Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Cảm quan đô thị trong tiểu thuyết việt nam đương đại tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.37 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THANH HƢƠNG
ĐỖ THANH HƢƠNG

CẢM QUAN ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
Chuyên ngành

: Lý luận văn học

Mã số

: 62220120

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP

HÀ NỘI – 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp


Phản biện 1:
Phản biển 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại:
Học Viện Khoa học Xã hội.
Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ
1. Đỗ Thanh Hương (2016), “Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương
đại”.Tạp chíQuản lý Giáo dục(8), tr.58-62.
2. Đỗ Thanh Hương (2016), “Tâm lý con người trước sự tác động của xã hội đô thị
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại”.Tạp chí Khoa họctrường Đại học Sư phạm
Hà Nội(10), tr.71-75.
3. Đỗ Thanh Hương (2016)“Một vài đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương
đại”. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống,(10) tr.96-100.
4. Do Thanh Huong (2016)“THE DECLINATION OF TRADITIONAL VALUES IN

THE PERIOD OF URBANIZATION MENTIONNED IN VIETNAMMESE
CONTEMPORARY NOVELS” Journal of Science Ha Noi National University of
Education,(12) tr.103-110.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Nếu như ở các quốc gia phát triển, văn học đô thị đã xuất hiện từ lâu thì ở
Việt Nam, theo nhiều nhà nghiên cứu, mới có “văn học nông thôn” mà chưa có “văn
học đô thị”. Nếu như ở Pháp, ngay từ khi Những bông hoa ác (1857) của Baudelaire
ra đời, người ta đã nhận thấy nỗi chán chường đô thị thì trong văn học Việt Nam, mãi
đến giai đoạn 1930- 1945 mới bắt đầu xuất hiện tên gọi “khối sầu đô thị”. Ở Việt
Nam, phải đến khi người Pháp tiến hành khai thác thuộc địa thì mới bắt đầu hình
thành các đô thị và quá trình đô thị hóa mới được nhà văn chú ý. Vũ Trọng Phụng
được coi là người tiên phong trong lĩnh vực này và hiện nay cũng chưa có tác phẩm
nào có thể vượt qua Số đỏ về đề tài đô thị.
1.2. Sau 1975, đặc biệt là sau 1986, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam
cùng với quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế. Quá trình đô thị hóa đã được đề cập
đến trong sáng tác của nhiều nhà văn như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn
Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ,
Nguyễn Ngọc Tư... Cảm thức về sự cô đơn và những nỗi bất an, về sự biến mất của
nhiều giá trị truyền thống, về lối sống hưởng thụ, coi trọng vật chất nhất thời... đều là
hệ quả của tác động cơ chế kinh tế thị trường và đô thị hóa. Điều đáng nói là khi xã
hội càng phát triển, đô thị hóa diễn ra càng nhanh chóng thì những hệ quả trên càng
sâu sắc.
1.3. Nếu như việc nghiên cứu đô thị và đô thị hóa trong văn học đã được giới
nghiên cứu văn hóa và văn học trên thế giới quan tâm từ lâu thì ở Việt Nam, gần đây,
đô thị hóa trong văn học mới được chú ý.
Đặc biệt, sau gần ba thập kỉ đổi mới, đô thị hóa và cơ chế kinh tế thị trường đã
làm biến đổi sâu sắc và toàn diện các lĩnh vực đời sống, phạm vi ảnh hưởng ngày

càng lan rộng. Đô thị, bên cạnh mặt tích cực, đã và đang bộc lộ những mặt trái đầy
nhức nhối. Vấn đề đô thị đã không còn là vấn đề quan tâm của đô thị hoc, xã hội học,
văn hóa học mà còn là mối quan tâm của nhiều nhà văn về vấn đề con người.
1.4.Sau năm 1975, nhất là từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, đất nước bước vào
thời kì đổi mới. Diện mạo xã hội thay đổi nhanh chóng khiến hiện thực càng trở nên
bề bộn. Hiện thực ấy cần đến những thể loại văn học có sức bao chứa rộng lớn hơn
như trường ca, tiểu thuyết,… Sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết sau năm 1975 là sự
thăng hoa khá ấn tượng cả về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Dẫu chưa trở
4


thành “nhịp mạnh” (Đỗ Lai Thúy), tiểu thuyết từ 1986 đến nay đã thể hiện ngày càng
sâu sắc đời sống đô thị với những tác động của nó đến con người trong bối cảnh mới
trên các bình diện đạo đức, lối sống và cả quan niệm giá trị.
2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Bước đầu hệ thống hóa và xây dựng khung phân tích cho đề tài theo hướng
tiếp cận văn hóa học, từ đó làm rõ tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống xã
hội và tri nhận của nhà văn về các giá trị và các mối quan hệ phức tạp trong đời sống
đô thị hiện đại thông qua cái nhìn độc đáo của và thông điệp của nhà văn trong các
văn bản nghệ thuật. Để làm được điều đó chúng tôi tiến hành phân tích những
phương thức thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trước hết chúng tôi tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến đề
tài như: đô thị và đô thị hóa, tác động của đô thị hóa đến văn hóa và con người; về tư
duy, lối sống, nhãn quan văn hóa, ứng xử của con người trước nhịp sống đô thị hiện
đại...; cảm quan về các vấn đề đời sống đô thị. Đi sâu phân tích các phương diện cơ
bản trong cảm quan đô thị của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Đồng thời phân tích
những phương thức nghệ thuật thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại. Cụ thể, chúng tôi tập trung làm sáng tỏ sự tác động của đô thị hóa đến đời
sống xã hội, đời sống tâm lí con người được phản ánh trong văn học và những hình
thức nghệ thuật mới mẻ thể hiện đô thị của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Việt
Nam đương đại qua sáng tác của một số nhà văn như: Chu Lai, Nguyễn Bắc Sơn,
Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Phấn,
Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Đ ình Tú, Trần Trọng Vũ…So sánh tiểu thuyết Việt
Nam đương đại về đề tài đô thị hóa với văn học giai đoạn trước đó, so sánh với một
số nước khác về vấn đề cùng nghiên cứu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
5


Trên cơ sở phương pháp luận Macxit, luận án đặt văn học trong mối liên hệ với
xã hội và văn hóa để lí giải cảm quan đô thị của nhà văn. Chúng tôi sử dụng các
phương pháp chính sau: (1) pháp hệ thống, (2) phương pháp so sánh, (3) phương
pháp tiếp cận thi pháp học và tự sự học, (4) phương pháp liên ngành:
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Đề tài giúp người đọc hiểu sâu hơn cảm quan đô thị của nhà văn trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại, từ đó cắt nghĩa sâu hơn những biến đổi của đời sống xã
hội, văn hóa, tâm lí con người trong xã hội hiện đại.
Góp phần khẳng định sự xuất hiện của một khuynh hướng nghệ thuật mới mẻ
đang phát triển mạnh mẽ trong đời sống văn học đương đại, một diễn ngôn nghệ
thuật mang đậm dấu ấn của thời đại mới.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
* Ý nghĩa lí luận: Trên cơ sở nhận diện và cắt nghĩa đề tài đô thị trong tiểu

thuyết Việt Nam đương đại, luận án góp một cái nhìn toàn diện về chủ đề đô thị
trong văn học Việt Nam theo tiến trình lịch sử.
Bước đầu đưa ra những kiến giải mới về sự cách tân nghệ thuật của tiểu
thuyết Việt Nam đương đại trong bối cảnh sự xâm nhập của tư duy nghệ thuật hiện
đại và hậu hiện đại và văn học Việt Nam là một thực tế.
*Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu
tham khảo cần thiết cho việc mở rộng nghiên cứu và giảng dạy về văn học Việt
Nam giai đoạn từ sau năm 1975 trong nhà trường.
7. Cơ cấu của luận án
Nội dung luận án được triển khai theo 4 chương: Chương 1:Tổng quan về tình
hình nghiên cứu; Chương 2. Cơ sở hình thành cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại; Chương 3. Những phương diện cơ bản của cảm quan đô thị trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại; Chương 4. Phương thức thể hiện cảm quan đô thị
trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại

6


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.

Vấn đề đô thị trong văn học nƣớc ngoài

1.1.1. Khái lƣợc về thực tiễn văn học đô thị ở một số quốc gia trên thế giới
Người phương Tây giao thương buôn bán từ rất sớm. Ngay từ thời cổ đại họ đã
xây dựng được những thành bang nổi tiếng như Athena, Spart, nhưng đó chưa phải là
đô thị hiện đại theo cách hiểu ngày nay. Đến thời hiện đại khi nền văn minh công
nghiệp đã phát triển sớm ở các quốc gia như: Anh, Đức, Pháp, Mỹ…chủ nghĩa tư bản
đã hình thành. Cùng với đó là sự thay đổi lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, sự mở
rộng của kinh tế hàng hóa đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Như một tất

yếu những biến động về lịch sử và đời sống xã hội đã làm thay đổi nhãn quan, tâm lý,
thị hiếu của con người. Theo đó cảm quan đô thị đã xuất hiện trong văn học, trước hết
là ở những nghệ sỹ nhạy cảm và trải nghiệm, những biến thiên của đời sống cũng như
chứng kiến sự phát triển của văn minh và lối sống công nghiệp. Bởi thế so với các
quốc gia phương đông văn minh đô thị và văn học đô thị ở phương tây phát triển sớm
hơn nhiều, có thể kể đến các quốc gia như: Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc....
1.1.2. Những nghiên cứu về văn học đô thị ở nƣớc ngoài
Trước hết phần lớn các nhà nghiên cứu, các học giả tâp trung trả lời câu hỏi
văn học đô thị là gì và đâu là những vấn đề trung tâm của văn học đô thị
Thứ hai các nhà nghiên cứu và các học giả nước ngoài luôn đặt ra vấn đề ảnh
hưởng của đô thị đối với môi trường sinh thái
Điểm qua các công trình nghiên cứu về đô thị trong văn học nước ngoài, chúng
tôi nhận thấy, các công trình xoay quanh hai vấn đề lớn: nội hàm của khái niệm văn
học đô thị và vấn đề tâm lí đô thị. Trong các công trình, các nhà nghiên cứu đề cao
vấn đề con người, vấn đề tâm lí đô thị như một vấn đề trung tâm của các thành phố
cũng như việc xác lập nội hàm của khái niệm văn học đô thị. Theo đó, văn học đô thị
không chỉ là viết về thành phố mà quan trọng hơn, viết về thành phố với cái nhìn và
tâm lí của thị dân.
1.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết về đề đô thị trong văn học Việt Nam.
1.2.1. Những vấn đề chung
1.2.1.1. Vấn đề đô thị trong văn học từ đầu thế kỉ XX – 1945
Những trang viết về đô thị trong văn học Việt Nam không phải bây giờ mới
xuất hiện. Đô thị đã xuất hiện nhiều trong các sáng tác từ thời trung đại và đã để lại
dấu ấn đậm nét trong nhiều sáng tác của các nhà văn đầu thế kỉ XX như Tản Đà,
7


Thạch Lam, Nam cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân,… Suốt hai cuộc kháng chiến
vệ quốc vĩ đại của dân tộc, đô thị hầu như chưa được quan tâm nhiều thì từ sau 1975,
đặc biệt là sau công cuộc đổi mới (1986), đề tài đô thị đã trở lại đầy khởi sắc. Đi kèm

với sự nở rộ các tác phẩm là sự xuất hiện của hàng loạt các ý kiến, các bài viết, các
công trình nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến: “Văn học Việt Nam giai đoạn
giao thời 1900-1930” (1988), Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng, Vũ Trọng Phụng...đã
cho thấy sự hình thành của một nền văn học từ môi trường đô thị đầu thế kỉ XX đến
1945.
Sự thay đổi trong đời sống đô thị, tâm lí và thị hiếu của tầng lớp thị dân chính là
điều kiện ra đời của một nền văn học mới. Nội dung của nền văn học ấy “chủ yếu phản
ánh cuộc sống thành thị tư sản hóa”.
1.2.1.2.Vấn đề đô thị trong văn học từ 1945 - 1975
Đến giai đoạn 1945-1975, do hoàn cảnh lịch sử, đề tài đô thị tạm thời nhường
chỗ cho đề tài chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đô thị chỉ còn nhắc đến
nhiều trong một bộ phận văn học đô thị miền Nam (1954-1975).Giá trị mà tiểu thuyết
đô thị miền Nam mang lại về mặt tác động khách quan là tiếng nói bất bình của con
người trước xã hội hiện tại, bất bình với chiến tranh.
Văn học miền Bắc chưa thực sự nổi bật bởi lẽ trọng tâm tiểu thuyết miền Bắc
giai đoạn này chủ yếu miêu tả cuộc sống đấu tranh chống chiến tranh phá hoại và xây
dựng chủ nghĩa xã hội chứ chưa viết về đô thị như một sự tri nhận bằng cái nhìn đô
thị.
1.2.1.3. Vấn đề đô thị trong văn học sau 1975.
Sau 1975, các nhà nghiên cứu đã nhìn sự trở lại của đô thị trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại với cái nhìn vừa mừng rỡ, vừa hoài nghi.Dù hiểu thuật ngữ “văn
học đô thị” theo cách nào, các nhà nghiên cứu đều cho rằng văn học đô thị ở Việt
Nam là một bức tranh chưa định hình.
Sự xuất hiện của lí luận sinh thái gắn với hai nguy cơ lớn của toàn cầu hóa: (1)
nguy cơ sinh thái tự nhiên đang ngày một xấu đi, (2) nguy cơ sinh thái tinh thần nhân
văn trong xã hội tiêu dùng hiện đại của nhân loại. Xã hội Việt Nam đương đại, với sự
phát triển nhanh chóng của đô thị hóa cũng đã và đang đặt ra vấn đề về hai nguy cơ
trên. Sự xâm lấn của không gian đô thị với không gian làng quê phá vỡ chỉnh thể tự
8



nhiên ở nhiều vùng lãnh thổ. Làn sóng “tây hóa toàn cục”; sự phát triển nhanh chóng
của xã hội theo hướng hiện đại làm mất gốc văn hóa và nảy sinh những căn bệnh của
chủ nghĩa tiêu dùng mang đến nguy cơ sinh thái tinh thần cho con người. Đây là nguy
cơ lớn nhất và đáng quan tâm nhất trong xã hội hiện đại.
Nguyên nhân chính vẫn là sự phát triển của đô thị đã dẫn đến sự suy thoái và
hủy diệt những không gian sống khác của con người. Vì vậy, văn học đô thị luôn
mang trong mình dự cảm hoang mang trước thực trạng xã hội và sự hủy diệt môi
trường sống.
1.2.2. Ý kiến về những tiểu thuyết viết về đề tài đô thị tiêu biểu
Tiểu thuyết Việt Nam đương đại về đề tài đô thị đã trở thành một bộ phận quan
trọng làm nên diện mạo của văn học Việt Nam từ sau 1975. Mặc dù chưa định hình
thành một dòng chảy nhưng văn học đô thị đã khẳng định chất lượng qua một số tiểu
thuyết nổi trội. Tuy nhiên, văn chương đô thị vẫn chưa trở thành một dòng mạnh do
nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan. Đã có nhiều hướng nghiên cứu xoay quanh đề
tài này nhưng hầu như vẫn dừng ở góc độ lí luận như: vấn đề có hay chưa một dòng
văn học đô thị, quá trình hình thành và phát triển của văn học đô thị Việt Nam hay
vấn đề sinh thái đô thị trong văn học…
TIỂU KẾT
So với văn học nông thôn, văn học đô thị còn rất khiêm tốn về số lượng cũng
như tầm vóc các tác phẩm và bởi thế nó chưa được quan tâm một cách sâu sắc, hệ
thống như văn học nông thôn.
Trong luận án này chúng tôi kế thừa những thành tựu trên, tiếp tục đóng góp
một hướng nghiên cứu về tiểu thuyết Việt Nam đương đại dưới góc nhìn cảm quan đô
thị, qua đó, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần lí giải sâu hơn sự nhạy bén trong tư duy
nghệ thuật, trong cảm nhận hiện thực của nhà văn. Đồng thời trên cơ sở phản ánh
thực tiễn nhận diện một khuynh hướng, quan niệm của nhà văn về một mảng đề tài
nóng bỏng của thời đại, về những giá trị nhân sinh và về sự thay đổi trong diễn ngôn
văn học cũng như những thiếu hụt của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong tiến
trình phát triển.


9


Chƣơng 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CẢM QUAN ĐÔ THỊ
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
2.1. Đô thị Việt Nam và các vấn đề cơ bản của đô thị
2.1.1. Khái niệm “đô thị” và “đô thị hóa”
2.1.1.1. Khái niệm “đô thị”
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: đô thị là nơi dân cư đông đúc, là trung tâm
thương nghiệp và có thể cả công nghiệp [141, tr.332]. Như vậy, đô thị vừa mang nội
hàm của một đơn vị địa lí hành chính vừa định vị một không gian sinh sống với
những hoạt động kinh tế của con người.
Theo định nghĩa chung của quốc tế, đô thị được hiểu là điểm dân cư tập trung,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ
tầng đô thị thích hợp và có quy mô dân số thành thị tối thiểu là 4.000 người (đối với
miền núi tối thiểu là 2.800 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65%.
2.1.1.2. Khái niệm “đô thị hóa”
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê) định nghĩa: đô thị hóa là “quá trình tập trung
dân cư ngày càng đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trò của thành thị đối với sự
phát triển của xã hội” [141, tr.332]. Nói một cách đầy đủ hơn, đô thị hoá là một quá
trình biến chuyển kinh tế-xã hội-văn hoá và không gian, gắn liền với những tiến bộ về
khoa học kỹ thuật của xã hội loài người.
2.1.2. Quá trình hình thành đô thị và đô thị hóa ở Việt Nam
Đô thị cổ ở Việt Nam đã hình thành từ trước Công nguyên. Ở lưu vực sông
Hồng, Việt Trì là đô thị cổ nhất ở bắc Việt Nam, nó xuất hiện khoảng thế kỷ thứ VII
trước công nguyên với thời đại các vua Hùng. Tiếp theo là sự xuất hiện và phồn thịnh
trong khoảng thế kỷ III-II trước công nguyên của đô thị Cổ Loa, trung tâm của nước
Âu Lạc. Từ đó đến nay, lịch sử đô thị hoá ở nước ta đã có tuổi gần bằng tuổi của lịch
sử dân tộc, của nhà nước. Theo nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng chúng ta có thể

tạm phân chia các đô thị Việt Nam thành các loại, gắn với các giai đoạn lịch sử khác
nhau:
(1)Đô thị thời cổ, tiêu biểu là Cổ loa, Luy Lâu, Đại La; (2) Đô thị thời Trung cổ, sau khi
đất nước giành độc lập, tiêu biểu là Hoa Lư, Thăng Long.. (3)Đô thị thời cận đại, tiêu
biểu là Hà Nội, Huế, Sài Gòn, hải Phòng, đà Nẵng…(4)Đô thị hiện đại, bên cạnh các
thành phố lớn tiếp tục phát triển và mở rộng như: Hà Nội, Sài Gòn
10


2.1.2.1. Đô thị truyền thống (đô thị thời phong kiến)
Xã hội Việt Nam cổ truyền dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước, do đó, cơ
cấu xã hội nền tảng, đơn vị tự cư, quản lý và phân phối đất đai là làng.
Các đô thị truyền thống nước ta nhìn chung có hai chức năng: hành chính và
kinh tế.
Đô thị truyền thống chưa có những cách biệt quá lớn, đến mức đối lập với làng
quê. Những thị dân phần lớn có nguồn gốc từ nông thôn nên họ để lại dấu vết làng
xã trong cuộc sống sinh hoạt đô thị khá nhiều. Đó là các ngôi đình bên cạnh các
chùa, đền, miếu; là những cánh đồng lúa, cánh đồng hoa… ngay giữa lòng đô thị.
Nước ta là một nước có truyền thống văn hóa nông nghiệp “trọng tĩnh”.
Làng xã là trung tâm, là sức mạnh nên tính cộng đồng và tính tự trị cao. Nước
“như một thực thể siêu làng”. Vì vậy, các đô thị truyền thống luôn bị nông thôn
bao vây và xâm lược, đô thị mang tính nông thôn đậm nét và luôn có nguy cơ bị
nông thôn hóa trở lại.
2.1.2.2. Đô thị hiện đại
Văn hóa phương Tây theo bước chân của kẻ xâm lược ồ ạt tràn vào Việt Nam
khiến lịch sử Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX đầy những bão táp, những biến động
dữ dội trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đô thị Việt Nam
cũng không nằm ngoài cuộc biến thiên ấy: nền kinh tế thị trường manh nha phát triển;
sự du nhập của tư tưởng dân chủ phương Tây khiến con người cá nhân được đề cao
hơn bao giờ hết; sự thay đổi lối sống, tâm lí, thị hiếu,… của con người.

Điểm khác biệt đầu tiên giữa đô thị hiện đại và đô thị truyền thống là sự mở
rộng mạng lưới đô thị trên cả nước dựa trên sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ
tầng đô thị. Điểm khác thứ hai của đô thị hiện đại so với đô thị truyền thống là sự
phát triển của lối sống đô thị, văn hóa đô thị.
Đô thị Việt Nam có một diện mạo mới, nhiều công trình kiến trúc, dinh thự,
khách sạn, công viên… mọc lên. Những khu phố Tây mọc lên mang phong cách châu
Âu hiện đại., đó là sự dịch chuyển tất yếu. Một nền văn minh mới dần được xác lập, đối
lập với nông thôn ở cả phẩm chất và kết cấu xã hội. Cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội
đô thị Việt Nam có nhiều thay đổi. Giai cấp tư sản, tiểu tư sản, công nhân tăng lên đáng kể
11


cùng với các tầng lớp tiểu thương, viên chức, dân nghèo thành thị. Một lớp thị dân mới ra
đời với những nhu cầu mới, văn hóa mới.
2.2. Giới thuyết một số khái niệm nghiên cứu
2.2.1. Cảm quan
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê), “Cảm quan: (1) cơ quan cảm giác, giác
quan. (2) Nhận thức trực tiếp bằng cảm quan”. Trong tiếng Anh, từ tương đương với
“cảm quan” là “feeling”. Theo Bách khoa toàn thư Britannica (Encyclopedia
Britannica): “Feeling: trong tâm lý học là sự thu nhận các sự kiện bên trong cơ thể,
liên quan gần gũi với cảm xúc.
2.2.2. Cảm quan đô thị
2.2.2.1. Khái niệm
Cảm quan của nhà văn là những tri giác, cảm xúc, cảm nhận, nhận định của
nhà văn về thời đại anh ta tồn tại và được thể hiện qua các tác phẩm văn học. Từ đó,
cảm quan đô thị trước hết được hiểu là nhận thức trực tiếp về đô thị. Đô thị trở thành
đối tượng quan sát, tri nhận của nhà văn. Cảm quan đô thị còn được hiểu là cái nhìn
của người thị dân – bộ phận sống trong đô thị - về hiện thực.
2.2.2.2. Cảm quan đô thị trong văn học Việt Nam
a. Đô thị trong văn học trƣớc thế kỉ XX

Trong thời kì trung đại, đô thị Việt Nam chỉ là những trung tâm văn hóa – hành
chính hơn là trung tâm kinh tế. Mặt khác, đô thị truyền thống chưa có những cách
biệt quá lớn, đến mức đối lập với làng quê, luôn bị nông thôn bao vây và xâm lược.
Vì vậy, đô thị mang tính nông thôn đậm nét và luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa trở
lại. Xã hội thời trung đại mới chỉ xuất hiện những thị tứ, thị trấn và những trung tâm
hành chính mà chưa có đô thị theo đúng nghĩa. Bởi thế, dấu ấn về đô thị mới chỉ là
dấu ấn ban đầu, còn mờ nhạt, chưa phải là cảm quan chủ đạo trong văn học trung đại
Việt Nam.
Từ cuối thế kỉ XIX, đô thị được mở rộng dưới sự tác động của công cuộc khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trước hết là sự đổi thay của không gian, từ sự thay
đổi làng nên phố ấy đã kéo theo sự thay đổi về con người và lối sống. Không chỉ có
thế, lối sống đô thị còn được thể hiện ở sự thay đổi những chuẩn mực, những giá trị
đạo đức: Trong xã hội đã xuất hiện một lớp người mới, họ chưa quen với lối sống Âu
hóa, nhưng rồi họ buộc phải chấp nhận và sống chung với nó.
12


b. Từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Nền kinh tế thị trường theo hướng tư bản chủ nghĩa manh nha phát triển. Đó là
cơ sở ra đời của nhiều tầng lớp, giai cấp mới như: tư sản, tiểu tư sản, công nhân, dân
nghèo thành thị… Đặc biệt, cơ sở kinh tế đó đã tạo điều kiện để hình thành các đô thị,
trung tâm kinh tế - văn hóa lớn. Sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây (đặc biệt là
văn hóa Pháp) làm xuất hiện lối sống theo kiểu phương Tây ở các thành phố lớn, chú
trọng hơn về đời sống tinh thần cho con người.
Sự phát triển của kinh tế thị trường đã dẫn đến sự hình thành các đô thị, đời
sống thị dân và làm nảy sinh nhiều dịch vụ trong xã hội, nhất là các dịch vụ văn hóa.
Văn chương cũng trở thành hàng hóa và nghề văn trở thành nghề để kiếm sống, văn
học thời kì này đã phát triển với một tốc độ mau lẹ, đa dạng. Đề tài đô thị được phản
ánh đậm nét hơn trong sáng tác của các nhà văn trên nhiều thể loại: phóng sự, kí sự,
tiểu thuyết, truyện ngắn và một số tác phẩm trữ tình… Có thể nói ở giai đoạn này

cảm quan đô thị đã đặt dấu ấn riêng khá đậm nét trong văn học.
c. Từ 1945 đến 1975
* Đô thị ở miền Bắc
Ngay sau khi tuyên bố nền độc lập, dân tộc Việt Nam phải trải qua 30 năm
chiến tranh với hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại: kháng chiến chống Pháp và
kháng chiến chống Mỹ. Văn chương nghệ thuật vì thế cũng có sự chuyển mình cơ
bản. Đô thị không còn là đề tài nổi bật do cuộc kháng chiến chống Pháp trường
kỳ gian khổ.
Tiểu thuyết miền Bắc thời điểm này chủ yếu miêu tả cuộc sống đấu tranh
chống chiến tranh phá hoại và xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ chưa phải viết về
đô thị như một sự tri nhận bằng cái nhìn đô thị. Đề tài Tổ Quốc và chủ nghĩa xã
hội được ưu tiên trong giai đoạn này, các tác phẩm viết về giai đoạn này tập
trung phản ánh chân dung người chiến sĩ, những nhân vật thị dân hiện lên ít thiện
cảm.
*Đô thị ở miền Nam
Sài Gòn lúc này được xem là hòn ngọc Viễn Đông bởi sự giàu có, xa hoa bậc
nhất vùng Đông Á. Đó là một thành phố có đầy đủ tiện nghi như một thành phố
phương Tây. Đi kèm với sự xuất hiện của đô thị hiện đại là vũ trường, cờ bạc, ma tuý,
thất nghiệp, và những con người đói rách tận cùng.
13


Điều đáng nói là đô thị miền Nam giai đoạn này có sự du nhập của nhiều nền
văn hoá, chủ yếu nhất là văn hoá phương Tây và văn hoá Mỹ. Ảnh hưởng sâu đậm
và rõ rệt nhất vào đời sống văn hoá, tư tưởng của đô thị miền Nam lúc bấy giờ là
tư tưởng triết học hiện sinh và phân tâm học.Đời sống xã hội ở miền Nam đã tiệm
cận với đô thị phương Tây nên cảm quan đô thị trong văn học miền Nam hiện lên
rõ nét hơn.
d. Từ 1975 đến nay
Sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt là sau đổi mới 1986, văn học có cơ hội

phản ánh đa diện cuộc sống. Cảm quan đô thị của các nhà văn sắc sảo và tinh tế hơn.
Con người, xã hội và cuộc sống đô thị được nhìn ở nhiều bình diện, nhiều khía cạnh.
Đô thị không chỉ hiện lên với mặt tích cực mà còn hiện lên với cả mặt trái của nó.
Cảm quan đô thị ở thời kỳ này cũng khác cảm quan đô thị ở giai đoạn 1932 1945: nếu giai đoạn trước cảm quan đô thị tập trung ở hai xu hướng ngợi ca hay phê
phán thì giai đoạn này cảm quan đô thị chất chứa sự hoài nghi, chất triết lý, suy tư
lạnh lùng. Chính cảm quan đô thị này đã giúp cho văn học phản ánh chân thực cuộc
sống của thời kì hiện đại.
2.3.Tác động của đời sống đô thị đến cảm thức sáng tạo của nhà văn
Thứ nhất, sự xuất hiện của đô thị hiện đại và quá trình đô thị hóa: Không gian
đô thị mở rộng từ thành phố tràn về nông thôn, sự thay đổi quy mô dân số đô thị, sự
phát triển của xã hội hiện đại với sự ra đời của tầng lớp thị dân, tiểu tư sản đã làm
thay đổi thị hiếu thẩm mĩ của một giai đoạn văn học.
Thứ hai, sự thay đổi về văn hóa, lối sống trong xã hội đô thị: đô thị càng phát
triển càng nảy sinh những điều nhức nhối trong xã hội. Tất cả những thay đổi trên của
xã hội đô thị hiện đại đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào cảm quan của nhà văn
đương đại.
Thứ ba, khả năng tiếp xúc thực tại của nhà văn và sự thay đổi về tư duy văn
học sau năm 1975: Ở giai đoạn này đã có sự thay đổi trong thế giới quan, nhân sinh
quan và quan niệm thẩm mĩ, với bối cảnh xã hội và sự thay đổi của nền văn nghệ như
trên trên đã thôi thúc các nhà văn cầm bút, đặc biệt những nhà văn trực tiếp chứng
kiến những thay đổi của đô thị.
14


2.4. Đô thị và thị hiếu ngƣời đọc
Quá trình đô thị tác động đến toàn bộ đời sống tinh thần của con người trước
hết là cư dân đô thị. Sở thích, thị hiếu thưởng lãm nghệ thuật của người dân dần
thay đổi vì thế đặt ra một yêu cầu đó là: nhà văn phải hiểu đời sống tâm lý của họ,
phải tìm hiểu gu thẩm mĩ cũng như sở thích của họ bởi nếu không chú ý thích đáng
đến điều này người đọc sẽ quay mặt với nhà văn.

Người đọc đô thị là chủ thể tiêu dùng của văn hóa, vì thế họ là những nhân tố
quyết định quy mô sản xuất văn học. Nhu cầu, thị hiếu độc giả đã tác động trở lại và
đặt ra những yêu cầu sáng tạo của nhà văn. Về bản chất, độc giả thường thích khám
phá những điều mới lạ, độc đáo.
TIỂU KẾT
Đô thị và đô thị hóa khiến diện mạo và tâm lí xã hội nhiều xáo trộn, thay đổi so
với xã hội nông nghiệp cổ truyền. Sự thay đổi ấy cũng kéo theo nhiều nguy cơ nhỡn
tiền như: sự gia tăng khoảng cách kinh tế - xã hội giữa thành thị và nông thôn, sự
phân hóa giàu – nghèo ngày càng rõ rệt, sự thay đổi quy mô dân số đô thị và những
hệ quả về tệ nạn xã hội, sự mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường… Con
người hiện đại đang đứng trước một bức tranh thế giới mới với rất nhiều mảng màu
đan xen.
Hơn thế, quá trình đô thị hóa đã tác động đến toàn bộ đời sống tinh thần của
con người đô thị, làm nên sự thay đổi về thị hiếu thẩm mĩ. Thị dân quan tâm nhiều
hơn đến những tác phẩm viết về đời sống của chính tầng lớp mình; quan tâm nhiều
hơn đến chức năng giải trí của văn học. Đây chính là cơ sở xã hội cho việc hình
thành cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại theo đó, cảm quan đô thị
trước hết được hiểu là nhận thức trực tiếp về đô thị, đô thị trở thành đối tượng quan
sát, tri nhận của nhà văn.
Cảm quan đô thị còn được hiểu là cái nhìn của người thị dân – bộ phận sống
trong đô thị - về hiện thực. Với cách nhìn này, các nhà tiểu thuyết đã quan sát đời
sống đương đại đa chiều và đưa ra những dự báo về khuynh hướng phát triển của xã
hội hiện đại, những nguy cơ mà con người phải đối diện trong đời sống.

15


Chƣơng 3: NHỮNG PHƢƠNG DIỆN CƠ BẢN CỦA CẢM QUAN
ĐÔ THỊTRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
3.1. Không gian đô thị

3.1.1. Không gian đô thị
3.1.1.1. Ánh sáng của nền văn minh, hiện đại
Xã hội Việt Nam, đặc biệt là sau năm 1986, phát triển với tốc độ nhanh chóng,
đất nước đang ngày một thay da đổi thịt, hiện đại hơn, văn minh hơn. Chính sự đổi
mới một cách sâu sắc và toàn diện đã đem đến một luồng văn minh mới cho đời sống
đô thị.
Không gian đô thị, trong cảm quan của các nhà văn đương đại, trước hết là một
không gian ngập tràn ánh sáng của đời sống văn minh, hiện đại.Điều này được thể
hiện trước hết là sự thay đổi kiến trúc không gian, tiếp đó là sự xuất hiện của các sản
phẩm tiêu dùng, sự bùng nổ của các loại dịch vụ. Ánh sáng của văn minh, hiện đại
trong xã hội đô thị còn thể hiện ở sự xuất hiện tràn lan của các sản phẩm tiêu dùng
mang nhãn mác nước ngoài. Như vậy, đô thị Việt Nam đã dần dần mang diện mạo
hiện đại của những đô thị văn minh theo kiểu phương Tây.
Đô thị phát triển, theo logic, phải là sự kéo theo văn minh, tiến bộ nhưng ở
Việt Nam, đô thị càng phát triển thì không gian sinh tồn càng bị thu hẹp, môi trường
càng bị tàn phá, bởi tư duy nông thôn là nguyên nhân quan trọng khiến đô thị hóa trở
thành nguy cơ đối với môi trường sinh thái.
3.1.1.2. Sự biến đổi sinh thái
Tư duy nông thôn là nguyên nhân quan trọng khiến đô thị hóa trở thành nguy
cơ đối với môi trường sinh thái. Đối với phương Tây, tư duy phân tích được đề cao
nên khi phát triển các đô thị, tính chất quy hoạch thể hiện rất khoa học, họ luôn
hướng tới sự phát triển bền vững. Nhưng ở Việt Nam, do tư duy đại khái của nông
thôn nên sự phát triển không gắn với sự bền vững. Đô thị phát triển, theo logic, phải
là sự kéo theo văn minh, tiến bộ nhưng ở Việt Nam, đô thị càng phát triển thì không
gian sinh tồn càng bị thu hẹp, môi trường càng bị tàn phá.
16


Môi trường sống ở đô thị ngày càng ngột ngạt. Nhưng không chỉ dừng lại ở đấy,
đô thị ngày càng được mở rộng, đô thị bắt đầu nở ra để dung chứa được lượng thị dân

mới khổng lồ. Và tất yếu, đô thị phải mở rộng về phía làng quê, phải “đô thị hóa nông
thôn”.
Kiến trúc phố phường có sự thay đổi, thành phố mọc lên những khu tập thể,
những ngôi nhà trên tầng cao chót vót và những con đường chạy xuyên qua nhiều
làng quê, nóng lực, ngột ngạt, bí bách, bủa vây bởi những building, điều hòa, bê tông.
Đô thị mới sặc lên mùi của những công trình mới, những nền văn hoá mới.
Những con đường đô thị bây giờ oằn mình gánh chịu lượng xe cộ đông đảo và dòng
thác người từ mọi nơi tràn về. Món “đặc sản” không thể thiếu của một đô thị quá
đông người là cảnh tắc nghẽn quen thuộc, rác, tiếng ồn và những mùa nước ngập.
Hòa lẫn những cư dân mới là tiếng ồn, là rác, là ruồi, và đủ thứ mùi của cống rãnh, nước
thải. Không gian đô thị tràn ngập đủ mọi loại ô nhiễm.
3.1.2. Gia đình
Người Việt Nam vốn có truyền thống trọng tình trọng nghĩa nên mối quan hệ
gia đình luôn có sự khăng khít gắn bó tạo nên một giá trị truyền thống riêng. Đứng
trước cơn biến thiên của thời đại, nhất là trong vòng quay kim tiền, gia đình truyền
thống ấy đang có sự dịch chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại.
Thực tế, dòng chảy cuộc sống đô thị cuộn chảy mãnh liệt, con người thường
phải chạy đua với thời gian lao vào vòng xoáy kiếm tiền nên đôi lúc đã lãng quên
những giá trị tinh thần bền chặt. Trong đó mối quan hệ gia đình dường như đang lỏng
lẻo hơn. Họ sống với nhau không phải bằng tình cảm mà bằng trách nhiệm và nghĩa
vụ. Trong gia đình hiện đại, mối quan hệ giữa các thành viên trở nên lỏng lẻo, con
người sống tự do, phóng túng, ích kỉ và giả dối.
Giá trị tinh thần và những nền nếp cũ bị xâm phạm nghiêm trọng. Lối sống ích
kỷ, buông thả theo những dục vọng thấp hèn, coi đồng tiền là trên hết, bất chấp
những nguyên tắc luật lệ của đạo đức xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào từng gia

17


đình, làm đảo lộn những gì trước đây cho là thiêng liêng, cao cả. Đã đến lúc chúng ta

cần đối thoại với hiện tại để xác lập một bảng giá trị mới cho xã hội.
3.2. Thời gian đô thị
Trong cách cảm nhận của con người trung đại, thời gian được lặp đi lặp lại
tuần tự một cách đơn điệu với những biểu hiện giống nhau, mang cảm giác vĩnh viễn,
bất biến. Con người của xã hội thị dân đầu thế kỉ XX không còn sống theo nhịp đi
của mùa màng như trong xã hội cổ truyền nữa. Họ đã tuân theo nhịp điệu của công
việc, ý thức được về sư phát triển của thế giới và của chính bản thân theo thời gian.
Với con người hiện đại, cách cảm nhận thời gian khoa học hơn, khách quan
hơn, thời gian là tuyến tính và dường như chảy trôi nhanh hơn rất nhiều. Bước ra khỏi
cuộc chiến, con người bị cuốn vào xã hội hiện đại với nhịp sống hối hả của nền kinh
tế thị trường. Thời gian, vì thế, lại được cảm nhận trong dòng chảy hối hả đa chiều
của nó. Đặc biệt, trong thế kỉ XXI, khi công nghệ thông tin đã chiếm lĩnh và chi phối
sự phát triển toàn cầu, thời gian trở thành một phạm trù “mong manh” hơn nữa, được
thể hiện qua nhịp sống và tốc độ đô thị hóa.
3.2.1. Nhịp sống của con ngƣời đô thị
Với con người đô thị, thời gian được đo bằng nhịp điệu công việc và thời gian
cũng chính là thước đo sự thành đạt của cá nhân. Nếu không chạy đua với thời gian,
họ không thể xác lập được vị trí của mình trong xã hội.
Cả dòng người đông đúc ấy, ai cũng hối hả chạy đua cùng thời gian vì sự tồn
tại của chính bản thân mình trong thế giới. Trong cuộc chạy đua ấy, họ bị cuốn vào
cơn lốc của kinh tế thị trường, của đồng tiền, của khát vọng đổi đời… Ở phương diện
tích cực, nhịp sống hối hả, khẩn trương của con người đô thị thúc đẩy sự phát triển
của xã hội, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế.
3.2.2. Tốc độ đô thị hóa
Thời gian là phạm trù gắn liền với sự chảy trôi, biến đổi mà dấu ấn rõ nét
nhất của sự biến đổi ấy nằm ở không gian.

18



Đô thị hóa diễn ra nhanh đến mứccác dãy phố yên bình giờ đã trở nên đông
đúc hơn bao giờ hết. Sự xuất hiện của các loại dịch vụ là một minh chứng cho tốc độ
phát triển chóng mặt của đô thị hóa.
Thời gian đô thị đã in dấu ấn rõ ràng lên không gian đô thị - hệ quả của quá
trình đô thị hóa với tốc độ chóng mặt, thời gian hiện lên với hình thức chính là thời
gian sinh hoạt đời thường. thời gian được miêu tả với tốc độ chảy trôi hối hả, gấp gáp
hiện hình trong nhịp sống và sự biến đổi của xã hội hiện đại.
3.3. Con ngƣời đô thị
3.3.1. Con ngƣời sùng bái vật chất, chạy theo văn minh
Sự chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là một bước chuyển quan trọng làm thay đổi tiềm lực kinh tế nước nhà.
Tuy nhiên, hệ lụy mà nền cơ chế thị trường đem lại cũng rất đáng quan tâm. Trước sự
thay đổi trong nhịp sống thị trường, nhiều cá nhân nhạy bén đã bắt được luồng phát
triển và bị cuốn vào những cám dỗ của đồng tiền.
Xã hội càng hiện đại thì đạo đức và văn hóa là những yếu tố trên càng cần thiết
để đảm bảo sự văn minh. Tuy nhiên, có một thực tế đau lòng: xã hội càng phát triển
về kinh tế thì con người càng dễ sa vào những cám dỗ vật chất. Khi đồng tiền đã lên
ngôi, nó dường như không muốn thu nạp bên mình cái gọi là “đạo đức” và “văn
hóa”.Xã hội đô thị hiện đại đâu đâu cũng thấy sự suy thoái đạo đức. Từ quan chức từ
cao xuống thấp nhiều người bị biến chất trước danh vọng và tiền bạc đến ngay cả
tầng lớp trí thức cũng bị xói mòn về nhân cách, đạo đức, không những vậy sự suy
thoái đạo đức còn len lỏi vào từng gia đình.
3.3.2. Sự dịch chuyển từ con người gia đình sang con người cá nhân tự tại
Trong xã hội cổ truyền, con người thuộc về gia đình, dòng họ, con người
sống với chức năng, bổn phận của mình. Nó bị ràng buộc trong rất nhiều chức
phận: làm con, làm chồng/ làm vợ, làm cha/ làm mẹ.
Đến xã hội hiện đại, văn hóa phương Tây và sự phát triển của đô thị đã khai
sinh con người cá nhân tự tại, phiêu lãng, sống theo sở thích. Quyền tự do lựa chọn,
19



nhất là lựa chọn cách sống cho riêng mình là một biểu hiện của con người trong xã
hội hiện đại – con người được giải phóng khỏi những ràng buộc chức phận cá nhân.
3.3.3. Con ngƣời cô đơn, chối bỏ đô thị
Trong khi có rất nhiều người có thể hòa nhập một cách tích cực với xã hội hiện
đại thì vẫn có một bộ phận không ít những người không – thể - nhập – cuộc. Họ có
cảm giác rằng mình không thuộc về nơi đang sống, không thuộc về cái xã hội mà họ
là một phần trong đó. Sự lạc lõng khiến họ cảm thấy cô đơn, cô độc và mất niềm tin
vào cuộc sống hiện tại.
Sống trong thế giới ấy, con người trở nên cô đơn, bất an, mất niềm tin, dẫn
đến tâm lí khước từ, chối bỏ đô thị.
TIỂU KẾT
Không gian đô thị được khắc họa trên hai phạm vi: thành phố và gia đình. Không
gian thành phố trong thời mở cửa mang những chiều lực hấp dẫn với ánh sáng của nền
văn minh hiện đại. Tuy nhiên, dẫu có phát triển thì thành phố ở các đô thị Việt Nam vẫn
mang những đặc tính nông thôn rõ nét từ cách tổ chức đô thị đến diện mạo kiến trúc.
Chính tư duy nông thôn thiếu khoa học đó đã khiến sự phát triển của đô thị Việt Nam làm
ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường sinh thái và để lại những hậu quả xã hội nặng nề. Xã
hội ấy đã phá vỡ gia đình truyền thống.
Thời gian trong cảm nhận của con người đô thị là thời gian tuyến tính đa chiều
và sự chảy trôi, biến đổi. Nhịp sống đô thị, tốc độ đô thị hóa chóng mặt là biểu hiện
rõ nét nhất của nhịp đi và sự biến đổi ấy. Cái nhìn thời gian như thế chất chứa những
dự cảm đầy âu lo, hoang mang của con người đô thị về sự tồn tại, về kiếp người.
Trong dòng chảy hiện đại, con người đô thị không tránh khỏi lối sống sùng bái
vật chất và chạy theo ảo tưởng văn minh. Bước ra khỏi cuộc chiến, con người trở lại
với cái tôi cá nhân, tự tại. Vừa hay, cái tôi ấy rơi vào nền văn minh kĩ trị vô tình, con
người trở nên cô đơn trong cả hai chiều: không gian và thời gian. Bế tắc, con người
chối bỏ đô thị nhưng sự cải hóa khó thành, suốt đời ôm một nỗi hoang hoải, kiếm tìm.

20



Chƣơng 4
PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN CẢM QUAN ĐÔ THỊ
TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI
4.1. Kết cấu nghệ thuật
Kết cấu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm”, nó “không
chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận,
chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ
thể của tác phẩm” [65, tr.156]. Các nhà văn hiện đại khi cầm bút luôn có ý thức sáng
tạo, làm mới cốt truyện, kết cấu, một mặt để có thể bộc lộ những quan điểm về cách
tân nghệ thuật; mặt khác hiệu quả nhất quan niệm về cuộc sống, con người hiện đại.
Cái nhìn của thị dân đã chi phối cách khám phá cuộc sống, và được biểu hiện
qua nghệ thuật tổ chức, kết cấu tác phẩm. Sự thích ứng theo sự tri nhận về đô thị
trong văn học được thể hiện qua hai hình thức chơi kết cấu cơ bản là: (1) kĩ thuật dán
ghép – phân mảnh, (2) kĩ thuật lồng ghép.
4.1.1. Kĩ thuật dán ghép – phân mảnh
Sử dụng thuật ngữ của hội họa lập thể, kĩ thuật dán ghép - phân mảnh chỉ cách
tổ chức tác phẩm thành một hệ thống các sự kiện có tính độc lập tương đối được
sắp đặt cạnh nhau. Kiểu kết cấu dán ghép – phân mảnh này thể hiện tính chất phức
tạp, đan xen chồng chéo - những thuộc tính của thế giới hiện đại.
Điều quan trọng nhất chi phối kĩ thuật dán ghép - phân mảnh trong các tiểu
thuyết Việt Nam đương đại là cái nhìn, là sự cảm nhận của con người hiện đại về thế
giới mà họ đang sống. Trong thế giới ấy, con người phải đối diện với rất nhiều hệ giá
trị, có khi trái chiều, phủ định lẫn nhau, khó có thể xác định đâu là chân giá trị cuộc
sống. Sống trong xã hội “đa giá trị” ấy, con người luôn mang một tâm lí hồ nghi với
tất cả, ngay cả với bản thân mình. Vì sự hồ nghi ấy, con người luôn luôn quan sát
xung quanh bằng những góc nhìn khác nhau để phát hiện ra chân giá trị. Và ở góc
nhìn nào cũng có những phát hiện riêng. Xã hội ấy chấp nhận “đa giá trị”, vì thế, tất
cả các phương diện của cuộc sống đều cần được đồng hiện trong cái nhìn đa diện,

nhiều chiều.
4.1.2. Kĩ thuật lồng ghép
Lồng ghép (truyện lồng trong truyện), sử dụng kĩ thuật lồng ghép, các nhà tiểu
thuyết Việt Nam đương đại đã thể hiện sâu sắc cảm quan của con người hiện đại. Vì
21


con người đô thị tồn tại trong một mạng lưới các mối quan hệ rất phức tạp, nhiều
chiều, con người cùng lúc phải sắm nhiều vai.
Sự pha trộn nhiều thể loại, sự lồng ghép nhiều câu chuyện vào tiểu thuyết giúp
cấu trúc tiểu thuyết trở thành cấu trúc vừa đa tầng vừa phức hợp. Theo đó, tiểu thuyết
không phải là tiếng nói của một điểm nhìn mà là tiếng nói của nhiều điểm nhìn.
Đây là yếu tố quan trọng biến tiểu thuyết thành một bản giao hưởng nhiều bè để
một mặt phản ánh thực tại ngổn ngang, hỗn độn của văn minh đô thị, mặt khác thể hiện
sự hồ nghi, nhu cầu khám phá và tự khám phá của con người hiện đại.
4.2. Phƣơng thức trần thuật
Trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu khái
quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn
của người trần thuật.
Trần thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân
tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả… theo
cách nhìn của người trần thuật. Vì thế, phương thức trần thuật trong tiểu thuyết Việt
Nam đương đại về đô thị mang cảm quan của con người đô thị.
4.2.1. Đa bội điểm nhìn
Xã hội đô thị càng phức tạp, nhiều chiều bao nhiêu càng cần có những góc nhìn
đa dạng bấy nhiêu để thấu thị bản chất của nó. Xã hội càng phát triển, con người càng
bị chi phối bởi những mối quan hệ chồng chéo. Trong mỗi mối quan hệ đó, con người
hiện lên với một “vai” nhất định, đôi khi phải sống bằng “mặt nạ” giả dối. Vì vậy,
muốn thể hiện đúng bản chất của con người và xã hội đô thị hiện đại, cần có những góc
nhìn đa dạng, khi thì khách quan, khi cần chủ quan.

Về bản chất, sự dịch chuyển điểm nhìn thể hiện sự hoang mang, hồ nghi của con
người đô thị. Con người cô đơn, đánh mất tự chủ, không biết nên vin víu vào đâu nên
kiếm tìm khắp nơi trong cuộc sống.
Đa bội điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại chủ yếu diễn ra
theo hướng dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong và
“trượt” điểm nhìn.
22


4.2.2. Ngôn ngữ trần thuật
4.2.2.1. Ngôn ngữ vay mượn, pha tạp
Quá trình đô thị hóa gắn liền với sự du nhập của văn minh phương Tây để lại
dấu ấn không chỉ ở cảnh quan, lối sống mà còn in đậm trong ngôn ngữ.
Sự pha tạp ngôn ngữ là sự thể hiện trên bình diện xã hội của những mối liên kết,
hội nhập đa phương đa chiều. Một mặt, sự dung hợp ngôn ngữ thể hiện khuynh hướng
phát triển tất yếu của xã hội hiện đại. Mặt khác, ngôn ngữ vay mượn, pha tạp mang đến
sự kết hợp đôi khi là “nghịch dị” cho ngôn ngữ giao tiếp.
Sử dụng ngôn ngữ vay mượn, pha tạp này đem lại tính “lạ hóa” cho văn chương.
Sự vật, hiện tượng được gọi theo tên gọi mới, được soi chiếu ở điểm nhìn mới đem lại
sự hấp dẫn, thú vị cho người đọc. Không chỉ thế, sự pha trộn ngôn ngữ trên phản ánh
sự tạp loạn trong xã hội đô thị đương đại: cũ – mới, tốt – xấu, ẩn sau cái vỏ thượng lưu,
hiểu biết là tâm lí “hạ đẳng”, dung tục.
4.2.2.2. Ngôn ngữ đời thường, suồng sã
Ngôn ngữ đời thường sử dụng nhiều trong tiểu thuyết không màu mè mà thông
tục, suồng sã, thậm chí vỉa hè. Ngôn ngữ tiểu thuyết Việt Nam đương đại dần bớt đi
vẻ trang trọng, thi vị, du dương mà tăng thêm chất thô mộc, gai góc, sống động của
cuộc sống. Việc đưa ngôn ngữ đời thường, nhất là dạng ngôn ngữ bị xem là thô tục
vào văn chương không phải là việc chưa từng có nhưng chưa bao giờ ngôn ngữ đời
thường ùa vào tiểu thuyết với một mức độ “bạo liệt” như trong các tiểu thuyết đương
đại mang cảm quan đô thị.

Ngôn ngữ đời thường, thô tục, vỉa hè xuất hiện trong mọi mối quan hệ: công
việc, bạn bè, tình yêu…; ở mọi tầng lớp: dân lao động, bụi đời, giang hồ, đến cả văn
nghệ sĩ, trí thức, cán bộ… Đó là thứ ngôn ngữ gần gũi với cuộc sống, mang hơi thở
của cuộc sống đô thị.
Ngôn ngữ ấy cho thấy một xã hội xô bồ, ồn ào, nhốn nháo một cách thản
nhiên, thô thiển - một hiện thực phong phú, sinh động, trần trụi và không thiếu những
góc cạnh gồ ghề. Cái suồng sã, thô tục, khi được sử dụng làm phương tiện kích ứng con
người, nó có thể gây cười rất sảng khoái. Nhưng đằng sau đó là sự ái ngại đầy trắc ẩn
trước những biến chuyển của con người trước nhịp sống đô thị.
4.2.3. Giọng điệu trần thuật
Nghiên cứu giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng
tôi tập trung chủ yếu vào bốn giọng điệu sau đây: giọng hài hước, chế giễu, châm
biếm; giọng hoài nghi, giọng đối thoại (giọng đa thanh) và giọng trữ tình, triết lí.
23


4.2.3.1. Giọng hài hước, chế giễu, châm biếm
Các nhà văn đương đại đã dùng nhiều cách thức để tạo được giọng điệu hài
hước, chế giễu, châm biếm trong các tiểu thuyết của mình. Phổ biến nhất là phát huy
hiệu quả của việc cấu tạo ngôn ngữ và cấu trúc câu. Giọng điệu giễu nhại thường xuất
hiện ở câu có nhiều từ “hình tượng”, từ mang sắc thái biểu cảm.
Giọng điệu hài hước, chế giễu, châm biếm đã làm bộc lộ rõ tính carnaval của
xã hội đô thị Việt Nam đương đại. Bằng giọng chế giễu, châm biếm, với thái độ cười
cợt, nhà văn có thể thoải mái đề cập đến nhiều vấn đề xã hội, kể cả những mặt trái,
những góc khuất, những cái xấu xa, tiêu cực. Đằng sau tiếng cười ấy là sự nhức nhối
một cách chân thực về sự sa đọa, xuống cấp trầm trọng của một lớp người, phơi bày
một khuôn mặt khác của xã hội đô thị hiện đại.
4.2.3.2. Giọng hoài nghi
Trong xã hội đang đổ vỡ những giá trị truyền thống, bảng giá trị mới thì chưa
thể thiết lập, con người đổ vỡ niềm tin. Vì thế, trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại,

hoài nghi cũng là một giọng điệu chủ đạo. Sự hoài nghi về nhân cách của con người
trước sự biến đổi xã hội được thể hiện đâm nét hơn trong những tiểu thuyết ở giai
đoạn đầu của nền kinh tế thị trường.
Những câu hỏi liên tiếp, những đoạn độc thoại nội tâm là cách thức chính để
các nhà văn tạo nên giọng điệu hoài nghi trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
Giọng điệu ấy thể hiện cái nhìn đầy ám ảnh, hoang mang của con người trước sự biến
đổi của cuộc sống. Cuộc sống đổ vỡ các giá trị truyền thống và vẫn đang loay hoay
trong việc thiết lập bảng giá trị mới đã khiến con người đương đại không thể tìm thấy
điểm tựa, họ đã đánh mất kẻ căn cước là niềm tin với cuộc đời. Vì vậy, cảm giác
không – còn – thuộc – về và dự cảm về ngày – tận – thế là nỗi ám ảnh thường trực, là
những tự vấn của con người đương đại trong cô đơn.
4.2.3.3. Giọng đối thoại
Để thể hiện những ý kiến đối thoại xung quanh vấn đề nghệ thuật (cụ thể là về
nhà văn và tác phẩm văn học), các nhà tiểu thuyết đương đại đã mượn lời nhân vật
hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp thể hiện quan điểm.
Bằng việc thể hiện quan niệm của mình, nhà văn trực tiếp hoặc gián tiếp đối
thoại với các quan niệm về văn chương. Qua đó, thể hiện sự quan tâm và nỗi trăn trở
về vấn đề tại sao phải viết, con đường cách tân cần lực lượng nào tiên phong và trong
quá trình cách tân ấy, tiểu thuyết sẽ đi theo hướng nào.

24


Đó cũng là những vấn đề cơ bản được đưa ra thảo luận ở nhiều Hội thảo văn
học đương đại. Những đối thoại ấy thể hiện khát vọng cách tân của một nhà văn chân
chính, tâm huyết với sự nghiệp văn học nước nhà. Tính đối thoại đã làm nên chất đa
thanh cho tiểu thuyết – khát vọng của mỗi nhà văn.
4.2.3.4. Giọng trữ tình, triết lí
Giọng điệu trữ tình bắt nguồn từ cảm xúc dào dạt của chính tâm hồn nhà văn,
người đã rung cảm sâu xa và truyền những tình cảm đó tới người đọc. Đó cũng bắt

nguồn từ tấm lòng nhân ái, yêu thương, trân trọng những ước mơ khao khát bình dị,
bé nhỏ nhưng lại hết sức thiết yếu, thiêng liêng của con người. Đó là sự xúc động
chân thành giàu giá trị nhân bản trong người nghệ sĩ chân chính. Tuy nhiên, đến thời
kì đổi mới, giọng điệu lí giải, suy tư, triết lý theo quan điểm riêng của nhà văn càng
trở nên nổi bật.
Giọng lí giải, suy tư, triết lý trở thành một giọng chủ đạo trong tiểu thuyết
đương đại Việt Nam. Con người hiện đại, đặc biệt là người trí thức, ngày càng ý thức
về bản ngã và càng khao khát tìm kiếm bản ngã. Đồng thời trước những đổi thay của
xã hội, đặc biệt là xã hội đô thị khiến con người cũng có nhu cầu lí giải, nhận thức
hiện thực
4.3. Bút pháp kì ảo
“Kì ảo” trong tiếng Việt là từ Hán Việt (kì: lạ lùng, ảo: không có thật). Cái kì
ảo đã tồn tại trong văn học Việt Nam từ văn học dân gian như một lăng kính cảm tri
thế giới và tạo thành một dòng chảy liên tục trong văn học viết cho đến tận ngày nay.
Yếu tố kì ảo hiện diện trong văn chương là một tất yếu bởi nghệ thuật là sản phẩm
của tưởng tượng, hư cấu.
Xã hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, cần phải xem xét lại và không dễ gì giải
quyết bằng một quan niệm thông thường mà phải dùng đến hình thức đặc biệt của
nghệ thuật mới có thể cắt nghĩa được. Như vậy, sự xuất hiện dày đặc của các yếu tố
kì ảo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đều xuất phát từ tâm lí bất an, hoài nghi,
sợ hãi của con người giữa đô thị hiện đại. Họ cần tìm đến thế giới tưởng tượng, kì ảo
để tự soi chiếu bản thể hoặc đơn giản là để tìm một sự giải thoát. Đó là những lí do cơ
bản cho sự quan tâm trở lại đối với cái kì ảo trong đời sống văn học hiện thời.
25


×