Tải bản đầy đủ (.pdf) (214 trang)

Nghiên cứu đề xuất phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc rụng hữu liên tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.55 MB, 214 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM TRẦN HƯNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN - TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2013


2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM TRẦN HƯNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KHU RỪNG ĐẶC DỤNG HỮU LIÊN - TỈNH LẠNG SƠN



Chuyên ngành: Lâm Học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HUY DŨNG

HÀ NỘI, 2013


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, theo
chương trình đào tạo Cao học Khoá 19 (2011-2013), chuyên ngành Lâm học, tôi đã
thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất phương án Quy hoạch bảo tồn và phát triển
bền vững Khu rừng đặc dụng Hữu Liên - tỉnh Lạng Sơn”. Luận văn được hoàn
thành là kết quả học tập, nghiên cứu của bản thân và sự giảng dạy, hướng dẫn của
các Thầy cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt
cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Cảm ơn các Thầy, cô trong khoa Đào tạo Sau Đại học, khoa Lâm học và các bộ
môn khác đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tạo điều kiện trong quá
trình học tập, đến nay khoá học đã kết thúc và đạt kết quả tốt.
Đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của TS. Nguyễn Huy Dũng đã tạo điều
kiện, chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cơ quan trong tỉnh Lạng Sơn: Sở Nông nghiệp
và PTNT; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Văn hoá thông tin và Du lịch; Chi cục

Kiểm lâm; Chi cục Phát triển lâm nghiệp; Chi cục Phát triển nông thôn; phòng Nông
nghiệp và PTNT các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan; UBND các xã Hữu
Liên, Yên Thịnh, Hoà Bình, Hữu Lễ, Vạn Linh,.... đặc biệt là cán bộ, nhân viên BQL
rừng đặc dụng Hữu Liên đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực đã
tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, anh em, bạn bè và các học
viên trong lớp K19A-LH đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Do điều kiện thời gian và năng lực còn hạn chế, bản thân tôi cũng đã cố
gắng, nỗ lực hết mình đề hoàn thành luận văn tốt nghiệp, song sẽ không tránh khỏi


ii

những khiếm khuyết. Rất mong được các thầy, cô, các nhà khoa học, các đồng
nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả xử lý, tính toán là trung thực
và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 03 năm 2013
Tác giả

Phạm Trần Hưng


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................................... i
MỤC LỤC ............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .............................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................. 3
1.1. Trên thế giới .............................................................................................................. 3
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống khu BTTN ........................................ 3
1.1.2. Bảo tồn Đa dạng sinh học và phát triển bền vững ............................................ 11
1.2. Ở Viêṭ Nam .............................................................................................................. 16
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống rừng đặc dụng ................................. 16
1.2.2. Bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam - mối liên hệ giữa phát triển bền vững và biến đổi
khí hậu ......................................................................................................................... 21
1.2.3. Phát triển bền vững ngành lâm nghiệp .............................................................. 33
Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................................... 38
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 38
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 38
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 38
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 38
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 38
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 38
2.3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 39


iv

2.3.1. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn ........................................................... 39
2.3.2. Đề xuất phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển ......................................... 39

2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 39
2.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp .............................................................. 39
2.4.2. Phương pháp kế thừa......................................................................................... 40
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn .................................................................................... 40
2.4.4. Phương pháp điều tra thực địa .......................................................................... 41
2.4.5. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ............................................ 43
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................. 47
3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn khu vực nghiên cứu ................................................ 47
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển rừng đặc dụng Hữu Liên ............................... 47
3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .................................... 47
3.1.3. Tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và du lịch sinh thái .................................... 55
3.1.4. Đánh giá công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch (2006-2012) ................. 98
3.2. Đề xuất phương án quy hoạch bảo tồn và phát triển ........................................ 106
3.2.1. Quan điểm quy hoạch ..................................................................................... 106
3.2.2. Đề xuất các phương án phát triển.................................................................... 107
3.2.3. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững ..................................................... 109
3.2.4. Đề xuất các giải pháp ...................................................................................... 133
3.2.5. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và hiệu quả ...................................................... 147
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………….
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa của các chữ viết tắt


BQL

Ban quản lý

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

BVNN

Bảo vệ nghiêm ngặt

BVR

Bảo vệ rừng

CTNS21VN

Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam

DTSQ

Dự trữ sinh quyển

DSTN

Di sản thiên nhiên

DVHC


Dịch vụ Hành chính

ĐDSH

Đa dạng sinh học

IUCN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBT

Khu bảo tồn

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PHST

Phục hồi sinh thái

PTBV

Phát triển bền vững

ODB

Ô dạng bản


OTC

Ô tiêu chuẩn



Quyết định

RĐD

Rừng đặc dụng

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

VQG

Vườn quốc gia

VTV

Vườn thực vật


ii vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1.1

Số khu bảo tồn và Vườn quốc gia các nước Đông Nam Á

Bảng 2.1

Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi

42

Bảng 3.1

Dân số - lao động - nhân khẩu trong khu vực

51

Bảng 3.2

Diện tích, năng suất các loài cây nông nghiệp chính

52


Bảng 3.3

Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu

56

Bảng 3.4

Hiện trạng các loại đất, loại rừng trong rừng đặc dụng

57

Bảng 3.5

Các kiểu thảm thực vật trong rừng đặc dụng

64

Bảng 3.6

Thành phần thực vật khu rừng đặc dụng Hữu Liên

72

Bảng 3.7

Thành phần loài thực vật của khu RĐD Hữu Liên so với
một số VQG và RĐD vùng núi đá vôi phía Bắc

72


Bảng 3.8

Mười họ thực vật có số loài lớn nhất

73

Bảng 3.9

Các chi đa dạng nhất

74

Bảng 3.10

Đa dạng về công dụng sử dụng

76

Bảng 3.11

Tổng hợp tài nguyên động vật khu RĐD Hữu Liên

79

Bảng 3.12

So sánh tài nguyên động vật khu RĐD Hữu Liên với một
số VQG và khu RĐD khác


80

Bảng 3.13

Giá trị tài nguyên động vật khu RĐD Hữu Liên

82

Bảng 3.14

Tổng hợp số loài động vật quý hiếm khu RĐD Hữu Liên

83

Bảng 3.15

Kết quả đánh giá mật độ các loài động vật thông qua kết
quả phỏng vấn

84

Bảng 3.16

Kết quả đánh giá mật độ các loài thực vật thông qua kết
quả phỏng vấn

90

7



iii
vii
v

Tên bảng

Nội dung

Trang

Bảng 3.17

Quy hoạch các phân khu chức năng

109

Bảng 3.18

Thảm thực vật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

112

Bảng 3.19

Thảm thực vật trong phân khu phục hồi sinh thái

114

Bảng 3.20


Thống kê diện tích khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ
sung

118

Bảng 3.21

Thống kê diện tích làm giàu rừng tự nhiên

118

Bảng 3.22

Vốn đầu tư chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng

125

Bảng 3.23

Quy hoạch sử dụng đất vùng đệm

130

Bảng 3.24

Vốn đầu tư phát triển kinh tế vùng đệm và phân kỳ đầu tư

133


Bảng 3.25

Tổng hợp vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư

148

Bảng 3.26

Vốn đầu tư phân theo nguồn vốn

149


iv
viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Tên đồ thị,
hình vẽ

Nội dung

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ tóm tắt quá trình nghiên cứu

46


Hình 3.1

Vị trí khu RĐD Hữu Liên trong tỉnh Lạng Sơn

48

Hình 3.2

Vị ví các phân khu chức năng trong RĐD Hữu Liên

59

Hình 3.3

Ảnh hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi

61

Hình 3.4

Ảnh hệ sinh thái rừng trên núi đất

61

Hình 3.5

Ảnh hệ sinh thái đồng cỏ

61


Hình 3.6

Ảnh hệ sinh thái ao hồ, sông suối

61

Hình 3.7

Ảnh hang Nước, xã Yên Thịnh

97

Hình 3.8

Ảnh hệ thống hồ ngập nước theo mùa

97

Hình 3.9

Sơ đồ vị trí mốc ranh giới rừng đặc dụng

99

Hình 3.10

Sơ đồ bộ máy quản lý khu RĐD Hữu Liên

101


Hình 3.11

Quy hoạch các phân khu chức năng

110

Hình 3.12

Sơ đồ quy hoạch vùng đệm RĐD

131

Hình 3.13

Sơ đồ kiện toàn bộ máy quản lý khu RĐD Hữu Liên

134

Biểu đồ 3.1

Cơ cấu các loại đất đai khu vực nghiên cứu

56

Biểu đồ 3.2

Cơ cấu loại đất loại rừng theo phân khu chức năng

58


Biểu đồ 3.3

Cơ cấu quy hoạch các phân khu chức năng

110

Biểu đồ 3.4

Cơ cấu vốn đầu tư theo hạng mục

148


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là “lá phổi xanh” của trái đất, rừng chiếm 31% tổng diện tích đất trên
thế giới (1), với thảm thực vật giữ vai trò to lớn đối với con người như cung cấp gỗ,
củi; điều hoà khí hậu; ngăn chặn gió bão; tạo ra Oxy; điều hoà nước; là nơi cư trú
của muôn loài động thực vật và nơi tàng trữ các nguồn tài nguyên quý hiếm… Đặc
biệt, rừng là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển bền vững toàn cầu.
Hiện nay, vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững đã và đang được cả thế giới
quan tâm. Năm 2011 Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn là Năm Quốc tế về rừng
với mục tiêu chính là thúc đẩy việc quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tất cả
các loại rừng; đồng thời tăng cường cam kết chính trị lâu dài giữa các quốc gia dựa
trên “Tuyên bố Rio” (1992), các nguyên tắc trong Chương trình nghị sự 21 về công
tác chống phá rừng.
Khu rừng đặc dụng (RĐD) Hữu Liên - tỉnh Lạng Sơn có hệ sinh thái rừng
trên núi đá vôi chiếm diện tích lớn, có giá trị cao về đa dạng sinh học với nhiều loài

động - thực vật quí hiếm. Về thực vật có: Hoàng đàn (Cupressus torulosa), Nghiến
(Buretiondendron tonkinensis), Trai lý (Garcinia fagraeoides) …; động vật có
Hươu xạ (Moschus berezovskii), Voọc đen má trắng (Trachipithecus francoisi),
Vượn đen tuyền (Hylobates concolor concolor)… Trong đó Hoàng đàn và Hươu xạ
là hai loài đang bị đe doạ tuyệt chủng ngoài tự nhiên, rất hiếm gặp ở nơi khác (trong
tỉnh) ngoài RĐD Hữu Liên. Ngoài ra, khu vực này còn có địa hình núi đá vôi hiểm
trở, có cảnh quan đẹp đặc sắc với các hang động, suối ngầm và các hồ ngập nước
theo mùa, đó là giá trị đặc trưng của khu RĐD Hữu Liên.
Với những giá trị sẵn có, RĐD Hữu Liên đã được đưa vào danh lục hệ thống
RĐD của Việt Nam theo Quyết định số 194/QĐ ngày 09/08/1996 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ). Ban quản lý RĐD cũng được thành lập theo Quyết định số
10/QĐ-NL ngày 10/06/1989 của UBND tỉnh Lạng Sơn, trực thuộc Chi cục Kiểm
Lâm tỉnh Lạng Sơn. Ngày 31/05/2006 theo Quyết định số 705/QĐ/UBND của
UBND tỉnh Lạng Sơn, Ban quản lý RĐD được tái kiện toàn và là một đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn.
(1). Những dữ liệu mới nhất về rừng trên thế giới do Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) về hiện
trạng rừng toàn cầu nghiên cứu, năm 2010.


2

Trong thời gian qua, Ban quản lý RĐD đã thực hiện một số hoạt động bảo vệ
và phát triển rừng. Tuy nhiên, các hoạt động về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn các
nguồn gen, phòng hộ, bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan phục vụ phát triển du
lịch sinh thái còn nhiều bất cập trong quy hoạch, chưa mang tính định hướng chiến
lược lâu dài. Mặt khác, thời hạn đầu tư của Dự án 5 triê ̣u ha rừng đã kết thúc, vì vậy
cũng cần được tổng kết, đánh giá và quy hoạch làm cơ sở cho xây dựng các dự án đầu
tư cho giai đoạn tiếp theo.
Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề
xuất phương án Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng

Hữu Liên - tỉnh Lạng Sơn” nhằm bảo tồn và phát triển bền vững những giá trị khoa
học và cảnh quan của Khu rừng đặc dụng trên núi đá vôi hiện có trong tỉnh Lạng Sơn.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống khu BTTN
1.1.1.1. Khu bảo tồn thiên nhiên và Công ước Đa dạng sinh học
Tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong sự
tiến hóa, duy trì hệ thống tự nhiên và phát triển kinh tế xã hội. Đa dạng sinh học ở
nhiều quốc gia trên thế giới đang bị suy giảm nghiêm trọng bởi các hoạt động của
con người. Các khu BTTN đóng vai trò chủ chốt trong bảo tồn đa dạng sinh học và
đáp ứng các mục tiêu đa dạng của cộng đồng.
Định nghĩa của IUCN khẳng định bảo tồn đa dạng sinh học là mục tiêu cơ
bản của khu BTTN: “Khu bảo tồn thiên nhiên là một khu vực trên đất liền hoặc trên
biển được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và
văn hoá đi kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản
lý có hiệu quả khác” (IUCN 1994)
Trong vài thập kỷ qua, các khu BTTN trên thế giới đang có xu hướng tăng cả
về số lượng và diện tích. Theo tạp chí Khu BTTN, Tập 14, số 3, năm 2004, trên thế
giới có hơn 100.000 khu BTTN chiếm 11,7% diện tích đất liền toàn thế giới. Vườn
quốc gia chiếm số lượng và diện tích lớn nhất, tiếp đến là các khu bảo tồn loài và
sinh cảnh. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện một hệ thống quản lý phù hợp trên thực
tế nhằm hiện thực hóa các lợi ích tiềm năng mà khu BTTN có thể đem lại vẫn còn
là thách thức lớn tại rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Công ước ĐDSH (1992) xác định các khu BTTN là công cụ hữu hiệu và có
vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học “tại chỗ”. Tại điều 8 “Bảo tồn tại

chỗ” của Công Ước có các mục (a), (b) và (c) qui đinh rõ các nước tham gia công
ước ĐDSH có trách nhiệm thành lập hệ thống khu BTTN, xây dựng các hướng dẫn
lựa chọn, thành lập và quản lý các khu BTTN, và quản lý các tài nguyên sinh học
bên trong các khu BTTN để đảm bảo bảo tồn và sử dụng bền vững.


4

1.1.1.2. Hệ thống phân hạng quốc tế các khu BTTN theo IUCN
Nguồn gốc của các khu BTTN “hiện đại” có từ thế kỷ thứ 19. Vườn quốc gia
Yellowstone là Vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới, được thành lập tại Mỹ năm
1872. Trong quá trình hình thành và phát triển các khu BTTN, mỗi nước đều có
cách tiếp cận riêng, không có các tiêu chuẩn hoặc thuật ngữ chung, điều này gây trở
ngại cho việc chia sẻ các ý tưởng và kinh nghiệm về khu BTTN trong phạm vi khu
vực và toàn cầu.
Những nỗ lực đầu tiên nhằm làm rõ những thuật ngữ và phân hạng các khu
BTTN được ghi nhận vào năm 1933. Hệ thống phân hạng quốc tế khu BTTN đầu tiên
được IUCN xây dựng và công bố năm 1978 - gọi là Hệ thống phân hạng 1978. Hệ
thống phân hạng 1978 của IUCN gồm có 10 phân hạng. Hệ thống này đã được sử dụng
tương đối rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và trong các hoạt động quốc tế như làm
cơ sở cho xây dựng “Danh Mục các khu BTTN của Liên Hiệp Quốc năm 1993”.
* Hệ thống phân hạng các khu BTTN năm 1978:
- Khu dự trữ thiên nhiên nghiêm ngặt/nghiên cứu khoa học (Scientific
Research/ Strict Nature Reserve)
- Vườn Quốc gia (National Park)
- Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên (National Monument/ Natural Landmark)
- Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên/Bảo vệ đời sống hoang dã (Nature
Conservation Reserve/Managed Nature Reserve/ Wildlife Sanctuary).
- Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển (Protected Landscape/
Seascape).

- Khu dự trữ tài nguyên (Resource Reserve)
- Khu dự trữ thiên nhiên/ nhân chủng học (Nature Biotic Area/
Anthropological Reserve).
- Khu quản lý sử dụng đa mục đích (Multiple use Management Area/
Managed Resource Area).
- Khu dự trữ sinh quyển (Biosphere Reserve).
- Khu di sản thiên nhiên thế giới (World Natural Heritage Site).


5

Tuy nhiên, ngay sau đó, hệ thống phân hạng 1978 đã bộc lộ một số thiếu sót.
Năm 1984, IUCN đã tiến hành những bước đầu tiên xem xét lại và đề xuất cập nhật
hệ thống phân hạng này.
Hệ thống phân hạng khu BTTN quốc tế của IUCN hiện hành được công bố
năm 1994, trên cơ sở cập nhật Hệ thống phân hạng 1978. Hệ thống phân hạng 1994
có tất cả 6 phân hạng. Năm phân hạng đầu tiên chủ yếu dựa trên các phân hạng (IV) của hệ thống phân hạng 1978. Phân hạng VI tập hợp các ý tưởng của các phân
hạng VI, VII và VIII của hệ thống phân hạng 1978
* Hệ thống phân hạng các khu BTTN năm 1994:
- Hạng I: Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt/Khu bảo vệ động vật hoang dã:
+ Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt;
+ Khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã.
- Hạng II: Vườn Quốc Gia
- Hạng III: Khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên
- Hạng IV: Khu bảo tồn loài/Sinh cảnh
- Hạng V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền/cảnh quan biển
- Hạng VI: Khu bảo tồn kết hợp sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
Mục tiêu quản lý các khu BTTN rất đa dạng, trong đó có các mục tiêu sau:
+ Bảo tồn sinh cảnh, hệ sinh thái và nguồn gen;
+ Duy trì tính đa dạng của cảnh quan trên đất, sinh cảnh cùng với các loài và

hệ sinh thái;
+ Làm mô hình minh hoạ về môi trường tự nhiên cho công tác nghiên cứu
khoa học, giám sát môi trường và giáo dục;
+ Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học và giáo dục để góp phần
nâng cao phúc lợi cho người dân và bảo vệ môi trường cho các khu bảo tồn;
+ Hỗ trợ đời sống và các hoạt động kinh tế sao cho hài hoà với thiên nhiên
và bảo tồn các công trình văn hoá và xã hội của cộng đồng;
+ Tạo cơ hội để cho người dân thưởng ngoạn thông qua các hoạt động vui
chơi giải trí và du lịch có qui mô và loại hình phù hợp với đặc tính của vùng;


6

+ Mang lại lợi ích và phúc lợi cho cộng đồng địa phương thông qua việc
cung cấp các sản phẩm tự nhiên, như lâm sản, hải sản và dịch vụ (như nước sạch
hoặc thu nhập từ các loại hình du lịch bền vững).
Việc sắp xếp một khu BTTN vào một phân hạng nhất định cần căn cứ vào
mục tiêu quản lý chủ đạo của khu BTTN đó.
Hệ thống phân hạng các khu BTTN của IUCN không có ý định đặt ra những
tiêu chuẩn hoặc làm hình mẫu chính xác để áp dụng ở tất cả các quốc gia, tên các
khu BTTN có thể thay đổi tuỳ từng quốc gia. Các khu BTTN được thành lập trước
tiên để đáp ứng các yêu cầu của địa phương và quốc gia, sau đó được “đặt tên” và
gắn với các phân hạng của IUCN căn cứ vào mục tiêu quản lý.
Mới đây, IUCN đã tiến hành nghiên cứu đánh giá việc áp dụng phân hạng
IUCN về các khu BTTN trên thế giới thông qua dự án “Nói cùng một ngôn ngữ”.
Như vậy, hệ thống phân loại của IUCN đã được cập nhật những quan điểm
hiện đại về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học là kết hợp bảo tồn và sử dụng bền vững
tài nguyên đa dạng sinh học. Mặt khác hệ thống phân chia này đã bao trùm được tất
cả các loại hình bảo tồn ở các vùng địa sinh học khác nhau trên thế giới, với nhiều
loại hệ sinh thái khác nhau. Đây là hệ thống phân chia đã được nhiều nước áp dụng

theo các mức độ khác nhau để bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học của mỗi nước.
IUCN khuyến nghị: Đây là hệ thống các khu Bảo tồn xây dựng trên phạm vi
toàn cầu. Các nước thành viên của IUCN có thể tùy điều kiện đất nước mình để áp
dụng hệ thống trên một cách sáng tạo.
1.1.1.3. Hệ thống các khu BTTN của một số nước vùng Đông Nam Á
a) Diện tích rừng của các nước
Nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của
tài nguyên Sinh vật. Đông Nam Á là một trong những khu vực có tính ĐDSH cao
nhất trên toàn cầu. Tính đến năm 2000, Đông Nam Á có 2.119.140 km2 rừng chiếm
48,6%. Đây là một tỷ lệ cao, trong đó sự đóng góp của Indonesia gần 50%
(1.049.860 km2) [7].
Diện tích rừng rộng lớn, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, Đông Nam Á
là một trong số ít khu vực có sự đa dạng sinh học cao trên thế giới. Mặc dù tổng


7

diện tích các nước Đông Nam Á chỉ chiếm 3,33% diện tích đất liền toàn thế giới,
nhưng khu vực này được biết đến với nhiều loại động - thực vật quý hiếm, nhiều
loài đặc hữu, chỉ có ở ASEAN.
b) Hệ thống phân hạng các khu bảo tồn
Nhận thức được tình hình diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến mất nơi cư trú
của nhiều loài động thực vật, các nước trong khu vực đã chủ động thực hiện chương
trình bảo tồn đa dạng sinh học ở từng quốc gia và khu vực. Bảo tồn đa dạng sinh
học được cụ thể hoá bằng việc thành lập các khu bảo vệ. Đông Nam Á hiện có
1.119 khu bảo vệ với tổng diện tích hơn 52 triệu ha. Hiện nay, hệ thống phân hạng
của từng quốc gia áp dụng có sự khác nhau, Lào không có hạng vườn quốc gia…,
Philippin có 6 hạng theo tiêu chuẩn IUCN…
Bảng 1.1: Số khu bảo tồn và vườn quốc gia các nước Đông Nam Á
Quốc gia


Tổng số khu

Diện tích
(1000 ha)

Tỷ lệ (%)

VQG

Bruney

33

121,2

20,0

1

Campuchia

23

3.258

18,0

7


361

23.300

11,9

37

Laos

20

3.208

13,9

Malaysia

11

5.483

16,7

Myanmar

38

3.200


4,7

147

2.704,1

9,0

4

2,2

34,4

1

Thailand

212

8.774

17,0

96

Vietnam

164


2.198,7

7,2

30

Tổng số

1.119

52.249,1

Indonesia

Philippines
Singapore

11

Nguồn : WCMC

* Căm Pu Chia: các khu bảo tồn được phân chia làm 4 hạng, với 23 KBT,
tổng diện tích 3.267.200 ha, chiếm 18% diện tích lãnh thổ, bao gồm:
- Vườn Quốc gia (National Park): 7 khu
- Khu Bảo tồn loài (Wildlife Sanctuary): 10 khu
- Khu Bảo tồn cảnh quan (Protected Landscape): 3 khu


8


- Khu Đa tác dụng (Multiple use Area): 3 khu
Theo đánh giá của IUCN, 2000, toàn bộ các khu bảo tồn của Cămpuchia đều
lớn và có giá trị nhiều về du lịch.
* Indonesia: là nước có nhiều diện tích rừng nhất trong khu vực Đông Nam
châu Á. Các khu bảo tồn được phân thành 6 hạng, các khu dữ trữ thiên nhiên được
quan tâm nhiều. Hiện đã có 361 khu bảo tồn được thành lập. Khu bảo tồn lớn nhất
là khu BTTN Gunung Lorentz ở Irian Jaya, diện tích 2.505.000 ha, nhỏ nhất là khu
BTTN Maubesi ở Lesser Sundra Island với diện tích 544 ha.
- Vườn Quốc gia (National Park): 37 khu
- Khu Dữ trữ thiên nhiên (Nature Reserve): 166 khu
- Khu Bảo tồn loài (Wildlife Reserve hay Game Reserve): 48 khu
- Khu Công viên rừng lớn (Grand Forest Park): 11 khu
-Công viên giải trí (Recreation Park hay Recreation Forest): 89 khu
- Khu Dự trữ săn bắn (Hunting Park):8 khu
* Malaysia: các khu bảo tồn được chia làm 5 hạng, bao gồm:
- Vườn Quốc gia (National Park): 11 khu
- Khu Bảo tồn Động vật hoang dã Quốc gia (National Wildlife Reserve): 35 khu
- Khu Bảo tồn nguyên sinh nằm trong các rừng sản xuất (Virgine Jungle
Reserve pockets within Production Forests)
- Rừng Bảo vệ thuộc các Bang (State Government Protection Forest).
* Philippine: phân chia các khu bảo tồn thành 5 loại, có tổng số 36 KBT do
Tổng thống quyết định thành lập, với diện tích 1.030.100 ha, chiếm 3,43%.
-Vườn Quốc gia (National Park)
- Khu Bảo tồn thiên nhiên biển (Marine Reserve)
- Khu Bảo tồn loài biển (Marine Sanctuary)
- Khu Bảo tồn loài (Wildlife Sanctuary)
- Công viên thiên nhiên (Natural Park)
- Khu Bảo tồn cảnh quan (Protected Landscape/Seascape)
* Thái Lan: hệ thống các khu bảo tồn cũng đã được thiết lập và mở rộng theo
nhiều giai đoạn, năm 1999, Thái Lan có 5 hạng khu bảo tồn, với 212 khu, bao gồm:



9

- Vườn Quốc gia (National Park): 75 khu
- Công viên Rừng (Forest Park): 67 khu
- Khu Bảo tồn loài (Wildlife Sanctuary): 48 khu
- Vườn Quốc Gia Biển (Marine National Park): 21 khu
- Khu vực cấm săn bắn (Non Hunting Area): 1 khu
Hệ thống khu bảo tồn của các nước vùng Đông Nam Á có sự khắc biệt so với
các nước đã đề cập. Do sự khác nhau về vị trí địa sinh học, các hệ sinh thái đa dạng,
phong phú về thành phần loài sinh vật, mặt khác các mối đe dọa cũng rất lớn nên hệ
thống phân hạng các KBT chi tiết hơn. Các khu bảo tồn biển đã được chú ý và xếp
thành hạng riêng trong hệ thống các KBT. Các khu bảo vệ nằm trong hệ thống rừng
sản xuất đã được chú trọng, nhằm bảo vệ tốt hơn các hệ sinh thái, các loài cũng như
nguồn gen tự nhiên của mỗi quốc gia.
Như vậy, hệ thống các KBT tại các nước khu vực Đông Nam Á được phân
chia không thống nhất, tuy nhiên qua số liệu trên cho thấy, các nước đều có hạng:
VQG, khu bảo tồn loài, khu dữ trữ thiên nhiên. Đây là những loại hình bảo tồn quan
trọng nhằm bảo tồn tốt hơn tài nguyên đa dạng sinh học của mỗi nước.
1.1.1.4. Các loại hình BTTN khác
Hệ thống phân hạng năm 1978 của IUCN bao gồm Khu dự trữ sinh quyển và
Khu di sản thiên nhiên thế giới (Phân hạng IX và X). Tuy nhiên, cũng như các khu
RAMSAR và Công viên ASEAN, đây không phải là những phân hạng khu BTTN
mà là những danh hiệu khu vực và quốc tế. Vì vậy, hệ thống phân hạng 1994 của
IUCN không bao gồm những khu này. Tuy nhiên những khu này được ghi nhận
trong Danh sách của Liên hợp quốc và các ấn phẩm phù hợp khác của IUCN.
a) Khu Dự trữ sinh quyển thế giới
Khu dự trữ sinh quyển thế giới là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho
các khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng. Theo

định nghĩa của UNESCO: Khu dự trữ sinh quyển thế giới là những khu vực có hệ
sinh thái bờ biển hoặc trên cạn giúp thúc đẩy các giải pháp điều hòa việc bảo tồn sự
đa dạng sinh học với việc phát triển bền vững khu vực đó có giá trị nổi bật, được
quốc tế công nhận.


10

Mạng lưới của các khu DTSQ thế giới được hình thành vào năm 1976 và đến
năm 2012 đã có 610 khu dự trữ sinh quyển thuộc 117 quốc gia và vùng lãnh thổ,
trong đó có 12 khu xuyên biên giới. Các nước có nhiều khu DTSQ nhất là Mỹ (47),
Nga (39), Tây Ban Nha (38) và Trung Quốc (28). (Nguồn: />new/en/natural-sciences/environment/ecological-sciences/biosphere-reserves/world
-network-wnbr/).
Khi trở thành khu dự trữ sinh quyển thế giới, các nước phải tuân thủ các hiệp
ước, công ước và các cam kết quốc tế mà Chính phủ đã ký.
b) Di sản thiên nhiên thế giới
Theo Công ước di sản thế giới thì di sản thiên nhiên là: Các đặc điểm tự nhiên
bao gồm các hoạt động kiến tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm các hoạt động
kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học.
Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới
được xác định chính xác tạo thành một môi trường sống của các loài động thực vật
đang bị đe dọa có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.
Các khu Di sản thiên nhiên thế giới thường trùng với các khu BTTN. Các khu Di sản
thế giới là niền vinh dự, tự hào của quốc gia và thường thu hút nhiều khách du lịch.
c) Khu RAMSAR
Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách
hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình
xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của
chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh
thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn

hóa và kinh tế của chúng.
Các nước tham gia Công ước thành lập các khu BTTN và sử dụng bền vững
các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế được Công ước công nhận và
đưa vào Danh sách các khu RAMSAR của thế giới.
Đến tháng 5/2012, tổng cộng có 160 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia
công ước Ramsar, bao gồm 2006 khu, tổng diện tích là 192.822.023 hecta (Nguồn:
Số liệu trên trang web Ramsar.org, ngày 09/05/2012).


11

1.1.1.5. Nhận xét
Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế thì cảnh quan và tài nguyên thiên
nhiên đã bị tàn phá nặng nề và con người đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo tồn.
Năm 1864 nước Mỹ đã thiết lập khu bảo tồn đầu tiên để bảo vệ loài Hồng Sam tại
Es-pen-to. Đến năm 1872 Vườn quốc gia đầu tiên trên thế giới được thiết lập-Vườn
quốc gia Yellow Stone. Từ đấy các quốc gia trên thế giới đã dần dần thiết lập các
Vườn quốc gia, các khu bảo tồn của nước mình. Nhiều nước đã dành một diện tích
đáng kể để thiết lập hệ thống các Khu bảo tồn: Nhật Bản dành trên 15%, Vương
quốc Anh 18,9%, Cộng Hoà Liên Bang Đức 24,6%, Áo 25,3%, Hoa Kỳ 10%, Thuỵ
Điển 5%, Thái Lan 11%, Inđônêsia 9,1%,... Cùng với sự hình thành hệ thống các
khu bảo tồn nhận thức về bảo tồn của con người cũng dần được nâng cao. Hệ thống
các khu bảo tồn trên thế giới cũng mới chỉ hình thành và phát triển được trên 100
năm và đã hình thành được một hệ thống các KBT rộng lớn để bảo vệ tài nguyên đa
dạng sinh học của nhân loại [7].
Việc IUCN xây dựng và công bố hệ thống phân hạng các KBT đã và đang
được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tuy hình thức áp dụng hệ thống này ở
mỗi quốc gia có khác nhau, nhưng đều có chung một mục đích là bảo tồn và phát
triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học, nâng cao nhận thức về bảo tồn, gắn với
việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

1.1.2. Bảo tồn Đa dạng sinh học và phát triển bền vững
1.1.2.1. Quan niệm về bảo tồn và phát triển bền vững
Theo quan niệm trước đây, các khu BTTN thường được xem như một khu
vực tách biệt với thế giới bên ngoài. Quan niệm này đã dẫn đến những sai lầm trong
việc quản lý các khu BTTN. Kết quả là thiên nhiên vẫn liên tục bị con người tác
động theo hướng tiêu cực: khai thác tài nguyên rừng, thực vật và động vật rừng mà
nguyên nhân là do những áp lực xã hội và sinh thái cả trong và ngoài khu BTTN.
Theo Chương trình Con người và Sinh quyển (Man and Biosphere Program;
viết tắt là: MAB thuộc UNESCO) thực tế cho thấy các khu BTTN vẫn cần có một
số khu vực không có hoặc chịu rất ít tác động của con người với những quy định
kiểm soát chặt chẽ, được gọi là “vùng lõi”. Bên cạnh đó cần thúc đẩy phát triển kinh


12

tế thân thiện với môi trường, phát triển giáo dục và bảo tồn các giá trị văn
hóa truyền thống ở các vùng xung quanh được gọi là các “vùng đệm” và chuyển
tiếp trong đó, người dân địa phương đóng vai trò chủ chốt. Có như vậy công tác bảo
tồn mới đạt được hiệu quả lâu dài và bền vững.
Bảo tồn và phát triển bền vững là nhằm giải quyết một trong những vấn đề
thực tiễn quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay: đó là làm thế nào để
có thể tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên với sự thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, duy trì các giá trị văn hoá truyền
thống đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người tại các khu bảo tồn.
1.1.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học
ĐDSH và bảo tồn đã trở thành một chiến lược trên toàn cầu. Nhiều tổ chức
quốc tế đã ra đời để hướng dẫn việc đánh giá, bảo tồn và phát triển ĐDSH trên toàn
phạm vi thế giới như: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), Chương trình
môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện
tài nguyên di truyền quốc tế (IPGRI),...

Loài người muốn tồn tại lâu dài trên hành tinh này thì phải có một dạng phát
triển mới và phải có cách sống mới. Nhu cầu cơ bản và sự sống còn của chúng ta
phụ thuộc vào tài nguyên của trái đất, nếu những tài nguyên đó bị suy giảm thì cuộc
sống của chúng ta và các thế hệ mai sau sẽ bị đe doạ.
Vì thế tại Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môi trường và ĐDSH đã tổ
chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6 năm 1992, 150 nước đã tham gia ký vào
công ước về ĐDSH và bảo vệ chúng.
Từ đó, nhiều hội thảo được tổ chức để thảo luận và nhiều cuốn sách mang tính
chất chỉ dẫn về ĐDSH được ra đời. Năm 1990, WWF đã xuất bản cuốn sách nói về
tầm quan trọng của ĐDSH (The importance of biological diversity) hay IUCN,
UNEP và WWF đưa ra Chiến lược bảo tồn thế giới (World conservation strategy),
IUCN - WWF đưa ra Chiến lược ĐDSH toàn cầu (Global biological strategy)...
Bên cạnh đó, có nhiều công trình khoa học khác nhau ra đời và nhiều cuộc
hội thảo được tổ chức nhằm thảo luận về quan điểm về phương pháp luận và thông
báo các kết quả đã đạt được ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc


13

tế hay khu vực được nhóm họp tạo thành mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo
tồn và phát triển ĐDSH.
Sự suy thoái ĐDSH trên trái đất đang hàng ngày, hàng giờ âm thầm phá huỷ
khả năng phát triển của loài người, nơi sống của động vật hoang dã. Theo số liệu
nghiên cứu trong những năm gần đây, tốc độ mất vùng sống tự nhiên ngày càng gia
tăng ở các nước châu Phi (65%) và Đông Nam Á (68%) [34].
Theo giáo sư Võ Quí, tất cả các gen có trong khoảng 5-30 triệu loài sinh vật
mà các nhà khoa học đã ước lượng trên trái đất, trong đó chỉ có khoảng 1,7 triệu
loài đã được mô tả. Tuy nhiên, loài người đã không biết gìn giữ nguồn tài nguyên
quí giá này mà đang khai thác quá mức, tiêu phí nó với danh nghĩa là để phát triển.
Bảo tồn ĐDSH phải được coi là một vấn đề có tính nguyên tắc, bởi tất cả

mọi loài đều được tôn trọng bất kể lợi ích của chúng như thế nào đối với loài người
và chúng ta là thành tố của một hệ nuôi dưỡng sự sống. Để bảo tồn ĐDSH cần phải
có một cách nhìn bao quát mà không phải cho từng đối tượng riêng lẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng của ĐDSH đối với đời sống của con người,
việc qui hoạch các khu rừng tự nhiên để bảo vệ ĐDSH đã được con người chú ý từ
lâu bằng giải pháp thành lập các khu bảo tồn.
Theo Cao Văn Sung (1994), năm 726 ở Venise (Ý) đã thành lập Khu dự trữ
thiên nhiên, năm 1423 Ba Lan đã có những sắc lệnh hạn chế săn bắn ngựa hoang,
hươu lớn, bò rừng và bảo vệ các khu tùng bách.
Theo I.G.Simmon (1981), mục đích bảo vệ đã tách các hoạt động bảo tồn ra
làm hai hướng: thứ nhất là bảo vệ thiên nhiên (Nature protection) và thứ hai là bảo vệ
cảnh quan (The protection of landscape). Bảo vệ thiên nhiên mong muốn duy trì một
đơn vị phân loại hoặc một nhánh phân loại hay một tập tính cụ thể. Bảo tồn loài có xu
hướng tập trung vào các loài quí hiếm, không phổ biến và bảo tồn các sinh cảnh tiêu
biểu. Mặc dù tác giả đã phân loại mục đích bảo tồn ra làm hai loại, nhưng thực chất
trong hai xu hướng bảo tồn trên có cùng chung một mục tiêu là bảo tồn ĐDSH.
Các khu BTTN thường được quy hoạch để bảo vệ một loài động vật hay thực
vật quí hiếm (theo mức độ từ khu vực đến toàn cầu), các loài động vật đặc biệt là
thú lớn và chim thường được lựa chọn cho mục đích bảo tồn. Theo I.G.Simmon


14

(1981), ở Anh đã thông qua luật bảo vệ chim biển năm 1869 và luật bảo vệ chim
hoang dã năm 1880. Ở một số nơi, công tác bảo tồn loài đơn lẻ là do sự quan tâm
của thế giới, chủ yếu là do cảm tính tự nhiên như: VQG Wood Buffalo (Canada)
bảo tồn một số ít các đàn Bò tót Bắc Mỹ còn sống sót trong tự nhiên; khu bảo tồn
Karizanga (Đông bắc Ấn Độ) bảo tồn loài tê giác, khu bảo tồn Uzung Kulon (Tây
Java, Indonesia) là nơi bảo tồn quần thể tê giác Java thành lập năm 1921. Một số
VQG ở Mỹ được qui hoạch xây dựng chủ yếu để bảo tồn sinh cảnh của các loài

động thực vật hoang dã. Theo Cao Văn Sung (1994), VQG đầu tiên trên thế giới
được thành lập tại Mỹ năm 1872 là Yellow Stone để giữ nguyên vẹn trạng thái tự
nhiên vùng cao nguyên miệng núi lửa ở độ cao 2.400m và cứu vãn sự tiêu diệt của
các loài thú hoang dã như: bò rừng, gấu đen, gấu xám, hươu, hải ly,... và hơn 200
loài chim như thiên nga mỏ rộng, bồ nông, đại bàng,... Sau Mỹ, các VQG tiếp theo
được thành lập sớm nhất là ở Australia. Theo IUCN, VQG Royal (Australia) được
thành lập năm 1897, VQG Glacier và Yoho (Canada) thành lập năm 1886, khu bảo
tồn thiên nhiên Langeberg East (Nam Phi) thành lập năm 1896.
I.G. Simmon (1981) cho rằng việc qui hoạch, xây dựng các khu bảo tồn
chiếm một tỷ lệ lớn là các khu bảo tồn ở Đông, Trung và Nam Phi gồm những nước
như: Nam Phi, Tanzania, Zambia, Uganda và Kenya nơi mà các loài động vật hoang
dã, đặc biệt là thú lớn được bảo vệ do chúng mang lại nguồn lợi rất lớn cho quốc gia
từ các hoạt động du lịch.
Các nước thuộc vùng Nam Á cũng đã thành lập các khu bảo tồn từ cuối thế
kỷ XIX như: Ấn Độ. Năm 1998, Ấn Độ đã thành lập 84 VQG và 447 khu bảo tồn
loài, chiếm 4,5% diện tích lãnh thổ. Để bảo tồn ĐDSH, quốc gia này đã qui hoạch
hệ thống các khu bảo vệ thành 2 hạng: VQG (National Park) và khu bảo tồn loài
(Sanctuaries). Khu vực Đông Á, có Nhật Bản là nước quan tâm đến bảo tồn
ĐDSH sớm nhất bằng sự ra đời của VQG đầu tiên vào năm 1934, đến nay diện
tích qui hoạch cho bảo tồn là: 5,34 triệu ha chiếm 14,2% tổng diện tích tự nhiên
của cả nước [32]. Các nước vùng Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng của thế
giới về bảo tồn ĐDSH. Việc thành lập một hệ thống các khu bảo vệ là điểm mấu
chốt của bất kỳ chương trình nào muốn duy trì và bảo tồn tính ĐDSH. Năm 1960,


15

toàn vùng chỉ có 200 khu thì sau 40 năm (năm 2000) đã có 900 khu với tổng diện
tích 399.314 km2 [32].
Theo số liệu của IUCN (2002) và WCPA thì số lượng các khu bảo vệ thiên

nhiên trên toàn thế giới hiện là 30.000 khu với tổng diện tích khoảng 12,8 triệu km2
chiếm 9,5% diện tích phần lục địa của thế giới.
Tuy nhiên cùng với những biến cố về lịch sử, về kinh tế xã hội, ĐDSH trên
thế giới đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Do đó cần có sự tham gia của mỗi
cấp ở các gia trên thế giới trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH. Nhiều công ước quốc tế đã
ra đời như: Công ước về bảo vệ các vùng đất ướt (RAMSAR) năm 1971, Công ước
về bảo tồn loài (CITES) năm 1973, Công ước về ĐDSH (CBD) năm 1992,...
Tóm lại, việc xây dựng, thành lập hệ thống khu bảo tồn trên thế giới đã quán
triệt phương châm: Bảo tồn kết hợp chặt chẽ với phát triển và chú ý đến quyền lợi
của người dân địa phương sống trong và xung quanh các khu bảo tồn. Điều này thể
hiện trong hệ thống phân hạng của IUCN và nhiều nước khác. Ngoài các khu bảo
tồn được bảo vệ nghiêm ngặt và toàn vẹn các hệ sinh thái và cảnh quan, thì cũng có
những khu bảo tồn được phép tác động hay khai thác hợp lý hoặc sử dụng bền
vững, nếu các tác động đó không phá vỡ thành phần, cấu trúc hệ sinh thái. Công tác
qui hoạch, xây dựng hệ thống rừng đặc dụng ở mỗi nước rất đa dạng, đi sâu vào
nhiều mặt và có các giải pháp bảo tồn khác nhau, tuy nhiên đều có chung mục tiêu
là: bảo vệ các hệ sinh thái, môi trường sống hay sinh cảnh (habitat), các loài động
thực vật quý hiếm và các cảnh quan đẹp có giá trị lịch sử, văn hoá đặc biệt.
1.1.2.3. Phát triển bền vững
Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên minh Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên
(IUCN) đã đề xuất khái niệm PTBV. Đến năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban
Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) tiếp thu, triển khai và định nghĩa
trong bản tường trình mang tựa đề “Tương lai của chúng ta” như sau: “Phát triển
bền vững là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không
gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” [16], [25].
Cuối năm 1987, Liên Hiệp Quốc đã chuẩn bị cho 2 hội nghị quan trọng về
vấn đề PTBV. Hội nghị thứ nhất diễn ra năm 1992 tại Rio de Janeiro gọi là Hội nghị



×