Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đánh giá sự sẵn sàng của người dân địa phương để tham gia vào chương trình redd và redd+ trên địa bàn huyện na rì, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 96 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên
cứu đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Nguyễn Thị Kiều Oanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tốt nghiệp với đề tài “Đánh giá sự sẵn sàng của
người dân bản địa để tham gia vào chương trình REDD và REDD + trên địa
bàn huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn” ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của tập thể các thầy, cô giáo trong trường, những
nhận xét, đóng góp tích cực cũng như động viên của gia đình và bạn bè.
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Lâm Nghiệp,
khoa Sau đại học cùng các thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc
biệt trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Lê Minh Chính đã hướng dẫn, giúp đỡ
tận tình để tôi hoàn thành bản luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Phòng Kinh tế, Phòng
Tài nguyên môi trường, Hạt kiểm lâm huyện, Ban Quản lý rừng phòng hộ,
UBND và các hộ gia đình ở các xã Quang Phong, Lạng San đã cung cấp
thông tin và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài nhưng không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những nhận xét, đánh giá và
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn.


Tôi xin chân thành cảm ơn !
Ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Thị Kiều Oanh


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN
CỨU .................................................................................................................. 6
1.1. Cơ sở lý luận về REDD và REDD+....................................................... 6
1.1.1. Biến đổi khí hậu .............................................................................. 6
1.1.2. Rừng và vai trò của rừng trong công cuộc chống lại với biến đổi
khí hậu thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính ............................... 10
1.1.3 Thế giới ứng phó với biến đổi khí hậu ........................................... 14
1.1.4. Hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam nhằm bảo vệ rừng,
chống biến đổi khí hậu ............................................................................ 15
1.2. Những vấn đề cơ bản về chương trình REDD, REDD+ ...................... 19
1.2.1 Nguyên tắc cơ bản của REDD và REDD+ .................................... 24

1.2.3 Cơ chế tài chính và cách thức chi trả ............................................. 25
1.2.4. Yêu cầu kỹ thuật khi tham gia thực hiện chương trình REDD,
REDD+ .................................................................................................... 27
1.3. Bối cảnh thực hiện REDD trên thế giới và ở Việt Nam ...................... 29
1.3.1. Trên thế giới .................................................................................. 29
1.3.2. Bối cảnh thực hiện REDD và REDD+ ở Việt Nam ..................... 30
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 37
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ............................................ 37


iv

2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên ................................................................... 37
2.1.2. Các đặc điểm dân số, kinh tế - xã hội ........................................... 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 41
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát ....................... 41
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin .................................................... 41
2.2.3.Phương pháp xử lý thông tin .......................................................... 44
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài ....................... 46
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 48
3.1. Thực trạng tài nguyên rừng và biến đổi khí hậu tại Na Rì trong những
năm gần đây ................................................................................................ 48
3.1.1. Thực trạng đất đai, tài nguyên rừng và hệ động thực vật ............. 48
3.1.2. Công tác quản lý, bảo vệ rừng ...................................................... 49
3.1.3. Tình hình giao đất giao rừng cộng đồng ....................................... 51
3.2. Dự kiến các nội dung chủ yếu triển khai chương trình REDD và
REDD+ trên địa bàn huyện ......................................................................... 53
3.3. Kết quả đánh giá sự sẵn sàng tham gia chương trình REDD và REDD+
của người dân .............................................................................................. 56

3.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu................................................................... 56
3.3.2. Kết quả phân tích số liệu ............................................................... 60
3.3.3. Phân tích kết quả nghiên cứu ........................................................ 69
3.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai chương trình
REDD và REDD+ trên địa bàn huyện ........................................................ 74
3.3.1. Đánh giá thuận lợi khi triển khai REDD+ tại địa phương ............ 74
3.3.2. Khó khăn và thách thức................................................................. 75
3.4 Giải pháp nâng cao sự sẵn sàng tham gia chương trình REDD và
REDD+ của các hộ dân trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn .............. 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
3PAD

Giải thích
Dự án quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm
nghiệp tỉnh Bắc Kạn

CDM

Cơ chế phát triển sạch

COP


Hội nghị các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậu

CTF

Quỹ công nghệ sạch

FAO

Tổ chức nông lương Liên hợp quốc

FCPF

Quỹ đối tác carbon trong Nông lâm nghiệp của ngân hàng thế
giới

FFI

Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế

FIP

Chương trình đầu tư rừng

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gt


1Gt = 1000 feet3 = 2.831m3

GHGs

Nồng độ khí nhà kính

ICRAF

Trung tâm nông lâm thế giới

IPCC

Uỷ ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế

JICA

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản

PTNT

Phát triển nông thôn

PES

Chi trả dịch vụ môi trường


QLNN

Quản lý nhà nước

REDD

Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng

SCF

Quỹ khí hậu chiến lược


vi

SFM

Quản lý rừng bền vững

SNV

Tổ chức phát triển Hà Lan

TNC

Cơ quan bảo tồn thiên nhiên

UNDP

Chương trình phát triển của Liên hợp quốc


UNEP

Chương trình môi trường của Liên hợp quốc

UNFCCC

Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu

UNFF

Diễn đàn Liên hợp quốc về rừng

UN-REDD Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc về Giảm phát thải do
mất rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển
WHO

Tổ chức y tế thế giới

UBND

Uỷ ban nhân dân

US$

Đô Mỹ


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang

1.1

Diễn biến về diện tích rừng ở Việt Nam

12

2.1

Phân vùng chọn mẫu điều tra

43

3.1

Thống kê các hộ dân về dân tộc

57

3.2

Thống kê các hộ dân theo độ tuổi

57


3.3

Phân loại hộ dân theo trình độ học vấn

58

3.4

Thông kê hộ dân theo vật liệu xây dựng nhà cửa

58

3.5

Thống kê hộ dân theo tình hình sử dụng điện

59

3.6

Thống kê hộ dân theo công cụ và phương tiện sản xuất

59

3.7

Thống kê hộ dân theo diện tích rừng

60


3.8

Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thành phần thang đo
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia chương trình REDD
và REDD+

60

3.9

Hệ số xác định R-Saquare

66

3.10

Phân tích phương sai ANOVA

66

3.11

Hệ số của mô hình hồi quy

67

3.12

Tóm tắt kết quả nghiên cứu


68

3.13

Chuẩn hoá hệ số hồi quy

69

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT
3.1

Biểu đồ tổng hợp số vụ vi phạm lâm luật tại huyện Na Rì

3.2

Biểu đồ tổng hợp số vụ vi phạm lâm luật tại xã Lạng San và
Quang Phong

Trang
49

50


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, biến đổi khí hậu đang được coi là mối đe dọa môi trường
nghiêm trọng nhất mà hành tinh của chúng ta đang phải đối mặt. Báo cáo
đánh giá thứ tư của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) công
bố năm 2007 kết luận rằng: Sự nóng lên của khí hậu trái đất hiện nay là một
thực tế và sẽ tiếp tục diễn ra. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự gia tăng
nhanh chóng nồng độ khí nhà kính (GHGs) trong khí quyển. Sự phát thải khí
nhà kính chủ yếu bắt nguồn từ các hoạt động của con người, đặc biệt là từ nửa
cuối thế kỷ 20 cho đến nay.
Những tác động có thể xảy ra đối với sức khỏe, kinh tế cũng như môi
trường sống của chúng ta khiến chúng ta phải hành động. Để chống lại sự
biến đổi khí hậu mà tác động của nó đến loài người và các hệ sinh thái trên
trái đất thậm chí còn chưa lường hết được, tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở
RiodeJaneiro cộng đồng quốc tế đã thoả thuận và ban hành Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992). Công ước này sau đó được cụ
thể hóa bằng Nghị định thư Kyoto (1997) nhằm ràng buộc nghĩa vụ chống
biến đổi khí hậu bằng việc đưa ra định mức giảm phát thải khí nhà kính ở các
nước công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, việc tăng cường trồng rừng tại các
khu đất trống ở vùng nhiệt đới được biết đến như là một biện pháp hiệu quả
để giảm khí CO2, một trong những khí nhà kính chính trong khí quyển
(Dyson, 1977). Tuy nhiên, thực tế thì tài nguyên rừng trên thế giới đang ngày
càng suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích và chất lượng rừng. Riêng ở các
nước đang phát triển, hàng năm lượng khí thải từ phá rừng và suy thoái rừng
chiếm khoảng 20% so với tổng lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trên
toàn cầu. Trong hoàn cảnh đó, một cơ chế tài chính thích hợp là điều cần thiết
để khuyến khích quản lý rừng bền vững tại các nước đang phát triển.


2


Được hình thành từ ý tưởng giản đơn ban đầu là trả tiền cho các nước đang
phát triển để làm giảm phát thải khí CO2 từ ngành rừng, sáng kiế n về chương
trình REDD được đưa ra ta ̣i Hô ̣i nghi ̣ các nước thành viên lầ n thứ 11 (COP11)
của Công ước khung Liên hợp quố c về Biế n đổ i khí hâ ̣u (UNFCCC) tổ chức tại
thành phố Montreal, Canada năm 2005. REDD là tên viế t tắ t của cu ̣m từ tiế ng
Anh "Reducing Emission from Deforestation and Forest Degradation in
Developing Countries" nghiã là “ Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ
lực ha ̣n chế mấ t rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triể n”. Tại các
cuộc hội đàm quốc tế gần đây, các nước đã bổ sung thêm 3 nội dung cho REDD
và được gọi là REDD+ ( Gồm bảo tồn, tăng đa dạng sinh học; Tăng cường dự trữ
Carbon từ rừng; Quản lý rừng bền vững). Như vậy, ngăn chă ̣n mấ t rừng, suy
thoái rừng là mô ̣t trong những biê ̣n pháp hữu hiê ̣u của Liên hiê ̣p quố c nhằ m bảo
vê ̣ trái đấ t khỏi hiể m ho ̣a do biế n đổ i khí hâ ̣u.
Là một nước có bờ biển dài và địa hình dốc, Việt Nam sẽ là một trong
những quốc gia trên thế giới chịu tác động xấu nhất của quá trình biến đổi khí
hậu. Theo thống kê chính thức, Việt Nam đã mất khoảng một nửa diện tích
rừng che phủ trong khoảng thời gian từ năm 1943 tới 1990. Kể từ đó, Việt
Nam duy trì xu hướng phát triển tất cả các kiểu rừng vào khoảng 2% mỗi
năm. Tuy nhiên, ngay cả khi tỷ lệ rừng che phủ đã tăng, chất lượng rừng vẫn
không ngừng suy thoái. Trong khi đó, những khu rừng có diện tích giảm rõ rệt
và bị suy thoái nghiêm trọng lại là những khu rừng chứa nhiều carbon nhất.
Để thử nghiệm và thể chế hoá thực hiện REDD, Việt Nam đã được
Chương trình REDD của Liên hợp quốc (UN-REDD) lựa chọn và hỗ trợ xây
dựng và thực hiện thí điểm chiến lược quốc gia về REDD từ năm 2009. Với
mục tiêu chính là phòng chống biến đổi khí hậu, chương trình còn gián tiếp
hỗ trợ mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội nhờ tăng thu
nhập cho người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng. Mặc dù tất cả các ý tưởng



3

đơn giản đó khi biến thành hành động thì trở nên phức tạp hơn rất nhiều.
Xong với kỳ vọng để cộng đồng sống trong rừng và gần rừng nỗ lực tham gia
giảm mất rừng và suy thoái rừng, Việt Nam coi REDD là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm
Mặt khác ở nước ta ngoài các ban quản lý rừng, người dân địa phương là
nhóm quản lý rừng lớn nhất ở Việt Nam. Rừng dưới sự quản lý địa phương
bao gồm rừng giao cho cộng đồng và hộ gia đình, với tổng diện tích lên tới
3,3 triệu hec-ta – hơn ¼ tổng diện tích rừng của cả nước. Hơn 19% diện tích
rừng (tương đương 2,6 triệu ha) đang được tạm thời quản lý bởi chính quyền
địa phương. Một phần hoặc toàn bộ diện tích này dự kiến sẽ được giao cho
người dân địa phương. Với số liệu kể trên, rõ ràng người dân địa phương có
một vai trò sống còn trong quản lý rừng - họ sẽ là một đối tác không thể thiếu
trong tiến trình thực hiện REDD+. Người dân địa phương sẽ có trách nhiệm
trực tiếp mang lại kết quả giảm mất rừng và suy thoái rừng trong lâm phận mà
họ quản lý. Sự quản lý của họ là cần thiết để thực hiện các khả năng duy trì và
gia tăng lượng dự trữ carbon cũng như cung cấp một hình thức rẻ nhưng hiệu
quả để theo dõi và kiểm định các thay đổi. Vì vậy sự sẵn sàng tham gia vào
chương trình REDD và REDD+ của người dân địa phương là một trong những
yếu tố quyết định đến việc thử nghiệm thành công chương trình này ở Việt
Nam nói chung và Bắc Kạn nói riêng.
Na Rì là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Bắc Kạn với diện tích là
85.406,79 ha và dân số 47.000 người. Đây là một trong những huyện nghèo
nhất của tỉnh Bắc Kạn và của cả nước Việt Nam (nằm trong chương trình 30A
của chính phủ). Độ che phủ rừng ở Na Rì năm 2010 là 56% và có Vườn quốc
gia Na Rì đây là một trong những khu rừng đặc dụng có chất lượng tốt đồng
nghĩa nó là bể chứa carbon lớn của tỉnh Bắc Kạn, ngoài ra sự đa dạng sinh
học ở đây vẫn còn khá tốt. Na Rì cũng được lựa chọn là huyện thí điểm
chương trình REDD+ giai đoạn 2012-2015 của tỉnh Bắc Kạn. Việc đánh giá

mức độ sẵn sàng tham gia chương trình REDD và REDD+ của người dân địa


4

phương là rất cần thiết ở giai đoạn này, nó là cơ sở để triển khai các giai đoạn
của REDD+. Do đó tôi chọn đề tài: “Đánh giá sự sẵn sàng của người dân
địa phương để tham gia vào chương trình REDD và REDD+ trên địa bàn
huyện Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng, đề xuất giải pháp khuyến
khích sẵn sàng tham gia của người dân vào chương trình REDD và REDD+
trên địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về biến đổi khí hậu và vai trò
của người dân trong việc nỗ lực giảm thiểu phát thải khí nhà kính – nguyên
nhân chính gây nên sự biến đổi khí hậu;
+ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia chương trình
REDD và REDD+ của người dân địa phương;
+ Đề xuất giải pháp khuyến khích sẵn sàng tham gia của người dân vào
chương trình REDD và REDD+ tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng của người dân địa phương để
tham gia vào chương trình REDD và REDD+ của người dân địa phương, bao
gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.
Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến sự sẵn sàng tham gia chương trình REDD và REDD+ của các hộ

gia đình trên địa bàn huyện.
+ Phạm vi về đối tượng: Đề tài tiến hành nghiên cứu đến các chủ thể
quản lý (Chính quyền địa phương, các ban quản lý Vườn quốc gia, Khu bảo
tồn …); người dân địa phương sống gần rừng; các tổ chức khác có liên quan
trên địa bàn nghiên cứu.


5

+ Phạm vi về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu một số xã trên
địa bàn huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung thu thập và nghiên cứu số liệu
thứ cấp thời kỳ 2010 - 2013, số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra các hộ gia
đình năm 2014 và giải pháp giai đoạn 2014-2020.
4. Nội dung nghiên cứu
* Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấ n đề nghiên cứu
- Cơ sở hình thành chương trình REDD và REDD+
+ Cơ sở lý luận
+ Cơ sở pháp lý
- Nguyên tắc hoạt động của chương trình REDD, REDD+
- Cơ chế tài chính và cách thức chi trả
- Yêu cầu kỹ thuật khi tham gia thực hiện REDD, REDD+
- Bối cảnh thực hiện REDD trên thế giới và ở Việt Nam
* Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
+ Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội.
+ Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, khảo sát.
+ Phương pháp thu thập số liệu.
+ Phương pháp xử lý số liệu.
* Kết quả nghiên cứu
+ Thực trạng tài nguyên rừng.

+ Tình hình giao đất giao rừng
+ Khả năng tham gia và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia
chương trình REDD và REDD+ của người dân.
+ Đánh giá thuận lợi và khó khăn khi triển khai chương trình.
+ Đề xuất những biện pháp, hoạt động cần thiết cho người dân để họ sẵn
sàng tham gia chương trình REDD và REDD+
* Giải pháp, đề xuấ t
* Kết luận, khuyến nghị


6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về REDD và REDD+
1.1.1. Biến đổi khí hậu
* Khái niệm
- Khí hậu
Khí hậu là định nghĩa phổ biến về thời tiết trung bình trong khoảng thời
gian dài. Thời gian trung bình chuẩn để xét là 30 năm, nhưng có thể khác tùy
theo mục đích sử dụng. Khí hậu cũng bao gồm các số liệu thống kê theo ngày
hoặc năm khác nhau. Từ điển thuật ngữ của Nhóm hội thảo đa quốc gia về
biến đổi khí hậu (The Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC)
định nghĩa như sau: Khí hậu trong nghĩa hẹp thường định nghĩa là "Thời tiết
trung bình", hoặc chính xác hơn, là bảng thống kê mô tả định kì về ý nghĩa
các sự thay đổi về số lượng có liên quan trong khoảng thời gian khác nhau, từ
hàng tháng cho đến hàng nghìn, hàng triệu năm. Khoảng thời gian truyền
thống là 30 năm, theo như định nghĩa của Tổ Chức Khí Tượng Thế Giới
(World Meteorological Organization - WMO). Các số liệu thường xuyên
được đưa ra là các biến đổi về nhiệt độ, lượng mưa và gió. Khí hậu trong

nghĩa rộng hơn là một trạng thái, gồm thống kê mô tả của hệ thống khí hậu.
- Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,
thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các
nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng
thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân
hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự
biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện
trên toàn địa cầu


7

* Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung. Nhiệt độ trung bình
tăng khoảng 0,10C/thập kỷ. Trong một số tháng mùa hè nhiệt độ tăng khoảng
0,1 – 0,30C/thập kỷ
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng
đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. Mực nước biển dâng từ 2,5cm – 3,0cm/thập kỷ
Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật,
các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
* Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Có 2 nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu (BĐKH) đó là do tự

nhiên và do con người. Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do
các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu
kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Ủy
Ban Liên Chính Phủ về BĐKH thì nguyên nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do
các hoạt động của con người.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái đất là do sự gia tăng các
hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức
các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái
biển, ven bờ và đất liền khác.
Khí quyển của trái đất hoạt động với cơ chế như hoạt động của nhà kính.
“Tấm chăn” có tác dụng như kính bao bọc trái đất cho phép tia nắng mặt trời


8

đi vào bầu khí quyển của trái đất, mang nhiệt đến đại dương, mặt đất, khí
quyển… và giữ nhiệt bên trong bầu khí quyển. Hiện tượng này gọi là Hiệu
ứng nhà kính. Các loại khí nhà kính do con người tạo ra làm cho “tấm chăn”
bao bọc trái đất ngày càng dày hơn ngăn cản hơi nóng, nhiệt từ mặt trời chiếu
xuống và nhiệt từ lòng trái đất thoát trở lại không gian vũ trụ. Do vậy nhiệt độ
trái đất ngày càng nóng lên. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng khí thải CO2
là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu và trái đất
nóng lên
* Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu
Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ủy Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí
hậu (IPCC) công bố năm 2007 nhận định rằng:
Sự nóng lên của hệ thống khí hậu trái đất hiện nay là chưa từng có và
rất rõ ràng từ những quan trắc về sự tăng lên của nhiệt độ không khí và đại
dương trung bình toàn cầu, sự tan chảy của băng và tuyết trên phạm vi rộng
lớn và sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu.

Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 - 2005) là
0,740C, lớn hơn xu thế tăng nhiệt độ 100 năm thời kỳ 1901 - 2000, trong đó
riêng ở Bắc cực nhiệt độ đã tăng 1,50C, gấp đôi tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu.
Xu thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,130C/thập kỷ, gấp gần 2
lần xu thế tăng nhiệt độ của 100 năm qua. Nhiệt độ tăng tổng cộng từ 1850 1899 đến 2001 - 2005 là 0,760C (0,58 - 0,950C).
Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình
1,8mm/năm trong thời kỳ 1961 - 2003 và với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ
10 năm 1993 - 2003. Tổng cộng, mực nước biển dâng quan trắc được là
0,31m (± 0,07)/100 năm gần đây.
Diện tích băng biển trung bình năm ở Bắc cực đã thu hẹp với tỷ lệ trung
bình 2,7%/1 thập kỷ. Riêng trong mùa hè là 7,4%/1 thập kỷ. Diện tích cực đại


9

của lớp phủ băng theo mùa ở bán cầu Bắc đã giảm 7% kể từ 1990, riêng trong
mùa xuân giảm tới 15%.
Ở Bắc cực, khối băng có độ dày khoảng 3km đang mỏng dần và đã
mỏng đi 66cm. Ở Nam cực, băng cũng đang tan với tốc độ chậm hơn và những
núi băng ở Tây Nam cực đổ sụp. Ở Greenland, những lớp băng vĩnh cửu tan
chảy. Ở Alaska (Bắc Mỹ), nhiệt độ trung bình những năm gần đây đã tăng
1,50C so với trung bình nhiều năm, làm tan băng và diện tích lớp băng vĩnh cửu
giảm 40%, lớp băng hàng năm thường dày 1,2m nay chỉ còn 0,3m.
* Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có
những điểm đáng lưu ý sau :
Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ trung bình
năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,70C. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ
gần đây (1961 - 2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (19311960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng,
thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 lần

lượt là 0,8; 0,4 và 0,60C. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên
đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,30C và cao hơn thập
kỷ 1991 - 2000: 0,4 - 0,50C.
Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung
bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ
và trên các vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.
Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các
trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20
cm, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.
Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai
thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007
chỉ có 15-16 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường


10

hợp có số đợt không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (XI - III) thấp dị
thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994,
12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu
trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo
dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất
nông nghiệp.
Bão: Vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều
hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc
muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ
1981 - 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.
1.1.2. Rừng và vai trò của rừng trong công cuộc chống lại với biến đổi khí
hậu thông qua việc giảm phát thải khí nhà kính
* Khái niệm

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre
nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán
rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản
xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
* Vai trò của rừng trong công cuộc ứng phó với Biến đổi khí hậu
Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong
mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trò rất quan
trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn
gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và
tàng trữ các nguồn gen quý hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói
mòn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo vệ sức khỏe của con người
Rừng đóng vai trò quan trọng vào quá trình phát triển thông qua việc
cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ, các dịch vụ môi trường ( đa dạng sinh học,


11

điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, du lịch sinh thái…). Đây là nơi sinh
sống của nhiều triệu người, cung cấp năng lượng và là bể chứa, hấp thụ và lưu
trữ CO2. Rừng là kho dự trữ Carbon quan trọng với khoảng 283Gt Carbon
chứa trong sinh khối sống, khoảng 38Gt trong gỗ chết và khoảng 317Gt trong
đất thảm mục. Tổng lượng Carbon của rừng năm 2005 khoảng 638Gt với tổng
lượng Carbon hấp thụ trên bề mặt trái đất khoảng 2,4Gt/năm phần lớn trong
số đó hấp thụ bởi rừng.
Quản lý tốt tài nguyên rừng có vai trò quan trọng trong việc đối phó với
tình trạng biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu và những cánh rừng thực chất có
mối liên quan mật thiết với nhau. Những thay đổi khí hậu toàn cầu đang gây
ảnh hưởng đến các khu rừng, do nhiệt độ hàng năm của trái đất tăng cao hơn
đã làm thay đổi mô hình lượng mưa và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt

xảy ra với tần suất nhiều hơn. Tuy nhiên, những cánh rừng, trực tiếp là cây
xanh giúp thu giữ carbon và biến đổi chúng nhờ quá trình quang hợp, giữ vai
trò chủ yếu trong việc giảm khí nhà kính, từ đó giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Và
ngược lại, khi rừng bị phá huỷ hoặc bị khai thác quá mức, bị đốt cháy, chúng
sẽ trở thành nguồn phát thải khí nhà kính.
Ngày nay, theo quan sát của các nhà khoa học đã cho thấy trong hệ sinh
thái rừng có 5 loại bể chứa Carbon là: sinh khối trên mặt đất (cây trồng và các
thảm thực vật khác); sinh khối dưới mặt đất (thảm mục, thảm tươi); rác; gỗ
chết và Carbon hữu cơ trong đất, trong rễ cây. Các thảm thực vật đã thu giữ
một trữ lượng CO2 lớn hơn một nửa khối lượng chất khí đó sinh ra từ sự đốt
cháy các nhiên liệu hóa thạch trên thế giới. Và từ nguyên liệu Carbon này
hằng năm thảm thực vật trên trái đất đã tạo ra được 150 tỷ tấn vật chất khô
thực vật. Khám phá này càng khẳng định thêm vai trò hệ sinh thái rừng trong
việc làm giảm lượng CO2 trong khí quyển


12

* Thực trạng suy giảm tài nguyên rừng ở Việt Nam và trên thế giới.
Nằm trong vùng thuộc hệ rừng mưa nhiệt đới, rừng nước ta nổi tiếng về
tài nguyên gỗ, nhất là đặc sản có giá trị. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có tình
trạng chung như những nước đang phát triển khác, diện tích rừng bị thu hẹp
nhanh chóng. Theo bản đồ rừng của Maurand vào năm 1943 thì nước ta có
14,352 triệu ha rừng, chiếm tỷ lệ 43,8% so với diện tích rừng.
Diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2% (1945-1995). Rừng
ngập mặn ven biển cũng bị suy thoái nghiêm trọng giảm 80% diện tích do bị
chuyển đổi thành các ao – đầm nuôi thuỷ hải sản thiếu quy hoạch. Đây là một
thách thức lớn đối với Việt Nam trong ứng phó với Biến đổi khí hậu, trong
các hoạt động thực hiện mục tiêu của Công ước đa dạng sinh học nhằm tăng
cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh thái rừng trong giảm thiểu

thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước, giảm phát thải CO2
Trong vòng 25 năm qua, toàn bộ vùng rừng tự nhiên mất đi hơn 5 triệu
ha ở cả vùng cao và vùng ven biển, trung bình mỗi năm mất đi khoảng
250.000 ha. Trong mấy năm qua, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, theo
thống kê đến năm 2013 thì độ che phủ rừng toàn quốc lên đến 39,7%
Bảng 1.1: Diễn biến về diện tích rừng ở Việt Nam
ĐVT: 1.000.000 ha
Năm

1945 1976 1985

1995

1999

2008

2013

Tổng diện tích(ha)

14,3

11,2 9,9

9,3

10,91 13,1

13,9


Rừng trồng(ha)

0,00

0,1

0,6

1,0

1,47

2,77

3,55

Rừng tự nhiên(ha)

14,3

11,1

9,3

8,3

9,44

10,34 10,39


Độ che phủ (%)

43,0

33,8

30,0

28,2

33,2

38,7

39,7

(Nguồn: kiemlam.org)


13

Theo ước tính Ngân hàng thế giới, có hơn 1,6 tỷ người sống phụ thuộc
vào rừng, và rừng là nguồn cung cấp nhiề u việc làm, góp phần vào sự tăng
trưởng kinh tế của quốc gia và khu vực. Qua thống kê cho thấy, 30% diện tích
rừng được sử dụng để sản xuất gỗ và các sản phẩm phi gỗ, thương mại - lâm
sản ước đạt 327 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, mô ̣t thực tế đáng buồ n trên toàn cầ u là rừng đang bị con
người khai thác quá mức, khiến thiên nhiên bị tàn phá nặng nề, môi trường và
khí hậu thay đổi, thiên tai, hạn hán, bão lụt… xảy ra tại nhiề u nước trên thế

giới đe dọa sự sống trên khắp trái đất. Theo ước tính của Tổ chức Nông lương
Liên Hợp quốc (FAO) thì mỗi năm 130.000km² rừng trên thế giới bị biến mất
do nạn phá rừng. Điều này khiến cho môi trường sống của 2/3 loài trên trái
đất bị thu hẹp, đa dạng sinh học bị suy giảm, nế u không có giải pháp kịp thời
và hữu hiêu,
̣ trong tương lai không xa, mỗi ngày chúng ta sẽ phải nói lời chia
tay với 100 loài. Ở nhiều khu vực trên thế giới, rừng bị suy giảm nghiêm
trọng bởi nhiề u nguyên nhân như chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp,
đất định cư, thu hoạch gỗ không bền vững, quản lý đất đai không hiệu quả...
Về hiện tượng biến đổi khí hậu, Ngân hàng Thế giới cho rằng, 20%
lượng phát thải khí nhà kính hiện nay là do phá rừng. Do đó, cùng với Diễn
đàn về rừng được thành lập năm 2000, Liên Hợp quốc đã quyết định chọn
năm 2011 là Năm quốc tế về rừng với mục tiêu chính là thúc đẩy việc quản
lý, bảo tồn và phát triển bền vững tất cả các loại rừng; đồng thời, tăng cường
cam kết chính trị lâu dài giữa các quốc gia dựa trên “Tuyên bố Rio” (1992),
các nguyên tắc trong Chương trình nghị sự 21 về công tác chống phá rừng.
Thông qua các hoạt động trong Năm quốc tế về rừng tại các quốc gia và khu
vực, Liên Hợp quốc mong muốn mật độ che phủ rừng trên toàn thế giới sẽ gia
tăng đáng kể thông qua quản lý rừng bền vững (SFM), bao gồm bảo vệ, phục
hồi trồng rừng và tái trồng rừng, cùng những nỗ lực ngăn chặn suy thoái rừng.


14

Đồng thời, giảm những tác động kinh tế - xã hội và môi trường đến rừng bằng
cách cải thiện sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng.
1.1.3 Thế giới ứng phó với biến đổi khí hậu
Từ những năm 1980, chính phủ nhiều nước đã bắt đầu hành động
chống lại hiện tượng nóng lên toàn cầu. Năm 1988, Chương trình Môi trường
Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) đã thành lập

Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) nhằm cung cấp cho các nhà
hoạch định chính sách những thông tin khoa học tin cậy có liên quan.
Năm 1990, IPCC xuất bản một báo cáo khẳng định rằng sự biến đổi khí
hậu là một mối đe dọa đối với toàn nhân loại và kêu gọi một hiệp ước quốc tế.
Đại hội đồng liên hợp quốc đáp ứng lời kêu gọi này bằng việc chính thức phát
động đàm phán công ước khung về sự biến đổi khí hậu. Kết quả là tháng
6/1992 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)
đã ra đời.
UNFCCC được ký kết tại Hội nghị Phát triển và Môi trường Liên hợp
quốc (Hội nghị thượng đỉnh Trái đất) tại Rio de Janeiro, Brazil và có hiệu lực
từ tháng 3/1994. Mục tiêu cuối cùng của Công ước là ổn định nồng độ các khí
nhà kính trong khí quyển ở mức an toàn. Để đạt được mục tiêu này, tất cả các
nước tham gia phải có cam kết chung về các hành động chống lại sự biến đổi
khí hậu, điều chỉnh theo điều kiện của từng quốc gia nhằm triển khai thực
hiện Công ước. Công ước chia các nước tham gia theo 2 nhóm: Các bên Phụ
lục I và Các bên ngoài Phụ lục I. Các bên Phụ lục I bao gồm các nước công
nghiệp, những nước về mặt lịch sử được coi là có nhiều các hoạt động gây ra
sự biến đổi khí hậu. Các bên ngoài Phụ lục I chủ yếu bao gồm các nước đang
phát triển. Công ước đưa ra nguyên tắc bình đẳng và yêu cầu Các bên trong
Phụ lục I phải dẫn đầu trong việc tới năm 2000 phải giảm mức phát thải khí
nhà kính của họ.


15

Nghị định thư Kyoto là một nghị định của UNFCCC được phê chuẩn tại
Kyoto, Nhật Bản tháng 12 năm 1997, có hiệu lực vào ngày 16/2/2005 sau khi
Cộng hoà Liên bang Nga phê chuẩn. Nghị định đưa ra nghĩa vụ bắt buộc
mang tính pháp lý cho 38 nước công nghiệp bao gồm 11 nước Trung và Đông
Âu, giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống một mức trung bình dưới 5,2%

so với mức của năm 1990. Hiện đã có hơn 170 quốc gia trên thế giới tham gia
Nghị định thư Kyoto, nhưng chỉ có 60% cam kết giảm phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính trên toàn cầu.
Việc cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính xuống một mức trung bình
dưới 5,2% thực sự là trách nhiệm nặng nề đối với những quốc gia công
nghiệp hóa. Vì vậy, 3 cơ chế mềm dẻo đã được đưa ra nhằm giúp những nước
này có thể đạt được mục tiêu, đồng thời mang lại sự phát triển bền vững cho
những quốc gia đang phát triển. Đó là cơ chế đồng thực hiện (JI - Joint
Implementation), cơ chế buôn bán quyền phát thải quốc tế (IET - International
Emission Trade) và cơ chế phát triển sạch (CDM - Clean Development
Mechanism).
Trong đó cơ chế JI và IET chỉ là sự giao dịch giữa các quốc gia công
nghiệp hóa với nhau, còn cơ chế CDM thực sự là một cơ hội cho các nước
đang phát triển (trong đó có Việt Nam) có thể tiếp nhận đầu tư từ các nước
phát triển để thực hiện các dự án lớn về trồng rừng, phục hồi rừng, hạn chế
tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ lâm nghiệp sang nông nghiệp,
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng nông lâm kết hợp, tiến tới mục tiêu
phát triển bền vững.
1.1.4. Hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam nhằm bảo vệ rừng,
chống biến đổi khí hậu
* Tham gia các công ước Quốc tế
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng ngừa và hạn chế tối thiểu thiệt
hại gây ra, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia các công ước, các
chương trình hành động nhằm bảo vệ khí hậu.


16

Chính phủ Việt Nam phê chuẩn Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc
về biến đổi khí hậu ngày 16 tháng 11 năm 1994; Nghị định thư Kyoto được

phê chuẩn ngày 25 tháng 9 năm 2002. Các văn bản cụ thể liên quan đến việc
thực thi các công ước này: Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17/10/2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc
Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu tại Việt Nam;
Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương
có liên quan thực hiện Nghị định thư Kyoto và Cơ chế CDM.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã ký một số cam kết quốc tế nhằm
tham gia các nỗ lực khắc phục những vấn đề môi trường. Những cam kết
quan trọng gồm Công ước về đa dạng sinh học (CBD) ký kết năm 1992 thông
qua Luật đa dạng sinh học 2008 và đưa ra Kế hoạch hành động đa dạng sinh
học của Việt Nam, Công ước về buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật
nguy cấp (CITES) (ký kết năm 1994) và tăng cường lâm luật quản trị rừng và
thương mại gỗ (FLEGT) (ký kết năm 2010).
* Hệ thống luật pháp, chính sách trong nước
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc biến đổi khí hậu. Để
thử nghiệm và thể chế hoá thực hiện REDD, Việt Nam đã được chương trình
REDD của Liên hợp quốc (UN-REDD) lựa chọn và hỗ trợ xây dựng thực hiện
thí điểm chiến lược quốc gia về REDD từ năm 2009
Chính phủ cũng đưa ra nhiều quyết sách quan trọng, đưa vào hệ thống
pháp luật để điều chỉnh nhằm bảo vệ rừng, chống biến đổi khí hậu.
Theo quyết định số 799/QĐ-TTg tháng 6/2012 phê duyệt chương trình
hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế
mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và
nâng cao trữ lượng carbon rừng” giai đoạn 2011-2020 cũng đã phê duyệt


17

Chương trình hành động quốc gia về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua

nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng,
bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng giai đoạn 2011-2020
* Các chính sách lâm nghiệp cấp quốc gia và khung pháp luật.
Ngành lâm nghiệp của Việt Nam có ba nhiệm vụ: Nhiệm vụ thứ nhất là
phát triển kinh tế thông qua thúc đẩy trồng rừng thương mại. Nhiệm vụ thứ
hai là bảo vệ môi trường nhằm tăng độ che phủ rừng thông qua tái sinh rừng
tự nhiên và trồng mới trên đất bị mất rừng, tăng số lượng dịch vụ môi trường
thông qua bảo tồn các nguồn đa dạng sinh học giá trị và rừng phòng hộ. Mục
tiêu thứ ba là thực hiện trách nhiệm xã hội. Các văn bản pháp luật then chốt
chính thức hóa tầm nhìn này được trình bày dưới đây.
- Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp quốc gia 2006–2020 đã khẳng
định công cuộc đổi mới và phát triển đất nước nói chung đòi hỏi phải chuyển
ngành "lâm nghiệp truyền thống" - dựa chủ yếu vào khai thác rừng tự nhiên
sang ngành "lâm nghiệp xã hội". Do đó, chiến lược đặt mục tiêu cân đối giữa
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với các khía cạnh xã hội và môi trường của
ngành. Chiến lược nhấn mạnh đặc biệt vào những nỗ lực tăng độ che phủ
rừng, cải thiện đất, bảo vệ nguồn nước và kiểm soát lũ lụt.
- Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng 2004 đưa ra định hướng các chính
sách đầu tư, khuyến khích và hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng, mở rộng diện
tích trồng rừng và thị trường lâm sản. Điểm cốt lõi của Luật này liên quan đến
các khía cạnh bảo tồn, như bảo vệ rừng, các hệ sinh thái, động thực vật,
phòng chống cháy rừng và bảo vệ rừng.
- Luật Đa dạng Sinh học 2008
Luật điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Mục
đích của Luật này là ngăn ngừa suy giảm đa dạng sinh học, bảo tồn các loại
động thực vật quý hiếm và hỗ trợ phát triển xã hội và kinh tế bền vững của đất


18


nước, khuyến khích tham gia bảo tồn và phục hồi đa dạng sinh học, đưa ra kế
hoạch thể chế cấp quốc gia và cấp tỉnh bao gồm cả phát triển bền vững các hệ
sinh thái tự nhiên.
* Các chương trình, chiến lược chống biến đổi khí hậu.
Chính phủ đang dần hoàn thiện khung pháp lý về biến đổi khí hậu,
giảm nhẹ rủi ro thiên tai...Các chương trình, chiến lược điển hình gồm:
- Chiến lược Quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tới 2020
đã được phê chuẩn năm 2007. Mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về phòng,
chống và giảm nhẹ thiên tai tới năm 2020 là nhằm “huy động mọi nguồn lực
để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai từ nay
tới 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế
sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hoá, góp phần
quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của đất nước, bảo đảm quốc phòng,
an ninh.”
- Chương trình Mục tiêu Quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu
được ban hành năm 2008. Mục đích của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về
ứng phó với biến đổi khí hậu là xác định những tác động đối với các ngành,
vùng, làm cơ sở xây dựng các kế hoạch hành động khả thi nhằm ứng phó hiệu
quả với biến đổi khí hậu trong ngắn và dài hạn.
- Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu năm 2011. Quan điểm xuyên
suốt của Chiến lược về biến đổi khí hậu là: Chiến lược có tầm nhìn xuyên thế
kỷ, là nền tảng cho các chiến lược khác, coi ứng phó với biến đổi khí hậu là
trách nhiệm của toàn hệ thống. Đồng thời, tăng cường năng lực thích ứng với
biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh
tế carbon thấp nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an
ninh và phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu
và tích cực cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.



×