở dịch vụ công cho giáo,dục, y tế còn hạn
chế. Mặt bằng dân trí thấp; văn hóa ở nông thôn mang nét văn hóa truyền thống và
bản địa, các phong tục, tập quán cổ truyền mang tính đặc thù theo từng địa phương.


8

- Khái niệm nông thôn mới: Theo Nghị quyết số 26-NQ-TW của Trung ương,
NTM là khu vực nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã
hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái
được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người
dân ngày càng được nâng cao.
- Khái niệm phát triển nông thôn: Dower (2001, trang 31) định nghĩa “Phát triển
nông thôn là một quá trình thay đổi bền vững và có chủ ý về xã hội, kinh tế, văn hoá
và môi trường nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân địa phương”. Cộng
đồng Châu Âu cho rằng phát triển nông thôn thể hiện ở ba mục tiêu: một là, cải thiện
năng lực cạnh tranh của nông nghiệp; hai là, cải thiện môi trường và cảnh quan nông
thôn; ba là, cải thiện chất lượng đời sống nông thôn và khuyến khích đa dạng hoá các
hoạt động kinh tế. USDA (2006) định nghĩa phát triển nông thôn là “Cải thiện các
điều kiện của cộng đồng nông thôn một cách tổng thể, bao gồm kinh tế và chất lượng
cuộc sống ở các phương diện khác như môi trường, sức khoẻ, cơ sở hạ tầng và nhà
ở”. OECD (dẫn theo United Nations, 2007) cho rằng phát triển nông thôn chú trọng
sự khác biệt tính chất lãnh thổ, chủ đề phát triển và mang tính động, vì vậy nó phải
được hiểu trong một tiến trình trung hạn và dài hạn mang tính động về lịch sử và được

phản ảnh ở các khía cạnh thay đổi công nghệ, kinh tế và xã hội.
Theo Trần Tiến Khai, (2015), khái niệm về phát triển nông thôn chú trọng vào
bốn vấn để cốt lõi. Thứ nhất, về kinh tế: Phát triển một nông thôn đa dạng hóa nghề
nghiệp, tạo ra,nhiều cơ hội công ăn việc làm, tạo ra giá trị gia,tăng cho vùng. Thứ hai,
về văn hóa xã hội: Gìn giữ lưu truyền, tái hiện, xây dựng nét văn hóa truyền thống
gắn với tôn vinh tinh thần cội nguồn dân tộc dựa trên các nền tảng xã hội. Thứ ba, về
chính trị và thể chế: Đảm bảo quyền tự chủ, sở hữu cộng đồng, đảm bảo cơ chế phân
quyền và thể chế hóa sự tham gia công chúng, tính trật tự an ninh chính trị, cơ chế
gọn nhẹ đáp ứng nguyện vọng, mong đợi của công chúng, thúc đẩy được sự tự chủ


9

trong việc nắm bắt các cơ hội tiếp cận công bằng các quyền lợi trong hầu hết các dịch
vụ. Thứ tư, về môi trường: Chất lượng môi trường cảnh quan sạch và bền vững.
Nhìn chung, khái niệm về phát triển nông thôn bao hàm chuyển biến và tiến bộ
của nông thôn trên các phương diện kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và thể chế;
quan tâm toàn diện đến phúc lợi của cộng đồng ở nông thôn mà chính người nông
dân được thụ hưởng, bao gồm các lĩnh vực giáo dục, y tế, dịch vụ xã hội và cơ sở hạ
tầng kỹ thuật. Nói cách khác, các quan niệm phát triển nông thôn đều nhấn mạnh sự
kết hợp giữa việc cải thiện mức sống, kinh tế - xã hội cho cư dân nông thôn, nhất là
người nghèo và bền vững về môi trường; lấy con người làm trung tâm; và phát triển
đa ngành (Trần Tiến Khai, 2015).
- Khái niệm về sự tham gia của người dân: Sự tham,gia của người dân được tiếp
cận ở nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào hoạt động và mức độ tham gia của người
dân. Theo Florin, Paul (1990), “Sự tham gia của ngươi dân là một quá trình trong đó
các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong các tổ chức, chương trình và môi
trường ảnh hưởng đến họ”. Theo Setty (1991), “Sự tham gia của người dân là người
dân cùng với các cơ quan phát triển xây dựng chương trình hoạt động, lựa chọn ưu
tiên, khởi xướng và thực hiện các dự án bằng cách đóng góp ý kiến, mối quan tâm,

vật liệu, tiền bạc, lao động và thời gian”. Sự tham gia của người dân trong chương
trình xây dựng NTM là một quá trình mà Nhà nước và người dân cùng nhận một số
trách nhiệm cụ thể trong việc phát triển nông thôn và tiến hành các hoạt động để thực
hiện trách nhiệm của mình, mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân. Sự tham
gia của người dân trong chương trình xây dựng NTM là đảm bảo cho người nông
dân, người chịu ảnh hưởng từ chương trình, được tham gia quyết định chương trình
xây dựng NTM. Sự tham gia của người dân xây dựng NTM là tìm và huy động các
nguồn lực từ người dân để thực hiện chương trình, qua đó làm tăng lợi ích cho người
nông dân.
Theo định nghĩa của Andre, P; P. Martin và G. Lanmafankpotin (2012) thì “Sự
tham gia của người dân là một quá trình mà trong đó có những người dân thường


10

tham gia trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc”. Có thể chia thành 6 cấp độ tham gia
của người dân như sau:
o Thứ nhất, tham gia thụ động: Trong các hoạt động người dân thụ động tham
gia, bảo gì làm nấy, không quan tâm vào quá trình ra quyết định.
o Thứ hai, tham gia thông qua việc cung cấp thông tin: Thông qua việc trả lời
các câu hỏi điều tra của các nhà nghiên cứu, người dân không tham dự vào quá trình
phân tích và sử dụng thông tin.
o Thứ ba, tham gia như nhà tư vấn: Trong hoạt động này người dân được tham
vấn và đưa ra ý kiến về các vấn đề tại địa phương.
o Thứ tư, tham gia trong việc thực hiện: Trong các hoạt động người dân thành
lập nhóm để thực hiện những chương trình hay các dự án tại địa phương, tuy nhiên ở
cấp độ này họ không tham dự vào quá trình ra quyết định.
o Thứ năm, tham gia vào quá trình ra quyết định: Người dân chủ động tham
gia vào các quá trình phân tích và lập kế hoạch, được tham gia trực tiếp vào quá trình
ra quyết định tại địa phương.

o Thứ sáu, tự nguyện tham gia: Người dân tự thực hiện từ đầu mọi công việc,
lên kế hoạch và đánh giá các hoạt động, việc này được thực hiện không có sự hỗ trợ,
định hướng từ bên ngoài.


11

Hình 2.1 Sơ đồ mức độ tham gia của người dân
Nguồn: Andre, P; P. Martin và G. Lanmafankpotin (2012)
Theo Quỹ phát triển Nông nghiệp thế giới (IFAD, 2009) mục tiêu phát triển
nông thôn hướng đến cộng đồng mang lại cho cộng đồng và chính quyền địa phương
quyền kiểm soát các quyết định quy hoạch và các nguồn lực đầu tư. Sự tham gia tích
cực của người dân vào quá trình phát triển đã trở nên phổ biến hơn trong những năm
1990 và 2000. Phát triển có sự tham gia nhấn mạnh cách tiếp cận từ dưới lên chứ
không phải từ trên xuống, ưu tiên các mục tiêu trao quyền và ưu tiên nhu cầu của địa
phương.
Phát triển nông thôn theo hướng cộng đồng nhấn mạnh vai trò của các tổ chức
cộng đồng trong việc ra quyết định về quá trình phát triển kinh tế - xã hội có ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh kế của họ; cách tiếp cận từ dưới lên hiện đang được chú
trọng như một xu hướng mới, xem cộng đồng là chủ thể của sự thay đổi và là người


12

cộng tác trong phát triển. Từ đó, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào việc ra
quyết định; tăng cường sức mạnh và hiệu quả của các chương trình, dự án.
2.1.2. Vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng NTM
Sự tham gia của nông dân vào xây dựng NTM được coi như nhân tố quan trọng,
quyết định sự thành bại của tiếp cận phát triển dựa vào nội lực cộng đồng được thí
điểm trong chương trình NTM. Khi tham gia xây dựng NTM với sự hỗ trợ của Nhà

nước, người dân tại các cộng đồng dân cư nông thôn sẽ từng bước được tăng cường
kỹ năng, năng lực về quản lý, giám sát cộng đồng nhằm tận dụng các nguồn lực tại
chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân trong các hoạt động
xây dựng NTM phải đảm bảo nguyên tắc: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm,
dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò người dân phù hợp với
quan điểm của Nhà nước về việc “Lấy dân làm gốc”. Các nội dung thể hiện vai trò
tham gia của người dân trong xây dựng NTM được hiểu:
Dân biết: Là quyền lợi, nghĩa vụ và sự hiểu biết của người dân về những kiến
thức bản địa có thể đóng góp vào quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát
thiết kế các công trình hạ tầng nông thôn. Mặt khác, người dân có điều kiện tham gia
hiệu quả hơn vào các giai đoạn sau của quá trình xây dựng công trình; người dân nắm
được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công
trình, quy mô công trình, tiến độ xây dựng, yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách
nhiệm và quyền lợi của cộng đồng người dân được hưởng lợi.
Dân bàn: Bao gồm sự tham gia ý kiến của người dân liên quan đến kế hoạch
phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa
bàn, như: bàn luận mở ra một hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc
lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản
lý công trình, các mức đóng góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương
thức quản lý tài chính trong nội bộ cộng đồng dân cư hưởng lợi.
Dân làm: Chính là sự tham gia lao động trực tiếp từ người dân vào các hoạt
động phát triển nông thôn như: đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn, các hoạt động của


13

nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm, những công việc liên quan
đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp tham gia
vào quá trình cụ thể trong việc lập kế hoạch có sự tham gia cho từng hoạt động thi
công, quản lý và duy tu bảo dưỡng, từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người

dân có việc làm, tăng thu nhập, ngoài ra còn là cơ hội để người dân tham gia góp
công sức, của cải để xây dựng NTM. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, sức lao
động, vật tư, hiến đất hoặc đóng góp bằng trí tuệ.
Dân kiểm tra: Dân kiểm tra mọi vấn đề, mọi công việc đề ra là biểu hiện cao
nhất của tinh thần dân chủ. Từ chủ trương của Nhà nước đưa ra xây dựng hạ tầng
nông thôn hoặc như việc cấp đất, cấp vốn cho một đơn vị, cho đến hiệu quả đích thực
của các vấn đề đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế,
phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp và
các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính…đều phải
được dân kiểm tra, chất vấn, theo dõi, giám sát đến nơi đến chốn.
Dân hưởng lợi: Dân được hưởng những gì dân làm, dân đóng góp trong quá
trình xây dựng NTM.
Các nguyên tắc xây dựng NTM theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
NTM giai đoạn 2010 - 2020: Xây dựng NTM theo chuẩn mực là bộ tiêu chí quốc gia
NTM do Thủ tướng Chính phủ ban hành; phạm vi thực hiện là địa bàn cấp xã; cộng
đồng dân cư là chủ thể tham gia xây dựng NTM; chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng NTM là chương trình khung, tổng thể, bao trùm các mục tiêu về phát triển nông
thôn đã được xác định các nội dung cần thiết để đạt 19 tiêu chí.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc
Theo nghiên cứu của Trần Tiến Khai (2015), phong trào Làng mới là một sáng
kiến chính trị được Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hy triển khai vào năm 1970
để hiện thực hóa kinh tế nông thôn Hàn Quốc. Ngay từ khi bắt đầu phong trào Làng
mới, Chính phủ Hàn Quốc đã xác định 3 nhân tố chính để phát triển nông thôn là


14

“Chăm chỉ - Tự lực - Hợp tác”. Trong đó, chăm chỉ là động cơ tự nguyện của người
dân, không ngừng vượt qua khó khăn để tiến tới thành công; tự lực là ý chí bản thân,

tinh thần làm chủ, chịu trách nhiệm về cuộc sống và vận mệnh của bản thân; hợp tác
là nhận thức về mong muốn phát triển cộng đồng phải nhờ vào nỗ lực của tập thể.
Để tạo sự khích lệ và lấy lại niềm tin của người nông dân, phong trào Làng mới
Hàn Quốc đã đưa ra những nội dung rất thiết thực, tương đối dễ triển khai và nhanh
có kết quả như: Mở rộng, làm mới đường vào thôn xóm; mở rộng, làm mới đường
trong thôn; làm vệ sinh thôn xóm; xây dựng khu giặt giũ chung; đào giếng nước
chung; cải tạo mái nhà từ lợp rạ thành mái ngói, xi măng; cải tạo hàng rào quanh nhà
từ tường đất thành tường xây gạch, xi măng; sửa cầu; sửa hệ thống đập, sông ngòi.
Trong quá trình thực hiện, Chính phủ Hàn Quốc cung cấp xi măng, vật tư xây dựng;
bên cạnh đó, đất đai, vật kiến trúc và công lao động do chính người dân trong làng đó
bỏ ra, toàn bộ kế hoạch đều do chính Ủy ban làng đó quản lý. Kết quả có hơn 50% số
làng ở nông thôn đã được cải thiện rõ rệt; kế hoạch tiếp tục được đẩy mạnh triển khai
trên quy mô toàn quốc và phần lớn dựa vào nguồn quỹ dồi dào của xã và lực lượng
lao động có sẵn.
Bên cạnh hỗ trợ về vật chất cho các làng, các dự án nông thôn của phong trào
Làng mới còn đặc biệt quan tâm đến phát triển đội ngũ cán bộ cấp làng, cán bộ chính
quyền địa phương và Chính phủ cũng rất coi trọng việc xử lý cán bộ tham nhũng.
Cùng với chăm lo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chính phủ Hàn Quốc chú
trọng vào các dự án tăng thu nhập cho nông dân bằng việc hỗ trợ và khuyến khích
sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiều mặt hàng nông sản, tăng cường các cơ sở đào
tạo nghề nông. Từ kết quả phong trào Làng mới của Hàn Quốc, chúng ta có thể rút ra
một số kinh nghiệm như:
- Lấy sức dân là chính. Trong xây dựng NTM phải xác định rõ vai trò tự lực,
chủ đạo và phát huy được tiềm năng của người dân. Mặt khác, cần phải thường xuyên
tuyên truyền, vận động, kêu gọi người dân tinh thần đoàn kết, tự vươn lên, xóa bỏ tư


15

tưởng thụ động, trông chờ ỷ lại và bằng lòng với những gì hiện có. Bên cạnh đó là sự

đoàn kết gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm để cùng nhau vươn lên.
- Bước đầu nên chọn một vài địa phương làm điểm chỉ đạo, qua đó có kiểm tra,
đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng.
- Phát triển nông thôn là một quá trình lâu dài. Vì thế, lộ trình phát triển nông
thôn phải được hoạch định theo từng bước cụ thể, không nóng vội, từ đơn giản đến
phức tạp, có nội dung thực hiện cụ thể, phù hợp với trình độ, năng lực và kỹ năng của
cư dân nông thôn ở từng giai đoạn, có tổng kết kết quả thực hiện.
- Kịp thời trong công tác khen thưởng.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển nông thôn chuyên nghiệp,
bởi đặc thù công việc làm phải làm việc với nông dân, gắn bó với nông dân, thấu hiểu
nông dân. Do đó, cán bộ phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm
chất và sự tận tâm mới đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao ở khu vực
nông nghiệp, nông thôn.
- Xử lý nghiêm những cán bộ tham nhũng, tạo niềm tin trong nhân dân, đảm
bảo rằng tất cả vật lực, tài lực huy động từ các nguồn đều được sử dụng đúng mục
đích cho các dự án của chương trình xây dựng NTM.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ thông tin thị trường; thu hút đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nông thôn của Nhật Bản
Theo Trần Tiến Khai (2015) phát triển nông thôn của Nhật Bản trong giai đoạn
đầu của quá trình xây dựng NTM là việc xác định khu vực áp dụng để xây dựng
NTM; xây dựng cơ chế thúc đẩy các làng thành lập hiệp hội nhằm bàn bạc, trao đổi,
đề ra quy hoạch xây dựng nông thôn và thực hiện; hỗ trợ vốn cho công cuộc xây dựng
NTM. Ở những giai đoạn tiếp theo Chính phủ Nhật Bản đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ
tầng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và đời sống của người nông dân; thu hẹp


×