Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

19 câu nhận định đúng sai luật tố tụng dân sự có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.57 KB, 19 trang )

19 Câu nhận định đúng sai luật tố tụng dân sự có đáp án

Đề bài:
1 – Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử vụ việc dân sự đưa ra quan
điểm làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết.
2 – Việc thay đổi người tiến hành tố tụng do Thẩm phán quyết định.
3 – Bị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiện.
4 – Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
5 – Vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án cấp tỉnh.
7 – Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí.
8 – Chi phí giám định do người yêu cầu giám định chịu.
11 – Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ
thay đương sự.
12 – Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
13 – Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu giám định.
14 – Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.


15 – Thư ký có nhiệm vụ lấy lời khai của đương sự.
16 – Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo thay
đương sự.
17 – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì
Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
18 – Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử
đình chỉ xét xử phúc thẩm.
19 – Bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm được tạm đình chỉ thi hành
án cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
---------------------------------------------------Bài giải tham khảo:
1 – Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa xét xử vụ việc dân sự đưa ra
quan điểm làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết.


Nhận định Sai.
Vì Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 quy định về Kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự và khoản 4, 6 Điều 58 quy định về Nhiệm vụ quyền
hạn của Kiểm sát và Điều 262 về việc Phát biểu Kiểm sát viên được quy định trong
BLTTDS 2015. Theo đó, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với những


vụ án bắt buộc có sự tham gia của đại diện viện kiểm sát như đương sự là người
chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự. Và đại diện Viện kiểm sát khi tham
gia phiên tòa có quyền phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của
thẩm phán và giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này, tuy nhiên ý kiến
này không phải làm căn cứ để Hội đồng xét xử giải quyết.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 21, khoản 4, 6 Điều 58, Điều 262 BLTTDS 2015.

2 – Việc thay đổi người tiến hành tố tụng do Thẩm phán quyết định.
Nhận định Sai.
Bởi vì: Theo điểm c khoản 1 Điều 47 BLTTDS 2015, trước khi mở phiên Tòa, việc
thay đổi người tiến hành tố tụng như Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa
án thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án. Còn tại phiên tòa, quy định tại khoản 2
Điều 235 BLTTDS 2015, thì quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng thuộc
thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 47, khoản 2 Điều 235 BLTTDS 2015

3 – Bị đơn là người gây thiệt hại cho nguyên đơn và bị nguyên đơn khởi kiện.
Nhận định sai.


Vì Theo khoản 3 Điều 68 quy định về Đương sự trong vụ việc dân sự thì bị đơn
trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm, không cần đòi hỏi là phải gây

thiệt hại cho nguyên đơn.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015

4 – Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015 quy định về Quyền
phản tố của bị đơn thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố. Tuy nhiên, bị đơn
chỉ có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn trước thời điểm mở phiên
họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải. Bị đơn không
có quyền đưa ra yêu cầu phản tố tại phiên tòa sơ thẩm.
Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 200 BLTTDS 2015.

5 – Vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án cấp tỉnh.
Nhận định Sai.


Về nguyên tắc vụ việc dân sự có đương sự ở nước ngoài thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án cấp tỉnh. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 35
BLTTDS 2015 thì vụ việc có dân sự ở nước ngoài trong trường hợp giải quyết các
vấn đề về việc ly hôn, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ vợ chồng,.. giữa công dân
việc Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng thuộc thẩm
quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 35 BLTTDS 2015.

7 – Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí.
Nhận định sai.
Tòa án không chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí mà Tòa án có
thể thể thụ lý vụ án ngay cả khi đương sự không nộp tạm ứng án phí trong trường
hợp người khởi kiện thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm

ứng án phí theo quy định tại khoản 4 Điều 195 BLTTDS 2015. Khi đó, mặc dù
người khởi kiện không nộp tạm ứng án phí, Thẩm phán (Tòa án) vẫn phải thụ lý vụ
án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 195 BLTTDS 2015.

8 – Chi phí giám định do người yêu cầu giám định chịu.


Nhận định sai.
Căn cứ vào quy định tại Điều 161 BLTTDS 2015 trong trường hợp các bên không
có thỏa thuận, pháp luật không có quy định khác thì người giám định chỉ chịu chi
phí giám định trong trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ là
không có căn cứ. Trong trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ
chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của
họ đã được chứng minh là không có căn cứ. Nếu kết quả giám định chứng minh
yêu cầu của họ là có căn cứ thì họ không phải chịu chi phí giám định.
Cơ sở pháp lý: Điều 161 BLTTDS 2015.

11 – Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng
cứ thay đương sự.
Nhận định sai.
Theo nguyên tắc tại Điều 6 và khoản 7 Điều 70 BLTTDS 2015 thì đương sự có
quyền và nghĩa vụ thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình
là có căn cứ hợp lý, đối với tài liệu chứng cứ không thể thu thập được, có quyền đề
nghị Tòa án thu thập những tài liệu, chứng cứ đó. Đương sự không có quyền yêu
cầu Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay cho đương sự. Ngoài ra, theo quy
định tại Điều 21 về Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự thì


không quy định về nghĩa vụ thu thập chứng cứ thay cho đương sự khi đương sự có

yêu cầu.
Cơ sở pháp lý: Điều 6, Điều 21 và khoản 7 Điều 70 BLTTDS 2015.
Có thể nói thêm rằng: Trong quá trình tiến hành tố tụng Viện kiểm sát chỉ tiến
hành hoạt động kiểm sát của mình, Viện kiểm sát chỉ thực hiện quyền thu thập tài
liệu chứng cứ trong trường hợp cần chứng cứ chứng minh cho quyền kháng nghị
của mình đối với các Bản án, Quyết định của Tòa án.

12 – Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
Nhận định sai.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 96 thì thời hạn đương sự có quyền giao nộp tài
liệu chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng
không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Do đó, về
nguyên tắc đương sự không có quyền nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc
thẩm do thời điểm này đã vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử. Trường hợp tại phiên
tòa sơ thẩm mà đương sự mới giao nộp chứng cứ thì phải chứng minh được lý do
chính đáng của việc chậm giao nộp chứng cứ đó. Chỉ những tài liệu, chứng cứ mà
trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà
đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ


thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp
giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ
việc dân sự.
Cơ sở pháp lý: Điều 96 khoản 4 BLTTDS 2015.

13 – Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu giám định.
Nhận định Sai.
Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 102 BLTTDS 2015 thì ngoài Tòa án,
đương sự cũng có quyền tự mình yêu cầu giám định, trong trường hợp khi họ đã
đề nghị Tòa án trưng cầu giám định, nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của họ.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 102 BLTTDS 2015.

14 – Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
Nhận định Đúng.
Theo nguyên tắc Điều 6 BLTTDS 2015, đương sự đưa yêu cầu thì phải có quyền
và nghĩa vụ cung cấp tài liệu chứng cứ để chứng minh yêu cầu của mình có căn cứ
và hợp pháp.
Cơ sở pháp lý: Điều 6 BLTTDS 2015.


15 – Thư ký có nhiệm vụ lấy lời khai của đương sự.
Nhận định Sai.
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký
Tòa án thì Thư ký tòa án không có nhiệm vụ lấy lời khai của đương sự. Thư ký tòa
án chỉ có nhiệm vụ ghi biên bản lấy lời khai đương sự theo quy định tại khoản
4 Điều 51 BLTTDS 2015.
Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 51 BLTTDS 2015.

16 – Người đại diện theo ủy quyền của đương sự không có quyền kháng cáo
thay đương sự.
Nhận định Sai.
Theo quy định tại Điều 86 quy định về Quyền và nghĩa vụ của người đại diện và
Điều 271 quy định về Quyền của người kháng cáo thì người đại diện theo ủy quyền
của đương sự vẫn có quyền kháng cáo trong trường hợp trong nội dung văn bản
ủy quyền, đương sự có ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền cho mình
có quyền kháng cáo.
Cơ sở pháp lý: Điều 86, Điều 271 BLTTDS 2015.


17 – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm

thì Tòa án đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ.
Nhận định Sai.
Vì theo Điều 296 BLTTDS 2015 thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến
việc kháng cáo, kháng nghị được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất vắng mặt
thì hoãn phiên tòa, trường hợp họ có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến
hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
Trường họp triệu tập hợp lệ lần thứ hai, Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập vắng mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt mà không có
người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập. Lúc này Tòa
án mới ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó.
Cơ sở pháp lý: Điều 296 BLTTDS 2015.

18 – Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét
xử đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Nhận định Sai.


Căn cứ theo quy định tại Điều 296 BLTTDS 2015, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ
nhất: Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa phúc thẩm và không có đơn đề
nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa xét xử phúc thẩm. Trường
hợp, có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử không đình chỉ xét xử
phúc thẩm mà tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai: Nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa
phúc thẩm và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì được coi là từ bỏ việc
kháng cáo. Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo của
người đó. Trường hợp, có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử không
đình chỉ xét xử phúc thẩm mà tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Do đó, không phải mọi trường hợp, nếu người kháng cáo vắng mặt tại phiên tòa
phúc thẩm thì Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 296 BLTTDS 2015


19 – Bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm được tạm đình chỉ thi
hành án cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Nhận định Sai.


Vì theo quy định tại Điều 332 BLTTDS 2015, trường hợp người có thẩm quyền
kháng nghị bản án, quyết định giám đốc thẩm của Tòa án như: Chánh án tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì có quyền yêu cầu
hoãn thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật để xem xét việc kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm.
Trường hợp người đã kháng nghị như Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có quyền
quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật cho
đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 332 BLTTDS 2015

20- Ở giai đoạn sơ thẩm, khi công nhận sự thỏa thuận hợp pháp của các
đương sự, Tòa án phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương
sự.
Sai. Tòa án không ra ngay quyết định công nhận mà đợi hết thời hạn 7 ngày kể từ
ngày biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa
thuận thì khi đó Tòa Án mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương
sự.
CSPL: Khoản 1 Đ 212 BLTTDS 2015.


21-Thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày Tòa án
tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên tòa.
Sai. Vì về nguyên tắc tinhd thời hạn kháng cáo của bản án sơ thẩm là ngày Tòa án
tuyên án đối với đương sự có mặt tại phiên tòa. Tuy nhiên, đối với đương sự ko có

mặt tại phiên tòa mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo ko được tính từ
ngày tòa tuyên án, mà tính từ lúc họ nhận được bản án hoặc quyết định được niêm
yiết.
Cspl: k1 đ 273

22- UBTPTAND cấp tỉnh GĐT những bản án quyết định đã có HLPL của
TAND cấp Huyện bị kháng nghị.
Sai. Thẩm quyền này thuộc UBTP TAND cấp cao.
CSPL điểm a k1 Đ 337

23- Nếu đương sự vắng mặt không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên
hòa giải.


Sai. theo K1 Đ207 mặc dù đã được tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ 2 , nếu đương sự
vẫn cố tình vắng mặt thì vụ án bị coi không tiến hành hòa giải được. Tòa án không
hoãn phiên tòa trong trường hợp này.
24-Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự
Sai. theo k1 Đ 100 theo y/c của đương sự khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai
của các đương sự, giữa DS với người làm chứng hoặc giữa những người làm chứng
với nhau…thì thẩm phán tiến hành đối chất.
25- Nếu nguyên đơn chết TA ra quyết định đình chỉ giải quyết VA
Sai. Vì không phải tất cả mọi trường hợp TA đều đình chỉ vụ án.
Theo điểm a K1 Đ214 nếu nguyên đơn chết mà đã tìm thấy người thừa kế quyền
và nghĩa vụ thì TA tạm đình chỉ---Nếu ko tìm thấy người thừa kế thì lúc này mới
đình chỉ VA ( a k1 Đ 217)
26-Thẩm phán tuyệt đối không tham gia xét xử 2 lần một vụ án
Sai. Theo K3 Đ53 nếu TP đã tham gia xx nhưng chưa ra được bản án hoặc TP đó là
thành viên của HĐTPTANDTC, UBTPTAND cấp cao thì TP đó đc xx lần 2.
27-Biên bản lấy lời khai là chứng cư.

Sai. theo Đ94 thì biên bản lấy lời khai chỉ được xem là nguồn của chứng cứ. chỉ
được xem là chứng cứ khi được xác định là có thật….. quy định tại Đ 93


28-Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp phí giám định.
Đúng. Theo Đ 161
29- Nguyên tắc hòa giải trong ttds chỉ được áp dụng khi TA giải quyết VADS?
Sai- còn giải quyết vụ việc theo Đ 10.
30-Nguyên đơn là người khởi kiện chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình?
Sai- ngoài ra còn có cơ quan, tổ chức cũng là nguyên đơn. K2Đ 68
31-Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được áp dụng sau khi TA
thụ lý vụ án.
Sai. k2 Đ 111
32- Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TA đều có thể bị kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm.
Sai. Đ 326
33- Đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì được miễn án phí phúc thẩm
Sai- K1 Đ 147 , 148
34- Hội thẩm nhân dân có quyền tham gia tất cả phiên tòa sơ thẩm
Sai-Đ 65,11
35-Đương sự phải là người có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự


Sai. => Cơ sở pháp lý: khoản 4, khoản 5, khoản 6, Điều 69, BLTTDS 2015
=> Trong các trường hợp này, đương sự không phải là người có đầy đủ năng lực
hành vi tố tụng dân sự
36-Người chưa thành niên phải tham gia tố tụng thông qua người đại diện của
họ
=> Nhận định là Sai

=> Cơ sở pháp lý: khoản 6, Điều 69, BLTTDS 2015
37-: Đương sự được miễn án phí sơ thẩm thì đương nhiên được miễn án phí
phúc thẩm?




Không đương nhiên
Phải có hồ sơ, phải có đơn đề nghị miễn án phí
Điều 14, Nghị quyết 326

38- Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí dân sự sơ
thẩm
=> Sai
=> Cơ sở pháp lý: Điều 195, BLTTDS 2015
=> Giải thích: Có nhiều cách trả lời câu này.
Cách 1: Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí
(khoản 4, Điều 195, BLTTDS 2015)
Cách 2: Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, chứ không
phải là đương sự (Tòa chưa thụ lý thì chưa phát sinh tư cách đương sự)
(khoản 3, Điều 195, BLTTDS 2015)


Cách 3: thụ lý khi nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí, chứ ko phải là khi
nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm (khoản 3, Điều 195, BLTTDS 2015)

39-Nguyên đơn có quyền đưa ra lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp
Sai. theo thẩm quyền theo vụ việc, theo cấp xét xử, theo lãnh thổ.
Hoặc có yếu tố nước ngoài Đ35
40- TA phải hòa giải trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trừ trường hợp không được

hòa giải, không hòa giải được.
Sai. K1 Đ 205 thủ tục rút gọn không hòa giải được.
41- Đương sự không phải cung cấp chứng đối với những tình tiết sự kiện không
phải chứng minh
Sai- K2 Đ 92 phải được bên kia thừa nhận và phải đưa ra chứng cứ
42- TA phải đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp thời hiệu khởi kiện đã hết.
Sai- k2 Đ 184, điểm e k1 Đ 217. Chỉ tạm đình chỉ theo yêu cầu áp dụng thời hiệu
43- Tất cả đương sự khi có yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đều phải
cung cấp được tài liệu chứng cứ
=> Sai. Tòa án chỉ hỗ trợ.
=> Cơ sở pháp lý: điểm a, điểm b, khoản 1, Điều 91, BLTTDS 2015
=> Giải thích:


44- Việc xác minh thu thập chứng cứ chỉ là công việc thuộc về cơ quan, tổ
chức, cá nhân
Sai. ngoài ra còn có TA, VKS.
CSPL: điểm e K1, k2 Đ 97- k6 Đ 97
45- Người chưa thành niên không thể làm người làm chứng không?
=> Sai
=> Khoản 3, Điều 99, BLTTDS 2015
=> Khoản 8, Khoản 9, Điều 78, BLTTDS 2015
46- Tòa cho phép đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ ở bất kỳ giai đoạn nào
trong quá trình tố tụng.
Sai. K4 Đ96
47. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xét xử lại toàn bộ bản án cấp sơ thẩm
Đúng. có thể xem xét lại toàn bộ bản án, nếu bên kháng cáo/kháng nghị lại toàn bộ
bản án
Cspl: Đ 270-293
48- quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa các đương sự có thể bị kháng

nghị GĐT.
Đúng. Cspl : Đ213+ Đ 246
49- Các đương sự có quyền thỏa thuận nộp chi phí giám đinh


Đúng. Cspl: Đ 160 -161
50- thời hạn hoãn phiên tòa làm việc là 30 ngày
Sai. có thể hơn
Cspl: K1 Đ 203 , Đ 205
51-Thủ tục phúc thẩm quyết định các quyết định sơ thẩm phải tuân thủ
nguyên tắc xét xử công khai
Sai. Đ15 thì một số trường hợp phải xét xử kín.



×