TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
----------------------
NGUYỄN THỊ HỒNG LÂN
PHƯƠNG THỨC “HUYỀN THOẠI HÓA”
NHÂN VẬT NỮ TRONG MỘT SỐ
TÁC PHẨM VĂN HỌC
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: Lí luận văn học
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH
HÀ NỘI, 2017
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được khóa luận này người viết đã nhận được sự giúp đỡ
và chỉ bảo tận tình của Ths. Nguyễn Thị Vân Anh – Giảng viên tổ Lí luận văn
học, các thầy cơ trong tổ cùng tồn thể các thầy cơ trong khoa Ngữ Văn
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cơ giáo hướng dẫn cùng tồn thể các thầy
cơ giáo trong khoa đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành khóa
luận này!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Lân
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định đề tài: “Phương thức “huyền thoại hóa” nhân vật nữ
trong một số tác phẩm văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975”
là kết quả tôi cùng sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Vân Anh, đồng thời đề
tài này không trùng với kết quả của tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng Lân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận .......................................................................... 5
7. Bố cục của khóa luận............................................................................... 6
NỘI DUNG .................................................................................................... 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH HUYỀN THOẠI ........................... 7
1.1. Khái niệm “huyền thoại” và “huyền thoại hóa” .................................... 7
1.2. Phê bình huyền thoại – nguồn gốc và quá trình phát triển ................... 10
1.3. Phê bình huyền thoại một hướng tiếp cận giàu tiềm năng ................... 14
Chương 2. “HUYỀN THOẠI HÓA” NHÂN VẬT NỮ GIỚI NHƯ MỘT HỆ
THỐNG TU TỪ NGHỆ THUẬT ................................................................. 16
2.1. Sự quy chiếu các mẫu gốc của huyền thoại......................................... 16
2.1.1. Mẹ Tổ quốc .................................................................................. 16
2.1.2. Nữ anh hùng chiến trận ................................................................ 25
2.1.3. Con người bất hạnh được cứu rỗi ................................................. 31
2.2. Thủ pháp trùng điệp và khoa trương, khuyếch đại .............................. 38
2.2.1. Thủ pháp trùng điệp ..................................................................... 38
2.3. Mơ típ thiện – ác đối đầu và cái kết có hậu ......................................... 46
2.3.1. Mơ típ thiện ác đối đầu ................................................................. 46
2.3.2. Mơ típ cái kết có hậu .................................................................... 52
KẾT LUẬN .................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Những năm gần đây, “huyền thoại” phê bình huyền thoại trở thành
mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu văn học. Một trong những nguyên
nhân cốt lõi là nó khẳng định được ưu thế trong việc giải mã, khám phá tác
phẩm. Khuynh hướng sáng tác huyền thoại không phải đến bây giờ mới xuất
hiện mà nó xuất hiện từ lâu và trở thành “cái nôi” của văn học, là “thể loại”
tồn tại lâu đời nhất trước khi phân rã thành những ý thức xã hội khác nhau, đã
trở thành cội nguồn, chất liệu sáng tác của mọi loại hình nghệ thuật khơng
riêng gì văn học. Nhà nghiên cứu Piere Brunel quan niệm văn chương, nghệ
thuật (và hiện nay là điện ảnh) có vai trò như một “phòng lưu trữ huyền
thoại”. Huyền thoại được tái sinh, bao bọc bởi văn chương. Huyền thoại lấp
lánh bí ẩn, trở thành cái nơi của văn học, vì ở huyền thoại có những tình
huống, hồn cảnh, câu chuyện mẫu với khả năng thâm nhập, tái sinh không
ngừng trong cấu trúc nghệ thuật. Không những vậy huyền thoại xuất hiện từ
vô thức tập thể của cộng đồng, của nhân loại nên nó như một di chỉ của kí ức,
văn hóa ăn sâu vào tiềm thức, chi phối, kiến tạo nên chất liệu trong quá trình
sáng tác của nghệ sĩ. Hướng tiếp cận huyền thoại mở ra những khả năng, triển
vọng mới trong nghiên cứu văn học nhưng đồng thời cũng gợi mở những
hướng thăm dò mới trong nghiên cứu quá trình tương tác, xâm lấn, ứng xử
với những chất liệu huyền thoại ở từng loại hình nghệ thuật (sân khấu, điện
ảnh, âm nhạc, kịch, điêu khắc…).
2. Giai đoạn 1954 – 1975 là một chặng đường dài đối với lịch sử dân
tộc cũng như đối với nền văn học Việt Nam. Văn học giai đoạn này phần lớn
là các sáng tác nói về cuộc kháng chiến chống Mĩ cùng với đó là sự chiến đấu
anh dũng của quân và dân ta. Chiến tranh qua đi nền văn học cũng dần đi vào
1
dĩ vãng. Do đó, việc tìm hiểu tác phẩm văn học cũng như nền văn học giai
đoạn 1954 – 1975 dưới những góc độ khác nhau là rất cần thiết. Người đọc có
thể tiếp cận tác phẩm từ nhiều góc nhìn khác nhau để có được cái nhìn tổng
qt về tồn bộ nền văn học. Vì vậy, chúng tơi đã lựa chọn đề tài “Phương
thức “huyền thoại hóa” nhân vật nữ trong một số tác phẩm văn học cách mạng
Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975” để có được cái nhìn mới hơn về văn học
giai đoạn này cũng như sự quy chiếu của các mẫu gốc huyền thoại đối với văn
học.
3. Nhìn từ các phương thức biểu hiện của văn học, chúng ta thấy có sự
kết hợp của nhiều khuynh hướng sáng tác, bút pháp sáng tác khác nhau. Nhìn
từ phương diện này “huyền thoại hóa” thực chất là một phương thức, kĩ thuật
sáng tác tiêu biểu của văn chương. Vấn đề cần nói ở đây là khi sáng tác bằng
sự vơ tình hay cố ý nhà văn đã sử dụng những chất liệu ra sao và nó có những
biến đổi gì trong cấu trúc, tư duy, thể loại, hình tượng thẩm mĩ. Hơn nữa
“huyền thoại hóa” xem xét dưới những góc độ khác nhau thì đây vẫn cịn là
một vấn đề còn nhiều khoảng trống cần được đào sâu nghiên cứu.
Huyền thoại không chỉ đơn giản là một phương thức, kĩ thuật sáng tác
mà hơn hết huyền thoại được xem như một “tiền văn bản”, một thể loại tồn tại
lâu đời nhất, một hình thức nguyên hợp sơ khai, nơi lưu giữ văn bản nhân
loại. Từ mối quan hệ giữa huyền thoại và văn học, tác phẩm văn học chính là
mảnh đất màu mỡ cho sự tham dự của huyền thoại, tư duy huyền thoại nảy
mầm biểu hiện bằng sự gia tăng, lặp đi lặp lại những cổ mẫu từ đó hình thành
nên khuynh hướng sáng tác huyền thoại đa dạng.
Từ thực tiễn trong hoạt động sáng tác và nghiên cứu văn học chúng tôi
lựa chọn đề tài “Phương thức “huyền thoại hóa” hình tượng nữ giới trong văn
học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975” hướng đến giải quyết những
luận điểm khoa học đã nêu ra.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã nói huyền thoại đóng vai trị như là “trạng thái đầu tiên” của cái
mà sau này sẽ được gọi là “ý thức xã hội của cộng đồng dân tộc” hoặc “liên
dân tộc”. Thực tế cho thấy nghiên cứu về huyền thoại đã có từ lâu. Khóa luận
này tìm hiểu phương thức “huyền thoại hóa” tức là nghiên cứu q trình, cơ
chế xâm lấn của huyền thoại, tư duy huyền thoại trong văn học viết mà phạm
vi cụ thể là hình tượng nữ giới trong văn học cách mạng 1954 – 1975.
Qua khảo sát chúng tơi tìm thấy một số cơng trình nghiên cứu cũng đã
đề cập đến phương thức “huyền thoại hóa” trong văn học. Luận văn của Lê
Quốc Hiếu “Phương thức huyền thoại hóa trong văn xi Việt Nam đương
đại” (Qua một số sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn
Xuân Khánh) đã đề cập đến phương thức huyền thoại hóa trong văn học.
Luận văn đề cập đến phương thức huyền thoại hóa từ phương diện thẩm mĩ;
các phương thức, khuynh hướng tái tạo huyền thoại.
Trên trang Văn học và Ngơn ngữ bài viết “Tìm hiểu phương thức
“huyền thoại hóa” trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới” của
Trần Mai Nhân cũng đã đề cập đến vấn đề huyền thoại hóa. Bài viết đã góp
phần có cái nhìn mới về phương thức “huyền thoại hóa”. Đề cập đến việc sử
dụng các điển tích để tạo nên những “huyền tích” cho tác phẩm. Bài viết cũng
đã chạm được đến một số khía cạnh của huyền thoại. Tuy nhiên, do dung
lượng bài viết còn hạn chế nên vấn đề bàn luận chưa được sâu sắc.
Bài viết “Hình tượng nhân vật nữ trong văn học Việt Nam giai đoạn
1954 – 1975” của Ths. Nguyễn Thị Vân Anh trên Diễn đàn văn nghệ Việt
Nam đã đề cập đến dấu ấn của phương thức “huyền thoại hóa” trong văn học
giai đoạn 1954 – 1975. Bài viết đã đề cập đến sự quy chiếu của các mẫu gốc
huyền thoại trong việc xây dựng hình tượng nhân vật. Vấn đề nghiên cứu chỉ
3
chạm đến một khía cạnh nhỏ của huyền thoại, nhưng lại giúp ta đến với “đại
lộ thênh thang” về lịch sử nghiên cứu huyền thoại.
Do sự khảo sát còn hạn chế nên chúng tơi chưa tìm hiểu hết được các
bài viết, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến phương thức “huyền thoại
hóa”. Tuy nhiên, có thể khẳng định đây là một vấn đề mới mẻ trong nghiên
cứu văn học cần được đào xới, tìm tịi, đi sâu phân tích.
Những bài viết trên đây, dù còn lẻ tẻ, song thực sự là chỉ dẫn, gợi ý quý
báu cho chúng tôi trong việc triển khai đề tài “Phương thức “huyền thoại hóa”
nhân vật nữ trong một số tác phẩm văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn
1954 – 1975.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài đã lựa chọn, đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận sẽ là:
các nguyên tắc “huyền thoại hóa” nhân vật nữ trong một số tác phẩm văn học
cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Số lượng các tác phẩm trong giai đoạn văn học này khá nhiều nhưng tơi
chỉ đi tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu. Về thơ, chúng ta có thể kể đến các
sáng tác của Tố Hữu, Lâm Thị Mĩ Dạ, Lê Anh Xuân, Dương Hương Ly… Về
truyện ngắn có thể kể đến một số tác phẩm như Mùa Lạc (Nguyễn Khải),
Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu), Rừng xà nu (Nguyễn Trung
Thành), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Kh)… Tiểu thuyết có Hịn đất
(Anh Đức), truyện kí có Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi),…
4. Mục đích và nhiệm nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Phương thức “huyền thoại hóa” nhân vật nữ trong
một số tác phẩm cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975”, người viết
4
muốn tìm hiểu những ảnh hưởng của các hình tượng văn học dân gian đối với
việc xây dựng các hình tượng nhân vật trong văn học viết giai đoạn 1954 –
1975.
Hơn nữa việc thực hiện đề tài khóa luận giúp cho chúng tơi có được
những hiểu biết sâu sắc hơn đối với văn học dân gian cũng như hiện tượng
văn học mà chúng tôi đang nghiên cứu.
Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào
việc nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong văn học cách mạng giai đoạn
1954 – 1975.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tơi sẽ tập trung làm rõ đặc điểm sau:
- Thứ nhất: Sự quy chiếu các mẫu gốc của huyền thoại
- Thứ hai: Các thủ pháp nghệ thuật và các mơ típ được sử dụng trong
văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.
Khi nghiên cứu vấn đề này người viết không chỉ dừng lại ở một thể loại
văn học mà có sự tìm tịi ở nhiều thể loại văn học như: thơ, truyện ngắn, tiểu
thuyết, truyện kí… để thấy được nét độc đáo trong việc quy chiếu các mẫu
gốc trong văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này để làm sáng tỏ vấn đề, người viết sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Trước hết, phê bình huyền thoại được xác định là phương pháp chủ
đạo. Đây là một một phương pháp nghiên cứu mà có vai trị quan trọng trong
việc giải quyết vấn đề.
-
Phương pháp tra cứu.
-
Phương pháp thống kê.
-
Phương pháp phân tích – tổng hợp.
5
-
Phương pháp hệ thống.
6. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: khóa luận này góp phần làm sáng tỏ thêm phương thức
“huyền thoại hóa” nhân vật nữ trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn
1954 – 1975.
- Về mặt thực tiễn: góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu, giúp
cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về phương thức “huyền thoại hóa” trong văn
học thêm phong phú.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận được triển khai thành 2
chương chính:
- Chương 1: Khái quát về phê bình huyền thoại
- Chương 2: “Huyền thoại hóa” nhân vật nữ giới như một hệ thống tu
từ nghệ thuật
6
NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH HUYỀN THOẠI
1.1. Khái niệm “huyền thoại” và “huyền thoại hóa”
“Huyền thoại” được xác định trong thuật ngữ phương Tây bằng từ gốc
là Myth (trong cổ ngữ Hi Lạp là Muthos, tiếng Pháp: Mythe, tiếng Anh:
Myth), với cách hiểu là câu chuyện về các vị thần, các cá nhân siêu việt, các
anh hùng chiến trận và gắn liền với khuynh hướng ngợi ca. Ở Việt Nam, khái
niệm “huyền thoại” vốn gắn liền với khái niệm “thần thoại”, tức là những câu
chuyện có tính chất thần kì (thần: thần kì; thoại: chuyện kể, câu chuyện).
Từ điển văn học định nghĩa huyền thoại là "thể loại truyện ra đời sớm
nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là tồn bộ những truyện
hoang đường tưởng tượng về các vị thần và những con người, những lồi vật
mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo ra
để phản ánh, lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan
niệm “vạn vật có linh hồn” (hay thế giới quan thần linh) của họ”. Cách hiểu
tương tự cũng được thể hiện trong Từ điển tiếng Việt, khi các nhà biên soạn
khẳng định câu chuyện huyền thoại là “kì lạ, hồn tồn do trí tưởng
tượng”. Lại Nguyên Ân trong sách 150 thuật ngữ văn học có cách định nghĩa
rộng rãi hơn khi cho rằng huyền thoại tồn tại “với tính cách là ý thức nguyên
hợp của xã hội cổ đại” và nó “khơng chỉ là thi ca, là sự hiểu biết (hoặc hiểu
lầm) về thế giới tự nhiên và xã hội mà còn là nghi thức, nghi lễ sùng bái, thể
hiện sự khuất phục của con người trước các sức mạnh khó hiểu, đầy tai hoạ
của tự nhiên và xã hội”. Như vậy, về cơ bản, khái niệm huyền thoại theo
nghĩa gốc nhằm chỉ một thể loại văn học, những câu chuyện gắn liền với tư
duy nguyên hợp và quan niệm vạn vật hữu linh của người cổ đại, thể hiện
những nhận thức ngây thơ của họ về các quy luật của tự nhiên và xã hội.
7
Vào thế kỉ XX, khi tư duy huyền thoại trở thành một hiện tượng phổ
biến trong văn học nghệ thuật thì càng có nhiều người quan tâm đến việc định
nghĩa một cách rõ ràng về khái niệm này, thường là trong các cơng trình khoa
học, như một giới hạn cho những vấn đề nghiên cứu của mình. Barbéris cho
rằng “huyền thoại là một hình tượng mà ý nghĩa ngày càng sâu sắc thêm ngay
cả khi kẻ sáng tạo hoặc những hồn cảnh sinh ra nó đã đi qua từ lâu rồi”. Ưu
điểm của định nghĩa này là đã mở rộng nội hàm của khái niệm, mở ra con
đường để tiếp cận chủ nghĩa huyền thoại thế kỉ XX, nhưng ngay trong sự mở
rộng ấy đã bộc lộ hạn chế. Trong lí luận văn học hiện đại, với quan niệm tác
phẩm văn học như là quá trình, bất cứ một hình tượng nào cũng ln có khả
năng sâu sắc thêm về ý nghĩa theo thời gian, và như vậy thì định nghĩa trên đã
cho phép du nhập vào huyền thoại tất cả mọi loại hình tượng. Garaudy ví
huyền thoại như một hệ thống tín hiệu thứ ba. Mặc dù trong định nghĩa này
Garaudy chưa luận giải một cách thật rõ ràng về mặt khoa học, nhưng cũng
phản ánh được phần nào tính chất của huyền thoại, thậm chí đã động được
đến đặc trưng cơ bản nhất của nó. Trong cuốn Thi pháp của huyền thoại,
Meletinsky không đưa ra một định nghĩa cụ thể, song có thể thấy lật đứa con ra đằng trước thì cây roi sắt giáng
xuống lưng. Cây sắt thứ hai quật vào trước ngực Mai, Mai vội lật đứa bé ra
đằng sau. Nó lại đánh sau lưng chị vội lật đứa bé ra đằng trước. Trận mưa cây
sắt mỗi lúc một dồn dập, không nghe thấy tiếng thét của Mai nữa. Chỉ nghe
tiếng đứa bé khóc ré lên rồi im bặt, tiếng cây sắt nện xuống hừ hự. Tnú không
chịu được bỏ gốc cây chạy ra, mấy thằng lính to béo ngã ra sân, thằng Dục
tháo chạy. Tnú không cứu được Mai, không cứu được con. Nguyễn Trung
Thành đã miêu tả sự chiến đấu kiên cường của Mai, Dít, họ thà chết chứ
khơng chịu khuất phục. Đó cũng chính là tinh thần chiến đấu kiên cường của
dân làng Xô-man. Tinh thần phản kháng chống lại sự áp bức bóc lột của bọn
thực dân.
51
Qua việc xây dựng các xung đột giữa ta và địch nhà văn đã cho ta thấy
sự đấu tranh chống lại của nhân dân ta. Họ không chấp nhận cái ác tồn tại trong
xã hội, khơng bằng lịng với nó và họ quyết tâm hành động để chống lại nó.
2.3.2. Mơ típ cái kết có hậu
Trong văn học Việt Nam thường xây dựng kết thúc truyện theo mơ típ
cái kết có hậu. Đặc điểm này là do sự chi phối trong quan niệm sáng tác của
nhân dân ta từ xa xưa. Trong các tác phẩm dân gian như truyện cổ tích, truyện
thần kì thường sử dụng mơ típ này. Nhân vật là những con người có số phận
đau khổ, bất hạnh trải qua mọi khó khăn, thử thách cuối cùng họ cũng có
được cuộc sống hạnh phúc. Qua đó thể hiện quan niện của nhân dân: Ở hiền
sẽ gặp lành. Đó cũng là ước mơ của nhân dân về một xã hội tốt đẹp.
Trong các câu chuyện cổ tích cái kết có hậu thường rất đẹp như: Hồng
tử và Cơng chúa sống bên nhau hạnh phúc, kẻ lương thiện người tốt bụng
luôn gặp may mắn, hạnh phúc, cái xấu bị trừng trị. Trong văn học cách mạng
ta cũng bắt gặp mơ típ này. Đó là Đào trải qua bao nhiêu đau khổ cuối cùng
cũng có được một cuộc sống hạnh phúc, hay Nguyệt cô gái trẻ rời ghế nhà
trường đi chiến đấu và gặp được tình yêu của mình.
Cuộc sống của Đào khi chưa lên nông trường Điện Biên hiện ra với bao
nhiêu xót thương. Tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì chẳng có gì đáng nói. Ở Đào
tuy trải qua những ngày tháng cơ cực nhưng trong cô vẫn le lói mong muốn
được sống, “muốn chết” nhưng lại tiếc “cuộc đời cịn dài”. Chính vẻ đẹp kiên
nghị đã làm hình tượng nhân vật Đào sống mãi. Đến với nơng trường Điện
Biên, đào hăng hái lao động bởi cô hiểu chỉ có lao động mới tìm thấy niềm vui
và hạnh phúc. Cô thi đua với những người khỏe mạnh như Huân, Lâm... Ở đây
số phận của cô đã dần thay đổi. Ít nhất ở thời gian này cơ khơng phải bươn trải
khắp nơi, khơng nhà khơng cửa. Cơ đã tìm lại được niềm vui trong lao động,
52
với những bạn bè xung quanh. Nhưng Đào vẫn mặc cảm tự ti, do chưa hiểu hết
mọi người nên cô cảm thấy đau khổ khi bị mọi người châm chọc.
Cô đã mất dần đi những suy nghĩ “còn những ngày sắp tới ra sao chị
cũng không cần rõ”. Chị không cịn tâm lí bng trơi số kiếp, chị biết kiêu
hãnh, biết sống vì phần tốt đẹp bên trong mình. Nhưng cũng phải mất một
thời gian Đào mới thực sự hòa nhập với cuộc sống nông trường, lúc này cuộc
sống của Đào mới có sự thay đổi sang một trang mới. Đến đây cảm hứng về
sự hồi sinh của cuộc sống sau chiến tranh mới được nhận thấy một cách rõ
ràng, đầy đủ.
Trước kia, tâm lí của Đào là “chán sống”, “quên đi cuộc đời”, nhưng sức
sống vẫn ẩn giấu mãnh liệt trong con người chị qua hình dáng, cử chỉ, ngôn
ngữ của chị. Con người với “hai mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh (...)
hàm răng khểnh của người ln ln ưa đùa cợt” cùng tâm lí “đơi mắt nhỏ vẫn
ánh lên những thách thức” thì khơng bao giờ chán sống. Đào khơng chịu khép
mình trong nỗi đau thầm lặng. Chị sống táo bạo và liều lĩnh bởi chị cần sống,
thèm sống. Nỗi khát thèm ấy dữ dội bùng cháy chứ không âm ỉ, bằng lặng.
Làm việc bên Hn, nhìn “đơi cánh tay cuồn cuộn thớ thịt cháy nắng, Đào cháy
lên nỗi thèm muốn một cảnh gia đình”. Đào thích Hn chưa hẳn là Đào u
Hn, bởi lí trí mách cơ đừng hi vọng gì ở người con trai ấy. Sự hồi sinh ở đây
chính là tâm lí bền bỉ trong Đào khơng chịu tắt theo năm tháng.
Sự hồi sinh của cuộc sống khơng chỉ có ở nhân vật Đào mà cịn có ở
nhân vật Hn với “những khát khao, những mơ ước đốt cháy trái tim” qua
lời ngỏ “táo bạo” của ông trung đội trưởng già phụ trách lò gạch. Sau chiến
tranh, sự sống hồi sinh khiến “khu nhà nữ công nhân rộn rịp người ra vào,
nhộn nhạo những tiếng cười, tiếng mời chào, tiếng đấm tay thùm thụp. Mảnh
đất Điện Biên trước kia là chiến trường ác liệt nhất Đông Dương, mà chỉ mấy
năm sau sức sống đã trở lại.
53
Bên cạnh sự thay đổi trong tâm hồn cảnh sống con người là sự hồi sinh
của thiên nhiên, của cơ sở vật chất. Thông qua nhân vật Đào, Nguyễn Khải đã
thể hiện một cảm hứng mới – cảm hứng về sự hồi sinh sau chiến tranh.
Chiến tranh khơng chỉ có bom đạn, khơng chỉ có chiến cơng mà cịn có
tình yêu – những tình yêu làm cho con người ta trở nên yêu đời, đẹp đẽ hơn.
Nguyệt biết Lãm chỉ qua lời kể của chị Tính. Nguyệt là một cơ gái mới rời
ghế nhà trường đi kiến thiết miền Tây, Nguyệt rất ngoan ngỗn và tích cực,
càng lớn lại càng xinh đẹp và hăng hái. Còn Lãm là một cậu thanh niên trốn
nhà đi bộ đội. Chỉ qua lời kể của chị Tính mà họ đã yêu nhau, suốt mấy năm
Nguyệt vẫn chờ Lãm dù cho họ chưa một lần gặp mặt. Đọc lá thư của chị
Tính Lãm sung sướng và xúc động lắm. Vì qua bao nhiêu năm sống trong
mưa bom bão đạn người con gái vẫn giữ bên mình hình ảnh một người con
trai chưa hề gặp mặt và chưa hứa hẹn điều gì. “Trong lịng cơ ta cái sợi chỉ
xanh nhỏ bé và óng ánh, qua thời gian và bom đạn, vẫn không phai nhạt,
không đứt”.
Lãm là một chàng lính lái xe đầy nghiêm túc. Lúc đầu biết có một cơ
gái đi nhờ xe, anh khơng chút thiện cảm và có ý nghĩ coi thường cơ. Thế rồi
trong chặng đường khơng biết ai móc miệng mình mà Lãm thấy mình ăn nói
văn vẻ q. Họ trị chuyện với nhau, chỉ cần Lãm hỏi Nguyệt có biết chị Tính
khơng thì có lẽ họ đã nhận ra nhau, nhưng Lãm lại không hỏi. Để rồi anh cứ
phân vân không biết cơ Nguyệt mà chị Tính nói là cơ Nguyệt đã hi sinh hay là
người con gái xinh đẹp đang ngồi bên cạnh mình. Chuyến đi lần này Lãm đã
khơng kịp ghé thăm chỗ chị Tính nhưng ngay sau đó Lãm có một chuyến đi
lên tiền tiêu vào ngay đêm hôm sau. Lần này, Lãm đã kịp ghé qua chỗ chị
Tính. Mặc dù khơng gặp được Nguyệt nhưng qua lời chị Tính Lãm đã biết
Nguyệt mà chị Tính nói chính là cơ gái đã đi cùng xe với mình hơm trước.
Suốt buổi trưa, Lãm đã mượn giấy bút và viết cho Nguyệt lá thư đầu tiên. Qua
54
bao nhiêu năm tháng sống giữa cảnh mưa bom bão đạn vậy mà Nguyệt vẫn
không quên Lãm. Trong tâm hồn người con gái bé nhỏ ấy “tình yêu và niềm
tin mãnh liệt vào cuộc sống, cái sợi chỉ xanh óng ánh ấy, bao nhiêu bom đạn
giội xuống cũng không hề đứt, khơng hề tàn phá nổi”.
Trong hồn cảnh mưa bom bão đạn mà lại có một tình u thơ mộng
đến vậy. Tình u chân chính của Nguyệt khiến ta xúc động, tâm hồn như
được thanh lọc, trong trẻo, thiết tha hơn trong cảm nhận về con người. Sự chờ
đợi bao giờ cũng xanh thắm trong lòng người, giúp con người ta sống có ý
nghĩa hơn bởi trong họ có một niềm tin, một tình u chân chính. Với niềm
tin ấy con người có thể vượt qua tất cả. Họ chiến đầu vì niềm tin, phấn đấu vì
niềm tin ấy. Có lẽ, nếu khơng có niềm tin ấy con người khơng thể vượt qua
những cam go khốc liệt của chiến tranh. Sự tàn ác của chiến tranh có thể phá
hủy những thành quả lao động của con người nhưng không thể phá đi niềm
tin của con người. Nguyễn Minh Châu đã dùng hiện thực để làm nền cho cái
lãng mạn, bay bổng, đó chính là sức hấp dẫn riêng của tác phẩm. Tác phẩm đã
để lại niềm tin cho con người vào cuộc sống, vào tình yêu.
Bằng việc xây dựng những kết thúc có hậu nhà văn đã gửi gắm niềm tin
của mình vào cuộc sống, vào tương lai. Khơng phải đến văn học giai đoạn này
mới xuất hiện mơ típ này, mà nó có trong sáng tác từ rất lâu. Qua đó, thấy được
những nét đẹp trong con người, họ ln phấn đấu để thay đổi nó chứ khơng
bằng lịng chấp nhận số phận. Đồng thời thể hiện quan niệm của nhân dân về
một xã hội tốt đẹp.
55
KẾT LUẬN
Đi dọc chiều dài lịch sử dân tộc, không đâu là khơng thấy bóng của
người phụ nữ Việt Nam; họ hiện lên là những người đảm đang bất khuất. Qua
việc tìm hiểu và khảo sát tình hình văn học giai đoạn 1954 – 1975 ta thấy
được bút pháp “huyền thoại hóa” trong văn học giai đoạn này. Phương thức
“huyền thoại hóa” được thể hiện đậm nét thơng qua hình tượng nhân vật nữ.
Sự quy chiếu của các mẫu gốc hình tượng mẹ Tổ Quốc, anh hùng chiến trận
và nhân vật bất hạnh được cứu rỗi. Nhờ vào đó bộ phận văn học giai đoạn này
đã xây dựng nên những tượng đài về người nữ anh hùng trong kháng chiến.
Họ không chỉ là những người phụ nữ giỏi việc nước mà đảm việc nhà (chị Sứ,
chị Út Tịch, mẹ Sáu...), họ gánh trên vai mình nhiệm vụ khác nhau xong
nhiệm vụ nào cũng hồn thành một cách xuất sắc. Đó cịn là hình ảnh của các
nữ anh hùng chiến trận. Khơng chỉ là những bà những mẹ mà cịn là những cơ
gái trẻ tuổi, thậm trí họ cịn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng trong hoàn
cảnh đất nước đang chìm trong bom đạn thì sự lựa chọn của họ là tấm gương
cho bao thế hệ noi theo. Việc xây dựng các tượng đài về những nữ anh hùng
nhằm mục đích giác ngộ ý thức cách mạng, xây dựng đất nước của quần
chúng nhân dân. Đây được xem là phương thức đặc thù của văn học giai đoạn
này. Qua cái thực tại được “huyền thoại hóa” tác giả muốn phản ánh hiện thực
xã hội mà nhân vật đang sống. Phải chăng trong hồn cảnh đất nước có chiến
tranh thì dù là thời nào đi nữa cũng có những nữ anh hùng. Họ không chấp
nhận cuộc sống nô lệ, không can tâm chứng kiến cảnh nước mất nhà tan nên
đã đứng lên chiến đấu. Góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào sự đấu
tranh, xây dựng đất nước. Bởi vậy, mới có những tượng đài về nữ anh hùng
cịn vang danh mãi đến hơm nay.
Phương thức “huyền thoại hóa” còn được thể hiện rõ nét trong việc
xây dựng những nhân vật bất hạnh được cứu rỗi. Họ là hiện thân của những
56
hủ tục lạc hậu, những con người thấp cổ bé họng trong xã hội, nhưng nhờ lí
tưởng của Đảng soi đường họ đã có được cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Họ biết
vươn lên để đấu tranh, để có được cuộc đời tươi đẹp hơn chứ không chấp
nhận một cuộc sống tẻ nhạt, bằng lặng.
Để tăng tính hấp dẫn cho nhân vật các nhà văn đã sử dụng biện pháp
nghệ thuật trùng điệp cùng với đó là thủ pháp khoa trương, khuyếch đại. Nhờ
vào thủ pháp khoa trương mà nhân vật như được nâng lên một tầm cao mới,
họ trở nên kì vĩ, phi phàm khơng chỉ về ngoại hình mà cịn trong nhân phẩm.
Họ có lịng u nước vơ bờ bến, kiên trung với Đảng, với lí tưởng. Dù đứng
trước khó khăn thử thách nhưng khơng sao làm lung lay được ý trí của họ. Họ
sẵn sàng hi sinh vì đất nước, vì Tổ Quốc, dưới làn mưa bom, bão đạn, họ đã
dũng cảm qn mình để hồn thành nhiệm vụ. Họ là những con người bình
thường mà cũng vô cùng vĩ đại. Những con người mà cái chết của họ đã hóa
thân vào quê hương, đất nước, trở thành bất tử, vĩnh hằng. Thủ pháp khoa
trương cũng được sử dụng để thấy được vai trò của Đảng trong việc thay đổi
cuộc sống của con người. Lí tưởng của Đảng như một nguồn sống mới khi họ
bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Thủ pháp trùng điệp trong
văn học giai đoạn này cũng được sử dụng với mật độ lớn. Cho thấy sự tài hoa
trong việc khắc họa nhân vật của nhà văn. Qua thủ pháp nghệ thuật này nhân
vật hiện lên vô cùng sinh động.
Như vậy, qua việc tìm hiểu tình hình văn học cách mạng giai đoạn
1954 – 1975, ta thấy được phương thức “huyền thoại hóa” hình tượng nhân
vật nữ được sử dụng trong văn học giai đoạn này với số lượng nhiều. Đó là sự
quy chiếu của các hình tượng văn học từ xa xưa.
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Thái Thị Hòai An (2013), “Dấu ấn phương thức huyền thoại hóa Franz
Kafka sáng tác Phạm Thị Hồi”, Khoa học Văn hóa Du lịch, (67).
2.
Trần Thị An (2000), “Đặc trưng thể loại việc văn hóa truyền thuyết dân
gian Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn,Viện Văn học, Hà Nội.
3.
Nguyễn Thị Vân Anh (2016), “Hình tượng nhân vật nữ trong văn học
giai đoạn 1954 – 1975”, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, (25).
4.
Austin (1995), “Huyền thoại là gì?”, Ngân Xuyên dịch, Văn học, (283).
5.
Lại Nguyên Ân (1992), “Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại” tạp
chí Văn học, (3).
6.
Bellemin – Noel, Jean, “Phân tâm học văn học”, Đỗ Lai Thúy Phan
Ngọc Hà dịch, www.phebinhvanhoc.com.vn.
7.
Barther Roland (2008), Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, Nxb.
Tri thức, Hà Nội.
8.
Đào Ngọc Chương (2009), Phê bình huyền thoại, Nxb. Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh.
9.
Lê Nguyên Cẩn (2013), Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
10. Cao Việt Dũng, “Chúng ta cần huyền thoại”, />11. Anh Đức (1966), Hòn Đất, Nxb. Văn học.
12. La Mai Thi Gia, “Ý nghĩa mô tip tái sinh việc thể hiện tư tưởng chủ đề
truyền thuyết truyện cổ tích”, www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.
13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2010), Từ
điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục.
14. Lê Minh Hà (2006), Truyện cổ viết lại, Nxb. Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
15. Nguyễn Thái Hồng (2014), “Khơng gian huyền thoại văn xuôi Việt
Nam đương đại”, Nghiên cứu văn học (514).
16. Khoa Ngữ Văn Báo chí (2007), Huyền thoại văn học, Nxb. Đại học
Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.
17. Song Mộc, Trần Nho Thìn (2004), Thi pháp của huyền thoại (1976).
18. Trần Thị Mai Nhân, “Tìm hiểu “phương thức huyền thoại hóa” một số
tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới”, www.khoavanhoc ngonngu.edu.vn.
19. Lã Nguyên (tuyển dịch) (2012), Lí luận văn học - những vấn đề hiện đại,
Nxb. Đại học sư phạm Hà Nội, tr.128.
20. Đỗ Thị Mĩ Phương (2014) “Nhân vật mang màu sắc kì ảo truyện truyền
kì Việt Nam trung đại”, Nghiên cứu văn học, (514).
21. Lê Ngọc Tân (2001), “Huyền thoại tiểu thuyết E Zola”, Văn học nước
ngoài,(2).
22. Nguyễn Thi (2006), Người mẹ cầm súng, Nxb. Kim Đồng.
23. Trần Nho Thìn (2005), “Cách đọc huyền thoại bối cảnh lí thuyết thế kỉ
XX”, Văn hóa nghệ thuật, (6).
24. Đỗ Lai Thúy (2001), “Phương pháp phê bình huyền thoại học”, Văn học
nước ngoài, (2).
25. Trần Viết Thiện, “Huyền thoại truyện ngắn đương đại Việt Nam”,
.
26. Trần Viết Thiện, “Huyền thoại- Một hướng tương tác nhiều triển vọng”,
/>27. Nguyễn Thị Như Trang (2010), “Huyền thoại từ văn học dân gian đến
tiểu thuyết tân huyền thoại thế kỉ XX – Những biến đổi cấu trúc tự sự”,
Văn hóa dân gian, (126).
28. Hoàng Trinh (1970), “Fran Kafka - và vấn đề “huyền thoại” trong văn
học”, Văn học, (125).
29. Nguyễn Thanh Trâm (2012), “Mơ tip hóa thân truyện cổ tích người
Việt”, Văn hóa dân gian, (139).
30. Vũ Anh Tuấn (Chủ biên) (2014), Giáo trình văn học dân gian, Nxb.
Giáo dục.
31. Phùng Văn Tửu (1976), “Vấn đề huyền thoại trong văn học nghệ
thuật”, Nghiên cứu Nghệ thuật, (12).
32. Đào Vũ (1977), Cái sân gạch, Nxb. Giáo dục.