Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG NGHÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.76 KB, 14 trang )

HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
TRONG NGHÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ
Ở VIỆT NAM
GVHD: ..................
Nhóm: ....................
I.

Lý thuyết về chuyển giao công nghệ
1. Khái niệm chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền
sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển
giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Chuyển giao công nghệ
có thể diễn ra:
-

Từ một ngành công nghiệp này sang một ngành công nghiệp
khác
Từ một tổ chức này sang một tổ chức khác ở quy mô quốc tế
Giữa các nước phát triển
Giữa các nước phát tiển và các nước đang phát triển
Giữa các nước đang phát triển

Đối tượng chuyển giao công nghệ:
- Đối tượng công nghệ được chuyển giao là một phần hoặc toàn
bộ công nghệ sau:
• Bí quyết kĩ thuật
• Kiến thức kĩ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng
phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kĩ
thuật, công thức, thông số kĩ thuật, bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật,
chương trình máy tính, thông tin dữ liệu
• Giải pháp hợp lí hóa sản xuất, đổi mới công nghệ


- Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không
gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp


2. Phân loại chuyển giao công nghệ
- Căn cứ chủ thể tham gia chuyển giao:
• Chuyển giao nội bộ công ty hay tổ chức
• Chuyển giao trong nước
• Chuyển giao với nước ngoài
- Theo loại hình công nghệ chuyển giao:
• Chuyển giao công nghệ sản phẩm
• Chuyển giao công nghệ quá trình
- Chuyển giao theo hình thái công nghệ được chuyển giao
• Chuyển giao theo chiều dọc
• Chuyển giao theo chiều ngang
3. Các nguyên nhân xuất hiện chuyển giao công nghệ
- Công nghệ nội sinh: Công nghệ nội sinh là công nghệ được tạo
ra thông qua quá trình NC & TK ở trong nước
- Công nghệ ngoại sinh: Công nghệ ngoại sinh là công nghệ có
được thông qua mua công nghệ do nước ngoài sản xuất
- Những nguyên nhân khách quan dẫn đến CGCN:
• Không có quốc gia nào trên thế giới có đủ mọi nguồn lực để
làm ra các công nghệ cần thiết một cách kinh tế, do đó nhiều
nước muốn có một công nghệ thường cân nhắc về phương
diện kinh tế giữa mua và làm
• Sự phát triển không đồng đều của các quốc gia trên thế giới
về công nghệ
• Xu thế mở rộng hợp tác, khuyến khích thương mại tạo thuận
lợi cho mua bán, kể cả việc mua bán công nghệ
• Các thành tựu của khoa học công nghệ làm rút ngắn tuổi thọ

của các công nghệ, khiến nhu cầu đổi mới công nghệ tăng
cao
- Những lí do khiến bên giao công nghệ muốn chuyển giao công
nghệ:
• Thu lợi nhuận cao hơn ở địa phương hay ở chính quốc





Chấp nhận cạnh tranh về sản phẩm để nhanh chóng thu hồi
vốn đầu tư, do đó có điều kiện đổi mới công nghệ
Thu được các lợi ích khác nhau như bán nguyên liệu, linh
kiện, phụ tùng thay thế.....

- Những lí do khiến bên nhận muốn chuyển giao công nghệ:
• Thông qua chuyển giao công nghệ, tranh thủ vốn nước
ngoài, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế
• Tận dụng nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được vì thiếu
công nghệ cần thiết, đặc biệt tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động
• Nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu cấp bách của xã hội và
doanh nghiệp
• Có điều kiện nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ....
4. Vai trò của chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ có vai trò to lớn đối với nền kinh tế
thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi nước nói riêng. Chuyển
giao công nghệ có lợi cho cả hai bên giao và nhận.
Ngày nay trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giớ cùng
với trình độ phân công lao động, chuyên môn hóa ở tầm chuyên

sâu từ chi tiết sản phẩm. Hoạt động chuyển giao công nghệ góp
phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển cho phép khai thác lợi
thế so sánh giữa các quốc gia. Mặt khác nó còn làm thay đổi cơ cấu
nền kinh tế thế giới theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và công
nghiệp.
Đất nước Việt Nam là một đất nước đông dân cư, đứng thứ
13 trong các nước đông dân nhất thế giới. Vì vậy mà một quốc gia
công nghiệp với dân số đông đứng thứ 13 trong Top những nước
đông dân nhất thế giới không thể không có một công nghiệp ô tô
riêng của mình.
Vì vậy để tránh đi sự tụt hậu thì Việt Nam cũng phải xây
dựng và phát triển công nghiệp ô tô của riêng mình thành một công
nghiệp trọng yếu, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của nền
kinh tế đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới.
II.

Tình hình chuyển giao công nghệ trong ngành công nghiệp ôtô ở
Việt Nam
1. Tình hình phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam


Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam


Ngành công nghiệp ô tô Việt nam chỉ thực sự hình thành từ
những năm 90 khi Chính phủ cho phép các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài được sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt nam.
Ngành sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam bao gồm 2 khối:
• Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: tổng vốn đầu tư
của 14 doanh nghiệp FDI là 920 triệu USD, năng lực sản

xuất 220.000 xe/năm, sản xuất chủ yếu xe du lịch, xe đa
dụng, xe tải;
• Các doanh nghiệp trong nước: hiện có khoảng hơn 30 doanh
nghiệp đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô với tổng số vốn khoảng
2.500 tỉ đồng. Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu sản
xuất các loại ô tô bus, xe khách, xe tải nhỏ và nặng, các loại
xe chuyên dùng.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hơn 10 năm qua đã dẫm
chân tại chỗ vì chiến lược phát triển ngành này chỉ quy tụ vào
biện pháp đóng thuế nhập khẩu kinh kiện, thuế nhập khẩu xe
nguyên chiếc để làm áp lực những nhà đầu tư thực hiện nội địa
hóa sản phẩm linh kiện. Đây là việc “không tưởng” vì các hãng
ô tô, ngay tại chính hãng, cũng chỉ sản xuất chiều sâu được 3645% các chi tiết của một chiêc xe, phần còn lại được những
nhà sản xuất linh kiện cung cấp. Với thị trường nhỏ bé mà Việt
Nam lại muốn điều phối tỷ lệ nội địa hóa chỉ thông qua chính
sách ưu đãi thuế nói trên, thì không có nhà đầu tư nào muốn
đầu tư sản xuất linh kiện thật sự.
Một sai lầm của các cơ quan hoạch định chính sách đối
với ngành công nghiệp ô tô trong thời gian qua là họ không
thấu hiểu được sự phức tạp của ngành công nghiệp ô tô. Vốn
đầu tư trong ngành công nghiệp ô tô rất cao vì đó là ngành cơ
khí chính xác, độ an toàn, chất lượng, kỹ thuật cao.
Nguyên nhân làm cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
không phát triển được và giá bán xe trong nước cao hơn nhiều
so với xe trong khu vực là ngành công nghiệp sản xuất linh
kiện phụ trợ kém. Cần phải phát triển ngành công nghiệp phụ
trợ thì ngành ô tô mới có thể cạnh tranh được. Sở dĩ công
nghiệp phụ trợ của Việt Nam không phát triển được, ngoài lý
do đã nêu ở trên thì còn có lý do mà một số nhà đầu tư đưa ra
là dung lượng thị trường ô tô của Việt Nam quá nhỏ bé. Vì nhỏ

bé nên các nhà đầu tư không muốn lao vào sản xuất linh kiện


phụ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước. Họ lại
càng không thể mơ đến việc cạnh tranh Trung Quốc, Thái Lan,
Đài Loan... trong việc xuất khẩu linh kiện ô tô. Thái Lan có tới
trên 1.500 doanh nghiệp phụ trợ. Với tỷ lệ nội địa hóa đạt tới
70%-80%. Đài Loan cũng có khoảng trên 2.000 nhà đầu tư sản
xuất linh kiện phụ tùng thay thế.
Như đã nói ở trên, ngành công nghiệp ô tô xe máy là
ngành cơ khí chính xác, Việt Nam không đồng hành với các
nước, nhưng không thể “đi tắt, đón đầu” được. Chỉ có một
cách hiệu quả nhất mà Việt Nam nên làm và phải làm là “bắt
họ phải cõng mình đi”. Nhưng “cõng” bằng cách cách áp dụng
tiêu chuẩn kỹ thuật cao mà các nước phát triển đang áp dụng.
Tiêu chuẩn này có lợi cho quốc gia và xã hội Việt Nam, người
tiêu dùng không phải trả thêm gì cả. Có như thế họ mới đưa
vào thị trường Việt Nam những kỹ thuật mới nhất: giảm khí
thải, giảm tiêu hao năng lượng, độ an toàn cao cho người tiêu
dùng và giảm thiểu tai nạn giao thông. Nếu ai nói rằng áp dụng
tiêu chuẩn kỹ thuật cao thì Việt Nam không làm được thì xin
thưa rằng Việt Nam có làm đâu mà chính các hãng ô tô nước
ngoài phải làm đấy chứ! Họ làm trong nước họ được tại sao
sang nước ta lại không? và nếu ai nói rằng sử dụng công nghệ
cao thì người tiêu dùng không có tiền mua là người tiêu dùng
đó không hiểu gì về kỹ thuật xe ô tô hay họ hiểu mà cố tình nói
khác đi để tiếp tục bán, tiếp tục “thải ra” kỹ thuật cấp thấp, lạc
hậu cho Việt Nam.



Định hướng phát triển của công nghiệp ô tô ở Việt Nam
Trong giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Bộ
Công Thương định hướng phát triển công nghiệp ô tô trở thành
ngành quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh,
quốc phòng của đất nước.
Tập trung vào các bộ phận quan trọng, hàm lượng công
lượng công nghệ cao để phục vụ nhu cầu của thị trường trong
nước, thay thế xe nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu. Phấn đấu tỷ lệ
nội địa hóa đến năm 2020 đạt 60% đối với một số dòng xe và
đến năm 2035 đạt đến 80% tỷ lệ nội địa hóa xe do Việt Nam sản
xuất.


-

Tỷ trọng số lượng sản xuất, lắp ráp trong nước so với tổng
nhu cầu nội địa:
• Xe ô tô đến 9 chỗ ngồi đến
+ Năm 2020 chiếm tỷ trọng 60%
+ Năm 2025 chiếm 65%
+ Năm 2030 chiếm 70%
• Xe ô tô trên 10 chỗ nồi đến
+ Năm 2020 chiếm tỷ trọng 90%
+ Năm 2030 chiếm 92%
• Xe ô tô tải đến
+ Năm 2020 chiếm tỷ trọng 78%
+ Năm 2030 chiếm 80%
• Các loại xe chuyên dùng đến
+ Năm 2020 chiếm tỷ trọng 15%

+ Năm 2030 chiếm 20%

-

Về sản lượng xe đến:
• Năm 2020 đạt hơn 227.000 chiếc
• Năm 2025 là hơn 466.000 chiếc
• Năm 2030 là gần 860.000 chiếc (ô tô dưới 9 chỗ ngồi
hơn 452.000 chiếc, ô tô tải hơn 356.000 chiếc)

-

Về xuất khẩu xe nguyên chiếc đến:
• Năm 2020 xuất khẩu 20.000 chiếc
• Năm 2030 xuất khẩu 30.000 chiếc

-

Về xuất khẩu linh kiện, phụ tùng đến:
• Năm 2020 đạt 4 tỷ USD
• Năm 2030 đạt 5 tỷ USD

- Về công nhiệp hỗ trợ:
• Năm 2020 đáp ứng 30 – 40% (về giá trị) nhu cầu linh
kiện, phục vụ cho nhu cầu của sản xuất, lắp ráp ô tô
trong nước
• Giai đoạn 2021 – 2025 đảm bảo cung ứng 40 – 50%
• Giai đoạn 2026 – 2030 đảm bảo cung ứng trên 50%
nhu cầu kinh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất, lắp ráp
ô tô trong nước.





Những nguyên tắc cơ bản của chính sách nội địa
Chính sách nội địa hoá được áp dụng cho tất cả các doanh
nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam, trên lãnh thổ Việt
Nam, hoạt động trong các lĩnh vực:
- Chế tạo ôtô (bao gồm cả lắp ráp)
- Chế tạo phụ tùng ôtô
- Xuất nhập khẩu, kinh doanh ô tô và phụ tùng phục vụ cho
nội địa hoá.
Để nhanh chóng xây dựng và phát triển công nghiệp ôtô,
Việt Nam cần phải nhanh chóng nội địa hóa các phụ tùng ôtô
từ đơn giản đến phức tạp, tức là phải tự sản xuất được trong
nước các phụ tùng ôtô cơ bản với tỷ lệ ngày càng cao.
Chính sách nội địa hóa được thực hiện dựa trên các nguyên
tắc:
-

Nhà nước chỉ đạo và kiểm soát ngành công nghiệp ôtô
nhằm thúc đẩy sự phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra
cho từng giai đoạn.

-

Sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô theo quy mô lớn, mở rộng
hợp tác, hội nhập thị trường khu vực và quốc tế.

-


Phát tiển tối đa sản xuất trong nước, đồng thời phải đảm
bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế, trong đó lấy chất
lượng là mục tiêu hàng đầu. Ưu tiên cho việc khai thác
năng lực sản xuất sẵn có trong nước.

-

Nhà nước đưa ra các điều kiện để công nhận là sản xuất
ôtô ở Việt Nam:
• Là nhà sản xuất ôtô đích thực (có nghĩa là nhà sản
xuất ôtô gốc nước ngoài, không mang danh các
hãng ôtô khác).
• Có năng lực về tài chính, công nghệ và đổi mới sản
phẩm.
• Có kế hoạch nội địa hoá và cam kết thực hiện nội
địa hoá.
• Tuân thủ pháp luật của Việt Nam và quốc tế.




-

Nhà nước bảo hộ ngành công nghiệp ôtô Việt Nam phát
triển theo hướng tự điều tiết, đầu tư tập trung, có trọng
điểm, tiến tới hình thành các tập đoàn mạnh, đủ sức cạnh
tranh trên thị trường quốc tế.

-


Không cho phép các dự án đầu tư dưới hình thức 100%
vốn đầu tư của nước ngoài trong ngành công nghiệp ôtô.

-

Khuyến khích chuyển giao, áp dụng các công nghệ mới,
công nghệ cao, không chấp nhân công nghệ và mẫu sản
phẩm lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường.

-

Khuyến khích các biện pháp tiết kiệm nhiên liệu và giảm
ô nhiễm. Sau năm 2000, các loại xe tải, xe chở khách >15
chỗ ngồi đều phải sử dụng động cơ diezel.

-

Sản xuất phụ tùng là cốt lõi các chương trình nội địa hóa,
do đó được ưu tiên tư nhanh để đạt mức nội địa hóa cao,
đặc biệt là tập trung vào các phụ tùng dùng chung cho
nhiều loại xe đòi hỏi đầu tư công nghệ cao, vốn lớn.

-

Hạn chế tối đa việc nhập các loại xe đã qua sử dụng, đặc
biệt là xe con <7 chỗ ngồi.

-


Trong giai đoạn đầu này cho phép tự lựa chọn các chi tiết
nội địa hóa và chưa quy định phụ tùng bắt buộc nội địa
hóa, chỉ áp dụng tỷ lệ nội địa hóa quy định: tỷ lệ nội địa
hóa sau 5 năm là 10%, sau 10 năm là 30%.

Các giai đoạn phát triển của chương trình nội địa hóa
Giai đoạn 2001-2014, tốc độ tăng trưởng bình quân
của sản xuất lắp ráp ôtô khoảng 17%/năm. Biến động của
nền kinh tế và sự thay đổi của chính sách, đặc biệt các chính
sách về thuế, phí là các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản
xuất cũng như tiêu thụ xe ôtô.
Ngành công nghiệp ô-tô cũng khẳng định sớm việc tỷ
lệ nội địa hóa, nhưng thực sự ngành sản xuất này vẫn chưa
đạt được tiêu chí đề ra. Tỷ lệ nội địa hóa vẫn thấp so với mục
tiêu đề ra là 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010 đối
với loại xe thông dụng như xe tải, xe khách, xe con. Với tỷ lệ
nội địa hóa thấp như hiện nay, ngành công nghiệp ô tô của


Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh để tồn tại và phát triển.
Đây là những nội dung được đưa ra tại Tọa đàm “phát triển
công nghiệp tô tô và phụ tùng ô tô Việt Nam” do Bộ Công
Thương phối hợp tổ chức ngày 6/9/2016 tại Hà Nội.
Sau gần 20 năm xây dựng, bước đầu Việt Nam đã có
một ngành công nghiệp “lắp ráp” ô-tô. Chúng ta đã hình
thành được một ngành công nghiệp hỗ trợ, cung cấp một số
phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp ô-tô trong nước.
2.

Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ vào nghành công

nghiệp ô tô Việt Nam


Những thành tựu đạt được

Trước thập kỷ 90, có thể nói Việt Nam chưa có một ngành
công nghiệp ô tô nào. Gần 15 năm hình thành và phát triển thì đến
nay chúng ta đã có 11 liên doanh và trên 160 doanh nghiệp lắp ráp
và sửa chữa xe ô tô ra đời, với hơn 25 hợp đồng chuyển giao công
nghệ đã được thực hiện kèm theo với các dự án đầu tư. Đặc biệt là
các hãng đã cho và xuất xưởng các xe có chủng loại đa dạng theo
tiêu chuẩn của nhà sản xuất ô tô gốc. Cụ thể là đến nay, các sản
xuất lắp ráp nội địa được tung ra thị trường Việt Nam gồm 50 kiểu
xe các loại, các cỡ, thuộc 50 nhãn mác xe tên tuổi trên thế giới.
Nhờ có hoạt động chuyển giao công nghệ mà Việt Nam đã tự sản
xuất và cung cấp được khá nhiều loại xe sử dụng được trong nước,
giảm được số lượng xe nhập khẩu, tiết kiệm cho Nhà nước một
lượng ngoại tệ đáng kể.
Tuy nhiên, mục tiêu chính của chuyển giao công nghệ mà
Việt Nam đặt ra không phải chỉ cung cấp một lượng xe cho thị
trường hay tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước mà là xây dựng một
ngành công nghiệp ô tô độc lập.
Trong những năm gần đây nổi bật là việc Hàn Quốc chuyển
giao hơn 100 công nghệ cho Việt Nam, trong đó có công nghệ taọ
khuôn đồng thời cho khung ô tô, ghế làm mát và sưởi nhiệt cho xe
ít tốn diện tích, phát triển công nghệ điều hòa không khí lưu động
trên xe hơi,...
Được biết, các công nghệ này sẽ được phía Hàn Quốc lần
lượt chuyển giao miễn phí cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc
biệt là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, các cơ quan,



Viện Nghiên cứu có nhu cầu trong chương trình hợp tác giữa hai
nước cũng được tiếp cận công nghệ.
Việc chuyển giao công nghệ sẽ được tiến hành dưới hình
thức dự án hợp tác nghiên cứu chung (R&D) giữa hai nước. Chính
phủ Hàn Quốc sẽ hỗ trợ hoàn toàn kinh phí cho các dự án R&D
này.
Trong các công ty đã đi vào hoạt động, Công ty Toyota Việt
Nam đã thực hiện được tốt nhất các hoạt động chuyển giao công
nghệ ô tô vào Việt Nam, tăng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của
mình. Hiện tại Toyota đã sản xuất lắp ráp 6 model xe tại Việt Nam:
Vios, Corolla, Camry, Innova, Fortuner, Hiace. Tất cả các model xe
đều có linh kiện, phụ tùng nội địa vói tỷ lệ nội địa ở mức cao.
Toyota cũng đã xây dựng kế hoạch 4 bước để nâng cao tỷ lệ nội địa
hóa Innova, đạt mức 50% - 60% vào năm 2018, khi doanh số bán
của dòng sản phẩm này đạt khoảng 50.000 xe/năm.


Những mặt hạn chế
Qua nhiều năm phát triển, ngành ô tô Việt Nam nói chung và
chuyển giao công nghệ ô tô nói riêng vẫn chưa có bước tiến nào
đáng kể.
Trước tiên đó là việc hoàn thành mục tiêu tăng tỉ lệ nội địa
hóa khi sản xuất ô tô vào năm 2020. Thời gian không còn nhiều
nữa mà công nghiệp ô tô tại Hà Nội vẫn phát triển chưa tương
ứng với tiềm năng hiện có. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam
đều có công nghệ trình độ gần như nhau, các phần nội địa hóa
mới chỉ dừng lại ở những chi tiết đơn giản, giá trị thấp như săm,
lốp, ghế ngồi, dây điện,.....

Thêm vào đó thì số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất
linh kiện còn rất ít, sản phẩm rất đơn giản như là gương, kính,
ghế, radio, dây điện, săm,....Quy trình sản xuất nhỏ, năng lực
hạn chế và giá thành cao, chất lượng, mẫu mã còn nhiều hạn
chế, không cạnh tranh được với các kinh kiện nhập khẩu.

III.

Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ
trong ngành công nghiệp ô tô trong những năm tới
1.

Phát triển nguồn nhân lực


2.

-

Tiếp tục cải cách và hoàn thiện hệ thống đào tạo R&D theo
hướng gắn liền với nghiên cứu. Đào tạo các đội ngũ giáo viên,
cải cách phương thức học tập, tài liệu học tập, các phương pháp,
tăng cường đào tạo kiến thức và kĩ năng theo hướng hiện đại.

-

Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư cũng như các
chuyên gia nước ngoài để họ yên tâm đầu tư cũng như là sinh
sống và làm việc, tham gia đào tạo nhằm chuyển giao một số
công nghệ mà ta đang cần.


-

Tổ chức khuyến khích hỗ trợ thành lập các trung tâm tư vấn về
chuyển giao công nghệ, các trung tâm chuyên đào tạo những
kiến thức cơ bản về đàm phán, ký kết hợp đồng, .....

Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính
- Hằng năm nhà nước công bố danh mục các dự án phát triển
nhập công nghệ mới và kêu gọi vốn. Doanh nghiệp nào muốn
áp dụng, thử nghiệm công nghệ mới hoặc muốn thu lợi từ việc
bán bản quyền công nghệ (nếu thành công) có thể tham gia góp
vốn cổ phần từ đầu (áp dụng nguyên tắc góp vốn đầu tư trong
phát triển nhập công nghệ mới).
-

Có chính sách khuyến khích chi tiêu các loại chi phí “tích cực”
nhằm tăng cường năng lực công nghệ nội sinh của từng doanh
nghiệp bởi năng lực công nghệ quốc gia xuất phát từ năng lực
của từng doanh nghiệp.

-

Có chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế đối với một số doanh
nghiệp được coi là trọng điểm đối với sự nghiệp phát triển công
nghệ của quốc gia (chẳng hạn như các doanh nghiệp áp dụng
công nghệ ưu tiên, tư vấn, hỗ trợ chuyển giao công nghệ).

-


Lập một quỹ phát triển công nghệ và chương trình hoạt động
trên nguyên tắc cấp tín dụng theo dự án đặt dưới sự lãnh đạo và
giám sát của các hội đồng quản trị bao gồm đại diện của một số
cơ quan và tổ chức có liên quan.


3.

4.

-

Đưa nhanh vào luật thuế giá trị gia tăng để tránh trùng lặp thuế,
khuyến khích các doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư cải tiến, đổi mới
công nghệ, nhập công nghệ mới tạo ra giá trị gia tăng.

-

Cho phép các doanh nghiệp áp dụng linh hoạt chế độ khấu hao.

-

Miễn giảm thuế với những ưu đãi đặc biệt đối vơi những nhà
đầu tư nước ngoài đem vào Việt Nam công nghệ thật sự tiên
tiến, hoàn thành chuyển giao các mức cao hơn của năng lực
công nghệ như kiến thức – kỹ năng cải tiến công nghệ , thiết kế
sản phẩm.

Tiếp tục hoàn thành chính sách nội địa hóa
-


Yêu cầu những nhà đầu tư nước ngoài, khi xuất trình dự án đầu
tư phải có kế hoạch nội địa hóa. Từng thời gian Bộ kế hoạch –
đầu tư có thể kiểm tra viêc kế hoạch nội địa hóa.

-

Chính sách thuế phải có ưu tiên cho những sản phẩm có tỷ lệ
nội địa hóa cao.

-

Trong chính sách nhập khẩu không nên cho nhập SKD mà chỉ
cho nhập từng CKD trở lên để làm nhà sản xuất nội địa lắp ráp
và thay thế dần dần các bộ phận sản xuất trong nước.
(CKD: nghĩa là xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện được
nhập khẩu. SKD: Xe lắp ráp trong nước có một số linh kiện đã
được nội địa hoá.)

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp- bản quyền
Phối hợp các cơ quan để sử lý nghiêm minh các trường hợp
vi phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ của nước ngoài
tại Việt Nam. Cần tránh tâm lý bảo vệ, nương nhẹ các doanh
nghiệp trong nước vì cái lợi nhỏ trước mắt không bù được những
tổn thất lâu dài về lòng tin cũng của các đối tác đang lắm giữ công
nghệ đối với hiệu lực của pháp luật,...

5.

Bảo vệ môi trường



Nhanh chóng cụ thể hóa các quy định của luật bảo vệ môi
trường đã được ban hành, triển khai những biện pháp cụ thể đã
được dự kiến như: thu phí (thuế) bảo vệ môi trường: nâng cấp, gia
tăng quyền hạn, cải thiện điều kiện làm việc cho cơ quan thanh tra
môi trường.
Có chính sách về ưu đãi cụ thể về tín dụng, miễn giảm thuế
đối với doanh nghiệp nước ngoài nào thực hiện cải tiến công nghệ,
chuyển giao công nghệ về môi trường, sản xuất các thiết bị bảo vệ
môi trường.
Giải quyết hài hòa mâu thuẫn giữa hiệu quả tài chính (lợi ích
ngắn hạn) khi nhập công nghệ - thiết bị cũ ( có giá rẻ hơn, công
nghệ có thể đã cũ cả về nguyên lý nhưng mới được sản xuất, thời
gian khai thác còn dài, phù hợp với các điều kiện tiếp nhận công
nghệ của Việt Nam…) với các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi
trường(lợi ích dài hạn) thep hướng có định hướng ưu tiên trong
từng vùng địa lý, từng lĩnh vực trong từng thời gian.
IV.

Kết luận
Công nghệ ôtô là một ngành công nghệ còn rất non trẻ của
Việt Nam. Được xây dựng trên nền tảng là một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, sử dụng lao động thủ công là chính, năng suất thấp,
hiệu quả thấp, vốn đầu tư thiếu thốn, ngành cơ khí chết tạo quá thô
sơ và có tình độ kỹ thuật công nghệ yếu kém cùng hệ thống hạ tầng
nghèo nàn, việc phát triển công nghiêp ôtô gặp rất nhiều khó khan.
Cân nhắc đến các lợi thế và yếu điểm của mình, chính phủ Việt
Nam đã xác định con đường thích hợp nhằm mục tiêu lâu dài là
xây dựng một ngành đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, đặc biệt là

trong trường hợp đồng liên doanh phải có hợp đồng chuyển giao
công nghệ và chương trình nội địa hóa sản phẩm.
Hoạt động chuyển giao công nghệ ôtô từ nước ngài vào Việt
Nam đã có những kết quả nhất định. Ngành công nghiệp ôtô được
nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và lắp ráp, trang đbị tiên tiến
hơn, làm tăng số lượng và đa dạng hóa sản phẩm ôtô và phụ tùng
ôtô.
Bởi vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là Nhà nước cần sửa đổi các
chính sách một cách hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của công nghiệp ôtô nói chung và hoạt động chuyển giao


công nghệ trong ngành nói riêng. Nếu trông thời gian tới, chúng ta
tìm ra và thực hiện được các giải pháp để tiến hành hoạt động
chuyển giao công nghệ ôtô từ nước ngài vào Việt Nam một cách có
hiệu quả thì chắc chắn công nghiệp ôtô hiện nay còn đang ở dạng
tiềm năm sẽ thực sự phát triển, trở thành công nghiệp chủ chốt của
nền kinh tế.



×