Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khả năng nhận biết từ đồng nghĩa từ trái nghĩa của học sinh lớp 5 trong nhà trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.57 KB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

======

VI THỊ THÙY DƢƠNG

KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT TỪ ĐỒNG NGHĨA,
TỪ TRÁI NGHĨA CỦA HỌC SINH LỚP 5
TRONG NHÀ TRƢỜNG TIỂU HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “ Khả năng nhận biết từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa của học sinh lớp 5 trong nhà trƣờng Tiểu học” em đã
nhận đƣợc sự giúp đỡ của ban chủ nhiệm khoa GDTH – Trƣờng ĐHSP Hà
Nội 2, các bạn sinh viên trong khoa và đặc biệt là cô giáo LÊ THỊ THÙY
VINH – GV khoa Ngữ Văn Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2.
Quan khóa luận này , em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với cô
giáo LÊ THỊ THÙY VINH- GV khoa Ngữ Văn – ngƣời đã tận tình hƣớng
dẫn , giúp đỡ em hoàn thành khóa luận đúng thời hạn.
Cũng qua đây, em xin gửi tới các thầy cô giáo, các em học sinh trƣờng
Tiểu học Xuân Hòa - Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc và trƣờng Tiểu học Đồng


Xuân- Thị xã Phúc Yên – Vĩnh Phúc, cùng các thầy cô giáo và các bạn sinh
viên trong khoa Giáo dục Tiểu học đã giúp đỡ em hoàn thành kháo luận này ,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy cô và các bạn.
Do tầm hiểu biết và khả năng còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn
đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Vi Thị Thùy Dương


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kì
công trình nào.

Hà Nội ngày 24 tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn

Vi Thị Thùy Dƣơng


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4

4 . Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………..5
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5
PHẦN II: NỘI DUNG ...................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 7
1.1. Cơ sở ngôn ngữ họctừ đồng nghĩa, trái nghĩa ........................................... 7
1.2. Cơ sở tâm lí học ....................................................................................... 24
1.2.1 Tính cách của học sinh Tiểu học ............................................................ 24
1.2.2. Nhận thức của học sinh Tiểu học. ......................................................... 25
1.2.3. Đời sống tình cảm của học sinh Tiểu học ............................................. 25
1.2.4. Ý chí của học sinh Tiểu học. ................................................................. 26
1.3 Vấn đề giảng dạy từ đồng nghĩa từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong nhà
trƣờng Tiểu học…………………………………………………………….. 27
Chƣơng 2: KHẢ NĂNG NHẬN BIẾT HIỆN TƢỢNG ĐỒNG NGHĨA
VÀTRÁI NGHĨA CỦA HỌC SINH LỚP 5 TRONG NHÀ TRƢỜNG TIỂU
HỌC. ............................................................................................................... 29


2.1. Thực trạng nhận biết từ đồng nghĩa trái nghĩa ở học sinh lớp 5 trong nhà
trƣờng Tiểu học ............................................................................................... 29
2.1.1 Kết quả số liệu thống kê ......................................................................... 29
2.1.2 Phân tích số liệu thống kê…………………………………………….36
2.2 Một số giải pháp để nâng cao khả năng nhận biết từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa ................................................................................................................ 40
2.2.1. Xây dựng cho học sinh cảm quan về từ đồng nghĩa, trái nghĩa ............ 41
2.2. 2 Hƣớng dẫn học sinh nắm đƣợc những điểm đồng nhất và đối lập giữa
các từ đã cho.................................................................................................... 41
2.2.3 Từng bƣớc hình thành cho học sinh ý thức, nhu cầu, thói quen tích lũy
từ đồng nghĩa, trái nghĩa. ................................................................................ 42
2.2.4 Giúp học sinh nâng cao khả năng nhận biết từ đồng nghĩa, trái nghĩa

thông qua luyện các dạng bài tập .................................................................... 44
2.2.5 Bồi dƣỡng khả năng nhận diện từ đồng nghĩa, trái nghĩa thông qua các
trò chơi học tập ................................................................................................ 47
KẾT LUẬN. .................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 51


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học giữ vai trò nền
tảng với mục đích và nhiệm vụ là trang bị những cơ sở ban đầu quan trọng
nhất cho ngƣời công dân, ngƣời lao động tƣơng lai. Đó là những ngƣời"phát
triển toàn diện, có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, sáng
tạo ". Đáp ứng yêu cầu đó, các môn học ở Tiểu học chú trọng hình thành và
rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập. Cùng với các phân môn khác,
môn Tiếng Việt chú trọng hình thành rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng
Việt để phục vụ cho hoạt động học tập và giao tiếp trong cuộc sống hàng
ngày.
Một trong những phân môn quan trọng của Tiếng Việt đó là phân môn
luyện từ và câu. Phân môn luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp kiến thức
sơ giản về tiếng Việt và rèn kĩ năng dùng từ đặt câu, mở rộng hệ thống hóa
vốn từ, trang bị cho học sinh một số hiểu biết về từ và đặt câu, rèn cho học
sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu. Đồng thời, thông qua phân
môn này, giáo viên bồi dƣỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói viết
thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt một cách văn hóa trong giao tiếp.
1.2. Đồng nghĩa, trái nghĩa là những hiện tƣợng có tính chất phổ quát của từ
vựng học của nhiều ngôn ngữ. Đặc biệt trong tiếng Việt, đây là hiện tƣợng
khá độc đáo và thú vị. Xem xét đồng nghĩa – trái nghĩa sẽ giúp ngƣời sử
dụng ngôn ngữ dùng ngôn ngữ với tƣ cách là công cụ giao tiếp hữu hiệu
hơn. Trong nhà trƣờng Tiểu học, vấn đề đồng nghĩa, trái nghĩa đƣợc giảng

dạy trong chƣơng trình lớp 5 với mục đích giúp học sinh có thể nhận biết và
sử dụng tốt từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, trên cơ sở đó mở rộng và phát

1


triển vốn từ ngữ cho học sinh. Tuy nhiên, việc giảng dạy đồng nghĩa, trái
nghĩa với mục đích trên cũng chƣa có một kết quả toàn diện.
Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Khả
năng nhận biết từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa của học sinh lớp 5 trong nhà
trường Tiểu học” với mục đích giúp các em có khả năng nhận biết từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa một cách hiệu quả đồng thời có khả năng sử dụng tốt từ
đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong quá trình học tập cũng nhƣ trong thực tiễn
cuộc sống.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện tƣợng đồng nghĩa, trái nghĩa là một hiện tƣợng mang ý nghĩa phổ
quát đƣợc nhiều nhà Việt ngữ học đi sâu tìm hiểu. Hiện tƣợng này đã đƣợc
đƣa ra trong các công trình về từ vựng học nhƣ “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng
Việt” của Đỗ Hữu Châu, “Từ vựng học tiếng Việt” của Nguyễn Thiện Giáp,
“Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại” của Nguyễn Văn Tu….
Đỗ Hữu Châu trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” đã đề cập đến
hiện tƣợng đồng nghĩa, trái nghĩa trên các phƣơng diện: bản chất của đồng
nghĩa, trái nghĩa, phân loại đồng nghĩa trái nghĩa, cấu tạo các đơn vị đồng
nghĩa, trái nghĩa. Khác với những quan niệm về đồng nghĩa, trái nghĩa trƣớc
đây, ông cho rằng :“ Đồng nghĩa có phạm vi rộng khắp trong toàn bộ từ
vựng và trước tiên những từ đồng nghĩa phải có chung ít nhất một nét nghĩa,
hay chúng phải cùng một trường nghĩa” hay “ Một nét nghĩa rộng có thể
được phân hóa thành những nét nghĩa hẹp hơn, khi nó bị phân hóa một cách
cực đoan thành hai cực ta có những từ trái nghĩa”.
Nguyễn Thiện Giáp trong “Từ vựng học tiếng Việt” cũng dành hơn 20

trang viết để bàn về hiện tƣợng đồng nghĩa, trái nghĩa. Ông cũng đề cập đến
các vấn đề nhƣ khái niệm đồng nghĩa trái nghĩa, các kiểu từ đồng nghĩa trái
nghĩa và vai trò của chúng… Ông quan niệm:

2


“ Từ đồng nghĩa là những từ có hình thức ngữ âm khác nhau nhưng có
quan hệ tương đồng về nghĩa biểu niệm ; từ trái nghĩa là những từ có một số
nét nghĩa khái quát trong cấu trúc biểu niệm giống nhau, bên cạnh đó, nổi
bật lên ít nhất một nét nghĩa đối lâp”.
Tác giả Nguyễn Văn Tu trong cuốn “ Từ và vốn từ tiếng Việt hiện
đại”khi bàn về đồng nghĩa và trái nghĩa thì theo tác giả: : “Từ đồng nghĩa là
những từ có nghĩa giống nhau, đó là những tên khác nhau của một hiện
tượng…. Những từ đồng nghĩa có một chỗ chung là việc định danh, bàn về
từ trái nghĩa tác giả nhất trí với khái niệm: “ Từ trái nghĩa là những từ có ý
nghĩa đối lập nhau”
Trong một cuốn sách khác, tác giả Nguyễn Văn Tu đề cập trực tiếp tới
vấn đề đồng nghĩa Tiếng Việt. Trong cuốn: “ Từ điển đồng nghĩa Tiếng
Việt” ông đƣa ra khái niệm đồng nghĩa một cách cụ thể : “ Từ đồng nghĩa là
những từ có ý nghĩa biểu đạt giống nhau hoặc gần giống nhau, có thể thay
thế cho nhau trong một số ngữ cảnh. Nói rộng ra chúng là những từ chỉ
cùng một khái niệm”.
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến
trong cuốn “ Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt” cũng bàn về đồng nghĩa,
trái nghĩa. Khi nói về vấn đề này, các tác giả cũng khẳng định: “ Từ đồng
nghĩa là những từ tương đồng về nghĩa, khác nhau về sắc thái âm thanh và
có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong
cách nào đó. “ Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong quan
hệ tương liên…”

Thống nhất với quan điểm của những nhà nghiên cứu khác, nhóm tác
giả Dƣơng Kỳ Đức ( chủ biên ), Nguyễn Văn Dự, Vũ Quang Hào trong cuốn
“ Từ điển trái nghĩa Tiếng Việt” cũng khẳng định bản chất của trái nghĩa là
đối lập nhƣng “ Trái nghĩa là đối lập trong cùng một bản chất”

3


Không đi sâu và nghiên cứu từ đồng nghĩa, trái nghĩa trong Tiếng Việt
nhƣng trong cuốn “ Dạy học từ ngữ ở Tiểu học” – Nxb Giáo dục 2002,
nhóm tác giả Phan Thiều, Lê Hữu Tỉnh cũng đã đƣa ra đƣợc những khái
niệm “ đồng nghĩa” , “ trái nghĩa” một cách khái quát trên cơ sở thống nhất
với những ý kiến đi trƣớc, bên cạnh đó còn đƣa ra một số lƣu ý khi hƣớng
dẫn học sinh làm các bài tập nhận biết, bài tập sử dụng từ đồng nghĩa, trái
nghĩa.
Trong những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết
các công trình nghiên cứu này đều đã nghiên cứu trực tiếp từ đồng nghĩa, trái
nghĩa và đƣa ra khái niệm về từ loại này. Xét về cơ bản chƣa có công trình
nào nghiên cứu khả năng nhận diện từ đồng nghĩa , trái nghĩa cho học sinh
Tiểu học. Vì vậy chúng tôi có thể khẳng định rằng đề tài nghiên cứu của
chúng tôi là một vấn đề mới mẻ và cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài giúp học sinh nhận diện một cách rõ ràng và chính xác về hiện
tƣợng đồng nghĩa, trái nghĩa qua các bài tập trong phân môn Luyện từ và câu
ở chƣơng trình Tiểu học , từ đó nằm nâng cao khả năng nhận diện từ đồng
nghĩa, trái nghĩa cho học sinh Tiểu học. Đồng thời đề tài cũng giúp giáo viên
Tiểu học có phƣơng pháp rèn luyện kĩ năng nhận diện từ đồng nghĩa , trái
nghĩa cho học sinh một cách hiệu quả hơn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về vấn đề từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trên cơ sở
tập hợp và lý giải những ý kiến nhận xét tiêu biểu của các nhà Việt ngữ học
đồng thời cũng xem xét việc giảng dạy từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa ở nhà
trƣờng Tiểu học

4


-Tiến hành xem xét thực trạng nhận biết và sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái
nghĩa của học sinh ở nhà trƣờng Tiểu học thông qua phiếu điều tra
-Đề xuất các biên pháp cần thiết nhằm giúp học sinh có kĩ năng nhận diện
diện từ đồng nghĩa , trái nghĩa trong chƣơng trình Tiểu học.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp điều tra: Điều tra nhận biết hiện tƣợng đồng nghĩa và trái
nghĩa của học sinh trong nhà trƣờng Tiểu học thông qua các phiếu điều tra
- Phƣơng pháp thống kê: tập hợp, thống kê kết quả điều tra.
- Phƣơng pháp phân tích- tổng hợp:
+ Phân tích tổng hợp những tài liệu khoa học cần thiết để làm cơ sở lí
thuyết cho đề tài.
+ Từ số liệu thống kê, tiến hành phân tích số liệu và đƣa ra những nhận
định, đánh giá và kết luận. Phân tích các tài liệu khoa học rồi hợp laị thành
cơ sở lý luận của đề tài.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là khả năng nhận diện và sử dụng từ
đồng nghĩa, trái nghĩa của học sinh trong nhà trƣờng Tiểu học.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi chỉ xem xét khả năng nhận diện và phân biệt từ
đồng nghĩa , trái nghĩa của học sinh qua các bài tập trong phân môn Luyện
từ và câu trong chƣơng trình Tiểu học ở học sinh khối lớp 5 trƣờng Tiểu học

Đồng Xuân – Phƣờng Xuân Hòa – Thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
đƣợc cấu trúc thành 2 chƣơng

5


Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chƣơng 2: Khả năng nhận biết từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa cuả học sinh
lớp 5 trong nhà trƣờng Tiểu học

6


PHẦN II: NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở ngôn ngữ học đồng nghĩa, trái nghĩa
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học đồng nghĩa, trái nghĩa.
1.1.1 Từ đồng nghĩa
a. Khái niệm từ đồng nghĩa
Lâu nay tồn tại không ít những định nghĩa khác nhau về từ đồng
nghĩa. Mỗi định nghĩa nhìn nhận vấn đề từ đồng nghĩa dƣới một góc độ và
thƣờng chỉ nhấn mạnh một phƣơng diện nào đó của từ đồng nghĩa, nên trong
nhiều định nghĩa khó tránh đƣợc những chỗ chƣa thỏa đáng. Gần đây, quan
niệm về từ đồng nghĩa xem ra có sức thuyết phục là quan niệm dựa vào sự
vận dụng những kết quả nghiên cứu về ngữ nghĩa. Cụ thể, theo quan niệm
này, từ đồng nghĩa là những từ có quan hệ với nhau về ngữ nghĩa. Đó là
quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa ( Khái niệm nét nghĩa đã
đƣợc đề cập ở phần trƣớc). Nói cách khac, quan hệ đồng nghĩa bắt đầu nảy

sinh khi xuất hiện một nét nghĩa chung, một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ
( Đỗ Hữu Châu, Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, sđt, tr 192-216) .
Để dễ dàng hình dung, có thể đƣa ra một định nghĩa vắn tắt nhƣ sau:
Từ đồng nghĩa là từ khác nhau về âm thanh, nhưng có chung ít
nhất một nét nghĩa.
Nhƣ vậy, theo quan niệm này, giữa các từ đồng nghĩa có mức độ
đồng nghĩa cao thấp khác nhau, tùy thuộc ở số lƣợng nét nghiã chung, nét
nghĩa đồng nhất. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất khi các từ chỉ có chung một
nét nghĩa đồng nhất. Số lƣợng các nét nghĩa đồng nhất tăng lên thì mức độ
đồng nghĩa giữa các từ càng cao. Mức độ đồng nghĩa cao nhất ( đồng nghĩa
tuyệt đối) xảy ra khi các từ có tất cả các nét nghĩa trùng nhau.
Ví dụ:

7


- Các từ sau có một nét nghĩa chung ( nét nghĩa chỉ phƣơng tiện giao
thông) : ô tô, xe đạp, tàu điện, tàu hỏa, máy bay…
- Các từ sau có hai nét nghĩa chung (“ hoạt động chia cắt đối tƣợng ”
và “thành các phần lớn ”): đẵn , chặt, phát, phạt, xẻ, bổ….
- Hai từ sau có ba nét nghĩa chung (“ hoạt động chia cắt đối tƣợng”,
thành các phần nhỏ” theo chiều dọc” ): băm, thái….
- Các từ sau hầu hết có các nét nghĩa chung: tàu hỏa, xe hỏa, xe
lửa…
Ở đây có điều cần chú ý là, nói tới khái niệm “nét nghĩa”, ta nghĩa
ngay đến khái niệm “ nghĩa biểu niệm” của từ . Nói cách khác, trong hệ
thống ngôn ngữ, nói đến từ đồng nghĩa là chủ yếu nói đến sự giống nhau của
các nghĩa biểu niệm trong các từ. Nhƣng nếu chỉ quan tâm tới nghĩa biểu
niệm mà không chú ý đến hai thành phần ý nghĩa quan trọng khác là nghĩa
biểu vật và nghĩa biểu thái thì việc nghiên cứu vấn đề từ đồng nghĩa chƣa

đƣợc coi là đầy đủ.
b. Phân loại từ đồng nghĩa
Căn cứ vào mức độ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu
niệm và ý nghĩa biểu thái – tức là những ý nghĩa thuộc hệ thống ngữ nghĩa
của từ vựng – có thể phân chia các từ đồng nghĩa thành:
*Từ đồng nghĩa tuyệt đối. Đó là những từ đồng nghĩa nhất về ý nghĩa
biểu vật, ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu thái, chỉ khác ở phạm vi sử
dụng ( địa phƣơng hay toàn quốc trong các tiếng xã hội hay trong
ngôn ngữ toàn dân…) về kết cấu cú pháp…
Thí dụ:
Máy bay

Phi cơ, tàu bay

Xe lửa

Xe hỏa, tàu hỏa, tàu lửa.

Trực thăng

(Máy bay) lên thẳng

8


Tàu sân bay

Hàng không mẫu hạm,
tàu chở máy bay


Hạm tàu

Chiến hạm

Vùng trời

Không phận

Dòng biển

(i)

Hải lưu

Chó biển

Hải cẩu

Súng máy

Liên thanh

Lợn

Heo

Vừng

Mè


Xa

Ngái

Thấy

Chộ

(ii)

Có mang, có thai, có chửa
Bỏ mạng, bỏ xác, mất mạng

(iii)

Ôí, vô khối, vô thiên, vô thiên lủng
Phương diện

 mặt

Sử dụng

 dùng

Ngôn ngữ

 tiếng (nói)

Miễn là


 với điều kiện là….

(iv)

Bốn trƣờng hợp đồng nghĩa ruyệt đối nói trên thƣờng gặp hiện nay.
Trƣờng hợp (i) là do kết quả của sự thay thế những từ cũ bằng những từ mới
có tính dân tộc hơn, chính xác hơn.
Trƣờng hợp (ii) là trƣờng hợp đồng nghĩa giữa các từ toàn dân và các
từ địa phƣơng.
Các từ đồng nghĩa ở (i) và (ii) loại trừ lẫn nhau trong ngôn ngữ toàn
dân ( hoặc trong một tiếng địa phƣơng). Các từ ở (iii) và (iv) thì khác.
Những từ ở hai trƣờng hợp này đều “ chung sống” với nhau trong
ngôn ngữ toàn dân ( hay trong một tiếng địa phƣơng), Tuy nhiên, các từ ở

9


(iii) khác với các từ ở (iv) ở chỗ , chúng thay thế đƣợc cho nhau trong mọi
kết cấu cú pháp, trong mọi ngôn cảnh. Nếu một từ đã đƣợc dùng ở đâu thì ở
đó có thể đƣợc thay bằng từ đồng nghĩa với nó mà không tạo ra một sự thay
đổi nào về ý nghĩa biểu vật, biểu niệm hay biểu thái. Đây mới là những từ
đồng nghĩa tuyệt đối thực sự. Dĩ nhiên mỗi cá nhân có thể thiên về dùng từ
này hay từ kia trong nhóm.
Những từ ở (iv) thì hoặc quy định về kết cấu cú pháp nhƣ nói “ ý
nghĩa ngôn ngữ” mà không nói “ ý nghĩa tiếng” hoặc bị quy định về phong
cách (nhƣ nói “ đi đâu cũng đƣợc miễn là chúng ta ở gần nhau” mà ít nói “ đi
đâu cũng đƣợc với điều kiện là chúng ta ở gần nhau”). Nhƣ thế, chúng
không thể thay thế cho nhau một cách bất kì.
Hiện tƣợng đồng nghĩa tuyệt đối tuy có mặt tiêu cực nhƣng cũng có
mặt tích cực, cần thiết.

*Từ đồng nghĩa sắc thái
Đây là hiện tƣợng đồng nghĩa giữa các từ khác nhau nhiều hay
ít ngay trong các thành phần ý của chúng. Tất cả các từ đồng nghĩa dẫ trong
các thí dụ minh họa cho sự phân hóa các trƣờng thành các nhóm đồng nghĩa
đều nằm trong hiện tƣợng này.
Chúng có thể khác nhau về sắc thái , biểu thái. Dƣới đây là những thí dụ
về các từ có sắc thái, biểu thái khác nhau. Trong mỗi nhóm, các từ đƣợc sề
biểu thái xếp theo trật tự từ trái qua phải, cố gắng phản ánh mức độ biểu thái
tích cực ( thân mật, tôn trọng, quý mến) đến tiêu cực (khách sáo- khinh
thường, căm ghét) qua các từ trung hòa về về biểu thái.
Hi sinh, từ trần, tạ thế, trăm tuổi, khuất núi, về với tổ tiên, qua đời, mất
đi, nhắm mắt, tắt nghỉ, tắt thở, chết, thiệt mạng, bỏ mạng, bỏ xác, toi mạng,
mất mạng, ngoẻo củ từ, ăn đất, ngủ với giun…

10


Trình, bẩm trình, bày tỏ, phát biểu, nói, mở miệng, khua lưỡi, múa lưỡi,
múa miệng, múa mép, ba hoa thiên đế, ba hoa, tán….
Lập luận, lí lẽ, lí luận, lời lẽ - luận điệu, giọng điệu, giọng lưỡi, miệng
lưỡi, mồm mép….
Thấp kém, tồi, tồi tệ, xấu, đê hèn, hèn hạ, ti tiện, bỉ ổi, thối tha….
Dự kiến, dự định, ý định, kế hoạch, mưu, mưu mô, mưu đồ, mưu toan,
âm mưu, tim đen….
Kiên cường, ngoan cường, ngoan cố , liều mạng….
Trinh sát, tình báo, quân báo, gián điệp, mật vụ, đặc vụ, thám báo, chỉ
điểm, mật thám…
Điều tra, theo dõi, dò, dò xét, đánh hơi….
Nên chú ý phân biệt những từ đồng nghĩa biểu thái chân thực, tức là
những từ chúng đã mang một sắc thái biểu thái nào đấy với những từ mang

sắc thái biểu thái tạm thời, do chuyển hóa chức năng biểu thái trong ngôn
cảnh.
*Từ đồng nghĩa biểu niệm
Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một hoặc một vài nét nghĩa
nào đó,
Nhƣ đã nói, các từ đồng nghĩa biểu niệm thƣờng khác nhau về ý nghĩa biểu
vật.
Một vấn đề rất lớn là làm thế nào để phân biệt đƣợc những sự đối lập về
nghĩa trong các từ đồng nghĩa này. Nếu đã dựa vào các trƣờng nghĩa để xá
định các hiện tƣợng đồng nghĩa thì có thể đƣa ra đƣợc những gợi ý bƣớc đầu
nhƣ sau:
* Để phân biệt đƣợc các từ đồng nghĩa biểu niệm, trƣớc hết phải đặt
cho đúng các từ vào các trƣờng ( hoặc trƣờng nhỏ, hoặc nhóm nghĩa trong

11


trƣờng nhỏ) thích đáng. Các cấu trúc biểu niệm chung cho trƣờng hay cho
nhóm nghĩa là những gợi ý giúp ta thấy đƣợc sự khác nhau căn bản giữa hai từ.
Thí dụ: Với cấu trúc biểu niệm “ tính chất của trí tuệ”, “ tính chất của vẻ
bề ngoài biểu hiện tính chất, trạng thái….tâm lý”, chúng ta có thể thấy ngay
đƣợc sự khác nhau giữa sáng suốt và sáng sủa. Sáng suốt là từ thuộc trƣờng
thứ nhất ( con ngƣời sáng suốt, đƣờng lối sáng suốt), sáng sủa là từ ở trƣờng
thứ hai và thứ ba: “ căn phòng sáng sủa”, “gƣơng mặt sáng sủa” ( còn trƣờng
hợp “ câu văn sáng sủa” là một ẩn dụ từ nghĩa “ sáng sủa” hoặc trƣờng thứ
hai).
Cũng nhờ các trƣờng mà có khi chúng ta tránh đƣợc lầm lẫn, cho là từ
đồng nghĩa những trƣờng hợp thực sự không đồng nghĩa. Chậm chạp và
muộn, muộn màng mới thoạt nhìn thì có vẻ là đồng nghĩa. Thực ra, chậm
chạp là một từ láy với hình vị gốc chậm. Hình vị này có hai nghĩa, thứ nhất

chỉ tƣơng quan so với một thời hạn đã định, thứ hai chỉ đặc tính của hoạt động
tiến hành trong một thời gian lớn hơn thời gian bình thƣờng (nghĩa thứ nhất
tƣơng đƣơng với tard, en retard, nghĩa thứ hai tƣơng đƣơng với

len

lentament tiếng Pháp) . Với nghĩa thứ hai chúng không đồng nghĩa nữa.
Từ chậm chạp do phép láy, đã hạn chế ý nghĩa của “ chậm”, chỉ mà
nghĩa thứ hai của chậm, chứ không mang ý nghĩa thứ nhất. Do đó chậm chạp
không đồng nghĩa với muộn, muộn màng….mà đồng nghĩa với thong thả, từ
từ, đủng đỉnh….
* Sau khi đã đặt đƣợc các từ vào trong trƣờng, cần xác định cấu trúc
biểu niệm chung cho chúng. Dựa vào cấu trúc biểu nệm chung tiếp tục nhận
ra những nét nghĩa riêng.
Những nét nghĩa riêng có thể là sự có mặt hay vắng mặt một nét nghĩa
cụ thể nào đó.

12


Thí dụ: mang, khiêng, vác khác nhau ở chỗ , trong từ mang không có nét
nghĩa hạn chế bộ phận cơ thể thực hiện hoạt động. Trái lại, khiêng cũng là “
mang” nhƣng “ với sự cộng tác của ngƣời khác”, “ với hai tay đặt vào vạt và
nhấc nó khỏi mặt đất”. Còn vác là “ mang” bằng cách đặt lên vai và vật
thƣờng “ nặng”.
Những nét nghĩa riêng có thể là sự đối lập giữa nét bao trùm ( nét chỉ lại
lớn) và các nét cụ thể.
Nhƣ cho khác tặng, ban, phát, cấp, biếu… ở chỗ “ cho” là khái quát còn
các từ kia chỉ những “ cách cho cụ thể khác nhau”. Cũng nhƣ vậy, ngắn thì
chung, còn cũn cỡn, cộc, tun ngủn là những dạng khác nhau, là những biểu

hiện những sự vật khác nhau của tính chất “ ngắn”.
Những nét nghĩa riêng có thể là kết quả của sự phân hóa một nét nghĩa
chung.
Thí dụ: các từ sau đây có chung nét nghĩa “ mức độ” song mỗi từ biểu thị
một mức nhất định: rộng, bao la, bát ngát, mênh mông…. Các từ sau đây có
chung nét nghĩa “ cƣờng độ” song mỗi từ chỉ cƣờng độ mạnh, yếu khác nhau:
chạy, lao, lồng tế, …rung, lay lắc…làn, luồng…cơn, trận….
Có khi tính khách quan hay tính chủ quan cũng tạo nên những nét riêng
cho
Các từ đồng nghĩa:
Lạnh và rét cùng chỉ “ tính chất khi sự vật ở nhiệt độ dƣới mức chịu
đựng bình thƣờng của con ngƣời” . Nhƣng , lạnh nhƣ là tính chất khách quan:
“ nƣớc lạnh”, “ mảnh sắt, mảnh đồng…lạnh”, còn rét là “ cảm thụ chủ quan
của con ngƣời”. Cho nên không nói “ nƣớc rét”. “ mảnh sắt, mảnh đồng
….rét” v.v… Những từ sau đây cũng có sự đối lập tƣơng tự:
Lạnh – rét, lạnh lẽo, lạnh lùng, giá buốt…
Vắng- vắng vẻ, vắng teo, vắng ngắt, hiu quạnh, hiu hắt, cô liêu….

13


* Ý nghĩa của các kiểu cấu tạo từ cũng có thể giúp phân biệt các sắc
thái ý nghãi khác nhau của các từ đồng nghĩa.
Trƣớc hết, đối với các từ đồng nghĩa phức, cần chú ý đến ý nghĩa của
các hình vị. Có những từ đồng nghĩa khác nhau ở hình vị cấu tạo và ý nghĩa
của hình vị cấu tạo góp phần phân biệt ý nghĩa của từ này với từ kia.
Thí dụ: ba từ “ gian xảo”, “ gian hiểm”, “ gian ngoan” khác nhau ở
hình vị “ xảo”, “hiểm”, “ngoan”. Ý nghĩa của chúng khác nhau nhƣ sau:
Gian xảo: gian và khôn khéo, có nhiều mánh khóe che giấu sự lừa bịp
sự gian của mình.

Gian hiểm: gian và ác, có những mƣu mẹo tinh vi, kín đáo chẳng những
để kiếm lợi cho mình mà còn để hại ngƣời.
Gian ngoan: gian và bƣớng bỉnh, ngoan cố , khăng khăng không chịu
nhận tội dù tội lỗi của mình ai cũng biết.
Tiếp đó là ý nghĩa của từng kiểu, thí dụ ý nghĩa phi cá thể hóa của các
kiểu láy gốc danh từ kèm theo thái độ sẽ là chỗ dựa chung để chúng ta phân
biệt các cặp đồng nghĩa:
Người- người ngợm/ ngựa- ngựa nghẽo/ máu- máu me/ da- da dẻ….
Tác dụng sắc thái hóa, hạn chế phạm vi biểu vật của các từ láy âm là
cơ sở giúp ta phân biệt nghĩa của các cặp:
Chậm- chậm chạp, rối- rối rắm, bối rối, nhanh- nhanh nhảu, nặngnặng nề….
Và cuối cùng , ý nghĩa các kiểu từ láy tận cùng nhƣ “ bấp bênh”, bập
bùng”…” nhúc nhích” , “xục xịch”, “ lúc lắc”… “ đứng đắn”, “ đầy đặn”, “
thẳng thắn”. “ đúng đắn”… cũng giúp chúng ta miêu tả đƣợc hàng loạt từ
đồng nghĩa biểu niệm.

14


Phƣơng pháp trên đây tuy chƣa hoàn hảo nhƣng có tác dụng chỉ ra đƣợc
những cái chung trong các hiện tƣợng đồng nghiã biểu niệm, nhờ đó có thể
giải thích đƣợc ý nghĩa của các từ một cách tƣơng đối nhất quán.
Nên chú ý thêm rằng hiện tƣợng đồng nghĩa biểu thái và đồng nghĩa
biểu niệm không tách rời nhau. Các từ đồng nghĩa đồng thời vừa khác nhau
về ý nghĩa biểu thái, vừa khác nhau về ý nghĩa biểu niệm. Do đó, sự phân biệt
đồng nghĩa biểu thái và đồng nghĩa biểu niệm không phải là sự phân loại mà
chỉ là những phƣơng diện ngữ nghĩa cần đƣợc phân tích, đối chiếu trong các
từ đồng nghĩa.
c. Gía trị của từ đồng nghĩa
- Cung cấp cho ngƣời sử dụng ngôn ngữ những phƣơng tiện ngôn ngữ để biểu

thị các sự vật, hiện tƣợng trong những biểu hiện phong phú, sinh động, đa
dạng của nó trong thực tế khách quan.
- Sự tồn tại của các từ đồng nghĩa còn là biểu hiện của sự phát triển, sự phong
phú một ngôn ngữ nào đó.
Từ đồng nghĩa có giá trị tu từ học rất lớn. Vì vậy, trong ngôn ngữ thơ ca,
ngƣời ta sử dụng khá nhiều các từ, các cách nói đồng nghĩa.
1.1.2. Từ trái nghĩa
a. Khái niệm về từ trái nghĩa
Có thể định nghĩa về từ trái nghĩa nhƣ sau: Từ trái nghĩa là từ khác
nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về
logic, nhưng tương liên với nhau ( Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng
Việt, Sđd, trang 232 )
Ví dụ : dài – ngắn, xấu – tốt, thiện – ác…

15


Nếu nhấn mạnh mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các hiện tƣợng trái nghĩa
và hiện tƣợng đồng nghĩa, ta có thể có cách định nghĩa khác về hiện tƣợng
trái nghĩa:
Trái nghĩa là hiện tƣợng ngƣợc lại với đồng nghĩa, nhƣng cùng có cơ
sở chung với hiện tƣợng đồng nghĩa. Cụ thể , trái nghĩa là hiện tƣợng phân
hóa hai cực của cùng một nét nghĩa lớn ( nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa có
tính khái quát rất cao). Nói cách khác, khi nét nghĩa lớn ấy phân hóa một
cách cực đoan thành hai cực ( lƣỡng cực hóa )n thì ta có các từ trái nghĩa;
còn khi các từ đồng nhất với nhau ở một trong hai cực đó thì ta có các từ
đồng nghĩa ( Đỗ Hữu Châu, Từ vựng- ngữ nghĩa tiếng Việt, Sđd, tr217218)
Ví dụ:
-Lƣỡng cực hóa nét nghĩa khái quát “ độ rộng’’ ta có cặp trái nghĩa:
rộng – hẹp.

-Lƣỡng cực hóa nét nghĩa khái quát “độ cao” ta có cặp trái nghĩa: caothấp.
-Lƣỡng cực hóa nét nghĩa khái quát “độ sâu” ta có cặp trái nghĩa:
sâu- nông.
Ở mỗi cực, ta có thể xác lập đƣợc hệ thống đồng nghĩa ( các từ đồng
nghĩa)
Ví dụ:
“độ dài”
Dài…../…..ngắn.
Lê thê, dằng dặc, dài ngoẵng/cộc, bần, cũn cỡn, ngắn ngủn…
Hàng loạt từ ở cực này ( đồng nghĩa với nhau), trái nghĩa với hàng
loạt từ ( cùng đồng nghĩa với nhau) ở cực kia. Nhƣ vậy hiện tƣợng trái
nghĩa mang tính đồng loạt chứ không phải chỉ xảy ra đối với hai từ.

16


Bên cạnh đó, ta còn thấy hiện tƣợng trái nghĩa là một hiện tƣợng có
tính chất bộ phận – tức là chỉ xảy ra đối với từng nghĩa của từ nhiều
nghĩa, chứ không phải xảy ra đối với toàn bộ ý nghĩa của một từ nhiều
nghĩa.
Ví dụ:
(1) “ già”
- Quả già >- Ngƣời già >< trẻ
- Cân già >< non (cân non)
- Già giặn >< non nớt
(2) “chạy”
- Ngƣời chạy >< đứng
- Xe chạy >< đứng
- Đồng hồ chạy >< chết

(3) “ nhạt”
- Muối nhạt >< mặn
- Đƣờng nhạt >< ngọt
- Tình cảm nhạt >< đằm thắm..
- Màu áo nhạt >< đậm
b. Phân loại từ trái nghĩa
Nói hiện tƣợng trái nghĩa xuất hiện do sự phân hó một nét nghĩa rộng
thành hai cực đối lập, nhƣng không phải bất cứ sự phân cực nào của một nét
nghĩa rộng đều cũng dẫn tới hiện tƣợng trái nghĩa. Nhƣ sự phân hóa nét
nghĩa “ vật thể” thành “ vật thể tự nhiên”, “ vật thể nhân tạo”; sự phân hóa
nét nghĩa “ cách thức”, “ không cách thức” hay sự phân hóa nét nghĩa “
phƣơng tiện” thành “ có phƣơng tiện” , “ không phƣơng tiện” chẳng hạn.
Ngữ nghĩa học hiện nay vẫn còn lúng túng trong việc xác định thế nào là sự

17


phân hóa trái nghĩa. Đó cũng là vấn đề thế nào là nội dung của các quan hệ
trái nghĩa.
* Từ trái nghĩa biểu thị trạng thái, tính chất đối lập nhau
Dài/Ngắn. Rộng/ Hẹp. To/ Nhỏ. Lớn/ Nhỏ. Cao/ Thấp.
Sâu/ Nông. Dày/ Mỏng. Béo/ Gầy…
-Trên/ Dưới. Trước/ Sau. Trong/ Ngoài. Phải/ Trái. Ngang/ Dọc. Gần/ Xa
- Mạnh/ Yếu. Căng/ Chùng. Chặt/ Lỏng. Thẳng/ Xiên.
- Đúng/ Sai. Đúng đắn/ Sai lầm. Có lý/ Vô lý.
- Nhanh/ Chậm. Sớm/ Muộn. Nóng/ Lạnh. Ấm/ Lạnh.
- Nhiều/ Ít. Đủ/ Thiếu. Đông/ Vắng. Rậm/ Thưa. Đầy/ Vơi. Thừa/ Thiếu.
Giàu/ Nghèo.
- Sáng/ Tối. Trắng/ Đen. Đậm/ Nhạt. Sáng sủa/ Tối tăm. Trắng trẻo/
Đen đủi.

- Có/ Không. Thực/ Hư. Thực/ Aỏ. Thật/ Gỉa. Thật/ Dối.
-May / Rủi. May mắn/ Rủi ro. Đỏ/ Đen.
- Hơn/ Thiệt. Hơn/ Thua. Lợi/ Hại.
- Nhọn/ Tù. Sắc/ Nhụt. Cứng/ Mềm. Cứng/ Dẻo. Khô/ Ướt. Khô/ Tươi.
Khô/ Ẩm.
Đặc/ Loãng. Chặt/ Lỏng. Chín/ Sống.
-Lành/ Dữ. Lành/ Độc. Thiện/ Ác. Hiền/ Ác.
- Động/ Tĩnh. Loạn/ Yên. Biến động/ Ổn định. Hỗn loạn/ Trật tự. Loạn
lạc/ Thái Bình. Ngăn nắp/ Hỗn độn.
- Vội vàng/ Thong thả. Hấp tấp/ Ung dung.
- Thơm/ Thối. Trong/ Đục. Chăm/ Lười. Trơn/ Nhám.
- Dễ/ Khó. Thuận lợi/ Khó Khăn. Tiện lợi/ Bất tiện.
- Gìa/ Trẻ. Gìa/ Non. Gìa giặn/ Non nớt.
- Sạch/ Bẩn. Đẹp/ Xấu. Tốt/ Xấu.

18


- Ồn ào/ Lặng lẽ. Đông đúc/ Vắng vẻ. Buồn/ Vui. Sướng/ Khổ.
- Tất nhiên/ Ngẫu nhiên. Thường xuyên/ Bất thường.
- Chủ động/ Bị động. Tự giác/ Tự phát. Có ý thức/ Vô ý thức. Cố tình/
Vô tình.
- Tích cực/ Tiêu cực. Tiến bộ/ Lạc hậu. Cách mạng/ Phản động. Lạc
quan/ Bi quan.
- Công khai/ Bí mật. Hợp pháp/ Bất hợp pháp.
- Thanh/ Tục. Thanh nhã/ Tục tằn. Nhã Nhặn/ Thô lỗ.
- Vụng/ Thô. Vụng/ Khéo. Thô/ Tinh.
-Lương thiện/ Bất lương. Liêm khiết/ Tham ô. Chính/ Tà.
- Ngoan/ Hư. Lễ phép/ Vô lễ. Lịch sự/ Bất lịch sự.
- Thống nhất/ Chia rẽ. Hợp/ Tan. Đoàn kết/ Chia rẽ. Hòa thuận/ Bất hòa.

- Công bằng/ Bất công. Bình đẳng/ Bất bình đẳng. Tự do/ Nô lệ.
Đáng chú ý là trong những cặp trên , có một số cặp mang ý nghĩa rất
khái quát ( nhƣ cao- thấp, tốt- xấu, mạnh- yếu, phải- trái, trên dưới…)
Ch. Osgood và những tác giả cùng trƣờng phái đã khái quát hóa những
cặp trái nghĩa nhƣ vậy trong tiếng Anh, cho rằng chúng có thể quy về 3 nhân
tố chính: nhân tố “ đánh giá” ( tốt -xấu), nhân tố “ cƣờng độ” (yếu – mạnh)
và nhân tố “ phƣơng hƣớng” ( trên- dưới, xa- gần ). Ba nhân tố này thƣờng
kết hợp lẫn nhau hình thành nên ý nghĩa cụ thể của từng cặp.
Sự khái quát nhƣ vậy gợi ý cho thấy rằng rất nhiều ý nghĩa của quan
hệ trái nghĩa trong từng cặp đƣợc xây dựng trên cơ sở ý nghĩa của từng cặp
khái quát kết hợp với các nét nghĩa hạn chế biểu vật.
Nhƣ rậm- thưa là do sự kết hợp của cặp nhiều- ít với nét nghĩa biểu
vật “ cây cối- rừng”; đông- vắng cũng do sự kết hợp cặp ít- nhiều, với cặp
động – tĩnh, tốt- xấu và nét nghĩa hạn chế biểu vật “ đạo đức xã hội”…

19


Rõ ràng là nghiên cứu sự tổ chức ý nghĩa của các cặp tính từ nhƣ trên là
một việc làm hết sức hấp dẫn , có nhiều ý nghĩa lí thuyết và thực hành.
Chính ý nghĩa của các cặp tính từ trái nghĩa nhƣ trên nhất là các cặp khái
quát là nội dung các quan hệ trái nghĩa có trong tiếng Việt ( và trong các
ngôn ngữ khác).
* Trongcác ngôn ngữ , hiện tƣợng trái nghĩa xảy ra nhiều nhất trong
khu vực các tính từ , tiếp đến là các động từ. Cũng có các danh từ trái nghĩa
nhƣng ít hơn và phải có điều kiện.
Với các cặp quan hệ trái nghĩa trong tính từ , chúng ta có thể xác định
và giải thích đƣợc các hiện tƣợng trái nghĩa trong các từ loại khác.
Nhƣ đã biết , không phải bất cứ sự phân hóa một nét nghĩa rộng nào
cũng dẫn tới quan hệ trái nghĩa. Có thể nói trong các từ chỉ hoạt động, chỉ sự

phân hóa nét nghĩa nào trùng với những cặp quan hệ trái nghĩa trong các tính
từ thì mới cho các động từ trái nghĩa.
Thí dụ: hai động từ nâng, hạ trái nghĩa với nhau vì chúng đối lập với
nhautheo cặp trái nghĩa về phƣơng hƣớng trên – dưới và cao- thấp. Hai động
từ tiến- lui trái nghĩa vì chúng đối lập theo cặp trước – sau. Hai từ q…. trái
nghĩa vì chúng đối lập với nhau theo cặp quan hệ động – tĩnh. Hai từ cho –
lấy , tặng – đoạt …. Trái nghĩa vì chúng đối lập với nhau theo quan hệ có –
không. Hai từ phân tán- tập trung trái nghĩa vì chúng đối lập theo quan hệ
chia rẽ- thống nhất.
Những sự vật , vật thể do các danh từ biểu thị, tự chúng không phải là
những cái trái ngƣợc nhau: chúng chỉ đơn giản là những cái khác biệt nhau.
Nhƣng, do chỗ các sự vật , vật thể, hiện tƣợng …. Đều đƣợc con ngƣời nhận
thức , đánh giá theo chủ quan của mình cho nên các danh từ biểu thị chúng
cũng có thể trái nghĩa , nếu chúng mang theo nhân tố đánh giá. Mà đánh giá
thì phải đánh giá theo các tiêu chí, các thang độ nhất định. Đó là các tiêu chí,

20


×