Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đề vào dạy học tác phẩm thơ đường trong chương trình ngữ văn 10 nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.97 KB, 21 trang )

Sang kiờn kinh nghiờm:

Hụ Thi Giang

Mục lục
A. Đặt vấn đề.
I. Lời mở đầu.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Thực trạng.
2. Kết quả và hiệu quả của thực trạng trên.
B. Giải quyết vấn đề
Phần I. Các giải pháp cải tiến.
1. Một số cơ sở lí thuyết và thực tiễn về những hình

2
2
2
2
3
4
4
4

thức sử dụng những nguyên lí: Kết cấu, luật thi, ngôn
ngữ, tứ thơ, nhan đề vào việc dạy thơ Đờng nhằm
kích thích hứng thú học tập ca học sinh Lớp 10 .
2. Quan điểm cơ bản về phơng thức sử dụng các

11

nguyên lí: Kết cấu, luật thi, tứ thơ, ngôn ngữ, nhan


đề vào dạy học thơ Đờng trong chơng trình Ngữ văn
10 nhằm kích thích hứng thú học của hc sinh.
Phần II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
1. Thử xây dựng hệ thống các nguyên lí cho một tác

12
12

phẩm cụ thể trong chơng trình Ngữ văn lớp 10.
2. Thực nghiệm.
C. Kết luận.
I. Kết quả nghiên cứu.
II. Bài học kinh nghiệm.
III. Một số kiến nghị sau khi thực hiện
Tài liệu tham khảo.

16
18
18
18
19
20

A. T VN ấ
I. LI M U:
Lờ Quy ụn a tng noi: Vn chng la gục ln cua s lõp thõn, la
viờc ln cua s kinh tờ.
ung võy, day hoc mụn Ng vn trong Nha trng THPT, c biờt
phõn th ng thc s la mụt võn ờ kho. Kho ụi vi ca ngi day
1

ờ tai: S dung nhng nguyờn ly: Kờt cõu, luõt thi, t th,ngụn ng, nhan ờ

vao day hoc tac phõm th ng trong chng trinh Ng vn 10 nhm kich
thich hng thu hoc tõp cua hoc sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

và khó với cả người học. Cái khó đối với giáo viên dạy văn là làm sao
trong giờ học có thể tạo ra bầu không khí văn chương. Sẽ tẻ nhạt nếu
giờ học văn chỉ là một giờ truyền đạt kiến thức đơn thuần, thầy nói tro
ghi, không khác gì giờ học Chính trị và như vậy môn văn đã bị thủ tiêu
tính nghệ thuật một cách không tuyên bố cho nên những năm gần đây số
học sinh yêu thích môn văn không nhiều. Do vậy đến lúc này chúng ta
phải coi trọng dạy học môn Ngữ văn vừa là một môn nghệ thuật phải
làm sao để tổ chức hướng dẫn học sinh cảm nhận được văn học nghệ
thuật có tác động mạnh mẽ đến con người, cái đẹp đánh thức ở mỗi con
người niềm mong muốn trở nên cao đẹp hơn, sống ngày càng tốt đẹp
hơn, có niềm tin và thực sự hăng say qua việc cảm thụ trực tiếp các tác
phẩm Văn chương, văn học có khả năng giáo dục đạo đức, nhân cách,
thẩm mỹ cho người đọc. Bởi vậy để làm được điều này bên cạnh những
biện pháp khởi động giờ học, giảng giải, giảng bình kết thúc giờ học tất
yếu phải dựa vào hệ thống những nguyên lí của thơ Đường. Hiện nay
đổi mới phương pháp giảng dạy trong bộ môn Ngữ văn đang là vấn đề
cấp thiết nóng hổi. Trong đó xây dựng được hệ thống câu hỏi tiếp cận
mảng thơ Đường là rất khó làm sao vừa đảm bảo tính khoa học, vừa
đảm bảo tính nghệ thuật, tạo hứng thú cho học sinh từng bước đi sâu
vào cảm thụ tác phẩm thơ Đường như bóc dần từng cánh hoa để tìm

thấy nhụy hoa là một yêu cầu mang tính quyết định tới sự thành bại của
giờ dạy văn học nói chung và giơ dạy thơ Đường nói riêng.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐÊ
1. Thực trạng.
Như chúng ta đã biết trường THPT Thạch Thành IV là một trong
tổng số 105 trường THPT trong tỉnh Thanh Hóa huyện Thạch Thành là
một trong 23 huyện Miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Đời
sống kinh tế con gặp nhiều khó khăn, dân trí cũng con thấp cho nên việc
giáo dục con gặp nhiều khó khăn. Vấn đề vận động học sinh đi học đã
khó, khó hơn là làm sao cho học sinh say mê học, đặc biệt là học môn
văn. Trường THPT Thạch Thành IV là trường mới thành lập cơ sở vật
chất con thiếu thốn, đối tượng học sinh chủ yếu ở 6 xã vùng 135 trong
đó có 4 xã Thạch Tượng, Thạch Lâm, Thành Mỹ và Thành Yên thuộc
diện đặc biệt khó khăn. Đội ngũ giáo viên mới ra trường tuổi đời con
non trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa có nên vấn đề dạy và học là một
vấn đề con nan giải, đặc biệt là dạy phần thơ Đường làm sao để cho học
2
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

sinh yêu thích và hứng thú học là điều rất khó đối với giáo viên dạy
văn nói riêng, với giáo viên dạy các môn khác nói chung bởi vì lâu nay
trong tiềm thức của các em nghĩ thơ Đường là rất khó. Cho nên đã dẫn

đến trong những năm gần đây số học sinh yêu thích môn văn không
nhiều, đa số các em ngại học văn, thờ ơ với môn Ngữ văn cho dù các em
nhận thức được vai tro bổ trợ to lớn và thiết thực của văn học trong học
tập cũng như trong cuộc sống.
Xuất phát từ tình hình khó khăn nói trên tôi đã mạnh dạn áp dụng
phương pháp dạy học văn của tác giả Phan Trọng Luận. Trong cuốn
sách này tác giả đã tập trung vào nghiên cứu về mặt lý thuyết khá hệ
thống tuy nhiên tác giả mới giải quyết vấn đề ở góc độ vĩ mô chung
cho tất cả các cấp học. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài “Sử dụng những
nguyên lí: Kết cấu, luật thi, tứ thơ, ngôn ngữ, nhan đề vào dạy học
tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thu học tập của học sinh ” để nghiên cứu và cũng là góp
thêm một tiếng nói tâm huyết vào hoạt động dạy học môn Ngữ văn
theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
2. Kết quả và hiệu quả của thực trạng trên
Khi xây dựng đề tài này trên những định hướng chung về mặt phương
pháp của các tác giả, bản thân tôi mạnh dạn vận dụng kế thừa những kết quả
đã đạt được của họ để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những nguyên lí của
thơ Đường nhằm áp dụng cụ thể vào cấp học và tập chung vào việc thử xây
dựng cho một giờ dạy tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 10.
Trong đề tài này phạm vi nghiên cứu của tôi giới hạn ở việc: Chỉ sử
dụng những nghuyên lí: Kết câu, luật thi, tứ thơ, ngôn ngữ, nhan đề vào việc
dạy học thơ Đường trong chương trình Ngư văn lớp 10. Trong đó chọn tác
phẩm tiêu biểu trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 để thử xây dựng hệ thống
câu hỏi dựa trên những nguyên lí nhằm giúp học sinh cảm thụ hiệu quả văn
bản thơ Đường. Sau đó tiến hành dạy thử hai tiết thực nghiệm ở bốn lớp nhắm
đánh giá được hiệu quả khi sử dụng những nghuyên lí này.
Kết quả điều tra, khảo sát năng lực học tập của học sinh.
Lớp:
Lớp:

Lớp:
Lớp:
STT Năng lực học tâp của học sinh 10A1Có 10A2Có 10A3Có 10A8Có
45HS
45HS
45HS
45HS
1
Xác định đúng kết cấu bài thơ 58,3% 60,5% 56,8% 50,7%
luật thi gồm ngũ luật, thất luật
3
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:
2
3
4
5
6
7
8

Xác định đúng kết cấu bài thơ 45,5% 56,3%
tứ tuyệt
Nhận biết được niêm thơ và 28,4% 29,0%
luật bằng trắc

Khai thác bài thơ dựa vào tìm 18,5% 20,8%
hiểu luật đối
Nhận biết được vần trong thơ 13,6% 16,7%
Đường
Xác định được tứ thơ trong bài 13,0% 15,2%
thơ Đường
Hiểu được ngôn ngữ thơ
13,0% 14,5%
Hiểu được nhan đề thơ
37,5% 45,5%
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ

Hồ Thị Giang
44,0%

43,2%

26,7%

25,0%

17,3%

14,8%

13,6%

12,5%

13,3%


12,5%

13,0%
35,5%

11,8%
33,5%

Phần I: CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN
1. Một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn về những hình thức sử dụng
những nguyên lí: Kêt cấu, luật thi, ngôn ngữ, tứ thơ, nhan đề vao việc
dạy thơ Đường nhằm kích thích hứng thú học của học sinh .
Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước
và nhất là những tìm toi đã được khẳng định của tác giả Nguyễn Bích Hải,
bản thân tôi có thể hình dung và xác định được một hệ thống về mặt lý thuyết
và thực tiễn như sau:
1.1. Khai thác bài thơ Đường từ việc tìm hiểu kết cấu.
1.1.1. Tìm hiểu kết cấu bài thơ luật thi
Luật thi gồm ngũ luật (8câu mỗi câu 5 chữ) và thất luật ( 8 câu mỗi
câu 7 chữ ). Có một số cách phân chia bài thơ như sau:
Cách 1: Phân tích bài thơ theo kêt cấu 4 phần đề, thực, luận, kết đồng thời
gắn cho mỗi phần một nhiệm vụ xác định. Hai câu đề: Câu 1 phá đề: mở ra ý
của bài; Câu 2 thừa đề: tiếp ý để chuyển vào thân bài; Hai câu thực: Giải thích
rõ ý đầu bài Đây là cách chia bố cục truyền thống khi phân tích bài thơ
Đường luật.
Cách 2: Phân tích bài thơ theo hai phần kết cấu của bài thơ .Mỗi một bài
thơ có 8 câu, chia làm hai phần, 4 câu đầu và 4 câu cuối tác giả Kim Thành
Thán gọi 4 câu đầu là tiên giải, 4 câu cuối là hậu giải bài luật thi gồm có hai
khía cạnh thứ nhất là cảnh sự việc, câu chuyện và thứ hai là tình cảm của tác

giả
4
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

Ví dụ: Khi dạy bài “Thu hứng” của ( Đỗ Phủ ) nhiều giáo viên đã chia
bài thơ thành hai phần.
1.1.2. Tìm hiểu kết cấu bài thơ tứ tuyệt.
Thơ tứ tuyệt gồm ngũ tuyệt (4 câu, mỗi câu 5 chữ) và thất tuyệt (4 câu, mỗi
câu 7 chư). Tuy dung lượng câu chữ ít hơn bài thơ bát cú nhưng tự nó là một
kết cấu chỉnh thể có cấu trúc riêng. Do vậy khi dạy loại thơ này chúng ta có
thể vận dụng cách khai thác theo quá trình dàn dựng cấu tứ của bài thơ, tức là
tìm hiểu theo kết cấu của nó.
Theo tác giả Nguyễn Sĩ Cẩn trong mấy vấn đê phương pháp dạy học
thơ cổ Việt Nam, bố cục bài thất ngôn tứ tuyệt gồm có bốn phần: khai, thừa,
chuyển, hợp. Mỗi phần khai, thừa, chuyển, hợp là một câu có chức năng.
-Câu khai mở đầu để tạo ra “duyên cớ” để riển khai toàn bộ tứ thơ,
nhưng ngay trong câu đầu đã hàm chứa nội dung, tình cảm tác giả.
-Câu thừa có hai chức năng cơ bản: Cùng với câu 1 hoàn thiện một
ý, và niêm liên 1 với liên 2 vừa hé lộ nội dung tư tưởng của bài thơ.
- Câu chuyển là câu thứ 3 câu thơ có vị trí đặc biệt trong bài thơ tứ
tuyệt nó vừa là sự chuyển của hai câu trước vừa đóng vai tro quyết định sự
thành bại của bài thơ.

Ví dụ: Bài thơ “Tĩnh dạ từ” của Lí Bạch có thể khai thác bài thơ theo
hướng này.
Ngoài ra có thể khai thác bài thơ theo mô hình kết cấu 2/2. Bởi
vì bài thơ thất ngôn tứ tuyệt được cấu tạo bởi hai liên thơ. Chúng ta đã biết
liên thơ là một đơn vị hết sức cơ bản của thơ luật đường. Do vậy khi khai thác
bài thơ dựa vào cơ sở này là điều cần thiết. Nói như thế không phải cứ nhất
nhất áp dụng cách giảng dạy thơ thất ngôn tứ tuyệt theo kết cấu 2/2 này. Mà
trong thực tiễn, trước một tác phẩm cụ thể, ta có thể vận dụng một cách linh
hoạt các phương thức chiếm lĩnh để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Nhưng
cần lưu ý khi phân tích bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cũng phải định hướng cho
học sinh chú trọng vào việc hiểu câu thơ thư 3 bởi đó là câu bản lề, trục kết
nối hai phần của bài thơ đưa người đọc vào vấn đề chính yếu mà tác giả muốn
đề cập
Ví dụ: Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng
Lăng” của Lí Bạch có thể khai thác theo hướng kết cấu này.
1.2. Khai thác bài thơ Đường dựa vào các quy định khác của luật thi.
1.2.1. Khai thác bài thơ Đường dựa vào niêm thơ và luật bằng trắc.

5
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

Thơ Đường đã đúc kết kinh nghiệm quá khứ nâng lên thành luật bằng trắc

đối xứng, chính là mâu thuẫn thống nhất trong âm thanh, đối xứng càng cao
thì sự hài hoà càng lớn. Nó thể hiện trước hết ở niêm thơ.
1.2.1.1 Khai thác bài thơ dựa vào niêm thơ: Niêm nghĩa đen là dính, chỉ
quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau về âm luật giữa các câu theo hệ thống dọc
của bài thơ. Trong mỗi cặp câu, tức mỗi “liên” thơ, các chữ câu số lẻ, số chẵn
phải có thanh trái ngược nhau (trừ chữ thứ 5 chữ thứ 7 trong liên thơ)
Ví dụ: Bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ.
“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu sơn vu giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng.
Tái thượng phong vân tiếp địa âm”
Trong hai liên thơ trên, các chữ tương ứng ở hai câu số chẵn và câu số lẻ
thanh trái ngược nhau, trừ chữ thứ 3 ở liên 1 và chữ thứ 3 ở liên 2. Điều này
có thể chấp nhận được vì “ nhất, tam, ngũ bất luận- nhị, tứ, lục phân
minh”.
Trong hai cặp câu kề nhau, nhịp đi của liên trên phải khác nhịp đi của
liên dưới. Muốn vậy chữ thứ 2 của câu chẵn thuộc liên trên phải cùng thanh
với chứ thứ 2 của câu lẻ thụôc liên dưới. Sự giống nhau như thế về thanh đã
tạo nên cái gọi là niêm vì nó đã làm cho hai câu thơ thuộc hai liên dính vào
nhau. Theo đó trong bài thơ thất ngôn bát cú câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm
với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7, con ở bài thơ thất ngôn
tứ tuyệt câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3.
Ví dụ: Bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ xem xét các từ thứ 2,4,6 đi dọc
suốt tác phẩm sẽ thấy:
- Liên 1: Câu 1 + câu 8
- Liên 2: Câu 2 + câu 3
- Liên 3: Câu 4 + câu5
- Liên 4: Câu 6 + câu 7
Ví dụ: Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng
Lăng” của Lí Bạch.

- Liên 1: Câu 1 + câu 4
- Liên 2: Câu 2 + câu 3
1.2.1.2 Khai thác bài thơ dựa vào luật bằng trắc
Bài thơ Đường phải tuân thủ sự quy định về thanh bằng, thanh trắc
trong từng câu và trong cả bài thơ theo hệ thống hàng ngang. Nó quy định thể
6
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

của bài thơ luật, muốn biết bài thơ luật bằng hay luật trắc thì phải căn cứ vào
chữ thứ 2 của câu 1. Nếu chữ này thanh bằng thì bài thơ này thuộc luật bằng
(và ngược lại) Trong mỗi câu xu hướng chung là các cặp bằng- trắc được bố
trí lần lượt nhau.
Về sự xắp xếp các thanh bằng- trắc có công thức biểu diễn sự phân bố
của từng câu cụ thể trong cả bài thơ luật thất ngôn bát cú ở dạng lí tưởng. Cụ
thể các công thức sau:
+ Bài thơ luật bằng khởi vào vận: Chữ thứ 2 câu đầu thanh bằng, chữ
cuối câu thứ nhât, vần với chữ cuối câu thứ 2. Mô hình như sau:
B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
B B T T B B T

T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
(Mô hình 1)
+ Bài thơ luật bằng khởi không vào vận: Chữ thứ 2 của câu đầu thanh
bằng, chữ cuối của câu thứ nhất, không vần với câu thứ 2. Mô hình như sau:
B B T T B B T
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T B B T
T T B B T T B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
(Mô hình 2)
+ Bài thơ luật trắc khởi vào vận: Chữ thứ 2 câu đầu, thanh trắc, chữ
cuối câu thứ nhất vần với chữ cuối câu thứ 2. Mô hình như sau:
T T B B T T B
B B T T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
B B T T B B T
7
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh



Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

T T B B T T B
(Mô hình 3)
+ Bài thơ luật trắc không vào vận: Chữ thứ 2 câu thứ nhất thanh trắc,
chữ cuối câu thứ nhất không vần với chữ cuối câu thứ 2. Mô hình như sau:
T T B B B T T
B B T T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B
(Mô hình 4)
Trên thực tế ít người sáng tác rập theo công thức trên, nên sinh ra lệ: nhất,
tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là trong một câu thơ luật các
chữ 2,4,6 cố định (chữ thứ 4 ngược thanh với chữ thứ 2 và thứ 6, con chữ
1,3,5 có thể tuỳ ý thay đổi thanh bằng trắc (ngược lại). Vì những đặc điểm
trên đây khi dạy học tác phẩm thơ Đường luật với những trường hợp rơi vào
ngoại lệ GV cho HS khảo sát để các em có cơ sở khẳng định lại quy luật phân
bố các âm bằng trắc trong tác phẩm. Nhờ thao tác này, HS sẽ lại một lần nữa
khắc sâu về thơ.
Chính vì vậy khi dạy học phải xoáy sâu vào những điểm sáng nghệ thuật
này, phân tích cho được tác dụng của nó trong việc chuyền tải tư tưởng của
tác giả.
Ví dụ: Trong bài thơ “ Thu hứng” của Đỗ Phủ đây là bài thơ được làm

theo luật trắc khởi vào vận (mô hình 3). Chữ thứ 2 câu 1 thanh trắc, chữ cuối
câu thứ nhất vần với chữ cuối của câu 2.
Ngọc lô điêu thương phong thụ lâm
Vu sơn vu giáp khí tiêu sâm
1.2.2. Khai thác bài thơ luật Đường dựa vào tìm hiểu luật đối
Trong bài thơ Đường làm theo luật đối trở thành nguyên tắc bắt buộc,
được quy định chặt chẽ, đoi hỏi phải có sự cân xứng cả thanh lẫn ý.
+ Về thanh, các từ đối nhau phải cùng loại: danh từ đối với danh từ
+ Về ý: trong thơ Đường luật thanh đi đôi với ý nên khi tìm hiểu thanh
thì phải luôn chú ý đến ý, khi được cả thanh lẫn ý mới đắt nếu gặp trường hợp
cần giữ ý thì phải hi sinh từ. Trường hợp này có thể phải đổi từ loại này với từ
loại kia dẫn đến hiện tượng đối không chỉnh.

8
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

Ví dụ: Trong bài “Hoàng hạc lâu” Thôi Hiệu dùng từ “khứ” đối
với danh từ “lâu”
Theo nguyên tắc của luật đối, trong tác phẩm thơ luật thất ngôn bát cú thì 2
liên giữa phải đối nhau, có nhà thơ sư dụng đối cả 2 liên đầu liên cuối khi
giảng dạy không nên chỉ dừng lại ở việc phát hiện cách khai thác luật đối theo
quy định của thi nhân mà cần thiết phải lưu ý khai thác dụng ý nghệ thuật tạo

điểm sáng trong sự phá cách, đồng thời định hướng cho học sinh vận dụng
vốn hiểu biêt tổng hợp (kiến thức thi pháp, kiến thức ngữ pháp…) để lí giải
thấu đáo hình thức nghệ thuật mà tác giả sử dụng nhằm diễn tả đắc lực nội
dung ý tứ của bài thơ.
Ví dụ: Khi phân tích luật đối trong bài thơ “Hoàng Hạc lâu” nhà
nghiên cứu Nguyễn Khắc Phi đã có cách lí giải khá sâu sắc, hai câu thơ đầu
tác giả sử dụng hình thức đối thể hiện sự phá cách đầy dụng ý tái hiện thực
trong cái con và cái mất. Dùng( hoàng hạc) loài chim để đối với (Hoàng Hạc)
tên lầu là một sự phá cách.
1.2.3. Tìm hiểu vần trong bài thơ Đường
Một bài thơ bát cú có năm vần. Thơ Đường luật chỉ gieo được 4. Vần
trắc chỉ được dùng trong thơ cổ phong. Theo quy định vần ở tác phẩm thơ luật
chỉ được đặt ở cuối câu.
- Bài thất ngôn bát cú có 5 vần, vần ở các câu 1,2,4,6,8;
- Bài tuyệt cú có 3 vần ở các câu 1,2,4;
Nếu rơi vào trường hợp trốn vần thì thất ngôn bát cú 4 vần, tứ tuyệt 2 vần.
Ví dụ: Bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ.
Trong một bài thơ (cả thất ngôn và ngũ ngôn) có thể trốn vần(chiết vận)
nhưng chỉ được phép “trốn” một vần ở câu đầu.
1.3. Tìm hiểu tứ trong bài thơ Đường
Tìm hiểu tứ trong bài thơ Đường tức là tìm hiểu cảm xúc hoặc ý nghĩa hình
ảnh thơ trong baì thơ. Có thể nói tứ trong bài thơ Đường luôn mới lạ độc đáo,
điều này làm nên sự phong phú đa dạng trong sáng tác của các thi nhân.
Chính nhờ sự sáng tạo đó mà trên một khung hình thức quy định chặt chẽ,
khi cùng nói về một vấn đề nào đó, ta không hề thấy có sự lặp lại ở các tác
giả.
Ví dụ: Khi viết về mùa thu, cũng là nguồn cảm xúc trước cảnh thu
nhưng cảm xúc của Đỗ Phủ là nỗi niềm xót xa trước cảnh thu bi thương,
hoành tráng, đầy ắp âm thanh cuộc sống đời thường. Con với Nguyễn
Khuyến, cái gợi suy nghĩ trong ông là cảnh thu tươi tắn sắc màu của làng quê

9
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

Bắc Bộ Việt Nam và nỗi ưu thời mẫn thế của con người đầy trách nhiêm
(Thu điếu)
Tìm hiểu bài thơ Đường dựa vào tìm hiểu tứ thơ, mục đích của chúng
tôi là giúp các em nhận biết được sáng tạo của các nhà thơ trước cùng một
vần để hiện thực, và cho các em nhận biết được đặc điểm cách thức biểu hiện
tứ thơ trong tác phẩm thơ Đường.
Trong tác phẩm thơ Đường, tứ thơ được nâng đỡ bởi ngôn ngữ hàm
xúc, tinh luyện và được gửi gắm một cách kín đáo chứ không bộc lộ một cách
trực tiếp như trong thơ hiện đại. Khảo sát các bài thơ Đường chúng tôi thấy
tứ thơ trong bài thơ Đường thường ẩn dưới sự khái quát các mối quan hệ xưa
- nay; không gian - thời gian, tình - cảnh… Đặc biệt là mối quan hệ tình và
cảnh dùng nhiều trong khi chuyền tải tứ thơ. Chính vì thế cảnh trong thơ
Đường là tâm cảnh, nhà thơ mượn cảnh để tả tình, mượn ngoại giới để bộc lộ
tâm trạng. Đó chính là nét đặc sắc của thơ Đường.
1.4. Khai thác bài thơ Đường dựa vào tìm hiểu ngôn ngữ thơ
Lựa chọn từ ngữ công phu là dụng công của các thi nhân đặc biệt là
với các tác giả làm thơ luật. Khảo sát các bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tuyệt
cú, có thể thấy ngôn ngữ được các nhà thơ sử dụng hết sức tinh luyện. Từ đặc
trưng của tính hàm xúc trong ngôn ngữ thơ Đường, khi khai thác chúng ta cần

bám sát từ ngữ để phân tích quan trọng hơn là làm rõ dụng ý của nhà thơ khi
tổ chức xắp xếp câu chữ. Đương nhiên đây là cách định hướng dựa trên bản
phiên âm chữ Hán bởi vì bản dịch thơ không chuyển tải hết thông tin trong
nguyên tác
Ví dụ: Nêu ở chương trước về trường hợp bài (Hoàng Hạc lâu tống
Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) của Lí Bạch nếu bám vào bản dịch sẽ
gặp nguy cơ hiểu sai lệch văn bản.
- Từ “Cố nhân” là (bạn cu) lại chỉ dịch là (bạn), bạn với bạn cũ khác
nhau hoàn toàn.
- Từ “Cô phàm” là (cánh buồm cô đơn ) lại chỉ dịch là (bóng buồm)
nếu dịch như vậy chưa chở được cái cô đơn lẻ loi của nó.
Từ thực tế này đoi hỏi giáo viên khi dạy tác phẩm thơ Đường phải giúp học
sinh nhận biết được mức độ chuyền tải nội dung trong câu thơ dịch thông qua
việc đối chiếu so sánh bản dịch thơ với bản phiên âm nguyên tác để nắm được
tinh thần tác phẩm
Một bài thơ Đường tuyệt tác luôn có ngôn ngữ đạt tới độ hàm xúc cao.
Số lượng câu chữ giới hạn không hề mâu thuẫn với khả năng diễn đạt vô
10
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

cùng tinh tế, phong phú. Chính vì vậy khi phân tích thơ Đường, chúng ta phải
hướng học sinh chú tâm vào việc nắm bắt các điển tích, điển cố, hệ thống từ

ngữ thể hiện tư tưởng chủ đề, các hình ảnh ẩn dụ…, bởi nắm bắt được, chúng
ta có thể hiểu một cách sâu sắc các tầng ý nghĩa của bài thơ.
Tóm lại, khi khai thác bất cứ tác phẩm văn học nào, việc tìm hiểu
ngôn ngữ cũng là điều cần thiết vì có tìm hiểu ngôn ngữ thì quá trình giải mã
tác phẩm mới được thực hiện dễ dàng. Chỉ có điều thơ Đường là thơ nước
ngoài nên cần có hướng phân tích ngôn ngữ thích hợp, đặc biệt, ta chú ý hơn
vào việc khai thác hệ thống hình ảnh, từ ngữ thể hiện tư tưởng, chủ đề tác
phẩm với các điển cố, điển tích góp phần làm cụ thể hóa nội dung biểu đạt
trong bài thơ.
1.4. Tìm hiểu bài thơ Đường từ nhan đề của nó
Bài thi là một cấu trúc chỉnh thể, một hệ thống tuần hoàn khép kín với
một “thái cực” thường do nhan đề đảm trách. Hệ thống đó được cấu trúc một
cách có quy luật với những mối quan hệ nội tại chặt chẽ và những mối liên hệ
rộng mở với thế giới bên ngoài, tạo nên sự gợi ý sâu xa mà ta quen gọi là (ý
tại ngôn ngoại).
Quan hệ bên trong của bài thơ luật thi (kể cả luật tuyệt) được thể hiện
ở niêm, luật, vần, đối, tiết điệu và bố cục. Đó là tính phối hợp có tính quy luật
của âm thanh (bằng, trắc), ngắt nhịp (chẵn, lẻ), vần và không vần, đối và
không đối, có xu hướng trữ tình “do ngoại nhập nội”. Vì vậy ở một bài luật thi
nhan đề là trung tâm, là đầu mối, vận hành của nó là từ ngoài vào trong, từ xa
đến gần, từ ngoại cảnh đến tâm cảnh
Ví dụ : Tựa đề bài thơ Hoàng Hạc lâu tống mạnh Hạo Nhiên chi
Quảng Lăng (Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng) cả bài
thơ là tình cảm trong sáng của Lí Bạch đối vơí bạn. Tựa đề được quán xuyến
suốt toàn bài. Điều đặc biệt là từ đầu đến cuối nội dung của bài “nhất khí” với
tiêu đề bài thơ.
2. Quan điểm cơ bản về phương thức sử dụng các nguyên lí: Kết
cấu, luật thi, tứ thơ, ngôn ngữ, nhan đề vào dạy học thơ Đường trong
chương trình Ngữ văn 10 nhằm lích thích hứng thú học tập của học sinh.
Ở trên chúng tôi đã đưa ra những cách thức khai thác các bài thơ

Đường khi vận dụng, không chỉ bám vào một nguyên lí cố định nào, mà cần
có sự tổng hợp các nguyên tắc quy trình tìm hiểu, chiếm lĩnh tác phẩm. Có
như thế mới tạo được không khí sinh động cho giờ học, tránh tình trạng rập
khuôn máy móc, gây cảm giác nhàm chán sự linh hoạt này được hiểu là:
11
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

2.1. Thứ tự của các nguyên lí không cố định khi vận dụng vào tiết, bài
dạy khi học trên lớp. Cùng là nguyên lí đó có thể hỏi ở đầu và cuối giờ học,
dựa trên sự thay đổi tình cảm của học sinh trong quá trình tiếp xúc với tác
phẩm.
2.2. Khi đặt câu hỏi không nên tuyệt đối hóa ranh giới giữa các nguyên
lí , mà có câu hỏi mang tính chất tổng hợp của cả hai ba loại nguyên lí khác.
2.3. Khi tổ chức giờ dạy bằng việc vận dụng hệ thống các nguyên lí,
không phải chờ học sinh xung phong phát biểu, mà bất kỳ học sinh nào trong
lớp cũng tham gia được.
2.4. Sử dụng nhiều hay ít nguyên lí phụ thuộc vào từng tác phẩm, thậm
chí cả tình hình cụ thể của giáo viên và học sinh, của tiết học, miễn sao câu
hỏi phải kích thích được vào những điểm sáng thẩm mỹ của tác phẩm.
2.5. Hệ thống nguyên lí phải được triển khai tổ chức gắn liền với các
hoạt động khác như đọc diễn cảm, bình giảng.
PHẦN II:

CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thử xây dựng hệ thống các nguyên lí cho một tác phẩm cụ thể
trong chương trình Ngữ văn lớp 10.
Văn bản: “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của
Lí Bạch.
Với nội dung cho phép tôi chỉ sử dụng hệ thống các nguyên lí ở phần
đọc hiểu chi tiết văn bản.
I./ Mức đô cần đạt:
- Cảm nhận được tình bạn chân thành, trong sáng của Lí Bạch .
- Hiểu được phong cách thơ tứ tuyệt của tác giả.
II./ Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
- Tình cảm chân thành, trong sáng cảm động của nhà thơ đối với bạn.
- Hình ảnh, ngôn ngữ thơ tươi sáng, gợi cảm.
III. Hướng dẫn thực hiện.
1. Tìm hiểu chung
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
2. Đọc - hiểu chi tiết
Hoạt đông 1:
Hướng dẫn HS đọc bài thơ
Hoạt đông 2.
Hướng dẫn HS xác định bố cục bài
thơ:
12
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh



Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

Chia làm 2 phần
Câu hỏi: Có thể chia bài thơ làm Phần 1: Hai câu đầu: Hai câu thơ đã
mấy phần?Hãy nêu nôi dung của gợi ra trước người đọc không gian và
hai câu đầu?
thời gian của một chuyến đi Mạnh
(Câu hỏi nguyên lí kết cấu)
Hạo Nhiên – Nhà thơ - Bạn thân vong
niên của Lí Bạch.
Phần 2: Hai câu cuối: Hai câu cảnh
cũng trống vắng như con người chỉ
một cánh buồm mất hút vào khoảng
không, một dong Trường Giang chảy
vào cõi trời.
Hoạt đông 3.
Hướng dẫn HS tìm hiểu phần phiên
âm và dịch nghĩa.
a. Hai câu đầu
Câu hỏi: Bài thơ được làm theo thể - Bài thơ được làm theo thể thơ: Thất
loại gì?
tuyệt (4 câu mỗi câu 7 chữ)
(Câu hỏi tìm hiểu kết cấu bài thơ tứ
tuyệt)
Câu hỏi: Bài thơ gồm có bao nhiêu - Bai thơ gồm có hai liên thơ:
liên thơ?đó là những liên nào?
+ Hai liên đầu
(Câu hỏi nguyên lí kết cấu bài thơ tứ + Hai liên cuối

tuyệt)
Câu hỏi: Hai câu đầu cho ta biết gì - Hai câu thơ gợi ra không gian và
về người bạn của Lí Bạch? được thời gian của một chuyến đi Mạnh
diễn ra trong thời gian và không Hạo Nhiên – Nhà thơ - bạn thân vong
gian như thế nào?
niên của Lí Bạch.
(khai thác bài thơ dựa vào ngôn ngữ + Không gian: Một khoảng không
của bài thơ)
gian rộng lớn, một chuyến đi.
+ Thời gian: Tháng ba – cuối mùa
xuân - mùa hoa khói.
- Điểm xuất phát: Phía tây - lầu
Câu hỏi: Em cho biết điểm xuất phát Hoàng Hạc.
của chuyến đi là ở đâu?Cách đi ở - Điểm đến: Phía đông – Dương
đây như thế nào?
Châu một nơi phồn hoa của Trung
(Khai thác bài thơ dựa vào ngôn ngữ Quốc.
13
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:
của bài thơ)
Câu hỏi: Em hãy so sánh phần
phiên âm và dịch nghĩa có điểm gì
khác không? Nó gợi cho em suy
nghĩ gì?

(Khai thác bài thơ dựa vào tìm hiêu
ngôn ngữ bài thơ)

Câu hỏi: Từ câu thơ đầu gợi cho em
nghĩ đến môt điển tích nào?
(Khai thác bài thơ dựa vào ngôn ngữ
bài thơ)
Giáo viên giảng cho HS biết về
điển tích này sau khi HS trả lời

Hồ Thị Giang
- Cách đi: Đi thuyền xuôi dong
Trường Giang.
- Bản phiên âm: Cố nhân (bạn cũ)
- Dịch nghĩa: Bạn
Phần dịch nghĩa đã làm mất đi ý mà
nhà thơ muốn nói, bạn khác bạn cũ.
- Từ cố nhân gợi mối quan hệ gắn bó
thân thiết đã từ lâu giữa nhà thơ với
bạn cảnh mùa xuân đẹp, lầu cao cổ
kính dong sông dài mênh mang như
đưa bạn vào cõi tiên.
- Lầu Hoàng Hạc (lầu Hạc Vàng)
thuộc tỉnh Hồ Bắc, trên bờ Trường
Giang, từ lâu đã trở thành danh lam
thắng cảnh và điểm du lịch tham quan
nổi tiếng của Trung Quốc. Nơi đây
gắn liền với truyền thuyết Phí Văn Vi
cưỡi hạc bay lên trời sau khi thi hỏng,
lại là nơi khơi nguồn cảm hứng cho

Thôi Hiệu viết bài thơ tuyệt tác.
- Nghệ thuật: Đối
- Đối giữa danh từ với danh
từ
- Cố nhân >< Hoàng Hạc lâu
- Yên hoa >< Dương Châu

Câu hỏi: Trong hai câu thơ đầu tác
giả sử dụng biện pháp nghệ thuật
gì? Nó được thể hiện như thế nào
trong bài thơ?
(khai thác bài thơ Đường dựa vào
tìm hiểu luật đối)
Câu hỏi: Hai câu thơ đầu tác giả => Tiểu kết: Tình cảm lưu luyến, bịn
muốn gửi tới chúng ta thông điệp rịn, có cả sự náo nức của kẻ ở đối với
gì?
người đi giữa một ngày xuân đẹp, rời
(Tìm hiểu ngôn ngữ thơ)
Hoàng Hạc đến Dương Châu đô thị
phồn hoa bậc nhất đời Đường.
Câu hỏi: Đọc hai câu tiếp theo em
b. Hai câu cuối:
có suy nghĩ gì?
- Cô phàm: Cánh buồm cô đơn
(Khai thác bài thơ dựa vào ngôn ngữ - Viễn ảnh: Xa dần chỉ con nhìn thấy
bài thơ)
bóng của con thuyền mờ ảo đằng xa.
- Bích không tận: Chỉ nhìn thấy một
14
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê


vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Câu hỏi: So sánh phần phiên âm và
dịch nghĩa em thấy có gì không
khớp?
(Hiểu bài thơ dựa vào ngôn ngữ bài
thơ)
Câu hỏi: Có phải tác giả chỉ nói về
cánh buồm cô đơn không hay tác
giả còn muốn nói lên điều gì? Đây
là nghệ thuật gì hay gặp trong thơ
Đương?
(Khai thác bài thơ dựa vào tứ thơ)
Câu hỏi: Theo em bài thơ tuyệt cú
thì cách gieo vần như thế nào?
Được thế hiện như thế nào trong
bài thơ?
(Tìm hiểu vần trong bài thơ Đường)
Câu hỏi: Sau khi tìm hiểu xong bài
thơ em thấy giữa nôi dung bài thơ
và nhan đề bài thơ có gì cần chu ý?
(Tìm hiểu bài thơ Đường dựa vào
nhan đê bài thơ)
Câu hỏi: Anh (chị) có suy nghĩ gì về
hai câu thơ cuối?

(Tìm hiểu tứ trong bài thơ Đường)

Hồ Thị Giang
màu xanh của nước sông Trường
Giang và màu xanh của trời.
- Duy kiến Trường Giang: Chỉ nhìn
thấy duy nhất dong Trường Giang
- Thiên tế lưu: Chảy về trời
- Phiên âm: Cô phàm (cánh buồm cô
đơn)
- Dịch nghĩa: Bóng buồm
- Phần dịch nghĩa chưa dịch sát văn
bản
- Để tả nỗi cô đơn của con người tác
gỉa đã chuyển cái cô đơn vào cánh
buồm lẻ bạn.
- Đây chính là: ý tại ngôn ngoại

- Bài thơ tuyệt cú: gieo vần ở câu
1,2,4
- Gieo vần: + Câu1: Lầu
+ Câu2: Châu
+ Câu4: Lưu
- Đọc nhan đề bài thơ đã thấy được
nội dung của bài thơ nó quán xuyến
và xuyên suốt bài thơ.

=> Tiểu kết: Cảnh cũng trống vắng
cô đơn như con người: Chỉ một cánh
buồm, rồi cánh buồm cũng mất hút

vào khoảng không, xa mãi. Cuối cùng
con lại một dong Trường Giang chảy
vào cõi trời.
Câu hỏi: Sau khi học xong bài thơ 2. Tổng kết
em thấy tác giả đã gửi tới chung ta a. Nội dung: Cả bài thơ là bài ca về
thông điệp gì?
tình bạn chân thành sâu sắc .Thể hiện
(Khai thác bài thơ dựa vào ngôn ngữ tình bạn qua một cuộc tiễn đưa, trong
bài thơ)
một không gian, thời gian, địa điểm
rất có ý nghĩa trong cái nhìn theo
không nguôi thương nhớ, trong một
cánh buồm trên một cánh buồm xuôi
15
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

mái. Dong sông, con thuyền, cánh
buồm và người bạn đứng trên lầu
cao… tất cả hoa vào nhau để ca lên
bài ca tình bạn, tình người một thuở
bất tuyệt.
Câu hỏi: Để chuyền tải những nội b. Nghệ thuật:

dung trên tác giả đã sử dụng những - Hình ảnh thơ chon lọc, ngôn ngữ thơ
biện pháp nghệ thuật gì?
gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng.
- Tình hoa trong cảnh: Kết hợp giữa
yếu tố trữ tình, tự sự, và miêu tả.
3. Dặn do: Về nhà học bài và chuẩn
bị bài mới (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ
Phủ
2. Thực nghiệm
2.1 Mục đích: Sử dụng những nguyên lí: Kết cấu, luật thi, ngôn ngữ,
nhan đề vào bài giảng dạy tác phẩm cụ thể để xác định tính hợp lý, khả năng
kích thích hứng thú đối với học sinh và hiệu quả đạt được trong quá trình cảm
thụ bài thơ.
2.2. Nội dung
Dạy bốn tiết thực nghiệm ở bốn lớp.
2.3. Tổ chức thực nghiệm:
Tổ chức dạy thực nghiệm ở lớp 10A1, Lớp 10A3, Lớp 10A2, Lớp 10 A2
Lớp 10A3 : 45 HS, lớp 10A1: 45 HS, Lớp 10A2: 45 HS, Lớp 10A8: 45
HS
Nội dung bài dạy:
Tập trung vào tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung tác phẩm nêu
trên hệ thống các nguyên lí ở phần II (Phần thử áp dụng hệ thống các nguyên
lí cho một tác phẩm cụ thể ở chương trình Ngữ văn 10).
2.4 Kết quả thực nghiệm:
Bảng tổng hợp về biểu hiện thái độ tích cực hứng thú học tập của HS
trong giờ học sau khi sử dụng những nguyên lí: Kết cấu, luật thi, tứ thơ, ngôn
ngữ, nhan đề vào dạy học được như sau:
Kết quả điều tra, khảo sát năng lực học tập của học sinh sau khi sử
dụng các nguyên lí vào giờ dạy.
Lớp:

Lớp:
Lớp:
Lớp:
STT Năng lực học tập của học sinh 10A1Có 10A2Có 10A3Có 10A8Có
45 HS 45 HS 45 HS 45 HS
16
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:
1
2
3
4
5
6
7
8

Xác định đúng kết cấu bài thơ
luật thi gồm ngũ luật, thất luật
Xác định đúng kết cấu bài thơ
tứ tuyệt
Nhận biết được niêm thơ và
luật bằng trắc.
Khai thác bài thơ dựa vào tìm
hiểu luật đối.

Nhận biết được vần trong thơ
Đường.
Xác định được tứ thơ trong bài
thơ Đường
Hiểu được ngôn ngữ thơ
Hiểu được nhan đề bài thơ

Hồ Thị Giang
65,5%

70,5%

62,8%

60,7%

52,5%

60,3%

51,0%

50,2%

50,4%

55,6%

52,7%


50,0%

60,5%

67,8%

65,6%

55,0%

60,0%

67,0%

62,2%

50,0%

54,0%

55,0%

54,0%

50,0%

61,0%
67,5%

55,0%

70,0%

60,0%
65,5%

50,0%
60,0%

17
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang
C. KẾT LUẬN.

I. Kết quả nghiên cứu:
Từ bảng tổng kết dễ dàng nhận thấy so với giờ dạy theo cách truyền
thống, khi sử dụng hệ thống các nguyên lí vào giảng dạy: Kết cấu, luật thi, tư
thơ, ngôn ngữ, nhan đề thì số lượng HS có thái độ phản ứng tích cực trước
tác phẩm đã tăng lên đáng kể. Nhiều em đã tích cực xung phong trả lời câu
hỏi đặt ra. Vì vậy chúng ta có thể kết luận qua hệ thống các nguyên lí đã góp
phần kích thích được hứng thú học tập môn Ngữ văn nói chung mảng thơ
Đường nói riêng của HS ( phần tìm hiểu văn bản thơ Đường).
Từ kết quả trên có thể khẳng định hệ thống các nguyên lí đã thực sự tác
động mạnh đến HS đoi hỏi các em HS phải tích cực động não. Đã góp phần

dẫn dắt HS cảm thụ tác phẩm khá tốt. Mặc dù vậy vẫn phải thừa nhận đối với
HS nông thôn, miền núi đặc biệt là HS trường THPT Thạch Thành IV nằm
trên địa bàn xã Thạch Quảng do nhiều yếu tố khác nhau tác động (đặc biệt là
vốn từ vựng tiếng việt con nghèo nàn vì các em đa số là HS dân tộc Mường.
Tư duy lý tính chưa phát triển đồng đều, đời sống kinh tế con gặp nhiều khó
khăn, cơ sở vật chất con thiếu thốn). Do vậy các nguyên lí như: Ngôn ngữ, tứ
thơ, luật bằng trắc, nhan đề, các em thường diễn ra phản ứng chậm, câu trả
lời, diễn đạt chưa thật mạch lạc rõ ràng. Điều này có thể khắc phục ở HS của
những vùng miền khác có điều kiện học tập tốt hơn.
II. Bài học kinh nghiệm.
Như vậy đề tài đã đề xuất khá cụ thể khi sử dụng những nguyên lí: Kết
cấu, luật thi, tứ thơ, ngôn ngữ, nhan đề vào dạy học phần thơ Đường trong
chương trình Ngữ văn 10, cũng như phương pháp sử dụng trong qúa trình dạy
học phần văn bản ở mỗi bài. Qua phần dạy thực nghiệm đã khẳng định được
có thể vận dụng khả thi hệ thống các nguyên lí này vào dạy học để góp phần
kích thích hứng thú học tập của HS. Hơn thế nữa nó cũng góp phần kích thích
được những suy nghĩ sáng tạo độc lập trong cảm nhận giá trị thẩm mĩ ở mỗi
văn bản nghệ thuật khi được học của HS, từ đó khơi dậy được ở các em tình
yêu, sự khao khát được đến với môn học nghệ thuật này.
Đó là những suy nghĩ của riêng bản thân cá nhân tôi về một biện pháp
cụ thể trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn THPT. Nhìn chung
vấn đề cơ bản là quen thuộc, nhưng cũng có những điểm khá mới mẻ. Vì vậy
rất mong nhận được ý kiến chỉ đạo chân thành và quý báu từ phía bộ phận
chuyên môn của tổ xã hội, của ban giám hiệu, trường THPT Thạch Thành IV,

18
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh



Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang

của Sở giáo dục và Đào tạo và những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng từ
phía các bạn đồng nghiệp.
III. Một số kiến nghị sau khi thực hiện.
- Đề nghị ban giám hiệu thường xuyên giúp đỡ giáo viên trong quá
trình dạy các môn xã hội nói chung môn văn nói riêng.
- Mở các lớp bồi dưỡng trong nhà trường để HS có nhiều thời gian để
học tập thêm.
- Tổ chức các buổi học chung, các buổi thảo luận để HS rèn luyện thêm
kĩ năng nói, viết , cảm thụ tác phẩm văn học nghệ thuật.
Thạch Thành, ngày 07 tháng 06 năm 2011
NGƯỜI THỰC HIỆN

Hồ Thị Giang

19
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Sĩ Đại, Một số đặc điểm nghệ thuật thơ tứ tuyệt đời Đường
NXB Giáo dục, 1999.
2. Nguyễn thị bích Hải, Văn châu á trong nhà trường phổ thông, NXB
GD, 2003.
3. Sách phương pháp dạy học tác phẩm văn chương của tiến sĩ
Nguyễn Viết Chữ.
4. Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 10 (NXB HN – Nguyễn Văn
Đường chủ biên)
5. Phan Trọng Luân, Phương pháp dạy học văn, NXB GD, 1999
6. Nhiều tác giả, Sách giáo khoa Văn học lớp 9, 10, NXB GD, 2002.
7. Nhiều tác giả, Sách giáo viên Văn học lớp 9,10, NXB GD, 2000.
8. Nguyễn Khắc Phi – Trần Đình Sử, Vê thi pháp thơ Đường, NXB Đà
Nẵng, 1997.
9. Lê trung Thành, Vê một giờ dạy tốt tác phẩm văn chương, Tạp chí
NCGD số 12 năm 1997.
10. Sách bồi dưỡng chuyên đê thực hiện SGK Ngư văn lớp 10. NXB
GD Phan Tọng Luận – Trần Đình Sử chủ biên.

20
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh


Sáng kiến kinh nghiệm:

Hồ Thị Giang


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 4
********

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“SỬ DỤNG NHỮNG NGUYÊN LÍ: KẾT CẤU, LUẬT
THI, TỨ THƠ, NGÔN NGỮ, NHAN ĐỀ VÀO DẠY
HỌC TÁC PHẨM THƠ ĐƯỜNG TRONG CHƯƠNG
TRÌNH
NGỮ VĂN 10 NHẰM KÍCH THÍCH HỨNG THU
HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT ”

Người thực hiện: Hồ Thị Giang
Chức vu:
Giáo viên
Giảng dạy:
Môn Ngữ Văn
Đơn vị công tác: Trường THPT Thạch
Thành 4

21
Đề tài: Sử dụng những nguyên lý: Kết cấu, luật thi, tứ thơ,ngôn ngữ, nhan đê

vào dạy học tác phẩm thơ Đường trong chương trình Ngữ văn 10 nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh




×