Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Giáo án lớp Lá CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.47 KB, 95 trang )

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện: 04 tuần (Từ ngày 07/10/2013 đến ngày 01/11/2013).
Các chỉ số đánh giá: 20, 22, 24, 27, 35, 37, 54, 62, 65, 78, 96, 100, 101,
111.
I. MỤC TIÊU
1. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Biết và không ăn, uống một số thứ có hại cho sức khỏe (CS 20).
- Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm (CS 22).
- Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi không được người thân
cho phép (CS 24).
2. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Phân loại được một số đồ dùng thông thường theo chất liệu và công dụng
(CS 96).
- Nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ (CS 111).
3. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Nghe hiểu và thực hiện được các chỉ dẫn liên quan đến 2, 3 hành động
(CS 62).
- Nói rõ ràng (CS 65).
- Không nói tục, chửi bậy (CS 78).
4. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình (CS 27).
- Nhận biết các trạng thái cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận,
xấu hổ của người khác (CS 35).
- Thể hiện sự an ủi và chia vui với người thân và bạn bè (CS 37).
- Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lới
(CS 54).
5. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
- Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS 100).
- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc
bản nhạc (CS 101).
II. NỘI DUNG


TT
1

Tên chủ đề
Nội dung
Hoạt động
nhánh
Gia đình của 1. Phát triển thể chất
bé (CS 20, 27, - Nhận biết sự liên quan - Trò chuyện: Giới thiệu các
62, 100)
giữa ăn uống với bệnh tật món ăn, thức uống bị nhiễm


(ỉa chảy, sâu răng, suy
dinh dưỡng, béo phì...)
- Nhận biết và không ăn
một số loại thức ăn không
có lợi cho sức khỏe.

2. Phát triển nhận thức
- Nói được thông tin của
cá nhân như: họ tên, ngày
sinh, tuổi,trường, lớp, sở
thích... Nói về thông tin
gia đình.
- Nói được địa chỉ nơi ở:
số nhà, số điện thoại,…

bẩn không đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm có hại

cho sức khỏe.
- HĐVC: Góc học tập “Phân
loại thức ăn, nước uống có
hại”.
- HĐH: “Đi mép ngoài bàn
chân. Đi khuỵu gối”
- Trò chuyện về các thanh
viên trong gia đình, địa chỉ
gia đình.
- HĐVC: Đóng vai các thành
viên trong gia đình, bác sĩ,
người bán hàng, xây nhà cao
tầng, đọc sách chuyện tranh
về gia đình…
- HĐH: “Trò chuyện về gia
đình của bé”

3. Phát triển ngôn ngữ
- Nghe hiểu lời nói.
- Trò chuyện: Trò chuyện về
- Hiểu và làm theo được 2, công việc của bố mẹ, những
3 yêu cầu liên tiếp.
sự kỹ niệm, sự kiện của gia
đình.
- HĐH: Thơ “Giữa vòng gió
thơm”.
4. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội
- Thích được ở bên gia - Trẻ tỏ ra yêu quý và kính
đình.

trọng những người thân
- Trẻ hát đúng giai điệu, trong gia đình.
lời và thể hiện sắc thái, - HĐH: Hát “Cả nhà đều
tình cảm của bài hát.
yêu”


2

5. Phát triển thẩm mỹ
- Phối hợp các kỹ năng vẽ
để tạo thành bức tranh có
màu sắc hài hòa, bố cục
cân đối.
- Lựa chọn nguyên vật liệu
để tạo sản phẩm.
Đồ dùng của 1. Phát triển thể chất
gia đình (CS - Thực hiện một số quy
22, 35, 101, định ở trường, nơi công
111)
cộng về an toàn.
- Nhận biết được nguy cơ
không an toàn khi ăn uống
và phòng tránh.

2. Phát triển nhận thức
- Công dụng của lịch và
đồng hồ.
- Nói ngày trên lịch, giờ
chẵn trên đồng hồ.


3. Phát triển ngôn ngữ
- Nhận biết phân biệt và
phát âm đúng âm của chữ
cái.
- Nhận ra chữ cái trong từ
trọn vẹn.
4. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội

- Vẽ “Người thân trong gia
đình” (Đề tài)
- Trò chơi “Bé làm họa sĩ”.

- Trò chuyện: Giúp trẻ nhận
biết nhận biết một số việc
làm có thể gây nguy hiểm
cho bản thân và người thân
trong gia đình.
- HĐVC: TCVĐ tìm đúng
nhà, gia đình nao nhanh hơn.
Phân loại hành vi nên làm và
không nên làm.
- HĐH: “Bò thấp chui qua
cổng”
- Trò chuyện: Về ngày sinh
nhật của các thành viên
trong gia định.
- HĐH: LQVT “Đếm đến 7.
Nhận biết chữ số 7. Nhận

biết nhóm có 7 đối tượng”
- HĐVC: Tô màu tranh phù
hợp với thời gian hoạt động
trong ngày của gia đình.
- HĐH: LQCC “e, ê”
- Trò chơi “Chiếc hộp kỳ
diệu”, “Tìm bạn thân”, “Thi
xem tổ nào nhanh”.


- Nhận biết một số trạng
thái cảm xúc qua nét mặt,
cử chỉ, giọng nói, tranh
ảnh, âm nhạc.

3

5. Phát triển thẩm mỹ
- Vận động nhịp nhàng
theo giai điệu, nhịp điệu
và thể hiện sắc thái phù
hợp với các bài hát, bản
nhạc.
- Sử dụng các dụng cụ gõ
đệm theo nhịp, tiết tấu
(nhanh, chậm, phối hợp)
Họ hàng của 1. Phát triển thể chất
bé (CS 24, 54, - Nhận biết một số trường
78)
hợp khẩn cấp và gọi người

lớn giúp đỡ.

2. Phát triển nhận thức
- Trẻ nhận biết và gọi tên
chính xác các hình: tam
giác, chữ nhật, hình tròn,
hình vuông.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Không nói hoặc bắt
chước lời nói tục trong bất

- Trò chuyện: Về tình cảm,
trạng thái cảm xúc vui buồn,
sợ hãi, tức giận… của các
thành viên trong gia định
trong các hoàn cảnh khác
nhau.
- HĐH: Truyện “Ba cô gái”
- HĐVC: Hãy đoán xem tôi
vui hay buồn. Đóng kịch
“Ba cô gái”, Tô màu tranh
vẽ thể hiện cảm xúc phù hợp
với nội dung tranh vẽ…
- Trò chuyện về chủ đề.
- Vận động “Múa cho mẹ
xem”

- Trò chuyện: thực hiện một
số nề nếp, qui định trong
sinh hoạt gia đình.

- HĐVC: Người bán hàng,
Bác sĩ, Gia đình…
- HĐH: “Chuyền bóng bên
phải, bên trái”
- HĐH: LQVT “Đoán xem
tôi là hình gì?”
- Trò chơi “Về đúng nhà”.
- Trò chuyện với trẻ về
những từ ngữ xấu mà trẻ


4

cứ tình huống nào.
không được nói trong giao
- Hành vi văn minh, lịch tiếp với bạn và mọi người.
sự khi giao tiếp.
- HĐH: Thơ “Cháu yêu bà”
- Quan sát giáo dục trẻ ở mọi
lúc mọi nơi khi trẻ có biểu
hiện xấu.
4. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội
- Sử dụng lời nói, cử chỉ, - Trò chuyện về cách giao
lễ phép, lịch sự.
tiếp ứng xử lễ phép lịch sự
- Nói lời cảm ơn, xin lỗi, với những người thân trong
chào hỏi lễ phép.
gia đình.
- HĐVC: Đóng vai các thành

viên trong gia đình, bác sĩ,
người bán hàng…
- HĐH: Truyện “Hai anh
em”
5. Phát triển thẩm mỹ
- Nghe và nhận ra sắc thái - Vận động “Cháu yêu bà”
(vui buồn, tình cảm tha - Trò chơi “Rót nước”, “Con
thiết) của các bài hát, bản thỏ”
nhạc.
Phân loại đồ 1. Phát triển thể chất
dùng (CS 37, - Trẻ biết cầm và sử dụng - HĐH: “Trườn sấp kết hợp
65, 96)
bóng đúng yêu cầu.
trèo qua ghế thể dục”
- Trò chơi: Chuyền bóng
2. Phát triển nhận thức
- Đặc điểm, công dụng và - Trò chuyện: các đồ dùng
cách sử dụng đồ dùng, đồ trong gia đình theo công
chơi.
dụng và chất liệu.
- So sánh sự khác nhau và - HĐVC: Làm đồ dùng bằng
giống nhau của đồ dùng, các vật liệu dễ tìm trong
đồ chơi và sự đa dạng của thiên nhiên, Cửa hàng bán
chúng.
đồ dùng trong gia đình….
- Phân loại đồ dùng, đồ - HĐH: KPKH “Đồ dùng
chơi theo 2 – 3 dấu hiệu.
trong gia đình”
3. Phát triển ngôn ngữ



- Phát âm đúng và rõ ràng
- Nói với âm lượng vừa
đủ, rõ ràng để người nghe
hiểu được.
- Bày tỏ tình cảm, nhu
cầu, hiểu biết của bản thân
rõ ràng, dễ hiểu bằng câu
đơn, câu ghép khác nhau.
4. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội
- An ủi người thân, bạn bè
khi ốm, buồn bằng lời nói,
cử chỉ
- Chúc mừng bạn, người
thân trong ngày sinh nhật.

- Trò chuyện: giúp trẻ diễn
đạt rõ ràng những điều muốn
nói về gia đình.
- HĐH: Truyện “Hai anh em
gà con”
- HĐVC: Kể đủ ba thứ, Dọn
về nhà mới, hãy kể tiếp…

- Trò chuyện: Tìm hiểu về
tình cảm, sở thích của các
thanh viên trong gia đình và
những ứng xử lễ phép lịch
sự với người thân trong gia

đình.
- HĐVC: “Làm quà tặng bố
mẹ và người thân trong gia
đình”.
- HĐH: Thơ “Làm anh”

5. Phát triển thẩm mỹ
- Phối hợp các kỹ năng vẽ - Vẽ “ Ấm trà”
để tạo thành bức tranh có - Trò chơi “Cua bò”
màu sắc hài hòa, bố cục
cân đối.



NHÁNH: GIA ĐÌNH CỦA BÉ
Từ ngày 07/10/2013 đến ngày 11/10/2013
TT
1

Tên chủ đề
Nội dung
nhánh
Gia đình của 1. Phát triển thể chất
bé (CS 20, 27, - Nhận biết sự liên quan
62, 100)
giữa ăn uống với bệnh tật
(ỉa chảy, sâu răng, suy
dinh dưỡng, béo phì...)
- Nhận biết và không ăn
một số loại thức ăn không

có lợi cho sức khỏe.

2. Phát triển nhận thức
- Nói được thông tin của
cá nhân như: họ tên, ngày
sinh, tuổi,trường, lớp, sở
thích... Nói về thông tin
gia đình.
- Nói được địa chỉ nơi ở:
số nhà, số điện thoại,…

3. Phát triển ngôn ngữ

Hoạt động
- Trò chuyện: Giới thiệu các
món ăn, thức uống bị nhiễm
bẩn không đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm có hại
cho sức khỏe.
- HĐVC: Góc học tập “Phân
loại thức ăn, nước uống có
hại”.
- HĐH: “Đi mép ngoài bàn
chân. Đi khuỵu gối”
- Trò chuyện về các thanh
viên trong gia đình, địa chỉ
gia đình.
- HĐVC: Đóng vai các thành
viên trong gia đình, bác sĩ,
người bán hàng, xây nhà cao

tầng, đọc sách chuyện tranh
về gia đình…
- HĐH: “Trò chuyện về gia
đình của bé”


- Nghe hiểu lời nói.
- Trò chuyện: Trò chuyện về
- Hiểu và làm theo được 2, công việc của bố mẹ, những
3 yêu cầu liên tiếp.
sự kỹ niệm, sự kiện của gia
đình.
- HĐH: Thơ “Giữa vòng gió
thơm”.
4. Phát triển tình cảm và
kỹ năng xã hội
- Thích được ở bên gia - Trẻ tỏ ra yêu quý và kính
đình.
trọng những người thân
- Trẻ hát đúng giai điệu, trong gia đình.
lời và thể hiện sắc thái, - HĐH: Hát “Cả nhà đều
tình cảm của bài hát.
yêu”
5. Phát triển thẩm mỹ
- Phối hợp các kỹ năng vẽ - Vẽ “Người thân trong gia
để tạo thành bức tranh có đình” (Đề tài)
màu sắc hài hòa, bố cục - Trò chơi “Bé làm họa sĩ”.
cân đối.
- Lựa chọn nguyên vật liệu
để tạo sản phẩm.



KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Chủ đề: Gia đình
Chủ đề nhánh: Gia đình của bé
Thời gian thực hiện: 07/10/2013 đến ngày 11/10/2013
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
PTTC
PTNT
PTNN
PTTC-XH
PTTM
- Trò chuyện: Giới thiệu các món ăn, thức uống bị nhiễm bẩn
Đón trẻ, trò không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có hại cho sức khỏe.
chuyện,
- Trò chuyện: Trò chuyện về công việc của bố mẹ, những sự kỹ
điểm danh niệm, sự kiện của gia đình.
- Trò chuyện về các thanh viên trong gia đình, địa chỉ gia đình.
- Hô hấp 3: “Thổi nơ bay”
- Tay 3: Hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy.
Thể dục
- Chân 3: Đứng đưa một chân ra phía trước.
sáng
- Bụng 3: Đứng cúi người về phía trước.
- Bật 3: Bật tách chân, khép chân.
Đi mép

Trò chuyện Thơ “Giữa
Hát “Cả
Vẽ “Người
Hoạt động
ngoài bàn về gia đình
vòng gió
nhà đều
thân trong
học
chân. Đi
của bé
thơm”
yêu”
gia đình”
khuỵu gối
- HĐCCĐ: - HĐCCĐ: - HĐCCĐ: - HĐCCĐ: - HĐCCĐ:
Quan sát
Trò chuyện
Đi vòng
Tổ chức
Vẽ trên cát
tranh ảnh về ngôi nhà tròn và đọc cho trẻ chơi “Bé và gia
Hoạt động
chủ đề gia
của bé.
thơ theo
với đồ chơi
đình”.
ngoài trời
đình.

- TCVĐ: Ai
chủ đề.
ngoài trời. - TCVĐ: Ai
- TCVĐ:
biến mất
- TCVĐ:
- TCVĐ:
nhanh hơn
Gia đình tôi
Tìm nhà
Kéo co
- Xây dựng: Xây nhà cao tầng, xây nhà của bé.
- Học tập: Phân loại thức ăn, nước uống có hại, đọc sách, truyện
tranh về gia đình.
Hoạt động - Tạo hình: Tô màu tranh về gia đình, cắt dán tranh gia đình làm
góc
album.
- Âm nhạc: Hát các bài hát về chủ đề.
- Phân vai: Đóng vai các thành viên trong gia đình, bác sĩ, người
bán hàng.
Tên hoạt
động


Trả trẻ

- Vệ sinh trẻ sạch sẽ, quần áo sạch sẽ, gọn gàng. Chơi tự do, nhắc
trẻ về chào cô, chào bố mẹ và bạn.
- Cắm cờ bé ngoan
- Trả trẻ.


TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Chủ đề nhánh: Gia đình của bé
Từ ngày 07/10/2013 đến ngày 11/10/2013
Các hoạt động trong ngày: (Áp dụng cho cả tuần, riêng hoạt động học soạn lại
hằng ngày)
1. Đón trẻ
- Đón trẻ.
- Trò chuyện: Giới thiệu các món ăn, thức uống bị nhiễm bẩn không đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có hại cho sức khỏe.


- Trò chuyện: Trò chuyện về công việc của bố mẹ, những sự kỹ niệm, sự
kiện của gia đình.
- Trò chuyện về các thanh viên trong gia đình, địa chỉ gia đình.
- Điểm danh.
2. Thể dục
- Hô hấp 3: “Thổi nơ bay”
- Tay 3: Hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy.
- Chân 3: Đứng đưa một chân ra phía trước.
- Bụng 3: Đứng cúi người về phía trước.
- Bật 3: Bật tách chân, khép chân.
3. Hoạt động ngoài trời
- HĐCCĐ: Quan sát tranh ảnh chủ đề gia đình, trò chuyện về ngôi nhà của
bé, đi vòng tròn và đọc thơ theo chủ đề, tổ chức cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài
trời, vẽ trên cát “Bé và gia đình”.
- TCVĐ: Cáo và thỏ, Thỏ đổi chuồng, Rồng rắn lên mây, Kéo co, Mèo
đuổi chuột.
* Mục đích
- Trẻ biết quan sát và vẽ người thân trong gia đình.

- Trẻ biết dùng các kỹ năng cắt dán để hoàn thành album về gia đình.
- Trẻ nắm được cách chơi và chơi hứng thú.
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn qua các trò chơi.
- Phát triển tư duy, ốc sáng tạo cho trẻ.
- Biết nhường nhịn bạn trong khi chơi.
* Chuẩn bị
- Sân trường rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.
- Trang phục cô trẻ, gọn gàng.
- Trống lắc, máy hát.
* Tiến hành
HĐCCĐ
- Các con đang học chủ điểm gì?
- Cho trẻ quan sát tranh ảnh người thân trong gia đình.
- Cho trẻ nêu cảm nghĩ về gia đình.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương gia đình mình.
- Tiến hành hoạt động có chủ đích.
- TCVĐ: Cáo và thỏ, Thỏ đổi chuồng, Rồng rắn lên mây, Kéo co, Mèo
đuổi chuột.
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi.


Bước 2: Giới thiệu cách chơi, luật chơi.
Bước 3: Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét, động viên trẻ.
4. Hoạt động góc
- Xây dựng: Xây nhà cao tầng, xây nhà của bé.
- Học tập: Phân loại thức ăn, nước uống có hại, đọc sách, truyện tranh về
gia đình.
- Tạo hình: Tô màu tranh về gia đình, cắt dán tranh gia đình làm album.
- Âm nhạc: Hát các bài hát về chủ đề.

- Phân vai: Đóng vai các thành viên trong gia đình, bác sĩ, người bán hàng.
* Mục đích
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu, hình khối, que hạt để xây dựng nhà
cao tầng và nhà của bé.
- Trẻ biết tô màu tranh về gia đình.
- Trẻ biết làm album về gia đình.
- Trẻ thuộc một số bài hát và thơ về chủ điểm.
- Trẻ biết cách cầm bút và tô màu đều.
- Trẻ mạnh dạn tham gia biểu diễn cùng các bạn theo nhóm.
- Trẻ chơi thể hiện được vai chơi.
* Chuẩn bị
- Một số đồ dùng, đồ chơi: Khối gỗ, gạch, hàng rào, que,...
- Đàn, trống lắc, phách tre...
- Bút màu, tranh ảnh, kệ trưng bày sản phẩm,...
* Tiến hành
Trò chuyện thỏa thuận chơi
Cho trẻ quan sát 5 góc chơi.
- Cô có những góc chơi nào?
- Giới thiệu thẻ đeo tương ứng với từng góc.
- Trò chuyện về đồ chơi, cách chơi.
- Cho trẻ nói ý tưởng.
- Giáo dục: Khi chơi không được dành đồ chơi của bạn, biết chơi cùng
nhau và lấy, cất đồ chơi gọn gàng.
- Cho trẻ về góc chơi.
- Cho trẻ chơi.
- Cô quan sát, giúp đỡ trẻ.
- Cô bao quát và khuyến khích các góc liên kết khi chơi.
- Nhận xét.



- Cho trẻ tham quan các góc chơi của bạn.
- Nhận xét, động viên trẻ.
- Bật nhạc cho trẻ cất đồ dùng.


HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 ngày 7 tháng 10 năm 2013
Chủ đề nhánh: Gia đình của bé
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Đề tài: Đi mép ngoài bàn chân, đi khuỵu gối
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết đi theo hướng thẳng bằng 2 mép ngoài của bàn chân& đi khuỵu
ngối, trẻ vận thành thạo thao tác nhanh nhẹn.
- Trẻ biết được luật chơi cách chơi hứng thú tham gia chơi trò chơi ném
bóng vào rổ.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện trẻ phối hợp tay chân nhịp nhảng đi thẳng đầy không cúi.
3. Thái độ
- Trẻ có thói quen nề nếp học tập có ý thức luyện tập.
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc nền, nhạc thể dục tập theo lời ca.
- Bóng 10 quả.
- Rổ để ném.
- Vạch chuẩn bị.
- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Các con cho cô biết tuần rồi mình học chủ điểm gì? (Bản thân)
- Tuần này mình sẽ qua chủ điểm Gia đình. Để động viên cho các con học

tốt, hôm nay cô sẽ cho các con chơi một trò chơi. Trò chơi hôm nay gồm có 3
phần:
+ Phần chơi thứ 1: Thi đồng diễn màn thể dục nhịp điệu.
+ Phần chơi thứ 2: Thi tài năng (Đi theo mép ngoài bàn chân, đi khuỵu
gối).
+ Phần chơi thứ 3: Cùng chung sức (Trò chơi “Ném bóng vào rổ”)
* Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn theo nhạc nền kết hợp các kiểu chân: đi thường, đi
bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy


nhanh, chạy chậm, đi thường…chuyển đội hình 3 hàng ngang để tập bài tập phát
triển chung.
* Trọng động
** Phần chơi thứ 1: Đồng diễn màn thể dục nhịp điệu.
Bài tập phát triển chung: Cô cho trẻ tập BTPTC theo lời ca bài hát “Thể
dục buổi sáng” trẻ vận động nhịp nhàng theo lời của bài hát 2 lần (nhấn mạnh
động tác tay).
- Hô hấp 3: “Thổi nơ bay”
- Tay 3: Hai tay đưa ngang gập bàn tay sau gáy.
- Chân 3: Đứng đưa một chân ra phía trước.
- Bụng 3: Đứng cúi người về phía trước.
- Bật 3: Bật tách chân, khép chân.
** Phần chơi thứ 2: Thi tài năng
- VĐCB: Cô giới thiệu tên vận động “Đi theo mép ngoài bàn chân, đi
khuỵu gối”
- Cô làm mẫu lần 1 (làm nhanh không giải thích)
- Cô làm mẫu lần 2, phân tích động tác: Từ đầu hàng cô lên vạch chuẩn bị
hai chân đứng rộng bằng vai 2 tay thẳng đầu không cúi cô đi bằng 2 mép ngoài
của bàn chân đi theo hướng thẳng đi đến một đoạn sau đó quay lại đi khuỵu ngối

phối hợp tay chân nhịp nhàng, đi hết đoạn đường cô đi nhẹ nhàng về cuối hàng.
- Cho trẻ khá lên thực hiện cho các bạn xem.
- Cả lớp thực hiện 2 - 3 lần (đứng đội hình cho trẻ đứng thành 2 hàng
ngang)
- Cô quan sát động viên sửa sai cho trẻ kịp thời.
** Phần chơi thứ 3: Cùng chung sức “Ném bóng vào rổ”
- Cô hướng dẫn luật chơi, cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ thi đua với nhau 2 – 3 lần.
- Cô động viên khuyến khích trẻ, nhận xét, thưởng quà.
* Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 - 2 vòng hát bài “Cả nhà thương nhau” cho trẻ đi ra
ngoài.



HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 8 tháng 10 năm 2013
Chủ đề nhánh: Gia đình của bé
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Đề tài: Trò chuyện về gia đình của bé
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Nói được một số thông tin quan trọng về bản thân và gia đình (CS 27)
- Trẻ biết trách nhiệm của bố mẹ với con cái và ngược lại.
- Trẻ biết gia đình có từ 1 - 2 con là gia đình ít con, gia đình có từ 3 con
trở lên là gia đình đông con.
- Trẻ đếm được số lượng thành viên trong gia đình.
2. Kỹ năng
- Tô màu đúng tranh.
3. Thái độ

- Yêu thương ba mẹ, nhường nhịn anh, chị, em trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- 3 tranh gia đình 1 con, 2 con, 3 con.
- Mỗi trẻ có tranh gia đình.
* Tích hợp: ( âm nhạc : cả nhà thương nhau), ( toán: nhận biết số lượng
thành viên trong gia đình)
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú


- Hát “cả nhà thương nhau”
- Đàm thoại
+ Các con vừa hát bài hát nói về ai? (Ba, mẹ, con)
+ Bài hát nói về điều gì (Trẻ trả lời)
- Ai cũng có 1 gia đình thương yêu nhau cả. Vậy hôm nay cô và các con
cùng trò chuyện về gia đình các con nhé!
* Trò chuyện về gia đình của bé
- Bạn nào cho cô biết gia đình thì gồm có những ai? (Ba, mẹ, anh, chị, em)
- À! đúng rồi mỗi gia đình đều khác nhau, có gia đình thì ít con, có gia
đình thì đông con.
- Cho trẻ chơi trò chơi “Trời tối! Trời sáng!”
- Cô treo tất cả 3 tranh và cho trẻ đếm số lượng và nhận xét cả 3 tranh .
- Bức tranh gia đình có mấy con ? (1 con , 2 con, 3 con)
- Các con hãy so sánh 3 gia đình có gì giống và khác nhau.
+ Giống nhau: Có ba, mẹ và con
+ Khác nhau: Có gia đình ít con, gia đình đông con.
→ Gia đình có từ 1 - 2 con là gia đình ít con (hay còn gọi là gia đình nhỏ)
- Bây giờ cô sẽ kể về gia đình của bạn Tí để xem gia đình Tí là gia đình
đông con hay ít con nhe!
- Đây là tranh lô tô tượng trưng cho gia đình bạn Tí gồm có ba mẹ, Tí và

các em Tí.
- Vậy gia đình Tí có mấy người? (6 người)
- Ba mẹ bạn Tí có mấy con? (4 con)
→ Gia đình có nhiều hơn 2 con là gia đình đông con.
- Cô gọi 1 cháu gia đình ít con kể về gia đình mình, cô gắn tranh lô tô về
gia đình trẻ.
- Cho trẻ nhận xét gia đình Tí và gia đình bạn, gia đình nào đông con, gia
đình nào ít con ? (Gia đình Tí đông con, gia đình bạn ít con)
- Cô gọi 1 cháu lên gắn lô tô kể về gia đình mình, xem gia đình mình là
gia đình đông con hay ít con và gợi hỏi trẻ:
- Con hãy giới thiệu về gia đình mình cho các ban biết nha!
- Gia đình con là gia đình đông con hay ít con? Vì sao con biết?
- Cô gắn 2 tranh lên bảng: GĐ đông con, GĐ ít con.
- Cho trẻ nhận xét gia đình nào đông con, gia đình nào ít con ?
- Gia đình ít con ba mẹ có nhiều thời gian để chăm sóc cho các con. Khi
các con ăn cơm trong bữa ăn có nhiều thức ăn như rau nhiều, cá nhiều….con cái


ăn mặc đẹp, gia đình ít con ba mẹ có nhiều thời gian để dạy các con học, dắt các
con đi chơi.
- Gia đình đông con ba mẹ làm việc quần quật suốt ngày ở ngoài đồng
hoặc ở cơ quan xí nghiệp để kiếm tiền nôi con, nên con cái thiếu thốn ăn mặc
không đầy đủ, ba mẹ đông con không có thời gian rãnh rỗi để chăm sóc dạy dỗ
con cái như ở gia đình ít con.
- Gia đình đông con và gia đình ít con thì gia đình nào ba mẹ phải vất vả
hơn? (Gia đình đông con)
- Cô nói thêm: con cái gia đình ít con ngoài việc ăn mặc đầy đủ, còn được
ba mẹ chăm sóc, dạy dỗ cho các con vui chơi học hành nữa.
- Vậy con có đòi mẹ sinh thêm em bé nữa không?
- Thế các con thích gia đình đông con hay gia đình ít con? (Gia đình ít

con)
* Củng cố
- Trong gia đình các con cũng vậy ba mẹ và mọi người trong nhà đều làm
việc vất vả để nuôi các con luôn thương yêu và chăm sóc các con. Vậy để tỏ lòng
biết ơn ba mẹ, anh chị và mọi người trong nhà các con phải làm sao? (Phải vâng
lời, giúp đỡ ba mẹ anh chị làm những công việc vừa sức)
- Còn đối với em bé các con phải làm sao? (Thương yêu nhường nhịn)
- Cô phát mỗi trẻ 1 tờ giấy trong tờ giấy có vẽ gia đình đông con và gia
đình ít con.
- Cô cho trẻ tô màu trong một bài hát, khi hết thơi gian cô cho trẻ trugw
bày.
- Cô nhận xét cháu tô màu đúng và đẹp.
Kết thúc: Cô nhận xét tiết học.


HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 4 ngày 9 tháng 10 năm 2013
Chủ đề nhánh: Gia đình của bé
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Đề tài: Thơ “Giữa vòng gió thơm”
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ "Giữa vòng gió thơm" của tác giả Quang Huy


- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho
bà khi bà bị ốm, bạn quạt cho bà, nhắc vịt gà không cãi nhau để cho bà ngủ yên
giấc.
- Trẻ đọc thuộc diễn cảm bài thơ.
2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, kỹ năng phát âm, nói câu đủ thành phần.
- Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ.
3. Thái độ
- Biết phối hợp với bạn khi chơi.
- Trẻ biết yêu thương ông bà và chăm sóc ông bà, bố mẹ khi ốm đau và
hàng ngày biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ làm những công việc nhỏ.
II. CHUẨN BỊ
- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
- Tranh thơ chữ to.
- Mô hình bà đang nằm ốm.
- Tranh cho trò chơi ôn luyện.
- Bút sáp màu, bàn ghế cho trẻ ngồi, xắc xô, que chỉ.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Đàm thoại
+ Ai đưa con đi học? (Bố, mẹ)
+ Ngoài bố mẹ còn có ai? (Ông bà, anh chị, em)
+ Trong gia đình có bố mẹ, ông bà, mọi người sống trong gia đình với
nhau thì phải như thế nào? Các con có yêu bố mẹ mình không? (Trẻ trả lời)
- Cho trẻ thăm nhà bà và cùng hát bài “Nhà của tôi”.
- Trò chuyện
+ Trong nhà của bà có ai? (Có em bé)
+ Em bé sống với ai? (Bà)
+ Các con biết vì sao bà nằm ở đây? (Bà bị bệnh)
+ Nhà bà có nuôi con vật gì? (gà, vịt)
- Cô giới thiệu dẫn vào bài thơ.
* Đọc thơ cho trẻ nghe
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 1 kết hợp cử chỉ minh họa.
Giảng nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của bạn nhỏ dành cho bà khi bà
bị ốm, bạn quạt cho bà, nhắc vịt gà không cãi nhau để cho bà ngủ yên giấc.

- Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh.
- Đàm thoại


+ Bạn nào giỏi đặt tên cho bài thơ nào!
+ Cô thống nhất đặt tên cho bài thơ “Giữa vòng gió thơm”
+ Trong bài thơ có những ai? (em bé, bạn gà, bạn vịt)
+ Em bé đã nói gì với bạn gà, bạn vịt? (bảo bạn gà và bạn vịt im lặng)
+ Vì sao em bé bảo bạn gà, bạn vịt im lặng? (Cho bà ngủ)
+ Khi bà bị ốm, em bé đã làm gì để chăm sóc bà? (Quạt cho bà ngủ)
+ Vì sao bài thơ được đặt tên là Giữa vòng gió thơm?
+ Ở nhà các cháu có thương bà không? Các cháu làm gì để giúp bà? Cô
kết hợp giáo dục trẻ.
- Cho cả lớp đứng dậy vận động theo bài hát “Cháu yêu bà”.
* Dạy trẻ đọc thơ
+ Cho cả lớp đứng dậy đọc cùng cô 1 - 2 lần.
+ Mời bạn nữ, bạn nam, tổ, nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ đọc thơ nối tiếp theo hiệu lệnh của cô.
- Cho trẻ đọc thơ theo tranh tự chọn.
- Cho trẻ đọc thơ qua tranh chữ to cùng cô.
* Trò chơi “Tô màu tranh theo yêu cầu”
- Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm, cô phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh về
nội dung bài thơ, cho mỗi nhóm tô màu 1 bức tranh đó.
- Luật chơi: Đội nào tô màu đẹp sẽ được thưởng một tràn pháo tay.
- Trẻ chơi.
- Cô nhận xét, cho trẻ đem tranh về góc.
* Kết thúc
Cho trẻ vận động đi ra ngoài.




HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 10 tháng 10 năm 2013
Chủ đề nhánh: Gia đình của bé
Lĩnh vực: Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Đề tài: Hát “Cả nhà đều yêu”
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả.
- Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em (CS 100)
- Trẻ cảm nhận được hạnh phúc khi làm con ngoan trong gia đình.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng hát và vận động minh họa theo nhạc, bộc lộ cảm xúc qua
âm nhạc.
- Phát triển tai nghe âm nhạc, cảm xúc âm nhạc, tư duy ngôn ngữ, ghi nhớ
có chủ định.
3. Thái độ
- Trẻ biết vâng lời cô giáo.
- Trẻ có ý thức trở thành người con ngoan trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- Máy hát.
III. TIẾN HÀNH
* Ổn định, gây hứng thú
- Trò chuyện cùng trẻ
+ Các bạn có phải là người con ngoan trong gia đình không?
+ Muốn là người con ngoan phải thế nào?
* Dạy trẻ hát “Cả nhà đều yêu”
- Cô giới thiệu bài hát “Cả nhà đều yêu”, nhạc và lời của Bùi Anh Tôn.
- Cô hát cho trẻ nghe một lần.
- Cô hỏi trẻ:

+ Bạn nhỏ trong bài hát ngoan như thế nào? (em không khóc nhè luôn đi
học chăm, tay em múa đều thơ em đọc hay)
+ Vì sao cả nhà đều yêu bạn ấy? (Vì bạn ấy ngoan)
+ Các bạn có muốn mình được giống như bạn nhỏ ấy không?
- Cô tổ chức cho trẻ hát và vận động minh họa cả lớp/nhóm/cá nhân,
khuyến khích trẻ tự sáng tạo vận động minh họa theo cảm xúc của trẻ.


×