Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên trong các kỳ thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.24 KB, 32 trang )

TIỂU LUẬN

CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG
QUAY CÓP CỦA SINH VIÊN

1


Hà Nội - 2017

2


DANH SÁCH NHÓM 5

STT

Họ & tên

Lớp

1

Phạm Thị Huyền

K61KTNNA

2

Tạ Thanh Huyền


K61KEA

3

Trần Thị Huyền
(Nhóm trưởng)

K61KEB

4

Trần Thị Huyền

K61QTKDA

5

Chử Thị Mai Hương

K61KTB

6

Nguyễn Thị Thu Hường

K61KTB

7

Nguyễn Thị Hạ Lan


K61KTB

8

Lưu Diệp Linh

K61QTKDB

9

Nguyễn Thị Linh

K61KTA

10

Nguyễn Thị Mỹ Linh

K61KTB

Mã SV

3


NHẬN XÉT & ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN




Điểm của Tiểu luận:

Nhận xét và đánh giá của giảng viên:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Lời cảm ơn
Bước vào kì 2 năm học thứ nhất ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chúng tôi
đã có những bước đi vững chắc hơn trong con đường rèn luyện bản thân. Chúng
tôi được tiếp xúc với những kiến thức có liên quan nhiều hơn về chuyên ngành
của mình. Trong đó có môn Kỹ năng quản lí và làm việc nhóm được PGS.TS
Quyền Đình Hà giảng dạy. Sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy đã giúp chúng tôi có
một nền tảng kiến thức bổ ích và quan trọng để nhóm chúng tôi hoàn thành bài
tiểu luận này. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Thầy đã
giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do khả năng và thời gian có hạn nên
không thể tránh khỏi sai sót. Chúng tôi rất biết ơn và mong nhận được những ý
kiến trao đổi từ Thầy.
Xin gửi đến thầy lời chúc sức khỏe và thành công!
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cám ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện – NHÓM 5

4


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU …………………………………………………………………5
1. Tính cấp thiết…………………………………………………………...... 5
2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………...... 6
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu…………………………………….... 6

4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………….….. 6
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................7
Chương 1 – Tổng quan và cơ sở lí luận…………………………………….. 7
1.1 Giới thiệu tổng quan Học viện Nông nghiệp…………………………… 7
1.2 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu……………………. 8
1.3 Thực trạng gian lận trong học tập, thi cử của sinh viên………………… 9
1.4 Những hiện tượng tiêu cực trong thi cử từ cán bộ coi thi………………11
Chương 2 – Phương pháp & quy trình nghiên cứu ……………………….. 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu …………………………..
2.2 Quy trình nghiên cứu
Chương 3 – Khảo sát thực tế
1. Nội dung
2. Đối tượng
3. Thời gian
4. Phương pháp xử lí
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
TỔNG QUAN VỀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TIỄN
Chương 4 – Đề ra giải pháp
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA HỌP NHÓM
BẢNG ĐIỂM TỰ ĐÁNH GIÁ
5


6


I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Tiêu cực trong thi cử đã trở thành “vấn nạn” và gây ra rất nhiều hậu quả
nghiêm trọng đến xã hội. Tình trạng này kéo dài nhiều năm nay đã dẫn đến người
học không còn động lực để học, bởi có người không cần học, bằng cách tiêu cực
vẫn có được kết quả như ý muốn. Còn đối với người dạy là thầy, cô giáo cũng
tham gia vào hoạt động tiêu cực này dần dần bị suy thoái đạo đức, mất động lực để
phấn đấu tự rèn luyện, tự học tập để sử dụng phương pháp dạy thật tốt. Hậu quả tất
yếu là môi trường giáo dục bị “thương mại hóa” chất lượng dạy và học bị giảm sút
một cách trầm trọng.
Gian lận trong thi cử đã trở thành vấn đề bức xúc, xã hội đang đòi hỏi
ngành giáo dục phải có giải pháp khắc phục quyết liệt
Tình trạng quay cóp của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
cũng đang là một trong những vấn đề mà Nhà trường rất quan tâm. Vậy đâu là
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Giải pháp nào có thể giúp giảm thiểu hiện
tượng quay cóp của sinh viên?
Với những lý do trên, chúng tôi – sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt
Nam muốn tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên
để trên cơ sở đó xác định những giải pháp nhằm hạn chế tối đa hiện tượng này,
góp phần vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên chính xác, công
bằng, đồng thời tạo cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.

7


2. Mục tiêu nghiên cứu






Tìm hiểu thực trạng gian lận trong học tập, thi cử của sinh viên hiện nay
tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Khảo sát và tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp
của sinh viên trong thi học kỳ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Đưa ra giải pháp nhằm giải thiểu hiện tượng gian lận.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu





Khách thể nghiên cứu: Sinh viên của Học viên Nông nghiệp Việt Nam.
Khách thể khảo sát: 100 sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu: Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gian lận của
sinh viên trong các đợt thi học kỳ tại Học viện Nông nghiệp.

4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Những cơ sở lý luận khoa học, các khái



niệm liên quan vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Áp dụng trong phân tích làm rõ các
nguyên nhân dẫn đến gian lận trong học tập, thi cử của sinh viên Học viện




Nông nghiệp Việt Nam hiện nay.
Phương pháp thống kê so sánh, thu thập thông tin: đề tài sử dụng các số
liệu thống kê để hệ thống hóa, khái quát hóa để đưa ra được những nguyên



nhân dẫn đến gian lận trong học tập và thi cử của sinh viên.
Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu: là phương pháp trên cơ sở
nghiên cứu thực tế phát bảng hỏi sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt
Nam để nắm bắt được những nguyên nhân dẫn đến gian lận trong học tập,



thi cử của sinh viên, là cơ sở để xây dựng và nghiên cứu đề tài.
Phương pháp phỏng vấn, quan sát.

8


II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1 - TỔNG QUAN &CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Giới thiệu tổng quan về Học viện Nông nghiệp Việt
Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam , tiền thân là Trường Đại học
Nông Lâm, được thành lập ngày 12/10/1956 theo Nghị định số
57/NL-CP-NĐ của Bộ Nông Lâm, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
(nay là Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam).
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển , Học viện đã nhiều
lần đổi tên để phù hợp với nhiệm vụ chính trị của Học viện và

chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong từng
thời kì: Trường Đại học Nông lâm (1956), Học viện Nông lâm
(1958), Trường Đại học Nông nghiệp (1963), Trường Đại học Nông
nghiệp I (1967), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2008) và Học
viện Nông nghiệp Việt Nam (2014).
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Học viện





Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học
trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan.
Thực hiện các nghiên cứu khoa học và hợp tác nghiên cứu
với các đơn vị trong và ngoài nước.
Chuyển giao kỹ thuật tiến bộ đến người sản xuất.

1.1.2. Đội ngũ cán bộ, giảng viên
Học viện có gần 1.400 cán bộ viên chức đang giảng dạy,
nghiên cứu khoa học và phục vụ tại 15 khoa, 11 phòng ban, 01
Nhà xuất bản, 23 viện, trung tâm, công ty; trong đó có trên 700
9


cán bộ giảng dạy, gần 300 nghiên cứu viên, 83 giáo sư, phó
giáo sư, gần 600 cán bộ giảng dạy có học vị tiến sĩ và thạc sĩ,
hầu hết số tiến sĩ và thạc sĩ này được đào tạo từ các nước có
nền giáo dục và khoa học tiên tiến.

1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Quay cóp
Quay cóp là hiện tượng gian lận trong thi cử dưới nhiều hình thức thể hiện
khác nhau chẳng hạn như: nhìn bài bạn, mở vở, mở sách, hoặc sử dụng các
phương tiện thu phát âm thanh, tin nhắn...
1.2.2. Quan niệm về học tập
Quan niệm về học tập nếu không được hiểu theo đúng nghĩa của nó, thì rất
có thể trở thành quan niệm lệch lạc. Có thể nói học là để lĩnh hội tri thức, tiếp
thu kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ đúng đắn. Nhưng hiện nay có khá
nhiều sinh viên lại quan niệm rằng học hoàn toàn vì điểm, vì bằng cấp, vì địa vị
xã hội, .... mà không quan tâm đến kết quả thực chất của mình, từ đó dẫn đến
những hành vi lệch lạc trong quá trình học tập.
1.2.3. Động cơ
Để đạt được kết quả mong muốn, cần có một sức mạnh tác động vào một
sự vật, một hiện tượng nào đó và ta gọi là động cơ hay nói cách khác động cơ là
cái có tác dụng chi phối, thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động.
1.2.4. Động cơ học tập
Động cơ học tập là sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong nhằm
kích thích người học phấn đấu để đạt được mục đích nào đó nhằm có lợi cho
mình. Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần
trong quá trình học tập của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
1.2.5. Hành vi
10


Hành vi được quan niệm là các phản ứng của con người để trả lời các kích
thích của môi trường tác động lên. Hành vi của con người do nhiều yếu tố chi
phối. Chính vì thế mà khi xem xét hành vi của mỗi người chúng ta phải dựa trên
chuẩn mực hành vi trong một môi trường, một cộng đồng hay một nền văn hóa
nhất định.
1.2.6 Chuẩn hành vi, sai lệch chuẩn mực hành vi

Sai lệch chuẩn mực hành vi cá nhân có thể chia làm hai loại: Một là sai
lệch chuẩn mực hành vi thụ động, hai là sai lệch chuẩn mực hành vi chủ động.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu những sinh viên có hành
vi lệch chuẩn, tức là những hành vi sai trái với nội quy, quy định của nhà
trường. Có rất nhiều các nội quy, quy định của nhà trường đề ra, nhưng hành vi
sai trái của sinh viên mà đề tài đề cập ở đây là hành vi quay cóp của sinh viên
trong khi thi học kỳ.
1.3 Thực trạng gian lận trong học tập, thi cử của sinh viên - Học viện Nông
nghiệp Việt Nam hiện nay
1.3.1. Trao đổi, hỏi bài nhau trong phòng thi:
- Hiện tượng này xảy ra thường rơi vào trường hợp giáo viên coi thi quá dễ
dãi, học sinh trao đổi quay cóp, thậm chí di chuyển vị trí chỗ ngồi nên việc đánh
số báo danh không có tác dụng.
- Trao đổi, hỏi bài nhau trong phòng thi được thể hiện bằng các hình thức
khác nhau như: Thí sinh làm được câu hỏi, bài tập nào xong, để bài trên bàn của
mình ở khoảng trống giữa hai thí sinh không cần phải che dấu, tạo điều kiện cho
bạn quay cóp một cách dễ dàng
- Thí sinh làm xong bài, tranh thủ thời điểm không có giáo viên coi thi
trong phòng thi hoặc lợi dụng sự sơ hở của giáo viên coi thi đọc cho bạn vừa đủ
nghe và chép lại bài của mình

11


- Bằng các tín hiệu khác nhau, thí sinh thông báo mã số đề thi trắc nghiệm
của nhau, sau đó, dù ngồi ở vị trí nào vẫn biết được phương án lựa chọn của
nhau nếu giáo viên coi thi rời phòng thi hoặc không để ý giám sát...vv. .

1.3.2. Mang tài liệu và sử dụng tài liệu trong phòng thi:
Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến được che dấu bởi các hình thức khác

nhau nhằm đánh lừa hoặc lợi dụng sự lơi lỏng của giáo viên coi thi. Một hiện
tượng tương đối phổ biến trước đây cũng như hiện nay là thí sinh bằng mọi cách
đưa tài liệu và sử dụng đủ loại tài liệu liên quan với nhiều hình thức khác nhau,
cụ thể như:
- Viết vào tờ giấy trắng bằng bút bi hết mực
- Viết vào các tờ giấy nhỏ kẹp vào kẽ tay
- Dùng tài liệu kê chân giả vò như tờ giấy loại
- Viết vào lòng bàn tay, cánh tay... Việc sử dụng “phao thi” cũng trở thành
“ nghệ thuật” rất tinh vi và kỹ xảo. lúc ẩn, lúc hiện làm cho giáo viên coi thi khó
phát hiện.
1.3.3. Xin điểm
Là hiện tượng một số học sinh, sinh viên lười học hoặc học kém sau khi
kết thúc thi học kỳ hoặc kết thúc học phần tự đánh giá kết quả bài thi kém thì họ
nhanh chóng thực hiện hành vi xin điểm. Không phải tất cả học sinh, sinh viên
ai cũng có thể xin được điểm mà chỉ rất ít học sinh, sinh viên xin được điểm
trong trường hợp có những quan hệ “tế nhị” khác nhau.
Việc xin điểm được ký hiệu bằng mật mã riêng trong bài thi để nhờ thầy cô
nâng điểm. Có những trường hợp xin điểm cho qua “ngưỡng” nhưng cũng có
trường hợp xin điểm được điểm khá, được học bổng của trường.
1.3.4. Mua điểm
12


Trong trường hợp bài thi làm kém, không có mối quan hệ nào để xin điểm
thì tận dụng thế mạnh của đồng tiền “để giải”.
Có chăng chỉ thể hiện dưới một dạng khác như phụ đạo trước lúc thi cho
sát đề thi hoặc các lớp đêm trước đây bỏ phong bì bồi dưỡng thầy coi thi..., có
lớp học sinh sau khi học xong từng chương do mỗi giáo viên khác nhau giảng
có phong bì cho giáo viên gọi là “tiền uống nước”. Qua các hiện tượng nêu trên
ta thấy rằng ranh giới giữa “ tình cảm” và “mua bán” là hết sức mong manh.

Nếu không xem xét một cách kỹ lưỡng ranh giới này thì sẽ xảy ra nhiều vấn đề
liên quan khác không thể nào lường hết được. Từ khi có ngân hàng đề thi thì
hiện tượng này đã giảm.
1.3.5. Thi hộ
Là hiện tượng xảy ra trong trường hợp thi lại lần thứ nhất hoặc lần thứ hai,
học sinh, sinh viên không có khả năng để làm bài thi đạt kết quả để vượt “rào”
thì lập tức nhờ bạn khác học lực khá thi hộ để lấy điểm cho mình. Trong trường
hợp này học sinh, sinh viên thường lợi dụng sự buông lỏng kỷ luật phòng thi
của giáo viên coi thi. Song các trường hợp thi hộ giáo viên coi thi đều phát hiện
được.
1.4. Những hiện tượng tiêu cực trong thi cử từ phía cán bộ coi thi:
Tiêu cực từ phía cán bộ coi thi được biểu hiện cụ thể ở những mức độ khác
nhau, cho từng đối tượng mà cán bộ coi thi giám sát cũng khác nhau, có những cán
bộ coi thi làm việc chưa hết hoặc chưa đúng trách nhiệm đã góp phần “vô hiệu
hóa” hoặc làm giảm hiệu lực của quy chế thi. Biểu hiện của tiêu cực này vô cùng
đa dạng ở các khía cạnh sau:
- Trong giờ coi thi, cả hai hoặc một trong hai cán bộ coi thi cố tình làm ngơ
trước những tiêu cực từ phía thí sinh

13


- Hai cán bộ coi thi vô tình hay ngẫu hứng nói chuyện trao đổi trong phòng
thi về những vấn đề cùng quan tâm trong đời sống cá nhân gia đình, xã hội,.. mà
không cần chú ý đến sự giám sát và yên tĩnh để thí sinh làm bài.
- Một trong hai cán bộ coi thi ra khỏi phòng thi không có lý do.
- Cán bộ coi thi gửi số báo danh cho nhau nhờ giúp đỡ...vv. Có thể nói rằng
tiêu cực trong thi cử rất đa dạng, tinh vi và là căn bệnh kinh niên, nó như một loại
bệnh truyền nhiễm chưa có một loại thuốc nào để phòng ngừa đạt hiệu quả cao.


Chương 2 - PHƯƠNG PHÁP & QUY TRÌNH
NGHIÊN CỨU

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN GIAN LẬN

TRONG HỌC TẬP & THI CỬ CỦA SINH VIÊN
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp điểu tra bằng phiếu khảo sát
Nhằm thu thập những thông tin về thực trạng hiện tượng quay cóp của sinh viên
tại Học viện Nông nghiệp.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin bổ trợ về thực trạng
về hiện tượng quay cóp của SV nhằm cung cấp những thông tin sâu hơn mà bảng
hỏi thu thập được chưa cao.
2.2. Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lí thuyết

Thiết kế bảng hỏi

Khảo sát thử nghiệm
Điều chỉnh bảng hỏi

14


Khảo sát chính thức

Phân tích kết quả khảo sát

Chương 3 - Khảo sát thực tế nguyên nhân

gian lận trong học tập & thi cử hiện nay
1. Nội dung khảo sát
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng quay cóp của sinh viên trong
thi học kỳ tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
2. Đối tượng khảo sát



Đối tượng khảo sát là sinh viên các khóa K58, K59, K60, K61 của Học
viện Nông nghiệp Việt Nam.



Số phiếu được khảo sát được là 100.

3.Thời gian khảo sát: Ngày 7 Tháng 4 năm 2017
4.Phương pháp xử lí số liệu điều tra: Vì phiếu điều tra có sử dụng kết hợp cả hai
loại câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở nên chúng tôi xử lí số liệu điều tra bằng
phương pháp thống kê.

15


KẾT QUẢ KHẢO SÁT

ST
T
1

Cán bộ coi thi


2

Nội dung đề thi

3

Quan điểm về
học tập cho hiện
tại của sinh viên

4

Quan điểm về
học tập cho
tương lai của
sinh viên
Kế hoạch thi

5
6

Khó khăn về nội
dung thi

Nguyên nhân

Số phiếu

Tỷ lệ phiếu


Làm việc riêng trong phòng thi
Cán bộ coi thi chưa thật nghiêm
túc
Đề thi có câu vượt ngoài khả
năng của sinh viên
Nội dung đề thi ít có phần thực
tiễn
Đạt điểm số cao
Học và thi là khác nhau
Cố gắng vượt qua môn thi bằng
mọi cách
Việc học là để có tấm bằng xin
việc
Việc học củng cố địa vị xã hội

41/100
59/100

41%
59%

37/100

37%

63/100

63%


76/100
4/100
20/100

76%
4%
20%

93/100

93%

7/100

7%

Lịch thi sắp xếp chưa hợp lí
54/100
Thời gian ôn tập để kết thúc học 46/100
phần chưa hợp lí
Đề thi có nhiều câu hỏi học
66/100
thuộc lòng

54%
46%
66%

16



Thời gian làm bài chưa phù hợp 34/100
34%
7
Cách thức quay
Coi bài của bạn
87/100
87%
cóp
Sử dụng các phương tiện quay
9/100
9%
cóp
8
Phương tiện
Tài liệu photo nhỏ
58/100
58%
dùng để quay
Sử dụng điện thoại di động
27/100
27%
cóp
Ghi ra tay
7/100
7%
Sử dụng tai nghe kết nối điện
4/100
4%
thoại

9
Nhóm môn học
Môn cơ bản
86/100
86%
thường quay cóp Môn chuyên ngành
10/100
10%
Bảng 1. Kết quả khảo sát một số nguyên nhân dẫn đến gian lận thi cử của
sinh viên Học viện Nông nghiệp

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Trong số 100 SV được nghiên cứu thì có 96 SV (chiếm 96%) có thực hiện
hành quay cóp ít nhất là 1 lần và chỉ có 4 SV (chiếm 4%) là không quay cóp.
Chúng ta thấy rằng, mức độ thực hiện hành vi quay cóp của SV diễn ra ở nhiều
mức độ khác nhau.
Dựa trên kết quả khảo sát thực tiễn, chúng tôi đưa ra một số nhận định
chung về các nhân tố dẫn đến hành vi quay cóp của sinh viên:
1. Nhân tố cán bộ coi thi
Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhân tố cán bộ coi thi thật sự có ảnh hưởng đến
hành vi quay cóp của SV.
Kết quả đánh giá được ghi nhận ở bảng 1, SV cho rằng cán bộ coi thi còn làm
việc riêng trong phòng thi (41%) và cán bộ coi thi chưa thật nghiên túc (59%). Bên
cạnh đó, SV nhận thấy ở các phòng thi lớn số lượng cán bộ coi thi còn ít và cách
bố trí sắp xếp chỗ ngồi chưa hợp lý. Chính sự lơ là và dễ dãi của cán bộ coi đã tạo
điều kiện thuận lợi cho SV thực hiện hành vi quay cóp của mình.
2. Nhân tố nội dung đề thi
Kết quả đánh giá về “Sự phù hợp của nội dung đề thi” được trình bày trong
bảng 1. Theo đó, tính vừa sức của đề thi chưa thật sự đảm bảo. Khoảng 37% Sinh
17



viên cho rằng ”đề thi có câu vượt ngoài khả năng SV”. Không chỉ vậy, nội dung
phần câu hỏi ứng dụng thực tiễn cũng chưa được giảng viên chú trọng đánh giá.
Như vậy đề thi chưa phù hợp chính là một nhân tố có ảnh hưởng đến hành vi quay
cóp của SV.
3. Quan niệm về học tập cho hiện tại của sinh viên
Từ kết quả khảo sát cho thấy, quan niệm về học tập cho hiện tại của sinh
viên có ảnh hưởng đến hành vi quay cóp. Phân tích sâu cho thấy: với SV, đạt điểm
số cao là mục tiêu hàng đầu (chiếm 76%). Nhiều SV cũng có quan niệm ”học và
thi là khác nhau” (chiếm 4%) và cố gắng vượt qua môn thi bằng mọi cách (chiếm
20%). Điều này cho thấy phần lớn SV đều có quan niệm đạt điểm số cao là quan
trọng nhất. Chính quan điểm sai lầm này đã phần nào thúc đẩy một số SV thực
hiện hành vi quay cóp khi các em chưa chuẩn bị tốt cho kỳ thi.
4. Quan niệm về học tập cho tương lai của sinh viên
Theo kết quả điều tra cho thấy, đa số SV cho rằng việc học chủ yếu là để có
tấm bằng xin việc (chiếm 93%) sau đó thì mới đến việc củng cố địa vị xã hội
(chiếm 7%).
Quan niệm này thể hiện khá rõ về dự tính sau khi tốt nghiệp của SV chủ yếu
là chỉ để xin việc chứ không thiên nhiều về học thuật. Chính vì thế mà các em đặt
nặng vấn đề điểm số. Quan niệm sai lệch này dẫn các em đi đến những cách thức
đạt điểm số cao nhưng không bằng lực học của chính mình, trong đó có hành vi
quay cóp.
5. Kế hoạch thi
Từ số liệu điều tra cho thấy công tác tổ chức thi của trường còn khá nhiều
tồn tại. Trong đó nổi bậc là lịch thi sắp xếp chưa hợp lý ( chiếm 54% số phiếu) và
thời gian ôn tập để thi kết thúc học phần chưa hợp lí (chiếm 46% số phiếu). Ngoài
ra còn có một số yếu tố như lịch thi thường bị thông báo trễ và hay bị thay đổi.
6. Khó khăn về nội dung đề thi
18



Khi đánh giá về đề thi, SV đồng ý rằng nội dung đề thi nhìn chung vẫn còn
khá khó khăn Khó khăn của nội dung đề thi chủ yếu tập trung vào vấn đề “nội dung
đề thi có nhiều câu hỏi học thuộc lòng” (chiếm 66% ) và “thời gian làm bài chưa
phù hợp” (chiếm 34%). Đây cũng có thể là những nguyên nhân dẫn đến hành vi
quay cóp của SV.
Phỏng vấn sâu SV cho thấy: Đề thi hiện nay tập trung nhiều vào phần học
thuộc, trong khi đó, một số môn lại không có đề cương ôn tập. Đồng thời, thời gian
phân bổ trong đề thi chưa hợp lý (có đề thì thời gian dài hơn yêu cầu thi và ngược
lại).
Theo số liệu thống kê cho thấy một bộ phận không nhỏ trong SV chưa thật sự
coi trọng việc học tập của mình, các em vẫn quan niệm rằng điểm số là quan trọng.
Không ít SV bị bắt quả tang khi thực hiện hành vi quay cóp nhưng số lượng SV vi
phạm quy chế thi ngày càng tăng theo số liệu thống kê thực trạng ở phần trên tại
Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, còn có một số các yếu tố môi
trường tác động vào làm gia tăng hành vi quay cóp của SV, chẳng hạn như lịch thi
bố trí chưa hợp lý (vừa học vừa thi), chương trình học quá tải, nội dung đề thi thì
tập quá nhiều vào những câu hỏi học thuộc lòng, giám thị coi thi dễ,....
7. Phương tiện sử dụng quay cóp
Qua điều tra về cách thức và phương tiện sử dụng trong quay cóp của sinh
viên kết quả cho thấy 87% sinh viên đã tiến hành quay cóp bằng cách coi bài của
bạn. Phương tiện được SV sử dụng để quay cóp nhiều nhất là tài liệu photo nhỏ
với 58% ý kiến, kế đến sử dụng điện thoại di đồng với 27% ý kiến, thứ ba là và ghi
trên tay 7% ý kiến và thứ tư là sử dụng tai nghe kết nối điện thoại 4% ý kiến so với
tổng số điều tra.
Qua các số liệu trên cho thấy để quay cóp sinh viên của trường đã sử dụng
2 cách cơ bản: một là nhìn bài của bạn và hai là sử dụng các phương tiện quay cóp.
Phương tiện dùng để quay cóp rất đa dang và phong phú, nhưng chủ yếu có 5 loại
và mức độ từ đơn giản đến những công nghệ hiện đại khó phát hiện. Trong thời

19


gian tới trường cần phải có những biện pháp mạnh và thích hợp để phát hiện, ngăn
chặn và xử lý việc thực hiện quay cóp sinh viên.
8. Kết quả điều tra về nhóm môn học thường quay cóp
Kết quả thống kê cho thấy nhóm môn học mà các sinh viên thường quay
cóp nhất đó là các môn cơ bản với 86 ý kiến chiếm tỉ lệ 86% so với tổng phiếu
điều tra. Có thể do nhóm môn cơ bản khó, ít liên quan và hứng thú đối với nghề
nghiệp của sinh viên.
Các môn chuyên ngành, có lẽ vì liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp,
sinh viên chịu khó học hơn nên tỉ lệ sinh viên quay cóp ít hơn chiếm khoảng 10%
so với tổng phiếu điều tra. Từ kết quả trên cho thấy khi thi các môn cơ bản, khả
năng sinh viên của trường thực hiện quay cóp lớn; để hạn chế và ngăn chặn sinh
viên vi phạm quy chế thì trường cần tăng cường hơn nữa kỷ luật phòng thi.

TỔNG KẾT VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
Tiêu cực trong thi cử là sự biểu hiện tiêu cực trong giáo dục. Nguyên
nhân của sự tiêu cực này có cả các yếu tố chủ quan từ phía người dạy, người học
và các yếu tố khách quan từ xã hội.
1. Về nguyên nhân chủ quan
1.1. Do ý thức của người học: học sinh, sinh viên chưa xác định đúng
mục tiêu của việc học đó là: học để biết, học để làm việc, học để làm người và
học để cùng chung sống. Do vậy một số học sinh, sinh viên vào trường học quá
lười biếng, chơi nhiều, dựa dẫm vào khả năng tài chính của gia đình cung cấp để
xin điểm, mua điểm bằng mọi cách để có kết quả học tập cao. Mặt khác do xã hội
vẫn còn thói quen đánh giá năng lực của học sinh, sinh viên qua bằng cấp chứ
không phải là năng lực thực có của học sinh, sinh viên nên nhiều học sinh, sinh
20



viên thậm chí cả phụ huynh học sinh, sinh viên vẫn muốn dùng các hình thức tiêu
cực để đạt được kết quả thi theo ý muốn thay cho việc cố gắng học và thi thật
trung thực.
1.2. Do vai trò trách nhiệm của giảng viên
Giảng viên là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo trong nhà trường.
Song trong thực tế vẫn còn một số giảng viên thiếu tinh thần trách nhiệm chậm
đổi mới phương pháp giảng dạy, do đời sống vật chất còn thiếu thốn, đồng lương
thấp lại chịu ảnh hưởng không nhỏ của cơ chế thị trường, người thầy dễ bị tiêu
cực tấn công. Tiêu cực này thường rơi vào trường hợp giảng viên coi thi không
nghiêm, xử lý các trường hợp vi phạm quy chế không đúng theo quy định. Qua
báo cáo của Ủy ban văn hóa giáo dục Thanh thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội
khẳng định “ một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu, không đấu tranh với
những gian dối trong giáo dục, thậm chí còn bị lôi cuốn, thỏa hiệp tham gia vào
những tiêu cực, có một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục tham gia vào các hiện
tượng tiêu cực, tiếp tay cho người học thực hiện gian dối trong học tập”.
1.3. Phương pháp dạy và học chưa được đổi mới
Hiện tại giảng viên của Trường có độ tuổi từ 50 trở lên chiếm tỷ trọng
thấp, chủ yếu là giảng viên trẻ, một số giảng viên năng lực chuyên môn còn hạn
chế, phương pháp sư phạm chưa được nhuần nhuyễn, chưa tâm huyết với nghề
nghiệp, chưa chịu khó học hỏi, nghiên cứu, phẩm chất đạo đức nhà giáo bị suy
giảm, tính mô phạm, quan hệ với đồng nghiệp, học sinh, sinh viên bị giảm sút,
mất lòng tin đối học sinh, sinh viên và phụ huynh.
Đối với học sinh, sinh viên học mang tính chất đối phó, học tủ và học
lệch nhiều nên kiến thức bị hổng dẫn đến tiêu cực là điều tất yếu.
1.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá chưa chính xác còn mang tính chủ
quan:
- Hiện tại các bài kiểm tra, giáo viên dạy chương nào, phần nào tự mình
ra đề kiểm tra, tự đánh giá dẫn đến tính khách quan chưa có.
21



- Hầu hết giảng viên trẻ đánh giá điểm của học sinh, sinh viên không
chính xác, phàn nàn học sinh, sinh viên học kém nhưng điểm kiểm tra không có
học sinh, sinh viên bị điểm 4. Vì vậy học sinh, sinh viên lười học là tất yếu
1.5. Xây dựng kế hoạch giảng dạy chưa có tính logic, khoa học:
- Học phần phải học trước làm cơ sở để học các học phần sau nhưng thực
tế vẫn có tình trạng xảy ra ngược lại quy trình đó
- Các học phần thi trong một kỳ quá nhiều
1.6. Do thiếu sự theo dõi, kiểm tra, giám sát của Ban Giám Hiệu, Khoa,
Tổ chuyên môn, Các phòng ban chức năng:
- Lãnh đạo nhà trường chưa thường xuyên nắm bắt tình hình giảng dạy
và các hoạt động khác của giáo viên thông qua ý kiến thăm dò học sinh.
- Chưa xử lý nghiêm những học sinh, sinh viên cũng như giáo viên vi
phạm quy chế thi, bỏ giờ giảng hoặc chậm giờ, chấm điểm thi thiếu chính xác...
2. Nguyên nhân khách quan:
2.1. Sự khiếm khuyết từ chương trình đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ cho
quá trình dạy và học
Chương trình đào tạo một số ngành và chuyên ngành chưa phù hợp với sự
chuyển đổi của nền kinh tế hiện nay, nhiều môn học kiến thức còn chung chung,
chưa gắn kết với thực tiễn của nền kinh tế, chủ yếu mang tính lý luận nên học
sinh không thể nhớ hết lượng kiến thức đó. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và
học còn thiếu thốn đặc biệt về việc thực hành môn học, cả khối kỹ thuật và khối
kinh tế còn thiếu và rất hạn chế nên học sinh, sinh viên học xong lý thuyết không
vận dụng vào thực tế. Do đó kiến thức chóng quên.
2.2. Do thói quen sính bằng cấp:
Thực trạng hiện nay do việc tuyển dụng làm công chức, viên chức hoặc
giáo viên giảng dạy còn mang nặng về bằng cấp, chưa căn cứ vào năng lực thực
tế của người dự tuyển. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho người học
22



phải tìm mọi cách để tìm bằng được tấm bằng khá hoặc giỏi, chưa dựa vào năng
lực thực tế của học sinh, sinh viên. Vì vậy, khi thấy năng lực yếu, họ không cố
gắng học tập mà tìm mọi cách để thực hiện hành vi tiêu cực trong thi cử.

Chương 4 – ĐỀ RA GIẢI PHÁP
Hạn chế tình trạng gian lận trong học tập & thi cử cho sinh viên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Qua phân tích kết quả khảo sát tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến
hành vi quay cóp của sinh viên ta thấy các nguyên nhân dẫn đến hành vi quay
cóp. Thông qua một số ý kiến ghi nhận được từ sinh viên cũng như là giảng
viên trong nhà trường, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:
 Đối với Cán bộ coi thi:
Cần phải nâng cao và thực hiện đúng trách nhiệm của một cán bộ coi
thi; không làm việc riêng trong phòng thi; bố trí các thí sinh ngồi đúng quy
định; tăng cường giám sát để ngăn ngừa và phát hiện các hành vi quay cóp,
đồng thời xử lý kỷ luật các trường hợp vi phạm quy chế thi một các nghiêm túc,
công bằng và đúng quy chế.
 Đối với nội dung của đề thi:
23


Cần có quy định cụ thể về nội dung, cấu trúc đề thi và thời gian làm
bài thi kết thúc học phần hợp lý, và đề thi cần có sự phản biện của tập thể cán
bộ giảng viên có cùng hoặc gần chuyên môn. Đề thi phải kiểm tra được kiến
thức đã học với sự liên hệ thực tiễn tốt, nội dung không quá khó và thời gian
làm bài phù hợp. Hạn chế các câu hỏi học thuộc lòng. Nội dung thi phải bám sát
chương trình học; thực hiện đánh giá SV bằng nhiều hình thức khác nhau; đổi
mới kiểm tra đánh giá (không tổ chức thi mà cho làm tiểu luận,..)

 Đối với sinh viên – đặc biệt sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Cần xác định lại quan điểm về học tập của mình phù hợp với bản thân
mình; không ngừng rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người sinh viên;
học tập, tìm tòi và sáng tạo để chiếm lĩnh kiến thức; thi cử nghiêm túc, đúng
quy định của trường.
 Đối với Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phải xây dựng kế hoạch thi học kỳ khoa học, hợp lý với kế hoạch học
tập của các lớp sinh viên. Lịch thi cần phải ổn định không nên thay đổi nhiều.
Số môn thi trong kỳ phải hợp lý, không nhiều quá gây áp lực học tập lên các em
sinh viên. Thời gian ôn thi các môn cần bảo đảm đủ để các em sinh viên ôn tập,
nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tổng thời gian của chương trình đào tạo.
Xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với cán bộ và sinh viên vi phạm quy chế
thi. Đối với các sinh viên có số lần vi phạm quy trong năm học nhiều, ngoài các
hình thức xử lý theo quy chế thi là đình chỉ, cảnh cáo và khiển trách có thể áp
dụng thêm Quy chế học sinh sinh viên để thi hành kỷ luật hình thức: dừng học
hoặc thôi học tuỳ theo mức độ vi phạm của sinh viên để nâng tính răng đe.
Nên tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong các hoạt động dạy và
học, việc tổ chức thi và chấm thi của trường, để ngăn ngừa các vi phạm.
Cần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kỷ luật và khen thưởng tạo sự
công minh và động lực thi đua trong cán bộ và sinh viên của trường.
24


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Những hiện tượng tiêu cực trong thi cử trên phản ánh thực trạng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Qua bài viết này rất mong Lãnh đạo Nhà
trường, các thầy cô giáo cần có những giải pháp hữu hiệu nhất để không ngừng
nâng cao chất lượng đào tạo của trường ngày một tốt hơn, giữ vững uy tín
truyền thống của trường đã được vun đắp hơn nửa thế kỷ qua.

Đối với sinh viên chúng ta – đặc biệt sinh viên Học viện Nông
nghiệp Việt Nam, cần:
• Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước và các quy chế, nội quy, quy định, điều lệ
của Trường.
• Không gian lận trong học tập như: quay cóp, mang tài liệu
vào phòng thi, xin điểm; học, thi, thực tập, trực hộ người
khác hoặc nhờ người khác học, thi, thực tập, trực hộ; sao
chép, nhờ hoặc làm hộ tiểu luận, đồ án, khoá luận tốt
25


×