Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất rừng trồng sản xuất tại công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.2 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LỀU VŨ HIẾU

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LỀU VŨ HIẾU

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH


Chuyªn ngµnh: Lâm học
M· sè: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN QUANG BẢO

Hà Nội, 2012


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo hệ sau đại học của Trường Đại học
Lâm nghiệp, gắn công tác khoa học với thực tiễn đồng thời đánh giá kết quả
học tập, nghiên cứu, được sự nhất trí của Khoa sau đại học tôi tiến hành thực
hiện đề tài:
“Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất rừng trồng
sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình”.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học tôi
đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin được
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Quang Bảo đã trực tiếp tận tình
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp trong suốt thời gian qua.
Trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, công
nhân viên chức Trường Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình đúng thời gian
và nội dung đảm bảo theo đúng yêu cầu.
Trân trọng cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên

Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình, nơi tôi thực tập và nghiên cứu đề tài này.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Những
kết quả trong luận văn này đã được tính toán chính xác, trung thực và chưa có
tác giả nào công bố, những nội dung tham khảo, trích dẫn trong luận văn đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân mai, ngày 21 tháng 10 năm 2012
Tác giả đề tài
Lều Vũ Hiếu


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn …………………………………………………………………..i
Mục lục ………………………………………………………………………ii
Danh mục các từ viết tắt …………………………………………………….v
Danh mục các bảng …………………………………………………………vi
Danh mục các hình …………………………………………………………viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 3
1.1. Trên thế giới............................................................................................ 3
1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 4
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 8
2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................. 8
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................. 8
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 8

2.2.1. Đặc điểm điều kiện sản xuất lâm nghiệp tại Công ty Lâm nghiệp
Hòa Bình..................................................................................................... 8
2.2.2. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng của Công ty Lâm nghiệp Hòa
Bình ............................................................................................................ 8
2.2.3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của Công ty từ đó nghiên cứu
lựa chọn các nhân tố làm căn cứ quy hoạch sử dụng đất rừng trồng sản
xuất bền vững cho Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình .................................... 8
2.2.4. Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất phục vụ kinh doanh
rừng trồng cho Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình.......................................... 8
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 9


iii

2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 9
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 9
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI. CÔNG TY LÂM
NGHIỆP HÒA BÌNH ...................................................................................... 12
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 12
3.2. Điều tra điều kiện tự nhiên ................................................................... 17
3.2.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 17
3.2.2. Khí hậu thuỷ văn ............................................................................ 17
2.2.3. Địa chất.......................................................................................... 19
3.3. Đặc điểm xã hội .................................................................................... 19
3.3.1. Tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tới
địa phương ................................................................................................ 20
3.3.2. Tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương
đối với Công ty ......................................................................................... 22
3.4. Điều tra tình hình sản xuất lâm nghiệp từ trước đến nay của Công ty . 23
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 28

4.1. Đặc điểm điều kiện sản xuất lâm nghiệp tại Công ty Lâm nghiệp Hòa
Bình .............................................................................................................. 28
4.1.1. Đặc điểm điều kiện đất đai trồng rừng sản xuất: ........................... 28
4.1.2. Hiện trạng sử dụng đất đai, tài nguyên rừng của Công ty Lâm
nghiệp Hòa Bình....................................................................................... 28
4.2. Những thuận lợi, khó khăn trong kinh doanh và phát triển rừng trồng
sản xuất và nghiên cứu lựa chọn các nhân tố làm căn cứ quy hoạch sử dụng
đất cho Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình ....................................................... 35
4.2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong kinh doanh và phát triển rừng
trồng sản xuất tại Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình.................................... 35


iv

4.2.2. Các nhân tố làm căn cứ để đề xuất phương án quy hoạch sử dụng
đất rừng trống sản xuất cho Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình ................... 37
4.3. Đề xuất phương án quy hoạch đất rừng trồng sản xuất tại Công ty Lâm
nghiệp Hòa Bình .......................................................................................... 58
4.3.1. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công
ty ............................................................................................................... 58
4.3.2. Quy hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên rừng cho Công ty ............. 62
4.3.3. Quy hoạch các biện pháp sản xuất kinh doanh .............................. 64
4.3.4. Tổng hợp vốn đầu tư và hiệu quả sản xuất .................................... 81
4.3.5. Quy hoạch một số giải pháp thực hiện ........................................... 84
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ .......................................................... 88
1. Kết luận .................................................................................................... 88
2. Tồn tại ...................................................................................................... 89
3. Kiến nghị.................................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết thông thường

Viết tắt
NN & PTNT
BTN&MT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Bộ Tài nguyên và môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Uỷ ban nhân dân

QĐ - BNN

Quyết định của Bộ Nông nghiệp


KTXH

Kinh tế xã hội

SXKD

Sản xuất kinh doanh

CBCVN

Cán bộ công nhân viên

PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

Tr.đ

Triệu đồng

HTSX

Hỗ trợ sản xuất

QĐTL

Quyết định thành lập

TTg


Thủ tướng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên biểu

TT

Trang

3.1

Chi tiết diện tích Công ty quản lý

15

3.2

Lực lượng lao động hiện tại

16

3.3

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2009-2011

26


4.1

Số liệu diện tích được UBND tỉnh giao theo Quyết định

29

4.2

Số liệu hiện trạng tài nguyên phân theo 3 lại rừng

29

4.3

Diện tích biến động trong quá trình quản lý

30

4.4

Chi tiết diện tích Công ty giữ lại để sản xuất và dự kiến trả lại
địa phương

31

4.5

Hiện trạng tài nguyên Công ty đang quản lý

32


4.6

Tổng hợp diện tích, sản lượng rừng từ năm thứ 3 trở đi

34

4.7

4.8
4.9

Chi phí đầu tư cho 01 ha rừng sản xuất trồng quốc doanh
Cây Keo lai

40

Chi phí đầu tư cho 01 ha rừng sản xuất trồng quốc doanh
Cây Bạch đàn mô

45

Phân loại gỗ rừng trồng tại Công ty lâm nghiệp Hòa Bình

42

4.10 Định mức chi phí khai thác cho 01 m3 gỗ rừng trồng

46


4.11 Năng suất bình quân cho 01 ha rừng trồng quốc doanh

47

4.12 Bảng giá bán 01m3 gỗ tại bãi 1

48

4.13 Hiệu quả SXKD mô hình trồng rừng quốc doanh

49

4.14

4.15

Chi phí đầu tư cho 01 ha trồng rừng liên doanh trên đất của
Công ty, loài cây Keo tai tượng

52

Chi phí đầu tư cho 01 ha trồng rừng liên doanh trên đất của
Công ty, loài cây Keo lai

4.16 Hiệu quả SXKD của mô hình trồng rừng liên doanh trên đất của

54
56



vii

Công ty
4.17 Một số chỉ tiêu kinh tế của các mô hình trồng rừng sản xuất

57

4.18 Dự kiến diện tích, sản lượng khai thác 2012 - 2018

59

4.19 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2018 của Công ty

62

4.20 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2012 – 2018

65

4.21

4.22

4.23

4.24

Tổng hợp giá thành và nhân công cho trồng và chăm sóc
1 ha rừng
Tiến độ thực hiện, vốn đầu tư cho công tác trồng và chăm sóc

rừng giai đoạn 2012 - 2018

4.27

4.28

4.29

72

Tiến độ thực hiện, vốn đầu tư cho công tác khoanh nuôi, bảo vệ
rừng giai đoạn 2012 - 2018

73

Quy hoạch trồng rừng theo 2 mô hình sản xuất
giai đoạn 2012 - 2018

4.25 Tổng hợp giá thành và nhân công cho bảo vệ 1 ha rừng trồng
4.26

72

74
77

Tiến độ thực hiện, vốn đầu tư cho công tác bảo vệ rừng giai
đoạn 2012 - 2018

78


Tổng hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận cho
1 m3 gỗ rừng trồng

9

Tiến độ thực hiện, doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho hoạt động
khai thác gỗ giai đoạn 2012 - 2018

80

Tổng hợp vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh giai
đoạn 2012 - 2018

4.30 Tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2012 - 2018

82
83


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
TT

Tên hình

3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Trang

14


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên quý báu của quốc gia, là một bộ phận quan
trọng của môi trường sống, có giá trị lớn đối với nền kinh tế đất nước và gắn
liền với đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người
trong những thập kỷ gần đây đã làm tài nguyên rừng bị suy giảm nhanh chóng
về số lượng và chất lượng. Rõ ràng, vai trò của rừng không những được đánh
giá trên khía cạnh kinh tế thông qua những sản phẩm trước mắt thu được mà
còn tính đến những lợi ích về môi trường, xã hội. Bất kỳ sự tác động nào đến
rừng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nghề rừng và sự phát triển kinh tế xã hội
và môi trường. Quản lý tài nguyên rừng bền vững, lâu dài là yêu cầu cấp thiết
đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Xây dựng phương án quy
hoạch hợp lý, khả thi với các đối tượng quy hoạch là yêu cầu cấp thiết đối với
tổ chức sản xuất lâm nghiệp.
Cùng với sự đổi mới kinh tế của đất nước hệ thống Lâm trường quốc
doanh cũng phải chuyển đổi về cơ chế, tổ chức quản lý, hình thức hoạt động
để phù hợp với cơ chế thị trường. Trong đó vấn đề quản lý, sử dụng đất lâm
nghiệp là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Có thể nói,
quá trình sắp xếp, đổi mới, chuyển đổi lâm trường quốc doanh đã mang lại
những kết quả nhất định. Đến nay tất cả các công ty lâm nghiệp hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 đã chuyển đổi thành công ty
TNHH một thành viên lâm nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu.
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình là doanh nghiệp
quốc doanh đóng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có nhiệm vụ đóng góp đáng kể
nhu cầu về nguồn nguyên liệu công nghiệp cho các Công ty chế biến lâm sản
và nhu cầu lâm sản khác cho kinh tế địa phương và cho nền kinh tế quốc dân.

Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh và những kết quả đạt được của
Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình vẫn còn nhiều hạn chế


2

và tồn tại. Những tồn tại này làm cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy việc xây dựng một phương án quy hoạch
lâm nghiệp hợp lý là cơ sở để Công ty quản lý tài nguyên rừng hiệu quả toàn
diện, bảo vệ môi trường sinh thái, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của Cán
bộ công nhân viên Công ty cũng như của người dân địa phương sống trong
khu vực Công ty quản lý.
Xuất phát từ thực tiễn, để góp phần vào nghiên cứu, xây dựng công tác
quy hoạch, làm căn cứ cho việc phát huy vai trò quan trọng của Công ty đối
với sự phát triển lâm nghiệp của doanh nghiệp nói riêng và của tỉnh Hoà Bình
nói tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch sử
dụng đất rừng trồng sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên Lâm
nghiệp Hòa Bình”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Sự phát triển của quy hoạch lâm nghiệp gắn liền với sự phát triển của kinh
tế tư bản chủ nghĩa. Do nhiều ngành kinh tế phát triển nên nhu cầu về gỗ ngày
càng tăng. Sản xuất gỗ đã tách khỏi nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Thực
tế sản xuất lâm nghiệp đã không còn bó hẹp trong sản xuất gỗ đơn thuần mà cần
phải có ngay những lý luận và biện pháp nhằm đảm bảo thu hoạch lợi nhuận lâu

dài của các chủ rừng. Hệ thống về lý luận quy hoạch lâm nghiệp và điều chế
rừng đã được hình thành, phát triển trong hoàn cảnh như vậy.
Đến thế kỷ 18, phạm vi quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ giải quyết các
việc “Khoanh khu chặt luân chuyển” có nghĩa là đem trữ lượng hoặc diện tích
tài nguyên chia đều cho từng năm của chu kỳ khai thác và tiến hành khoanh
khu chặt luân chuyển theo trữ lượng hoặc diện tích. Phương thức này phục vụ
cho phương thức kinh doanh rừng chồi, chu kỳ khai thác ngắn.
Sau cách mạng công nghiệp, vào thế kỷ 19 phương thức kinh doanh
rừng hạt ra đời với chu kỳ khai thác dài và phương thức “Khoanh khu chặt
luân chuyển” nhường chỗ cho phương thức “Chia đều” của Hartig. Phương
thức của Hartig đã chia chu kỳ khai thác thành nhiều thời kỳ lợi dụng và trên
cơ sở khống chế lượng chặt hàng năm. Đến năm 1816 xuất hiện phương pháp
phân kỳ lợi dụng của H.Cotta, ông đã chia chu kỳ khai thác thành 20 thời kỳ
lợi dụng và cũng lấy đó để khống chế lượng chặt hàng năm.
Phương pháp “Bình quân thu hoạch” và sau này là phương pháp “Cấp
tuổi” chịu ảnh hưởng của “Lý luận rừng tiêu chuẩn”, có nghĩa là yêu cầu rừng
có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như về diện tích và trữ lượng khai thác.
Hiện nay công tác kinh doanh rừng này được dùng phổ biến ở các nước có tài
nguyên rừng phong phú.


4

Cuối thế kỷ 19, phương pháp “Lâm phần kinh tế” của Judeich xuất
hiện, quan điểm của phương pháp này không căn cứ vào tuổi rừng mà dựa
vào đặc điểm cụ thể của mỗi lâm phần tiến hành phân tích xác định sản lượng
và biện pháp kinh doanh.
Hai phương pháp “Bình quân thu hoạch” và “Lâm phần kinh tế” chính
là tiền đề của hai phương pháp tổ chức kinh doanh và tổ chức rừng khác nhau.
Phương pháp “Bình quân thu hoạch” mà sau này là phương pháp “Cấp

tuổi” chịu ảnh hưởng của “lý luận rừng tiêu chuẩn” có nghĩa là yêu cầu rừng
phải có kết cấu tiêu chuẩn về tuổi cũng như diện tích và trữ lượng vị trí và
đưa vào các cấp tuổi cao vào diện tích khai thác. Hiện nay phương pháp kinh
doanh rừng này được áp dụng phổ biến ở các nước có tài nguyên rừng phong
phú. Còn phương pháp “Lâm phần kinh tế” và hiện nay là phương pháp “Lâm
phần” không căn cứ vào tuổi rừng mà căn cứ vào đặc điểm cụ thể của mỗi
lâm phần tiến hành phân tích xác định sản lượng và biện pháp kinh doanh,
phương thức điều chế rừng. Cũng từ phương pháp này còn phát triển thành
“Phương pháp kinh doanh lô” và “Phương pháp kiểm tra”.
1.2. Ở Việt Nam
Quy hoạch lâm nghiệp áp dụng ở nước ta từ thời kỳ Pháp thuộc. Như
việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi...
Từ năm 1955 - 1975, công tác điều tra phân loại đất và phân loại rừng
đã được tổng hợp một cách có hệ thống trong phạm vi miền Bắc. Sau năm
1975, các số liệu nghiên cứu về phân loại đất, phân loại rừng mới được từng
bước thống nhất trong cả nước. Xung quanh chủ đề phân loại đất đã có nhiều
công trình triển khai thực hiện trên các vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến 1986,
Đỗ Đình Sâm 1994..). Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên mới chỉ
dừng lại ở mức độ nghiên cứu cơ bản, thiều biện pháp đề xuất cần thiết để sử
dụng đất, công tác điều tra phân loại đã không gắn liền với công tác sử dụng


5

đất. Nhừng thành tự về nghiên cứu đất đai trong giai đoạn trên là cơ sở quan
trọng góp phần bảo vệ, cải tạo, quản lý và sử dụng đất đai một cách có hiệu
quả trong cả nước.Ở nước ta vấn đề quy hoạch sử dụng đất cho cấp vi mô có
sự tham gia của người dân mới được nghiên cứu áp dụng. Liên quan đến quy
hoạch sử dụng đất cấp vi mô có một số công trình tiêu biểu như Nguyễn Bá
Ngãi, Lê Sĩ Trung (đề tài tiến sĩ) và một số luận văn cao học và các tài liệu

hướng dẫn áp dụng cho các dự án đầu tư quốc tế (Đức, Thụy Điển...).Năm
1975 - 1990, công tác quy hoạch lâm nghiệp mới tiến hành cơ thám, mô tả
ước lượng tài nguyên rừng và chỉ dừng lại ở việc cải tiến các phương pháp
quy hoạch để phù hợp với trình độ và thực tế tài nguyên rừng của nước ta.
Từ năm 1990 đến nay, công tác quy hoạch lâm nghiệp mới chỉ tiến
hành sơ thám, mô tả để ước lượng tài nguyên hiện có, phát triển vốn rừng và
đưa nghề rừng trờ thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu phát triển
kinh tế của đất nước. Vì vậy công tác quy hoạch sản xuất lâm nghiệp ngày
càng được quan tâm nhiều hơn. Ngày 8/7/1999, chính phủ ban hành nghị định
52/1999/NĐ-CP về việc ban hành các quy chế đầu tư và xây dựng. Do đặc thù
ngành lâm nghiệp (địa bàn rộng, địa hình chia cắt phức tạp, tư liệu sản xuất là
đất đai,...) nên các phương án quy hoạch có những đặc thù riêng biệt. Các
công trình quy hoạch lâm nghiệp lâu nay vẫn được coi là “Các công trình quy
hoạch và chuẩn bị đầu tư”. Căn cứ vào mức độ và tính chất quy hoạch có thể
phân chia thành các loại sau:
- Quy hoạch sơ bộ: Xây dựng các kế hoạch dài hạn mang tính chiến
lược, trong đó đánh giá tình hình hoạt động và dự báo xu thế phát triển chung
của ngành trên phạm vi thế giới, quốc gia hay lãnh thổ. Đây là những nội
dung cơ bản mang tính chất định hướng cho quy hoạch phát triển ngành trong
cả thời kỳ quy hoạch, làm cơ sở cho việc triển khai các bước tiếp theo.


6

- Quy hoạch tổng thể: Nhằm đánh giá chính xác tiềm năng thông qua các
yếu tố cần thiết cho mục tiêu phát triển tổng thể. Quy hoạch tổng thể là cơ sở
cho việc lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và hoàn thiện các cơ chế
chính sách, tổ chức quản lý sản xuất của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã
hội. Quy hoạch phát triển ngành bao gồm các công trình mang tính chất
chuyên ngành và các công trình này đòi hỏi sự phối hợp liên ngành nhằm

tránh sự chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành.
- Quy hoạch chi tiết: Là những dự án đầu tư được xây dựng cho từng
công trình cụ thể, khi được cấp thẩm quyền phê duyệt sẽ được ghi vào kế
hoạch chuẩn bị đầu tư.
Theo các cấp quản lý, quy hoạch lâm nghiệp được chia thành các cấp sau:
- Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh: Bao
gồm quy hoạch cho các Tổng Công ty lâm nghiệp, Công ty lâm nghiệp, Lâm
trường, các khu rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên,... Các nội dung quy
hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý sản xuất kinh doanh là khác nhau tùy
theo điều kiện cụ thể của mỗi đơn vị và thành phần kinh tế tham gia vào sản
xuất lâm nghiệp.
- Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ: Ở nước ta,các cấp
quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành chính: Từ toàn quốc tới
tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương); huyện (thành phố trực thuộc tỉnh, thị
xã, quận) và xã (phường). Để phát triển, mỗi đơn vị đều phải xây dựng
phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển
các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển xã hội,...
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh rừng như các Lâm trường, các
Công ty lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp luôn giữ vai trò rất quan trọng, nó
là phương án thực hiện kinh doanh trong một thời gian nhất định. Các bước
thực hiện một bản phương án quy hoạch:


7

- Thu thập tài liệu cơ bản (bản đồ, tài nguyên, một số quy luật lâm sinh
và những thông số cơ bản về tăng trưởng quần thể, cấu trúc, khả năng tái
sinh,... dân số và lao động tại chỗ).
- Xác định các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh (chỉ tiêu về khai thác, nuôi
dưỡng, làm giàu rừng, trồng rừng, các chỉ tiêu sản xuất nông nghiệp và nông

lâm kết hợp).
- Xây dựng phương án quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp.
Song song với việc tiến hành áp dụng các công tác quy hoạch lâm
nghiệp trong thực tiễn sản xuất, môn quy hoạch cũng được đưa vào giảng dạy
ở các trường đại học. Trước năm 1975, bài giảng của môn này ở miền Bắc
chủ yếu dựa vào giáo trình Điều tra thiết kế quy hoạch rừng dịch từ giáo trình
của Trung Quốc và ở miền Nam là giáo trình Điều chế rừng của nước ngoài.
Nội dung của giáo trình chủ yếu phục vụ cho việc tổ chức sản xuất kinh
doanh và tổ chức rừng đồng tuổi, ít loài cây phù hợp với điều kiện tài nguyên
rừng nước ta, có một bộ phận rất lớn rừng tự nhiên khác tuổi, nhiều loài cây.
Đồng thời mới chỉ dừng lại ở tổ chức kinh doanh rừng chưa giải quyết sâu sắc
về tổ chức quản lý rừng.
Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001 – 2010 và gần đây là
chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã được
Chính phủ phê duyệt trong đó có quy hoạch phát triển lâm nghiệp theo vùng
(vùng gỗ trụ mỏ Đông Bắc – vùng nguyên liệu giấy sợi trung ương,...), quy
hoạch các Lâm trường, Công ty trung tâm miền núi phía Bắc, quy hoạch các
nhà máy chế biến ván ép, ván dăm, nhà máy chế biến bột giấy, nhà máy chế
biến giấy,...
Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của các nước khác thì quy hoạch
lâm nghiệp của nước ta hình thành và phát triển muộn hơn. Hiện nay, công
tác này đang trong giai đoạn tiếp tục vừa tiến hành vừa nghiên cứu áp dụng.


8

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung

Góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng và sử dụng đất bền
vững tại Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình (Từ nay gọi tắt
là “Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình”).
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, hiện trạng sử
dụng đất và tài nguyên rừng của Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình nhằm xác
định được những lợi thế, thách thức và nhu cầu phát triển sản xuất trong thời
gian tới của Công ty.
- Đề xuất giải pháp quy hoạch và nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng
trồng tại Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình theo hướng sử dụng có hiệu quả và
phát triển bền vững tài nguyên rừng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm điều kiện sản xuất lâm nghiệp tại Công ty Lâm nghiệp
Hòa Bình
2.2.2. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng của Công ty Lâm nghiệp Hòa
Bình
2.2.3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của Công ty từ đó nghiên cứu
lựa chọn các nhân tố làm căn cứ quy hoạch sử dụng đất rừng trồng sản
xuất bền vững cho Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình
2.2.4. Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất phục vụ kinh doanh rừng
trồng cho Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình


9

2.2.4.1. Xác định phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty
Lâm nghiệp Hòa Bình
2.2.4.2. Quy hoạch sử dụng đất đai
2.2.4.3. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh
2.2.4.4. Tổng hợp vốn đầu tư và hiệu quả

2.2.4.5. Quy hoạch các biện pháp thực hiện
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Phương pháp kế thừa chọn lọc
- Thu thập các văn bản dự án, báo cáo tổng kết hàng năm.
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội,
lược sử hình thành và phát triển của Công ty.
- Thu thập hệ thống bản đồ.
2.3.1.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
- Phỏng vấn các cán bộ và người dân xung quanh khu vực Công ty
quản lý theo phương pháp PRA.
- Lập ô tiêu chuẩn 400m 2 (20 m x 20 m) đối với rừng trồng để đo đếm
các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng: Chiều cao vút ngọn (H vn ), chiều cao dưới
cành (H dc ), đường kính ngang ngực (D 1.3 ), đường kính tán (D t )…
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Tổng hợp phân tích các số liệu điều tra thực địa và ghi vào các bảng
biểu để làm cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai tài nguyên rừng.
- Tính toán các giá trị bình quân của một số chỉ tiêu như: H bq , D bq theo
phương pháp bình quân gia quyền.


10

- Qua đó xác định được trữ lương (M) cho các loại rừng trồng, với rừng
tự nhiên xác định được trữ lượng thông qua tổng tiết diện ngang thân cây
(  g ), chiều cao vút ngọn và hình số thân cây.
- Dựa vào định mức công việc, tiềm năng nguồn lực từ đó xác định tiến
độ các hoạt động sản xuất.
- Đề xuất phương án quy hoạch sản xuất dựa vào:
+ Kết quả điều tra điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và hiện

trạng tài nguyên rừng của Công ty.
+ Phương hướng, mục tiêu phát triển chung của vùng Bắc Bộ, của tỉnh
Hòa Bình và của Công ty.
+ Các định mức, đơn giá, chỉ tiêu kinh tết kỹ thuật và vốn đầu tư hàng
năm, định kỳ của Công ty.
- Dự đoán đánh giá hiệu quả kinh tế:
+ Phương pháp tĩnh: Coi các yếu tố chi phí là kết quả độc lập tương
đối, không chịu tác động của các nhân tố thời gian.
 Tổng lợi nhuận: P = T n - C p
 Tỷ suất lợi nhuận: P cp =

P
Cp

 Hiệu quả vốn đầu tư: P v =

P
Vđt

Trong đó: P : tổng lợi nhận 1 năm
T n : tổng thu nhập 1 năm
C p : chi phí sản xuất 1 năm
V đt : vốn đầu tư 1 năm
+ Phương pháp động: Coi các yếu tố chi phí và kết quả đầu tư có quan
hệ với mục tiêu đầu tư, thời gian và giá trị đống tiền. Các chỉ tiêu kinh tế được
tính toán bởi các hàm kinh tế như: NPV, BCR, IRR.


11


 NPV: Giá trị hiện tại của thu nhập dòng, là hiệu số của thu nhập và chi phí

hoạt động sản xuất của chu kỳ kinh doanh sau khi đã tính đến chiết khấu để
quy về thời điểm hiện tại.
n

Bt  Ct

 (1  i)

NPV =

t 1

t

 BCR là tỷ lệ thu nhập so với chi phí, BCR là hệ số sinh lãi thực tế (tức là cứ

một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận). BCR phản ánh
chất lượng đầu tư và mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất).
n

Bt

 (1  i)
t 1
n

BCR =


Ct

 (1  i)
t 1

t

t

 IRR là tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ, IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng phục hồi

vốn đầu tư có tính đến yếu tố thời gian thông qua tính triết khấu, chính là tỷ lệ
triết khấu làm cho NPV = 0
Bt  Ct
t
t 1 (1  IRR)
n

NPV = 

Trong đó: NPV : Giá trị hiện tại thuần của thu nhập dòng (đồng)
Bt

: giá trị thu nhập năm thứ t (đồng)

Ct

: giá trị chi phí năm thứ t (đồng)

i


: Lãi suất (%)

t

: Thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất

BCR: Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí
IRR : Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ


12

Chương 3
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI
CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÒA BÌNH
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình được thành lập theo quyết định
19/1999/QĐ - UB, là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ,
ngày 28/03/1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình trên cơ sở đổi tên lâm
trường Kỳ Sơn thành Công ty lâm nghiệp Hòa Bình và sáp nhập các lâm trường:
Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy và Tu Lý vào làm đơn vị thành viên hạch toán
phụ thuộc. Công ty được chuyển giao về làm đơn vị thành viên hạch toán độc lập
trực thuộc Tổng Công ty lâm nghiệp Việt Nam tại quyết định số 431/QĐ/UB ngày
05/06/1998 của Uỷ ban nhân dân tỉnh tỉnh Hòa Bình.
Ngày 24/01/2003 Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình có quyết định số
141/QĐ - UB V/v: Chuyển giao Lâm trường Tân Lạc và Lâm trường Lạc Sơn
thuộc Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn về Công ty Lâm nghiệp Hòa
Bình quản lý. Hiện nay Công ty có 7 đơn vị thành viên, một đội thiết kế, quy
hoạch rừng và bốn phòng ban chức năng.

Ngày 01/02/2008 Công ty đổi tên từ: Công ty Lâm nghiệp Hòa Bình
thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Hòa Bình
theo quyết định số 444/QĐ-BNN-ĐMDN của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
Trụ sở chính Công ty: xã Dân Hạ - huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hoà Bình.
Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty:
- Tổ chức trồng và kinh doanh rừng nguyên liệu, xây dựng các mô hình
trồng rừng thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc cải tạo
giống nâng cao hiệu quả rừng trồng, khai thác rừng trồng, thiết kế các hạng
mục công trình lâm nghiệp.


13

- Sản xuất kinh doanh, dịch vụ hạt giống và cây giống để phục vụ trồng
rừng, chế biến, xuất, nhập khẩu nông sản, lâm sản, hàng tiêu dùng, khai thác,
mua bán lâm sản.
- Xây dựng các công trình dân dụng, công trình lâm, nông công nghiệp.
- Làm dịch vụ du lịch sinh thái, vận tải hàng hoá đường bộ, đại lý ký
gửi hàng hoá và dịch vụ thương mại.
- Mua bán máy móc thiết bị vật tư kỹ thuật ngành nông nghiệp, lâm
nghiệp, vật liệu xây dựng và chất đốt.
Hiện tại Công ty có 07 chi nhánh là các Lâm trường, xí nghiệp hạch toán
phụ thuộc Công ty:
1. Chi nhánh Lâm trường Lương Sơn
Địa điểm: xã Lâm Sơn – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình
2. Chi nhánh Xí nghiệp Lâm nghiệp Kỳ Sơn
Địa điểm: xã Dân Hạ – huyện Kỳ Sơn – tỉnh Hòa Bình
3. Chi nhánh Lâm trường Lạc Thủy
Địa điểm: xã Phú Lão – huyện Lạc Thủy – tỉnh Hòa Bình

4. Chi nhánh Lâm trường Tân Lạc
Địa điểm: xã Tử Nê – huyện Tân Lạc – tỉnh Hòa Bình
5. Chi nhánh Lâm trường Lạc Sơn
Địa điểm: xã Xuất Hóa – huyện Lạc Sơn – tỉnh Hòa Bình
6. Chi nhánh Lâm trường Tu Lý
Địa điểm: Thị trấn Đà Bắc – huyện Đà Bắc – tỉnh Hòa Bình
7. Chi nhánh Lâm trường Kim Bôi
Địa điểm: xã Kim Bình – huyện Kim Bôi – tỉnh Hòa Bình
* Cơ cấu tổ chức của Công ty
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được sắp xếp theo chiều dọc từ
trên xuống dưới; bao gồm:


14

Chủ tịch công ty

Kiểm soát viên

Ban giám đốc

Phòng tổ Phòng kế
chức
toán tài
hành
chính
chính

Các đơn vị sản xuất trực tiếp


Lâm
trường
Lương
Sơn

Lâm
trường
Lạc
Thủy

Lâm
trường
Kim
Bôi

Lâm
trường
Tu Lý

Lâm
trường
Tân Lạc

Lâm
trường
Lạc Sơn

Phòng
kỹ thuật


nghiệp
Lâm
nghiệp
Kỳ Sơn

Đội thiết
kế và
quy
hoạch
rừng

Quan hệ chỉ huy trực tuyến
Quan hệ tham mưu giúp việc
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Xưởng
chế biến
gỗ

Phòng
kinh
doanh


15

Tổng diện tích rừng và đất rừng để tổ chức sản xuất kinh doanh sau khi
thực hiện rà soát quy hoạch theo Thông tư 04/2005/TT-BTN&MT là:
11.914,3 ha chi tiết theo bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Biểu chi tiết diện tích Công ty đang quản lý sử dụng

Đơn vị

TT

Diện tích quản

Số xã

Ghi chú

lý sử dụng (ha) và thị trấn
1

CN Lâm trường Lương

2.380,0

03

2.708,2

08

2.583,4

05

1.081,4

06


Sơn
2

CN XN Lâm nghiệp Kỳ
Sơn

3

CN Lâm trường Tu Lý

4

CN

Lâm

trường

Lạc

Thủy
5

CN Lâm trường Kim Bôi

588,6

06


6

CN Lâm trường Tân Lạc

1.202,4

07

7

CN Lâm trường Lạc Sơn

1.370,3

05

Toàn Công ty

11.914,3

40

Diện tích đất đai và tài nguyên Công ty quản lý nằm trên địa bàn 07
huyện của tỉnh Hòa Bình, trong đó diện tích quản lý của Xí nghiệp Lâm
nghiệp Kỳ Sơn là lớn nhất 2.708,2 ha và của Lâm trường Kim Bôi là thấp
nhất là 588,6 ha. Công ty giao cho các đơn vị trực tiếp quản lý toàn bộ diện
tích được giao dưới sự chỉ đạo của Công ty.
* Tổ chức lao động của Công ty



×