Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu điều chỉnh kết cấu diện tích rừng trồng keo tai tượng (acacia mangium) theo tuổi phục vụ cho điều chế rừng gỗ nhỏ và đánh giá công tác quản lý rừng tại lâm trường lương sơn thuộc công ty lâm nghiệp hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Trần Đình Mạnh

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH KẾT CẤU DIỆN TÍCH RỪNG
TRỒNG KEO TAI TƯỢNG (Acacia Mangium) THEO TUỔI
PHỤC VỤ CHO ĐIỀU CHẾ RỪNG GỖ NHỎ VÀ ĐÁNH GIÁ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG
LƯƠNG SƠN THUỘC CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TRẦN ĐÌNH MẠNH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH KẾT CẤU DIỆN TÍCH RỪNG
TRỒNG KEO TAI TƯỢNG (Acacia Mangium) THEO TUỔI
PHỤC VỤ CHO ĐIỀU CHẾ RỪNG GỖ NHỎ VÀ ĐÁNH GIÁ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG TẠI LÂM TRƯỜNG


LƯƠNG SƠN THUỘC CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. Vũ Nhâm

Hà Nội, 2010
Hà Nội - 2010


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, tự phục hồi. Trong tự nhiên,
rừng là hệ sinh thái bền vững, có giá trị nhiều mặt cả về kinh tế, xã hội và môi
trường. Thế nhưng trong những thập niên gần đây, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, diện tích rừng đã bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, để phục hồi và phát triển
nguồn tài nguyên quý giá này ngoài việc bảo vệ, nuôi dưỡng và áp dụng các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào những khu rừng đã bị khai thác, lạm dụng
chúng ta phải trồng rừng để thay thế những diện tích rừng đã mất nhằm đảm bảo
cho sự phát triển bền vững.
Trồng rừng là một việc hết sức quan trọng đối với ngành Lâm nghiệp, nhằm
cải tạo và phát triển môi trường sinh thái; đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm, đặc
sản khác cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Với tốc độ phát triển kinh tế như
hiện nay để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của con người về gỗ và lâm
sản theo dự tính: năm 2010 đạt 9,7 triệu m3 gỗ/năm, đến năm 2020 đạt 20 – 24 triệu

m3 gỗ/năm trong đó nhu cầu gỗ nhỏ là 10 – 14 triệu m3 gỗ/năm. Cung cấp gỗ nhỏ
cho chế biến ván dăm, ván ghép thanh đến năm 2010 trên 3,4 triệu m3; đến năm
2020 trên 8,3 triệu m3. Để đáp ứng được nhu cầu về gỗ trong tương lai đòi hỏi cần
có những biện pháp điều chỉnh kết cấu rừng trồng để rừng đáp ứng được những yêu
cầu của con người. Trong trồng rừng có nhiều mục đích khác nhau nhưng việc
nghiên cứu cơ sở khoa học để điều chỉnh kết cấu rừng theo tuổi phục vụ cho điều
chế rừng gỗ nhỏ theo mục đích kinh doanh là một vấn đề mới cần quan tâm nghiên
cứu.
Khoa học về điều chế rừng đã xuất hiện từ lâu và hình thành vào cuối thế kỷ
18 ở các nước phương Tây. Ở mỗi nước, tùy theo quan điểm, góc độ kinh doanh lợi
dụng rừng và trình độ kỹ thuật nên định nghĩa điều chế rừng có khác nhau. Định
nghĩa tổng quát theo GS. Rucareanu: “Điều chế rừng là khoa học và thực tiễn về tổ
chức rừng phù hợp với nhiệm vụ quản lý kinh doanh rừng”. Trong định nghĩa này tổ
chức rừng có nghĩa là ấn định cho nó một chế độ, một cơ cấu cụ thể về cấu trúc,


2

điều chế rừng ở đây chính là tổ chức sản xuất sinh vật học rừng. Đối tượng của điều
chế rừng là những lô rừng cụ thể, có cùng biện pháp kinh doanh. Điều chế rừng là
một môn khoa học mang tính ứng dụng của việc tổ chức rừng. Nó dựa trên cơ sở
quy luật phát triển sinh học của quần thể rừng để khai thác, nuôi dưỡng, bảo vệ,
phục hồi tái sinh rừng... tác động đúng hướng vào rừng để rừng luôn phát triển đi
lên, dẫn dắt rừng đi đến trạng thái cân bằng và do đó bảo đảm vốn rừng ổn định đạt
năng suất cao, các vai trò khác của rừng ngày càng được phát huy.
Tồn tại hiện nay trong điều chế rừng nói chung và điều chế rừng trồng nói
riêng có sự khác biệt, trong điều chế rừng trồng mục tiêu chính là sản lượng ổn
định, muốn vậy cần áp dụng phương pháp kinh doanh rừng theo cấp tuổi. Tuy vậy
trong thực tế sản xuất hiện nay các công ty lâm nghiệp tiến hành trồng rừng chưa
theo một kế hoạch chặt chẽ về diện tích để tạo ra mật độ và sản lượng ổn định, bởi

vậy các hộ dân tham gia trồng rừng không trồng đúng theo diện tích quy hoạch.
Như vậy, các công ty lâm nghiệp muốn có một sản lượng gỗ hàng năm ổn định thực
hiện điều chế rừng làm cơ sở tiến tới chứng chỉ rừng, việc nghiên cứu cơ sở khoa
học để điều chỉnh kết cấu rừng theo tuổi phục vụ cho điều chế rừng để có thể tiến
tới được cấp chứng chỉ rừng là việc làm cần tiến hành.
Điều chế rừng là một công cụ để quản lý rừng bền vững. Có rất nhiều các
khái niệm khác nhau về quản lý rừng bền vững nhưng những sai khác đó chỉ là
trong cách diễn đạt ngôn từ, nhưng cuối cùng đều hướng vào mô tả mục tiêu chung
của quản lý rừng bền vững đó là việc quản lý để đạt tới sự bền vững về kinh tế, xã
hội và môi trường.
Để góp phần giải quyết những tồn tại trên cả về mặt lý luận và thực tiễn tôi
tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu điều chỉnh kết cấu diện tích rừng trồng Keo
Tai tượng (Acacia mangium) theo tuổi phục vụ cho điều chế rừng gỗ nhỏ và đánh
giá công tác quản lý rừng tại Lâm trường Lương Sơn thuộc Công ty lâm nghiệp
Hoà Bình”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Cấu trúc rừng
Rất nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về cơ sở sinh thái của cấu
trúc rừng, mà tiêu biểu là Baur.G.N (1964)[1], tác giả đã tập trung nghiên cứu các
vấn đề sinh thái. Qua đó làm sáng tỏ khái niệm về hệ sinh thái rừng, đây là cơ sở để
nghiên cứu các nhân tố cấu trúc đứng trên quan điểm sinh thái học.
Trong những nghiên cứu về rừng trồng thì vấn đề cấu trúc, đặc biệt là phân
bố số cây theo đường kính, và phân chia tầng thứ được quan tâm nhiều hơn cả. Sở
dĩ như vậy vì, hai đặc trưng này ngoài việc phản ánh cấu trúc nội tại của lâm phần

làm căn cứ đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh, còn là cơ sở sử dụng các phương
pháp điều tra và thống kê tài nguyên rừng. Đối với rừng trồng thì cấu trúc rừng
được cho là đơn giản hơn, nhưng để đáp ứng được mục tiêu kinh doanh của các
công ty lâm nghiệp hiện nay với diện tích trồng rừng không thay đổi, cần thay đổi
và điều chỉnh cấu trúc rừng để tăng sản lượng và ổn định về sản phẩm. Để làm được
điều này chúng tôi nghiên cứu các quy luật phân bố giữa các nhân tố trong cấu trúc
tổ thành, dùng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động theo hướng có lợi đáp ứng
được mục đích kinh doanh.
1.1.1.1. Quy luật phân bố số cây theo đường kính
Quy luật phân bố số cây theo cỡ đường kính là quy luật cơ bản của lâm phần
và được các nhà Lâm học, điều tra rừng quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên phải kể đến
công trình nghiên cứu của Meyer (1934), Prodan (1949). Các tác giả này đã mô tả
phân bố số cây theo cỡ đường kính của rừng tự nhiên bằng phương trình toán học
dạng:
N = k.e-αdi
Phương trình này được gọi là phương trình Meyer hay hàm Meyer.

(1.1)


4

Tiếp đó, Naslunel (1936-1937) đã xác lập phân bố Charlier-A đối với phân
bố N-D của lâm phần thuần loài đều tuổi. Loetch (1973) dùng hàm Beta nắn phân
bố thực nghiệm, Roemisch (1975) nghiên cứu khả năng dùng hàm Gamma mô
phỏng sự biến đổi của phân bố N/D theo tuổi. J.L.F Batista và H.T.Z Docuto (1992)
trong khi nghiên cứu rừng nhiệt đới ở Maranhoo - Brazin đã dùng hàm Weibull mô
phỏng phân bố N-D.
1.1.1.2. Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính
Đây cũng là quy luật cơ bản và quan trọng trong hệ thống các quy luật cấu

trúc lâm phần. Qua nghiên cứu nhiều tác giả cho thấy, chiều cao tương ứng với mỗi
cỡ đường kính luôn tăng theo tuổi. Trong một cỡ kính xác định, ở các cấp tuổi khác
nhau cây rừng thuộc cấp sinh trưởng khác nhau. Tiurin.D.V (1927) đã phát hiện ra
quy luật này khi xác lập đường cong chiều cao ở các cấp tuổi khác nhau. Prodan.M
(1935) cho thấy độ dốc đường cong chiều cao có chiều hướng giảm dần khi tuổi
tăng lên.
Curtis.R.O đã mô phỏng quan hệ chiều cao với đường kính và tuổi theo dạng
phương trình: Logh = d + b1.1/d + b2.1/A + b3.1/dA

(1.2)

Tại từng tuổi nhất định dùng phương trình:
Logh = b0 + b1.1/d

(1.3)

Các tác giả như: Hohenadl; Krenn; Michailoff; Naslund, M; Anoutchin, NP;
Eckert, KH; Korsum, F; Levakovic, A; Meyer, H.A; Munller và V.Soest, J đã đề
xuất dùng các phương trình dưới đây:
h = a0 + a1d + a2d2

(1.4)

h - 1,3 = d2/(a + bd)2

(1.5)

h = a.bd; logh = a + b.logd

(1.6)


h = a.(1 – e-bd)

(1.7)

h = a + b.logd

(1.8)


5

h - 1,3 = a.(d/(1 + b))b

(1.9)

h - 1,3 = a.e-b/d.

(1.10)

log (h – 1,3) = loga + b.((loge)/d)

(1.11)

h = a(b.lnd – c.(lnd)^2)

(1.12)

h = a0 + a1d + a2logd


(1.13)

h = a0 + a1d + a2d2 + a3d3.

(1.14)

Như vậy, để biểu thị tương quan chiều cao với đường kính có thể sử dụng
nhiều dạng phương trình khác nhau. Việc lựa chọn phương trình thích hợp nhất cho
những đối tượng nào thì chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hai dạng phương trình được
sử dụng nhiều nhất để biểu thị đường cong chiều cao là phương trình Parabol và
Logarit.
1.1.1.3. Quy luật tương quan giữa Dt - D1.3
Một số nghiên cứu của các tác giả Zieger (1928), Cromer O.A.N (1948),
Miller (1953) … và phổ biến nhất là dạng đường thẳng.
1.1.2. Phương pháp kinh doanh rừng theo cấp tuổi
Phương pháp cấp tuổi được xây dựng trên cơ sở so sánh giữa tỷ lệ cấp tuổi
thực tế với tỷ lệ cần đạt tới (tiêu chuẩn). Tỷ lệ cấp tuổi được biểu thị bằng sự phân
bố diện tích theo cấp tuổi.
Ví dụ: Một khu rừng có diện tích 2.000ha với tuổi khai thác chính là 100
năm với kết cấu diện tích theo cấp tuổi như sau:
- Cấp tuổi I

1 - 20

600 ha

- Cấp tuổi II

21 - 40


500 ha

- Cấp tuổi III

41 - 60

300 ha

- Cấp tuổi IV

61 - 80

250 ha

- Cấp tuổi V

81 - 100

300 ha

- Cấp tuổi VI

(>100)

50 ha


6

- Diện tích mỗi cấp tuổi đạt tới theo mô hình tiêu chuẩn của loại hình trên là

2.000 ha: 5 (cấp tuổi) = 400ha. So sánh kết cấu diện tích theo các cấp tuổi của loại
hình trên với trạng thái chuẩn cần đạt ta được bảng sau đây:
Cấp tuổi

I

II

III

IV

V

VI

Số năm (từ... đến)

1/20

21/40

41/60

61/80

81/100

>100


Phân bố chuẩn (ha)

400

400

400

400

400

Phân bố cấp tuổi thực (ha)

600

500

300

250

300

50

+200

+100


-100

-150

-100

+50

Chênh lệch giữa cấp tuổi
thực so với chuẩn

700

ha

600

Thùc tÕ

500

Tiªu chuÈn

400
300
200
100
N¨m

Trong ví dụ trên biểu đồ cho thấy diện tích ở các cấp tuổi III đến V thấp

trong khi đó diện tích ở cấp tuổi I và II lại cao hơn so với trạng thái chuẩn. Trong
loại hình còn có 1 phần ở cấp tuổi VI trên tuổi khai thác chính nhưng diện tích này
cũng không bù lại được phần thiếu hụt ở cấp tuổi IV đến V.
Nếu hạ thấp tuổi khai thác chính xuống 80 năm hoặc nâng tuổi khai thác
chính lên 120 năm thì kết quả so sánh giữa phân bố thực tế với phân bố tiêu chuẩn
như sau:


7

Cấp tuổi
Phân bố thực tế (ha)
Phân bố tiêu chuẩn
với U = 80 năm
Phân bố tiêu chuẩn
với U = 20 năm
Chênh lệch trong trường
hợp U = 80 năm
Chênh lệch trong trường
hợp U =120 năm

I

II

III

IV

V


VI

600

500

300

250

300

50

500

500

500

500

334

333

333

334


333

333

+100

0

-200

-250

+300

+50

+266

+167

-33

-84

-33

-283

Trong trường hợp tuổi khai thác chính bằng 80 mặc dù diện tích cấp tuổi VI

ít nhưng vẫn xuất hiện tích luỹ trữ lượng rừng già ở cấp tuổi V và VI với diện tích
350ha. Sự thiếu hụt diện tích ở cấp tuổi III lại tăng gấp đôi so với trường hợp tuổi
khai thác chính bằng 100. Phần dư thừa diện tích ở cấp tuổi I được giảm đi và cấp
tuổi II không còn xuất hiện. Nếu xác định tuổi khai thác chính bằng 80 thì khả năng
đạt tới kết cấu tiêu chuẩn sớm hơn so với tuổi khai thác chính 100 và đặc biệt so với
trường hợp U=120 năm. Trường hợp tuổi khai thác chính là 120 năm thì lượng thiếu
hụt ở cấp tuổi VI quá lớn đến mức trong vòng 10 năm tới phải đình chỉ khai thác.
Sự so sánh trên cho thấy rằng khi một loại hình kinh doanh rừng ở cấp tuổi
lớn chiếm tỷ lệ ít thì việc nâng tuổi khai thác chính lên là một điều phi lý.
Việc tính toán lượng khai thác bằng phương pháp cấp tuổi dưới dạng cổ điển
nhất là đem toàn bộ diện tích của loại hình kinh doanh chia cho tuổi khai thác chính
và như vậy;
Diện tích khai thác hàng năm
LS 

S
U

và diện tích khai thác cho cả chu kỳ điều chế (10 năm) là


8

LS 10 

S
.10
U

Lượng khai thác biểu thị bằng trữ lượng được tính bằng cách lấy lượng khai

thác biểu thị bằng diện tích nhân với trữ lượng bình quân trên ha của các lâm phần
thành thục cộng với lượng tăng trưởng của các lâm phần này trong 5 năm.
Để xác định lượng tăng trưởng thường xuyên định kỳ trong 5 năm của những
lâm phần thành thục thường sử dụng biểu sản lượng phù hợp với loài cây và cấp đất
của loại hình kinh doanh đó. Trong trường hợp không có biểu sản lượng có thể sử
dụng biểu suất tăng trưởng(1), biểu lượng tăng trưởng thường xuyên hoặc thậm chí
có thể bỏ qua đại lượng này.
1.1.3. Điều chế rừng
Có nhiều khái niệm về Điều chế rừng .
- Người Đức quan niệm : Điều chế rừng (Forsteinrich-tung) là một môn khoa
học về điều tra giai đoạn về kế họach hoá trung hạn và dài hạn kiểm tra định kỳ hiệu
quả của quản lý kinh doanh nghề rừng (RICH - TER A . 1963)
- Người Anh cho rằng :Muốn Điều chế rừng (Manage-ment) trước hết phải
có chính sách lâm nghiệp để dựa và đó mà xác định mục tiêu đề ra các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, con người …cuối cùng xác định các biện pháp Điều chế và phúc tra
lại rừng (DAWKINSHC.1958) .
- Ở Mỹ, công tác điều chế rừng (Management) mới bắt đầu năm 1930, sau
chiến tranh thế giới lần thứ hai mới đẩy mạnh lên. Họ cho rằng: Điểu chế rừng là áp
dụng phương pháp công tác và những nguyên tắc của kỹ thuật nghề rừng để xử lý
một tài nguyên rừng. Đó là sự thiết lập, xếp đặt vào trật tự và giữ trong trật tự đó
công tác nghiệp vụ lâm nghiệp. Theo DAVIS K.P, 1952 thì Điều chế rừng là kết
quả của hạt nhân đường lối chính của nghề rừng.
- Ở Liên Xô, công tác Điều chế rừng bắt đầu theo khoảnh, sau đó dùng
phương pháp cấp tuổi. Từ 1926 đến 1948 dựa trên phương pháp cấp tuổi. Từ 1964,
xác định Điều chế rừng phải giải quyết 7 vấn đề, Theo BAICHIN A.A 1967, đó là


9

+ Nhiệm vụ quan trọng của Điều chế rừng là phân chia rừng trong trạng thái tự

nhiên, xây dựng phương án lâm phần.
+ Xác định loại cây cần nuôi dưỡng, gieo trồng, những chủng loại gỗ, (gỗ tròn)
cần dự kiến ở tuổi chặt chính.
+ Trong Điều chế theo phương pháp cấp tuổi, rừng ở cấp đất I đến cấp đất III
tạo thành một loại kinh doanh thương phẩm cỡ lớn.
+ Xác định phương hướng khai thác chính.
+ Điều tiết việc sử dụng gỗ trong các lâm trường là một trong những nhiệm vụ
quan trọng nhất của Điều chế rừng.
+ Các biện pháp lâm sinh được thiết kế trong Điều chế riêng như chăm sóc,
tiêu nước, canh tác, tác động đối với đất… là nội dung cở bản của hoạt động thực
tiễn về trồng rừng thâm canh.
+ Sự bắt đầu rõ rệt và nổi tiếng của công tác Điều chế rừng là tính thông kê và
tính thực tiễn.
- Người Rumani cho rằng: Điều chế rừng là một khoa học và thực tiễn về tổ
chức rừng phù hợp với nhiệm vụ quản lý kinh doanh rừng ( RUCAREANU N…
1967).
Từ thế kỷ thứ XIII khi rừng ở Trung Âu bị thu hẹp mạnh để đảm bảo cung
cấp gỗ liên tục, ổn định về sản lượng lý thuyết về điều chế rừng bắt đầu được hình
thành. Đến thế kỷ thứ XVIII trải qua quá trình tích lũy về lý luận và thực tiễn khoa
học điều chế rừng mới ra đời. Người đầu tiên đưa ra những cơ sở đúng đắn về điều
chế rừng là G.L.Hartig và H. Cotta vào thế kỷ XX, dựa trên học thuyết ban đầu về
điều chế rừng này nhiều nhà lâm nghiệp đã phát triển học thuyết này điển hình là
G.Hufel 1922, J.ch. Hundeshagen, Fr. ludeich 1922, Chr. Agner 1928 và H.
Nanquette 1960.
Theo F.C. O smaston, 1968, “Điều chế rừng của bất kỳ đơn vị kinh doanh
nào cũng đều bao gồm việc tổ chức và chỉ đạo các hoạt động cần thiết để đạt mục


10


tiêu của chủ rừng". Boulgenot. L, 1969 lại cho rằng “Điều chế 1 khu rừng
(Amenagement) là đề ra những điều muốn làm, cân nhắc những gì có thể làm và dự
đoán những cái phải làm".
FAO (1996) đã tổng kết kinh nghiệm điều chế rừng tự nhiên nhiệt đới. Có
5 kinh nghiệm đã được đưa ra là: (1)- Phải phân tích kỹ các yếu tố cơ bản của quá
trình điều chế rừng; (2)- Phải xác định hai khía cạnh tổ chức thời gian rừng (Luân
kỳ điều chế rừng và kế hoạch thời gian tác nghiệp hàng năm); (3)- Phải xác định rõ
tính pháp chế của phương án điều chế rừng; (4)- phải đảm bảo hài hoà giữa các mục
đích sản xuất, xã hội và môi trường; và (5)- phải có sự tham gia của các bên liên
quan trong việc điều chế rừng.
1.1.4 Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng
Khái niệm phát triển bền vững được đưa ra năm 1980 ấn phẩm “Chiến lược
Bảo tồn Thế giới”với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể
chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của
xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" nhưng cũng đủ để mọi người
nhận thức rõ ràng thế nào là phát triển bền vững. Từ đó các khái niệm về quản lý
rừng bền vững lần lượt ra đời.
Hội nghị Helsinki (1994) đã tuyên bố khái niệm về quản lý rừng vững của
ITTO năm 1990:
“ Quản lý rừng bền vững là qúa trình quản lý những diện tích rừng cố định
nhằm đạt được mục tiêu là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ
rừng mong muốn mà không làm giảm đáng để các giá trị di truyền và năng suất
tương lai của rừng, không gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường vật lý
và xã hội”(ITTO, 1990).
“Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng một cách hợp lý để
duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng, đồng
thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội của chúng trong hiện


11


tại cũng như trong tương lai, ở cấp địa phương, quốc gia, toàn cầu và không gây ra
những tác hại đối với các hệ sinh thái khác” ( Helsinki, 1994).
Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) đề xuất 10 nguyên tắc và các tiêu
chuẩn quản lý rừng. Uỷ ban phát triển bền vững (CSD) cũng đề nghị các chỉ thị
rừng bền vững. Tổ chức các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) và hội tiêu chuẩn Canada
(CSA) đã đưa ra hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp - tiêu chuẩn ISO 14000. IUCN
- hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên - khuyến cáo các tiêu chuẩn đảm bảo tính
đa dạng sinh học....
Theo Christopher Upton và Stephen Bass (1996), hầu hết các tiêu chuẩn
quản lý rừng do các tổ chức quốc tế đưa ra đều được chấp nhận ở mức cao. Trong
đó các tiêu chuẩn của FSC được coi là sát thực và có khả năng ứng dụng rộng rãi
hơn cả.
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong
ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và
Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển
của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng
những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".
Phát triển bền vững không chỉ là sự phát triển trên các mặt kinh tế xã hội
(KTXH) mà còn phải đặc biệt chú trọng đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
môi trường. Trong đó tài nguyên rừng - nguồn tài nguyên có tác động to lớn với đời
sống con người - cần được áp dụng các giải pháp để quản lý tốt nhằm cung cấp ổn
định và lâu dài các lợi ích cho con người.
Vào cuối những năm 1980, việc tẩy chay gỗ nhiệt đới gặp thất bại, trong một
số trường hợp lại gây ra hiệu ứng ngược. Hội nghị Thượng đỉnh thế giới tại Rio de
Janerio năm 1992 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cơ chế hiệu quả quản lý
rừng. Thay vì việc tẩy chay trước đó, họ đã muốn sử dụng thị trường để thúc đẩy lợi
ích xã hội, môi trường và hiệu quả kinh tế trong quản lý [25]. Lần đầu tiên, những
nhà môi trường, xã hội và kinh tế đã cùng nhau tham gia một chương trình quốc tế
bình đẳng và thành lập Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC). Cho đến nay, FSC



12

vẫn là một môi trường bình đẳng, thống nhất ý kiến chung cho các nhóm lợi ích
khác nhau.
Cùng với sự ra đời của FSC, một loạt các tổ chức khác cũng được thành lập:
PAN-EUROPEAN cho rừng tự nhiên toàn châu Âu (Helsinki); CIFOR (Trung tâm
nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế) cho rừng tự nhiên nói chung; ITTO (tổ chức quốc tế
về gỗ nhiệt đới) cho rừng tự nhiên nhiệt đới... Cộng đồng quốc tế đã tổ chức nhiều
hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước bảo vệ và phát triển rừng: Chiến lược
bảo tồn quốc tế (1980); Hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển
(UNCED, Riodejaneiro, 1992); Công ước buôn bán động thực vật quý hiếm
(CITES); Công ước đa dạng sinh học (CBD)... Nhiều định nghĩa QLRBV được đưa
ra, tuy nhiên hai định nghĩa phổ biến và được công nhận rộng rãi nhất là của ITTO
và trong tiến trình Hensinki.
Theo ITTO: “Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý những lâm phận ổn
định nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu quản lý đề ra một cách rõ ràng như
đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ rừng mong muốn mà không
làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không
gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường tự nhiên và xã hội”
Theo tiến trình Hensinki: “Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất
rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất,
khả năng tái sinh, sức sống của rừng trong quá trình thực hiện và trong tương lai,
các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội của rừng ở cấp địa phương, cấp quốc gia
và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với hệ sinh thái khác”.
Các định nghĩa trên đều tập trung vào các vấn đề chính là: quản lý rừng ổn
định bằng các biện pháp phù hợp nhằm đạt các mục tiêu đề ra, bảo đảm bền vững
về kinh tế, môi trường và xã hội. Các yếu tố của QLRBV là:
- Có khuôn khổ chính sách và pháp lý

- Sản xuất lâm sản bền vững
- Bảo vệ được môi trường.
- Đảm bảo lợi ích con người.


13

- Đối với rừng trồng, có các cân nhắc áp dụng cụ thể phù hợp.
1.1.4.1. Hội đồng quản trị rừng thế giới (FSC) và các tiêu chuẩn QLRBV
FSC là tổ chức uy tín nhất và có phạm vi rộng lớn trên toàn thế giới. FSC
được thành lập vào tháng 10/1993 tại Toronto – Canada bởi một nhóm gồm 130
thành viên khác nhau từ 26 quốc gia, bao gồm đại diện của các cơ quan môi trường,
các thương gia, các cộng đồng dân bản xứ, đại diện các ngành công nghiệp và các
cơ quan cấp chứng chỉ. Năm 1994 các thành viên sáng lập đã thông qua các nguyên
tắc và tiêu chuẩn FSC, cùng với Quy chế FSC (ngày nay gọi là By-Laws) áp dụng
đánh giá cho rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng ôn đới, nhiệt đới và mọi đối tượng
khác. Trụ sở chính đặt tại thành phố Bonn – Đức. Cấu trúc quản trị duy nhất dựa
trên các nguyên tắc sự tham gia, dân chủ, công bằng.
FSC có đại diện tại hơn 50 quốc gia. Thành viên FSC được chia thành nhóm
xã hội, nhóm môi trường và nhóm kinh tế, mỗi nhóm lại được chia ra thành nhóm
Bắc (các nước công nghiệp) và nhóm Nam (các nước đang phát triển). Bất kỳ ai hỗ
trợ cải thiện quản lý rừng trên thế giới đều có thể trở thành thành viên của FSC.
FSC ủy quyền cho 10 cơ quan trên thế giới cấp chứng chỉ có trụ sở tại Anh,
Mỹ, Hà Lan, Đức, Canada, Nam Phi, Thụy Sĩ. Tại Châu Á – Thái Bình Dương,
Công ty SmartWood/Rainforest Allliance và SGS Forestry thực hiện phần lớn việc
đánh giá và cấp CCR.
Các lợi ích FSC tạo ra:
- Lợi ích về môi trường: Đảm bảo cho tất cả mọi người tham gia vào
thương mại lâm sản rằng các đóng góp của họ sẽ giúp đỡ việc bảo tồn hơn là hủy
diệt rừng, con người và cuộc sống thông qua các hoạt động.

1. Bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị khác như nước, đất…
2. Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống nhất của rừng.
3. Bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm và môi trường sống của chúng.
- Lợi ích về xã hội: Đảm bảo quyền con người được tôn trọng. Nhiệm vụ
chính là yêu cầu có sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan khi xây dựng
bộ tiêu chuẩn quốc gia hay khu vực.


14

- Lợi ích về kinh tế: Đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt được cách sử
dụng tối ưu và chế biến tại chỗ các sản phẩm đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác
động tiêu cực đến môi trường nơi khai thác và chế biến.
FSC xây dựng 10 tiêu chuẩn cho QLRBV. Từ các tiêu chuẩn đó, các quốc
gia, khu vực tham gia vào tiến trình QLRBV và CCR sẽ xây dựng các bộ tiêu chuẩn
quốc gia riêng để đánh giá và phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình. Các bộ
tiêu chuẩn này cần phải được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sử dụng để
đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hoặc khu vực đó.
CCR được áp dụng cho tất cả các đơn vị quản lý rừng với các quy mô lớn
nhỏ bất kể là sở hữu nhà nước hay tư nhân. Đây là một quá trình hoàn toàn tự
nguyện của các chủ rừng. Tuy nhiên, đánh giá cấp CCR chỉ được áp dụng cho các
đơn vị đang quản lý rừng sản xuất và đang hoạt động quản lý kinh doanh. Để được
cấp CCR của FSC, chủ rừng phải chứng minh họ đã đáp ứng tất cả các quy tắc, tiêu
chuẩn trên. Thực chất CCR chính là chứng chỉ chất lượng ISO, là hiệu quả cuối
cùng của QLRBV, được FSC đề cập như là một “công cụ hữu hiệu, giúp cải thiện
quản lý rừng của thế giới” và “là công cụ chính sách mạnh mẽ nhất” trong quản lý
rừng. Khi được cấp CCR, chủ rừng sẽ được:
- Xuất khẩu lâm sản vào mọi thị trường khắt khe trên thế giới kể cả Tây Âu
và Bắc Mỹ với giá bán cao hơn.
- Rừng cùng với môi trường sinh thái và xã hội có liên quan đến rừng sẽ

được giữ gìn, bảo vệ và phát triển tốt hơn.
Bên cạnh đó, các đánh giá định kỳ của cơ quan cấp chứng chỉ sẽ giúp chủ
rừng tìm ra các điểm mạnh, yếu trong hoạt động kinh doanh của mình.
- CCR của FSC giúp bảo vệ thương hiệu và uy tín của chủ rừng với đối tác
kinh doanh, các tổ chức tài chính và các tổ chức cơ quan giám sát. Các tiêu chuẩn
FSC hợp lệ trên toàn thế giới, là tiêu chuẩn duy nhất không có rào cản đối với tổ
chức Thương mại thế giới (WTO).
FSC có hệ thống chứng nhận duy nhất được hỗ trợ bởi tất cả các nhóm môi
trường. Các nước Mỹ, Úc chỉ chấp nhận CCR của FSC bởi chỉ có FSC quy định:


15

* Cấm chuyển đổi rừng tự nhiên hoặc môi trường sống khác
* Nghiêm cấm việc sử dụng thuốc trừ sâu rất độc hại trên toàn thế giới
* Nghiêm cấm việc trồng cây biến đổi gen
* Tôn trọng quyền của người dân bản địa trên khắp thế giới
* Kiểm soát từng hoạt động chứng nhận ít nhất một năm một lần - và nếu bị
được phát hiện là không phù hợp thì giấy chứng nhận bị thu hồi.
1.1.4.2. Các loại chứng chỉ của FSC.
Có hai loại chứng chỉ do FSC cấp:
- Chứng chỉ quản lý rừng FSC/FM (FSC forest management certification)
- Chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm FSC/CoC (FSC chain of custody
certification )
1.1.4.3. Chứng chỉ quản lý rừng FSC/FM.
FSC không đánh giá cấp chứng chỉ. Quá trình đánh giá được thực hiện bởi
tổ chức độc lập gọi là cơ quan đánh giá quản lý rừng. Họ đánh giá quản lý rừng đối
với các nguyên tắc và tiêu chuẩn FSC cũng như các tiêu chuẩn quốc gia. Điều này
cho phép FSC vẫn độc lập với quá trình đánh giá và hỗ trợ tính toàn vẹn của hệ
thống chứng nhận FSC. Các tiêu chuẩn của FSC:

Tiêu chuẩn 1: Phù hợp với tất cả điều luật và công ước quốc tế.
Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm sử dụng đất
Tiêu chuẩn 3: Quyền người dân sở tại
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ công đồng và quyền của công nhân.
Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng
Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường
Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý
Tiêu chuẩn 8: Giám sát và đánh giá
Tiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao
Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng
Các tiêu chuẩn về xã hội là tiêu chuẩn 2, 3, 4, 5
Các tiêu chuẩn về môi trường là tiêu chuẩn 6, 7, 9


16

Các tiêu chuẩn về tuân thủ luật pháp là tiêu chuẩn 1 và 2
Các quá trình giám sát và quản lý là tiêu chuẩn 8, nguyên tắc này cũng liên
quan đến chuỗi hành trình sản phẩm.
Các khu rừng trồng: tiêu chuẩn 10
Các tiêu chuẩn liên quan đến kinh tế: tiêu chí và chỉ số của tiêu chuẩn được
thể hiện rõ ở hai nội dung đầu nhưng tiêu chuẩn kinh tế của nó lại không được thể
hiện rõ: giá chuyển đổi, giá cố định, hoạt động xã hội và môi trường có thể bị ảnh
hưởng bởi giá chuyển đổi trong ngành. Các tiêu chuẩn có liên quan: 5, 7 và 8.
Nếu chủ rừng tuân thủ đầy đủ các yêu cầu FSC, FSC sẽ trao chứng chỉ.
Nếu chủ rừng còn thiếu một số điều kiện, chủ rừng phải hoàn thành chúng
trong một thời gian cụ thể trước khi nhận chứng chỉ.
FM cũng được cấp cho rừng trồng thể hiện ở tiêu chuẩn 10.
Để thương mại lâm sản với logo FSC và yêu cầu bồi thường, người quản lý
rừng phải có chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm. Nó đảm bảo rằng sản phẩm có

nguồn gốc từ một khu rừng đã được cấp chứng chỉ cho người tiêu dùng.
* Số lượng CCR.
Hiện nay có 18 tổ chức độc lập được FSC ủy quyền cấp chứng chỉ FSC, thời
hạn chứng chỉ mỗi lần cấp có hiệu lực 5 năm và luôn kiểm tra chất lượng.
Đến tháng 3/2010 hơn 125 triệu ha rừng của hơn 80 quốc gia được chứng
nhận đạt các tiêu chuẩn của FSC, với gần 16000 chứng chỉ CoC. Canada dang dẫn
đầu thế giới với hơn 23 triệu ha rừng có chứng chỉ, sau đó đến Nga hơn 21 triệu ha
Biều đồ cơ cấu chứng chỉ FSC FM trên thế giới

rừng. Ước tính giá trị của sản phẩm dán nhãn FSC đạt trên 20 tỷ USD (2008) [24].

2%

3%

2%
35%

Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Châu Âu
Châu Á
Châu Phi

47%

Châu Đại Dương
11%

Hình 1.1: Biểu đồ cơ cấu chứng chỉ FSC/FM trên thế giới.



17

* Các tổ chức cấp chứng chỉ rừng khác.
Bên cạnh CCR do FSC cấp, cũng có nhiều quy trình CCR được khởi thảo
như quy trình CCR như PEFC (Chương trình chứng nhận các tổ chức CCR). Ở
Châu Á cũng có các Chương trình chứng chỉ quốc gia như Hội đồng chứng chỉ gỗ
(MTCC) ở Malaysia, Viện dán nhãn sinh thái Lambaga (LEI) ở Indonesia.
PEFC là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập vào năm
1999, khuyến khích QLRBV thông qua chứng chỉ độc lập của bên thứ ba. PEFC
đưa ra cơ chế đảm bảo với những người thu mua sản phẩm gỗ và giấy rằng họ đang
xúc tiến công tác QLRBV.
Hội đồng chứng nhận gỗ Malaysia (MTCS) bắt đầu hoạt động vào tháng 10
năm 2001, sử dụng phương pháp theo từng giai đoạn khi ngày càng nhiều thách
thức lớn trong quản lý các khu rừng nhiệt đới phức tạp. MTCS sử dụng tiêu chuẩn
của Malaysia và các tiêu chí bao gồm 9 quy tắc, 47 tiêu chuẩn và 6 tiêu chí. MTCS
có 10 thành viên, chỉ hoạt động trong phạm vi lãnh thổ Malaysia với diện tích rừng
được chứng nhận là 4,8 triệu ha.
Tổ chức Lembaga Ekolanbel Indonesia (LEI) được thành lập năm 1994 là
một tổ chức không được chính thức công nhận bởi FSC vì LEI không phải là cơ
quan cấp chứng chỉ, song LEI là một cơ quan thừa nhận một cách chính thức các cơ
quan cấp chứng chỉ ở Indonesia. Hiện tại LEI đã cấp 5 giấy chứng nhận cho rừng tự
nhiên gồm 885.000 ha và một cho rừng trồng với 159.000 ha..
Như vậy, rõ ràng CCR ở khu vực Nam Mỹ, Châu Á – Thái Bình Dương và
Châu Phi tiến rất chậm, diện tích được chứng chỉ chiếm diện tích rất nhỏ, chủ yếu là
chứng chỉ FSC. Phần lớn các nước trong các khu vực này kém phát triển, quản lý
rừng còn ở trình độ thấp, các chủ rừng không có đủ nguồn lực cải thiện quản lý
rừng để đạt tiêu chuẩn CCR, chi phí cho CCR cũng là một yếu tố hạn chế.
1.2. Ở Việt Nam

1.2.1. Cấu trúc rừng
Việc nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng đã có nhiều tác giả đề cập đến, nhìn
chung, những nghiên cứu này đều có cùng một hướng là, xây dựng cơ sở có tính


18

khoa học và lý luận phục vụ công tác kinh doanh rừng hiệu quả đáp ứng mục tiêu
ngày càng đa dạng. Những nghiên cứu này bước đầu nghiên cứu về mặt không gian
thời gian và định hướng nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng và sản lượng rừng đã được
các nhà khoa học khái quát lại dưới dạng mô hình toán học từ đơn giản đến phức
tạp, nhằm định lượng hoá các quy luật của tự nhiên, nhờ đó đã giải quyết được
nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng, đặc biệt là trong lĩnh vực trồng rừng tính toán
sản lượng cũng như xây dựng hệ thống các biện pháp kinh doanh nuôi dưỡng, làm
giàu rừng cho từng đối tượng cụ thể. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng trồng để điều
chỉnh và làm cơ sở cho xây dựng phương án điều chế để rừng phát triển ổn định.
1.2.1.1. Quy luật cấu trúc lâm phần
Cấu trúc rừng là một khái niệm dùng để chỉ quy luật sắp xếp tổ hợp của các
thành phần cấu tạo nên quần xã thực vật rừng theo không gian và thời gian. Cấu trúc
rừng bao gồm cấu trúc sinh thái, cấu trúc hình thái và cấu trúc tuổi.
1.2.1.2. Quy luật phân bố số cây theo đường kính (N-D)
Đối với rừng tự nhiên nước ta, Đồng Sỹ Hiền (1974)[10] đã dùng họ đường
cong Pearson biểu diễn phân bố số cây theo cỡ đường kính của rừng tự nhiên. Vũ
Nhâm (1988) [19] và Vũ Tiến Hinh (1990) [11] cho thấy, có thể dùng phân bố
Weibull với hai tham số để biểu thị phân bố N-D cho những lâm phần thuần loài,
đều tuổi như thông đuôi ngựa (pinus massoniana), thông nhựa (Pinus merkussii),
Mỡ (Manglietia glauca) và bồ đề (Styrax tonkinensis).
Nguyễn Ngọc Lung (1999) [16] khi nghiên cứu phân bố số cây theo cỡ
đường kính đã thử nghiệm 3 hàm phân bố: Poisson, Charlier, Weibull cho rừng
thông ba lá (Pinus kesiya) ở Việt Nam và rút ra kết luận: Hàm Charlier kiểu A là

hàm phù hợp nhất.
Tuy vậy, đối với rừng thuần loài đều tuổi nhiều tác giả đã chọn phân bố
Weibull để mô tả và xây dựng mô hình cấu trúc đường kính lâm phần.
1.2.1.3. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N-H)


19

Phân bố số cây theo chiều cao thường ít được các tác giả quan tâm hơn và
cũng được sử dụng ít hơn trong thực tế. Với các lâm phần thuần loài đều tuổi, phân
bố số cây theo chiều cao xét cho toàn lâm phần hay trong từng cỡ chiều cao đều có
dạng đường cong một đỉnh hơi lệch phải.
Theo nhiên cứu của nhiều tác giả, nếu lấy chiều cao bình quân làm đơn vị,
thì giới hạn thấp nhất về chiều cao là 0,69 và cao nhất là 1,16; hệ số biến động chiều
cao lâm phần khoảng 8%. Nguyễn Ngọc Lung (1999) [16] đã dùng hàm Charlier
kiểu A mô phỏng phân bố N-H cho lâm phần thông ba lá (Pinus kesiya) ở Việt Nam
và nhân thấy có 82% các ô tiêu chuẩn phù hợp.
Với rừng tự nhiên lá rộng nước ta, theo Đồng Sỹ Hiền (1974) [10], phân bố
chiều cao của từng loài cây hay lâm phần thường có nhiều đỉnh, phản ánh kết cấu
phức tạp của rừng tự nhiên. Hệ số biến động chiều cao với lâm phần tự nhiên từ 2540%, trong phạm vi loài từ 12-34%.
1.2.1.4. Quy luật tương quan giữa chiều cao với đường kính
Ở nước ta, Đồng Sỹ Hiền (1974) [10], đã thử nghiệm năm dạng tương quan
thường được nhiểu tác giả nước ngoài sử dụng là: (1.4), (1.6), (1.8), (1.13), (1.14),
và kết luận phương trình (1.6) thích hợp cho đối tượng rừng hỗn giao khác tuổi có
nguồn gốc tự nhiên.
Vũ Nhâm (1988) [19], dùng phương trình (1.8) xác lập quan hệ H/D cho mỗi
lâm phần làm cở sở lập biểu thương phẩm gỗ rừng thông đuôi ngựa. Vũ Tiến Hinh
(1990) [11],

dùng phương trình (1.8) xác lập quan hệ H/D cho các loài Mỡ, Sa


mộc, thông đuôi ngựa.
Như vậy, đối với rừng trồng thuần loài dạng phương trình được sử dụng
nhiều nhất để biểu thị đường cong chiều cao là phương trình Logarit.
1.2.1.5.Quy luật tương quan giữa Dt - D1.3


20

Dt là chỉ tiêu quan trọng để xác định không gian dinh dưỡng cho từng cây cá
thể. Quan hệ giữa Dt với D13 được nhiều tác giả đề cập và quan hệ này thường được
mô phỏng tốt theo dạng đường thẳng Dt = a + b*D1.3 (3.11)
Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đề tài chọn hàm (3.11)
để mô phỏng mối quan hệ giữa Dt và D13 của các mô hình.
1.2.2. Phương pháp kinh doanh rừng theo cấp tuổi
Ở Việt Nam các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu ứng dụng vào thực
tiễn sản xuất;
- Công ty Lâm nghiệp Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
- Công ty Lâm nghiệp Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
- Công ty Lâm nghiệp Cầu Ham, tỉnh Hà Giang
1.2.3. Điều chế rừng
Ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc điều chế rừng ít được chú ý mặc dù về
lý luận, có đưa môn điều chế rừng vào giảng dạy ở một số trường chuyên nghiệp.
Nhưng trên thực tế, điều chế rừng ít được áp dụng, một số nơi có làm điều chế
nhưng trên diện tích hẹp như điều chế rừng gỗ má ở Quảng ninh, điều chế rừng sót
ở Nam bộ.
Sau năm 1954 hòa bình lặp lại, điều chế rừng được thay bằng công tác điều
tra thiết kế kinh doanh rừng với đối tượng xây dựng phương án chủ yếu là các lâm
trường. Sau năm 1980, nhận thấy rằng công tác điều tra thiết kế kinh doanh rừng
không hoàn toàn thay thế được điều chế rừng, một chương trình điều chế rừng đã

được tổ chức trên phạm vi toàn quốc do FAO tài trợ đã đạt được một số kết quả
nhất định. Chương trình đã xây dựng được một số mô hình điều chế mẫu trên cơ sở
xây dựng phương án cho một số lâm trường Cô Ba, Nghệ an... Thông qua việc tổ
chức thực thi phương án phần nào đó giúp các 1âm trường quản lý tài nguyên rừng
và kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên có thể thấy, các phương án điều chế mẫu
lúc bấy giờ vẫn mang giáng dấp một phương án thiết kế kinh doanh rừng, hơn là


21

một phương án điều chế rừng. Việc xác định các yếu lố kỹ thuật điều chế rừng và
mô hình điều chế rừng được xây dựng chưa có đầy đủ cơ sở chắc chắn.
Nguyễn Văn Trương (1983)[26], đề xuất xây dựng mô hình cấu trúc rừng
chuẩn dựa trên cơ sở những mô hình hoàn thiện đã có trong tự nhiên và dưới tác
động điều tiết của con người; trong đó chú trọng đến điều tiết phân bố tổng diện
ngang và cấu trúc đứng của lâm phần mẫu. Theo Nguyễn Ngọc Lung (1983) trong
thực tiễn sản xuất, sau khi phân chia rừng thành các loại, mỗi loại thuần nhất về một
mặt nào đó như tổ thành, tầng thứ, phân bố số cây theo cỡ kính, có thể chọn được
một loại trong các lô tốt nhất, có trữ lượng cao, năng suất sinh trưởng tốt, tổ thành
cấu trúc hợp lý nhất, các thế hệ cây gỗ cũng cho phép có sản lượng ổn định, coi là
mẫu chuẩn tự nhiên. Quan điểm này có tính thực tiễn, để áp dụng trong sấn xuất và
nghiên cứu, theo hướng mô phỏng tự nhiên" là hướng tiếp cận nghiên cứu sinh thái
học hiện đại.Vũ Biệt Linh (1985) cho rằng kết cấu chuẩn lả mô hình kết cấu được
lấy làm mức cần phải đạt được trong mục tiêu tạo rừng cho mỗi loại rừng mục đích,
ở các giai đoạn phát triển khác nhau của mỗi loại rừng đó và đặc biệt là ở giai đoạn
đưa vào sử dụng.
Trần Văn Con (1992)[7], đề nghị ứng dụng mô phỏng đoán trong nghiên cứu
động thái rừng tự nhiên dựa trên tương quan giữa tổng số cây và tiết diện ngang
của lâm phần rừng khộp, tính toán các tham số phù hợp cho mỗi dạng cấu trúc để
xác định mật độ tối ưu của lâm phần.

Năm 1998, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Sứ quán Hà
Lan và WWF Đông Dương, Hội đồng quản trị rừng quốc tế (FSC) các tổ chức hội
thảo về quản lý rừng bền vũng và chứng chỉ rừng tại thành phố Hồ Chí Minh để làm
rõ các khái niệm, nguyên tắc, và tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững ở Việt Nam.
Trên cơ sở các khái niệm Quản lý rừng bền vững của ITTO, hiệp ước Helsilki và
các tiêu chuẩn cho vấn đề này của FSC quốc tế, một hệ thống gồm 10 tiêu chuẩn và
51 chỉ tiêu cho quản lý rừng bền vững ở Việt Nam đã được xây dựng và thông qua.


22

Trong thực tế đã minh chứng rằng nếu chỉ có các biện pháp quyền thống như
pháp luật, xây dựng các chương trình... thì khó có thể quản lý, bảo vệ được điện tích
rừng hiện còn. Quản lý rừng bền vững vừa đảm bảo các mục tiêu sản xuất vừa đảm
bảo giữ được các giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của rừng. Tiêu chuẩn Quốc gia
quản lý rừng bền vững là cơ sở để xác nhận quản lý và thực hiện chứng chỉ rừng ở
Việt Nam. Từ trước đến nay, đây là văn bản đầy đủ nhất được coi như thuốc thử để
đánh giá công tác quản lý rừng.
Nhìn chung, về lý luận cũng như thực tiễn điều chế rừng áp dụng ở Việt
Nam vẫn còn mới mẻ, còn có khoảng trống chưa được đề cập. Trong đó, việc áp
dụng các loại hình điều chế rừng trên một địa bàn cụ thể chưa được đi sâu nghiên
cứu, cụ thể là các công ty lâm nghiệp. Các nhà lâm nghiệp đều quan niệm. Điều chế
rừng lầ một môn khoa học. Một khoa học mang tính chất thực tiễn sâu sắc, nghĩa là
xuất phát từ thực tiễn xã hội, thực tế kinh tế - xã hội, thực tế của việc kinh doanh
nghề rừng và thực tế rừng núi ( nhất là quy luật phát triển của quần thể cây rừng) để
định nội dung và phương pháp tiến hành Điều chế rừng. Việc làm điều chế phải đạt
mục tiêu kinh tế, nhằm phát huy vai trò tác dụng của rừng ( cung cấp, phòng hộ, bảo
vệ môi trường và tác dụng của xã hội rừng). Tác dụng đó của rừng phải đảm bảo ổn
định liên tục, và đúng yêu cầu đề ra đồng thời luôn hướng về việc nâng cao năng
suất, phát huy tác dụng nhiều mặt của rừng.

1.2.4. Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng
Khái niệm “bền vững” được thế giới sử dụng từ những năm đầu thế kỷ 18 là
tiền đề cho QLRBV sau này, thì đến mãi cuối thế kỷ 20 Việt Nam mới dùng khái
niệm “điều chế rừng” để quản lý, kinh doanh lâm nghiệp. Đến nay, khái niệm này
vẫn được coi là công cụ truyền thống để quản lý rừng theo phương án điều chế thực
hiện theo những quy định trong Quyết định 40/2005/QĐ-BNN ngày 7/7/2005 của
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.
1.2.4.1. Tổ công tác quốc gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam (NWG)
Tháng 2/1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng 3 tổ chức quốc
tế phát động 1 phong trào QLRBV và CCR rộng rãi trong cả nước, thông qua hội


23

thảo quốc gia ngày 10-12/02/1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ Công tác Quốc
gia về chứng chỉ FSC ở Việt Nam (NWG) đã được thành lập gồm 12 thành viên
thực hiện chương trình hành động, đồng thời xây dựng tổ chức để hoạt động lâu dài
trong hệ thống thành viên của FSC nhằm thúc đẩy tiến trình QLRBV và CCR tại
Việt Nam. Ban đầu NWG trực thuộc Cục lâm nghiệp thuộc Bộ nông nghiệp và Phát
triển nông thôn. Từ năm 2001, theo quy chế của FSC, NWG trở thành một tổ chức
độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận thuộc Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (nay là
Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng).
Các hoạt động chủ yếu của NWG là:
- Dựa trên cơ sở 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí của FSC, hoàn thành dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia với 160 chỉ số phản ánh các đặc thù của Việt Nam, song vẫn
đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng của FSC. Đây là dự thảo lần 9 đã lấy ý kiến
nhiều chủ rừng, các cơ quan tổ chức liên quan, đã 2 lần mời chuyên gia FSC sang
dự hội thảo góp ý. Đang chờ ý kiến FSC thẩm định.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho chủ rừng, các bên liên
quan và cộng đồng dân cứ sống trong rừng, gần rừng.

- Nâng cao năng lực quản lý cho chủ rừng, năng lực hoạt động cho chuyên
gia Viện QLRBV và cán bộ lâm nghiệp.
- Đánh giá chất lượng quản lý rừng khu rừng.
- Tổ chức mạng lưới các mô hình QLRBV tự nguyện.
1.2.4.2. Các chính sách chính liên quan QLRBV.
Năm 2001, Chiến lược lâm nghiệp quốc gia (NFS) giai đoạn 2001-2010 đã
xác định quản lý và phát triển rừng theo hướng bền vững là hướng đi chủ chốt. Vào
đầu năm 2007, Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020 đã được ban
hành, trong đó quy định theo hướng phát triển rừng quốc gia với năm chương trình
lớn. Một lần nữa QLRBV là một trong ba chương trình trọng điểm của chiến lược
với mục tiêu 30% (8,4 triệu ha) diện tích rừng trồng sản xuất đến năm 2020 được
cấp chứng chỉ.


×