Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ 1942 - 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ
======

LÊ THỊ HỒNG GẤM

QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ
GIAI ĐOẠN 1942- 1954

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. CHU THỊ THU THỦY

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện khóa luận, ngồi sự nỗ lực của bản thân,
em xin gửi lời cảm ơn những sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa
Lịch sử và đặc biệt, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo – TS.
Chu Thị Thu Thủy – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em
trong quá trình thực hiện và hồn thiện khóa luận này.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ thư viện trường
Đại học sư phạm Hà Nội 2 và Thư Viện quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ
trong quá trình thu thập tư liệu để làm khóa luận.
Em xin cảm ơn sự quan tâm của gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em
hồn thành khóa luận này.


Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Lê Thị Hồng Gấm


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan những nội dung mà em đã trình bày trong khóa luận
này là kết quả nghiên cứu của bản thân em dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS.
Chu Thị Thu Thủy. Những nội dung này không trùng lặp với kết quả nghiên
cứu của các tác giả khác.
Em xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cá nhân mình trong
khóa luận này.

Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Lê Thị Hồng Gấm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
3.1. Mục đích ..................................................................................................... 3
3.2. Nhiệm vụ .................................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4.1 Đối tượng .................................................................................................... 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................... 4
5.1. Nguồn tư liệu.............................................................................................. 4
5.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 4
7. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1: BƯỚC ĐẦU TẠO DỰNG QUAN HỆ VIỆT NAM- HOA KỲ
GIAI ĐOẠN 1942- 1945 .................................................................................. 6
1.1. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ (1942- 1945)
........................................................................................................................... 6
1.1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trước năm 1942........................ 6
1.1.2. Chính sách của Mặt trận Việt Minh ...................................................... 10
1.1.3. Chính sách của Roosevelt ..................................................................... 13
1.1.4. Chuyến đi Cơn Minh của Hồ Chí Minh ................................................ 16
1.2. Quan hệ giữa Mặt trận Việt Minh và phái bộ Hoa Kỳ............................. 18
1.2.1. Sự hợp tác của Mặt trận Việt Minh và phái bộ Hoa Kỳ ....................... 18
1.2.2. Sự giúp đỡ của phái bộ Hoa Kỳ với Mặt trân Việt Minh ..................... 21


Tiểu kết chương 1............................................................................................ 22
Chương 2: QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1945- 1954 ... 25
2.1 Bối cảnh lịch sử ......................................................................................... 25
2.1.1. Nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ 2 ............................................... 25
2.1.2. Tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.................. 28
2.2. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1945 – 1949 .............................. 32
2.2.1. Chính sách đối ngoại của Truman ở Đơng Dương và Việt Nam.......... 32
2.2.2. Chính sách đối ngoại của chính phủ Hồ Chí Minh ............................... 42
2.3. Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ giai đoạn 1950- 1954 ................................. 46
2.3.1. Mỹ can thiệp vào cuộc chiến tranh Đông Dương ................................. 46

2.3.2. Đối sách của Đảng và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hịa trong
việc Mỹ can thiệp và Đơng Dương ................................................................. 51
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 65
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 67


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

1

2

3

KÝ HIỆU

NGHĨA

OSS

Viết tắt của “Offce Strategic Sevices” (cơ
quan phục vụ chiến lược), một tổ chức
tình báo của Mỹ trong chiến tranh thế giới
thứ hai.

AGAS


AOWT

Viết tắt của cụm từ “Air Ground Aid
Service” (ban không trợ mặt đất), một tổ
chức quân Mỹ ở Hoa Nam.
Viết tắt của “Americans Office of War
Information” (cơ quan thông tin chiến
tranh) tổ chức của Mỹ trong chiến tranh
thế giới thứ hai.


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phương châm “làm bạn với mọi nước dân chủ không gây thù hằn với
ai”, luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối đối ngoại và hoạt động ngoại giao
của Đảng và Nhà nước. Đường lối xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh, luôn
được Đảng và Nhà nước ta quán triệt, vận dụng trong quan hệ tất cả các nước.
Trong mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước đồng minh thì mối quan hệ
Việt - Mỹ là mối quan hệ có nhiều biến cố. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong
những năm 1942 - 1954 diễn biến hết sức phức tạp. Trong thời kỳ chiến tranh
thế giới thứ 2 diễn ra Mặt trận Việt Minh và Mỹ từng là đồng minh trong trận
chiến chống phát xít Nhật, quan hệ thời điểm này thể hiện thiệt chí giúp đỡ
lẫn nhau hết sức chân thành giữa hai nước. Tuy nhiên, kể từ sau chiến tranh
thế giới thứ 2 quan hệ tốt đẹp đó dần khơng cịn, thay vào đó là mối quan hệ
lạnh nhạt, căng thẳng. Nó bị mất đi một cách hết sức đáng tiếc từ chỗ cùng là
Đồng Minh chống phát xít Nhật, dần tới đối đầu, là kẻ thù khơng đội trời
chung của nhau. Để rồi tạo nên thời kỳ nóng nhất trong chiến tranh lạnh, gây
ra một chương bi thảm giữa hai dân tộc với những hậu quả hết sức nặng nề.
Nhiều cơng trình nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã tìm cách

lý giải, quan điểm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau về thực trạng
này. Song nhiều cơng trình tập trung vào nghiên cứu giai đoạn 1954 - 1975,
giai đoạn mà Mỹ trực tiếp tiến hành xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt là từ khi Việt Nam và Mỹ bình
thường hố quan hệ ngoại giao (1995), mối quan hệ giữa hai nước dần ấm lên.
Vì vậy, tìm hiểu và nghiên cứu mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1942 1954), sẽ làm sáng tỏ vấn đề, trong quá khứ giữa Việt Nam và Mỹ có thời
điểm quan hệ hết sức tốt đẹp, lý giải nguyên nhân gây nên sự căng thẳng đối
đầu.

1


Việc nghiên cứu này khơng chỉ góp phần nghiên cứu lịch sử dân tộc, lịch
sử ngoại giao mà còn đúc rút được những bài học kinh nghiệm để phát triển
đường lối đối ngoại ở hiện tại cũng như tương lai. Góp phần cung cấp thêm
nguồn tài liệu tham khảo, nguồn tư liệu để học tập và nghiên cứu cho phần lịch
sử Việt Nam cận hiện đại ở các trường Đại Học, Cao Đẳng và các trường THPT.
Chính những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quan hệ Việt Nam- Hoa
Kỳ 1942 - 1954” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tìm hiểu về mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 1942 - 1954 đã
có rất nhiều nhà nghiên cứu, những cuộc hội thảo, những cơng trình đề cập tới
vấn đề này. Vấn đề được tìm hiểu khai thác trên nhiều khía cạnh, hình thức
khác nhau, có những cơng trình đi sâu vào tìm hiểu chi tiết, nhưng đại đa số
các cơng trình chỉ đề cập một cách sơ lược và khái qt. Có nhiều cơng trình
đề cập tới vấn đề này: “Cơng trình OSS và Hồ Chí Minh Đồng Minh bất ngờ
trong cuộc chiến chống phát xít Nhật”. Tác giả đã phác họa quá trình hình
thành mối quan hệ giữa phái bộ Mỹ ở Côn Minh (Trung Quốc) với những
người yêu nước đứng đầu là Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh. Tuy nhiên,
cơng trình chưa hệ thống được mối quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ giai đoạn

1942- 1945.
Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc bộ chính trị với cuốn “Chiến
tranh cách mạng Việt Nam 1945-1954” NXB Chính trị quốc gia, phần nào
làm sáng tỏ âm mưu của Mỹ trong việc không ủng hộ Pháp đến việc giúp đỡ
Pháp tái chiếm Đông Dương.
Phan Ngọc Liên với cuốn “Chiến thắng Điện Biên Phủ” NXB Đại học sư
phạm, góp phần phản ánh sự câu kết của Pháp - Mỹ ở Điện Biên Phủ và tác
động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với “chiến lược toàn cầu” của Mỹ.

2


Những cơng trình trên phần nào đề cập một cách sơ lược, vắn tắt nhiều
vấn đề khoa học. Mặc dù vậy nhưng chưa có một cơng trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện về mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1942- 1954.
Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu trên đều là những tài liệu tham khảo
vô cùng quý báu giúp tôi tham khảo, học tập, kế thừa thành tựu của các nhà
khoa học đi trước, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu đề tài: Quan hệ Việt Nam
- Hoa Kỳ giai đoạn 1942 - 1954.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề tài nhằm sáng tỏ mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Qua việc tìm hiểu,
nghiên cứu về vấn đề này để thấy được sự phức tạp và thăng trầm của nó.
Đồng thời qua đây cũng lý giải nguyên nhân từng bước hai dân tộc có sự đối
đầu căng thẳng trong giai đoạn về sau.
3.2. Nhiệm vụ
Trình bày mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trải qua những bước thăng
trầm thông qua việc tìm hiểu các giai đoạn:
Giai đoạn 1942 - 1945: Tìm hiểu những yếu tố tạo dựng nên mối quan hệ
Việt Nam - Hoa Kỳ. Qua đó chỉ ra được đó là mối quan hệ “đồng minh” giữa

hai nước.
Giai đoạn 1945 - 1954: Tìm hiểu những chính sách ngoại giao của hai nước
Việt Nam - Hoa Kỳ có tác động đến mối quan hệ hai nước. Qua đó làm nổi bật
lên từ “đóng băng” mối quan hệ dần dần quan hệ trở nên “căng thẳng”.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1 Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ trong giai đoạn 1942 1954. Nghiên cứu về những bước thăng trầm của mối quan hệ và những tác
động của mối quan hệ đó tới cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ.

3


4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài tập trung vào nguyên cứu mối quan hệ giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ từ năm
1942 đến năm 1954.
5. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để hồn thành luận văn này tơi sử dụng các nguồn tài liệu liên quan
đến mối quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ:
- Các cơng trình chun khảo trong và ngồi nước
- Các bài báo trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử có liên quan đến đề tài.
- Những cơng trình khoa học đã được công bố.
- Từ các nguồn tài liệu nói trên, đề tài có điều kiện đi sâu, thể hiện 1
cách có hệ thống và tồn diện về những yếu tố tạo lập mối quan hệ Việt Nam
- Hoa Kỳ giai đoạn 1942 - 1954
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các tài liệu có được đề tài đã kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau:

Sử dụng phương pháp luận lý luận Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác đối ngoại Mác Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Phương pháp lịch sử và logic; các phương pháp khác của khoa học lịch
sử như phân loại tư liệu, phân kì lịch sử, cấu trúc hệ thống, đối chiếu, so sánh
, thống kê định lượng…Đồng thời sử dụng các phương pháp liên ngành và tra
cứu tài liệu Internet.
6. Đóng góp của đề tài
Kế thừa kết quả của các cơng trình nghiên cứu đã được công bố và các
nguồn tư liệu khác. Đề tài đã đưa ra được hệ thống lại một cách hoàn chỉnh và

4


logic mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời kỳ 1942 - 1954. Những bước
thăng trầm trong mối quan hệ giữa hai nước. Đồng thời đánh giá được những
tác động của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tới cách mạng Đông Dương. Từng
bước lý giải nguyên nhân đưa đến sự đối đầu căng thẳng trong mối quan hệ
giữa hai nước ở các thời kỳ sau.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận , tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của đề tài gồm 2 chương:

Chương 1: Bước đầu tạo dựng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ giai
đoạn 1942- 1945.
Chương 2: Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn 1945- 1954.

5



NỘI DUNG
Chƣơng 1: BƢỚC ĐẦU TẠO DỰNG QUAN HỆ VIỆT NAM –
HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1942- 1945
1.1. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ (19421945)
1.1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trước năm 1942
Từ thế kỷ XIX, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có ít nhiều quan hệ thơng
qua các con đường khác nhau, trên các lĩnh vực khác nhau. Đây là quan hệ
giữa một nước tư bản đế quốc với một nước phong kiến( trước năm 1884). Sử
cũ Việt Nam đã ghi lại, ngay từ thế kỷ XVII đã có nhiều người phương Tây
đến Việt Nam. Có hai lý do thúc đẩy các nước phương Tây tìm tới Việt Nam
là truyền bá Đạo Gia tô và giao lưu thương mại. Mở đầu mối quan hệ xuất
phát từ sự kiện tháng 6 năm 1819 thời vua Gia Long trị vì, John White chỉ
huy chiến tàu Brigs Franklin, đến bỏ neo ngồi khơi Vũng Tàu, cũng trong
thời gian đó một chiếc tàu Mỹ khác đã vào đi dọc bờ biển Việt Nam từ Đà
Nẵng vào Vũng Tàu. Tại đây, các nhà thuỷ thủ được những người dân địa
phương tiếp đãi, tuy nhiên khơng thu được kết quả gì trong việc bn bán
hàng hố. Chuyến hành trình Jonh White đã nhận thấy rằng; trong số các
nước Châu Á, Nam Kỳ là nước thích hợp nhất cho sự phưu lưu hàng hải.
Những nhận xét đó là một minh chứng về việc người Mỹ bắt đầu bị thu hút
này mới ở khía cạnh thương mại. Cuộc hành trình giúp thương thuyền Mỹ
nhằm tìm kiếm hàng hố và thị trường bn bán ở Việt Nam John White đã đi
đến kết luận “Việt Nam là một xứ sở khơng sản xuất được gì cả….chế độ
qn chủ chuyên chế làm cho nền kinh tế khó phát triển, hết đường làm ăn tại
Việt Nam [7; tr.23]. Kết luận đó của người Mỹ có cái nhìn lệch lạc về tiềm
năng ở Đông Dương và Việt Nam. Bằng chứng là trong suốt thời gian dài từ
năm 1820 đến năm 1860 rất ít thương thuyền của Mỹ đã cập bến cảng của Sài

6



Gịn. Như vậy, có thể thấy rằng người Mỹ đã đặt chân tới Việt Nam đầu tiên
là John vào năm 1819. Sự qua lại giữa các thương gia Mỹ nhằm mục đích duy
nhất là tìm thị trường bn bán, trao đổi hàng hố với các nước Đơng Nam Á
trong đó có Việt Nam. Việc sự có mặt của các thương gia Mỹ tại Nam Kỳ, là
một trong những cơ sở, tiền đề ban đầu thiết lập việc thiết lập quan hệ giao
thương chính thức giữa Mỹ và Việt Nam ở các giai đoạn sau.
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm 1884- 1939. Sau hàng
loạt các bản hiệp ước triều đình Huế ký với Pháp đất nước ta trở thành nước
thuộc địa nửa phong kiến. Mâu thuẫn giữa Pháp và Trung Quốc lúc này trở
nên căng thẳng khi Pháp muốn làm bá trủ Việt Nam đã bác bỏ những yêu
sách của Trung Quốc, buộc triều đình Thanh can thiệp vào Việt Nam sâu hơn.
Việc căng thẳng trong mối quan hệ Pháp - Trung Quốc xoay quanh việc tranh
chấp quyền lợi ở Bắc Kỳ đã dẫn đến vai trò ngoại giao trung gian của Mỹ để
giải quyết xung đột Pháp - Trung Quốc. Tuy nhiên cuộc chiến tranh Trung Pháp vẫn nổ ra, xét tồn bộ q trình ta có thể thấy rằng: Hoa Kỳ làm trung
gian khơng phải quyền lợi của Pháp hay Trung Quốc mà mục đích là giữ vị trí
thương mại của mình tại Trung Quốc. Ngay sau khi Pháp bình định quân sự ở
Việt Nam cơ quan thương mại Sài Gòn đã được thành lập (9/1888).
Trong những năm cuối thế kỷ XIX, hoạt động thương mại giữa Hoa Kỳ
và Sài Gịn tăng nhanh. Nó phù hợp với mục đích căn bản của Mỹ là làm sao
thu được lợi nhuận cao nhất có thể bành trướng ra bên ngoài. Tháng 9- 1888
bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã đồng ý trên nguyên tắc về việc mở một cơ quan
thương mại ở Sài Gịn. Tình hình này kéo dài tới trước năm 1940 toàn bộ
những quyền lợi của Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương chỉ do một lãnh sự Mỹ
tại Sài Gịn trơng coi. Tuy nhiên khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất kết
thúc tình hình thế giới có nhiều biến đổi. Giới tư bản kinh doanh Mỹ không
bỏ lỡ cơ hội xâm nhập vào Việt Nam. Năm 1921 một đồn gồm có 150 nhà

7



kinh doanh và kỹ sư Mỹ đã sang Đông Dương và mở rộng đầu tư ở thuộc địa
của Pháp. Nhưng do sự phản ứng gay gắt của giới kinh doanh Pháp có nhiều
quyền lợi ở hải ngoại nên Mỹ chỉ dừng lại ở quan hệ buôn bán chứ chưa mạnh
dạn đầu tư ở Đông Dương.
Như vậy chúng ta thấy rằng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong giai đoạn
từ thế kỷ XIX đến năm 1939 nổi bật lên một số điểm: Thứ nhất là; Trong thời
gian từ thế kỷ XIX đến năm 1884 là quan hệ giữa một nước tư bản với một
nước phong kiến, đó là quan hệ giữa hai quốc gia có độc lập chủ quyền nhưng
do cái nhìn hạn chế về vùng đất của cả hai quốc gia sự khác biệt về kinh tế,
chính trị, bất đồng ngôn ngữ cũng như về mặt địa lý…Nên đã bỏ qua cơ hội
có thể đi đến thiết lập mối quan hệ giữa hai nước một cách chính thức. Thứ 2
là: Từ năm 1884 đến năm 1939 khi Việt Nam đã trở thành thuộc địa của
Pháp. Nền kinh tế của Việt Nam do Pháp điều tiết nên trong mối quan hệ giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ do Pháp quyết đinh hồn tồn. Chính quyền phong kiến
Việt Nam chỉ đứng sau làm bù nhìn khơng có một quyền hành nào trong mối
quan hệ thơng thương đó.
Đến năm 1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ chủ yếu là do mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau. Thời kỳ này có nhiều thay đổi và nó
tác động chi phối tới mối quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ:
Đối với Hoa Kỳ: Sau một thời kỳ ổn định không tạm thời (1921- 1929)
thì các nước tư bản lại rơi vào cuộc khủng hoảng (1929- 1933). Nó bắt đầu từ
nước Mỹ rồi sau đó lan rộng ra các nước tư bản khác. Hậu quả để lại vô cùng
nặng nề ngay cả khi cuộc chiến tranh thế giới bùng nổ cũng chưa khắc phục
được. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của Mỹ tăng đáng kể đặc biệt là món lời
trong việc bn bán vũ khí chiến tranh. Trong thời gian đầu của cuộc chiến
tranh Mỹ chưa tham chiến thực hiện chính sách trung lập đứng bên ngồi
cung cấp vũ khí, bán cho các nước để thu lợi nhuận. Tuy nhiên tình hình diễn

8



ra ngày càng khơng có lợi cho mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật. Nhật đã tiến
quân vào Đông Dương (9/1940) và ký hiệp định phòng thủ trung với Pháp.
Điều này làm mối quan hệ giữa Nhật và Mỹ trở nên xấu đi. Khi Mỹ tấn công
vào Chân Châu Cảng, tình hình căng thẳng buộc lúc này Mỹ phải tham chiến
chủ nghĩa phát xít xuất hiện. Khi cuộc chiến tranh Châu Á - Thái Bình Dương
bùng nổ cuộc chiến tranh phát xít đã lan rộng từ Châu Âu sang Châu Á. Vấn
đề cấp thiết đặt ra lúc này là cùng nhau đoàn kết thành lập một mặt trận chung
chống chủ nghĩa phát xít. Từ những yêu cầu thực tế trên mặt trận Đồng Minh
chống phát xít đã được hình thành trên phạm vi rộng khắp thế giới. Hoa Kỳ là
một trong ba cường quốc chi phối đứng đầu mặt trận này. Nhân dân Việt Nam
là một trong những lực lượng tham gia hưởng ứng nhiệt tình về mặt trận này
ngay từ khi Mặt trận Đông Minh được thành lập. Tuy nhiên sự hợp tác giữ 3
nước Anh, Mỹ, Liên Xô chống phe trục phát xít Đức – Italya - Nhật Bản trên
thực tế bản chất chế độ chính trị và sự đối đầu về kinh tế tư tưởng, quân sự.
Nên trong quá trình hợp tác đã nảy sinh bất đồng quan điểm, xảy ra ngấm
ngầm bên trong ngày càng trở nên sâu sắc. Điều này chính là nguyên nhân
khiến cho mối quan hệ quốc tế trở nên phức tạp tác động từ Châu Âu sang
Châu Á.
Đối với Việt Nam: Tháng 9 năm 1940 quân Nhật kéo vào Đông Dương,
tới tháng 7/1941 hiệp định Pháp - Nhật được ký kết, Pháp phải chấp nhân việc
Nhật chiếm đóng ở Đơng Dương. Chính sự thoả hiệp đó giữa Pháp và Nhật
mà nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Mâu thuẫn giữa dân tộc
Việt Nam với Pháp - Nhật trở nên gay gắt. Nhận thấy tình hình đó Đảng Cộng
Sản Đơng Dương đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo phân tích tình hình khách
quan, khoa học, vận dụng và rút kinh nghiệm từ các phong trào đi trước các
phong trào 1930- 1931, phong trào 1936- 1939. Đặc biệt năm 1941, Nguyễn
Ái Quốc về nước trực tiếp lãng đạo cách mạng Việt Nam. Thành lập Mặt trân

9



Việt Minh, tìm kiếm sự ủng hộ từ bên ngồi là vấn đề cấp thiết đặt ra cho
cách mạng Việt Nam. Sự kiện năm 1942 Hồ Chí Minh với chuyến đi Côn
Minh là dấu mốc quan trọng đánh dấu việc Mặt trận Việt Minh bước đầu tìm
kiếm sự giúp đỡ các lược lượng Đồng Minh giúp cách mạng Việt Nam phát
triển. Trong chuyến đi này, mối quan hệ giữa phái bộ Hoa Kỳ và Việt Nam đã
từng bước được thiết lập.
1.1.2. Chính sách của Mặt trận Việt Minh
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai mỗi ngày một lan rộng, tính ác liệt của
nó ngày càng tăng. Trong tình hình đó Nguyễn Ái Quốc quyết định về nước
ngày 28/01/1941 trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Ngay sau khi về
nước Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay ngay vào xây dựng cơ sở cách mạng, tổ
chức quần chúng tiến tới triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp
hành Trung ương Đảng từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941.
Nội dung thảo luận của hội nghị có ý nghĩa hết sức to lớn. Hội nghị đã
phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
nhận định “phe phát xít Nhật nhất định sẽ thất bại, phe Đồng Minh chống phát
xít chắc chắn sẽ giành được thắng lợi, chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và phong
trào cách mạng thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ” [9; tr.351]. Về tình hình Đơng
Dương nhiệm vụ chung đánh Pháp đuổi Nhật không phải là nhiệm vụ riêng
của giai cấp công nhân và nông dân mà là nhiệm vụ chung của tồn nhân dân
Đơng Dương. Tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương là chỉ giải quyết
một vấn đề cần kíp: “dân tộc giải phóng”.
Vấn đề hết sức quan trọng trong hội nghị là việc hội nghị đã quyết định
thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh gọi tắt là Mặt trận Việt Minh
vào ngày 19/5/1941 thay thế cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông
Dương. Ngày 25/10/1941, Việt Minh công bố tuyên ngôn, chương trình điều
lệ, như là những văn kiện cơ bản của Mặt trận. Bên cạnh đó cịn có điều lệ


10


cho mỗi đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận, thống nhất trong tinh thần chỉ đạo
chung và kết hợp với nhau đấu tranh cho những mục tiêu chung. “Những văn
kiện cơ bản này đã thể hiện năng lực vận động quần chúng và hình thức chỉ
đạo thực hiện cao của những người cộng sản” [17; tr.192]. Nghị quyết Trung
ương đề ra: “đoàn thể quốc gia nào mà họ thành thật đánh Pháp, đuổi Nhật
giành quyền độc lập cho nước nhà thì cũng được vào Việt Minh”. Điều này
chứng tỏ rằng chính sách của Mặt trận Việt Minh ln mở rộng lấy nguyên
tắc “thành thật đánh đuổi Pháp đuổi Nhật, giành quyền độc lập cho nước
nhà”, để đón các đồn thể bạn, lấy hội cứu quốc làm nòng cốt để thu hút các
tổ chức khác.
Chương trình của Mặt trân Việt Minh gồm 44 điểm, là một hệ thống các
chính sách về chính trị, kinh tế, văn hố. Và các chính sách cụ thể đối với
cơng nhân, nơng dân, binh lính, cơng chức, học sinh, phụ nữ, thiếu nhi, người
già, kẻ tàn tật, tư sản, địa chủ, nhà buôn….Cốt thực hiện hai điều mà toàn thể
đồng bào mong ước; “làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, làm cho
nhân dân Việt Nam được sung sướng tự do” [4; tr.446]. Chương trình này sau
được đút kết thành 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh đem thực hiện ở
khu giải phóng Việt Bắc và được đại hội quốc dân thông qua tháng 8-1945 tại
Tân Trào, trở thành chính sách cơ bản của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hoà sau cách mạng tháng 8/1945. Những chính sách này đã thu hút được sự
tham gia của đơng đảo tầng lớp nhân dân. Chính sách được thực hiện đầu tiên
ở khu giải phóng Việt Bắc nội dung cụ thể như sau:
“- Đáng đuổi Nhật
- Tịch thu tài sản của bọn xâm lược và phản bội để phân phát cho dân
nghèo
- Công bố quyền phổ thông đầu phiếu và các quyền tự do dân chủ.


11


- Vũ trang nhân dân và kêu gọi ủng hộ du kích, tham gia qn giải
phóng.
- Tổ chức khai hoang, khuyến kích sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc
trong khu giải phóng.
- Thực hiện cứu tế xã hội và cứu trợ các nạn nhân.
- Chia lại công điền, giảm tơ, giảm tức, hỗn việc trả nợ
- Huỷ bỏ thuế và các hình thức làm xâu
- Đấu tranh chống nạn mù chữ huấn luyện chính trị và quân sự cho nhân
dân
- Bảo đảm bình đẳng giữa các dân tộc khác nhau giữa nam và nữ.”
Nguyễn Ái Quốc luôn cho rằng cách mạng Việt Nam gắn bó và có mối
quan hệ mật thiết với cách mạng thế giới. Chính bởi vậy để lãnh đạo Mặt trận
Việt Minh phát triển một cách tốt nhất Nguyễn Ái Quốc ln bám sát tình
hình thế giới để đề ra các biện pháp, phương hướng phù hợp cho cách mạng
phát triển. Chủ trương các yếu tố bên trong sẽ quyết định tới sự sống còn của
cách mạng. Tuy nhiên, Việt Minh cũng rất coi trọng sự hỗ trợ của lược lượng
bên ngồi. Chính bởi vậy mà Nguyễn Ái Quốc có thể đề ra được chủ trương,
biện pháp, tranh thủ được sự giúp đỡ của đồng minh và phân hoá kẻ thù.
Mặt trận Việt Minh cũng nêu lên bốn điểm cho công tác ngoại giao:
1. Huỷ bỏ tất cả các hiệp ước về Việt Nam mà Pháp đã ký với bất kỳ
nước nào
2.Tuyên bố các dân tộc bình đẳng và hết sức giữ gìn hồ bình
3.Kiên quyết chống lại các lực lượng xâm phạm đến quyền lợi của nước
Việt Nam
4.Mật thiết liên lạc với các dân tộc bị áp bức, giai cấp vô sản trên thế
giới.


12


Trong suốt quá trình vận động cách mạng từ hội nghị lần thứ 8 của Ban
chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII Đảng đã có sự vận dụng, thay đổi
cũng như chuyển hướng chỉ đạo chiến lược các chính sách, phát triển từng
bước hoàn thiện đường lối đối nội, đối ngoại của Mặt trận Việt Minh phù hợp
với tình hình cụ thể của mỗi thời kỳ hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và tự
do nhân chủ cho nhân dân.
1.1.3. Chính sách của Roosevelt
Roosevelt sinh ngày 30 tháng 1 năm 1882 tại thị trấn Hyde Pard nằm
trong thung lũng sông Hudson thuộc tiểu bang New York. Sinh ra trong một
gia đình giàu có, năm 1904 ơng tốt nghiệp Đại học Harvard là khuôn mặt
trung tâm của lịch sử thế giới đầu thế kỷ XX. Với tài năng của mình ơng đã
đứng đầu nhà trắng năm 1932 điều đặc biệt ông đắc cử tổng thống tới bốn
nhiệm kỳ liên tiếp.
Thời gian nắm quyền Roosevelt đã thi hành rất nhiều các chính sách
từng bước đưa nước nước Mỹ phát triển hướng tới mục tiêu bá chủ thế giới.
Trong nhiệm kỳ lần thứ 3 (1942- 1945), khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai
diễn ra ơng đã đưa ra chính sách có tác động, ảnh hưởng rất lớn đối với các
nước, các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Do việc mở rộng bành trướng của
Nhật ở Châu Á, Mỹ đã buộc phải để tâm, lo ngại tới khu vực này nhiều hơn.
Vì thế chính sách của Mỹ ở Châu Á nói chung và Đơng Nam Á, Đơng Dương
nói riêng trong đó có Việt Nam đã có sự thay đổi. Chính sách ơng thực hiện
trong thời gian này là chính sách “thác quản quốc tế” hay “uỷ trị quốc tế”.
Chế độ “uỷ trị quốc tế” được hiểu là sự uỷ quyền của hội nghị nhiều
nước cho một nước để cai trị một nước khác” [7; tr.88]. Ngay từ những năm
1940- 1941, Pháp tỏ ra quá yếu trước sự tấn công của Đức, nên Mỹ không coi
trọng quan hệ Mỹ - Pháp. Nhân cơ hội các nước như Anh, Pháp, Hà Lan đang
suy yếu trong chiến tranh, Mỹ đã từng bước nhòm ngó các thuộc địa do các


13


nước này cai trị. Việc Mỹ thực hiện chế độ uỷ trị đã giáng một đòn mạnh mẽ
vào chế độ thực dân kiểu cũ của các nước trong đó có Pháp ở Đơng Dương.
Ơng cho rằng: “trong khi chờ đợi các dân tộc đó có đủ trình độ tự quản để
trao trả độc lập, các nước lớn sẽ giúp họ cai quản đất nước và có thể tự điều
hành” [7; tr.90] . Điều này cho thấy, thực chất của chế độ uỷ trị của Roosevel
ông không muốn khi cuộc chiến tranh kết thúc, thuộc địa, các nước phụ thuộc
bị trao trả lại cho các nước thực dân đã cai trị trước đó, mà muốn sau khi kết
thúc chiến tranh các nước sẽ được trao trả độc lập dần dần dưới sự giúp đỡ
của các nước nước lớn: Liên Xô, Mỹ…cho đến khi các dân tộc này có khả
năng tự điều hành, quản lý dân tộc mình.
Tuy nhiên, chế độ “uỷ trị quốc tế” mà ông đưa ra không được Anh chấp
thuận, thủ tướng Anh chống đối quyết liệt. Bởi lẽ, Anh nhận thấy rằng quyền
lợi của mình sẽ bị người bạn Đồng Minh Hoa Kỳ đe doạ. Trong cuộc đối
thoại Anh - Mỹ năm 1943 Anh tỏ ra rất cứng rắn, khơng nhân nhượng Mỹ,
quan điểm của hai nước hồn toàn trái ngược nhau. Anh cho rằng: “trách
nhiệm của cường quốc là trực tiếp giúp đỡ thuộc địa của mình tiến lên tự chủ
ở mức độ khác nhau tuỳ theo khả năng của mỗi dân tộc”. Nhận thấy tình hình
khó có thể thuyết phục được Anh. Mỹ phải lợi dụng các cuộc họp nhiều bên ở
Cairo và Teheran để tranh thủ được sự ủng hộ của Tưởng Giới Thạch và
Staline cùng các nước Đồng Minh.
Điểm nhấn trong chế độ “uỷ trị”của Roosevel là việc bàn về xứ thuộc địa
Đông Dương nói chung và chế độ này cũng phần nào ảnh hưởng đến phong
trào giải phóng dân tộc của Việt Nam nói riêng. Hầu hết người Mỹ ít quan
tâm hoặc biết đến Đông Dương thuộc Pháp trước khi chiến tranh thế giới thứ
hai bùng nổ, đến khi chiến tranh bùng nổ thì Mỹ mới có cơ hội tiến sâu hơn
can thiệp dần vào Đông Dương. Đặc biệt việc Nhật cũng từng bước mong độc

chiếm Đông Dương. Nên Mỹ cũng như rất nhiều nước đã thấy được tầm quan

14


trọng, vị trí chiến lược của khu vực này. Ơng không muốn Nhật sẽ thay chân
Pháp tiếp quản Đông Dương. Tháng 7/1941 đề nghị trung lập hố Đơng
Dương, đảm bảo cho Nhật có quyền ngang với các nước khác trong việc khai
thác tài nguyên của Việt Nam. Tại hội nghị Cario năm 1943 Roosevel đã đề ra
3 giải pháp cho Đông Dương khi chiến tranh kết thúc: 1. Trả lại cho Pháp; 2.
Trao trả cho Tưởng Giới Thạch như là một món chiến lợi phẩm; 3. Cho Đơng
Dương được độc lập nhưng trước đó phải đặt dưới sự cộng quản quốc tế một
thời gian. Đó chính là chủ trương mà Mỹ áp đặt chế độ uỷ trị ở Đông Dương.
Tại hội nghị Teheran Staline cho rằng: “Đồng Minh không nên giúp Pháp để
nắm lại quyền kiểm sốt ở Đơng Dương, mà Pháp cần bị trừng phạt hơn là
được hưởng một chính sách hồ bình” [7; tr.94]. Pháp đã chiếm đất nước này
gần 100 năm qua, và người dân ở đây trở nên đói nghèo hơn khi bị người
Pháp chiếm. Nước Pháp đã vắt cạn kiệt đất nước này trong suốt 100 năm.
Người dân Đông Dương được hưởng những quyền tốt đẹp hơn thế‟. Tại hội
nghị Ianta tháng 2/1945 Roosevel cũng đưa ra một dự thảo về quy chế Đông
Dương sau chiến tranh: “đặt dưới sự uỷ trị của ban giám giát quốc tế gồm
Pháp, Trung Quốc, Liên Xô, một đến hai đại biểu của Đơng Dương có thể
thêm Philippin”. Điều này được sự nhất chí của Stalin, ơng cho rằng “khơng
muốn Đồng Minh đổ máu để giải phóng Đơng Dương rồi sau đó Pháp sẽ tái
lập, thiết lập ở đây chế độ thuộc địa”. Đến ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính lật
đổ Pháp ở Đông Dương với sự chuyển biến mau lẹ, Mỹ vẫn giữ thái độ tích
cực cản trở Pháp trong việc chuẩn bị điều kiện để tái chiếm Đông Dương.
Tổng thống Mỹ đã trao đổi với Thứ trưởng bộ Ngoại giao Stettinius rằng bất
cứ đội quân Pháp nào cũng sẽ không được sử dụng trong các cuộc tác chiến
của Đồng Minh để chiếm lại Việt Nam. Ngày 12/4/1945 Roosevel qua đời

cùng với nhiều nguyên nhân khác nhau chế độ „uỷ tri quốc tế” mà ông từng
theo đuổi đã không được thực hiện. Chính sách của Mỹ ở Đơng Dương có sự

15


thay đổi rõ rệt, Mỹ dần từ bỏ thái độ cứng rắn đối với Pháp trở lại Đông
Dương nhưng Mỹ cũng tạo cho Pháp “cơ hội ngỏ đến xứ này”.
1.1.4. Chuyến đi Cơn Minh của Hồ Chí Minh
Sau khi cùng với thường vụ Trung ương Đảng hoàn chỉnh việc chuyển
hướng chỉ đạo đối với Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Yêu cầu đặt
ra cho Mặt trậnViệt Minh là tìm cách mở rộng và liên hệ với các lực lượng
Đồng Minh cùng chống phát xít là nhiệm vụ cấp thiết. Đây là nhiệm vụ rất
khó khăn khơng thể thực hiện một sớm, một chiều mà địi hỏi phải có cả một
quá trình lâu dài, bền bỉ. Lãnh tụ Hồ Chí Minh với tư cách đứng đầu Mặt trân
Việt Minh đã hai lần sang Trung Quốc để thương lượng ngoại giao với Mỹ,
Tưởng Giới Thạch để tạo thế đứng trước cho cho Việt Minh trong lực lượng
Đồng Minh chống phát xít. Lực lượng Việt Minh kể từ khi ra đời đã phát huy
được tác dụng mạnh mẽ của mình trong nước. Tuy nhiên, về mặt đối ngoại thì
Việt Minh chưa thiết lập được quan hệ chính thức với một nước nào trong
quan hệ Đồng Minh chống phát xít. Trung Quốc là một nước Đồng Minh lớn,
tiếp giáp với Việt Nam nên việc trước mắt là tìm sự ủng hộ, giúp đỡ của nước
này trong việc mở rộng hoạt động của Việt Minh.
Với chuyến đi sang Côn Minh lần thứ nhất Hồ Chí Minh đã đạt được
những kết quả nhất định trong việc đàm phán với Tưởng Giới Thạch. Bước
sang năm 1945 tình hình thế giới có sự chuyển biến mau lẹ, đặc biệt Hồ Chí
Minh hiểu rõ chủ trương của Mỹ về chế độ “uỷ trị quốc tế” và sự phản kháng
của Anh, Pháp về kế hoạch tương lai Đông Dương mà Roosevel đưa ra. Với
những nguồn thơng tin tìm hiểu đã thơi thúc Hồ Chí Minh có chuyến đi sang
Trung Quốc lần thứ hai năm 1945, Hồ Chí Minh đã đạt được mục đích cụ thể

và thiết thực hơn là tiếp xúc với người Mỹ ở Côn Minh - Trung Quốc. Việc
tiếp xúc này nhằm làm cho:

16


1. Người Mỹ hiểu rõ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống phát
xít Nhật dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh.
2. Tranh thủ sự giúp đỡ về mặt vật chất cho cuộc kháng chiến của nhân
dân ta.
3. Hạn chế sự phá hoại của Quốc dân Đảng Trung Hoa ráo riết chuẩn bị
thực hiện kế hoạch “Hoa quân nhập Việt” sau chiến tranh [7; tr.113]
Chuyến đi này Hồ Chí Minh dẫn theo trung phi cơng Mỹ tên là
Shaw. Phi công này bị rơi trên lãnh thổ Việt Nam vào cuối năm 1944 được
Việt Minh cứu sống, ni dưỡng an tồn tại khu căn cứ Cao Bằng. Hồ Chí
Minh đã trao trả thiếu uý một cách an tồn cho người Mỹ. Cùng thời điểm đó
ơng đã được tiếp xúc với tướng Sêno chỉ huy không lực lượng thứ 14 của Mỹ
ở Cơn Minh. Qua đó, “Người cũng tạo cho mình chiếc chìa khố mở cách cửa
dẫn tới AGAS [7; tr.120]. Với lịng cảm ơn của mình với Mặt trận Việt Minh
trong việc giúp đỡ với Shaw đối với cách mạng Việt Nam người Mỹ đã tặng
một số tiền và thuốc men nhưng Hồ Chí Minh khơng nhận. Đến với Cơn
Minh Hồ Chí Minh đã tranh thủ liên lạc với các sĩ quan Mỹ trong nhóm OSS
và AOWT, cùng với đó ơng đã tập trung nghiên cứu, thu thập thêm tài liệu
thơng tin về tình hình thế giới cũng như mối quan hệ quốc tế tại AOWT.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945, mọi tin tức tình báo ở Đông
Dương bị cắt. Ngày 17/3/1945, trung uý S.Phen theo sự giới thiệu của AGAS,
đã đến gặp Hồ Chí Minh tại Côn Minh để bàn về việc hợp tác giữa Mặt trận
Việt Minh và quân Đồng Minh. Sau đó, sự sắp xếp của S.Phen, ngày 29 tháng
3 năm 1945, Hồ Chí Minh đã gặp tướng Chennault tại quán cà phê “Đông
Dương” của tổng thống Minh Phương. Chennault đã cảm ơn Việt Minh cứu

sống phi cơng Shaw, để tỏ lịng biết ơn Chennault đã tặng Hồ Chí Minh một
bức ảnh cá nhân dưới đề dòng chữ “bạn chân thành của ông, C. Lai L.
Chennault. Trước khi trở về Cao Bằng ngày 27/4/1945, tại một làng nhỏ gần

17


Tĩnh Tây, Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã gặp thiếu tá Mỹ A.Patti chỉ huy
trưởng của tổ chức OSS ở Việt Nam, Hồ Chí Minh nói với A.Patti rằng:
“Người Mỹ đừng phiên ngại gì. Người thơng cảm hồn tồn với Mỹ sẵn sàng
đứng về phía Mỹ” [7; tr.123].
Những cuộc hội đàm của Hồ Chí Minh với người Mỹ đã đem lại một kết
quả rất tốt. Cán bộ Việt Minh ở Côn Minh đã viết truyền đơn ,viết đơn bằng
tiếng việt gửi tới không quân Mỹ để đem rải ở miền Bắc Việt Nam. Điều này
làm cho uy tín của Việt Minh ngày càng tăng lên, Việt Minh đứng về phe
Đồng Minh chống phát xít Nhật. Với chuyến đi Cơn Minh lần hai đã thu được
thắng lại to lớn thiết lập được mối quan hệ quốc tế. Hồ Chí Minh đã có tầm
nhìn xa trơng rộng, nắm bắt thời cơ tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ, đồng thời tìm
bạn đồng minh phân hố kẻ thù chính là chống phát xít Nhật và thực dân
Pháp, đưa cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
1.2. Quan hệ giữa Mặt trận Việt Minh và phái bộ Hoa Kỳ
1.2.1. Sự hợp tác của Mặt trận Việt Minh và phái bộ Hoa Kỳ
Thành công lớn của Hồ Chí Minh trong chuyến đi Cơn Minh lần thứ hai
năm 1945 là việc ông đã bước đầu thiết lập được mối quan hệ giữa phái bộ
Hoa Kỳ và Mặt trận Việt Minh. Trên tinh thần hợp tác cùng có lợi. Mặt trận
Việt Minh đã cố gắng làm hết khả năng của mình trong việc tạo mối quan hệ
tốt đẹp với phái bộ Hoa kỳ. Cụ thể được bắt đầu từ tháng 8 năm 1944 đến
Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.
Mặt trận Việt Minh giúp đỡ phái bộ Mỹ cứu trợ những phi công Mỹ
nhảy dù rơi xuống lãnh thổ Việt Nam. Trong thời gian hợp tác giữa hai bên

Việt Minh đã rất nhiều lần cứu phi công Mỹ nhảy dù xuống lãnh thổ Việt
Nam. Tiêu biểu trong chuyến đi trinh sát quân đội phát xít Nhật, Shaw một
Phi cơng Mỹ thuộc Phi đội 51- đã đáp xuống vùng ven Cao Bằng ngày 21
tháng 11 năm 1944. “Một hôm ở Cao Bằng, một tổ chức cứu quốc đã cứu

18


sống một viên phi công Mỹ đáp xuống lãnh thổ của chúng ta do trục trặc
động cơ. Anh là trung uý Shaw”. Pháp và Nhật đang truy lùng anh, nhưng
các nhà cách mạng đã bảo vệ anh, đưa anh tới phịng làm việc của ơng Phạm
Văn Đồng đưa anh tới gặp Bác. Shaw được đón tiếp chu đáo và rất vui khi
gặp Bác. Anh nói rằng anh đã nghe những lời tuyên truyền bị bóp méo liên
quan đến Việt Minh, và chỉ đến lúc đó anh mới nhận ra sự thật [6; tr.232].
Trong thời gian Shaw ở Việt Minh, ông đã có ấn tượng tốt về người Việt
Nam, chính Shaw cũng đã viết trong cuốn sách nhỏ dạng nhật ký có tựa đề
“Một Đơng Dương thật sự dưới con mắt Trung uý Shaw”. Ông cũng đã thừa
nhận: “Họ giúp chúng tơi khơng phải vì tiền của chúng tơi, mà vì tình yêu
thương và tình bằng hữu. Họ biết rằng chúng tơi đang chiến đấu khơng phải
vì nước Mỹ mà cịn về tự do dân chủ của thế giới, và vì đất nước của họ nữa”
[6; tr.234]. Thời gian ẩn náu cùng các chiến sĩ du kích Việt Minh, tránh việc
lính Pháp và lính Nhật tới lấy máy bay, truy tìm dấu vết của Shaw, Shaw đã
thuật lại rất nhiều việc mà mình đã trải qua. “Trong 30 ngày chơi trị trốn tìm
với quân Pháp và Nhật, những người yêu nước đã đưa tôi từ ẩn náu này đến
ẩn náu khác. Họ cố gắng hết sức để tôi thoải mái. Bất cứ nơi nào và bất cứ
nơi đâu nêu có thể, dân làng, cả nam phụ, lão, ấu đều tổ chức những buổi gặp
mặt bí mật để chào đón tơi. Khi người chủ tọa dứt lời, tôi luôn luôn đáp lại
với một câu ngắn gọn và đơn giản: “Việt Minh! Việt Minh!”. Sau đó họ đứng
dậy đồng thanh nói: “Hoa Kỳ! Roosevel!”. Các buổi gặp mặt kết thúc với
những cái bắt tay thân thiện [6; tr.235]. Việc cứu sống trung uý Shaw và đưa

ơng về nước an tồn chính là cầu nối cho các cuộc gặp gỡ của Hồ Chí Minh
với các thành viên chủ chốt của cộng đồng Mỹ tại Cơn Minh. “Fenn sau đó
đã gọi cuộc giải cứu Shaw là “chiếc chìa khố thần kỳ mở toang những cách
cửa kiên cố”.

19


×