Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.93 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐĂNG KÝ
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Họ và tên học viên: Đặng Minh Trung, sinh năm: 1978
Lớp: Cao học Luật Dân Sự và Tố Tụng Dân sự - Khóa 21
Mã số học viên: 1421030147
I. Tên đề tài: ỦY THÁC THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ VIỆT NAM
II.Dự kiến đề cương luận văn
1. Lý do chọn đề tài
Tranh chấp trong lĩnh vực dân sự ngày càng tăng và phức tạp, mâu thuẫn về lợi ích
giữa các bên trong quan hệ ngày càng gay gắt. Dẫn đến các tranh chấp được Tòa án thụ lý
không ngừng tăng và phức tạp. Do đó hoạt động chứng minh của Tòa án nói chung, cũng
như hoạt động thu thập chứng cứ nói riêng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc tìm ra sự
thật khách quan của vụ án, bảo đảm cho Tòa án có phán quyết hợp tình, hợp lý, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Với tính chất phức tạp của các vụ việc dân
sự nên thu thập chứng cứ là một hoạt động không thể thiếu của Tòa án trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự. Để thu thập chứng cứ, Tòa án thực hiện bằng nhiều cách, một
trong các cách đó là ủy thác thu thập chứng cứ.
Bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 chỉ dành Điều 93 với 04
khoản để quy định về ủy thác thu thập chứng cứ và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao có Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012 để hướng dẫn
Tòa án các cấp về vấn đề này. Tuy nhiên, quy định của pháp luật chưa cụ thể, trình tự thủ
tục chưa đầy đủ, chưa có trách nhiệm ràng buộc của các bên tham gia vào hoạt động ủy


2



thác nên thực tiễn áp dụng hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ của các Tòa án còn nhiều
vướng mắc dẫn đến việc ủy thác thu thập chứng cứ không hiệu quả và tốn nhiều thời gian
ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết vụ việc dân sự. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sẽ có hiệu
lực ngày 01 tháng 07 năm 2016 cũng chỉ dành Điều 105 với 05 khoản quy định về vấn đề
này, trong đó quy định của luật vẫn chưa giải quyết được những vướng mắc tồn tại trong
thực tiễn.
Do đó, làm rõ những bất cập trong quy định của pháp luật cũng như những vướng
mắc khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn, từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện quy định
của pháp luật và các giải pháp để áp dụng thống nhất pháp luật về hoạt động ủy thác thu
thập chứng cứ của Tòa án là thật sự cần thiết nên học viên chọn đề tài “Ủy thác thu thập
chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam” làm Luận văn cao học Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự với các bước từ cung cấp, thu thập, bảo
quản, xem xét, đánh giá chứng cứ là mảng đề tài thường được chọn để nghiên cứu khoa
học pháp lý với nhiều góc độ khác nhau tùy thuộc vào vấn đề, nội dung mà các tác giả
quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự dưới góc
độ là một cách thức, biện pháp thu thập chứng cứ thì chưa có công trình nào nghiên cứu
trực tiếp. Vấn đề ủy thác thu thập chứng cứ là một đề tài có rất nhiều khía cạnh để cho
những nhà nghiên cứu pháp luật và những cá nhân có quan tâm có thể nghiên cứu và khai
thác nhưng hiện nay vẫn chưa thấy tác phẩm chuyên sâu về vấn đề này được phát hành.
Tuy nhiên, ở góc độ nghiên cứu chung có một số tác giả đề cập vấn đề này trong tác
phẩm của mình dưới dạng giáo trình, bình luận khoa học, Luận văn Thạc sĩ Luật học,
Khóa luận cử nhân, các tạp chí chuyên ngành. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
đến hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ như:


3

- Nguyễn Văn Cường, Trần Anh Tuấn, Đặng Thanh Hoa (chủ biên) (2012), “Bình

luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi”, NXB Lao động Xã hội. Công trình này
tìm hiểu từng điều luật của Bộ luật tố tụng dân sự trên cơ sở quy định của pháp luật. Tác
phẩm trên có đề cập đến chủ thể, nội dung ủy thác thu thập chứng cứ, thời hạn trả lời của
bên nhận ủy thác cho bên ủy thác dựa trên quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Mặt khác,
tác phẩm này được nghiên cứu và phát hành ở thời điểm Bộ luật tố tụng tố tụng dân sự
2004, sửa đổi bổ sung các năm 2011 có hiệu lực nên tính tới thời điểm hiện tại Bộ luật tố
tụng dân sự 2015 đã được quốc hội thông qua có điểm mới cần phải đối chiếu.
- Hà Thị Mai Hiên, Trần Văn Biên (chủ biên) (2012), “Bình luận khoa học Bộ luật
tố tụng dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung
năm 2011”, NXB Tư pháp phát hành năm 2012. Tác phẩm này bình luận toàn bộ các điều
luật của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011, trong đó có đề cập đến hoạt động ủy
thác thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật ở các khía cạnh nội dung, điều kiện,
thời hạn thông báo kết quả nhận ủy thác thu thập chứng cứ.
- Nguyễn Đức Mai (2012) “Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004
sửa đổi bổ sung năm 2011”, NXB Chính trị Quốc gia. Tác phẩm cũng đề cập hoạt động
ủy thác thu thập chứng cứ theo Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011.
- Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2012), “Giáo trình luật tố tụng dân
sự Việt Nam”, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam. Giáo trình tiếp cận hoạt động ủy
thác thu thập chứng cứ với tính chất là một biện pháp để thu thập chứng cứ, do đó giáo
trình chỉ đề cập đến hoạt động này dựa trên quy định của pháp luật.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), “Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam”,
NXB Công an nhân dân. Tác phẩm này cũng đề cập đến hoạt động ủy thác thu thập
chứng cứ của Tòa án trên cơ sở quy định của pháp luật.
- Học viện Tư pháp (2007), “Giáo trình luật tố tụng dân sự”, NXB Công an nhân
dân. Giáo trình này đề cập hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2004.


4


- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Trương Việt Hồng (2014) với đề tài “Hoạt động thu
thập chứng cứ của Tòa án sơ thẩm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự”, tác giả đi sâu
vào nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án sơ
thẩm. Trong đó, tác giả dành một phần nhỏ đề cập đến hoạt động ủy thác thu thập chứng
cứ của Tòa án dưới góc độ quy định của pháp luật.
- Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hà Thái Thơ (2013) với đề tài “Hoạt động thu thập
chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam”. Luận văn trên tập trung nghiên cứu về hoạt
động thu thập chứng cứ của đương sự và Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Luận văn cũng có đề cập đến hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ của Tòa án nhưng chỉ
mang tính chất liệt kê sơ lược các quy định của pháp luật.
- Khóa luận cử nhân của tác giả Trần Quốc Dũng (2010) với đề tài “Hoạt động thu
thập chứng cứ trong tố tụng dân sự”. Tác giả nghiên cứu về hoạt động thu thập chứng
chứng cứ với các khía cạnh chủ thể thu thập chứng cứ và các biện pháp thu thập chứng
cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2004 và Khóa luận cử nhân của tác giả Trần
Phương Thảo với đề tài “Hoạt động thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự”. Trong luận
văn này, tác giả chỉ nghiên cứu về các hoạt động thu thập chứng cứ trong vụ án dân sự
theo Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Ngoài ra, cả hai luận văn trên đều có đề cập đến hoạt
động ủy thác thu thập chứng cứ của Tòa án trên cơ sở quy định của pháp luật.
Ngoài các công trình nêu trên, một số tác giả có các bài viết được đăng trên các tạp
chí chuyên ngành như sau:
- Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẳng (2015), “Thu thập chứng cứ trong giải quyết
vụ án dân sự - Những khó khăn vướng mắc và giải pháp”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (4).
Nội dung bài viết xoay quanh các vấn đề quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về thu thập
chứng cứ, các biện pháp thu thập chứng cứ của Tòa án, những khó khăn, vướng mắt trong
hoạt động trên và kiến nghị một số giải pháp khắc phục. Trong đó có đề cập đến những
vướng mắc trong hoạt động ủy thác tư pháp ngoài lãnh thổ Việt Nam.


5


- Nguyễn Văn Lin, Nguyễn Thị Hạnh (2012), “Vai trò của thẩm phán trong thu thập
chứng cứ, xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (4).
Tác giả đề cập đến vai trò của thẩm phán trong thu thập chứng cứ ở giai đoạn sơ thẩm từ
khi thụ lý vụ án đến khi kết thúc phiên tòa. Qua đó, tác giả đề xuất ràng buộc trách nhiệm
của người lưu giữ chứng cứ khi không cung cấp hoặc chậm cung cấp chứng cứ khi Tòa
án yêu cầu cung cấp, quy định thời hạn xuất trình chứng cứ và biện pháp định giá tài sản.
- Hà Thái Thơ (2013), “Một số ý kiến về trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa án
trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Nghề Luật, (5). Tác giả cho rằng cung cấp chứng cứ là
nghĩa vụ của đương sự, trong khi đối với Tòa án thì lại là trách nhiệm. Tác giả dẫn chứng
một số bản án của Tòa án sơ và phúc thẩm bị hủy do không thu thập đầy đủ chứng cứ. Từ
đó, tác giả cho rằng Tòa án phải có trách nhiệm thu thập chứng cứ để giải quyết toàn diện
vụ án.
Các nghiên cứu trên đều ít nhiều có nội dung liên quan tới hoạt động ủy thác thu
nhập chứng cứ của Tòa án và là nguồn tư liệu quý để học viên tham khảo nhằm hoàn
thiện luận văn của mình. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu trên đều tiếp cận vấn đề trên
cơ sở quy định của pháp luật mà chưa đi vào tìm hiểu quy định của pháp luật có đáp ứng
hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ trong thực tiễn hay không, có bất cập, vướng mắc gì
hay không. Do đó, những nghiên cứu trên vẫn chưa có giải pháp, kiến nghị hoàn thiện
quy định của pháp luật về ủy thác thu thập chứng cứ.
Ngoài ra, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 vừa được thông qua có quy định mới về hoạt
động ủy thác thu thập chứng cứ, những quy định mới này có giải quyết được những bất
cập trong hoạt động thực tiễn không. Đây là vấn đề cần nghiên cứu làm rõ.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Luận văn đi sâu vào nghiên cứu các quy định pháp luật về hoạt động ủy thác thu
thập chứng cứ của Tòa án. Tìm hiểu thực tiễn thực hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ,
từ đó chỉ ra những hạn chế, bất cập của pháp luật và thực tiễn hoạt động ủy thác thu thập


6


chứng cứ nhằm đề xuất kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và áp dụng thống nhất
quy định của pháp luật về hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ của Tòa án trong thực
tiễn.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định
của pháp luật về hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam có đối chiếu quy định Bộ luật tố tụng dân sự của Công Hòa Pháp và Liên bang Nga
nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn
không nghiên cứu về hoạt động thu thập chứng cứ ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử một
số phương pháp sau trong cả ba chương của luận văn.
- Phương pháp phân tích, bình luận, tổng hợp khi nghiên cứu quy định của pháp luật
hiện hành và thực tiễn hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ của Tòa án nhằm có cái nhìn
bao quát về hoạt động ủy thác thu thập chứng cứ cả quy định của pháp luật và thực tiễn
áp dụng pháp luật.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trên cơ sở xem xét các mặt đã đạt được, cũng
như những hạn chế khi áp dụng pháp luật vào thực tiễn của hoạt động ủy thác thu thập
chứng cứ, từ đó rút ra những kinh nghiệm, kiến nghị bổ sung cho pháp luật và thực tiễn.
- Phương pháp so sánh được sử dụng nhằm đối chiếu luật hiện hành, luật cũ và luật
nước ngoài. Phương pháp liệt kê được tác giả sử dụng trong quá trình thu thập các bản
án, số liệu từ thực tiễn ủy thác thu thập chứng cứ của Tòa án.
5. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết:
Luận văn được thiết kế làm 03 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và
các bản án, danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung có bố cục chi tiết như sau:


7

Chương 1. NỘI DUNG ỦY THÁC THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ

1.1. Quy định pháp luật về ủy thác thu thập chứng cứ
1.1.1. Về ủy thác lấy lời khai đương sự
1.1.2. Về ủy thác lấy lời khai người làm chứng
1.1.3. Về ủy thác thẩm định tại chỗ
1.1.4. Về ủy thác định giá tài sản
1.1.5. Về ủy thác các biện pháp thu thập chứng cứ khác
1.2. Thực tiễn, kiến nghị về ủy thác thu thập chứng cứ
1.2.1. Về ủy thác lấy lời khai đương sự
1.2.2. Về ủy thác lấy lời khai người làm chứng
1.2.3. Về ủy thác thẩm định tại chỗ
1.2.4. Về ủy thác định giá tài sản
1.2.5. Về ủy thác các biện pháp thu thập chứng cứ khác
Chương 2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ỦY THÁC THU THẬP CHỨNG CỨ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
2.1. Thủ tục ủy thác thu thập chứng cứ
2.1.1. Quy định của pháp luật về thủ tục ủy thác thu thập chứng cứ
2.1.2. Thực tiễn, kiến nghị về thủ tục ủy thác thu thập chứng cứ
2.2. Thời hạn ủy thác thu thập chứng cứ
2.2.1. Quy định của pháp luật về thời hạn ủy thác thu thập chứng cứ
2.2.2. Thực tiễn, kiến nghị về thời hạn ủy thác thu thập chứng cứ
2.3. Chủ thể trong ủy thác thu thập chứng cứ
2.3.1. Quy định về chủ thể ủy thác thu thập chứng cứ
2.3.2. Thực tiễn, kiến nghị về chủ thể ủy thác thu thập chứng cứ
Chương 3. CĂN CỨ ỦY THÁC THU THẬP CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ
3.1. Ủy thác thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự
3.2. Ủy thác thu thập chứng cứ do Tòa án chủ động thực hiện
3.3. Ủy thác thu thập chứng cứ do có chứng cứ cần thu thập ở ngoài địa giới hành
chính của Tòa án ủy thác.
6. Tài liệu tham khảo

Phần 1 - Văn bản pháp luật
1. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ ngĩa Việt Nam năm 2013.
2. Bộ luật dân sự nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005.
3. Bộ luật tố tụng dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004, sửa
đổi bổ sung năm 2011.
4. Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015.
5. Bộ luật Tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Pháp, bản dịch tiếng Việt (1998),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.


8

6. Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga, bản dịch Tiếng Việt (2005), NXB Tư
pháp, Hà Nội.
7. Luật Tương trợ tư pháp số 08/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
8. Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.
9. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020.
10. Nghị định 81/2004/NĐ-CP ngày 14/8/2014 hướng dẫn Pháp lệnh chi phí giám
định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng.
11. Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/9/2011 của
Bộ Tư pháp-Bộ Ngoại giao-Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số
quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp.
12. Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BTC ngày
18/3/2014 của Tòa án nhân dân tối cao-Viện kiểm sát nhân dân tối cao-Bộ Tư
pháp-Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự đã được
sửa đổi bổ sung theo Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân
sự sửa đổi về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
13. Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán

Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định về “Chứng minh
và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa
đổi, bổ sung một số của Bộ luật tố tụng dân sự.
Phần 2 – Các tài liệu tham khảo
14. Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình luật tố tụng dân sự
Việt Nam, Nxb Hồng Đức, Tp. Hồ Chí Minh, 2012.


9

15. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
16. Đỗ Văn Đại, Nguyễn Văn Tiến (2010), Tuyển tập các bản án quyết định của
Tòa án Việt nam về tố tụng dân sự, Nhà xuất bản Lao động Tp. Hồ Chí Minh.
17. Hồ Ngọc Điệp (2006), Chứng cứ và nghệ thuật chứng minh trong vụ án dân sự,
kinh doanh thương mại, nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
18. Lê Thu Hà (2006), Bình luận khoa học một số vấn đề của pháp luật tố tụng dân
sự và thực tiễn áp dụng, Nxb Bộ Tư pháp.
19. Đỗ Văn Chỉnh (2015), “Chứng cứ và đánh giá chứng cứ”, Tạp chí Tòa án nhân
dân, (14), tr.24-30.
20. Nguyễn Minh Hằng, Lê Thị Hồng Nhung (2014), “Trách nhiệm cung cấp chứng
cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam”,
Tạp chí Nghề Luật, (4), tr.29-33.
21. Ngũ Thị Như Hoa (2015), “Vấn đề thực thi nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài
liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân
sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (19), tr.37-39.
22. Nguyễn Văn Lin, Nguyễn Thị Hạnh (2012), “Vai trò của thẩm phán trong thu
thập chứng cứ, xây dựng hồ sơ giải quyết vụ án dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập
pháp, (40), tr.42-47.
23. Tưởng Duy Lượng (2007), “Những khó khăn vướng mắc khi áp dụng các quy

định của Bộ luật Tố tụng dân sự về chứng cứ, chứng minh”, Tạp chí Kiểm sát,
(17), tr.36-42.


10

24. Phạm Thái Quý (2008), “Bàn về chế định chứng minh và chứng cứ trong tố tụng
dân sự”, Tạp chí Dân chủ & Pháp luật, (12), tr.18-23.
25. Trần Thị Phương Thảo (2014), “Bàn về nghĩa vụ chứng minh được quy định tại
Điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học, (03), tr.42-47.
26. Hoàng Thị Thùy (2013), “Vấn đề đánh giá chứng cứ trong vụ án dân sự”, Tạp
chí Kiểm sát, (08), tr.38-41.
27. Hà Thái Thơ (2013), “Một số ý kiến về trách nhiệm thu thập chứng cứ của Tòa
án trong tố tụng dân sự”, Tạp chí Nghề luật, (5), tr.19-21.
28. Nguyễ Thị Tĩnh (2013), “Giáo dục pháp luật trong hoạt động thu thập chứng cứ
tại Tòa án”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (4), tr.49-55.
III Dự kiến kế hoạch thực hiện
Đề tài “Ủy thác thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự” dự định thực hiện trong
khoảng thời gian: từ ngày 15/3/2016 đến 15/8/2016 với kế hoạch thực hiện cụ thể như
sau:
- 15/3/2016 -25/3/2016: Dự kiến gặp giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa, thống nhất đề
cương.
- 26/3/2016 - 06/4/2016: Viết lời mở đầu
- 07/4/2016 - 07/5/2016: Viết chương 1
- 08/5/2016 - 08/6/2016: Viết chương 2
- 09/6/2016 - 09/7/2016: Viết chương 3
- 10/7/2016 - 20/7/2016: Viết phần kết luận
- 01/8/2016 - 15/8/2016: Sửa luận văn



11

- Tháng 8/2016: Nộp luận văn.
V.Kiến nghị về giáo viên hướng dẫn (ghi rõ học hàm, học vị)
Ngày 13 tháng 01 năm 2016
Học viên

Đặng Minh Trung



×