Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu phát triển liên kết của hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện lương sơn, hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 119 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực, chưa được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu nào. Các tài
liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội ngày 25 tháng 9 năm 2013
Học viên

Vương Văn Thành


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Võ Định, người đã
tận tình hướng dẫn, định hướng và giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt thời
gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn khoa Kinh tế,
Khoa Đào tạo sau đại học trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam đã tạo điều
kiện hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi thực
hiện tốt đề tài, hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Bộ, phòng kinh tế huyện Lương Sơn đã
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình công tác, học tập cũng như cơ sở
nghiên cứu để tôi thực hiện tốt đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người
thân và bạn bè, những người luôn ủng hộ, động viên tạo điều kiện cho tôi
trong quá trình học tập, công tác và thực hiện luận văn.
Luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc. Xin trân


trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn

Vương Văn Thành


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
TRANG PHỤ BÌA ........................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển liên kết ......................................................... 5
1.1.1. Lý luận về liên kết và phát triển liên kết .......................................... 5
1.1.2. Lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ ..................................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn về liên kết của hộ nông dân với các cơ sở trong sản
xuất và tiêu thụ nông sản ............................................................................. 26
1.2.1. Kinh nghiệm của thế giới về liên kết trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ nông sản rau hữu cơ trên thế giới ....................................................... 26
1.2.2. Kinh nghiệm của việt Nam trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông
sản hữu cơ tại Việt Nam ........................................................................... 29

1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thế giới và Việt Nam ........... 36
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HUYỆN LƯƠNG SƠN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU................................................................................................................. 38
2.1. Đặc điểm của huyện Lương Sơn ........................................................... 38
2.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................... 38
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................... 42


iv

2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 46
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 46
2.2.2.Phương pháp điều tra nhanh tại chỗ ( khảo sát thực tế) PRA.......... 46
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 47
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................ 47
2.2.5. Phương pháp SWOT ....................................................................... 47
2.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................... 48
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 49
3.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của huyện Lương Sơn ..... 49
3.1.1. sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương Sơn .................................... 49
3.1.2. Tiêu thụ rau hữu cơ của huyện Lương Sơn .................................... 55
3.2. Thực trạng liên kết của hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu
cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn, Hòa Bình ............................................. 59
3.2.1. Các chủ thể tham gia liên kết ............................................................. 59
3.2.1.1.Hộ nông dân tham liên kết trong sản xuất rau hữu cơ của hộ nông
dân ............................................................................................................. 59
3.2.2. Các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ .................. 62
3.2.3. Nội dung liên kết............................................................................. 64
3.2.3.2. Trong tiêu thụ.............................................................................. 67
3.2.4. Đánh giá kết quả thực hiện liên kết ................................................ 68

3.3. Một số giải pháp phát triển mối liên kết của hộ nông dân trong sản
xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn, Hòa Bình ....... 76
3.3.1. Đẩy mạnh quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau hữu cơ ....... 76
3.3.2. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất
................................................................................................................... 77
3.3.3. Thực hiện tốt công tác liên kết sản xuất, đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm.
................................................................................................................... 78


v

3.3.4. Giải quyết tốt thị trường đầu vào và đầu ra, xây dựng kế hoạch nội
dung hợp đồng một cách chặt chẽ............................................................. 78
3.3.5.Tăng cường vai trò của các cấp chính quyền................................... 79
3.3.6. Nâng cao năng lực và sự tự giác của hộ nông dân liên kết ............ 79
3.3.7. Xây dựng các chế tài cụ thể ............................................................ 80
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BQ

Bình quân


BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

DT

Diện tích

DN

Doanh nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã




Giai đoạn

GT

Giá trị

GTSX

Giá trị sản xuất

LĐ GĐ

Lao động gia đình

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NS

Năng suất

ND

Nông dân

RHC

Rau hữu cơ


SL

Sản lượng

TB

Trung bình

TM-DV

Thương mại- Dịch vụ

TP

Thành phố

TG

Thu gom

TT

Tiêu thụ

UBND

Uỷ ban nhân dân

VIETGAP


Vietnamese Good Agricultural Partices

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1.1
1.2
2.1
2.2
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14

3.15
3.16
3.17

Tên bảng
Trang
Sự khác nhau giữa phương pháp sản xuấ t rau hữu cơ và rau
14
an toàn
Các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp rau hữu cơ
22
Phân bố sử dụng đất trong toàn huyện Lương Sơn
41
Tình hình dân số lao động huyện Lương Sơn năm 2012
43
Diện tích liên kết gieo trồng rau hữu cơ của các xã thuộc
50
huyện Lương Sơn qua các năm 2010- 2012
Chủng loại rau vào các tháng trong năm
51
Diện tích một số loại rau hữu cơ của huyện Lương Sơn qua 3
52
năm ( 2010-2012) Ha
Năng suất một số loại rau hữu cơ của huyện Lương Sơn qua
53
3 năm (2010- 2012)
Sản lượng một số loại rau hữu cơ của huyện Lương Sơn qua
54
3 năm (2010- 2012)
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các nhóm năm 2012

55
Chênh lệch giá mua và giá bán rau lặc lày và rau ngót của
56
các cơ sở tại thời điểm tháng 3/2013 (1000 đ/kg)
Tình hình chung của các hộ điều tra
59
Thông tin chung về người thu gom
61
Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ RHC ở các
63
hộ điều tra
Số lươ ̣ng nông dân, diê ̣n tić h rau hữu cơ liên kết của hộ nông
64
dân liên kết
Số lượng nông dân liên kết theo các nội dung trong sản xuất
65
Thành lập nhóm và số lượng thành viên nhóm qua các năm
67
Giá bán rau hữu cơ bình quân của hộ điều tra
69
Chi phí sản xuất RHC trung bình của các hộ điều tra (Tính
70
bình quân 1 ha cho các loại rau)
Hiệu quả sản xuất rau hữu cơ của các hộ nông dân
71
(Tính trung bình 1 ha cho các loại rau)
Phân tích SWOT về liên kết giữa hộ nông dân và doanh
74
nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn



viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

3.1

Hệ thống phân phối rau hữu cơ

56

3.2

Mối liên kết của hộ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ RHC

62

trên địa bàn huyện Lương Sơn


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Ông cha ta đã có câu nói “ Cơm không rau như ố m đau không thuố c”
bởi vì rau xanh là loa ̣i thực phẩ m không thể thiế u đươ ̣c trong đời số ng hằng
ngày của người Viê ̣t Nam. Cùng với thức ăn đô ̣ng vâ ̣t rau cung cấ p những
dinh dưỡng cầ n thiế t cho sự phát triể n của con người đă ̣c biê ̣t là các vitamin,
chấ t khoáng rau xanh làm cho ta ngon miệng và tăng sức khỏe.
Tuy nhiên rau xanh cũng như cây trồ ng khác để có giá tri ̣ kinh tế cao,
người dân trồ ng rau không ngừng cải tiế n kỹ thuâ ̣t canh tác, nâng cao đầ u tư
phân bón, thuố c trừ sâu dẫn đế n tình tra ̣ng rau và thực phẩm bi ̣ ô nhiễm ảnh
hưởng nghiêm tro ̣ng đế n sức khoẻ cô ̣ng đồ ng ảnh hưởng đến đời sống của
người dân gây bệnh tật ốm đau tổn hại đến nền kinh tế của đất nước.
Vì vâ ̣y vấ n đề đảm bảo vê ̣ sinh an toàn thực phẩ m đă ̣c biêṭ đố i với rau
xanh đang là mố i quan tâm thường xuyên của mo ̣i người dân trên toàn thế
giới nói chung và ở Viê ̣t Nam nói riêng bởi vấ n đề tồ n dư thuố c bảo vê ̣ thực
vâ ̣t và hoá chấ t trong rau do la ̣m du ̣ng trong quá triǹ h canh tác còn khá cao.
Để khắc phục tình trạng trên trong những năm qua chương trình phát
triển rau an toàn đã được triển khai đồng thời ở trên cả nước với sự quan tâm
của nhà nước cũng như người dân từ nơi sản xuất đến bữa ăn. Đặc biệt là sản
xuất rau an toàn được Đảng và nhà nước rất quan tâm Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn kết hợp với bộ KHCN đã ban hành quyết định số
379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/1/2008 về tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn thực
phẩm để mọi người có cơ sở thực hiện nhà nước cũng đã thí điểm các mô
hình sản xuất rau hữu cơ thông qua khuôn khổ Dự án Phát triển sản xuất và
Marketing nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam do Tổ chức Phát triển nông
nghiệp Châu Á – Đan Mạch (ADDA) tài trợ.


2

Trong những năm gần đây sản xuất rau hữu cơ trên cả nước đã phát
triển mạnh mẽ với sự hợp tác của nhà sản xuất, nhà đầu tư, nhà nghiên cứu

nhà tiêu thụ. Nên tiêu dùng rau hữu cơ đã trở nên dần quen thuộc với người
dân Việt Nam và trở thành triển vọng lớn cho sản xuất rau Việt Nam để tiêu
dùng và xuất khẩu sang các nước.
Nhưng vấn đề đặt ra là sản xuất rau hữu cơ đang còn nhiều tồn tại và
bất cập nhất là sự lẫn lộn giữa rau thường và rau hữu cơ về cả chất lượng và
phân biệt sử dụng. Chính vì vậy sản xuất rau hữu cơ chưa thực sự được người
dân tin dùng, hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao còn ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do sự
kết hợp chưa chặt chẽ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, giữa các nhà sản
xuất với nhà nghiên cứu.
Lương sơn là địa phương sản xuất rau đồng thời là một trong những
địa phương đi tiên phong trong việc sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ. Hiện nay,
diện tích và sản lượng rau hữu cơ chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng diện
tích, sản lượng rau toàn huyện nói riêng . Tuy nhiên, hiện nay nông dân đang
sản xuất theo quan điểm phong trào, chưa xác định rõ thị trường sản phẩm
bán ở đâu, bán cho ai, cần phải đầu tư canh tác thế nào, sự hợp tác ra sao. Do
đó cần phải có sự liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm mà vai
trò các cơ sở làm trung gian phân phối rất quan trọng trong việc xây dựng
chiến lược kinh doanh cho sản phẩm, còn nông dân tập trung sản xuất để bảo
đảm chất lượng của sản phẩm. Để góp phần cải thiện tình hình trên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu phát triển liên kế t của hộ nông
dân trong sản xuấ t và tiêu thụ rau hữu cơ trên điạ bàn huyê ̣n Lương sơn,
Hòa Bình”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu mối liên kết giữa hộ nông dân với các cơ sở trong quá trình

sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển
mối liên kết trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ tại Lương sơn, Hòa
Bình .
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển liên kết của hộ nông dân
với các cơ sở trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản;
Đánh giá thực trạng liên kết của hộ nông dân với các cơ sở trong quá
trình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên điạ bàn huyê ̣n Lương sơn, Hòa Bình
những năm qua;
Đề xuất giải pháp nhằm phát triển mối liên kết của hộ nông dân với các
cơ sở trong quá trình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện
Lương sơn, Hòa Bình.
3. Nô ̣i dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luâ ̣n về liên kế t sản xuấ t và tiêu thu ̣ rau hữu cơ
- Thực trạng liên kết của hộ nông dân với các cơ sở trong sản xuất và tiêu
thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương sơn, Hòa Bình ?
- Giải pháp để phát triển mối liên kết của hộ nông dân với các cơ sở
trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương sơn, Hòa
Bình ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác nhân tham gia liên kết chính
trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của hộ nông dân.
+ Cơ sở thu gom rau hữu cơ


4

+ Nhà nông: Các hộ trồng rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương sơn,
Hòa Bình

+ Một số loại rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương sơn có cung cấp
cho các cơ sở tiêu thụ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu thực trạng mối liên kết của hộ nông dân với các cơ sở trong
quá trình sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ, các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết và
đề xuất giải pháp nhằm phát triển mối liên kết trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ rau hữu cơ của hộ nông dân trên địa bàn huyện Lương sơn, Hòa Bình.
* Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại các hô ̣ nông dân sản xuấ t rau hữu cơ ở
huyện Lương Sơn, Hòa Bình
* Phạm vi về thời gian
Số liệu được thu thập từ năm 2010 đến năm 2012. Các giải pháp đưa ra
nhằm áp dụng cho năm 2014-2020.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển liên kết
1.1.1. Lý luận về liên kết và phát triển liên kết
1.1.1.1. Khái niệm liên kết
* Liên kết
- Liên kết trong hệ thống thuật ngữ kinh tế nó có nghĩa là sự kết hợp, phối
hợp sự hợp tác của nhiều người nhiều bộ phận cùng chung một lợi ích. Trước đây
khái niệm này được biết đến với tên gọi là hợp tác và gần đây mới gọi là liên kết.
Liên kết kinh tế là một trong những hình thức hợp tác dựa trên sự phân công
lao động của xã hội. Ở trình độ cao của con người trong quá trình sản xuất, kinh
doanh. Liên kết kinh tế đã xuất hiện từ lâu, xã hội càng phát triển, trình độ hợp tác

của con người trong xã hội cũng ngày càng được nâng cao và chuyển hoá thành các
hình thức liên kết phong phú và đa dạng. Chính các mối quan hệ liên kết đã đưa đến
cho con người những cơ hội để nhận được những lợi ích lớn hơn, an toàn hơn và
nhân văn hơn và phát triển hơn.
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tri
thức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động
do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước.
Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế
thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác
tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung,
bảo vệ lợi ích cho nhau”.
David. W.Pearce (1999) trong từ điển Kinh tế học hiện đại cho rằng
“Liên kết kinh tế chỉ là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền
kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp


6

với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá
trình phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”.
Tác giả Trần Văn Hiếu (2005) cho rằng: “Liên kết kinh tế là quá trình
thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh
tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng
có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác
tốt các tiểm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế có thể
tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc các
ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trong khu vực và quốc tế”.
Tóm lại, liên kết là sự hợp tác tự nguyện giữa các đơn vị kinh tế, giữa
các khu vực các hộ các cơ sở sản xuất tiêu thụ khác nhau để cùng nhau phát

triển, đem lại lại lợi ích cho các bên tham gia liên kết.
* Phát triển liên kết.
Từ những khái niệm về liên kết thì ta rút ra được khái niệm về phát
triển liên kết. Phát triển liên kết là việc mở rộng, tăng thêm của các hình thức,
phương thức, nội dung liên kết cả theo chiều rộng và theo chiều sâu.
Theo chiều rộng, phát triển liên kết là việc gia tăng các tác nhân tham
gia vào mối liên kết. Đó là sự tăng them của các hộ nông dân trong HTX, các
tổ nhóm hợp tác, sự gia tăng về số lượng các HTX, tổ nhóm sản xuất, tiêu thụ,
sự gia tăng của các doanh nghiệp tham gia vào cung ứng đầu vào hay tiêu thụ
nông sản đầu ra cho hộ nông dân; sự gia tăng của các tổ chức xã hội, của Nhà
nước, nhà Khoa học,…vào trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản nói
chung và RAT nói riêng ; mở rộng về hình thức, phương thức và cả nội dung
liên kết.
Phát triển theo chiều sâu là việc gia tăng về phạm vi liên kết, gia tăng
về mức độ chặt chẽ của các mối liên kết. Không chỉ liên kết trong 1 khâu của
quá trình sản xuất mà liên kết từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng của quá


7

trình sản xuất hay liên kết từ sản xuất đến sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản
phẩm đầu ra. Bên cạnh đó liên kết theo chiều sâu thể hiện ở việc chuyển từ
các liên kết lỏng sang các liên kết chặt, liên kết bền vững, từ thỏa thuận, hợp
đồng miệng sang hợp đồng bằng văn bản. Việc tham gia liên kết sẽ mang lại
kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cho các bên tham gia
liên kết. Nguồn lực của các bên tham gia liên kết được nâng cao.
1.1.1.2. Vai trò của liên kết
- Liên kết nhằm tạo mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng
kinh tế hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức liên kết để tiến hành phân
công sản xuất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt hơn tiềm

năng của từng đơn vị tham gia liên kết, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng
sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập của các bên liên kết,
tăng thu ngân sách Nhà nước.
- Liên kết là nhằm đạt tới lợi nhuận tối đa và ổn định, là nhằm tăng
cường sức cạnh tranh trên thị trường, ngày càng mở rộng phạm vi. Lợi ích
kinh tế là sợi dây, là chất nhựa làm gắn bó các doanh nghiệp, các chủ thể liên
kết lại với nhau. Cạnh tranh là nhân tố khách quan thúc đẩy các chủ thể "tự
nguyện bắt buộc" liên kết lại với nhau trên cơ sở đảm bảo lợi ích sống còn
trên thị trường.
- Liên kết để phân công rõ nhiệm vụ và quyền trong thị trường, phân
định hạn mức sản lượng đơn vị cho từng thành viên, giá cả từng loại sản phẩm
để bảo vệ lợi ích kinh tế của nhau, tạo cho nhau có khoản lợi nhuận cao nhất.
- Liên kết giúp đỡ nhau về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh và quản
lý, giúp đỡ nhau về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý,
công nhân kỹ thuật, cũng như thực hiện cho nhau các công việc cung ứng vật
tư, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ vận chuyển, thông tin, xử lý thông tin ...Các
hoạt động này được ghi thành hợp đồng kinh tế.


8

Đặc trưng của liên kết
Liên kết là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ xuất phát
từ những lợi ích khác nhau của từng chủ thể cũng như quá trình vận động phát
triển tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình độ và phạm vi của
phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh.
Liên kết là những quan hệ kinh tế đạt tới trình độ gắn bó chặt chẽ, ổn
định, thường xuyên lâu dài thông qua những thoả thuận, hợp đồng từ trước
giữa các bên tham gia liên kết. Không phải tất cả những quan hệ kinh tế nào
cũng là liên kết kinh tế. Những quan hệ kinh tế nhất thời, những trao đổi ngẫu

nhiên không thường xuyên giữa các chủ thể kinh tế không phải là liên kết
kinh tế.
Liên kết là quá trình làm xích lại gần nhau và ngày càng gắn bó với
nhau, trên tinh thần tự nguyện giữa các bên tham gia liên kết. Quá trình này
vận động, phát triển qua những nấc thang từ quan hệ hợp tác, liên doanh đến liên
hợp, liên minh, hợp nhất lại. Như vậy phân công lao động và chuyên môn hóa
sản xuất kinh doanh là điều kiện hình thành các liên kết kinh tế; còn hợp tác hóa,
liên hợp hóa là những hình thức biểu hiện của những nấc thang, những bước
phát triển của liên kết kinh tế.
Liên kết là những hình thức hoặc những biểu hiện của sự hành động
giữa chủ thể liên kết thông qua những thoả thuận, những giao kèo, hợp đồng,
hiệp định, điều lệ...nhằm thực hiện tốt những mục tiêu nhất định trong tất cả
các lĩnh vực khác nhau. Tuỳ theo góc độ xem xét quá trình liên kết có thể diễn
ra liên kết theo ngành, liên kết giữa các thành phần kinh tế, liên kết theo vùng
lãnh thổ.
Kết quả, hiệu quả của liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến yếu tố rủi ro từ thời
tiết, khí hậu.


9

Cũng như liên kết đối với các ngành sản xuất kinh doanh khác, liên kết
trong sản xuất và kinh doanh nông nghiệp có sự xuất hiện của các tác nhân
tham gia. Tuy nhiên điểm khác biệt đáng quan tâm là các tác nhân đó có sự
khác biệt rõ nét về trình độ, nhận thức, năng lực của họ.
1.1.1.3. Hình thức liên kết
Theo phạm vi nội dung hoạt động, theo thời gian, đối tượng liên kết,
theo pháp lý.
Theo phạm vi nội dung hoạt động, có:

Liên kết của từng bộ phận, liên kết từng phần, liên kết toàn bộ trong
quá trình sản suất và tiêu thụ sản phẩm.
Liên kết toàn diện toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của
hộ nông dân.
Theo thời gian liên kết, có:
Liên kết thường xuyên (ví dụ nhà nông liên kết Nhà nước, với ngân
hàng...) và Liên kết dài hạn (từ 1 năm trở lên); Liên kết ngắn hạn (dưới
1năm).
Theo đối tượng liên kết, có:
Liên kết giữa các chủ thể gồm: Liên kết giữa các tổ chức, liên kết giữa
các cá nhân liên kết giữa tổ chức và cá nhân với nhau.
Theo pháp lý:
Thì liên kết là sự thể hiện bằng hợp đồng là sự thỏa thuận của hai bên trên
cơ sở pháp lý nhằm cùng nhau thực hiện một số hoạt động công việc nào đó.
Hợp đồng có hai loại hợp đồng, hợp đồng bằng miệng và hợp đồng bằng
văn bản, hợp đồng bằng bản trong giai đoạn hiện nay là hợp đồng chính là cơ
sở pháp lý cho việc thực hiện và giải quyết tranh chấp.
Hợp đồng miệng là hợp đồng hai bên thỏa thuận với nhau bằng lời nói
dựa trên sự tin cậy và sự tín chấp hợp đồng bằng miệng chỉ trong trường hợp


10

đơn giản tính pháp lý không cao, hợp đồng bằng miệng hay bị phá vỡ khi phá
vỡ không có cơ sở pháp lý.
1.1.1.4. Phương thức tổ chức liên kết
Liên kết dọc là liên kết từ trên suống dưới theo một hệ thống Ví dụ như
từ tổng công ty đến công ty, đến các trung tâm cơ sở sản xuất, người sản xuất,
hình thức liên kết từ trên suống dưới theo một tổ chức như hiện nay người ta ít
thực hiện vì quy mô liện kết nhỏ hẹp, ví dụ: Hợp tác xã với người dân.

Liên kết ngang là sự liên kết giữa các chủ thể với các chủ thể trong một
lĩnh vực nào đó Ví dụ: người dân với người dân.
Liên kết hỗn hợp là sự liên kết, kết hợp với sự liên kết dọc với liên kết
ngang ví dụ: như trong sản xuất người nông dân có thể liên kết với hợp tác xã
với các công ty con, công ty mẹ nhưng cũng có thể liên kết các chủ thể sản
xuất khác như người nông dân với các doanh nghiệp khác.
Liên kết này hiện nay được áp dụng rộng rãi đảm bảo sự linh hoạt cho người
nông dân.
1.1.1.5. Nguyên tắc liên kết
* Là nguyên tắc tự nguyện là các bên tự nguyện tham gia không bắt ép
* Nguyên tắc của hợp tác xã phải đảm bảo sự dân chủ, các bên tham gia liên
kết được bàn bạc để cùng thống nhất.
* Cùng có lợi đảm bảo lợi ích thích đáng trước các bên tham gia, phải lấy lợi
ích làm đầu, bảo toàn được vốn đảm bảo sự thống nhất hài hòa lợi ích tự
nguyện dân chủ cùng có lợi
* Đảm bảo tính pháp lý phải có điều lệ có hợp đồng chặt chẽ
1.1.1.6. Tác động của liên kết
Tác động của liên kết có thể xảy ra theo hai hướng cơ bản sau: Tích cực
hay tiêu cực.


11

- Tác động tích cực
Khi tham gia liên kết các bên tham gia đem lại lợi ích cho nhau cũng
như lợi ích cho chính bản thân của mỗi tác nhân, chẳng hạn: Cơ sở cung ứng
đầu vào có thể cho nông dân hưởng lợi ích như: mua chịu, thuận tiền hơn khi
mua, chất lượng đảm bảo, hỗ trợ về kỹ thuật, hỗ trợ về vận chuyển; cơ sở tiêu
thụ sản phẩm có thể cho nông dân hưởng lợi như: được ứng trước một phần
chi phí đầu vào, được ứng trước toàn bộ chi phí đầu vào, được ký kết bao tiêu

sản phẩm, giá đầu ra ổn định, được hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc, tiếp cận được
nguồn tín dụng, tiếp cận được thị trường (cả đầu vào và đâu ra), tiếp cận
thông tin tốt hơn, giảm thiểu rủi ro. Nhờ đó nông dân được hỗ trợ sẽ yên tâm
tham gia sản xuất đạt hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm sẽ đảm bảo hơn. Từ
đó, thu nhập của nông dân sẽ tăng lên. Vậy khi tham gia liên kết cơ sở có tác
động đem lại lợi ích cho nông dân giúp nông dân tăng thu nhập; Nhà khoa
học tham gia liên kết là tác nhân ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của nông
dân: Nhà khoa học truyền tải tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, nông dân là
người ứng dụng thành quả của khoa học. Nếu chúng ta thiết lập được mối liên
kết bền vững cả nhà nông, nhà khoa học, các cơ sở, doanh nghiệp đều có lợi,
đem lại hiệu quả kinh tế xã hội.
- Tác động tiêu cực
Liên kết mang lại lợi ích kinh tế, xã hội tuy nhiên nếu thực hiện không
đúng cũng gây ra tác động tiêu cực: Nếu lợi ích của các tác nhân tham gia liên
kết không được đảm bảo sẽ dẫn tới tình trạng liên kết bị phá vỡ, có thể các tác
nhân từ liên kết chuyển sang đối đầu bằng cách phá vỡ hợp đồng, kiện tụng,...
ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và nông
dân, ảnh hưởng đến uy tín của nhà khoa học; Nhà doanh nghiệp không đủ
vốn, tài chính, không đủ năng lực giúp đỡ nông dân, không đem lại lợi ích,
thu nhập cao cho nông dân, nông dân sẽ dời bỏ mối liên kết, phá vỡ liên kết.


12

Nhà khoa học nếu không có trình độ chuyên môn vững vàng, không được
lòng dân cũng sẽ bị đào thải khỏi mối liên kết.
Như vậy, mỗi tác nhân tham gia liên kết muốn cho liên kết bền vững,
hiệu quả thì các bên phải tham gia hết mình, phải đem lại lợi ích cho nhau, có
tác động tích cực lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng tiến bộ.
Khi các tác nhân tham gia các nội dung liên kết, các tác nhân đó có thể

nhân được những lợi ích (tác động đến lợi ích của họ) về mặt chất lượng công
việc sản xuất – kinh doanh được nâng cao hơn
Lợi ích (tác động đến lợi ích) của các tác nhân tham gia liên kết luôn
được các tác nhân quan tâm, đó cũng là kết quả mà các tác nhân tìm kiếm, đạt
được khi tham gia liên kết với nhau một cách hiệu quả. Điều đó có thể thấy
khi các tác nhân tham gia các nội dung liên kết, chẳng hạn: Doanh nghiệp và
Nhà nông liên kết với nhau về cung ứng giống một cách hiệu quả thì điều mà
Nhà nông có thể nhân được đó là: chất lượng giống được đảm bảo, giá rẻ hơn,
kịp thời, mua chịu giống, hỗ trợ về vận chuyển...Doanh nghiệp (ngân hàng)
liên kết với Nhà nông về cung ứng vốn: Doanh nghiệp sẽ cho vay vốn được
nhiều hơn, Nhà nông sẽ huy động được lượng vốn lớn hơn, lãi suất vay thấp
hơn, kịp thời hơn...
Khi liên kết tác động của liên kết sẽ dẫn đến những tác động đến kết quả
và hiệu quả sản xuất- kinh doanh, nếu không liên kết sẽ kém bền vững và rất dễ
bị phá bỏ.
Một trong các mục tiêu của các tác nhân tham gia liên kết đó là việc họ
tìm kiếm lợi ích về kinh tế (kết quả, hiệu quả sản xuất) cao hơn, đó là bản chất
của mọi tác nhân trong hoạt động sản xuất – kinh doanh. Cụ thể: Doanh
nghiệp liên kết với Nhà nông trong việc cung ứng phân bón: Doanh nghiệp sẽ
bán được phân bón và thu về lợi nhuận, việc thực hiện liên kết sẽ góp phần
cho tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp được ổn định, từ đó sản xuất – kinh


13

doanh của Doanh nghiệp đạt được kết quả, hiệu quả tốt hơn, còn Nhà nông có
phân bón đúng yêu cầu, chất lượng, kịp thời...từ đó kết quả và hiệu quả sản
xuất cây trồng của họ cũng tốt hơn và ổn định hơn. Điều đó đối với các tác
nhân trong các nội dung liên kết luôn tuân theo, mang lại những tác động
tương tự.

1.1.2. Lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ
1.1.2.1. Lý luận về sản phẩm rau hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ theo định nghĩa của Liên Hợp quốc, là hệ thống
canh tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và
thuốc trừ sâu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho con người và
vật nuôi.
* Khái niệm về Rau hữu cơ:
Rau hữu cơ là rau được canh tác theo phương pháp canh tác nông
nghiệp hữu cơ, được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ.
Ưu điểm nổi bật trong quy trình sản xuất rau hữu cơ là không sử dụng thuốc
hóa học, không dùng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, sử dụng
phân vi sinh hoặc phân ủ men vi sinh, nguồn nước tưới đảm bảo sạch, có cách
ly với cây trồng khác và kết hợp bắt sâu bằng tay, bẫy hay thiên địch. Những
yêu cầu này đều được theo dõi bởi hệ thống kiểm tra giám sát nội bộ, thực
chất của rau hữu cơ đã có từ rất lâu đời của cha ông chúng ta nhưng lúc đó thì
xã hội chưa phát triển chưa dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu đất đai môi
trường nguồn nước chưa bị ô nhiễm nên chưa gây độc hại cho con người và
rau có dinh dưỡng rất cao.
- Phân biệt các loại rau: Hiện nay có nhiều kênh cung cấp rau với chất
lượng rau khác nhau, việc phân biệt khái niệm các loại rau là rất quan trọng.
Trước hết, cần phải phân biệt rau hữu cơ và rau an toàn bởi khách hàng
thường bị nhầm lẫn giữa các khái niệm này.


14

Sự khác biệt chính của sản xuất rau hữu cơ với sản xuất rau an toàn liên
quan tới việc sử dụng các hóa chất. Trong sản xuất hữu cơ “không được phép”
sử dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc BVTV hóa học trong quá trình
sản xuất mà sử dụng phân ủ hoai mục (thành phần gồm có rơm, rạ, phân

chuồng, cây họ đậu...) và áp dụng biện pháp sinh học để bảo vệ thực vật như
luân canh, xen canh, cây thiên dịch, cây dẫn dụ và dung dịch thuốc thảo mộc
từ gừng, tỏi, ớt và rượu để diệt trừ sâu bệnh. Ngược lại, sản xuất rau an toàn
“được phép” sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV hóa học với liều
lượng nhất định. Thực tế cho thấy công tác kiểm soát giới hạn sử dụng hóa
chất trong trồng trọt nói chung và sản xuất rau nói riêng còn rất nhiều tồn tại,
việc lạm dụng hóa chất vẫn diễn ra khá phổ biến gây nguy cơ mất vệ sinh an
toàn thực phẩm (VSATTP) từ rau xanh.
Bảng 1.1. Sư ̣ khác nhau giữa phương pháp sản xuấ t rau hữu cơ và
rau an toàn
Tiêu chí
Đất

Rau hữu cơ

Rau an toàn

- Được quy hoạch thành vùng và

- Được quy hoạch thành

được trồng một vùng đệm thích

vùng, có thể được cơ quan

hợp để bảo vệ khỏi nguy cơ xâm

chức năng địa phương lấy

nhiễm từ bên ngoài


mẫu xét nghiệm

- Đấ t trồ ng được xét nghiệm đảm
bảo không ô nhiễm bởi kim loại
nặng và các hóa chất độc hại khác
Được kiểm soát, độ màu mỡ của

Khó kiểm soát, có nguy cơ bị

đất ngày càng được cải thiện và

ô nhiễm cao

duy trì
Nước

Lấ y từ giếng khoan hoă ̣c đào.

Lấ y từ sông, hồ , ao, suố i


15

Tiêu chí

Rau hữu cơ

Rau an toàn


Đươ ̣c xét nghiệm để đảm bảo

hoă ̣c giế ng khoan. Có thể

nguồn nước đủ tiêu chuẩ n sản

được cơ quan chức năng tại

xuất hữu cơ

địa phương lấy mẫu xét
nghiệm

Được kiểm soát thường xuyên,

Khó kiểm soát được nguy cơ

đảm bảo nguồn nước tưới không

ô nhiễm tiềm tàng

bị nhiễm hóa chất và kim loại
nặng
- Không được phép sử dụng phân

Được sử dụng phân chuồng,

hóa học, các chất kích thích sinh

phân vi sinh, phân bón lá các


trưởng và các sản phẩm biến đổi

chất kích thích sinh trưởng

gen. Chỉ sử dụng các đầu vào

và các loa ̣i phân bón hóa ho ̣c:

hữu cơ được kiểm soát gồm:
+ Phân ủ nóng: là nguồn phân
hữu cơ chính được sử dụng để
Dinh

bón vào đất tạo môi trường cho

dưỡng

các vi sinh vật đất hoạt động tốt
để phân hủy chất hữu cơ cho cây
trồng sử dụng
+ Cây phân xanh, đậu tương, ố c
bươu vàng, thân cây chuối, vỏ sò,
hến, xương gà, cá, lợn vv…và
phế thải nhà bếp được sử dụng
làm nguồn dinh dưỡng bổ xung
cho cây khi cần


16


Tiêu chí

Rau hữu cơ

Rau an toàn

Cung cấp dinh dưỡng một cách

Phân hóa học chỉ cung cấp

tự nhiên theo nhu cầu của cây

dinh dưỡng cho cây trồng,

trồng thông qua tiến trình hoạt

không nuôi dưỡng đất.

động của các vi sinh vật

Thường bi ̣la ̣m du ̣ng để tăng
năng suất dẫn đế n phá hủy
môi trường đất, nước và
không khí. Sản phẩm dễ bị
tồn dư hóa chất độc hại cao
gây tổn hại sức khỏe người
sản xuấ t và người sử du ̣ng

Bảo vệ


Không được phép sử dụng thuốc

- Được phép sử dụng thuốc

thực vật

BVTV hóa học, chủ yếu áp dụng

trừ sâu bệnh hóa chất có

quy luật đấu tranh sinh học tự

trong danh mục cho phép của

nhiên để kiểm soát sâu bệnh:

bộ nông nghiệp với thời gian

- Tăng cường đa dạng sinh học

cách ly nhất định

bằng cách trồng xen canh, luân

- Chủ yếu trồng độc canh,

canh các loại cây khác nhau, kết

không quan tâm nhiều đến


hợp các loại cây dẫn dụ, cây xua

xen canh, luân canh và đa

đuổi, cây phân xanh vv… để duy

dạng sinh họcà nhiều sâu

trì mối cân bằng giữa các sinh vật

bệnh hại à tăng cường phun

sống trong hệ canh tác

thuốc trừ sâu bệnh, khó đảm

- Bắt bằng tay, sử dụng bẫy bả

bảo thời gian cách ly trước

(không có hóa chất) và các chế

khi thu hoạch

phẩm tự chế từ thảo mộc như
gừng, tỏi, rượu, hoặc các chế
phẩm sinh học được PGS cho



17

Tiêu chí

Rau hữu cơ

Rau an toàn

phép để kiểm soát sâu bệnh hại
khi cần thiết
Kiểm soát tốt, đảm bảo không có

Khó kiểm soát và nguy cơ

thuố c bảo vê ̣ thực vâ ̣t tồn dư

tồn dư thuốc trừ sâu trong

trong rau

sản phẩm cao

Năng

Thấp hơn 25 - 40% so với sản

Năng suất cao

suất


xuấ t thông thường

Chất

Cây sinh trưởng phát triển tự

Bị cưỡng ép sinh trưởng phát

lượng

nhiên, thời gian sinh trưởng dài

triển nhanh để tăng năng

hơn so với sản xuất thông thường

suất. Tích lũy được ít dinh

nên tích lũy được nhiều dinh

dưỡng do thời gian sinh

dưỡng.

trưởng bị rút ngắn.

Rau có hàm lượng chất dinh

Rau có hàm lượng chất dinh


dưỡng, khoáng, vitamin cao

dưỡng, khoáng, vitamin thấp,
trữ nhiều nước

Giám sát Có các bên liên quan bao gồm

Không có ai giám sát, chủ

các công ty phân phố i, người tiêu

yế u dựa vào sự “tự giác” của

dùng, liên nhóm,Ban điề u phố i

người sản xuấ t.

PGS cùng tham gia giám sát
thường xuyên
Kiểm soát và truy xuấ t được

Khó tin câ ̣y, khó truy xuất

nguồn gốc, Có thể quy trách

được nguồn gốc, không có

nhiệm tới từng cá nhân. Có xử

khả năng quy trách nhiệm


pha ̣t nghiêm minh

được tới từng cá nhân
Nguồn: vietnamorganic.vn


×