Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
-----------------------

NGUYỄN THỊ VUI

THƠ BẰNG VIỆT
TỪ GÓC NHÌN TƢ DUY NGHỆ THUẬT
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS, TS LÝ HOÀI THU

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo PGS. TS
Lý Hoài Thu, ngƣời đã luôn động viên, giúp đỡ, tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo
để em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Kính chúc cô luôn mạnh khỏe để
có nhiều cống hiến cho nhà trƣờng và xã hội.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trƣờng và nhất là các thầy
cô trong khoa Ngữ Văn – trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện
cho chúng em hoàn thành khóa học này.
Em xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và các bạn học viên K19Lí luận văn học đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong suốt quá trình
viết luận văn.
Mặc dù đã có những cố gắng nhất định song luận văn của em vẫn còn
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp để công trình


đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Thị Vui


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn Thơ Bằng
Việt từ góc nhìn tư duy nghệ thuật là trung thực và không trùng lặp với các
đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên

Nguyễn Thị Vui


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 4
4. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 5
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................. 5
7. Bố cục của luận văn .................................................................................. 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7

CHƢƠNG 1. KHÁI LƢỢC VỀ TƢ DUY THƠ VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC THƠ BẰNG VIỆT ....................................................................... 7
1.1. Khái niệm về tƣ duy nghệ thuật và tƣ duy thơ....................................... 7
1.1.1. Tƣ duy nghệ thuật ........................................................................... 8
1.1.2. Tƣ duy thơ..................................................................................... 11
1.2. Hành trình sáng tác thơ của Bằng Việt ................................................ 13
1.2.1. Những chặng đƣờng và thành tựu chính ...................................... 13
1.2.2. Bằng Việt và những nhà thơ cùng thời ........................................ 18
1.2.3. Quan niệm về thơ của Bằng Việt.................................................. 23
CHƢƠNG 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ HÌNH
TƢỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT .................. 26
2.1. Những nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Bằng Việt ........................ 26
2.1.1 Cảm hứng về đất nƣớc ................................................................... 27
2.1.1.1 Cảm hứng về đất nƣớc trong chiến tranh ............................... 27
2.1.1.2. Cảm hứng về đất nƣớc trong hoà bình .................................. 38
2.1.2. Cảm hứng thế sự - đời tƣ .............................................................. 42
2.1.2.1. Vẻ đẹp của con ngƣời và nhân loại trong thế kỉ XX .............. 42


2.1.2.2. Những suy tƣ chiêm nghiệm về một thế giới đầy biến
động ................................................................................................................. 45
2.1.3. Cảm hứng về tình yêu.................................................................... 49
2.1.3.1. Tình yêu và báo động ............................................................. 49
2.1.3.2 Gợi dậy tâm hồn và thức dậy tình yêu .................................... 52
2.2. Hình tƣợng nhân vật trữ tình trong thơ Bằng Việt............................... 56
2.2.1. Hình tƣợng cái tôi trữ tình ............................................................ 58
2.2.2. Hệ thống các nhân vật trữ tình khác............................................. 62
2.2.2.1. Hình tƣợng ngƣời bà, ngƣời mẹ ............................................ 62
2.2.2.2. Hình tƣợng ngƣời lính và những cô gái thanh niên xung
phong ............................................................................................................... 67

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THUỘC PHƢƠNG THỨC NGHỆ
THUẬT ........................................................................................................... 70
3.1. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh và biểu tƣợng. ..................................... 70
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ .............................................................. 83
3.3. Giọng điệu và thể thơ ........................................................................... 89
3.3.1. Giọng điệu ..................................................................................... 89
3.3.1.1. Giọng trữ tình sâu lắng .......................................................... 90
3.3.1.2. Giọng suy tƣ triết lí ................................................................ 93
3.3.2. Thể thơ .......................................................................................... 96
3.3.2.1. Thể thơ tự do .......................................................................... 97
3.3.2.2. Các thể thơ khác .................................................................. 102
KẾT LUẬN ................................................................................................... 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 114


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Bằng Việt là một trong những nhà thơ trƣởng thành trong kháng
chiến chống Mỹ, cùng với nhiều cây bút tiêu biểu khác nhƣ: Nguyễn Khoa
Điềm, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Lê Anh Xuân, Hoàng
Nhuận Cầm,… Sau chiến tranh, Bằng Việt là một trong số những nhà thơ còn
giữ đƣợc ngọn lửa trong sự nghiệp cầm bút và sức sáng tạo dồi dào.
Xuất hiện từ khoảng những năm 60 của thế kỉ XX, thơ Bằng Việt
nhanh chóng khẳng định đƣợc vị thế trên thi đàn với tập thơ Hƣơng cây – Bếp
lửa (in chung với Lƣu Quang Vũ). Hơn bốn thập kỉ qua, Bằng Việt vẫn không
ngừng sáng tạo. Hàng loạt các tập thơ đã ra đời: Những gƣơng mặt, những
khoảng trời (1973); Đất sau mƣa (1977), Khoảng cách giữa lời (1983), Phía
nửa mặt trăng chìm (1995), Ném câu thơ vào gió (2001), Nheo mắt nhìn thế

giới (2008)…
Thơ Bằng Việt trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đƣợc nhiều ngƣời
chú ý. Tuy nhiên, mảng sáng tác của ông về sau, nhất là sau đổi mới lại chƣa
đƣợc quan tâm một cách xứng đáng. Với hàng loạt các tập thơ về sau, Bằng
Việt đã dành nhiều tâm huyết để xây dựng cho mình một giọng thơ riêng, một
phong cách nghệ thuật độc đáo. Chính vì vậy, việc đọc thơ, yêu thơ, nghiên
cứu thơ Bằng Việt vẫn luôn có sức hấp dẫn với bao thế hệ độc giả và ngƣời
nghiên cứu văn học.
1.2 Trên phƣơng diện lí luận, vấn đề nghiên cứu, khám phá thơ Bằng
Việt từ góc độ tƣ duy nghệ thuật sẽ giúp chúng tôi có điều kiện để tìm hiểu,
soi chiếu thơ Bằng Việt ở chiều sâu sáng tạo, để từ đó có thêm hiểu biết về
phong cách cũng nhƣ thi pháp trong thơ. Từ đó khẳng định Bằng Việt đã
mang đến thơ ca một hệ thống thi pháp, một giọng điệu riêng, làm phong phú
thêm diện mạo thơ ca chống Mỹ và đƣơng đại.


2

1.3 Trong thực tiễn văn học và giảng dạy, Bằng Việt là một trong số
những nhà thơ tiêu biểu đƣợc đƣa vào giảng dạy trong nhà trƣờng. Nhiều bài
thơ nổi tiếng của ông trong đó có bài Bếp lửa còn mãi đƣợc các thế hệ độc giả
đón nhận và tôn vinh. Những bài thơ bồi đắp cho con ngƣời tình cảm thiêng
liêng về gia đình, đất nƣớc; nhắc nhở mỗi chúng ta không đƣợc lãng quên quá
khứ mà phải lấy quá khứ làm động lực để vƣơn tới tƣơng lai.
Với những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Thơ Bằng Việt từ góc
nhìn tƣ duy nghệ thuật để nghiên cứu. Thông qua đề tài này, chúng tôi mong
muốn đóng góp tiếng nói khẳng định giá trị thơ Bằng Việt và đóng góp vào
lĩnh vực giảng dạy và khám phá thơ Bằng Việt.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ những ngày đầu cầm bút, Bằng Việt đã nhận đƣợc sự quan tâm

của đông đảo bạn đọc ở nhiều tầng lớp, lứa tuổi và cả giới nghiên cứu, phê
bình văn học. Các tài liệu nghiên cứu về thơ Bằng Việt khá đa dạng, trong đó
có nhiều công trình nghiên cứu của những ngƣời có uy tín.
Lê Đình Kỵ trong Hƣơng cây – Bếp lửa, đất nƣớc và đời ta có viết:
Một tâm hồn nhiều suy nghĩ và rung động tinh tế, một chủ nghĩa trữ tình xao
động, bồi hồi, khi đậm đà duyên dáng, khi âm vang sâu thẳm… Ngay từ bài
đầu (Qua Trƣờng Sa), Bằng Việt đã tỏ ra không giống ai, rao rực mà tƣơi
mát, giản dị hồn nhiên mà không dễ dãi. Mỗi bài thơ Bằng Việt đều có nét bút
riêng…
Nguyễn Xuân Nam khi đánh giá về thơ Bằng Việt cũng dành nhiều lời
khen cho thơ ông: Bằng Việt có tiếng nói sâu lắng và trong sáng của lớp
thanh niên trí thức mới… Đọc thơ anh, có lúc nhƣ gặp lại một ngƣời bạn
thân, một ngƣời anh em trong gia đình, hay gặp lại một thời hoa niên của
chính mình. Cảm giác gần gũi, thân thiết ấy là một nét hấp dẫn trong thơ
Bằng Việt (Trích: Nhà văn hiện đại Việt Nam).


3

Nhà thơ Anh Ngọc trong bình luận thơ Hồn thơ thế kỉ có nhận xét: Bằng
Việt xuất hiện vào khoảng giữa những năm 60, gần nhƣ cùng lúc với Lƣu
Quang Vũ và tập thơ in chung của hai ngƣời “Hƣơng cây – Bếp lửa” có một vị
trí quan trọng trong nền thơ chống Mỹ. Riêng với Bằng Việt, giọng thơ “có
học” sang trọng của anh đã nhanh chóng thu hút đƣợc sự chú ý của đông đảo
công chúng yêu thơ vốn đã thấm nhuần nền học vấn do chế độ mới mang lại.
Nhà thơ Nguyễn Thanh Kim viết: Thơ Bằng Việt đậm chất hào hoa
phong nhã, có giọng điệu tinh tế, giàu tƣ duy trí tuệ… Bằng Việt mở rộng
lòng anh với mọi ngƣời, đồng thời thu lại trong một cá thể sáng tạo với bao
biến thể của tâm trạng. Anh vừa là nhân chứng của lịch sử vừa là kẻ tình
nhân mê đắm, vừa là kẻ đồng hành, đồng cảm vui buồn với bạn đọc yêu thơ,

vừa là kẻ phiêu du trong trời đất và hồn ngƣời… Nhƣng trƣớc hết, nhà thơ –
anh là anh trong chứng nghiệm (Tạp chí giáo dục và Thời đại, số 48).
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Sơn trong Lời tựa cho tuyển thơ
Thơ với tuổi thơ của Bằng Việt đánh giá: “Những trang sách suốt đời đi vẫn
nhớ/ Nhƣ đám mây ngũ sắc ngủ trong đầu”. Nghe nói nhờ bài thơ này và
nhiều bài thơ dịch của ông Ônga Bécgôn mà Bằng Việt trở thành thần tƣợng
của cánh sinh viên khoa văn các trƣờng đại học một thời. Những câu thơ
chấm phá rất sƣơng khói, sự hiểu biết và đồng cảm về một chân trời văn học
đƣơng có sức hấp dẫn lớn, giọng thơ lạ và mới vào thời điểm ấy (1969) là
những nguyên nhân khiến bài thơ neo đƣợc vào tâm trí bạn đọc.
Năm 2005, Bằng Việt đoạt giải thành tựu trọn đời của Hội Nhà văn Hà
Nội cho Thơ trữ tình thế giới thế kỉ XX, với nhận xét: Nhiều bài thơ đã trở
nên quen thuộc với các thế hệ ngƣời yêu thơ trong suốt bốn thập kỉ qua, mang
dấu ấn tâm hồn và nét sang trọng, tinh tế của ngƣời chuyển ngữ.
Nhà thơ Anh Chi viết trong Tập san Nhà văn: Vào mùa thu này, Bằng
Việt cho ra mắt bạn đọc tập thơ “Ném câu thơ vào gió”, gồm 45 bài, chính là


4

sản phẩm của chặng đƣờng thơ anh vừa đi qua. Và tập thơ lại đƣợc bạn đọc
và giới quan tâm chú ý. Một giọng thơ mềm mại, những tứ thơ sắc sảo, sức
suy tƣởng dồi dào của một Bằng Việt quen thuộc từ ba mƣơi năm trƣớc.
Trịnh Thanh Sơn khi đọc tập thơ Ném câu thơ vào gió có viết: Đọc tập
thơ “Ném câu thơ vào gió” bạn đọc sẽ gặp lại một thi sĩ Bằng Việt của ngày
xƣa, của hôm nào, nhƣng là Bằng Việt của hôm nay, thâm trầm hơn rất nhiều
chiêm nghiệm và từng trải (Say đắm vẫn còn khi Ném câu thơ vào gió – Tạp
chí Văn nghệ, số 52).
Ngoài ra còn rất nhiều bài nghiên cứu, phê bình văn học, tiểu luận, luận
án, luận văn… viết về Bằng Việt và thơ của ông, nhƣ các tác giả: Nguyễn

Trọng Hoàn, Hà Minh Đức, Mai Thị Thanh Hƣơng, Trần Quang Quý,
Nguyễn Xuân Nam…
Qua việc tìm hiểu các tài liệu, chúng tôi thấy từng bài thơ, tập thơ và
từng khía cạnh trong nội dung và nghệ thuật thơ Bằng Việt đều đƣợc các tác
giả nhận định xác đáng. Tuy nhiên chƣa có công trình nghiên cứu nào đi sâu,
khái quát thơ Bằng Việt từ góc độ tƣ duy nghệ thuật, nhất là trong các tập thơ
sau đổi mới của ông. Từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài Thơ Bằng Việt
từ góc nhìn tư duy nghệ thuật với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của
mình trong việc khám phá thơ Bằng Việt. Đồng thời, góp phần vào việc tìm
hểu và làm sáng tỏ những đóng góp của Bằng Việt đối với tiến trình thơ hiện
đại Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tƣ duy thơ Bằng Việt. Để làm rõ
đối tƣợng nghiên cứu, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những thành tố quan
trọng tạo nên tƣ duy nghệ thuật trong thơ Bằng Việt. Trong đó tập trung khảo
sát ở một số phƣơng diện chủ yếu: hành trình sáng tác và quan niệm về thơ;


5

cảm hứng chủ đạo và nhân vật trữ tình; một số đặc điểm thuộc phƣơng thức
nghệ thuật.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ những
tác phẩm đã xuất bản, trong đó tập trung vào các tập thơ: Bếp lửa; Những
gƣơng mặt, những khoảng trời; Đất sau mƣa; Khoảng cách giữa lời; Ném
câu thơ vào gió; Nheo mắt nhìn thế giới. Bên cạnh đó, để làm nổi bật đề tài,
chúng tôi cũng sử dụng những sáng tác của các nhà thơ cùng thời với tác giả
Bằng Việt để đối chiếu, so sánh, soi sáng cho đề tài.

4. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này, chúng tôi hy vọng góp thêm tiếng nói khẳng định
những đóng góp của Bằng Việt ở chiều sâu tƣ duy nghệ thuật để từ đó thấy rõ
hơn vẻ đẹp của một phong cách thơ độc đáo. Đồng thời đem đến cái nhìn khái
quát và đầy đủ, xuyên suốt chặng đƣờng thơ trên 40 năm của tác giả một cách
có hệ thống.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài Thơ Bằng Việt từ góc nhìn tƣ duy nghệ thuật,
chúng tôi đã sử dụng đồng thời các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
- Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp tiểu sử tác giả
- Phƣơng pháp loại hình
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có thể đóng góp ở hai phƣơng diện:
Thứ nhất: hệ thống hoá một số phƣơng diện tƣ duy tiêu biểu trong hệ
hình tƣ duy của thơ để nghiên cứu trƣờng hợp tác giả cụ thể.


6

Thứ hai: Thông qua việc tiếp cận thơ Bằng Việt, chỉ ra đƣợc đặc điểm
tƣ duy thơ Bằng Việt từ đó khẳng định những đóng góp của ông trong tiến
trình thơ Việt Nam hiện đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc
triển khai thành ba chƣơng:
Chƣơng 1: Khái lƣợc về tƣ duy thơ và hành trình sáng tác thơ Bằng
Việt

Chƣơng 2: Những nguồn cảm hứng chủ đạo và hình tƣợng nhân vật trữ
tình trong thơ Bằng Việt
Chƣơng 3: Một số đặc điểm thuộc phƣơng thức nghệ thuật


7

NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC VỀ TƢ DUY THƠ
VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC THƠ BẰNG VIỆT
1.1. Khái niệm về tƣ duy nghệ thuật và tƣ duy thơ
Tƣ duy là quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ và quan hệ bên trong có quy luật của sự vật, hiện tƣợng trong hiện
thực khách quan mà trƣớc đó ta chƣa biết. Theo Từ điển triết học của M.
Roodentan; P. Iudin thì: Tƣ duy là một hoạt động nhận thức lí tính của con
ngƣời. Khí quan của tƣ duy chính là bộ óc ngƣời với hệ thống tinh vi của gần
16 tỉ tế bào thần kinh [26; 676].
Theo triết học duy vật biện chứng, tƣ duy xuất hiện trong quá trình hoạt
động của con ngƣời. Trong quá trình đó, con ngƣời so sánh các thông tin, dữ
liệu thu đƣợc từ nhận thức cảm tính hoặc các ý nghĩ với nhau. Trải qua các
quá trình khái quát hoá, trừu tƣợng hoá, phân tích và tổng hợp để rút ra các
khái niệm, phán đoán, giả thuyết… Kết quả của quá trình tƣ duy bao giờ cũng
là sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ phổ biến, các quy luật
không chỉ ở một sự vật riêng lẻ mà còn ở một nhóm sự vật nhất định.
Tƣ duy chỉ nảy sinh khi con ngƣời nhận thức đƣợc tình huống. Tuy
nhiên không phải tình huống nào cũng nảy sinh tƣ duy mà chỉ những tình
huống “có vấn đề” khiến con ngƣời phải giải quyết để thoả mãn nhu cầu thì
mới nảy sinh tƣ duy. Đặc trƣng của tƣ duy là phản ánh các mối quan hệ giữa
con ngƣời đối với thế giới khách quan. Phƣơng tiện của tƣ duy chính là ngôn

ngữ và chỉ có ở ngôn ngữ, tƣ duy mới đƣợc biểu hiện một cách rõ rệt và thể
hiện đƣợc hết tính chất của nó.


8

1.1.1. Tư duy nghệ thuật
Tƣ duy nghệ thuật là tƣ duy đƣợc thể hiện và thực hiện trong quá trình
sáng tạo nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật là hình thái đặc trƣng và là hình thái
cao nhất của hoạt động thẩm mĩ. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Tƣ duy
nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con ngƣời hƣớng tới sáng tạo và tiếp
nhận tác phẩm nghệ thuật. Tƣ duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động
nghệ thuật nhằm khái quát hoá hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mĩ.
Phƣơng tiện của nó là các biểu tƣợng, tƣợng trƣng có thể trực quan đƣợc. Cơ
sở của nó là tình cảm. Dấu hiệu bản chất của tƣ duy nghệ thuật là ngoài tính
giả định, ƣớc lệ, nó hƣớng tới việc nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể,
cảm tính mang nội dung khả nhiên (cái có thể) [7; 381].Tác giả Nguyễn Bá
Thành cũng bàn khá nhiều về tƣ duy nghệ thuật. Trong cuốn Tƣ duy thơ và tƣ
duy thơ hiện đại Việt Nam ông nhận định: Tƣ duy nghệ thuật là sự khôi phục
sáng tạo của các biểu tƣợng trực quan, là sự hình tƣợng hoá hiện thực khách
quan theo nhận thức chủ quan […] Tƣ duy nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh
mẽ của thế giới quan và nhân sinh quan của ngƣời sáng tạo [35; 54]. Cũng
cần phân biệt giữa tƣ duy khoa học và tƣ duy nghệ thuật. Khả năng tƣởng
tƣợng của tƣ duy khoa học là ở chỗ trừu tƣợng hoá, vô hình hoá các sự vật,
hiện tƣợng. Còn nhà thơ thì cụ thể hoá, hình tƣợng hoá hiện thực khách quan
theo một đƣờng dây liên tƣởng [35; 59]. Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng
ta [35; 54].
Là hình thái kết tinh của tƣ duy thẩm mĩ, tƣ duy nghệ thuật có những
đặc trƣng riêng biệt, biểu hiện trên các phƣơng diện sau:
Thứ nhất: Tƣ duy nghệ thuật là tƣ duy tái hiện, tái tạo. Nếu tƣ duy khoa

học hƣớng đến việc phát hiện bản chất, các quy luật của đối tƣợng, sự vật và
thể hiện kết quả dƣới dạng khái niệm trừu tƣợng thì tƣ duy nghệ thuật là tái
hiện, tái tạo hiện thực cuộc sống dƣới những hình tƣợng cụ thể, sinh động.


9

Trong tƣ duy nghệ thuật, công cụ tƣ duy không phải là các khái niệm mà bản
chất, các quy luật của hiện thực đƣợc biểu hiện qua hình tƣợng cụ thể, sinh
động. Hình tƣợng nghệ thuật là sáng tạo của chủ thể tƣ duy. Xét về phƣơng
diện nhận thức luận, hình tƣợng nghệ thuật về bản chất, cũng là sự phản ánh
hiện thực, tuy nhiên sự phản ánh này không phải là trực tiếp mà là gián tiếp
và đƣợc thực hiện thông qua sự sáng tạo mang tính cá nhân, in đậm dấu ấn
chủ thể. Vì thế, tƣ duy nghệ thuật không chấp nhận sự giống nhau, sự lặp lại
hay sao chép. Nó luôn giả định tính cá biệt, điển hình và độc đáo.
Thứ hai: chất liệu của tƣ duy nghệ thuật đƣợc lấy từ hiện thực nhƣng
kết quả của nó (tức là hình tƣợng nghệ thuật) không phải là sự sao chép y
nguyên hiện thực mà có sự hƣ cấu, sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Tƣ duy nghệ
thuật đích thực luôn là tƣ duy sáng tạo. Mỗi hình tƣợng nghệ thuật, mỗi tác
phẩm nghệ thuật đều khai mở những cách cảm, cách nghĩ, cách nhìn nhận con
ngƣời độc đáo, sáng tạo. Tính sáng tạo trong tƣ duy nghệ thuật đƣợc thực hiện
một cách đặc biệt thông qua các năng lực: cảm nhận, đánh giá và những liên
tƣởng đa chiều. Những năng lực này là biểu hiện của năng lực sáng tạo trong
tƣ duy nghệ thuật; bởi cùng chứng kiến một sự vật, hiện tƣợng nhƣng ngƣời
nghệ sĩ nhìn thấy những điều nguời khác không thấy.
Thứ ba: Tƣ duy nghệ thuật bao hàm cả tình cảm, cảm xúc của ngƣời
nghệ sĩ. Ngƣời nghệ sĩ cảm xúc trƣớc các cảnh đời, số phận con ngƣời, các
hiện tƣợng của cuộc sống, từ đó mà sáng tạo nên các tác phẩm, những hình
tƣợng nghệ thuật. Thậm chí những vật vô tri của thế giới tự nhiên thông qua
cảm xúc và sự tái tạo của ngƣời nghệ sĩ cũng trở nên sinh động, có tình cảm,

tâm hồn. Ngƣời xƣa hay dùng từ cảm tác (nhân cảm xúc mà sáng tác) trong
tiêu đề một bài thơ hoặc đề từ một bức tranh là có ý nhƣ vậy. Nghệ thuật
không phải là sự cắt nghĩa, lí giải tƣờng tận mà là sự giãi bày tình cảm, tâm
tƣ, gửi gắm những xúc cảm sâu kín nhất của tâm hồn. Các tác phẩm nghệ
thuật là sự kết tinh của tâm tƣ, tình cảm, nguyện vọng của ngƣời nghệ sĩ.


10

Thứ tƣ: Tƣ duy nghệ thuật không chỉ có yếu tố tình cảm, cảm xúc mà
còn có yếu tố trí tuệ, tri thức. Hình tƣợng nghệ thuật không chỉ là biểu hiện
mà còn phản ánh, do vậy tƣ duy nghệ thuật là quá trình khám phá, phát hiện
thông qua cảm xúc. Nghệ thuật không khám phá những quy luật, lí giải những
chân lí cuộc sống mà khám phá bên trong con ngƣời, hƣớng con ngƣời đến
những giá trị nhân đạo. Cũng nhƣ tƣ duy nói chung, tƣ duy nghệ thuật có
chức năng cung cấp cho con ngƣời những tri thức nhất định. Đó là những tri
thức đa dạng, phức tạp về đời sống, nhất là đời sống tâm hồn con ngƣời.
Những tri thức này không dễ dàng gì để khái quát trong các công thức, định
luật; hơn nữa xã hội và bản thân mỗi con ngƣời luôn luôn biến đổi. Cho nên
không có sự chính xác tuyệt đối trong tƣ duy nghệ thuật mà chỉ là những sự
phản ánh mang tính chất tƣơng đối. Để khái quát đƣợc những thay đổi sinh
động ấy, ngƣời nghệ sĩ đã xây dựng những hình tƣợng nghệ thuật. Các hình
tƣợng nghệ thuật ngày càng đa dạng, phức tạp, đa trị để biểu hiện tối đa nhất
những nội dung mà ngƣời nghệ sĩ muốn gửi gắm. Cùng với đó là tính chất dự
báo trong văn học. Chính vì có khả năng dự báo nên một số nhà văn tài năng
đã cho thấy cái nhìn vƣợt thời đại của tƣ duy nghệ thuật.
Thƣ năm: Trong tƣ duy nghệ thuật, phƣơng diện tình cảm, cảm xúc và
phƣơng diện trí tuệ, tri thức không tồn tại độc lập, tách rời nhau. Tri thức
trong nghệ thuật là tri thức đƣợc bộc lộ thông qua cảm xúc. Ngƣời nghệ sĩ
trong trạng thái cảm xúc mà nhận diện cuộc sống, khái quát và thể hiện cuộc

sống. Cũng giống nhƣ vậy, những cảm xúc trong sáng tạo nghệ thuật, cảm thụ
nghệ thuật không phải là những cảm xúc thuần tuý mà là những cảm xúc
mang trí tuệ, đƣợc nảy sinh trên cơ sở vốn tri thức, phông văn hoá của ngƣời
nghệ sĩ và công chúng đón nhận. Do vậy, cùng một tác phẩm nghệ thuật
nhƣng đối tƣợng tiếp nhận khác nhau thì cách hiểu về tác phẩm ấy cũng khác
nhau. Là sự thống nhất giữa phƣơng diện tình cảm, cảm xúc và phƣơng diện lí


11

trí, trí tuệ, tƣ duy nghệ thuật góp phần tạo nên sự cân bằng trong lối sống,
khắc phục sự thiên lệch trong đời sống con ngƣời.
Thứ sáu: Hình tƣợng nghệ thuật là sự thống nhất giữa cái hiện thực và
cái lí tƣởng, ƣớc mơ. Ngƣời nghệ sĩ xuất phát từ hiện thực nhƣng nhìn nhận
hiện thực thông qua lí tƣởng thẩm mĩ của mình. Lí tƣởng thẩm mĩ chính là
hình ảnh mơ ƣớc của ngƣời nghệ sĩ về con ngƣời và xã hội, đặc biệt là những
giá trị về nhân cách con ngƣời. Nó đƣợc hình thành trong tƣ duy nghệ thuật,
đồng thời là phƣơng thức để tƣ duy nghệ thuật quán triệt hiện thực, nhìn nhận
hiện thực cuộc sống một cách tích cực, lạc quan. Theo nghĩa này, tƣ duy nghệ
thuật góp phần tạo ra niềm tin, động lực cho cuộc sống, làm cho con ngƣời
hƣớng đến những giá trị nhân văn.
Sau cùng, với tƣ cách là tổng hoà tất cả các đặc trƣng trên, tƣ duy nghệ
thuật là tƣ duy hƣớng tới cái đẹp, tƣ duy về cái đẹp, cổ vũ cho cái đẹp. Hình
tƣợng nghệ thuật chính diện là sự phản ánh, kết tinh, thăng hoa và tôn vinh cái
đẹp trong đời sống hiện thực. Hình tƣợng nghệ thuật phản diện cũng gián tiếp
thực hiện chức năng này; vì khi sáng tạo nó, ngƣời nghệ sĩ dựa trên cơ sở
khẳng định cái đẹp để phê phán cái xấu. Do vậy, dù là hình tƣợng nghệ thuật
chính diện hay phản diện đều nêu cao tình cảm, thái độ khẳng định cái đẹp,
phê phán cái xấu. Cái đẹp là trung tâm của quan hệ thẩm mĩ, quan hệ nghệ
thuật giữa con ngƣời và hiện thực.

1.1.2. Tư duy thơ
Theo tác giả Nguyễn Bá Thành trong cuốn Tƣ duy thơ và tƣ duy thơ
hiện đại Việt Nam thì Tƣ duy thơ là một phƣơng thức biểu hiện của tƣ duy
nghệ thuật, nhƣng nó mang trong mình khả năng biểu hiện phong phú nhờ
ngôn ngữ thơ [35; 54]. So với các loại hình nghệ thuật khác, khả năng biểu
hiện của tƣ duy thơ phong phú và đa dạng hơn. Phƣơng tiện biểu hiện là ngôn
ngữ với tất cả hệ thống kí hiệu, dấu câu, biện pháp tu từ… phong phú của nó.


12

Ngôn ngữ thơ cũng là phƣơng tiện tƣ duy cao nhất, ở đó con ngƣời nhìn nhận
thế giới và chuyển hoá những tri thức vào não bộ của mình.
Nói đến tƣ duy thơ ta không thể không nói đến chủ thể trữ tình bởi sự
thể hiện cái tôi trữ tình, cái tôi đang cảm xúc, cái tôi đang tƣ duy chính là điều
quan trọng nhất trong tƣ duy thơ. Đọc thơ ta luôn bắt gặp bóng dáng con
ngƣời đang nhìn ngắm, đang rung động, suy tƣ về cuộc sống. Con ngƣời ấy
đƣợc gọi là chủ thể trữ tình. Nói cách khác, chủ thể trữ tình là con ngƣời đang
cảm xúc, suy tƣ trong tác phẩm thơ. Cần phân biệt chủ thể trữ tình với nhân
vật trữ tình. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học xác định: Nhân vật trữ
tình là hình tƣợng nhà thơ trong thơ trữ tình, phƣơng thức bộc lộ ý thức của
tác giả [7; 234]. Tuy nhiên mọi ranh giới đều mang tính chất tƣơng đối. Có
tác phẩm cả chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình đồng nhất với nhau và đồng
nhất với con ngƣời tác giả, cũng có những tác phẩm ngƣời đọc có thể nhìn
thấy chủ thể trữ tình có sự khác biệt với nhân vật trữ tình.
Chủ thể trữ tình trong thơ đƣợc biểu hiện chủ yếu dƣới hai dạng thức là
chủ thể trữ tình trực tiếp và chủ thể trữ tình gián tiếp. Ở dạng trực tiếp đó là
tình cảm, cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ… của tác giả đƣợc giãi bày trực tiếp và
làm thành nội dung chủ yếu của tác phẩm. Ở đây nhà thơ có thể biểu hiện cảm
xúc cá nhân của mình mà không cần làm theo bất cứ một sự miêu tả biến cố, sự

kiện nào. Ngƣời đọc cảm nhận trƣớc hết là thế giới nội tâm, thái độ, cảm xúc,
tâm trạng của nhân vật trữ tình đối với con ngƣời, thiên nhiên. Nhà thơ không
cần phải miêu tả kĩ về con ngƣời và những nguyên nhân cụ thể dẫn tới những
tình cảm đó. Điều này chứng tỏ sự biểu hiện trực tiếp của thế giới chủ quan của
tác giả là đặc điểm tiêu biểu nhất của tƣ duy thơ. Bên cạnh đó, chủ thể trữ tình
còn đƣợc xác lập trong mối quan hệ giữa con ngƣời và thực tại khách quan bởi
vì mọi cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của con ngƣời bao giờ cũng là cảm xúc về
cái gì, tâm trạng trƣớc vấn đề nào đó. Do đó, hiện tƣợng cuộc sống vẫn đƣợc


13

thể hiện trong tác phẩm trữ tình. Dù thể hiện qua thế giới chủ quan của con
ngƣời, tác phẩm trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện tƣợng trong
đời sống khách quan bằng chi tiết chân thật, sinh động. Nhƣ vậy, tƣ duy thơ
cũng phản ánh thế giới khách quan, nhƣng chức năng chủ yếu của nó là nhằm
biểu hiện những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của con ngƣời.
Nhƣ vậy, tƣ duy thơ không chỉ hƣớng nội mà còn có khả năng hƣớng
ngoại. Nếu hƣớng nội là bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc,… của nhà thơ thì hƣớng
ngoại là bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc về hiện thực khách quan và biểu hiện
nó dƣới lăng kính thẩm mĩ của nhà thơ. Tìm hiểu về thơ chính là quá trình đi tìm
hiểu về sự vận động của chủ thể trữ tình trong cả hƣớng nội và hƣớng ngoại.
1.2. Hành trình sáng tác thơ của Bằng Việt
1.2.1. Những chặng đường và thành tựu chính
Giữa những năm 60 của thế kỉ trƣớc, công chúng văn học đã đƣợc
chứng kiến sự xuất hiện của một loạt cây bút trẻ mà chỉ ít lâu sau đã trở thành
chủ lực của thi đàn. Đó là Lƣu Quang Vũ, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Phạm
Tiến Duật, Vũ Quần Phƣơng, Phan Thị Thanh Nhàn,… và không lâu sau đó là
sự xuất hiện của Nguyễn Duy, Nguyễn Đức Mậu, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hoàng
Nhuận Cầm, Anh Ngọc, Hữu Thỉnh,… Trong đội ngũ sáng tác đông đảo này,

Bằng Việt là một gƣơng mặt riêng, có giọng điệu riêng không bị khuất lấp,
nhầm lẫn trong dàn đồng ca hùng mạnh ấy. Dù viết về những năm tháng chiến
tranh, cuộc sống hoà bình hay thời hiện đại, thơ Bằng Việt đều mang tính trí
tuệ, suy tƣởng mà vẫn sinh động, gần gũi với cuộc sống. Đó chính là sự riêng
biệt mà nhà thơ đã tạo ra bằng chính tài năng của mình.
Bằng Việt sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941, nguyên quán xã Chàng Sơn,
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, nhƣng ông sinh tại phƣờng Phú Cát,
thành phố Huế. Tri thức, kiến văn và tâm hồn thơ trữ tình giàu tƣởng tƣợng
cùng với truyền thống gia đình đã góp phần làm nên tƣ chất và phẩm cách thơ


14

Bằng Việt. Sinh ra vào đúng thời kì lịch sử oai hùng của dân tộc, tuổi thơ tác
giả sống trong những sự kiện vang động của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Giã từ chiếc khăn quàng đỏ thời niên thiếu, Bằng Việt học xong
trung học tại Hà Nội và đƣợc cử đi học Đại học Luật ở Liên Xô. Chính trong
thời gian này, việc tiếp xúc với một nền văn hoá lớn cùng nhiều tên tuổi văn
học lớn của thế giới đã tác động không nhỏ đến phong cách sáng tác và con
đƣờng dịch thuật của Bằng Việt. Sau khi tốt nghiệp khoa Pháp lí, Đại học
Tổng hợp Kiev vào năm 1965, ông trở về Việt Nam công tác tại Viện Luật
học. Đến năm 1970, ông tham gia công tác tại chiến trƣờng Bình Trị Thiên
với tƣ cách là một phóng viên chiến trƣờng, lúc này ông đã chuyển sang công
tác ở Hội Nhà văn Việt Nam. Chính những trải nghiệm ở chiến trƣờng đã
mang đến cho ngòi bút Bằng Việt những vần thơ đầy chân thực về chiến tranh
và những con ngƣời anh hùng. Sau hoà bình, Bằng Việt tiếp tục tham gia
công tác văn hoá văn nghệ và giữ nhiều cƣơng vị quan trọng. Những tiếp xúc
trực tiếp với cuộc sống đời thƣờng đã đem đến cho thơ ông những suy tƣ, trải
nghiệm tạo nên độ sâu lắng nhất định cho thơ.
Bằng Việt làm thơ từ năm 13 tuổi nhƣng bài thơ đầu tiên đƣợc công bố

là bài Qua Trƣờng Sa viết năm 1961. Ông đã thể nghiệm nhiều loại thơ:
không vần, xuống thang rồi bắc thang… những hình thức đã có trong thơ Việt
Nam và thơ thế giới. Tập thơ đầu tay của ông (in chung với Lƣu Quang Vũ)
Hƣơng cây – Bếp lửa xuất bản năm 1968 đã để lại dấu ấn đậm nét trên thi
đàn. Đồng hành với tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, nhìn một cách khái quát
có thể chia thơ Bằng Việt thành hai chặng lớn:
Chặng thứ nhất: Những vần thơ ông viết trƣớc thời kì đổi mới. Ở chặng
đƣờng này, thơ Bằng Việt chủ yếu hƣớng về đất nƣớc và con ngƣời trong
chiến tranh, thể hiện niềm tin tất thắng của cả dân tộc. Những tập thơ tiêu
biểu đã xuất bản nhƣ: Hƣơng cây – Bếp lửa (in chung với Lƣu Quang Vũ –


15

1968); Những gƣơng mặt, những khoảng trời (1973); Đất sau mƣa (1977);
Khoảng cách giữa lời (1984).
Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ là một trong những nhiệm vụ hàng
đầu của nền văn học nói chung và thơ ca nói riêng thời kì kháng chiến chống
Mỹ. Nó là đòi hỏi của dân tộc và thời đại, đồng thời cũng là đòi hỏi của chính
nền thơ ca kháng chiến. Nhiều nhà thơ thuộc nhiều thế hệ đã viết về chiến
tranh bằng cái nhìn riêng, in đậm cá tính sáng tạo. Những vần thơ của những
ngƣời cầm súng, những vần thơ nhƣ còn vƣơng bụi đất chiến trƣờng và khét
lẹt mùi bom đạn luôn đƣợc bạn đọc chờ đợi, đón nhận. Bằng Việt là một
trong những nhà thơ trực tiếp tham gia vào chiến trƣờng và đem đến cho thơ
hiện thực khốc liệt đó cùng những suy tƣ mang chiều sâu triết lí.
Thơ Bằng Việt thời chống Mỹ đƣa ngƣời đọc đi vào thế giới hiện thực
của chiến tranh, đến những nơi gian khổ nhất, nóng bỏng nhất, ác liệt nhất của
Trƣờng Sơn khói lửa. Thơ ông phản ánh đƣợc một phần không khí khẩn
trƣơng, ác liệt mà hào hùng của những năm tháng “xẻ dọc Trƣờng Sơn đi cứu
nƣớc”. Tiếng thơ Bằng Việt lay động lòng ngƣời bởi cái nhìn chân thực về

cuộc chiến của một ngƣời trong cuộc. Nhà thơ đã chứng kiến và tái hiện: Một
đêm thức dậy năm lần/ Toạ độ xa, toạ độ gần – bom rơi/ Cầm canh pháo kích
liên hồi/ Dƣới trăng suông, thấy cây đồi sém đen… Những cảnh tƣợng “đại
bác địch nổ trên đầu toé lửa”, “hoả châu nhấp nhoáng”, “xe xích khuya
nghiến lạo xạo trên đƣờng”,… đã không còn xa lạ trong thơ. Một Trƣờng Sơn
với không biết bao nhiêu vết thƣơng do bom đạn gây ra. Những con ngƣời dù
gian khổ đến đâu vẫn quyết tâm chiến đấu:
Tôi đi dọc rừng già, đất nƣớc đau thƣơng
Những em bé gầy đen băng rừng tìm bộ đội
Những cụ già quắt khô nhìn không còn biết tuổi
Lẳng lặng đào hầm, canh thú, tra nƣơng
(Bản cũ giữa rừng Lào)


16

Chiến tranh khắc nghiệt với tất cả mọi ngƣời, nhƣng có lẽ những đứa
trẻ là đối tƣợng chịu nhiều thiệt thòi, gian khổ nhất. Tuổi thơ vô tƣ đã sớm
làm quen với những kinh hoàng của chiến tranh, chết chóc:
Cùng tiếng “mẹ”, tiếng “cha”, là bập bẹ “máy bay”
Bài hát đầu tiên là “Mẹ đào hầm”
Đồ chơi đầu tiên là cây súng nhựa
Khi ôm con búp bê - mảnh khăn trùm quanh cổ
Cũng cắt ra từ vải nhuộm phòng không
(Từ chiến trƣờng lại viết cho con)
Nhƣng cũng chính trong những trang thơ này, ông luôn luôn giữ niềm
tin bất diệt vào ngày toàn thắng, vào tƣơng lai tƣơi sáng của dân tộc:
Cửa ngõ chiến trƣờng thắm một sắc màu riêng
Đƣa tôi bƣớc vào niềm thông cảm lớn:
Những đôi mắt nhìn tôi không vết gợn

Những bàn tay trong sạch nắm tay tôi
…Tôi hiểu ra
Cửa ngõ chiến trƣờng
Cửa ngõ của lòng tin!
(Trƣớc cửa ngõ chiến trƣờng)
Tôi đi thẳng vào lòng đất mở
Đất khai sinh cạnh đất đã chôn vùi
(Ghi từ một vùng đất lửa)
Sự cộng hƣởng của không khí chiến trận hào hùng cùng với một trái
tim tha thiết yêu thƣơng đã thăng hoa thành thơ ca nghệ thuật. Những năm
tháng oanh liệt ở Trƣờng Sơn đã đem đến cho nhà thơ nguồn cảm hứng mãnh
liệt để ông viết nên nhiều bài thơ hay, độc đáo. Sự hình thành phong cách, tƣ
duy thơ Bằng Việt đƣợc thể hiện ngay trong những vần thơ chống Mỹ. Dù


17

viết về chiến tranh, đạn bom và cuộc sống gian lao đến tận cùng, thơ ông vẫn
luôn giàu suy tƣ và triết lí.
Chặng thứ hai: thơ Bằng Việt sau thời kì đổi mới. Ở chặng này, nhà thơ
hƣớng ngòi bút vào cuộc sống hiện thực mau lẹ, những biến đổi của xã hội
với sự chuyển mình mạnh mẽ. Chất triết lí, suy tƣ đƣợc ông đƣa vào thơ một
cách đậm nét. Những tập thơ đã xuất bản của ông trong giai đoạn này nhƣ
gồm: Phía nửa mặt trăng chìm (1995), Ném câu thơ vào gió (2001), Thơ trữ
tình (2002), Nheo mắt nhìn thế giới (2008), Oẳn tù tì (2016).
Những vần thơ của Bằng Việt giai đoạn này mang đậm tính chất triết lí
về cuộc sống. Những thay đổi nhanh chóng của cuộc sống hiện đại đƣợc ông
tái hiện trong thơ bằng cái nhìn nhuốm nỗi buồn và đôi khi chua xót:
Lịch sử đã sang trang cuộc sống khá lên nhiều
Những vất vả chiến tranh, hầu nhƣ dần xoá hết

Mọi giá trị thuở xƣa quen đo bằng sống – chết
Thì hôm nay gắn chặt với giàu – nghèo
(Thơ vui đùa bạn)
hay:
Cơm ai, ngƣời nấy ăn
Việc ai, ngƣời nấy làm
Bạn ai, ngƣời nấy tiếp
(Vợ thời @)
Những vần thơ vẫn đậm chất hiện thực nhƣng không còn là một hiện
thực hào hùng của cả dân tộc mà là một hiện thực của thời đại kinh tế thị
trƣờng. Con ngƣời dần trở thành những cỗ máy vô cảm, mọi giá trị của xã hội
đều bị quy chụp bằng vật chất “gắn chặt với giàu nghèo”. Một ngƣời đã trải
qua sống chết ở chiến trƣờng để có đƣợc hoà bình, nay lại chứng kiến những
biến đổi quá nhanh chóng của thời đại đã đẩy vào thơ Bằng Việt những chiêm
nghiệm đôi lúc cả xót xa.


18

Ngoài ra Bằng Việt còn dịch thơ của các nhà thơ Yannis Ritsos (Hy
Lạp), Pablo Neruda (Chile); các nhà thơ Nga cổ điển và hiện đại: A. Puskin, M.
Lermontov, S. Esenin, E. Evtushenko, O. Berggoltz, M. Aliger…; các nhà thơ
Pháp: G. Apollinaire, P. Eluard và tham gia biên soạn một số từ điển văn học.
Với sự lao động miệt mài trong suốt hành trình sáng tác, ông đã đƣợc
nhận nhiều giải thƣởng có giá trị và để lại dấu ấn trong lòng độc giả. Nhiều
bài đã trở nên quen thuộc với các thế hệ ngƣời yêu thơ trong hơn bốn thập kỉ
qua. Những vần thơ mang dấu ấn tâm hồn, nét sang trọng và tinh tế của ngƣời
sáng tạo.
1.2.2. Bằng Việt và những nhà thơ cùng thời
Cũng nhƣ nhiều nhà thơ khác xuất hiện cùng thời, Bằng Việt có hàng

chục bài thơ về chiến tranh và lòng yêu nƣớc, về những biến động của thời
cuộc. Phần ấn tƣợng của thơ Bằng Việt chính là khi nhà thơ đi sâu vào những
suy nghĩ về kiếp ngƣời, về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Thế giới thơ ông là
thế giới của nỗi lòng, của mộng tƣởng, của hoài tiếc xen với nỗi ngậm ngùi.
Đó là điều làm nên phẩm chất thi nhân và tài năng của tác giả. Ông có những
hình tƣợng thơ độc đáo, những câu thơ sang trọng nhƣ chắt ra từ chính nỗi
lòng tinh khiết:
Giọt nƣớc soi trên tay không cùng màu sóng bể
Một bầu trời vĩnh viễn ƣớp hƣơng hoa
(Nghĩ lại về Pauxtopxky)
Nét nổi bật tạo nên phong cách thơ Bằng Việt là ở giọng thủ thỉ, tâm
tình. Ngôn từ điềm đạm, cấu tứ mạch lạc, những câu thơ giàu tính nhạc và hệ
thống hình ảnh đƣợc sử dụng trong thơ đặc sắc. Ông là một trong số ít nhà thơ
cùng thế hệ sớm biết tạo dựng cho mình hệ thống hình ảnh riêng, đầy mộng
mơ, quyến rũ, gợi những cảm xúc tinh khiết:


19

Chút xôn xao trong hàng cây nắng nhỏ
Giọt nƣớc tròn rung rinh trong lá sen
Cả gợn sóng mơ hồ trong ánh mắt riêng em
(Thơ tình ngày biển động)
Cùng với thời gian, những xao xuyến ban sơ buổi đầu dần qua, thơ
Bằng Việt ngày càng thêm nặng ƣu tƣ, mang xu hƣớng ngẫm ngợi về sự đổi
thay, còn mất trong cuộc đời, trong tình yêu, tình bạn. Đôi khi thơ ông nhƣ
một khúc nhạc trầm gợi ngẫm về suy nghĩ, hạnh phúc lứa đôi. Có lúc là sự
thức ngộ về những bí ẩn của hạnh phúc. Biết bao nhiêu ngƣời từng sống, từng
mơ ƣớc, tƣởng chừng nhƣ có thể đạt đến cái đích của cuộc đời. Nhƣng không,
hoá ra tất cả chỉ nhƣ một ảo giác, gần đấy mà xa đấy, hiện hữu đấy mà nhƣ

trong ảo vọng:
Hạnh phúc ta cần thực cũng giản đơn thôi
Nhƣ chỉ ở trƣớc ta một tầm tay với
Ngỡ rảo bƣớc là sớm chiều sẽ tới
Suốt một đời sao vẫn giục mình đi
(Nghĩ lại về Pauxtopxky)
Không phải tự nhiên mà nhiều thế hệ thanh niên, sinh viên, bao nhiêu
ngƣời trẻ tuổi đã thuộc lòng những câu thơ này của Bằng Việt. Cách suy tƣ
của nhà thơ đã chạm đến trái tim, đến những băn khoăn, run rẩy của con
ngƣời trên đƣờng đi tìm kiếm hạnh phúc của đời mình.
Có một điều cần nói là trong thơ Bằng Việt luôn có nỗi nhớ tiếc cuộc
đời, niềm khao khát sống trở thành một cảm giác thƣờng trực và lớn dần lên
theo năm tháng. Con ngƣời không thể chống lại những quy luật hà khắc của
thời gian, cho nên thơ ông vẫn vang vọng lời than trách cho kiếp phận và
những nghịch lí đời ngƣời:


20

Nhanh quá thế mà cũng buồn quá thế
Chớp mắt xong, là đã một đời ngƣời
(Tự sự)
Đó là nỗi buồn của tình yêu đời, nỗi buồn làm cho ngƣời ta khao khát
sống hơn, làm cho ngƣời ta có trách nhiệm hơn với chính mình và những
ngƣời xung quanh.
Những năm gần đây, Bằng Việt có dịp suy nghĩ lại nhiều điều. Khi
cuộc sống chuyển sang cơ chế thị trƣờng, khi sự hội nhập toàn cầu đã tạo nên
nhiều biến chuyển, đảo lộn nhiều giá trị, thơ ông cũng có những tìm tòi mới.
Ngoài những bài thơ mà phần lớn là những bài thơ buồn nói lên nghịch lí,
những đổi thay của thời thế, có lúc ông chuyển sang làm những bài thơ gần

với thơ thiền, có xu hƣớng thoát tục để tìm về bản thể và sự thanh tĩnh:
Cỏ hữu hạn, xanh veo vào bất tử
Lòng hoàn nguyên rửa sạch với thinh không
(Vƣờn Nhật Bản)
Nhƣ đã trình bày ở trên, Bằng Việt trƣởng thành trong kháng chiến
chống Mỹ, vì vậy để đánh giá về thơ ông, ta không thể tách rời Bằng Việt với
các nhà thơ cùng thời. Đó là thế hệ những nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống
Mỹ và ở giai đoạn sau là những nhà thơ đƣơng đại.
Thơ chống Mỹ đƣợc hình thành từ nhiều thế hệ nhà thơ: thế hệ nhà thơ
xuất hiện từ trƣớc Cách mạng (Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên,…), thế hệ
nhà thơ trƣởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp (Nguyễn Đình Thi,
Chính Hữu, Hoàng Trung Thông,…) và thế hệ nhà thơ trƣởng thành từ cuộc
kháng chiến chống Mỹ. Mỗi thế hệ nhà thơ nói trên đều có những đóng góp
đáng ghi nhận đối với nền thơ chống Mỹ. Bên cạnh đó, mỗi nhà thơ bằng
phong cách riêng của mình đã đem đến một cách nhìn, cách cảm nhận riêng
về cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc, nói lên đƣợc một phần hiện


×