Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

HÀNH VI LẠM DỤNG RƯỢU BIA Ở VIỆT NAM_ Van cmt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.56 KB, 7 trang )

HÀNH VI LẠM DỤNG RƯỢU BIA Ở VIỆT NAM
I. Đặt vấn đề
Sử dụng rượu bia là một thói quen mang đậm nét văn hoá truyền thống tại
nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Sử dụng rượu bia với mức độ hợp lý có thể
đem lại cho con người cảm giác hưng phấn, khoan khoái, lưu thông huyết mạch…
Song rượu bia lại là chất kích thích, gây nghiện vì vậy người sử dụng rất dễ bị lệ
thuộc với mức độ dung nạp ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu bia.
Lạm dụng rượu bia gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng và
xã hội.
Ở nước ta, quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế trong những năm qua
đã giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng sử dụng rượu
bia trong sinh hoạt hàng ngày, trong những dịp lễ, hội, trong quan hệ công việc…
đang ngày càng gia tăng. Tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách
quốc gia phòng, chống tác hại của sử dụng rượu bia” do Bộ Y tế tổ chức tại Hà
Nội trong 2 ngày 18 - 19/3/2009, theo thống kê của Viện Chiến lược và chính sách
y tế (Bộ Y tế), năm 2006, tại Việt Nam, tỉ lệ người có sử dụng rượu bia chiếm
33,5%, trong đó số người lạm dụng rượu (theo tiêu chuẩn của WHO) lên tới 18%,
lạm dụng bia là 5% ,và đang có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo. Đại
bộ phận những người sử dụng ruợu thường uống rượu nấu thủ công: 95,7%. Đa số
những người sử dụng bia thường uống bia nhà máy: 87,9%. Trong số này bia TW
chỉ chiếm > 40% còn lại là bia địa phương. Địa điểm uống rượu bia chủ yếu là tại
nhà và tại lễ tiệc, uống tại quán, nhà hàng, khách sạn chiếm > 11%.
/>Thạc sĩ Vũ Thị Minh Hạnh, Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho biết,
mức độ sử dụng bia rượu ở người Việt Nam khá cao: 6,4 đơn vị/ngày,26,1 đơn vi
̣/tuần, vượt khá xa ngưỡng sử dụng rượu an toàn theo quy định của WHO. (Đơn vị


rượu thường có từ 8-14g rượu nguyên chất (pure ethanol) chứa trong dung dịch
đó. Mỗi đơn vị tương đương 270ml bia, hoặc 1 chén rượu vang 125ml, hay 1 chén
rượu mạnh 25ml. Dùng quá mức này được coi là lạm dụng).
Tình hình sản xuất, lưu thông và tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam liên tục gia


tăng trong những năm gần đây.. Mức tiêu thụ rượu, bia bình quân tại Việt Nam
khoảng 1,07% cồn nguyên chất/người/năm đứng thứ 149 thế giới (bia là 27
lít/người/năm). Mỗi năm Việt Nam sản xuất 1,2 tỷ lít bia. Con số này tăng 8-10%
sau từng năm. Lượng rượu được tiêu thụ ở Việt Nam mỗi năm là 350 triệu lít. Con
số thực tế cao hơn rất nhiều do chưa kiểm soát được lượng rượu nấu thủ công.
/>Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xuất bản năm 2011, Việt
Nam được xếp vào nhóm các quốc gia uống bia, tức là mức độ tiêu thụ bia vượt xa
so với các loại rượu và đồ uống có cồn khác. Theo số liệu năm 2005 của WHO
dẫn ra trong báo cáo, tỉ lệ tiêu thụ bia ở Việt Nam là 97% tổng số rượu bia được
uống hàng năm.
Tình trạng sử dụng và lạm dụng rượu bia tràn lan ở một số nơi đã làm cho
trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông trở thành những vấn đề đáng báo động.
Bình quân mỗi ngày cả nước có gần 40 trường hợp tử vong vì tai nạn giao thông,
trong đó hơn 50% số trường hợp là do người điều khiển các phương tiện tham gia
giao thông sử dụng rượu bia. Người lạm dụng rượu bia còn dễ mắc các bệnh như:
Gan, dạ dày, đại tràng... tạo ra gánh nặng y tế và sức khỏe của mỗi gia đình, cộng
đồng.
Tình trạng lạm dụng rượu bia đang là một vấn đề đáng báo động ở Việt
Nam cần phải có các biện pháp hạn chế kịp thời để giảm tỷ lệ người lạm dụng
rượu bia và mức tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam.
II. Các khái niệm liên quan
1. Khái niêm rượu, bia


Rượu là tên gọi của một nhóm các loại đồ uống có chứa cồn.
Bia là là một loại đồ uống chứa cồn được sản xuất bằng quá trình lên men
đường lơ lửng trong môi trường lỏng và nó không được chưng cất sau khi lên
men.
* Theo tiêu chuẩn của WHO:
+ Đơn vị rượu: chứa 8-14g rượu nguyên chất trong dung dịch.

+ 1 đơn vị rượu tương đương 3 lon bia (330ml nồng độ 5%) hoặc 3 chén rượu
mạnh (30ml, nồng độ 30%).
+
Lạm dụng rượu bia là dùng quá 1 đơn vị rượu/1 ngày.
2. Khái niệm lạm dụng rượu, bia
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bị coi là lạm dụng rượu
bia khi sử dụng ở mức: đối với nam giới, uống hơn 3 lon/ly bia (330ml) nồng độ
5%/ngày hoặc hơn 3 chén rượu (30ml) nồng độ từ 30 độ trở lên/ngày; đối với nữ
giới, uống hơn hai lon bia/ngày và hơn 2 chén rượu/ngày.
3. Khái niệm hành vi sức khỏe
-

Là hành vi liên quan đến việc bảo vệ, duy trì và tăng cường sức khỏe, hoặc

liên quan đến một vấn đề sức khỏe nhất định.
III. Nguyên nhân sử dụng rượu, bia
1. Yếu tố cá nhân
Về nhận thức: thiếu hiểu biết về tác hại của rượu bia nhất là vùng dân tộc ít
người.
-

Về quan niệm:

+

Giúp giải tỏa căng thẳng

+

Thể hiện bản lĩnh đàn ông.


+

Thể hiện người hiếu khách.

+

Uống rượu bia gia tăng khả năng tình dục.

-

Về cá nhân:

+
Diễn biến tâm lý xã hội. Rượu – nói chung là các chất gây nghiện – thường
được dùng để làm giảm bớt căng thẳng nội tâm.


+

Tính dễ bị tổn thương về tâm lý của từng người.

+ Các yếu tố di truyền đóng một vai trò quyết định trong nhiều trường hợp.
Rất nhiều người nghiện rượu đã hoặc đang có người nghiện trong gia đình. Thế
nhưng các nhà khoa học và bác sĩ vẫn chưa kết luận được là việc nghiện trong
những trường hợp này thật sự là được di truyền lại hay chỉ là bắt chước. Qua một
số nghiên cứu (thí dụ như ở những người sinh đôi) người ta phỏng đoán là rất có
thể có khả năng di truyền của tiềm năng nghiện.
/>%C6%B0%E1%BB%A3u#Nguy.C3.AAn_nh.C3.A2n_c.C3.A1_nh.C3.A2n
-


Về gia đình:

+

Do sự bất ổn trong gia đình.

+ Thái độ dung túng của gia đình.
- Về bạn bè:
Thông thường thì những người có quan hệ bạn bè với nhau đều là người
nghiện. Trong những trường hợp này thì những người này đều góp phần vào động
lực làm duy trì sự lạm dung rượu bia. Các thông tin sai sót và để giải quyết sự việc
các thành viên đều phải quan tâm tới lối thoát cho sự đồng lệ thuộc của họ cũng
như tới các vấn đề do chính họ lạm dụng rượu bia gây ra.
/>3. Môi trường học tập và làm việc
-

Đa số học sinh đều uống rượu với bạn bè, trong lớp cũng như ngoài lớp.

- Theo kết quả của SAVY cho biết: nam thanh niên chịu, áp lực bạn bè là yếu tố
tác động lớn nhất đến việc họ uống rượu bia, cao hơn cả so với việc hút thuốc lá,
sử dụng ma túy, quan hệ tình dục và xem phim ảnh khiêu dâm
- Trong dịp hè, học sinh ở nhà với bố mẹ, bị bố mẹ quản lý nên không được đi
chơi nhiều, không tiếp xúc với bạn bè nhiều nên không uống rượu bia nhiều, chính
vì thế, vào những dịp nghỉ hè, tỷ lệ uống rượu bia rất thấp.
- Theo nguồn Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002, nhóm nghề nhân viên văn
phòng, lãnh đạo có tỷ lệ uống rượu bia cao nhất (> 60%)(3). Kết quả trong nghiên cứu
cũng đưa ra nhận xét tương tự, với tỷ lệ uống rượu bia ở nhóm nghề nhân viên văn
phòng là 48%. Do nhân viên văn phòng (nhà nước cũng như tư nhân) là những đối
tượng có nhiều mối quan hệ nên việc giao tiếp qua những bữa tiệc có rượu bia phải

chăng là chuyện bình thường.


- Với dân lao động thì làm vài chai để giải mỏi, với dân công chức thì xả stress
sau giờ làm việc, đặt biệt là học sinh, sinh viên cũng không chịu thua kém các bật
đàn anh, đàn chú. Một bộ phận giới trẻ đã tìm tới rượu, bia như một cái "thú".
- Có các doanh nghiệp còn tự hào cho việc nhậu là một nét văn hóa của Việt
Nam, và thường đưa vào bàn nhậu để bàn các chuyện kinh doanh hoặc ký kết hợp
đồng.
/> />4. Cấp độ cộng đồng
5. Môi trường luật pháp, chính sách
- Đề nghị xây dựng luật về phòng chống lạm dụng rượu bia đó là đề nghị được
đưa ra tại hộ thảo nghị sỹ các nước CamPuChia, Lào, Thái Lan và Việt Nam về
chính sách, pháp luật phòng, chống lạm dụng rượu bia được ủy ban về các vấn đề
xã hội của quốc hội phối hợp với tổ chức khuyến khích không sử dụng rượu bia
(IOGT) tổ chức trong 2 ngày, mùng 6 và mùng 7 tại Hà Nội.
- Cần điều chỉnh Bộ luật Hình sự, Pháp lệnh Xử lý hành chính và các nghị định
xử phạt hành vi vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trật tự an
toàn giao thông đô thị về việc dùng rượu bia quá nồng độ mà tham gia gia thông.
- Việt Nam, ngay từ năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh
kiểm soát sản xuất và sử dụng rượu. Và từ đó đến nay QH đã ban hành một số luật
có những nội dung quy định trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hạn chế sản xuất, kinh
doanh, tiêu thụ và sử dụng rượu, bia; Chính phủ, các bộ, ngành cũng đã ban hành
nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn, thi hành luật.
- Bà Nguyễn Thị Xuyên cho biết: Năm 2009, sẽ trình Chính phủ Chính sách quốc
gia phòng, chống tác hại lạm dụng rượu, bia giai đoạn 2010 - 2020. Trong dự thảo
đề cương chính sách này, một trong những nội dung cơ bản là cấm quảng cáo,
khuyến mãi rượu, bia dưới mọi hình thức.
/>x?ItemID=1175



6. Một số khuyến nghị chính sách
- Các chương trình can thiệp và việc thực thi các chính sách hiện hành nhằm
hạn chế sử dụng rượu bia .
- Các chương trình can thiệp và hạn chế sử dụng rượu bia cần xem xét khía
cạnh.
- Cần đẩy mạnh các chính sách và chương trình can thiệp phòng chống lạm
dụng rượu bia. Cần tăng cường và có biện pháp hiệu quả trong thực hiện quy định
cấm người dưới tuổi trưởng thành mua rượu bia.
- Cần chú trọng hơn đến nguyên nhân của sự khác biệt về sử dụng rượu bia
theo vùng miền để có thể đưa ra những chính sách và chương trình can thiệp phù
hợp cho từng vùng, đặc biệt là những vùng có tỷ lệ sử dụng rượu bia cao (Tây
Bắc, Đông Bắc).
- Cần tăng cường việc thực hiện các chương trình phòng chống lạm dụng rượu
bia ở các khu có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Cần tìm hiểu sâu hơn nguyên
nhân sử dụng rượu bia trong TTN dân tộc thiểu số.
- Các chương trình truyền thông thay đổi hành vi về phòng chống rượu bia cần
được đẩy mạnh trong các trường phổ thông trung học và các cấp cao hơn.
- Cần xây dựng các chương trình can thiệp và chính sách phòng chống lạm
dụng rượu bia.
- Các chương trình dự phòng hạn chế sử dụng rượu bia cần được ưu tiên hơn
các chương trình can thiệp nhằm vào những người hiện đang sử dụng.
- Các chương trình can thiệp nhằm giảm áp lực của bạn bè trong việc rủ rê hay
ép buộc sử dụng rượu bia cần được khuyến khích.
- Cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các quy định và chính sách hiện hành
liên quan đến việc hạn chế sử dụng rượu bia trong khi điều khiển phương tiện giao
thông.





×