Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tổ chức hoạt động tạo tâm thế trong dạy học đọc hiểu văn bản thơ ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
************

NGUYỄN THỊ HUYỀN HƯƠNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO TÂM THẾ
TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU
VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ Văn

HÀ NỘI – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
************

NGUYỄN THỊ HUYỀN HƯƠNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO TÂM THẾ
TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU
VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG THPT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ Văn

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS BÙI MINH ĐỨC


HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoa luận tốt nghiệp với đề tài “Tổ chức hoạt động tạo tâm thế
trong dạy học đọc hiểu văn bản thơ ở trường THPT”, tác giả đã thường xuyên
nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo
trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Phương pháp dạy học Ngữ
văn và PGS. TS Bùi Minh Đức - người đã hướng dẫn trực tiếp.
Tác giả khoá luận xin được bày tỏ sự biết ơn và sự cảm ơn trân trọng nhất đến
các thầy cô.
Do năng lực của người nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên chắc chắn khóa luận
không tránh khỏi sự thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy
cô và các bạn.
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Huyền Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Tổ chức hoạt động tạo tâm thế
trong dạy học đọc hiểu văn bản thơ ở trường THPT” là kết quả nghiên cứu của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của thầy giáo – PGS.TS Bùi Minh Đức. Nội dung khóa
luận này không trùng với các bài viết, công trình nghiên cứu của các tác giả khác.
Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Huyền Hương



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GV:

Giáo viên

HS

Học sinh

THPT:

Trung học phổ thông

BĐST:

Bạn đọc sáng tạo

GS, PGS:

Giáo sư, Phó Giáo sư

TS:

Tiến sĩ

BP:


Biện pháp

PP:

Phương pháp

SGK:

Sách giáo khoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 4
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 5
7. Bố cục khóa luận ......................................................................................................... 5
NỘI DUNG .......................................................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG TẠO TÂM THẾ TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ ............... 6
Ở TRƯỜNG THPT ............................................................................................................ 6
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................................. 6
1.1.1. Đọc hiểu và đọc hiểu văn học nhà trường ........................................................ 6
1.1.1.1. Đọc hiểu ........................................................................................................ 6
1.1.1.2. Đọc hiểu văn học và đọc hiểu văn học nhà trường ....................................... 7
1.1.2. Thơ – khái niệm và đặc trưng của thơ............................................................. 10
1.1.2.1. Khái niệm chung về thơ .............................................................................. 10

1.1.2.2. Đặc trưng của thơ ...................................................................................... 12
1.1.3. Hệ thống hoạt động tổ chức HS đọc hiểu văn bản thơ ở trường THPT ........ 16
1.1.3.1. Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận văn bản thơ ............................................ 16
1.1.3.2. Hoạt động tìm hiểu tri thức nền của văn bản thơ ....................................... 17
1.1.3.3. Hoạt động đọc, hình dung tái tạo thế giới nghệ thuật trong văn bản thơ... 17
1.1.3.4. Hoạt động phân tích, lí giải nội dung ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của
văn bản thơ ............................................................................................................... 18
1.1.3.5. Hoạt động vận dụng .................................................................................... 18
1.1.4. Hoạt động tạo tâm thế trong dạy học đọc hiểu văn bản thơ ở trường THPT ......... 19
1.1.4.1. Khái niệm và mục đích của hoạt động tạo tâm thế trong dạy học đọc
hiểu văn bản thơ ở trường THPT ............................................................................. 19


1.1.4.2. Nội dung, hình thức của hoạt động tạo tâm thế trong dạy học đọc hiểu
văn bản thơ ở trường THPT ..................................................................................... 20
1.2 Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 22
Chương 2. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO TÂM THẾ TRONG
DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ Ở TRƯỜNG THPT .................................... 25
2.1.Tạo tâm thế cho HS bằng việc tổ chức đọc diễn cảm văn bản thơ ..................... 25
2.1.1. Đọc diễn cảm trong dạy học văn bản thơ ........................................................ 25
2.1.2.Tác dụng của việc đọc diễn cảm trong việc tổ chức hoạt động tạo tâm thế
cho HS trong dạy học đọc hiểu văn bản thơ ............................................................. 25
2.1.3. Các hoạt động đọc diễn cảm trong giờ dạy văn bản thơ ................................. 26
2.1.3. Yêu cầu của việc đọc diễn cảm ......................................................................... 26
2.2. Tạo tâm thế cho HS bằng việc ứng dụng CNTT ................................................. 29
2.2.1.Ứng dụng CNTT trong dạy học văn bản thơ .................................................... 29
2.2.2.Tác dụng của việc ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động tạo tâm thế
trong dạy học đọc hiểu văn bản thơ ........................................................................... 29
2.2.3. Các hoạt động tạo tâm thế bằng ứng dụng CNTT .......................................... 30
2.3. Tạo tâm thế trong dạy học đọc hiểu văn bản thơ bằng việc tổ chức các trò

chơi học tập .................................................................................................................... 36
2.3.1. Khái niệm và tác dụng của trò chơi học tập .................................................... 36
2.3.2. Các yêu cầu khi tổ chức trò chơi học tập ........................................................ 37
2.3.3 Các hoạt động tạo tâm thế bằng trò chơi học tập............................................. 37
Chương 3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM .................................................... 41
3.1. Mục đích thể nghiệm.............................................................................................. 41
3.2. Giáo án thực nghiệm .............................................................................................. 41
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học là một bộ môn thuộc lĩnh vực nghệ thuật đòi hỏi người dạy, người
học phải say mê, suy ngẫm, phải hào hứng khi tiếp cận thì mới có thể hiểu và làm rõ
được nội dung của văn bản. Dạy văn, học văn cũng là một nghệ thuật, cần đến sự
sáng tạo và linh hoạt về phương pháp. Những năm gần đây, ngành giáo dục nước ta
đã có những đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy,
mà tư tưởng cốt lõi là chú trọng vào người học, phát huy tính chủ động sáng tạo của
HS trong hoạt động học tập. Nhưng những đổi mới về phương pháp dạy học vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục.
Thực tế hiện nay cho thấy tình yêu văn học trong HS đã giảm sút rất nhiều
bởi văn học là môn học khó chiếm lĩnh, dù các em thích văn nhưng không phải em
nào cũng có khả năng tiếp thu dễ dàng, HS có năng khiếu học văn không nhiều.
Những ngành nghề mà HS thích sau này có thu nhập cao, khối dự thi thường sẽ là
các ban Khoa học tự nhiên. Chính vì vậy, việc xem thường, coi nhẹ, xa lánh môn
Ngữ văn là điều dễ hiểu. Song thực tế, Ngữ văn vẫn là một môn quan trọng, có vị trí
lớn trong trường học phổ thông, nó giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho HS,
giúp các em tự hoàn thiện mình hơn trong các mối quan hệ xã hội. Là môn học
thuộc nhóm công cụ, Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác.

Học tốt môn học này sẽ tác động, hỗ trợ tích cực đến các môn học còn lại.
Văn học là món ăn tinh thần của con người, không chỉ dung lí trí để “ nhận”
mà còn phải “cảm” bằng trái tim, tâm hồn. Vì thế người dạy không thể xem HS là
“chiếc bình” cần được đổ đầy kiến thức mà phải thấy được rằng các em là những
“ngọn đuốc” cần được thắp sáng. Vậy làm thế nào để đánh thức khát vọng học văn
vốn đang dần bị tắt nguội, để thắp sáng những niềm say mê văn chương trong HS,
để các em chủ động đến với môn Ngữ văn và yêu bộ môn này? Đánh thức khát
vọng văn chương không phải là điều dễ dàng, GV phải có sự chuẩn bị rất chu đáo,
hoàn hảo về giáo án, về các bước lên lớp và đặc biệt là tâm trạng cởi mở, tâm hồn

1


tràn ngập niềm yêu nghề và quý mến học trò. Cũng từ đó chúng ta có thể nhận ra
rằng, để HS chủ động đến với giờ học đọc hiểu văn học, ngoài sở thích, năng khiếu
phải có “tâm thế trong giờ học Ngữ văn”. Nghĩa là cần phải có một tâm lí thoải mái,
một sự tự tin, một cảm hứng, một tâm hồn văn chương thì mới có thể đi vào tìm
hiểu, khám phá được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.
“Tạo tâm thế” trong đọc hiểu văn bản văn học cũng là cách đa dạng hóa các
phương pháp dạy và học, tạo thêm sức hấp dẫn cho môn học và thu hút HS đến với
bộ môn. Hoạt động tạo tâm thế đóng vai trò rất lớn trong giờ học, giúp tạo tình
huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của HS và
nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều GV còn thiếu kinh nghiệm tổ chức hoạt động tạo
tâm thế cho HS, chưa thu hút sự chú ý của HS vào giờ học nên hiệu quả giờ học
chưa cao. Chính bởi những lí do trên, chúng tôi quyết định lực chọn đề tài này nhằm
xây dựng một số biện pháp tổ chức hoạt động khởi động, tạo tâm thế trong dạy học
đọc hiểu văn bản thơ ở trường THPT.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đọc hiểu và đọc hiểu văn bản là một nội dung nghiên cứu đã thu hút sự quan

tâm của rất nhiều nhà khoa học giáo dục trên thế giới trong khoảng 50 năm trở lại
đây. Từ những phát hiện và tìm tòi về lí luyết đang mỗi ngày được bổ sung đầy đủ,
bài bản, hệ thống, phong phú và đa dạng trên các phương diện mà vấn đề đọc hiểu
trải rộng, khoảng cách từ lí luận đến thực tiễn đã trở nên khá gần.Theo nghiên cứu
của Mark Sadoski, ấn phẩm đầu tiên nghiên cứu về mô hình lí thuyết đọc ra đời vào
những năm 1970 của Singer và Raddell. Làn sóng nghiên cứu về đọc nói chung, đọc
hiểu nói riêng đã nổi lên mạnh mẽ vào các năm 80, 90 của thế kỉ XX và những năm
đầu thế kỉ XXI, vừa phân hóa thành một số dòng lí thuyết nhất định, vừa bổ sung
cho nhau. Đã xuất hiện các cuốn sách về đọc của La Berge (1974), Samuel (1977),
Rumelhart (1977), Kintsch và Van Dijk (1978), R.C Anderson (1984), Gough
(1985), Sadoski, Paivio và Goets (1991),… Nhiều cuốn sách của các tác giả đã trở
nên quen thuộc đối với những người nghiên cứu đọc như: Cẩm nang nghiên cứu

2


đọc của Anderson và Rearson, Siêu nhận thức và việc đọc hiểu của Gamer, Giải mã,
đọc và thiểu năng đọc của Gough và Tunner,… Ngoài ra còn phải kể đến các bài
viết thường kì của nhiều tác giả trên tập chí Nghiên cứu đọc, các tuyển tập học thuật
về việc đọc,…Tìm kiếm thông tin trên Internet có thể bắt gặp rất nhiều trang web
mở rộng, phát triển hoặc can thiệp đọc cho nhiều đối tượng khác nhau.
Nghiên cứu về việc đọc nói chung, đọc hiểu văn bản nói riêng có thể tổng
hợp trên một số hướng cơ bản. Quả vậy, dù các hướng triển khai lí thuyết khá
phong phú song có thể quy về ba nội dung lớn. Đó là giải mã, hiểu và đáp ứng. Giải
mã tập trung vào việc biến đổi ngôn từ trên văn bản in thành ngôn ngữ nói- có thể là
đọc to, đọc thành lời, hoặc chỉ là những âm thanh vang lên trong đầu óc như là ngôn
ngữ bên trong. Hiểu quan tâm đến việc tạo ý nghĩa từ văn bản với các mức độ như:
hiểu theo nghĩa đen, suy luận và thưởng thức, thẩm bình. Đáp ứng, về một phưng
diện nào đó, giao thoa với hiểu ở khía cạnh nhận thức song nhấn nhiều hơn đến sự
ảnh hưởng, đánh giá và áp dụng từ việc đọc văn bản của độc giả.

Hơn nửa thế kỉ quan tâm nghiên cứu của thế giới về vấn đề đọc hiểu đã để lại
rất nhiều công trình, những cuốn sách, các bài báo khoa học. Ở Việt Nam, thuật ngữ
“đọc hiểu” được đưa vào nhà trường cho đến nay vừa qua một thập kỉ. Tư tưởng
dạy văn trong nhà trường thực chất là môn học dạy cho HS đọc văn, đọc hiểu văn
bản như thế, trước hết là quan điểm của một số nhà giáo dục trực tiếp làm tổng chủ
biên, chủ biên SGK như GS. Nguyễn Khắc Phi, GS. Trần Đình Sử. Bên cạnh đó còn
phải kể đến cái bài viết, cuốn sách viết về đọc hiểu văn bản văn chương của GS.
Nguyễn Thanh Hùng và một số ý kiến của một số người quan tâm đến vấn đề này
như: GS. Trần Đình Sử đã có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề đọc hiểu, ví dụ như
trong những bài viết: Dạy học văn là dạy học sinh đọc hiểu văn bản, bài Đọc hiểu
là một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay. PGS.TS
Nguyễn Thái Hòa với bài viết Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu. TS. Nguyễn Trọng
Hoàn với bài viết Đọc hiểu văn bản Ngữ văn ở THCS.
Và “đọc hiểu” còn được phát ngôn trực tiếp trong các tài liệu hướng dẫn thực
hiện chương trình, SGK cho GV, trên báo Văn nghệ, Tạp chí Giáo dục, Thông báo

3


khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội,…và một số cuốn sách khác. Còn có
thể kể đến một vài luận án có sự nghiên cứu về vấn đề đọc hiểu đã được bảo vệ
thành công như: Mô hình đọc hiểu tác phẩm văn chương theo loại thể ở Trung học
phổ thông của Nguyễn Thanh Bình, Lí thuyết ngôn ngữ học văn bản với việc dạy
đọc hiểu truyện kể dân gian ở Trung học cơ sở của Trịnh Thị Lan,…
Có nhiều cuốn sách, bài viết, công trình nghiên cứu về đọc hiểu, quy trình
đọc hiểu văn bản nhưng chưa thực sự quan tâm và đề cập đến việc tổ chức các hoạt
động trong giờ học văn bản nói chung và văn bản thơ nói riêng. Cần có những biện
pháp, cách thức đề xuất tổ chức hoạt động dạy học nói chung và hoạt động tạo tâm
thế nói riêng trong dạy học đọc hiểu văn bản thơ ở trường THPT.
3. Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động tạo tâm thế trong dạy học đọc hiểu
văn bản thơ ở trường THPT nhằm góp phần thu hút sự chú ý, tạo hứng thú, quan
tâm của HS với giờ học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn của việc tổ chức hoạt động tạo tâm
thế.
- Đề xuất các biện pháp tổ chức hoạt động tạo tâm thế trong dạy đọc hiểu văn
bản thơ ở trường THPT.
- Thiết kế giáo án nhằm thể nghiệm cách tổ chức hoạt động tạo tâm thế trong
dạy học đọc hiểu văn bản thơ ở trường THPT.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp tổ chức hoạt động tạo tâm thế trong dạy học đọc hiểu văn bản
thơ ở trường THPT.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung vào hoạt động tạo tâm thế trong dạy đọc hiểu văn bản thơ ở
trường THPT.

4


- Tập trung vào những văn bản tiêu biểu trong chương trình THPT như văn
bản ca dao, thơ Trung đại, thơ Mới, thơ Hiện đại…
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu của mình, chúng tôi đã tiến hành sử
dụng nhiều phương pháp sau:
- Nghiên cứu lí thuyết: phân tích tổng hợp, tiếp cận hệ thống, điều tra, khảo
sát…
- Phương pháp thực nghiệm: thiết kế giáo án.
7. Bố cục khóa luận

Bố cục khóa luận gồm 3 phần:
Mở đầu
Nội dung: Gồm 3 chương:
Chương 1: Cở sở lí luận và thực tiễn về việc tổ chức hoạt động tạo tâm thế
trong giờ dạy học đọc hiểu văn bản thơ ở trường THPT
Chương 2: Biện pháp tổ chức hoạt động tạo tâm thế trong giờ dạy học đọc
hiểu văn bản thơ ở trường THPT
Chương 3: Giáo án thực nghiệm
Kết luận

5


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠO
TÂM THẾ TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ
Ở TRƯỜNG THPT
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Đọc hiểu và đọc hiểu văn học nhà trường
1.1.1.1. Đọc hiểu
“Đọc hiểu” hay “đọc–hiểu” (reading comprehension, understanding reading)
là một thuật ngữ quen thuộc trong khoa học giáo dục ở nhiều nước tiên tiến trên thế
giới. Ở các nước phương Tây, đặc biệt là các nước Âu – Mĩ, đọc hiểu và lý thuyết
đọc hiểu (Theory ofreading comprehension) đã được chú ý từ lâu. Đã có hàng trăm
công trình viết về vấn đề này với các tên tuổi: K.Goodman (1970), A.K.Pugh
(1978), P.D.Pearson (1984), U.Frith (1985), M.J.Adams (1990)… thậm chí có hẳn
một tạp chí chuyên ngành về đọc (Journal of Reading). Ở nước ta, đọc hiểu mới
được quan tâm trong khoảng mấy năm trở lại đây gắn liền với quá trình đổi mới
chương trình, SGK Ngữ văn THCS và THPT. Nhìn chung, ở nước ta chưa có “lí

thuyết đọc hiểu” (Theory ofreading comprehension) mà mới chỉ là những quan
niệm và thể nghiệm ban đầu về đọc hiểu và đọc hiểu văn bản.
Về khái niệm đọc hiểu, GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng quan niệm : “Đọc hiểu
là một khái niệm khoa học chỉ mức độ cao nhất của hoạt động học; đọc hiểu đồng
thời cũng chỉ năng lực văn của người đọc”. “Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải
mã ý nghĩa văn bản” [9; tr.53]. Như vậy, đọc hiểu là hoạt động đọc và giải mã tầng
ý nghĩa của văn bản thông qua khả năng tiếp nhận của HS. Đọc hiểu là tiếp xúc với
văn bản ngôn từ, sử dụng một loạt thủ pháp và thao tác bằng cơ quan thị giác, thính
giác để tiếp nhận, phân tích giải mã và ghi nhớ nội dung thông tin, biện pháp nghệ
thuật, thông hiẻu các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và giá trị tự thân
của hình tượng nghệ thuật. Người đọc bằng toàn bộ con người tinh thần của mình

6


bao gồm trí tuệ và tình cảm, khối óc và trái tim, người đọc sẽ khám phá được những
bí ẩn tiềm tàng đằng sau hệ thống ngôn từ.
Gắn liền với thuật ngữ đọc hiểu, gần đây trong một số tài liệu dạy học còn
thấy xuất hiện thuật ngữ phương pháp đọc hiểu (Understanding reading method).
Chúng tôi cho rằng không nên hiểu đây là một phương pháp dạy học mà cần hiểu là
“cách thức”, “con đường” tổ chức, hướng dẫn HS lĩnh hội tri thức. Đúng hơn đó là
một hệ hình phương pháp dạy học bao gồm nhiều phương pháp, biện pháp dạy học
khác nhau được sử dụng để người dạy và người học có thể thực thi các nhiệm vụ
dạy học. Sở dĩ như vậy là vì quá trình chiếm lĩnh tri thức từ đọc đến hiểu là một quá
trình phức hợp nhiều hoạt động, thao tác tư duy trí tuệ, cảm xúc của con người. Để
HS có thể nắm được ý nghĩa của văn bản, đồng cảm và “đồng sáng tạo” với người
viết, GV không thể chỉ tổ chức mỗi hoạt động đọc (đọc thầm, đọc to, đọc chéo, đọc
hợp tác, đọc nhanh, đọc chậm, đọc diễn cảm…) mà còn phải tổ chức nhiều hoạt
động khác nữa : tái hiện, phân tích, cắt nghĩa… với hàng loạt các phương pháp, biện
pháp : gợi mở, nghiên cứu, so sánh, thảo luận nhóm…Tóm lại, đọc hiểu là một dạng

hoạt động nhận thức, là hành trình tiến tới nắm bắt và thể nghiệm ý nghĩa của văn
bản ngôn từ.
1.1.1.2. Đọc hiểu văn học và đọc hiểu văn học nhà trường
Trong đọc hiểu văn bản nói chung, đọc hiểu văn bản văn học có một vị trí
đặc biệt, bởi văn bản văn học là sản phẩm sáng tạo độc đáo của con người. Cũng
như quan niệm về đọc hiểu nói chung, có rất nhiều ý kiến xung quanh quan niệm
đọc hiểu văn học. Đọc hiểu văn chương là đọc cái chủ quan của người viết bằng
cách đồng hóa tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của mình vào trang sách. Đọc hiểu
không phải chỉ là tái tạo âm thanh từ chữ viết mà còn là quá trình nhuần thấm tín
hiệu nghệ thuật chứa mã văn hoá đồng thời với việc huy động vốn sống, vốn kinh
nghiệm cá nhân người đọc để lựa chọn giá trị tư tưởng thẩm mĩ và ý nghĩa vốn có
của tác phẩm văn chương. Đọc hiểu là đón đầu những gì đang đọc qua từng từ, từng
câu, từng đoạn rồi lại quay về với những gì đã đọc để kiểm chứng và đi tìm sự hợp
sức của tác giả để tác phẩm được tái tạo trong tính cụ thể và giàu tưởng tượng.

7


Trong dạy đọc hiểu VB, GV chỉ là người hướng dẫn HS tìm hiểu bắt đầu từ hiểu từ,
hiểu câu, hiểu đoạn, hiểu liên kết, hiểu ý nghĩa toàn bài. Hiểu văn học không chỉ
hiểu nội dung xã hội, mà còn hiểu cái hay, cái tình, cái tài, cái tuyệt vời trong nghệ
thuật. Cũng theo GS. Trần Đình Sử, đọc hiểu văn học có hai bước : hiểu thông báo
và hiểu ý nghĩa. Hiểu thông báo là hiểu ngôn từ và hình tượng. GV nên tùy thuộc
vào từng đối tượng HS mà đưa ra gợi ý hoặc các yêu cầu khác nhau để hướng dẫn
HS tiếp cận và chiếm lĩnh văn bản văn học từ bước thâm nhập môi sinh của tác
phẩm qua các thông tin về hoàn cảnh ra đời (hoàn cảnh lớn – bối cảnh chính trị, xã
hội, văn hóa của thời đại; hoàn cảnh nhỏ - tiểu sử, con người nhà văn; hoàn cảnh
cảm hứng – hoàn cảnh trực tiếp ra đời tác phẩm) đến bước tri giác ngôn ngữ (đọc –
hiểu tầng ngôn từ), nhập cảm vào thế giới hình tượng (đọc - hiểu tầng hình tượng),
khám phá các lớp ý nghĩa (đọc - hiểu tầng ý nghĩa) và thể nghiệm các giá trị của tác

phẩm trong thực tiễn đời sống (đọc – thể nghiệm).
Từ đây, chúng tôi xác định đọc hiểu văn bản văn học ở nhà trường phổ thông
thực chất là một hệ phương pháp hoặc một quy trình tổ chức HS tiếp cận và chiếm
lĩnh văn bản văn học. Quy trình đó được triển khai thành một hệ thống các hoạt
động tiếp nhận đặc thù được GV tổ chức ở HS. Mỗi hoạt động lại được “vật chất
hóa” bằng những hành động và thao tác cụ thể phù hợp với đặc trưng thể loại tác
phẩm và khả năng tiếp nhận văn học của bạn đọc học sinh. Một cách khái quát, có
thể hình dung quy trình đọc hiểu văn bản văn học nhà trường qua các cấp độ, các
bước sau :
+ Đọc tiếp cận :
Đây là bước đọc Tiểu dẫn để tiếp xúc với ngữ cảnh rộng và hẹp của tác
phẩm. Đây là bước làm quen, bắt đầu tiếp xúc với thế giới nghệ thuật của tác phẩm
thông qua các “tri thức bối cảnh”. Nhiệm vụ của bước này là kiến tạo môi trường
cảm thụ, giúp học sinh thoát khỏi những không gian riêng tư, cá nhân bên ngoài
chuyển vào không gian thẩm mỹ, tạm gạt bỏ những bộn bề của đời thường để “tham
dự” vào cuộc giao tiếp nghệ thuật với nhà văn. Bằng những cách tác động nào đó,
giáo viên phải tạo được ở học sinh một tâm thế tiếp nhận, thu hút được sự chú ý của

8


các em đối với bài học, gây được hứng thú tiếp nhận và một ý thức sẵn sàng nhập
cuộc đầy mê say với khát vọng trở thành bạn đọc sáng tạo của nhà văn.
+ Đọc văn bản và cảm nhập vào thế giới hình tượng của tác phẩm (đọc chữ,
đọc câu, đọc toàn văn bản, đọc tái hiện hình tượng) :
Hoạt động này nằm trong giai đoạn đầu của quá trình cảm thụ tác phẩm từ
lớp vỏ đến lớp hình. Quá trình nhận thức thẩm mỹ chỉ thực sự bắt đầu khi người đọc
làm sống dậy những kí hiệu, những con chữ câm lặng trên trang giấy. Tác dụng của
hoạt động “tri giác ngôn ngữ” này là giúp học sinh cảm nhận tác phẩm ở cấp độ
chỉnh thể, bước đầu hình dung được cuộc sống mà nhà văn đã miêu tả trong tác

phẩm và giọng điệu nghệ thuật của người nghệ sĩ. Để làm được điều đó, bước này
cần kết hợp các biện pháp đọc như đọc lướt, đọc chậm, đọc kĩ. Đọc lướt để nắm
được cái tinh thần chung của toàn văn bản. Thao tác này, Chế Lan Viên gọi là “tổng
hợp sơ thủy”, lấy trực cảm ra để cảm nhận chỉnh thể văn bản. Sau đó đọc chậm, đọc
kĩ kết hợp với đọc chú giải, đọc và tra cứu các loại từ điển để hiểu nghĩa của từ,
hiểu nghĩa và sắc thái biểu cảm của câu, hiểu mạch văn, bố cục và hình dung bức
tranh thế giới hình tượng hoặc nội dung thông tin sự kiện được nhà văn miêu tả
trong tác phẩm.
+ Đọc – phân tích – cắt nghĩa:
Đây là bước tiếp theo trong quá trình nhận thức thẩm mỹ của bạn đọc HS.
Nó bao gồm những thao tác đọc và tiếp nhận mang tính chất lý tính, từng bước đưa
học sinh thâm nhập sâu vào văn bản nghệ thuật, khám phá từng nét nghĩa và lớp
nghĩa để rồi cuối cùng nắm bắt được chủ đề, giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác
phẩm. Trong hoạt động này, nhiệm vụ của phân tích là trên cơ sở bức tranh thế giới
hình tượng do tưởng tượng tái hiện “cung cấp”, xác định các khía cạnh cụ thể và
tiêu biểu của tác phẩm (tức là chia nhỏ đối tượng thẩm mỹ, lựa chọn chi tiết nghệ
thuật điển hình, đặc sắc) nhằm chuẩn bị cho hoạt động cắt nghĩa sẽ diễn ra tiếp theo.
Cắt nghĩa là thao tác minh giải ý nghĩa nghệ thuật của đối tượng được lựa chọn
trong hoạt động phân tích. Đó là sự vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, ngôn
ngữ học, chú giải học, tâm lý học, xã hội học, triết học..., cả những liên tưởng, hồi

9


ức, vốn sống, kinh nghiệm thẩm mỹ làm sáng tỏ nghĩa tường minh và hàm ẩn, nội
dung thông tin xã hội và nội dung thông tin thẩm mỹ của đối tượng phân tích. Cắt
nghĩa (thường đi kèm với bình giá, có sự hỗ trợ của bình giá) còn có nhiệm vụ chỉ
ra cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở thao tác phân tích,
cắt nghĩa, HS mới chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”. Bởi vậy, trên nền tảng của
những hiểu biết cụ thể về tác phẩm, HS phải tiến hành thao tác tổng hợp, khái quát

hóa để xác định chủ đề tư tưởng của tác phẩm, cũng là thông điệp nghệ thuật mà
nhà văn muốn chuyển đến mỗi người đọc. Tóm lại, mượn cách nói của GS. Đặng
Thai Mai, có thể cho rằng bước thứ ba của quy trình dạy đọc hiểu là hoạt động tổ
chức học sinh “theo dõi trong nếp (pli) áng văn, tất cả cái tinh vi về tư tưởng, cái
độc đáo về nghệ thuật của một tác giả”.
+ Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo:
Đây là bước bộc lộ và thể nghiệm các giá trị văn học của học sinh. Nó thể
hiện kết quả tiếp nhận (những rung động, nhận thức, tình cảm, thái độ...) của HS
trước những sự kiện, những số phận… mà nhà văn đã xây dựng trong tác phẩm.
Đọc diễn cảm (diễn: phô diễn, biểu diễn, thể hiện; cảm: tình cảm, cảm xúc của nhân
vật, nhà văn và tình cảm của người đọc) không chỉ là hoạt động đồng cảm, chia sẻ,
tri âm giữa người đọc với nhân vật, người đọc với tác giả mà còn là hoạt động “kí
thác” – hoạt động thể hiện những cảm nhận riêng tư của người đọc. Ở cấp độ thứ
hai của đọc diễn cảm, người đọc đã bước đầu tiến tới đọc sáng tạo. Đọc sáng tạo là
phát hiện, bổ sung cho tác phẩm những giá trị mới, những phạm vi, nội hàm nghĩa
mới mà nhà văn chưa đặt ra và những bạn đọc khác chưa nghĩ tới. Đọc sáng tạo còn
là hành vi thể nghiệm các giá trị văn học của tác phẩm vào thực tiễn đời sống của
bản thân người đọc sau khi đọc hiểu văn bản.
1.1.2. Thơ – khái niệm và đặc trưng của thơ
1.1.2.1. Khái niệm chung về thơ
Thơ là loại hình văn học xuất hiện sớm nhất của nhân loại. Thơ ra đời hầu như
là cùng một lúc với nhạc, họa, nhảy múa trong các cuộc tế lễ thần linh, ma thuật
thời nguyên thủy. Theo khảo chứng của các nhà khoa học Trung quốc mới đây, thì

10


chữ “thi” trong Kinh thi nguyên là đồng âm với chữ chữ “tự” (nghĩa là chùa), nhà
thơ ban đầu là “tự nhân”, tức là người trông coi việc cúng thờ, tế lễ và các bài
“tụng”, “nhã” chủ yếu là sáng tác của loại người này, sau cộng thêm “phong” là

sáng tác của dân chúng. Ở phương Tây, cuội nguồn của thơ – “poet” trong tiếng Hi
Lạp có nghĩa là sản xuất, sáng tạo, chuyển vào thơ, nghĩa là “sáng tạo trên lĩnh vực
từ ngữ”. Nhưng xét về mặt lịch sử thì thơ ca còn xuất hiện trước cả ngôn ngữ. Nhà
khoa học Ý là Vico từng nói: “Ngôn ngữ bắt nguồn từ thơ ca”, còn Hegel trong Mĩ
học viết: “Lời của thơ nảy sinh vào thời xa xưa của mỗi dân tộc, lúc đó ngôn ngữ
còn chưa hình thành, phải nhờ có thơ ca ngôn ngữ mới được phát triển”. Như vậy
thơ ca là sản phẩm của nhận thức, tưởng tượng và sáng tạo, nhờ đó mà ngôn ngữ
được phát triển. Hegel cũng nói thơ gắn với nhạc và họa. Nhà mĩ học Trung Quốc
Chu Quang Tiềm nó thơ ca cùng một nguồn gốc với nhạc và vũ, mà dấu tích còn
thấy rõ trong dân ca, ca dao.Thơ ca gắn với các trò chơi ô chữ, câu đố, trò chơi con
trẻ. Từ đó nảy sinh hình thức ngôn từ đặc thù của thơ ca với tính âm nhạc, nhịp
diệu, hội họa. Người ta nói “Thi trung hữu họa” (trong thơ có họa), lại nói “Thi
trung hữu nhạc”(trong thơ có nhạc) là như thế.
Thơ là dạng thức ban đầu của văn học, ngoại trừ thần thoại thời nguyên thủy
tồn tại chủ yếu dưới các hình thức cúng tế, lễ hội. Các hình thức văn học ban đầu
như sử thi, kịch, thơ trữ tình đều là thơ ca, tức là ngôn ngữ có nhịp điệu.Thơ là hình
thức nghệ thuật cổ xưa hơn văn xuôi rất nhiều. Trong nhiều nền văn học, thơ ca ra
đời rất lâu thì văn xuôi mới xuất hiện. Văn học Việt Nam cũng như vậy.
Trải qua thời kì dân gian truyền miệng rất lâu rồi mới đến thời kì có tác giả
và viết dưới hình thức văn tự.
Thơ có nghĩa rộng, bao hàm toàn bộ văn học.Ví dụ trong sách Thi pháp học
của Aristote, thơ bao gồm sử thi, bi kịch, hài kịch. Vào thời cận, hiện đại, thơ có
nghĩa hẹp chỉ riêng loại hình sáng tác cụ thể như thơ trữ tình, thơ tự sự, trường ca…

11


1.1.2.2. Đặc trưng của thơ
a. Đặc trưng nội dung của thơ
Thơ là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức. Tính trữ tình là đặc trưng

nổi bật nhất của nội dung thơ. Vần, nhịp, điệu đều cần cho thơ nhưng chưa phải là
bản chất của thơ. Trong Mĩ học, Hegel viết: “Đối tượng của thơ không phải là mặt
trời, núi non, phong cảnh, cũng không phải là hình dáng và các biểu hiện bên ngoài
của con người, máu thịt, thần kinh…Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần”.
“Nhiệm vụ của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống tinh
thần và tất cả những gì lay động ta, làm cho ta xúc cảm trong các dục vọng và các
tình cảm nhân chính”. Đúng như vậy, thơ không miêu tả sự vật bên ngoài, không kể
các sự vật xảy ra mà chỉ biểu hiện các xúc động nội tâm, những tình cảm, cảm nhận
của con người trước sự vật, sự việc giúp ta hiểu con người chủ thể ở bên trong. Nhà
thơ Anh Wordsworth (1770 – 1850) nói: “Thơ là sự biểu lộ của tình cảm mãnh liệt”.
Nhà thơ Chi Lê Pabol Neruda cũng nói: “Làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt”. Tình
cảm là sinh mệnh của thơ. Tình cảm mãnh liệt ở đây không phải là thứ tình cảm kêu
gào, khóc cười ồn ào ở bên ngoài, mà là sự rung động mãnh liệt ở bên trong, sự giày
vò, sự chấn động trong tâm hồn. Tình cảm mãnh liệt ở đây có nghĩa là nhà thơ phải
sống rất sâu vào tâm hồn mình, lắng nghe các xao động trong tâm hồn mình, đau
đớn, sướng vui với những gì trong ấy.
Nói đối tượng của thơ không phải là những sự việc bên ngoài không có nghĩa
là tình cảm trong thơ tự dưng nảy sinh theo kiểu không đau mà rên. Người xưa nói
cảm vật, tức cảnh. Phải có những sự kiện, sự việc, hoàn cảnh làm chấn động tâm
hồn nhà thơ thì tình cảm mới nảy sinh. Cho nên muốn hiểu thơ cũng phải biết suy
đoán cái tình huống đã làm nảy sinh tình cảm thơ. Sự kiện nề tảng của bài thơ nhiều
khi ghi ngay trong nhan đề bài thơ, chẳng hạn: bài Từ Hoàng Hạc Lâu tiễn Mạnh
Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của Lí Bạch, bài Nghe tiếng sáo dưới thành Thái Bình
của Nguyễn Du, đã cho biết tình huống của bài thơ. Có sự kiện ghi trong lời tựa,
như bài Tì bà hành của Bạch Cư Dị. Sự kiện trong bài Đây thôn Vĩ Dạ hẳn là mối
tình của nhà thơ với một cô gái Huế và tấm bưu ảnh in hình Huế mà cô gái gửi đã

12



gửi cho nhà thơ. Sự kiện của Từ ấy là ngày nhà thơ và Đảng, còn sự kiện của bài
Việt Bắc là ngày đảng và Chính phủ giã từ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội.
Nhà thơ Cuba Joes Marti nói: “Thiếu tình cảm thì có thể trở thành người thợ
làm những câu có vần, chứ không làm được nhà thơ”. Lê Quý Đôn từng nói: “Ta
cho thơ có ba điều chính: “một tình, hai cảnh, ba sự”. Trước hết là tình, tình làm nảy
sinh ra cảnh và sự. Hoặc ngược lại, “cảm cảnh, cảm vật mà sinh tình”. Thiếu đi một
tình cảm mãnh liệt thì không thể viết được những câu như thế. Nhưng thơ không
phải là sự bộc lộ tình cảm một cách bản năng, trực tiếp. Tình cảm trong thơ là tình
cảm được ý thức, được siêu thăng, tình cảm được lắng đọng qua cảm xúc thẩm mĩ,
gắn liền với khoái cảm của sự tự ý thức về mình và về đời. Tình cảm trong thơ là
tình cảm lớn, tình cảm đẹp, cao thượng, thấm nhuần bản chất nhân văn, chính
nghĩa. Tình cảm tầm thường không làm nên thơ. Như vậy, một tình cảm mãnh liệt
được ý thức, siêu thoát, không lệ thuộc vào đối tượng miêu tả cụ thể, làm cho thơ
trở thành nghệ thuật cao đẹp, nghệ thuật tự do nhất trong các nghệ thuật.
Thơ - nghệ thuật của trí tưởng tượng. Nếu tình cảm là sinh mệnh của thơ thì
trí tưởng tượng là đôi cánh của thơ. Tưởng tượng là hoạt động tâm lí phân giải, tổ
hợp các biểu tượng đã có để tạo ra hình tượng hoàn toàn mới. Mọi nghệ thuật đều
cần đến tưởng tượng. Vậy tưởng tượng trong thơ có đặc điểm gì? Thơ không xây
dựng các hình tượng khách thể như nhân vật trong truyện hay kịch, kí, mà xây dựng
hình tượng của bản thân dòng ý thức, cảm xúc đang diễn ra, vì thế tưởng tượng ở
đây chủ yếu là liên tưởng, giả tưởng, huyễn tưởng. Liên tưởng là hoạt động tâm lí từ
việc này, từ người này mà nghĩ tới việc khác, người khác. Như bài Tiếng hát con
tàu của Chế Lan Viên mở đầu bằng một thoáng hoang tưởng: “Con tàu lên Tây Bắc
anh đi chăng?” Huyễn tưởng là cách mượn giấc mơ, ảo giác để biểu hiện cảm xúc.
Lối tưởng tượng này làm cho tư duy thơ khác hẳn tư duy trong các thể loại văn học
khác.
Tính cá thể hóa của tình cảm trong thơ. Hegel nói trong thơ có sự tự biểu
hiện của chủ thể. Nhà thơ Trung Quốc Quách Mạt Nhược cũng nói, nội dung chủ
yếu của thơ là: “tự biểu hiện”. Thơ bao giờ cũng tự biểu hiện cái tôi tác giả của nó,


13


dù nhà thơ có ý thức điều đó hay không. Thơ là gương mặt riêng của mỗi con
người. Qua từng trang thơ, dòng thơ, người đọc cảm thấy được, thậm chí tiếp xúc
trực tiếp được với một cá tính, một cuộc đời, một tâm hồn. Nhưng đó là cái tôi thứ
hai của tác giả, không phải cái tôi tầm thường của thi sĩ. Thơ gắn liền với ý niệm về
cái tôi thi nhân của nhà thơ là một điều hiển nhiên. Vì thế, mặc dù giữa đời sống của
tác giả và tác phẩm không phải là quan hệ nhân quả trực tiêp, song tìm hiểu cá tính,
khí chất và cuộc đời thi nhân vẫn có ý nghĩa quan trọng góp phần hiểu được nét
riêng của thơ.
Đối với các nhà thơ lãng mạn thì cái tôi là một nguyên tắc cơ bản của thơ.
Nhà thơ nào cũng đặt nhiệm vụ đi tìm và biểu hiện cái tôi. Cái tôi là yếu tố chiếm
lĩnh đời sống, nhưng không có nghĩa rằng cái tôi chính là nội dung của thơ. Nội
dung của thơ phải mang ý nghĩa nhân loại. Chính vì vậy mà nhà thơ Anh gốc Mĩ
T.S. Eliot chủ trương “thi ca phi cá nhân hóa” để đạt đến giá trị nghệ thuật sâu sắc.
Thơ cần tình cảm, nhưng tình cảm trong thơ không phải là tình cảm cá nhân, mà là
tình cảm xã hội, nhân loại, nhưng cá nhân tạo nên cá tính cho tình cảm ấy. Dụng ý
của Eliot là muốn nói, đừng bám vào tiểu sử nhà thơ để cắt nghĩa thơ, mà hãy lí giải
thơ như một giá trị nghệ thuật độc lập thể hiện trong văn bản. Điều đáng chú ý là cái
tôi trong thơ là một vũ trụ riêng khác với cái tôi thực tại của nhà thơ. Cái tôi này là
một trung tâm giá trị thẩm mĩ, là cái tôi thứ hai của nhà thơ. Cho nên Eliot chỉ phủ
nhận cái tôi thi sĩ trong thực tế, chứ khó có thể phủ nhận được cái tôi nghệ thuật
trong thơ ca của nhà thơ.
Chất thơ của thơ. Có một điểm đặc biệt trong nội dung thơ là chất thơ. Nhà
phê bình Trung Quốc đời Thanh là Diệp Tiếp trong sách Nguyên thi có nói: “Có lí
có thể nói, ai cũng được nói được, đâu cần nhà thơ kể lại. Phải có những cái lí
không thể nói, có những việc không thể kể, khi gặp thì chỉ hiểu ngầm qua hình dáng
có ý nghĩa, mà lí và việc cũng đã tường như thế”. Đó chính là cái chất thơ của đời
sống. Thơ không nói những điều nó viết ra, mà nói ở những chỗ trống không viết ra,

ở chỗ trắng, chỗ im lặng giữa các chữ, các lời. Ví dụ, chất thơ ở bài Mời trầu của
Hồ Xuân Hương không ở những thứ đem mời, cách mời, mà ở cảm nhận đời sống

14


toát ra từ sự mời trầu ấy. Đó là niềm khao khát giao duyên nhưng không còn ảo
tưởng. Nếu đem thuật lại Xuân Hương mời gì, thái độ mời như mắng thế nào, thì đó
đâu phải là chất thơ? Cũng giống như câu kết trong bài Đánh đu của Hồ Xuân
Hương:
Chơi xuân có biết xuân chăng tá
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không?
Điều muốn nói là tình cảm tiếc nuối hội xuân, là sự đời vô nghĩa khi hội
xuân đã hết. Đó là điều cảm nhận được qua lời thơ, nhưng không phải ở ý nghĩa mặt
chữ của câu thơ.
b. Đặc trưng hình thức của thơ
Thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tưởng. Thơ biểu hiện bằng biểu tượng
mang ý nghĩa, các ý tượng, hình ảnh có ngụ ý. Như trong bài ca dao Đêm qua ra
đứng bờ ao, những bờ ao, cá lặn, sao mờ, nhện giăng tơ, sao mai… đều là những
biểu tượng. Hegel nói: “Thơ cũng như nhạc đều xây dựng trên nguyên tắc dùng nội
cảm để tri giác nội cảm, tức là một nguyên tắc không có trong kiến trúc, trong điêu
khắc và trong hội họa. Hơn thế nữa, thơ còn mở rộng đến mức độ dùng các biểu
tượng, các trực giác và các tình cảm bên trong đặng dựng lên một thế giới khách
quan”. Mỗi loại thơ có những loại biểu tượng riêng: nhật, nguyệt, tùng, cúc, mai,
lan,… trong thơ cổ; bờ ao, giếng nước, bến đò, con bống… trong ca dao; cờ đỏ,
máu đào, bàn chân, tay sung, tay cày trong thơ cách mạng; trái tim đôi môi, làn
hương, bờ vai, con mắt… trong thơ lãng mạn… Mỗi nhà thơ cũng có những biểu
tượng không lặp lại.
Ngôn từ trong thơ được cấu tạo đặc biệt. Ngôn từ thơ là ngôn từ được cấu
tạo đặc biệt. Trước hết, đó là ngôn từ có nhịp điệu. Sự phân dòng của lời thơ nhằm

mục đích nhịp điệu, tạo thành đơn vị nhịp điệu. Cuối mỗi dòng đều là chỗ ngừng.
Tùy theo số chữ (tiếng) trong dòng thơ mà thơ có nhịp điệu khác nhau. Ví dụ như
thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ , 7 chữ, 8 chữ hoặc nhiều hơn, hoặc dài ngắn xen nhau... đều
tạo những nhịp điệu khác nhau, thích hợp với những cung bậc tình cảm khác nhau.
Các thể thơ tiếng Việt như lục bát, song thất lục bát, thất ngôn bát cú, cổ phong, tứ

15


tuyệt, hát nói…là những cấu tạo nhịp điệu đặc biệt, có vần lung, vần chân, có lối
ngắt nhịp riêng rất độc đáo. Thứ hai, ngôn từ thơ không có tính liên tục và tính phân
tích như ngôn từ văn xuôi, ngược lại, nó có tính nhảy vọt, gián đoạn, tạo thành
những khoảng lặng giàu ý nghĩa. Hơn nữa ngôn từ trong thơ không phải là ngôn từ
tuyến tính mà là ngôn phức hợp. Ví dụ khổ đầu trong bài thơ Nguyệt cầm của Xuân
Diệu:
Trăng nhập vào giây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lạnh, ôi đàn chậm!
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
Nhà thơ một lúc vừa nói về trăng, nói về đàn và nói về cảm xúc cơ thể của
chính mình. Mỗi âm thanh buông ra vừa như ánh sáng, vừa như nước mắt ngân
vang, vừa như rung động thân thể. Vì thế đọc thơ cần phải thả hồn theo cảm xúc,
chứ đừng chỉ tìm mạch logic, mặt chữ của lời thơ. Và khoảng trống giữa các chữ,
các dòng dành cho sự tưởng tượng của người thưởng thức. Thứ ba, ngôn từ thơ giàu
nhạc tính với những âm thanh luyến láy, những từ trùng điệp, sự phối hợp bằng trắc
và những cách ngắt nhịp có giá trị gợi cảm.
1.1.3. Hệ thống hoạt động tổ chức HS đọc hiểu văn bản thơ ở trường THPT
1.1.3.1. Hoạt động tạo tâm thế tiếp nhận văn bản thơ
Đây là công việc tạo tâm thế “nhập cuộc” cho học sinh. Nói đến “tâm thế”
là nói đến khái niệm “chú ý” - một khái niệm của khoa tâm lí học. Chú ý là sự

tập trung của ý thức vào một đối tượng, sự vật,... nào đó, để định hướng hoạt
động, đảm bảo điều kiện thần kinh - tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có
hiệu quả. Nhờ sự tập trung chú ý mà trong một thời điểm, giữa sự chi phối của
nhiều hướng và nhiều vấn đề tác động, có thể tách được một phạm vi chú ý xác
định thành đối tượng để chủ thể hướng vào đó mà tiến hành hoạt động chiếm
lĩnh đối tượng ấy.

16


Hoạt động này một phần giúp huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm sống của HS về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới. Phần
khác giúp thu hút sự chú ý, kích thích sự tò mò sự khám phá bài mới của HS.
GV có thể dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới, có thể đặt câu hỏi, kể chuyện, đặt
một tình huống, khai thác kênh nhạc, kênh phim, kênh hình, tổ chức trò chơi hoặc
sử dụng 1 số hình thức khác để giới thiệu bài mới. Hoạt động này sẽ được trình bày
chi tiết, cụ thể hơn ở mục sau.
1.1.3.2. Hoạt động tìm hiểu tri thức nền của văn bản thơ
Đây là hoạt động chuẩn bị cho đọc hiểu văn bản thơ, hoạt động này sẽ giúp
cung cấp cho HS tri thức bên ngoài tác phẩm, có liên quan đến tác phẩm, tạo tiền đề
cắt nghĩa cho việc tìm hiểu văn bản thơ sau này. Hoạt động này tương ứng với mục
Tiểu dẫn trong SGK. Ở hoạt động này GV cần bổ sung thêm về bối cảnh thời đại,
cung cấp thêm tri thức về thể loại, thể thơ cho HS.
1.1.3.3. Hoạt động đọc, hình dung tái tạo thế giới nghệ thuật trong văn bản thơ
Đọc là hoạt động tiếp cận tầng ngôn từ của văn bản thơ, khi đọc cần lưu ý
HS đọc một lượt toàn thể văn bản thơ để có cảm nhận chung về bài thơ sau đó đọc
chậm từng từ, từng câu, từng dòng, từng khổ kèm theo việc tìm hiểu chú thích để có
thể hiểu được nghĩa đen của bài thơ.
Hình dung, tái tạo thế giới nghệ thuật ở trong văn bản thơ là hoạt động đưa
HS đến tầng thứ hai của văn bản thơ, đây là hoạt động của năng lực tri giác, năng

lực quan sát, năng lực các giác quan cùng năng lực tưởng tượng, liên tưởng, suy
đoán của cá nhân người đọc - chủ thể cảm thụ. Nhà văn sáng tác văn bản - tác phẩm
văn học là để thể hiện nhận thức, quan điểm, tư tưởng… của mình về cuộc sống và
phương tiện để thể hiện điều đó là hình tượng nghệ thuật. Nhưng thế giới hình
tượng nghệ thuật đa nghĩa, và mỗi người đọc lại là một cá thể sáng tạo. Chính vì
vậy mà trong cảm thụ, tiếp nhận bản thơ, người đọc không chỉ phải có khả năng tái
hiện mà còn phải có khả năng tái tạo thế giới hình tượng nghệ thuật của văn bản
thơ.

17


Tái hiện là dựng lại, phác họa lại hình tượng mà nhà văn đã xây dựng bằng
cách bám vào, dựa vào ngôn từ văn bản. Tái hiện là khâu tiếp theo của tái tạo. Tái
tạo cũng là dựng lại, phác họa lại hình tượng nhưng có sự đóng góp chủ quan của
người đọc. Sản phẩm của tái tạo là những hình ảnh mới mẻ hiện ra trong tâm trí
người đọc, nó đa dạng phong phú, và không giống nhau giữa các người đọc.
HS sẽ nhập thân vào thế giới nghệ thuật của văn bản thơ, ở hoạt động này HS
phải hình dung được chủ thể trữ tình và thế giới hình tượng được nhà thơ miêu tả,
thấy được sự diễn đạt độc đáo, những hình ảnh mới lạ, những cấu trúc câu, đoạn
chứa hàm ý, những điểm sáng thẩm mĩ… mà nhà văn dụng công sáng tạo. Hoạt
động này chủ yếu diễn ra khi chủ thể HS điều khiển các giác quan, các thao tác tư
duy và năng lực tri giác để giải mã các thông tin nghệ thuật từ những tín hiệu ấy tạo
nền tảng vững chắc cho việc cảm thụ, tiếp nhận tác phẩm.
1.1.3.4. Hoạt động phân tích, lí giải nội dung ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của
văn bản thơ
Trên cơ sở những hoạt động trước, GV hướng dẫn HS đi sâu phân tích từ
ngữ, hình ảnh, dòng thơ, câu thơ để hiểu được nội dung phản ánh, biểu hiện của bài
thơ. Nội dung phản ánh có thể là thiên nhiên nhưng cũng có thể là chính tâm trạng
của người viết, còn nội dung biểu hiện là tâm tư, quan niệm của nhân vật.

Nếu nội dung phản ánh là cảnh thì nội dung biểu hiện là tâm trạng, còn nếu
nội biêu hiện là tâm trạng thì sau đó là quan niệm, tư tưởng của nhà thơ.
1.1.3.5. Hoạt động vận dụng
Mục đích của hoạt động này nhằm giúp HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã
học để giải quyết các vấn đề, các tình huống trong thực tế đời sống và liên hệ vấn đề
của văn học với những vấn đề của xã hội hiện đại ngày nay.
Hoạt động này không chỉ giúp HS nắm chắc được nội dung, kiến thức của
bài học mà còn hình thành và rèn luyện cho HS những kĩ năng, kĩ xảo đọc hiểu văn
bản văn học để có thể giải quyết các bài tập, những văn bản cùng thể loại không có
trong chương trình.

18


×