Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

---------------------------

NGUYỄN DIÊN DUẨN

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: kế toán
Mã số ngành: 60340301

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ĐÌNH PHỤNG

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2015


i

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : TS. TRẦN ĐÌNH PHỤNG.

Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT



Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

TS. Phan Mỹ Hạnh

Chủ tịch

2

TS. Phạm Ngọc Toàn

Phản biện 1

3

TS. Phan Thị Hằng Nga

Phản biện 2

4

PGS.TS. Lê Quốc Hội

Ủy viên

5


TS. Hà Văn Dũng

Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


ii

TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.
HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 2015

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: NGUYỄN DIÊN DUẨN

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 02/03/1978

Nơi sinh: Quảng Ngãi


Chuyên ngành: Kế toán

MSHV:1341850009

I- Tên đề tài:
Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Nhiệm vụ: Hoàn thành luận văn theo đúng thời hạn đƣợc giao
Nội dung:
 Nghiên cứu lý thuyết về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp
 Khảo sát thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 Tìm hiểu và phân tích các nhân tố tác động đến việc vận dụng Chuẩn mực kế
toán số 17 khi thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
 Gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
tại Việt Nam
III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/08/2014
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/03/2015
V- Cán bộ hƣớng dẫn: TS. TRẦN ĐÌNH PHỤNG
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Diên Duẩn


iv

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy TS.TRẦN ĐÌNH PHỤNG đã nhiệt
tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn đến quý Thầy, Cô khoa Tài chính – Kế toán – ngân hàng Trƣờng
Đại Học Công Nghệ TP.HCM và khoa Kế toán, khoa Tài chính Trƣờng Cao đẳng Tài
Chính – Hải Quan đã đóng góp ý kiến về chuyên môn cũng nhƣ tạo điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã hỗ trợ tôi về mọi mặt.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Diên Duẩn


v


TÓM TẮT
Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là một phần quan trọng trong kế toán
doanh nghiệp, thực hiện tốt kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ làm cho Báo cáo
tài chính trung thực, hợp lý, minh bạch dẫn đến cung cấp thông tin hữu ích cho
doanh nghiệp cũng nhƣ các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp có nhu câu sử dụng
thông tin của doanh nghiệp.
Chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thông tƣ 20/2006/TT-BTC
ra đời hƣớng dẫn cho doanh nghiệp xác định đúng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Luận văn hệ thống hóa về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu
nhập doanh nghiệp; khảo sát hiện trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp của các
doanh nghiệp trên đại bàn thành phố Hồ Chí Minh; tìm hiểu và phân tích các nhân
tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế toán số 17 (VAS 17) khi thực hiện
kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp và khuyến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện
kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Để kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dùng VAS 17, tác giả khảo
sát 134 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và thực hiện phân tích
hồi quy đa biến. Kết quả có bốn nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng chuẩn mực
kế toán VAS 17 khi thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp là: nhân tố trình
độ nhân viên kế toán (46,01%), nhân tố công ty kiểm toán (26,15%), nhân tố phức
tạp của chuẩn mực (14,27%) và nhân tố quy mô doanh nghiệp (13,56%)
Dựa vào kết quả phân tích, tác giải đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị
nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp


vi

ABSTRACT
Accounting corporate income tax is an important part of business
accounting. Corporate income tax accounting is done well that will makes
financial report honest, fair and transparent to provide useful information for

business as well as others who want to use the information of the business.
Accounting standard corporate income tax and circulars 20/2006 / TTBTC are launched to guide for corporate determining income tax right.
Thesis codified corporate income tax accounting and corporate income
tax; survey income tax accounting of corporates in Ho Chi Minh City; learn
and analyze the factors affect the application of accounting standard No. 17
(VAS 17) when doing corporate income tax and recommend solutions to
improve accounting corporate income tax in Vietnam in the current period.
To test the factors affecting the using VAS 17, the authors surveyed 134
businesses in Ho Chi Minh City and performed multivariate regression
analysis. The result has four factors affect the application accounting
standards VAS 17 when accounting corporate income tax is done such as
accounting staff factor (46.01%), audit firm factor ( 26.15%), complicated of
the standard factor (14.27%) and enterprise scale factor (13.56%)
Based on the analysis results, the solution proposed some solutions and
recommendations to improve corporate income tax accounting.


vii

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .........................................................................2
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài ..................................................................2
1.3.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin: ................................................................3
1.3.2 Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp ...........................................................4
1.3.3 Phƣơng pháp thống kê...............................................................................5
1.3.4 Phƣơng pháp định lƣợng ............................................................................5
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................5

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................5
1.5 Những đóng góp của luận văn ..........................................................................5
1.6 Những nghiên cứu trƣớc có liên quan ...............................................................6
1.7 Bố cục luận văn .................................................................................................7
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP ...................................................................................................................... 8
2.1 Một số vấn đề chung về thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................8
2.1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp .....................................................8
2.1.2 Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp .......................................................9
2.1.3 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp ..................................................10
2.1.4 Các nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp .............................13
2.2 Lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ...................................18
2.2.1 Vai trò của kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................18
2.2.2 Nội dung kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán
Việt Nam số 17 “thuế thu nhập doanh nghiệp“ ................................................19
2.2.3 Phƣơng pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ..................................24
Tổng kết chƣơng 2 ..................................................................................................... 33
CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................... 34
3.1 Loại hình doanh nghiệp ...................................................................................34
3.2 Lĩnh vực kinh doanh .......................................................................................34
3.3 Quy mô doanh nghiệp .....................................................................................35


viii

3.4 Chế độ kế toán .................................................................................................35
3.5 Kênh thông tin tìm hiểu VAS17 .....................................................................36
3.6 Đánh giá thuật ngữ và nội dung VAS 17 ........................................................37
3.7 Tình hình áp dụng VAS 17 vào kế toán ..........................................................37

3.8 Tình hình thực hiện kế toán thuế TNDN ........................................................38
3.9 Tài khoản sử dụng để theo dõi thuế thu nhập hoãn lại ...................................38
3.9.1 Tài khoản 243 ...........................................................................................38
3.9.2 Tài khoản 347 ...........................................................................................38
Kết luận chƣơng 3: .................................................................................................... 39
CHƢƠNG 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................... 40
4.1 Nghiên cứu định tính .......................................................................................40
4.1.1 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................40
4.1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu..........................................................................40
4.1.3 Nội dung nghiên cứu định tính.................................................................40
4.1.4 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................41
4.2 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây ..............................................................41
4.3 Mô hình nghiên cứu chính thức và giả thuyết nghiên cứu ..............................41
4.3.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................41
4.3.2 Giả thuyết nghiên cứu ..............................................................................44
4.4 Nghiên cứu định lƣợng....................................................................................46
4.4.1 Mục đích: .................................................................................................46
4.4.2 Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................46
4.4.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ................................................................47
4.5 Kết quả nghiên cứu .........................................................................................47
4.5.1 Kiểm định thang đo ..................................................................................47
4.5.2 Phân tích nhân tố khám phá .....................................................................51
4.5.3 Phân tích mô hình hồi quy .......................................................................55
4.5.4 Thảo luận kết quả hồi quy ........................................................................59
Kết luận chƣơng 4: .................................................................................................... 60
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM ................................................................................................. 60
5.1 Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp .............................60
5.1.1 Nâng cao năng lực làm việc của nhân viên kế toán .................................60



ix

5.1.2 Công ty kiểm toán ....................................................................................61
5.1.3 Giảm độ khó, độ phức tạp của chuẩn mực kế toán thuế TNDN ..............61
5.1.4 Quy mô doanh nghiệp ..............................................................................62
5.2 Khuyến nghị ....................................................................................................63
5.2.1 Về phía nhà nƣớc .....................................................................................63
5.2.2 Về phía doanh nghiệp ..............................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 65


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

DN

Doanh nghiệp

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

CLTT

Chênh lệch tạm tời


CLVV

Chênh lệch vĩnh viễn

LNKT

Lợi nhuận kế toán

TNCT

Thu nhập chịu thuế

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

VAS

Vietnam Accounting Standard


xi

DANH SÁCH CÁC BẢNG
STT Bảng


Diễn giải

01

3.1

Kết quả khảo sát loại hình doanh nghiệp ............................................ 34

02

3.2

Kết quả khảo sát lĩnh vực hoạt động ................................................... 34

03

3.3

Kết quả khảo sát quy mô doanh nghiệp .............................................. 35

04

3.4

Kết quả khảo sát chế độ kế toán .......................................................... 35

05

3.5


Kênh thông tin tìm hiểu về VAS 17 .................................................... 36

06

3.6

Đánh giá chuẩn mực VAS 17 .............................................................. 37

07

3.7

Tình hình vận dụng VAS 17 vào công tác kế toán ............................. 37

08

3.8

Kết quả khảo sát tình hình thực hiện kế toán thuế TNDN .................. 38

09

3.9.1 Sử dụng tài khoản 243 ......................................................................... 38

10

3.9.2 Sử dụng tài khoản 347 ......................................................................... 38

11


4.1

Thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình vận dụng VAS 17 .... 42

12

4.2

Kết quả kiểm định thang đo về nhân tố quy mô doanh nghiệp ........... 47

13

4.3

Kết quả kiểm định thang đo về tính phức tạp của chuẩn mực VAS 1748

14

4.4

Kết quả kiểm định thang đo về chế độ chính sách thuế ...................... 48

15

4.5

Kết quả kiểm định thang đo về nhân viên kế toán .............................. 49

16


4.6

Kết quả kiểm định thang đo về công ty kiểm toán .............................. 49

17

4.7

Kết quả kiểm định thanh đo về năng lực ban lãnh đạo ....................... 50

18

4.8

Kết quả kiểm định thang đo về lợi ích doanh nghiệp ......................... 50

19

4.9

Thang đo của các biến đặc trƣng ......................................................... 51

20

4.10 Kiểm định KMO và Bartlett‟s ............................................................. 52

21

4.11 Tổng phƣơng sai đƣợc giải thích ......................................................... 52



xii

22

4.12 Ma trận các nhân tố xoay .................................................................... 53

23

4.13 Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach‟s Alpha Và phân tích
nhân tố khám phá ................................................................................ 54

24

4.14 Hệ số hồi quy....................................................................................... 57

25

4.15 Tóm tắt mô hình .................................................................................. 57

26

4.16 Kết quả phân tích phƣơng sai .............................................................. 58

27

4.17 Các hệ số tƣơng quan .......................................................................... 58

28


4.18 Vị trí quan trọng của các yếu tố .......................................................... 59


xiii

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH
STT

Sơ đồ

Diễn giải

01

2.1

Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ................. 25

02

2.2

Kế toán thuế TNDN hoãn lại phải trả ................................ 28

03

2.3

Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại ............................... 32


04

4.1

Mô hình nghiên cứu theo giả thuyết .................................. 42

05

4.2

Bảng tính điểm các nhân tố ............................................... 56

06

4.3

Bảng đặt tên lại các nhân tố ............................................... 56


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1992, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang một trang mới đó là nền kinh tế
thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trải qua hơn hai mƣơi năm phát triển,
nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài
đến đầu tƣ ở Việt Nam cũng nhƣ các doanh nghiệp trong nƣớc hình thành và đi vào
hoạt động. Để quản lý đƣợc nền kinh tế thì kế toán và thuế là hai công cụ quản lý và
điều hành nền kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với nhà nƣớc. Hoàn thiện hệ

thống kế toán và thuế để phát huy tốt các chức năng vốn có của nó là vấn đề luôn
đƣợc quan tâm bởi các cơ quan quản lý Nhà nƣớc.
Trong phạm vi doanh nghiệp, kế toán và thuế cũng có vai trò lớn trong công
tác quản lý tài sản, quản lý vốn, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó
việc xây dựng Luật thuế và các Chuẩn mực kế toán phù hợp với những thông lệ
quốc tế là rất cần thiết để quản lý nền kinh tế. Chính điều đó, ngày 15 tháng 02 năm
2005 Bộ Tài chính ban hành quyết định số 12/2005/QĐ – BCT về Chuẩn mực kế
toán phù hợp với thông lệ quốc tế, đó là chuẩn mực kế toán số 17 (VAS 17), Chuẩn
mực này đƣợc xây dựng dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế số 12 trên cơ sở bổ
sung những vấn đề phù hợp với nên kinh tế Việt Nam, đồng thời lƣợc bỏ bớt những
vấn đề chƣa phù hợp. Song song với việc xây dựng Chuẩn mực kế toán thì Nhà
nƣớc cũng dần hoàn thiện sắc thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2008, Quốc
hội ban hành mới Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng
06 năm 2008 và luật số 32/2013/QH13 thông qua ngày 19 tháng 06 năm 2013 nhằm
sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) số
14/2008 với điểm nỗi bậc là quy định mới về thuế suất.
Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng các Chuẩn mực và Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp vào thực tiễn thì các Doanh nghiệp đã gặp nhiều khó khăn, cụ thể:
phần lớn Doanh nghiệp (DN) chƣa phân biệt rõ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập
chịu thuế. Các Doanh nghiệp cho rằng thu nhập chịu thuế mới chính là thông tin


2

đƣợc các đối tƣợng bên ngoài Doanh nghiệp chấp nhận, còn lợi nhuận kế toán là
thông tin chỉ sử dụng trong nội bộ Doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn đến các
doanh nghiệp xác định sai lệch số thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu đặt
ra cho các Doanh nghiệp là làm thế nào để có thể vận dụng hiệu quả Chuẩn mực kế
toán số 17 với việc tuân thủ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề
này, Tôi chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam“

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
 Nghiên cứu lý thuyết về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp
 Khảo sát thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 Tìm hiểu và phân tích các nhân tố tác động đến việc vận dụng Chuẩn mực kế
toán số 17 khi thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
 Gợi ý một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại
Việt Nam
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu đã đƣợc xác định ở trên, tác giả sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu hỗn hợp, cụ thể đề tài đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính: Phƣơng pháp định tính đƣợc sử dụng chủ
yếu trong giai đoạn sơ khai của công việc khảo sát các nhân tố tác động đến việc sử
dụng VAS 17. Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm tạo ra một bảng câu hỏi khảo
sát chính thức phù hợp. trong giai đoạn này, tác giải tiến hành lấy ý kiến chuyên gia
về các nhân tố tác động đến việc sử dụng Chuẩn mực kế toán số 17
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lƣợng: Phƣơng pháp định lƣợng là phƣơng pháp
chính trong giai đoạn khảo sát thực tế các nhân tố tác động đến việc sử dụng VAS
17. Giai đoạn này đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua bảng câu hỏi để đạt đƣợc mục
tiêu nghiên cứu.


3

1.3.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin:
a. Nguồn thông tin:
Là những thông tin thu thập đƣợc từ những ngƣời trực tiếp tham gia vào hệ
thống thông tin kế toán của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
các văn bản quy định của pháp luật; Luật thuế; các thông tƣ. Các thông tin có đƣợc

từ các luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ đã nghiên cứu trƣớc đó; các bài báo khoa học trong
và ngoài nƣớc; thu thập thông tin từ bảng câu hỏi nghiên cứu.
b. Phƣơng pháp thu thập thông tin:
 Phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu văn bản
Văn bản là bản chép tay hoặc in ấn với nội dung nhất định thƣờng để lƣu lại
lâu dài.
Văn bản là những chuỗi ký hiệu ngôn ngữ hay loại ký hiệu nào đó tạo nên
một chỉnh thể với ý nghĩa trọn vẹn.
Văn bản bao gồm các loại sau: Sách, báo, internet, băng đĩa, các văn bản
giấy.
Phƣơng pháp này giúp cho ngƣời nghiên cứu có đƣợc thông tin ít thiên vị và
có giá trị cao vì:


Xác định giá trị pháp lý của văn bản



Xác định nguồn gốc, tác giả văn bản



Xác định xem văn bản đó là bản chính hay bản sao



Kiểm tra tính xác thực của tƣ liệu văn bản:




Phát hiện ra các con số, các chi tiết quan trọng, nổi bật, có yếu tố tin tức.

Đó là những con số, chi tiết “biết nói”.


Có “thái độ nghi ngờ” trong khai thác tƣ liệu văn bản.



So sánh thông tin từ tƣ liệu văn bản với các nguồn tin khác.


4

 Phƣơng pháp quan sát
Quan sát là khả năng cảm thụ hiện thực của con ngƣời nhờ vào các cơ quan
cảm giác chủ yếu nhƣ thị giác và thính giác thông qua sự tiếp xúc nghe nhìn. Quan
sát thƣờng đem lại những thông tin có đặc tính mô tả.
Tùy vào cách quan sát mà chúng ta có các hình thức quan sát sau:
Quan sát tham dự
Quan sát không tham dự
Quan sát công khai
Quan sát bí mật
 Phƣơng pháp phỏng vấn
Là cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa ngƣời khảo sát với một hoặc một nhóm đối
tƣợng nhằm thu thập, khai thác thông tin để phục vụ việc nghiên cứu.
Trong quá trình phỏng vấn, ta có thể ghi chép hoặc ghi âm để lƣu trữ thông
tin.
Để thực hiện phỏng vấn bao gồm các bƣớc sau:



Giai đoạn chuẩn bị
Chuẩn bị trƣớc nội dung phỏng vấn và chọn ngƣời để phỏng vấn



Tiến hành phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn, phải bám sát nội dung câu hỏi cần thu thập

thông tin; không nên đặt ra câu hỏi quá dài làm cho ngƣời trả lời khó trình bày đủ ý
của cân hỏi; không đƣợc bỏ sót thông tin trong quá trình phỏng vấn; phải làm rõ
đƣợc thông tin còn nghi ngờ.
1.3.2 Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp
Dựa trên số liệu đã khảo sát đƣợc, sau khi đã kiểm tra số liệu đạt yêu cầu,
tổng hợp lại số liệu đó theo từng phần để trình bày.


5

1.3.3 Phƣơng pháp thống kê
Nhằm thống kê số liệu đã thực hiện khảo sát các doanh nghiệp trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Từ những số liệu đã đƣợc phân tích để tổng hợp nên các thông tin chung
đáp ứng mục tiêu của đề tài.
1.3.4 Phƣơng pháp định lƣợng
Để kiểm định giả thuyết đã nêu ra. Với những thông tin đã thu thập từ
bảng câu hỏi nghiên cứu, luận văn sẽ sử dụng công cụ SPSS để kiểm định các giả
thuyết.
Thang đo:
Sử dụng thang đo Likert 5 mức để đo các biến quan sát trong mô hình

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp
 Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng Chuẩn mực kế toán số 17
khi thực hiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bạn thành phố Hồ Chí
Minh
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: năm 2014
Không gian: Một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh
1.5 Những đóng góp của luận văn
 Hệ thống hóa những vấn đề chung về thuế thu nhập doanh nghiệp và kế
toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam.


6

 Kiểm định và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc vận dụng Chuẩn
mực kế toán số 17 khi thực hiện kế toán thuế TNDN
 Đề xuất giải pháp để hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
1.6 Những nghiên cứu trƣớc có liên quan
Trƣớc khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tìm hiểu một số nội dung của
các đề tài, các nghiên cứu trƣớc đây, cụ thể:
 Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Lê Diễm Thúy (2006) với đề
tài: “Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt
Nam”. Trong Luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng kế toán
thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và điểm hình là việc áp dụng kế
toán thuế thu nhập doanh nghiệp của 4 loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú

Yên, từ đó đƣa ra một số ý kiến hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các doanh
nghiệp ở Việt nam. Tác giả sử dụng phƣơng pháp định tính để hoàn thiện đề tài này.
 Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Hồng (2006) với
đề tài: “Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh
nghiệp”. Trong luận văn, tác giả đã nghiên cứu lý thuyết và đƣa ra các giải pháp
mang tính tổng quát.
 Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Vũ Thị Phƣơng Thảo (2011) với đề tài
“hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam”. Trong luận văn, tác giả
tập trung nghiên cứu thực trạng kế toán thuế TNDN của các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã đƣa ra số liệu cụ thể đối với công ty cổ phần
đầu tƣ nƣớc ngoài, công ty cổ phần, công ty TNHH nhƣng không đề cặp đến doanh
nghiệp tƣ nhân. Đồng thời tác giả chƣa giải quyết triệt để các nhân tố tác động đến
kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
 Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hoàng Mai (2013) với đề tài: “Hoàn
thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú


7

Yên ”. Trong luận văn, tác giả tập trung khảo sát hiện trạng kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên, và đƣa ra những kiến nghị
 Đối với cơ quan thuế: cần ban hành các văn bản hƣớng dẫn kịp thời để
cục thuế các tỉnh phổ biến cho Doanh nghiệp để Doanh nghiệp không lúng túng
trong việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; cần phải có sự thống nhất giữa
Luật, Thông tƣ, Nghị định và các văn bản do Tổng cục thuế ban hành và cần quy
định rõ hiệu lực khi ban hành; đội ngũ cán bộ thuế có trình độ và kinh nghiệm, nhiệt
tình hƣớng dẫn các Doanh nghiệp khi có quy định mới liên quan đến lĩnh vực thuế
nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng
 Đối với doanh nghiệp: Cầu lựa chọn chế độ kế toán phù hợp với quy
mô của doanh nghiệp; xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với cơ cấu quản lý của

Doanh nghiệp…
 Đề tài chƣa làm rõ đƣợc các nhân tố tác động kế toán thuế thu nhập
doanh nghiệp.
1.7 Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1: Giới thiệu
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Chƣơng 3: Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh
Chƣơng 4: Thiết kế nghiên cứu, kết quả nghiên cứu
Chƣơng 5: Giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam


8

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP
2.1 Một số vấn đề chung về thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp
Để hiểu rõ thuế thu nhập doanh nghiệp trƣớc hết cần tìm hiểu về thu nhập:
Thu nhập là tổng các giá trị mà một chủ thể nào đó nhận đƣợc trong nền kinh tế xã
hội thông qua quá trình phân phối thu nhập quốc dân trong một thời hạn nhất định,
không phân biệt nguồn gốc hình thành từ lào động, tài sản hay đầu tƣ.
Nhƣ vậy, thuế thu nhập là một loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế
của các cá nhân hoặc các pháp nhân nhƣng không phải toàn bộ thu nhập của cá
nhân và pháp nhân đều là đối tƣợng đánh thuế thu nhập mà thuế thu nhập điều
chỉnh hay thu trên phần thu nhập chịu thuế tức là khoản thu nhập sau khi đã đƣợc
miễn trừ chi phí hợp lý, hợp lệ
Theo chuẩn mực kế toán số 17: “ thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm toàn
bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả các

khoản thu nhập đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại nƣớc
ngoài mà Việt Nam chƣa ký Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Thuế thu nhập
doanh nghiệp bao gồm cả các loại thuế liên quan khác đƣợc khấu trừ tại nguồn đối
với các tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài hoạt động tại Việt Nam không có cơ sở thƣờng
trú tại Việt Nam đƣợc thanh toán bởi công ty liên doanh, liên kết hay công ty con
tính trên khoản phân phối cổ tức, lợi nhuận (nếu có); hoặc thanh toán dịch vụ cung
cấp cho đối tác cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài theo quy định của Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành“
Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12: “Thuế thu nhập
doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cơ sở
sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan
đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh“


9

2.1.2 Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp
Bản chất của thuế TNDN đƣợc thể hiện bởi các thuộc tính bên trong vốn có
của nó. Những thuộc tính đó có tính ổn định tƣơng đối qua các giai đoạn phát triển.
Nghiên cứu về thuế TNDN, ngƣời ta nhận thấy thuế TNDN có những đặc trƣng
riêng để phân biệt với các sắc thuế và các công cụ tài chính nhƣ sau:
 Thứ nhất: Thuế TNDN có đặc điểm là đối tƣợng nộp thuế theo luật quy
định đồng nhất với đối tƣợng chịu thuế. Ngƣời nộp thuế theo luật cũng là ngƣời trả
thuế cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, thuế
TNDN làm cho khả năng và cơ hội chuyển dịch gánh nặng thuế cho ngƣời khác trở
nên khó khăn hơn.
 Thứ hai: Thuế TNDN là một khoản chuyển giao của ngƣời nộp thuế cho
nhà nƣớc mang tính bắt buộc phi hình sự. Đặc điểm này xác định rõ nội dung kinh
tế của thuế TNDN là những quan hệ tiền tệ đƣợc hình thành một cách khách quan
và có ý nghĩa xã hội đặc biệt – việc động viên mang tính bắt buộc của Nhà nƣớc.

Phân phối mang tính chất bắt buộc dƣới hình thức thuế TNDN là một phƣơng thức
phân phối của Nhà nƣớc mà kết quả của một quá trình đó là một bộ phận thu nhập
của doanh nghiệp đƣợc chuyển giao cho Nhà nƣớc mà không kèm theo một sự cấp
phát hoặc những quyền lợi nào khác cho ngƣời nộp thuế.
 Thứ ba: Việc chuyển giao thu nhập dƣới hình thức thu nhập doanh nghiệp
không mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế
TNDN đƣợc biển hiện trên các khía cạnh:
Một là, sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính đối giá,
nghĩa là mức thuế mà các tầng lớp trong xã hội chuyển giao cho Nhà nƣớc không
hoàn toàn dựa trên mức độ ngƣời nộp thuế thụ hƣởng những dịch vụ và hàng hóa
công cộng do Nhà nƣớc cung cấp. Ngƣời nộp thuế cũng không có quyền đòi hỏi
Nhà nƣớc phải cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mới phát
sinh khoản chuyển giao thu nhập cho Nhà nƣớc, mặc khác mức độ cung cấp dịch vụ
công cộng của Nhà nƣớc cũng không nhất thiết ngang bằng với mức độ chuyển giao


10

Hai là, khoản chuyển giao thu nhập dƣới hình thức thuế TNDN không
đƣợc hoàn trả trực tiếp, có nghĩa là ngƣời nộp thuế suy cho cùng sẽ nhận đƣợc một
phần các dịch vụ công cộng mà Nhà nƣớc cung cấp chung cho cả cộng đồng giá trị
phần dịch vụ đó không nhất thiết tƣơng đồng với khoản tiền thuế mà họ nộp cho
Nhà nƣớc.
 Thứ 4: Việc chuyển giao thu nhập dƣới hình thức thuế TNDN đƣợc quy
định trƣớc bằng pháp luật. Đặc điểm này, một mặt thể hiện tính pháp lý cao của
thuế TNDN, mặt khác phản ảnh sự chuyển giao thu nhập này không mang tính tùy
tiện mà dựa trên những cơ sở pháp luật nhất định và đã đƣợc xác định trƣớc trong
Luật thuế TNDN. Những tiêu thức thƣờng đƣợc xác định trong Luật thuế TNDN là
đối tƣợng chịu thuế, đối tƣợng nộp thuế, mức thuế phải nộp, thời hạn cụ thể và
những chế tài mang tính cƣỡng chế khác,...

Các khoản chuyển giao thu nhập dƣới hình thức thuế TNDN chịu
những ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội trong những thời kỳ nhất
định.
Yếu tố kinh tế tác động đến thuế TNDN thƣờng là mức độ tăng
trƣởng của nền kinh tế quốc dân, giá cả, thị trƣờng, sự biến động của ngân sách Nhà
nƣớc...
Yếu tố chính trị, xã hội tác động đến thuế TNDN thƣờng là thể chế
chính trị của Nhà nƣớc, tâm lý, tập quán của các tầng lớp dân cƣ, truyền thống văn
hóa...
Các khoản chuyển giao dƣới hình thức thuế TNDN chỉ đƣợc giới hạn
trong phạm vi biên giới quốc gia với quyền lực pháp lý của Nhà nƣớc đối với con
ngƣời và tài sản.
2.1.3 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sắc thuế mang lại hiệu quả kinh tế xã hội
to lớn cho đất nƣớc.


11

Luật thuế TNDN năm 2003 đƣợc đƣa vào thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm
2004 sửa đổi Luật thuế năm 1997 thay thế cho thuế lợi tức trƣớc đây đã mở rộng
đối tƣợng chị thuế, bao gồm toàn bộ thu nhập đƣợc trong nền kinh tế thị trƣờng và
thống nhất áp dụng đối với mọi thành phần kinh tế và mọi loại hình doanh nghiệp,
giữa đối tƣợng đầu tƣ nƣớc ngoài và các doanh nghiệp trong nƣớc, tạo nên một môi
trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn trong điều kiện nền kinh tế mới, tạo
cho nền kinh tế đất nƣớc nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Vai trò của thuế TNDN đƣợc thể hiện:
 Thứ nhất: Đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nƣớc
Thuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nƣớc nhằm đảo bảo trang
trải cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc, cho nên cũng giống nhƣ các loại thuế

khác, vai trò đầu tiên của thuế TNDN là đảm bảo một nguồn thu ổn định và không
nhỏ cho Ngân sách Nhà nƣớc thông qua việc càng mở rộng đối tƣợng chịu thuế, có
khả năng bao quát đƣợc hầu hết các nguồn thu nhập phát sinh trong điều kiện nền
kinh tế ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều loại hình thu nhập phức tạp và tinh vi
hơn trƣớc
 Thứ hai: Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nƣớc trong việc quản
lý vĩ mô nền kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh doanh
Thông qua việc ƣu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế, thuế TNDN góp
phần định hƣớng cho các Nhà Đầu tƣ vào các lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nƣớc cần
khuyến khích đầu tƣ, từ đó chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu
vùng kinh tế nhằm đảm bảo cơ cấu kinh tế hợp lý, thực hiện chiến lƣợc phát triển
kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong từng thời kỳ
 Thứ ba: Thuế TNDN thể hiện vai trò đặc trƣng của thuế là đảm bảo công
bằng xã hội.
Là sắc thuế trực thu, thuế TNDN có khả năng đảm bảo công bằng theo
chiều dọc: đố tƣợng nộp thuế có thu nhập chịu thuế cao thì nộp thuế nhiều, đối
tƣợng nộp thuế có thu nhập chịu thuế thấp thì nộp ít. Đối tƣợng nộp thuế gặp khó
khăn thì miễn giảm thuế, đƣợc chuyển lỗ sang những năm sau... thuế TNDN có


×