Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

skkn một số BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO dục TÌNH yêu BIỂN, đảo CHO học SINH TRƯỜNG PTDTNT điểu XIỂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 25 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PTDTNT – THCS&THPT ĐIỂU XIỂNG
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC
TÌNH YÊU BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRƯỜNG
PTDTNT ĐIỂU XIỂNG

Người thực hiện: TRƯƠNG THỊ BÉ
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: Hoạt động Đoàn
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2016 - 2017






BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: TRƯƠNG THỊ BÉ
2. Ngày, tháng, năm sinh: 04/04/1989
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp Nông Doanh – Xã Xuân Định – Huyện Xuân Lộc – Tỉnh
Đồng Nai.
5. Điện thoại: 0985.973.307

(CQ): 0613.721.899

6. E-mail:
7. Chức vụ: Bí thư Đoàn trường.
Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Bí thư Đoàn trường; Bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Lịch sử 8,9.
8. Đơn vị công tác: Trường PTDTNT – THCS&THPT Điểu Xiểng
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học
- Năm nhận bằng: 2012
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Lịch sử

- Số năm có kinh nghiệm: 05 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Một số biện pháp lựa chọn và bồi dưỡng ban chỉ huy liên đội.
+ Phát huy vai trò tự quản của Đội sao đỏ ở trường PTDTNT – THCS Điểu
Xiểng.

2


BM03-TMSKKN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC TÌNH YÊU
BIỂN, ĐẢO CHO HỌC SINH TRƯỜNG PTDTNT ĐIỂU XIỂNG
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tổ quốc đang bão giông từ biển.
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa.
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển.
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc.
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn.
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả.
Lời cha dặn từng thước đất giữ gìn…
Mỗi lần nghe được những ca từ ấy trong ca khúc “Tổ quốc nhìn từ biển”
của tác giả Quỳnh Hợp lòng tôi lại dâng lên một cảm xúc khó tả, một tình yêu
mãnh liệt hướng về biển, đảo quê hương.
Việt Nam là một quốc gia có biển nằm ven bờ Tây biển Đông, được thiên
nhiên ưu đãi dành tặng cho một vùng biển khiến nhiều quốc gia khác phải ước
ao. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam (từ Quảng Ninh tới
Kiên Giang). Biển Đông là một biển lớn, đứng thứ ba trong các biển của thế giới
với trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ (đặc biệt là hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường

Sa). Từ bao đời nay câu nói “rừng vàng biển bạc” đã thực sự trở thành kho báu
của nhân dân Việt Nam. Không chỉ có ý nghĩa về các mặt như kinh tế, chính trị,
đời sống văn hóa tinh thần mà biển, đảo còn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vươn ra biển, phấn đấu tở thành một
quốc gia mạnh về biển là một định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Trước tình hình xâm lấn, gây hấn
của Trung Quốc tại Biển Đông hiện nay thì công tác tuyên truyền giáo dục biển,
đảo - vùng chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc là công việc hết sức cần thiết.
Hơn ai hết thầy cô giáo là những người trực tiếp giáo dục các em, chúng ta không
chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền lại cho thế hệ trẻ tình yêu thắm thiết đối
3


với vùng biển, đảo của Tổ quốc. Qua đó, các em không chỉ biết về chủ quyền mà
còn có ý thức bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước.
Trong những năm gần đây công tác tuyên truyền giáo dục tình yêu biển,
đảo cho các em học sinh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Tuy nhiên trên
thực tế ở nhiều nơi vấn đề này chưa hẳn được chú trọng vì chưa có nội dung
hướng dẫn cụ thể trong các bộ môn học. Đặc biệt học sinh là con em đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, nơi mà còn thiếu thốn các phương tiện
truyền thông, vốn hiểu biết của các em còn nhiều hạn chế, nhiều em còn mơ hồ
về vấn đề này. Từ thực tiễn công tác và hoạt động tại trường học, cũng như nhận
thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền giáo dục
tình yêu biển, đảo cho học sinh. Bản thân tôi nhận thấy đó là một việc làm có ý
nghĩa vô cùng to lớn của một Bí thư Đoàn. Với mong muốn nâng cao hiệu quả
hoạt động công tác Đoàn và phong trào thanh niên ở trường nói chung và công tác
tuyên truyền giáo dục ý thức trong đoàn viên thanh niên, học sinh nói riêng, tôi đã
chọn vấn đề “Một số biện pháp tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo cho
học sinh trường PTDTNT Điểu Xiểng” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Bộ đội
Hải quân (năm 1961): “Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Biển ta dài, tươi
đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Người còn căn dặn các chiến sĩ lực lượng Công
an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng): “Một mảnh đất, một ngọn suối, một
rừng cây, một đảo nhỏ nơi biên giới, vùng biển là chủ quyền thiêng liêng của Tổ
quốc, ta phải kiên quyết bảo vệ” [1, 161-162]. Việt Nam là quốc gia biển, biển,
đảo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng. Biển, đảo nước ta có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái Bình
Dương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu,…. Biển Đông có nguồn tài
nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quý hiếm. Vùng biển và hải
đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Biển, đảo là
4


một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy muôn vàn trái tim con người Việt Nam
đang ngày đêm hướng về biển, đảo, dành tình yêu cho những người lính biển
cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển, đảo nước nhà.
Chính vì thế giáo dục tình yêu biển, đảo quê hương cho thế hệ trẻ là một việc làm
cần thiết của các cấp, các ngành ở nước ta hiện nay.
Vùng biển của các quốc gia ven biển được quy định bởi Công ước của
Liên Hợp Quốc về Luật biển được các nước kí kết vào năm 1982, phê chuẩn
ngày 16/11/1994 và bắt đầu có hiệu lực pháp luật quốc tế. Theo Công ước này,
một nước ven biển có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa. Như vậy, theo Công ước 1982,
phạm vi vùng biển của nước ta được mở rộng, không còn thuần túy có hình dạng
hình chữ “S” nữa mà mở rộng ra hướng biển, không chỉ có biên giới biển chung
với Trung Quốc, Campuchia mà cả với hầu hết các nước trong khu vực Đông
Nam Á như Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan. Bao đời nay, các hoạt động

sản xuất và đời sống của người Việt đã gắn bó chặt chẽ với biển và hải đảo. Các
triều đại phong kiến Việt Nam đều nhận thấy rõ vai trò to lớn của biển đối với sự
phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và đã có nhiều hành động cụ thể để khai
thác, bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia. Trên các bản đồ cổ của nước ngoài,
vùng biển phía đông nước ta đều được ghi với địa danh là biển Giao Chỉ (tức là
biển của Việt Nam). Đặc biệt, nhiều tư liệu cổ ở trong và ngoài nước đều xác
định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, được người Việt
chinh phục và khai thác từ lâu đời. Đặc biệt đến thời nhà Nguyễn, chủ quyền của
Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thiết lập và thực thi
một cách đầy đủ và toàn vẹn. “Sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn chép về
việc các chúa Nguyễn thành lập Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải để hàng năm ra
hai quần đảo này làm nhiệm vụ. Đây là bằng chứng về việc thực thi chủ quyền
của Việt Nam từ thế kỷ XVII” [1, 32]. Sách “Đại nam thực lục chính biên”, quyển
XXII vào năm Gia Long thứ 2 (1803) chép: “Tháng 7/1803, vua Gia Long cho
lập lại Đội Hoàng Sa: Lấy cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai
mộ dân ngoại tịch lập làm Đội Hoàng Sa” [1, 37].
5


Trong văn bản hướng dẫn công tác tuyên truyền biển, đảo năm 2017 của
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nêu rõ: công tác tuyên truyền
biển, đảo cần tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, coi trọng chất
lượng, nội dung và sự phù hợp với đặc điểm đối tượng, địa bàn cũng như thời
lượng tuyên truyền. Cần bám sát diễn biến tình hình Biển Đông và có phản ứng
nhanh với những hoạt động tuyên truyền của các thế lực cơ hội, thù địch ở trong
và ngoài nước âm mưu lợi dụng vấn đề chủ quyền trên biển làm tổn hại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ đối ngoại truyền thống, tốt đẹp của Việt
Nam với các nước láng giềng, đến chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển. Nêu rõ
mục đích của việc tuyên truyền biển, đảo Việt Nam như sau: “Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng, có hệ thống trong cán bộ, đảng viên và nhân

dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí chiến lược của biển, đảo Việt
Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cỗ vũ, động viên các tầng lớp
nhân dân phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, ý thức tự lực, tự cường,
tích cực tham gia hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu
nước do Mặt trận phát động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát
triển kinh tế biển, đảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của
Tổ quốc”.
2. Cơ sở thực tiễn
Biển, đảo là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ
quốc. Trách nhiệm của mỗi chúng ta là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này
như lời Bác Hồ năm xưa đã căn dặn “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. Chính vì thế, việc xây dựng, quản lí,bảo vệ
chủ quyền Biên giới, lãnh thổ quốc gia là mối quan tâm hàng đầu, là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Hiện nay, chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ cao, vậy thế hệ trẻ cần phải học tập
tích lũy tri thức để góp phần phát triển đất nước theo kịp thời đại, hội nhập với xu
thế phát triển chung của quốc tế. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sức khỏe để có khả
năng cống hiến và bảo vệ đất nước. Đồng thời thanh niên cũng cần quan tâm theo
6


dõi đến tình hình chung của đất nước, tỉnh táo trước hành động của mình không
bị kẻ xấu lợi dụng. Từ sau vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981
ngày 1 tháng 5 năm 2014. Hay gần đây nhất vụ việc cá chết hàng loạt ở các tỉnh
ven biển miền Trung Hà Tĩnh, Quảng Bình… Những ngày qua, chúng ta lại một
lần nữa chứng kiến tinh thần yêu nước trỗi dậy trong mỗi một người dân Việt
Nam, kiều bào ta ở nước ngoài, thể hiện sự đoàn kết trong quyết tâm bảo vệ vùng
biển, đảo, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Kịch liệt lên án và đấu tranh tham
gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm chủ quyền biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ

Quốc.
Thực tế hiện nay cho thấy, đa số học sinh phổ thông đều còn thiếu kiến
thức về biển, đảo và chủ quyền vùng biển Việt Nam. Với số lượng bài học về
biển, đảo còn hạn chế trong chương trình học chưa thể giúp học sinh có cái nhìn
toàn diện và hiểu biết cụ thể hết các vấn đề biển, đảo của đất nước. Vấn đề chủ
quyền đất nước nói chung và chủ quyền biển, đảo nói riêng đang là vấn đề rất
“nóng” của đất nước. Đứng trước thực trạng hiện nay phần lớn các em học sinh,
đặc biệt là các em sống trong môi trường nội trú, ít được giao lưu, tiếp xúc với
bên ngoài, ngoài việc chăm chú vào các kiến thức trong sách giáo khoa, còn lại
những kiến thức bên ngoài các em chưa thực sự nắm vững, đặc biệt là những
kiến thức về biển, đảo.Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã làm một cuộc khảo
sát chung về kiến thức biển, đảo cho các em học sinh thông qua hội thi “Em yêu
Tổ quốc Việt Nam”, trong Hội thi này có rất nhiều câu hỏi liên quan đến biển,
đảo, tham gia cuộc khảo sát có 280 em. Kết quả khảo sát chỉ có 207/280 em học
sinh biết vị trí của hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Số còn lại không biết
hoặc còn rất mơ hồ, trong số các em đã biết thì cũng có một số em không biết hai
quần đảo này thuộc biển nào và đại dương nào. Chính vì lẽ đó, tôi đã mạnh dạn
thực hiện đề tài này bằng cách đưa ra một số biện pháp để góp phần nâng cao
hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh trong
trường PTDTNT Điểu Xiểng. Các biện pháp này bản thân tôi đã áp dụng tại đơn
vị và đã đạt được những hiệu quả nhất định.

7


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Hiện nay, tình hình biển Đông có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo
vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối
với cả hệ thống chính trị, các ngành, các lực lượng, trong đó đặc biệt là thế hệ trẻ.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng chia sẻ: “Mỗi công dân Việt Nam phải biết

bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ quốc gia trên cơ sở hiểu biết về luật pháp
trong nước và quốc tế trên tinh thần hòa bình, không đe dọa vũ lực hay sử dụng
vũ lực. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung
của công dân Việt Nam, trong đó có sinh viên. Dù còn ngồi ghế giảng đường,
mỗi sinh viên nên có ý thức và trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông suốt
chủ trương, quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu luật
pháp quốc tế. Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ cần tuyên truyền đến những người
xung quanh để có chung nhận thức. Mỗi công dân nếu hiểu biết và ứng xử cho
đúng thì quyền lợi quốc gia sẽ được đảm bảo, bảo vệ”.
Trong những năm gần đây, Trung ương Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động
sôi nổi và đã có nhiều đổi mới, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn
viên, thanh niên. Đặc biệt là phong trào “Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê
hương”. Đây là một trong những hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết trung
ương 4 (Khoá X) của Đảng về “Chiến lược biển của Việt Nam đến 2020”. Hành
trình đã đưa nhiều đoàn viên, thanh niên, sinh viên, doanh nhân trẻ tiêu biểu đến
với Quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như:
thăm hỏi, tặng quà, giao lưu văn hoá văn nghệ, các hoạt động thể thao với cán bộ,
chiến sĩ và nhân dân đang làm nhiệm vụ và sinh sống trên các đảo…. Đây là hoạt
động nổi bật của Trung ương Đoàn nhằm tuyên truyền giáo dục tuổi trẻ về lòng
yêu nước, ý thức công dân, khơi dậy tình cảm và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ
trong việc giữ gìn chủ quyền biển, đảo; góp phần động viên, cổ vũ quân và dân
làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc…
Cùng với phong trào “Hành trình tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” của
Trung ương Đoàn tổ chức, với cương vị là một Bí thư Đoàn trường, tôi đã thường
xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong nhà trường, tổ chức nhiều
8


hoạt động để giáo dục, tuyên truyền tình yêu biển, đảo quê hương cho các bạn
Đoàn viên thanh niên và học sinh trong nhà trường. Thông qua các hoạt động,

các việc làm đó giúp các em không chỉ thể hiện được những hiểu biết, tình yêu
của mình về biển, đảo quê hương mà còn được cung cấp, trang bị thêm nhiều
kiến thức về biển, đảo. Đồng thời, giúp em hiểu hơn về trách nhiệm của thế hệ trẻ
trong việc bảo vệ và giữ gìn một phần máu thịt của Tổ quốc. Trong giới hạn của
đề tài, tôi xin đưa ra hai giải pháp đã được bản thân triển khai có hiệu quả ở đơn
vị trong những năm qua.
1. Tuyên truyền giáo dục thông qua tích hợp vào môn học chính khóa
– Môn lịch sử
Trong bộ môn lịch sử của chương trình Trung học cơ sở có khá nhiều bài,
nhiều sự kiện liên quan đến vùng biển của nước ta mà giáo viên có thể lồng ghép,
tích hợp vào công tác giảng dạy. Trong quá trình giảng bài trên lớp sau khi giáo
viên truyền tải kiến thức trọng tâm bài học thì cần có định hướng mở rộng liên
hệ, tích hợp về kiến thức biển, đảo để các em nhận thức được đây là vấn đề quan
trọng các em cần phải hiểu biết và từ đó có cách ứng xử, thái độ đúng đắn trong
việc bảo vệ chủ quyền của đất nước. Chủ quyền biển, đảo được thể hiện qua các
nội dung ở nhiều bài học trong bộ môn Lịch sử như: Cuộc chiến đấu của quân và
dân ta chống quân Pháp và Tây Ban Nha xâm lược tại bán đảo Sơn Trà (Đà
Nẵng); các Điều ước nhà Nguyễn kí với Pháp nhượng chủ quyền của dân tộc
như: Hiệp ước Véc xai 1787 cho Pháp cảng Hội An, đảo Côn Lôn; Điều ước
Nhâm Tuất (5/6/1862) nhà Nguyễn kí với Pháp có nội dung mở ba cửa biển Đà
Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên cho tàu bè Pháp tự do đi lại… đã xâm phạm độc lập
chủ quyền dân tộc; Điều ước 1874 mở 1 số cửa biển khác; Hiệp định Giơ ne vơ
1954 và Hiệp định Pari 1973 công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ Việt Nam (cả đất liền và biển, đảo)... Dưới đây là một số ví dụ về thực
hiện công tác tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh thông qua
tích hợp kiến thức ở một số bài học trong bộ môn Lịch sử.
Ví dụ 1: Bài 27 “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938” (Lịch
sử 6); bài 14 “Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỷ
9



XIII) (Lịch sử 7). Giáo viên ngoài việc cung cấp kiến thức bài học cho học sinh
về: nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử của các chiến thắng này thì trong
phần ý nghĩa lịch sử giáo viên có thể tích hợp giáo dục về ý thức bảo vệ biển cho
học sinh.
Khi nói đến cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo của Ngô Quyền là biết lợi
dụng lợi thế của thủy triều và điều kiện tự nhiên trên cửa sông Bạch Đằng để xây
dựng, bố trí thế trận đánh bại quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần thứ hai,
giáo viên ngoài việc cho học sinh quan sát địa danh này trên lược đồ, có thể dùng
máy chiếu cho các em quan sát những hình ảnh về vùng biển Vịnh Bắc Bộ trong
đó có địa danh làm nên chiến thắng quân Nam Hán vang dội năm 938. Giờ đây
sông Bạch Đằng không chỉ có giá trị về lịch sử mà còn có giá trị to lớn về du
lịch. Các em biết được những địa danh trên biển đã luôn gắn liền với rất nhiều
chiến thắng của dân tộc ta trong lịch sử. Dần dần, hình thành ý thức bảo vệ chủ
quyền, bảo vệ giá trị các vùng biển của đất nước.
Hay trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ
ba cũng tại cửa biển trên sông Bạch Đằng, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã
lãnh đạo quân, dân ta lần lượt tiêu diệt đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ tại
Vân Đồn, rồi tiếp đó lại một lần nữa Trần Quốc Tuấn cho tìm hiểu con nước triều
lên xuống hằng ngày và cho cắm cọc trên sông Bạch Đằng, bố trí các đạo quân
mai phục tiêu diệt toàn bộ cánh quân thủy binh của giặc, bắt sống Ô Mã Nhi, làm
nên chiến thắng Bạch Đằng vang dội năm 1288, kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Trong quá trình giảng bài giáo viên
có thể tích hợp giáo dục về chủ quyền biển, đảo cũng như đề cao giá trị của biển
đối với đất nước từ thời dựng nước và giữ nước cho tới nay.
Ví dụ 2: Bài 11 “Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX”
(Lịch sử 8). Khi giáo viên giới thiệu về khu vực Đông Nam Á trên lược đồ hình
46 trong sách giáo khoa, giáo viên kết hợp giới thiệu, chỉ rõ vùng biển của nước
ta là một bộ phận của Biển Đông và thuộc đại dương Thái Bình Dương. Từ đó
cho các em quan sát nước ta có chung biển với nhiều nước khác ở trong khu vực

như: Trung Quốc, Cam-pu-chia, Phi-lip-pin, Ma-lai-xia, Bru-nây, In-đô-nê-xia,...
10


và biển nước ta có vị trí rất quan trọng của khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế
giới nói chung. Đặc biệt, giáo viên nhấn mạnh vị trí của hai quần đảo Trường Sa
và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và đã được quốc tế công nhận. Từ
đó, để học sinh thấy được vị trí và giá trị của vùng biển nước ta cũng như vùng
biển trong khu vực Đông Nam Á.
Ví dụ 3: Bài 23 “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (Lịch sử 9). Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập – khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, khẳng định chủ quyền đất nước. Giáo viên làm rõ cho học sinh thấy
được chủ quyền ở đây là chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng
trời, vùng biển của đất nước, từ đó tạo lập cho các em cách ứng xử trong thực tế
về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Hoặc khi dạy các bài học trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước
(Lịch sử 9), giáo viên có thể lựa chọn các bài học có liên quan tới vai trò của
biển, đảo. Đặc biệt nhấn mạnh con đường Hồ Chí Minh trên biển có vai trò rất
lớn trong việc vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược của hậu phương miền
Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Trên đây là những ví dụ minh họa thực tế có thể áp dụng tích hợp giáo dục
tình yêu biển, đảo cho học sinh một cách thiết thực trong chương trình môn Lịch
sử ở cấp Trung học cơ sở, đây là con đường ngắn nhất để giúp các em tiếp cận
hiểu biết về vai trò, vị trị của biển, đảo qua từng trang sử mà cha ông ta đã gắn
bó, gìn giữ và xây dựng từ bao đời nay.
2. Tuyên truyền giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa
Ngoài việc lồng ghép, tích hợp giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh
thông qua môn Lịch sử trong các tiết học chính khóa, để tác động một cách toàn
diện và sâu sắc tới nhận thức của học sinh chúng ta phải biết kết hợp rất nhiều

biện pháp khác, đặc biệt là thông qua các hoạt động bề nổi với nhiều hình thức
như: tổ chức các hội thi, thi đố vui để học, thi văn nghệ, thi vẽ tranh với chủ đề
biển đảo, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về biển, đảo theo hình thức viết,
hùng biện, rung chuông vàng… nhằm tạo sân chơi sôi nổi, hấp dẫn và lôi cuốn
11


đông đảo học sinh toàn trường tham gia. Qua các hoạt động này, các em có điều
kiện hiểu biết về biển, đảo qua việc sưu tầm các câu chuyện, các bức tranh, các
bài thơ, bài hát ca ngợi biển, đảo của quê hương, đất nước. Từ đây, các em sẽ
thỏa sức thể hiện thái độ tình cảm của mình qua những việc làm, những hành
động cụ thể.
Những lời ca, tiếng hát sẽ giúp các em luôn khắc ghi hình ảnh biển, đảo
quê hương trong suy nghĩ của mình. Để tổ chức thành công các hoạt động trên,
tôi thường phối hợp với các bộ phận, ban ngành trong nhà trường như: công
đoàn; đội thiếu niên; các tổ chuyên môn... trực tiếp giáo dục cho các em hiểu biết
và thể hiện tình yêu biển, đảo của mình. Với việc phát động các phong trào này
các em học sinh trong toàn trường đã hăng hái tham gia và đã có cách nhận thức
đúng đắn thể hiện được tình yêu biển, đảo trách nhiệm bảo vệ biển, đảo của
người học sinh. Giáo dục cho các em tình yêu biển, đảo không chỉ đơn thuần là
giáo dục cho các em hiểu để gìn giữ chủ quyền mà còn là để các em hiểu được
giá trị của nó, giữ gìn bảo vệ môi trường biển, tài nguyên biển, từ đó nó tác động
một cách sâu sắc nhất đến suy nghĩ của các em. Thông qua các hoạt động ngoại
khóa, hoạt động bề nổi các em có điều kiện để thể hiện sự hiểu biết, cách ứng xử,
tình yêu, trách nhiệm bảo vệ biển, đảo của mình với quê hương, đất nước.
Ngoài ra, ở đơn vị còn tổ chức các hoạt động như: Đồng diễn xếp hình;
thực hiện công trình thành niên xây dựng cột mốc chủ quyền về Hoàng Sa,
Trường Sa ngay trong khuôn viên trường học; làm các bảng, biểu tuyên truyền;
nhà trường còn đặt may đồng phục áo đỏ sao vàng cho các em cấp Trung học cơ
sở và mặc vào sáng thứ hai đầu tuần; đồng phục áo hải quân cho các em cấp

Trung học phổ thông vào ngày thứ 4 trong tuần; dùng tên hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa để đặt tên cho các con đường trong khuôn viên trường… Những hoạt
động đó tuy nhỏ nhưng đã mang lại hiệu quả giáo dục cao. Các em thể hiện được
tình yêu biển, đảo quê hương trong quá trình tham gia vào các hoạt động đó. Từ
đó, dần dần hình thành cho các em tình yêu lớn hơn là yêu Tổ quốc, yêu đất
nước.

12


Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ của Tổ quốc, cấu thành phạm
vi chủ quyền thiêng liêng của quốc gia. Kể từ bao đời nay, Biển Đông không
ngừng dậy sóng. Nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc rất
nặng nề, đòi hỏi phải thường xuyên quán triệt, nắm vững chủ trương, đường lối
của Đảng, tổ chức triển khai thực hiện chủ động, sáng tạo trong thực tiễn ở mọi
cấp, mọi ngành và toàn dân. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến những cơ sở
pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo trên biển
Đông; những văn bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam đã ký với các nước láng
giềng, các nước có liên quan; tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự
hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh, bảo vệ, gìn giữ chủ quyền biển, đảo
thiêng liêng của Tổ quốc trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Công
tác tuyên truyền sẽ giúp học sinh hiểu hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng cũng
như tiềm năng của biển, đảo; đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về
chiến lược biển, đảo trong tình hình mới.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Công tác tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo cho các em học sinh là
nhiệm vụ của tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là tổ chức
Đoàn – Đội. Trong quá trình tổ chức các biện pháp tuyên truyền giáo dục cho các
em, tôi nhận thấy chúng ta càng đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền giáo dục
thì hiệu quả càng cao hơn. Thông qua các bài học được lồng ghép, các hoạt động

ngoại khóa, các hội thi… liên quan tới biển, đảo sẽ giúp các em ghi nhớ sâu sắc
hơn, kỹ hơn, lâu hơn những gì mà các em được tiếp nhận.
Trong thời gian thực hiện các giải pháp tuyên truyền giáo dục tình yêu biển,
đảo cho các em, tôi nhận thấy rằng nếu thường xuyên đổi mới và vận dụng linh
hoạt các biện pháp tuyên truyền giáo dục khác nhau sẽ mang lại hiệu quả thiết
thực. Để nắm bắt được kết quả thu được từ các biện pháp tuyên truyền giáo dục
trên so với thực trạng ban đầu khi được khảo sát, tôi nhận thấy trong toàn trường
đã không còn học sinh nào là không biết hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là
của Việt Nam và thuộc địa phận tỉnh, thành phố nào của nước ta. Bên cạnh đó,
kết quả mong đợi nhất đó chính là việc các em đã hiểu được thế nào là chủ quyền
13


biển, đảo. Từ đó nhận thức đúng đắn được trách nhiệm của bản thân trong việc
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước.
Trải qua bao thế hệ, cha ông ta đã bỏ ra không ít công sức thậm chí đổi
bằng máu và nước mắt để bảo vệ vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Ngày
nay, chúng ta phải biết phát huy sức mạnh toàn dân tộc, nêu cao tính chính nghĩa,
tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới để bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển, đảo. Giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng phương pháp
hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật biển năm 1982.
Đồng thời lên án mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hành động vi phạm
chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển Đông. Trong thời đại hòa bình hôm
nay, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và thế giới, biển, đảo càng có tầm
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng và bảo vệ
vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là nghĩa vụ, trách nhiệm cao cả và
vinh dự của mỗi người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương
lai của đất nước. Công tác tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo cho học sinh
không chỉ giúp các em hiểu hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng cũng như tiềm

năng của biển, đảo quê hương mà còn củng cố thêm tình yêu quê hương, đất
nước, giúp các em có thêm ý thức, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ
chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Những giải pháp mà tôi trình bày ở trên là được đúc kết từ quá trình triển
khai thực hiện ở đơn vị. Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy việc tuyên
truyền giáo dục tình yêu biển, đảo đã trở nên gần gũi với học sinh, các em hứng
thú hơn với tiết học và có ý thức tìm đọc các tài liệu về biển, đảo. Hứng thú tham
gia vào các hoạt động ngoại khóa, các hội thi về biển, đảo. Đây cũng là một vấn
đề mang tính thời sự, chính trị, để thực hiện tốt đòi hỏi bản thân tôi phải luôn
nắm vững quan điểm, tư tưởng của Đảng, nhà nước, có lập trường kiên định
vững vàng, phải biết cập nhật và nhận thức đúng đắn về những thông tin tư liệu

14


tiếp nhận được. Để đề tài hoạt động có hiệu quả hơn nữa, tôi mạnh dạn có một số
kiến nghị sau:
- Trong chương trình lịch sử địa phương cần đưa vào nội dung này, đặc
biệt là những địa phương có đường biển, đường biên giới…
- Trang bị, cung cấp nhiều hơn các tài liệu liên quan đến chủ quyền biển,
đảo.
- Tổ chức các chuyến tham quan, dã ngoại về với biển.
- Giáo viên không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật thông
tin biển, đảo hàng ngày, đặc biệt là những tin tức có tính thời sự. Lựa chọn nội
dung thích hợp trong từng bài dạy nhằm tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp.
Với mong muốn nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục trong đoàn viên
thanh niên và các em học sinh, tôi xin mạnh dạn trình bày một vài giải pháp để
tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo cho các em. Tuy nhiên, tôi mới chỉ đề
cập phần nào kinh nghiệm của bản thân tôi đã được chắt lọc qua thực tế hoạt

động ở trường trong những năm học qua, những việc bản thân tôi làm được chỉ là
bước đầu, chắc hẳn không tránh khỏi sự thiếu sót, mong nhận được những đóng
xây dựng của quý ban giám khảo, đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt hơn việc giáo
dục tình yêu và bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh, và hoàn thành tốt hơn
nhiệm vụ của mình.
Xin chân thành cảm ơn./.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đoàn Lâm (2016). Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa và những quy
định mới về biển, đảo, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006). Địa lý 8 , Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009). Địa lý 9 , Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Địa lý 9 – Sách giáo viên, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.

15


5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Lịch sử 6, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Lịch sử 6 – Sách giáo viên, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012). Lịch sử 7, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Lịch sử 7 – Sách giáo viên, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011). Lịch sử 8, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà
Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Lịch sử 9, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà

Nội.
11. Lê Thông. et al (2007). Việt Nam đất nước, con người, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Phòng (1998). Hải dương học và biển Việt Nam, Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Âu (1999). Địa lý tự nhiên Biển Đông, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia, Hà Nội.
VII. PHỤ LỤC
(Đính kèm hình ảnh hoạt động)

16


Hoạt động ngoại khóa Hội thi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”

Các em học sinh tham gia chương trình Hoạt động ngoại khóa
Hội thi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”

17


Các em học sinh tham gia chương trình Hoạt động ngoại khóa
Hội thi “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”

Học sinh kể chuyện trong tiết chào cờ đầu tuần

18


Đồng phục của các em học sinh khối THPT vào ngày thứ 4 trong tuần


Đồng phục của các em học sinh khối THCS vào sáng thứ hai đầu tuần

19


Học sinh trường trong buổi đồng diễn xếp hình “Em yêu Tổ quốc Việt Nam”

20


Bảng biểu Hoàng Sa, Trường Sa được xây dựng trong khuôn viên trường

Quần đảo Hoàng Sa và Trường sa được dùng để đặt tên cho các con
đường trong khuôn viên trường

21


Công trình thanh niên của Đoàn trường “Cột mốc Hoàng Sa, Trường Sa”
NGƯỜI THỰC HIỆN

Trương Thị Bé

22


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PTDTNT-THCS&THPT

ĐIỂU XIỂNG
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Xuân Lộc, ngày ..... tháng 05 năm 2017

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016 - 2017
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ nhất
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo cho
học sinh trường PTDTNT Điểu Xiểng
Họ và tên tác giả: Trương Thị Bé Chức vụ: Bí thư Đoàn trường
Đơn vị: Trường PTDTNT – THCS&THPT Điểu Xiểng
Họ và tên giám khảo 1: ......................................................... Chức vụ: ........................................
Đơn vị: Trường PTDTNT – THCS&THPT Điểu Xiểng
Số điện thoại của giám khảo: .........................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.

3. Khả năng áp dụng
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ......................................................................
GIÁM KHẢO 1
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

23


BM01b-CĐCN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PTDTNT-THCS&THPT
ĐIỂU XIỂNG
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Xuân Lộc, ngày ...... tháng 05 năm 2017

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016 - 2017
Phiếu đánh giá của giám khảo thứ hai
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo cho
học sinh trường PTDTNT Điểu Xiểng
Họ và tên tác giả: Trương Thị Bé Chức vụ: Bí thư Đoàn trường
Đơn vị: Trường PTDTNT – THCS&THPT Điểu Xiểng
Họ và tên giám khảo 2: ......................................................... Chức vụ: ........................................
Đơn vị: Trường PTDTNT – THCS&THPT Điểu Xiểng
Số điện thoại của giám khảo: .........................................................................................................
* Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm:
1. Tính mới
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
2. Hiệu quả
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Điểm: …………./8,0.
3. Khả năng áp dụng
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Điểm: …………./6,0.
Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ......................................................................
GIÁM KHẢO 2
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)


24


BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PTDTNT-THCS&THPT ĐIỂU
XIỂNG
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Xuân Lộc, ngày ...... tháng 05 năm 2017

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2016 - 2017
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp tuyên truyền giáo dục tình yêu biển, đảo cho
học sinh trường PTDTNT Điểu Xiểng
Họ và tên tác giả: Trương Thị Bé Chức vụ: Bí thư Đoàn trường
Đơn vị: Trường PTDTNT – THCS&THPT Điểu Xiểng
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: Công tác Đoàn

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 

Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành

- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi
rộng: Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành


Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
XÁC NHẬN CỦA TỔ
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
CHUYÊN MÔN
(Ký tên, ghi rõ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
họ tên và đóng dấu của đơn vị)

Trương Thị Bé

25


×