Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

“Nâng cao chất lượng hoạt động công tác Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2016 2020”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.63 KB, 57 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CÔNG
TÁC MẶT TRẬN TỔ QUỐC HUYỆN CẨM GIÀNG,
TỈNH HẢI DƯƠNG HIỆN NAY GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Người thực hiện: Vũ Thạch Bồn
Lớp: Cao cấp lý luận Chính trị - K7 Hải Dương
Chức vụ: Phó Chủ tịch
Đơn vị công tác: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện

Hà Nội, tháng 12 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề án này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc
cùng các quý thầy cô giáo học viện Chính trị Khu vực I đã giúp đỡ những ý
kiến đóng góp, chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện đề án.
Tôi xin cảm ơn sự phối hợp, công sức của cán bộ, chuyên viên cơ quan
Ủy ban MTTQ huyện Cẩm Giàng đã cung cấp số liệu quý báu, động viên và
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình viết đề án.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban tổ chức Huyện ủy Cẩm
Giàng, Trường Chính trị tỉnh Hải Dương, Ban cán sự lớp và anh, chị, em, bạn
ebf, đồng nghiệp, sự động viên tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia
đình, người thân trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề án này.
Xin trân trọng cám ơn!
Cẩm Giàng, tháng 12 năm 2015
Học viên thực hiện Đề án



Vũ Thạch Bồn


MỤC LỤC


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề án
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân. Tuyên
truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện chức năng
giám sát và phản biện xã hội. Tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để
phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, tham gia xây dựng Nhà nước, cùng
Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Trong lịch sử cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay, chưa bao giờ
vắng bóng tổ chức Mặt trận. Tuy với nhiều hình thức tổ chức và tên gọi khác
nhau phù hợp với nhiệm vụ cách mạng của mỗi thời kỳ, song Mặt trận dân tộc
thống nhất đều nhằm mục đích mở rộng hàng ngũ yêu nước và cách mạng tạo
ra sự phối hợp thống nhất hành động có hiệu quả giữa các lực lượng của dân
tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc nhằm hoàn thành mục tiêu
cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra. Khi dân ta còn trong vòng nô
lệ, Mặt trận đã tuyên truyền vận động, tổ chức tập hợp quần chúng đấu tranh
chống lại sự thống trị hà khắc của chính quyền thực dân, phong kiến bằng
nhiều hình thức phong phú từ thấp đến cao, như đòi quyền dân sinh, dân chủ

tiến bộ, tiến lên đấu tranh dân chủ vũ trang giành lại quyền làm người và
quyền làm chủ đất nước. Khi Đảng lãnh đạo giành được chính quyền trong
phạm vi cả nước thì Mặt trận là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân
đồng thời giữ mối liên hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Nhờ đoàn kết trong Mặt trận dân tộc thống nhất, nhân dân ta đã vùng lên
tạo sức mạnh cho cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên


2

Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á và đã lần lượt đánh
thắng thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành cuộc
cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà đưa cả
nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Bốn mươi năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam đã động viên nhân dân tăng cường đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn thử
thách giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới đưa đất nước tiến lên một thời kỳ
mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng văn minh.
Quá trình lịch sử ấy khẳng định Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là
vũ khí chính trị không thể thiếu được để nhân dân phát huy sức mạnh tổng
hợp của mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do
cho Tổ quốc, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Mặt trận
dân tộc thống nhất còn góp phần xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ chính
quyền nhân dân, tập hợp giai cấp công nhân, nông dân, các nhân sỹ, trí thức,
các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,… để xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trong những năm qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cẩm Giàng đã
không ngừng đổi mới phương thức hoạt động trong việc tập hợp phát huy sức
mạnh của các tầng lớp xã hội xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tham gia

xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tổ chức triển khai các phong trào thi
đua yêu nước, tập hợp tuyên truyền vận động nhân dân góp phần thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của huyện. Kinh tế không ngừng tăng trưởng
và phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm đều
hàng năm, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, chính sách an sinh xã hội
được quan tâm, quốc phòng, an ninh được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn


3

dân không ngừng được mở rộng và tăng cường, sự đồng thuận xã hội ngày
càng cao,…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong
huyện còn bộc lộ không ít những khuyết điểm, hạn chế: Nội dung phương
thức tập hợp, vận động các tầng lớp nhân dân chưa thật sự đổi mới. Các cuộc
vận động, các phong trào thi đua yêu nước còn thiếu sự đồng bộ trong tổ chức
thực hiện, một số phong trào còn biểu hiện hình thức, hiệu quả không cao.
Việc sâu sát trong các cộng đồng dân cư để nắm bắt tình hình tâm tư nguyện
vọng, tư tưởng của nhân dân chưa thường xuyên, phản ánh chưa kịp thời với
Đảng, chính quyền và Mặt trận Tổ quốc cấp trên, công tác xây dựng chính
quyền chưa đạt được kết quả như mong muốn; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động
của Ban Thanh tra nhân dân cũng như thực hiện chức năng giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận còn lúng túng chưa phát huy được hiệu quả,… những
vấn đề đó ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc
tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân cũng như chăm lo, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Là cán bộ làm công tác Mặt trận, em luôn mong muốn các hạn chế trên
sớm được khắc phục. Do vậy, em chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng hoạt
động công tác Mặt trận Tổ quốc huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, giai
đoạn 2016 - 2020”làm đề án tốt nghiệp.

2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Cẩm Giàng
được nâng cao nhằm thực hiện tốt vai trò tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân, xây dựng Đảng chính quyền trong sạch vững mạnh, góp phần thực
hiện thắng lợi công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng văn minh.


4

2.2. Mục tiêu cụ thể
-Phát động được 100% khu dân cư xây dựng đời sống văn hóa
-Huy động được 90% dân cư tham gia các cuộc vận động do Mặt trận và
các đoàn thể tổ chức
-Động viên được 80% công dân trong huyện tham gia xây dựng Đảng,
chính quyền và các đoàn thể
- Thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở
- Thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án
3.1. Đối tượng của đề án
- Chất lượng của hoạt động MTTQ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc 19 xã, thị trấn thuộc huyện Cẩm Giàng,
tỉnh Hải Dương.
- Thời gian
Đề án được thực hiện trong giai đoạn 2016-2020.



5

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở thực hiện đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và cá nhân
tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và
người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Hoạt động của MTTQ Việt Nam: Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày
23/6/2015 quy định:
1. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện dân chủ,
tăng cường đồng thuận xã hội.
2. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.
5. Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.
6. Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của Nhân dân để phản ánh, kiến
nghị với Đảng và Nhà nước.
7. Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.
Nguyên tắc hoạt động của MTTQ:Tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối
hợp thống nhất hành động (khi phối hợp và thống nhất hành động, các thành
viên của MTTQ Việt Nam tuân theo Điều lệ MTTQ Việt Nam, đồng thời vẫn
giữ tính độc lập của tổ chức mình.
Chất lượng hoạt động của MTTQ: do đặc thù của MTTQ không có hội
viên, đoàn viên mà chỉ có người đứng đầu của các thành viên cùng cấp (trong



6

trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo) và một số cá
nhân tiêu biểu trong các tổ chức, các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn
giáo, người Việt Nam ở nước ngoài và các lĩnh vực có liên quan đến hoạt
động của MTTQ Việt Nam và một số cán bộ chuyên trách ở cơ quan Ủy ban
MTTQ Việt Nam cùng cấp.Do vậy, chất lượng hoạt động MTTQ là kết quả
hoạt động của các tổ chức thành viên và các cá nhân tiêu biểu trong từng thời
gian cụ thể năm, nhiệm kỳ, giai đoạn cách mạng mà tổ chức đề ra.
Nâng cao chất lượng hoạt động của MTTQ thực chất là nâng cao trình
độ, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ trong hệ thống Mặt trận trên địa bàn
quản lý, nhằm phát huy kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế, tồn tại
của nhiệm kỳ, của giai đoạn trước đề ra giải phóng thực hiện từng mục tiêu,
nhiệm vụ cụ thể cho từng năm góp phần thực hiện thắng lợi chương trình,
mục tiêu của nhiệm kỳ, giai đoạn mà Đại hội MTTQ đề ra để góp phần hoàn
thành nhiệm vụ chung của cấp ủy, chính quyền và ngành dọc cấp trên đề ra.
1.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của MTTQ
-Tiêu chí định tính
Căn cứ vào quy chế thi đua khen thưởng của Ủy ban Trung ương MTTQ
Việt Nam nhiệm kỳ 2014 – 2019, Hướng dẫn số 13/HD-MT ngày 31/3/2015
của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương quy định về nội dung,
tiêu chí chấm điểm thi đua theo thang điểm 100.
-Tiêu chí định lượng: Căn cứ vào nhận xét đánh giá của cấp ủy, chính
quyền, các đoàn thể và nhân dân về chấ lượng hoạt động của MTTQ
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của MTTQ
- Cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước
- Sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền các cấp nhất là
nhận thức của cán bộ lãnh đạo chủ chốt về vị trí vai trò, quyền hạn của mặt trận



7

- Yếu tố quan trọng nhất là con người: Cán bộ trực tiếp làm cán bộ Mặt
trận chuyên trách phải có tâm trong sáng, có hiểu biết xã hội, pháp luật nhất
định, thực tiễn; có uy tín với tổ chức, với nhân dân, tận tụy với công việc;
sáng tạo trong tổ chức thực hiện; niềm nở trong đối thoại, giao tiếp tạo sự
thống nhất cao, đoàn kết đồng chí, đồng nghiệp cơ quan, đơn vị thực hiện
nhiệm vụ chung…
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra
lịch sử; giai cấp công nhân có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và có thể trở
thành “giai cấp dân tộc”, đoàn kết được dân tộc. Liên minh công – nông là cơ
sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. Hồ Chí Minh đã kêu gọi
“Lao động tất cả các nước đoàn kết lại”. Đoàn kết dân tộc phải gắn với đoàn
kết quốc tế, Mác – Ăngghen đã đưa ra khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước
đoàn kết lại”. Lịch sử cách mạng Việt Nam gần một thế kỷ qua cho thấy, lúc
nào, nơi nào, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh được quán triệt
và thực hiện đúng thì lúc đó, nơi đó cách mạng phát triển mạnh mẽ và giành
được thắng lợi, lúc nào, nơi nào xa rời tư tưởng đó thì nơi đó, lúc đó cách
mạng bị trở ngại và tổn thất. Đánh giá về Mặt trận dân tộc thống nhất, năm
1962 Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “… Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc xây dựng kinh tế, cải
cách xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một thành tố trong hệ thống chính trị của Nhà
nước Việt Nam gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị - xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân
dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ,
tăng cường sự đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây



8

dựng Đảng, Nhà nước. Hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, đã quy
định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, dân tộc,
tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân,
đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường sự
đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước. Hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
(điều 9).
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quôc lần thứ XI chỉ rõ: “Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp
đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại diện, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của đoàn viên,
hội viên, thực hiện dân chủ và xây dựng xã hội lành mạnh, tham gia xây dựng
Đảng, nhà nước, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ
công dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. (Văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI – trang 86).
Tại điều 25 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 quy định: “Giám
sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang tính xã hội; đại diện, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, kịp thời phát hiện và kiến
nghị xử lý sai phạm, khuyết điểm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách,
pháp luật; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến và



9

những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây
dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bằng các hình thức:
1. Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan
đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.
2. Tổ chức đoàn giám sát.
3. Thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở
cấp xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
4. Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
5. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch
quy định chi tiết Điều này.
Quy chế Giám sát và phản biện xã hội ban hành theo Quyết định số 217
QĐ/TƯ của Bộ Chính trị quy định:
Đối với chủ thể giám sát:
“a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp
với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch giám sát; yêu cầu cơ
quan, tổ chức được giám sát cung cấp thông tin về các vấn đề có liên quan
đến nội dung giám sát.
b) Tổ chức đối thoại giữa chủ thể giám sát và đối tượng giám sát để làm
rõ nội dung kiến nghị khi một trong hai bên yêu cầu.
c) Gửi báo cáo kết quả giám sát bằng văn bản (văn bản phải được đóng
dấu và có chữ ký của người có thẩm quyền) đến các cơ quan được quy định ở
điểm này; kiến nghị và theo dõi việc giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền…”
d) Các hình thức phản biện xã hội (Điều 34 Luật MTTQ Việt Nam)
- Tổ chức hội nghị phản biện xã hội.



10

- Gửi dự thảo văn bản được phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội.
- Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ
quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện xã hội.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch
quy định chi tiết Điều này.
e) Quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong hoạt động phản
biện xã hội
- Xây dựng nội dung, kế hoạch phản biện xã hội.
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo gửi dự thảo văn bản và
thông tin, tài liệu cần thiết.
- Thực hiện các hình thức phản biện xã hội.
- Xây dựng văn bản phản biện và gửi đến cơ quan, tổ chức có dự thảo
văn bản được phản biện.
- Yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo trả lời bằng văn bản đối với kiến
nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã
hội và nhân dân tham gia, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ban
hành kèm theo Quyết định 218 QĐ/TƯ ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị đã
chỉ rõ mục đích của góp ý:
“Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền và trách nhiệm của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây
dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh
đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.



11

Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ thể: Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ. Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng,
Nhà nước và nhân dân”.
Điều 66 Luật Thanh tra quy định: “ Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ
giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức cá
nhân có trách nhiệm ở xã, phương, thị trấn…”
Điều 71 Luật Thanh tra quy định về trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn:
Hướng dẫn việc tổ chức hội nghị nhân dân hoặc hội nghị đại biểu nhân
dân ở thôn, làng, ấp bản, tổ dân số bầu Ban Thanh tra nhân dân: “Ra văn bản
công nhận Ban Thanh tra nhân dân và thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân cùng cấp và nhân dân ở địa phương; tổ chức cuộc họp của Ban
Thanh tra nhân dân để Ban Thanh tra nhân dân bầu Trưởng ban, Phó trưởng
ban, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên…”
Thông báo số 293-TB/TU ngày 17/6/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về nội dung và mức chi thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Thông báo 673-TB/TU ngày
12/11/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương “Về nâng cao năng lực,
hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn trong
việc giám sát đầu tư của cộng đồng”. Thực hiện Nghị quyết số 156/2010/NDHĐND ngày 08/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương, UBND tỉnh
đã ban hành Quyết định số 03/2011/QĐ-UBND ngày 17/01/2011 về bố trí
chức danh, mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã,
phường, khu dân cư; Công văn số 352/CV-STC ngày 23/2/2012 của Sở Tài
Chính về việc hướng dẫn một số điểm về quản lý điều hành ngân sách xã năm
2012; Công văn số 380/CV-STC ngày 21/2/211 của Sở Tài Chính hướng dẫn



12

một số điểm về điều hành ngân sách cấp xã năm 2011; Nghị quyết số
75/2013/NQ-HĐND ngày 19/12/2013 của Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa XV,
kỳ họp thứ 6 về bố trí chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người
hoạt động không chuyên trách và khoản kinh phí hoạt động của các tổ chức
chính trị xã hội ở cấp xã và thôn, khu dân cư.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thông qua việc tập
hợp, vận động các tầng lớp xã hội, triển khai các cuộc vận động, các phong
trào thi đua yêu nước đã góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, cũng như thực hiện chính
sách an sinh xã hội của địa phương. Thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng
về công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng chính quyền của
dân, do dân, vì dân, Mặt trận Tổ quốc đã thể hiện khá tốt vai trò, trách nhiệm
như: Tham gia giám sát công tác quản lý nhà nước trong quá trình triển khai
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giám sát cán bộ đảng viên ở nơi cư
trú, giám sát thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, giám sát đầu tư của cộng
đồng,… qua đó góp phần tiếp tục củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo của Đảng, vai trò quản lý điều hành của chính quyền các cấp trong huyện.
Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động giám sát phản biện xã hội của
Ban TTND kiêm giám sát đầu tư cộng đồng còn bộc lộ một số hạn chế. Đội
ngũ cán bộ làm công tác Mặt trận nhất là ở cấp xã chưa được đào tạo cơ bản,
kiến thức chuyên môn, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, hiểu biết về nhiệm vụ
chuyên môn còn những mặt chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao,
nhất là nhiệm vụ năm 2016, khi luật MTTQ Việt Nam có hiệu lực. Thực tế đó
đặt ra yêu cầu cho MTTQ các cấp trong huyện Cẩm Giàng cần phải nâng cao
chất lượng hoạt động , đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân
dân giao cho.



13
2. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Huyện Cẩm Giàng có diện tích 10.934,3 ha, huyện có 17 xã và 02 thị
trấn. Dân số 12 vạn người, cơ cấu lao động nông nghiệp chuyển từ 51% năm
2010 sang 32,6% năm 2015; cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thủy sản, công
nghiệp, xây dựng, dịch vụ chuyển dịch đúng hướng; giảm tỷ trọng nông
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ từ 15,4% - 67% - 17,6% năm 2010
sang 11% - 69,8% - 19,2% năm 2015. Cẩm Giàng có hai tôn giáo đó là Phật
giáo và Công giáo với khoảng 20.000 phật tử và Giáo dân chung sống hòa
đồng trong các cộng đồng dân cư, trong đó giáo dân có khoảng gần 3.000
người được sinh sống ở toàn xã, thị trấn với 9 nhà thờ và 1 linh mục cắm xứ,
9 họ đạo nằm trong 4 xứ thuộc 2 tòa giám mục ở Hải Phòng và Bắc Ninh.
Kinh tế của huyện đan xen giữa nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và dịch
vụ. Trong cơ cấu kinh tế chung của huyện, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng
có tỷ trọng cao hơn. Thương mại dịch vụ cũng phát triển khá đa dạng, số đông
lực lượng lao động tham gia kinh doanh và các hoạt động dịch vụ cả trong địa
bàn và mọi vùng miền cả nước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 7,6%,
thu nhập bình quân đầu người 28,8 triệu đồng, cơ cấu nông nghiệp chuyển từ
50,4% năm 2010 sang 32,6% năm 2015, thu nhập Nhà nước tăng bình quân
20%/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 2,43%.
Trên địa bàn huyện có 3 cụm công nghiệp, 5 khu công nghiệp với tổng
số 316 doanh nghiệp, thu hút 16 – 194 lao động; các loại hình hợp tác xã được
duy trì củng cố; các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh giữu ổn
định, phát triển, thu hút nhiều việc làm tại chỗ; nhân dân lao động sáng tạo,
chủ động trong sản xuất phát triển kinh tế gia đình; tình hình an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; chủ trương đường lối của Đảng, chính


14

sách pháp ;uật của Nhà nước, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu
nước do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội phát động, các
nhiệm vụ chính trị của địa phương được người dân đồng tình hưởng ứng và
thực hiện. Bối cảnh đó tác động đến quá trình triển khai thực hiện các nhiệm
vụ của Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện trên cả hai chiều thuận, nghịch.
2.2. Thực trạng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện
Cẩm Giàng trong những năm qua
2.2.1. Kết quả triển khai thực hiện các cuộc vận động, các phong trào
thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc phát động
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư” do Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Đây là cuộc
vận động mang tính toàn dân, toàn diện, nội dung của cuộc vận động tác động
đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Cuộc vận động đã được các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo, 19/19 xã, thị
trấn cấp ủy Đảng đều có quyết định thành lập ban vận động chủ yếu do đồng
chí Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc làm trưởng ban (có 2 xã Chủ tịch
UBND xã làm Trưởng ban). Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội là thành
viên. Cuộc vận động được MTTQ các cấp triển khai nghiêm túc, chặt chẽ,
được sự phối hợp của các tổ chức thành viên, được các tầng lớp nhân dân
đồng tình hưởng ứng bởi tính thiết thực, gần gũi trong đời sống nhân dân. Kết
quả cuộc vận động hàng năm là một yếu tố quan trọng trong việc bình xét các
danh hiệu gia đình văn hóa, làng văn hóa cũng như suy tôn các gia đình đạt
“Ông bà cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”. Cuộc vận động
đã thu được những kết quả hết sức ý nghĩa và quan trọng, góp phần động viên
các tầng lớp nhân dân, thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, xóa đói,

giảm nghèo, chăm lo đời sống tinh thần của nhân dân, thực hiện chính sách an
sinh xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh. Đồng thời tích cực phát huy vai trò


15

của quần chúng nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
trong sạch vững mạnh.
“Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” vào dịp kỷ niệm
ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18-11) hàng năm được
tổ chức thành nề nếp nhằm tổng kết 1 năm thực hiện Cuộc vận động, nhiều
nơi đã trở thành nét sinh hoạt truyền thống. Ngày hội đã thật sự khơi dậy và
phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Với các hình thức hoạt động phong phú đa dạng, Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức thành viên đã phát huy được sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân;
chung tay, góp sức cùng chính quyền thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế
- xã hội, xây dựng nông thôn mới và được các cấp ủy Đảng, chính quyền lãnh
đạo, tạo điều kiện để MTTQ tổng kết 20 năm thực hiện Cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và 15 năm thực hiện
Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” ở các cấp trong huyện đạt kết quả thiết
thực, đúng kế hoạch đề ra và tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 85 năm ngày
thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. MTTQ huyện đã phát động
thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị
văn minh” do Trung ương MTTQ Việt Nam phát động (Kết quả cuộc vận
động được thể hiện tại mẫu biểu số 1)
2.2.2. Động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong
trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, các hoạt động xã hội, góp phần
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an
ninh và xây dựng hệ thống chính trị
Để góp phần thiết thực hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của

địa phương, MTTQ các cấp trong huyện đã tích cực hưởng ứng, phát động
thực hiện cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước. Trong 5 năm qua,
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư,


16

phong trào thi đua “Xây dựng khu dân cư 3 không” gắn với phong trào xây
dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai sâu rộng. Cuộc vận động đã thật
sự đi vào cuộc sống. 100% khu dân cư đã triển khai và tổng kết cuộc vận
động vào dịp Kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam
(18/11) hàng năm gắn với tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu
dân cư”. Qua đó, đã phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân trong triển
khai thực hiệ các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và
xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Cuộc vận động đã góp
phần vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,… nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn
vị canh tác, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình. Thông qua việc tổ chức
các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao, lễ hội truyền thống ở mỗi cộng
đồng dân cư đã làm phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống của quê
hương. Mặt trận Tổ quốc đã nhân rộng mô hình “Thực hiện nếp sống văn
minh trong việc tang và xây cất mồ mả”, mô hình đã được nhân dân đồng tình
ủng hộ cao. Qua đó, đã từng bước đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, lãng phí. Công
tác vệ sinh môi trường được tuyên truyền sâu rộng gắn với các phong trào
“Xây dựng khu dân cư 3 không” cùng với cuộc vận động “Xây dựng gia đình
5 không 3 sạch” do Hội Liên hiệp Phụ nữ triển khai, các khu dân cư đều có tổ
tự quản thu gom rác thải, trách nhiệm, ý thức của người dân trong việc bảo vệ
cảnh quan, môi trường nông thôn được nâng cao.
Phong trào thi đua xây dựng “Làng, Khu dân cư văn hóa”, “Gia đình
văn hóa”, việc bình chọn, tôn vinh “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung

hiếu, cháu thảo hiền” đã góp phần xây dựng các cộng đồng dân cư lành
mạnh, tiến bộ. Đến nay, có 87 làng được công nhận làng văn hóa, có 83,3%
gia đình đạt gia đình văn hóa, có 2.502 hộ gia đình đạt gia đình “Ông bà, cha
mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền” cấp tỉnh và cấp huyện. Đó cũng


17

là những hoạt động có ý nghĩa thiết thực góp phần vào việc thực hiện Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. MTTQ và các đoàn thể đã thực hiện tốt các
hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người
có công cùng với các hoạt động nhân đạo từ thiện khác đã thể hiện đạo lý
uống nước nhớ nguồn, tương thân tương ái của người Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện và các tổ chức thành viên tích cực
trong công tác vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng
toàn dân; động viên thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự và lên đường
nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc, quan tâm chính sách hậu phương quân đội, chăm
sóc gia đình liệt sỹ, thương, bệnh binh, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng.
Thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các phong trào
như “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phong trào đảm bảo trật tự an toàn
giao thông, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Tham gia các hoạt động
cảm hóa, giáo dục người lầm lỗi trong cộng đồng dân cư. Thực hiện chương
trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình dân số Kế hoạch hóa gia đình.
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể luôn chủ động nắm bắt tình hình trong nhân
dân, tham gia giải quyết những vấn đề khó khăn nảy sinh trong xã hội như:
Công tác giải phóng mặt bằng, giải tỏa vi phạm hành lang giao thông thủy lợi,
giải quyết những vấn đề về đất đai, tôn giáo,… góp phần ổn định tình hình an
ninh nông thôn.
Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Mặt trận Tổ quốc triển khai

hàng năm đã nhận được sự quan tâm, chia sẻ của toàn xã hội. Với tấm lòng
nhường cơm sẻ áo “Lá lành đùm lá rách” để chung tay góp sức hỗ trợ chăm
lo cho hộ nghèo. Từ năm 2009-2014, vận động quỹ “Vì người nghèo” các cấp
trong huyện 6.714.623.000 đồng. Cuộc vận động đã nhận được sự đồng tình,
ủng hộ của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân tham gia. Từ nguồn


18

vận động đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa được362 căn nhà “Đại đoàn kết”
cho hộ nghèo. Quỹ “Vì người nghèo” cùng với Ngân sách các cấp hỗ trợ
đồng thời tặng quà cho hộ nghèo, gặp rủi ro, khó khăn đột xuất hoặc trong các
dịp lễ tết; giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó học giỏi, hỗ trợ hộ nghèo về giống,
vốn phát triển sản xuất,… Qua đó, góp phần động viên người nghèo sớm vượt
qua khó khăn, ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.
Kết quả của cuộc vận động không chỉ là sự đóng góp về vật chất, mà lớn hơn
là làm sâu sắc, ý nghĩa hơn truyền thống đoàn kết, nhân ái, yêu nước thương
nòi và trách nhiệm xã hội của mỗi công dân, làm cho ý thức và hành động
giúp đỡ người nghèo trở thành nếp sống văn hóa, niềm vui của mỗi người
Việt Nam (Kết quả được thể hiện tại mẫu biểu số 2)
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mặc dù
mới được triển khai, nhưng Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện đã ý thức
rất cao về mục đích, nội dung, ý nghĩa của cuộc vận động. Đã phối hợp tổ
chức tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa cũng như trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân đối với cuộc vận động. Hàng năm, phối hợp lồng ghép để tuyên
truyền đến các khu dân cư. Qua đó, đã góp phần làm thay đổi nhận thức và
thói quen mua sắm, tiêu dùng thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng nội địa.
Các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức thành viên triển khai thực hiện đã có sức lan tỏa, được
các tầng lớp nhân dân đồng lòng hưởng ứng là cơ sở quan trọng để thực hiện

chính sách xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội cũng như nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng,
Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp trong những năm qua.
2.2.3. Động viên các tầng lớp nhân dân đoàn kết phát huy dân chủ
chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước; xây dựng cơ sở chính trị trong sạch vững mạnh
Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành
chức năng tập trung tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết Đại hội Đảng toàn


19

quốc lần thứ XI cũng như các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Trung ương,
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XXV; các Nghị quyết, Chỉ thị của Huyện ủy ban hành. Triển
khai tuyên truyền Hiến pháp năm 2013, Luật Đất đau sửa đổi 2013, Luật An
toàn giao thông, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Môi trường, Luật Khiếu nại –
tố cáo, Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn, Luật phòng chống tham nhũng, lãng phí,… Đã phối hợp
lồng ghép tổ chức trên 487 buổi tuyên truyền cho gần 32.197 lượt người dự
và hướng hoạt động mạnh về cơ sở, nội dung tuyên truyền được biên tập dễ
hiểu, ngắn gọn, phù hợp với từng đối tượng.
Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Mặt trận Tổ quốc tổ chức tốt các
hoạt động tuyên truyền, tổ chức hiệp thương giới thiệu người ứng cử theo quy
định, phối hợp với các cơ quan, đơn vị giải quyết kịp thời những đơn thư kiến
nghị, những vấn đề phức tạp nảy sinh ở một số khu vực bỏ phiếu. Vận động
cử tri tham gia bầu cử đạt tỷ lệ cao góp phần vào thành công chung của cuộc
bầu cử năm 2011. Kết quả bầu đủ 3 đại biểu Quốc hội khóa XIII, 5 đại biểu
HĐND tỉnh, 34 đại biểu HĐND huyện, 497 đại biểu HĐND xã nhiệm kỳ

2011 – 2016.
Trong công tác bầu cử trưởng thôn MTTQ các cấp trong huyện phối hợp
chặt chẽ với chính quyền các cấp xây dựng kế hoạch bầu cử trưởng thôn theo
pháp lệnh dân chủ và quyết định 16/2003 của UBND tỉnh đảm bảo đúng quy
định của pháp luật và sự lãnh đạo của Đảng. Chất lượng trưởng thôn được
nâng lên, hoạt động hiệu quả, nhân dân tích cực đi bầu đạt tỷ lệ cao.
Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện tổ chức tham gia góp ý sửa đổi Hiến
pháp năm 1992, kết quả tổ chức được 21 hội nghị với 4.845 người tham dự và có
315 ý kiến đóng góp; hướng dẫn Ban công tác Mặt trận, các khu dân cư phát
phiếu và tài liệu để lấy ý kiến đến từng hộ dân. Mặt trận Tổ quốc cũng đã phối


20

hợp tổ chức các hội nghị góp ý vào dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, một số văn bản
quy phạm pháp luật khác và các quy định, quy chế của địa phương.
Phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng
nhân dân huyện giám sát 36 cuộc đối với các cơ quan trong quá trình thực
hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về phát triển kinh tế, thực hiện
chính sách xã hội, giải quyết tranh chấp mốc giới, đất đai và phối hợp với việc
kiểm sát nhân dân kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong việc giám sát giáo
dục người được hưởng án treo tại các xã, thị trấn; kiểm sát trực tiếp việc thực
thi pháp luật trong công tác thi hành án hình sự, thi hành án dân sự tại cơ quan
thi hành án hình sự công an huyện, chi cục thi hành án kiểm sát trực tiếp trong
việc giải quyết, tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo quy định
của Bộ luật hình sự tại cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện phối hợp tham
gia kiểm sát việc chấp hành luật pháp đối với phạm nhân tại nhà tạm giữ công
an huyện. Kết quả trong 5 năm trên địa bàn huyện không xảy ra án sai, quyền
và lợi ích hợp pháp của nhân dân được đảm bảo, các cơ quan được kiểm sát
cơ bản chấp hành quy định của pháp luật.

Tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp. Đã tổ chức 1.210 hội nghị với 96.800 người tham dự,
có 6.670 ý kiến tham gia. Kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến
nghị của cử tri với Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và cơ quan chức năng theo quy định. Vai trò giám sát và phản
biện xã hội cũng như giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được phát
huy. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật được chú trọng; 85% Khu dân
cư có tủ sách pháp luật; các “Nhóm nòng cốt”, 82 Tổ tự quản, Tổ liên gia
bước đầu đã phát huy vai trò hoạt động.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện trong nhiệm kỳ qua đã
kết nạp được 2 tổ chức thành viên, nâng tổng số lên 12 thành viên và phối hợp


21

với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và Trung tâm Bồi dưỡng
chính trị huyện hướng dẫn tổ chức và hoạt động, mở các lớp tập huấn cho cán
bộ Mặt trận và Ban Thanh tra nhân dân. Trong 5 năm đã mở được 14 lớp tập
huấn với 920 lượt cán bộ tham dự. Qua đó từng bước nâng cao chất lượng
hoạt động của Ban công tác Mặt trận thôn, Ban Thanh tra nhân dân kiêm Ban
Giám sát đầu tư cộng đồng trong việc giám sát thực hiện pháp lệnh dân chủ ở
cơ sở, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân của chính quyền địa phương.
Trong 5 năm phát hiện và kiến nghị được 1.206 vụ việc với chính quyền và
được chính quyền giải quyết 1.097 vụ việc (đạt 91%). Hướng dẫn, chỉ đạo
Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư tăng cường hoạt động, nâng cao chất
lượng công tác hòa giải, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội ở khu dân cư, số vụ việc hòa giải thành là 507/623 vụ (đạt
81,3%).
2.2.4. Công tác đối ngoại nhân dân
Với phương châm “chủ động, linh hoạt, sáng tạo”, Mặt trận Tổ quốc các

cấp, đã phối hợp với tổ chức thành viên tổ chức quán triệt, tuyên truyền thực
hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong
tình hình mới; tích cực tuyên truyền trong nhân dân về đường lối đối ngoại
mở rộng, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta về mở rộng và nâng cao hiệu quả
hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường đoàn kết quốc tế.
Bằng nhiều hình thức, Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tổ chức tuyên truyền
những giá trị lịch sử, những sản phẩm truyền thống của quê hương, về kết quả
các chuyến thăm các nước của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, về tình hữu nghị
Việt – Lào, về cộng đồng ASEAN, Nhật Bản… từ đó để tuyên truyền đường
lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước, nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt nam
trong khu vực và trên thế giới.


22

2.2.5. Công tác xây dựng tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức và
nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và Ban
Công tác Mặt trận ở khu dân cư
- Công tác xây dựng và tổ chức của Mặt trận Tổ quốc các cấp huyện
Cẩm Giàng:
Quán triệt Kết luận 63-KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị về
“Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Trong nhiệm kỳ 2014 – 2019,
Mặt trận Tổ quốc luôn chủ động kiện toàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đủ về số
lượng, trú trọng chất lượng, cơ cấu thành phần đa dạng theo hướng mở rộng
các thành viên, các cá nhân tiêu biểu.
Thông qua việc quán triệt kỹ Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 3/6/2013
Hội nghị Trưng ương 7 khóa XI về tăng cường và đổi mới công tác dân vận
trong tình hình mới; Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 20/5/2013 của Ban Chấp

hành Trung ương về lãnh đạo Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp, Đại hội đại
biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2014 – 2019), Thông
tri số 24/TT-MTTW-BTT nghày 30/5/2013 hướng dẫn Đại hội MTTQ Việt
Nam các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII
và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Huyện ủy nhằm nâng cao
chất lượng ủy viên Ủy ban MTTQ các cấp trong huyện phù hợp với tình hình
cơ sở. Kết quả 15/19 đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã, thị trấn là Đảng
viên, cao hơn nhiệm kì 2009 – 2014 là 5 vị; chất lượng các Phó Chủ tịch, ủy
viên thường trực, ủy viên Ủy ban được nâng lên.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện có 51 ủy viên được cơ cấu, quy tụ khá
đầy đủ đại diện của tầng lớp, các giai cấp, tôn giáo trên địa bàn gồm: người
đứng đầu các tổ chức thành viên là 15 vị cao hơn nhiệm kỳ trước 2 tổ chức
thành viên, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các xã, thị trấn 19 vị, cá nhân


×