Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên namkar ở huyện lăk đăklăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VIẾT QUANG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG THUỘC VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NAM KAR Ở HUYỆN LĂK – ĐĂK LĂK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Tây, năm 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN VIẾT QUANG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG THUỘC VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN NAM KAR Ở HUYỆN LĂK – ĐĂK LĂK

Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS -TS: Trần Hữu Viên

Hà Tây, năm 2007


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý báu mà thiên nhiên
đã ban tặng cho con người. Ngoài giá trị kinh tế, rừng còn có tác dụng cung
cấp các loại dược liệu cho y học để phục vụ sức khỏe con người. Đặc biệt rừng
còn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế lũ
lụt, ... Tài nguyên rừng là một loại tài nguyên có khả năng tái tạo nếu như nó
nhận được những tác động hợp lý theo hướng có lợi của con người.
Vùng miền núi và gò đồi chiếm 3/4 diện tích của cả nước, được mệnh
danh là tấm lá chắn bảo vệ cho vùng đồng bằng và ổn định môi trường nói
chung. Đây là khu vực cư ngụ của hầu hết các dân tộc thiểu số và cũng là nơi
chiếm tỷ lệ nghèo đói cao nhất của cả nước. Đăk Lăk là tỉnh nằm trong khu
vực Tây nguyên có địa hình đồi núi phức tạp và chia cắt mạnh. Huyện Lăk là
nơi có vườn quốc gia Chư Yang Sin, Rừng văn hoá lịch sử môi trường Hồ Lăk,
khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar là nơi có hệ động, thực vật đa dạng và phong
phú chính vì vậy cần phải được quan tâm đúng mức.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar được thành lập vào năm 1991 với
tổng diện tích 24.555ha. Diện tích vùng lõi nằm trên địa bàn huyện Lăk tỉnh
Đăk Lăk. Diện tích vùng đệm: có 05 Xã, thuộc huyện Lăk và huyện Krông Na
tỉnh Đăk Lăk. Việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar có ý nghĩa to
lớn trong việc bảo vệ các hệ sinh thái rừng theo đai độ cao, bảo tồn các nguồn
gen động, thực vật quý hiếm. Khu hệ thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú,

có cả các loài thực vật nhiệt đới và ôn đới. Do đó nó còn có chức năng phòng
hộ, điều tiết nguồn nước cho sông Mêkông. Tuy nhiên, trong vấn đề quản lý,
bảo vệ rừng ở các khu rừng đặc dụng còn gặp rất nhiều khó khăn. Bởi khu vực
này còn có nhiều cộng đồng dân cư với các dân tộc khác nhau như: M’nông,
Êđê, Gia rai, Kinh, Thái, Tày. Sinh kế của người dân còn phụ thuộc nhiều vào
rừng. Hậu quả là tài nguyên rừng ngày càng bị cạn kiệt, diện tích rừng tự nhiên
có xu hướng không tăng. Vấn đề là làm thế nào để quản lý tài nguyên rừng
(đặc biệt các vùng nhạy cảm dễ bị phá vỡ, vùng phòng hộ xung yếu) đồng thời
nhằm góp phần vào ổn định đời sống của người dân và phát triển bền vững đất
nước.


2

Hiện nay, Chính phủ có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng, không những thực hiện việc cấp vốn cho việc trồng rừng mà còn
ban hành Quyết định, Nghị định, hay văn bản nhằm hạn chế nạn phá rừng và di
dân tự do. Tuy nhiên, cách tiếp cận trong quá trình thực hiện còn mạng nặng
hình thức từ trên dội xuống, áp đặt (quản lý tập trung), sự tham gia của các bên
trong việc quản lý tài nguyên rừng còn rất hạn chế. Cách nhìn nhận của cộng
đồng địa phương, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và các cơ quan phát triển
trong việc tiếp cận quản lý tài nguyên có sự tham gia vẫn còn sự khác biệt.
Do vậy, để bảo vệ gìn giữ những giá trị tài nguyên rừng và động, thực
vật quý hiếm trong vùng lõi khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar cần phải có
những nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên rừng có sự tham
gia ở vùng đệm, phục hồi nguồn tài nguyên rừng và nâng cao đời sống kinh tế
cho dân trong vùng đệm là điều rất cần thiết.
Để góp phần tìm ra những giải pháp quản lý tài nguyên rừng bền vững ở
vùng đệm của các khu rừng đặc dụng nói chung và ở vùng đệm khu bảo tồn
thiên nhiên Nam Kar nói riêng chúng tôi tiến hành đề tài : “Nghiên cứu đề

xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng thuộc
vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar ở huyện Lăk -Đăk Lăk”.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN HỆ THỐNG VÀ PTCĐ
1.1.1. Phương pháp luận tiếp cận hệ thống và các hình thức tham gia
trong QLTN bền vững
Trong những năm gần đây thực tế về quản lý tài nguyên rừng đặt ra cho
chúng ta những cách nhìn mới. Làm thế nào để quản lý bền vững nguồn tài
nguyên hiện có và phát triển mới nhằm không ngừng nâng cao độ che phủ của
rừng, bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá. Chính vì vậy chúng ta phải có cách
tiếp cận mới.
* Tiếp cận hệ thống
Gần đây, khái niệm về hệ thống được dùng phổ biến trong phát triển
nông lâm nghiệp. Muốn hiểu rõ "tiếp cận hệ thống" thì cần tìm hiểu "hệ thống"
và "tư duy hệ thống". Theo N.Jamieson hệ thống là cái gì đó có ít nhiều bộ
phận liên hệ với nhau hay hệ thống là tập hợp những quan hệ tồn tại dai dẳng
với thời gian, như vậy các thành tố trong hệ thống không tồn tại độc lập mà nó
có mối quan hệ hữu cơ với nhau [32]. Hệ thống là một tổng thể có trật tự của
các yếu tố khác nhau, có quan hệ và tác động qua lại với nhau. Một hệ thống
có thể xác định như một tập hợp các đối tượng hoặc các thuộc tính được liên
kết tạo thành một chỉnh thể và nhờ đó đặc tính mới gọi là "tính
trồi"émergence) của hệ thống [23], [34].
J.L.Lemoinge (1978) cho rằng: "hệ thống là một đối tượng vận động, có
cấu trúc, có diễn biến so với những mục đích trong một môi trường nhất định".
Khái niệm này nhấn mạnh đặc tính cần làm sáng tỏ của hệ thống là: cấu trúc,

quan hệ, động thái và môi trường bao quanh [42].
Theo Đào Thế Tuấn (1988) quan điểm hệ thống là phương pháp nghiên
cứu khoa học, là sự khám phá đặc điểm của hệ thống bằng cách nghiên cứu hệ
thống bản chất và đặc tính của các mối tương tác qua lại giữa các thành tố [33].
Lý thuyết về hệ thống nhấn mạnh đến sự cần thiết của cách nhìn mọi sự
việc và hiện tượng như một thể thống nhất, chứ không phải con số cộng đơn
thuần của các hợp phần rời rạc, có sự tác động lẫn nhau giữa các thành phần
trong quá trình vận động từ đầu vào đến đầu ra và có sự phân cấp thứ bậc. Như


4

vậy có thể thấy mọi hệ thống đều là một phần của hệ thống lớn hơn và đến lượt
mình lại gồm nhiều hệ thống nhỏ hợp thành. Lý thuyết hệ thống ngày càng
được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khoa học để phân tích và giải
thích các mối quan hệ tương hỗ. Trong thời gian gần đây tiếp cận hệ thống đã
được áp dụng và phát triển trong nghiên cứu nông lâm nghiệp và quản lý tài
nguyên thiên nhiên [20], [32], [41].
Theo N. Jameison (1996), nếu chúng ta tách riêng từng bộ phận và nghiên
cứu từng bộ phận một thì dù nghiên cứu tỷ mỹ đến đâu, đấy cũng chưa phải là
tư duy hệ thống. Vấn đề chính là quan hệ mà không phải là bộ phận. Toàn bộ hệ
thống hơn tổng số các bộ phận bởi vì hệ thống có tổ chức. Như vậy các tác giả
đều thống nhất rằng vấn đề chính trong hệ thống là quan hệ của các thành tố.
Ngoài những yếu tố bên trong, các yếu tố bên ngoài hệ của thống không nằm
trong hệ thống nhưng có tác động tương tác với hệ thống gọi là yếu tố môi
trường. Những yếu tố môi trường tác động lên hệ thống là yếu tố "đầu vào", còn
những yếu tố môi trường chịu sự tác động trở lại của hệ thống là yếu tố "đầu ra"
[20], [32], [34].
Trong thực tiễn nghiên cứu hệ thống có hai phương pháp cơ bản: thứ
nhất nghiên cứu hoàn thiện hoặc cải tiến một hệ thống đã có sẵn. Điều đó có

nghĩa là dùng phương pháp phân tích hệ thống nhằm tìm ra điểm "hẹp" hay
chỗ "thắt lại" của hệ thống, đó là chỗ có ảnh hưởng không tốt, hạn chế đến hoạt
động của hệ thống, cần được sửa chữa, khai thông để cho hệ thống hoàn thiện
hơn, có hiệu quả hơn. Thứ hai nghiên cứu xây dựng hệ thống mới. Đây là
phương pháp vĩ mô, đòi hỏi có sự tính toán, cân đối kỹ càng [30], [35].
Đề tài: “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên
rừng dựa vào cộng đồng thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Kar ở huyện Lăk -Đăk Lăk” sẽ thực hiện phương pháp thứ nhất, nghĩa là
dùng phương pháp tiếp cận hệ thống để tìm ra điểm "thắt lại" của hệ thống tức là
tìm những yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến hệ thống quản lý tài nguyên hiện tại, từ
đó tác động tạo "tính chồi" thúc đẩy hệ thống phát triển với các mục tiêu, nguồn
lực "đầu vào", cấu trúc hệ thống và yếu tố "đầu ra".
Trong phát triển xã hội người ta nói nhiều đến thuật ngữ “Định chế”
(institution) bao hàm một khái niệm rộng rãi. Một mặt nó diễn đạt các hệ thống


5

giá trị, luật lệ, qui tắc, qui chế, thành văn hay bất thành văn được các thành
viên của một nhóm người nào đó tôn trọng và tuân thủ.
1.1.2.Vùng đệm, lý thuyết phát triển và QLR cộng đồng.
Vùng đệm và vấn đề quản lý vùng đệm: Những năm gần đây, khái
niệm vùng đệm (Buffer zone) của các Khu bảo tồn thiên nhiên bắt đầu được
chú ý. Trước thực tế các khu bảo tồn thiên nhiên bị xuống cấp do bị tác động
trên nhiều lĩnh vực. Trong quá trình hình thành hệ thống rừng đặc dụng của
Việt Nam, suốt một thời gian dài, hệ thống vùng đệm chưa được quan tâm một
cách đúng mức.
Đến năm 1993 Bộ Lâm nghiệp mới có văn bản số 1586 LN/KL ngày
13/7/1993 qui định về quản lý và sử dụng các vùng đệm của vườn Quốc gia và
khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên cho đến năm 1999 vẫn chưa có quy chế

quản lý vùng đệm, quy định rõ ranh giới, về trách nhiệm quản lý, về mối quan
hệ giữa ban quản lý Khu bảo tồn do vậy hiện trạng hiện có các Khu bảo tồn
thiên nhiên thường không thống nhất, không dựa trên những tiêu chí thống
nhất và thiếu những thể chế quản lý rõ ràng [2].
Khái niệm về vùng đệm: Là khu vực có rừng hay không có rừng, nằm
sát ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên, có diện tích, ranh giới rõ ràng, thuộc
quyền quản lý của chính quyền địa phương, các đơn vị kinh tế đóng trên địa
bàn. Vùng đệm được thành lập nhằm nâng cao đời sống, văn hóa của nhân dân
địa phương và lôi cuốn họ tham gia tích cực vào công tác bảo vệ khu bảo tồn [2].
Ranh giới của vùng đệm: Nên lấy ranh giới hành chính xã của các xã
bao quanh khu bảo tồn. Đối với những xã có diện tích lớn hơn 10.000 ha thì
chỉ có thể chọn những thôn cận kề với với khu bảo tồn [2].
Chức năng của khu vùng đệm: Có vai trò như một chiếc áo giáp bảo
vệ cho vùng lõi (khu bảo tồn thiên nhiên). Muốn làm tốt vấn đề này chỉ có con
đường hợp tác chặt chẽ với cộng đồng dân cư ở vùng đệm, có những chính
sách phù hợp, lôi kéo họ tham gia các hoạt động bảo tồn, giải quyết những nhu
cầu cấp bách của họ mà không gây nguy hại đến mục tiêu của khu bảo tồn [2].
Khái niệm về phát triển cộng đồng: Khái niệm về phát triển cộng đồng
được bắt đầu vào thập kỷ 50 và đã trải qua nhiều giai đoạn. Năm 1970 Liên
hiệp quốc đánh giá thập niên phát triển, kết quả cho thấy có nhiều tiến bộ rõ rệt


6

như sự thay đổi bộ mặt nông thôn nhưng cũng bộc lộ những hạn chế nhất định
mới chỉ tạo nên những vỏ xác của cơ sở hạ tầng, chưa đáp ứng nhu cầu người
dân. Sự tham gia của người dân theo nghĩa đích thực, nghĩa là vào quá trình ra
quyết định, phát huy sáng kiến còn rất hạn chế. Một bài học đáng ghi nhớ là sự
thất bại tất yếu của cách làm ồ ạt theo phong trào, áp dặt từ trên xuống. Sau đó
phương hướng cơ bản của phát triển cộng đồng nhấn mạnh đến sự tham gia

của quần chúng, cần phải xây dựng các thiết chế xã hội là công cụ, môi trường
cho sự tham gia đồng thời nhấn mạnh đến thay đổi nhận thức, hành vi, sự
chuyển biến về tổ chức và năng lực cho cộng đồng [20].
Cũng theo tác giả nguyên tắc của phát triển cộng đồng là phải khơi dậy
tính nội sinh (endogène) hay nội lực từ bên trong cộng đồng, sự hỗ trợ bên
ngoài là cần thiết nhưng chỉ là chất xúc tác, mọi chương trình hành động phải
do cộng đồng tự quyết [20].
Quản lý rừng cộng đồng: Quản lý rừng dựa vào cộng đồng là một trong
những loại hình quản lý rừng trên cơ sở tham gia và quyết định từ cộng đồng
nhằm phát triển rừng bền vững. Điều quan trọng là hệ thống quản lý phải dựa
trên tình hình cụ thể ở mỗi địa phương. Việc quản lý rừng dựa vào cộng đồng
phải được áp dụng và kết hợp hài hoà với các thành phần liên quan khác (quản
lý của Nhà nước, của tập thể hay của tư nhân) [39].
- Rừng cộng đồng là một kiểu quản lý rừng thích hợp cho những vùng có
điều kiện như:
+ Vùng sâu vùng xa, cuộc sống người dân địa phương phần lớn phụ
thuộc vào rừng.
+ Vùng cao với cơ sở hạ tầng thấp kém. Việc quản lý đất rừng cũng nên
áp dụng một cách linh hoạt và thích hợp để phù hợp với nhu cầu và điều kiện
cụ thể ở từng địa phương.
+ Có kiến thức bản địa và truyền thống tổ chức cộng đồng cao.
+ Có sự quan tâm của cộng đồng trong quản lý nguồn tài nguyên vì lợi
ích chung và có thể được phát hoạ một cách rõ ràng.
Cộng đồng thôn buôn đóng vai trò quan trọng trong sự khôi phục và bảo
vệ rừng. Các tổ chức thôn buôn đã thực sự mang lại lợi ích cho cộng đồng của
mình thông qua thực hiện một cách hiệu quả các luật lệ bảo vệ rừng ở thôn


7


buôn (Nguyễn Hải Nam và những người khác, 2000) [40]. Hơn nữa rừng thực
sự có khả năng phục hồi trong một chu kỳ nương rẫy của dân tộc thiểu số.
Điều này cho thấy kinh nghiệm của đồng bào trong canh tác nương rẫy theo
chu kỳ là rất quý báu, rừng và đất rừng được phục hồi tốt trước khi trở lại chu
kỳ sau, đảm bảo tính ổn định trong hệ sinh thái canh tác nương rẫy, đất đai
được sử dụng khép kín (Bảo Huy, 1998) [12].
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Trong phát triển lâm nghiệp hiện nay, người ta bàn nhiều đến lâm nghiệp
xã hội hay lâm nghiệp cộng đồng. Thuật ngữ đó được dùng cho bất cứ việc
quản lý rừng nào. Trong lâm nghiệp xã hội người ta đặt nặng đến sự tham gia
của các bên trong quản lý tài nguyên.
Theo Diakite (1978) để đánh giá sự tham gia cần chú ý đến 4 khía cạnh:
1) Mức độ thông tin (information) tức mỗi cá nhân nhận biết được. 2) Mức độ
thái độ (attitudes) hay tư duy tức là những gì thuộc về thái độ của mỗi cá nhân,
cách thức mà cá nhân quyết định đối với các hành động chia sẻ trách nhiệm và
quyền lợi. 3) Các nguyện vọng (aspirations), tức những gì mà mỗi cá nhân
mong muốn trong việc cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần của mình và
gia đình mình. Xét ở tầm mức xã hội, nguyện vọng của một tổ chức có thể là
thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ hay sứ mạng của họ. 4) Các hành vi tức là
những gì mà mỗi cá nhân làm. Hành vi bị chi phối bởi thông tin mà các nhóm
liên quan thu được, thái độ và nguyện vọng của họ [8].
Khi đề cập đến các cấp độ tham gia của cộng đồng trong quá trình hình
thành các giải pháp trong quản lý tài nguyên Briggs (1989) phân chia thành 4
cấp theo mức độ tăng dần như sau: Cấp độ hợp đồng, tham vấn, hợp tác và tự
giác. Cấp độ tự giác là một tiến trình phát triển cao nhất trong quá trình tham
gia của tiến trình phát triển [8].
Các hệ thống quản lý rừng địa phương bao gồm có một số dạng: quản lý
theo nương rẫy bỏ hóa, quản lý rừng tại môi trường miền núi, quản lý rừng
trong môi trường bán khô hạn. Quản lý rừng gắn với nguồn nước thôn bản và
quản lý các lùm cây thiêng liêng và các hệ tương tự. Các hệ thống quản lý rừng

gắn với bên ngoài :


8

Ở Inđônexia trong những năm 1920 theo dưới sự cai trị của người Hà
Lan, người ta cố gắng đưa vào Inđônexia những kế hoạch quản lý tài nguyên
rừng công cộng chính quy theo khuôn khổ hệ thống marga. Đó là một pháp
nhân địa phương đã được tạo lập tại một vài nơi ở đảo Sumatra, chịu trách
nhiệm về điều hành sử dụng đất. Việc quản lý của marga gồm: 1) Điều hành sử
dụng đất, như giao việc bảo vệ các khu rừng để sử dụng trong tương lai và sản
xuất gỗ cho các làng cụ thể. 2) Kiểm tra việc phân bổ đất đai nương rẫy.3)
Kiểm tra việc chăn thả đại gia súc.4) Kiểm tra việc khai thác rừng: bất cứ
thành viên nào của marga đều có quyền dành một số cây để trích nhựa, trích
dầu hoặc lấy mật ong bằng cách đánh dấu vào cây và phát quang xung quanh
cây, người ngoài cuộc đều phải xin phép để thu hái những sản phẩm đó và
thường phải trả một lệ phí cho hội đồng marga bằng một phần ba giá trị [10] .
Ở Ấn Độ, những việc làm gần đây được tiến hành ở nhiều bang ở Ấn
Độ, cùng với nhà tài trợ trong và ngoài nước đã xúc tiến các kế hoạch xây
dựng lâm nghiệp xã hội thông qua kế hoạch quản lý tài nguyên công cộng,
mục tiêu của từng cách thiết kế dự án có khác nhau và lẽ tất nhiên là những
ảnh hưởng và lợi ích của chúng cũng vậy. Đặc trưng của những dự án thực
hiện tại vùng đồi núi ấn Độ đã đưa ra các nhận xét: Diện tích rừng của Nhà
nước đưa vào các dự án khá lớn, thường vào khoảng 1 ha cho mỗi hộ gia đình.
Nhà nước đóng vai trò chủ yếu trong việc qui định và bảo vệ các ranh giới diện
tích rừng chống lại việc sử dụng và xâm lấn từ bên ngoài. Phần lớn các qui tắc
để sử dụng rừng đều do các nhóm trong thôn bản đưa ra và chúng rất khác
nhau giữa các thôn bản.Việc thu hoạch lâm sản nói chung được kiểm tra bằng
những qui tắc giản đơn về thời gian, công cụ được phép sử dụng, và số lượng
thành viên hộ gia đình tham gia. Lệ phí nếu có, được thu dựa trên cơ sở hộ gia

đình chứ không theo số lượng thu hoạch. Lệ phí thu được thường dùng để trả
công cho người gác rừng. Phần lớn tại các thôn bản, tất cả các hộ đều có dạng
sử dụng tài nguyên giống nhau và tất cả đều dùng tài nguyên sở hữu công
cộng, tổ chức quản lý địa phương được hình thành theo nhóm sử dụng của dân
làng chứ không dựa trên cấp hành chính thôn bản chính qui [10] .
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC: Ở Việt Nam tư duy hệ thống
và nghiên cứu có sự tham gia mới được quan tâm trong những năm gần đây.


9

Muốn quản lý tốt tài nguyên thiên nhiên thì không chỉ có các cơ quan Nhà
nước vào cuộc mà phải có sự tham gia của nhiều bên. Đồng thời phải có hệ
thống chính sách phát triển lâm nghiệp phù hợp, làm đòn bảy cho sự chuyển
đổi cơ chế quản lý. Đầu tiên phải kể đến một số quyết định sau:
Nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ về giao khoán rừng tự
nhiên cho các tổ chức cá nhân và các tổ chức. Nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ
của đối tượng nhận khoán. Đồng thời nêu rõ thời gian giao khoán cho các đối
tượng tối đa là 50 năm. Tuy nhiên theo Nghị định này thì việc giao khoán chỉ
dừng lại ở các hộ gia đình và cá nhân, chưa gắn chặt quyền lợi của người dân
vào rừng hơn nữa công tác xác định hiện trạng rừng trước khi giao là một vấn
đề hết sức trở ngại nhưng rất quan trọng.
Nghị định 163/1999/CP ngày 16/11/1999 về việc giao đất, cho thuê đất
là các tổ chức, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Theo
nghị định này nội dung đã phân cấp rõ trách nhiệm của UBND các cấp trong
giao đất và thành quả cuối cùng là cấp sổ đỏ và mở rộng đối tượng nhận khoán
là các tổ chức.
Để tăng cường vai trò của các cấp tham gia vào quản lý tài nguyên rừng
Chính phủ đã ra văn bản quyết định 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về thực hiện phân cấp quản lý và vai trò của các bên trong quản lý tài

nguyên. Tuy nhiên theo quyết định này thì trên cùng một địa phương Sở nông
nghiệp và PTNT và Sở Địa chính đều quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp (
khoản 2,4 điều 4 của QĐ 245). Mặc dù đã có những phân cấp nhưng chưa xác
định rõ ràng, cụ thể về quyền hạn của các cấp.
Quyết định 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về qui chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng tự nhiên là rừng
sản xuất. Quy chế này đã được sửa đổi bổ sung bằng quy chế mới tại quyết
định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành quy chế quản lý rừng.
Theo quyết định 178/2001/QĐ-TT ngày 12 tháng 11 năm 2001 qui định
về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được các tổ chức Nhà nước
khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. Quyết định nêu rõ nội dung được
hưởng lợi khi giao rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.


10

Quyết định số 49/2006/QĐ-UBND, ngày 06/11/2006 của UBND tỉnh Đăk
Lăk về việc ban hành quy định mức hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân cộng đồng
thôn, buôn được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp theo quyết định số:
178/2001/QĐ-TTg, ngày 12/11/2001.
Quyết định 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính
phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ, cộng đồng trong
buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ ở các tỉnh Tây Nguyên.
Nhìn chung các chính sách nêu trên tuy ra đời có muộn, mặc dù có những
điều còn chồng chéo với một số văn bản của Bộ ngành liên quan nhưng đã thực
sự làm cơ sở pháp lý để thực hiện việc quản lý tài nguyên có hiệu quả hơn.
Theo Bảo Huy (1998), để đánh giá hiện trạng quản lý rừng và đất rừng
làm cơ sở đề xuất sử dụng tài nguyên rừng bền vững ở Đăk Lăk. Tác giả đã thu
thập, phân tích biến động tài nguyên rừng, biến động cấu trúc rừng và tính chất

đất rừng sản xuất qua quá trình khai thác để đề xuất quản lý, sử dụng tài
nguyên rừng, đất rừng phù hợp với quan điểm phát triển bền vững [12].
Theo Vũ Đăng Bút (1999), khẳng định vùng núi phía Bắc tại xã Lũng
Pù, huyện Mèo Vạc, Hà Giang chỉ có giao đất giao rừng cho người dân khoanh
nuôi bảo vệ, đồng thời lấy ngắn nuôi dài kết hợp với chăn nuôi tạo thu nhập để
hỗ trợ cho phát triển lâm nghiệp thì rừng mới có khả năng giữ nước và giữ
được rừng [1] .
Theo Ngô Đức Hiệp (1999), nghiên cứu về các giải pháp nhằm quản lý
rừng bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long đã đưa ra 5 giải pháp trong quản lý
như: 1) Qui hoạch rõ ràng và ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp giành
cho sản xuất trên đất phèn ĐBSCL. 2) Lập và tổ chức thực hiện phương án sản
xuất kinh doanh rừng theo luân kỳ ổn định. 3) Thực hiện các biện pháp kỹ
thuật thâm canh rừng sản xuất trên đất phèn. 4) Đào kênh mương đắp bờ bao
và làm trạm bơm nước 5) Xây dựng mô hình quản lý bền vững rừng sản xuất
trên đất phèn. Tác giả còn khẳng định để xây dựng mô hình bền vững cần giao
cho hộ gia đình đất rừng để các hộ kinh doanh kết hợp với sản xuất nông
nghiệp làm tăng thu nhập [11] .
Theo Nguyễn Bá Ngãi (2006), Lâm nghiệp cộng đồng là một sự can
thiệp phát triển với các hình thức từ tư vấn cho nông dân trước khi thực hiện


11

dự án đến sự công nhận quyền kiểm tra và quản lý các nguồn tài nguyên rừng
của địa phương. Nhà nước hình thành các vùng đệm cho các vườn quốc gia và
khu bảo tồn thiên. Tại các vùng đệm cộng đồng địa phương được quyền tham
gia tổ chức và quản lý nguồn tài nguyên của họ [19].
Theo Trần Hữu Viên (2005), Sự tham gia của người dân vào việc quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã, thôn bản đặc biệt là ở những vùng
nông thôn miền núi là hết sức cần thiết. Chỉ có những người dân đã từng bao

đời sống tại địa phương mới hiểu đầy đủ mảnh đất mà họ đang sinh sống, mới
hiểu rõ hơn phải sử dụng mảnh đất của họ như thế nào để mang lại hiệu quả
cao và đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của họ [36].
Nhìn chung các nghiên cứu trước đây đã tách rời việc nghiên cứu cấu
trúc rừng và việc sử dụng bền vững tài nguyên rừng vùng đệm, các khu rừng
đặc dụng. Tuy nhiên việc nghiên cứu về quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng
đồng liên quan giữa người dân sống gần rừng, chính quyền địa phương, các
đơn vị quản lý rừng và các nhà khoa học chưa được thực hiện nhiều trong khu
vực. Do đó, việc nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý và sử dụng
bền vững tài nguyên rừng cho vùng đệm là việc làm thiết thực góp phần nâng
cao đời sống kinh tế ổn định của người dân ở vùng đệm. Đặc biệt là nghiên
cứu cho một vùng đệm cụ thể như ở Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar, huyện
Lăk, tỉnh Đăk Lăk.


12

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu.
Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã đến
quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng ở vùng đệm khu bảo tồn thiên
nhiên Nam Kar.
Đề xuất mô hình quản lý tài nguyên rừng và sử dụng đất bền vững góp
phần cải thiện đời sống người dân .
Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội ở vùng đệm nhằm
giảm áp lực đến rừng vùng đệm và vùng lõi của khu BTTN Nam Kar.
2.2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu.
Vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar gồm 5 xã, nằm ở hai huyện
Lăk và Krông Na. Để tập trung nguồn lực và phục vụ cho nghiên cứu, đồng

thời mang tính đại diện cho vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên, đối với mô
hình quản lý rừng chúng tôi chọn xã Đăk Nuê là xã đại diện để chúng tôi chỉ
tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ tháng 6/2006- 7/2007 với các nội dung:
nghiên cứu quá trình quản lí sử dụng tài nguyên rừng ở vùng đệm và đề xuất
một số giải pháp phát triển kinh tế xã hội các xã vùng đệm ở huyện Lăk.
Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên các giải pháp được đề xuất chỉ dừng
lại ở mức độ định hướng, tổng thể và đề xuất một số mô hình.
2.3. Nội dung nghiên cứu.
2.3.1. Hiện trạng khu vực nghiên cứu.
- Hiện trạng khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar và vùng đệm.
+ Ví trí địa lý, ranh giới, diện tích, ranh giới hành chính.
+ Lược sử hình thành khu bảo tồn và các xã vùng đệm.
+ Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng khí hậu thủy văn, tài nguyên rừng.
- Hiện trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp.
+ Về nông nghiệp
+ Về lâm nghiệp
- Tài nguyên rừng trong vùng đệm.
+ Trạng thái rừng
+ Diện tích, trữ lượng theo trạng thái


13

- Tình hình kinh tế - xã hội của vùng đệm.
+ Về kinh tế :
. Tìm hiểu các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, cây công
nghiệp, các ngành thủ công và dịch vụ.
+ Về xã hội:
. Tìm hiểu dân số, dân tộc, truyền thống canh tác, tổ chức quản lý xã hội.
. Nhu cầu của người dân liên quan đến tài nguyên rừng (thực vật) gỗ làm

nhà, chất đốt.
. Nhu cầu về đất đai để phát triển trồng rừng của cộng đồng.
- Hiện trạng về môi trường :
+ Độ che phủ
+ Tài nguyên đất và những khu vực xói mòn qua biến động thiên tai
+ Nước (nước bề mặt và nước ngầm).
2.3.2. Tình hình quản lý rừng ở vùng đệm.
- Hiện trạng tình hình quản lý rừng và ảnh hưởng của con người đến
quản lý rừng ở vùng đệm.
- Những thuận lợi – khó khăn
- Những thách thức hiện tại và thời gian tới đến quản lý bảo vệ rừng.
2.3.3. Ảnh hưởng của ĐKTN-KTXH đến QLR bền vững vùng đệm.
2.3.4. Ảnh hưởng của một số chính sách của Nhà nước.
2.3.5.Đề xuất các giải pháp QLR bền vững ở vùng đệm.
- Đề xuất mô hình thử nghiệm về quản lý tài nguyên rừng có sự
tham gia và sử dụng đất bền vững.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý tài nguyên rừng có sự tham gia
của người dân hướng tới quản lý rừng bền vững.
Trên cơ sở những hiện trạng và tình hình quản lý rừng ở vùng đệm
chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau :
+ Giải pháp về mặt kinh tế.
+ Giải pháp về xã hội.
+ Giải pháp về khoa học công nghệ.
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu.


14

- Trong đề tài này chúng tôi kế thừa những tài liệu như: Chính sách giao

đất khoán rừng, chính sách thuế lâm nghiệp, luật bảo vệ và phát triển rừng,
chiến lược phát triển lâm nghiệp từ 2001-2010.
- Những tài liệu đã có về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn
của vùng đệm, hiện trạng và lịch sử hình thành khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Kar và các xã vùng đệm.
- Hiện trạng quản lý sử dụng tài nguyên rừng được thu thập tại các uỷ
ban nhân dân xã, hạt kiểm lâm huyện, Phòng thống kê, phòng Tài nguyên –
Môi trường, phòng kinh tế huyện và Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar.
- Kế thừa việc phân chia trạng thái và trữ lượng theo các trạng thái rừng
hiện có.
2.4.2. Phương pháp PRA và RRA.
Để điều tra đánh giá kinh tế hộ gia đình và quy hoạch sử dụng đất chúng
tôi tiến hánh áp dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của
người dân và đánh giá nhanh nông thôn: (PRA, RRA) như phỏng phấn 30 hộ,
thảo luận 3 nhóm, đối tượng là đồng bào dân tộc buôn PaipiJơl và sử dụng các
công cụ: Đi lát cắt, lược sử thôn buôn, lịch thời vụ, phỏng phấn, thảo luận
nhóm...
phương pháp họp dân bình xét cho điểm và xếp loại
- Lao động: Thang điểm cao nhất 10 điểm ứng với hộ có 4 lao động trở
lên, 7 điểm ứng với hộ có 3 lao động và 4 điểm ứng với hộ có dưới 3 lao động.
- Diện tích: Điểm cao nhất 10 điểm ứng với hộ có diện tích canh tác lớn
hơn 1,5 ha, điểm 7 ứng với hộ có diện tích từ 1 đến 1,5 ha và cuối cùng là điểm
4 ứng với hộ có diện tích canh tác dưới 1 ha.
- Vốn đầu tư: Cao nhất 10 điểm ứng với hộ có vốn đầu tư hơn 15 triệu
đồng, điểm 7 ứng với hộ có số vốn đầu tư từ 10-15 triệu đồng điểm 4 ứng với
hộ có số vốn đầu tư dưới 10 triệu đồng.
- Thu nhập: Điểm cao nhất 10 điểm ứng với hộ có thu nhập hơn 20 triệu
đồng. Điểm 7 cho những hộ có thu nhập từ 15-20 triệu đồng. Điểm 4 cho
những hộ có thu nhập dưới 12 triệu.



15

- Kiến thức: Được đánh giá thông qua kinh nghiệm sản xuất của người
dân. Điểm 10 cho hộ có kinh nghiệm khá. Điểm 7 cho hộ có kinh nghiệm trung
bình. Điểm 4 cho hộ có kinh nghiệm kém.
Xếp loại : Sau khi tính tổng các điểm ở các tiêu chí trên cho từng hộ gia
đình, chúng tôi tiến hành xếp loại các hộ theo 3 mức : Khá, trung bình, nghèo.
Mức khá có tổng điểm từ 40 điểm trở lên. Mức trung bình có tổng điểm từ 25
điểm trở lên 35. Mức nghèo có tổng điểm từ nhỏ hơn 20.
2.4.3. Phương pháp cân đo.
Để tính toán lượng gỗ, củi từ nhu cầu của con người, chúng tôi
dùng phương pháp cùng với người dân thảo luận lập kế hoạch các nhu
cầu sử dụng gỗ củi cho mỗi nhà của một số hộ dân, sau đó xác định khối
lượng sử dụng trong một năm.
2.4.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế.
Để đánh giá tác động của các hình thức quản lý sử dụng đất đến phát
triển kinh tế xã hội. Đề tài dựa vào hệ thống các tiêu chí
- Cơ cấu đất đai.
- Cơ cấu lao động.
- Cơ cấu đầu tư.
- Cơ cấu thu nhập.
- Kinh nghiệm sản xuất.
Để lựa chọn cây trồng thích hợp cho khu vực, từ điểm đánh giá cho
một số cây trồng vật nuôi của người dân theo phương pháp Matrix kết
hợp với thực tiễn trong sản xuất từ đó rút ra những nhận định chung nhất
cho một số cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tiễn sản xuất tại khu vực
nghiên cứu.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế cho mỗi mô hình canh tác, chúng tôi
sử dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu

NPV, BCR, BPV, CPV, IRR.
Đề tài chọn hai phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế đó là
Phương pháp tĩnh và phương pháp động.
+ Phương pháp tĩnh:


16

Coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu
tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động của giá trị
đồng tiền.
Tổng lợi nhuận P=TN-CP
(2.1).
+ Phương pháp động:
Xem xét chi phí và thu nhập trong mối quan hệ động với mục tiêu
đầu tư, thời gian, giá trị đồng tiền .
Các chỉ tiêu:
 Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị
thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình
khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.
Bt - Ct
n
NPV = 

(2-2)

t=0

(1+i)t
Trong đó : NPV là giá trị hiện tại thu thập ròng (đồng).

Bt là giá trị thu nhập ở năm t (đồng).
Ct là giá trị chi phí ở năm t (đồng).
i là tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất ( i = 7%/năm).
t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay
các phương thức canh tác. NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.
 Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả khả năng
thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.
IRR chính là tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là khi
n Bt - Ct

t=0

= 0 thì i = IRR

(2-3)

(1+i)t

 Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR:
BCR là hệ số sinh lãi thực tế phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết
mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.


17

Bt

n



t=1

(1+i)t

BPV

BCR =

=
Ct

n

(2-4)
CPV


t=1

(1+i)t
Trong đó: BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/ đồng).
BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng).
CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng).
Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào đó BCR > 1 thì có
hiệu quả kinh tế.
BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR < 1 thì
kinh doanh không có hiệu quả.
 Hiệu quả tổng hợp các PTCT tính theo công thức:
ECt = {(


f1
f ( Max)

hoac

f (min)
f1

)  ..... (

fn
f ( m·)

hoac

f (min)
fn

)} : n Trong đó:

ECt : Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. Nếu ECt = 1 thì PTCT có hiệu quả cao nhất

F: Là các chỉ tiêu tham gia vào tính toán.
N: Là số lượng các chỉ tiêu.
2.4.5.Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường.
Những thông tin thu được qua điều tra, phỏng vấn về lĩnh vực xã hội và
môi trường được tổng hợp đánh giá chỉ dừng lại ở mức độ định tính, mô phỏng
chứ chưa đi sâu nghiên cứu phân tích đánh giá về định lượng. Đây cũng là
điểm giới hạn của đề tài.

2.4.6.Phương pháp dự báo dân số, hộ gia đình trong tương lai.
Để dự bao dân số và hộ gia đình trong tương lai chúng tôi áp dụng các
công thức sau:
Dự báo dân số
PV
)n

Nt = No( 1 +
100

(2-5)


18

Trong đó:Nt là dân số trong tương lai.
No dân số hiện tại.
P là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.
V là tỷ lệ tăng dân số cơ học.
n số năm cần dự tính.
Dự báo số hộ gia đình:
Nt
H t=
*Ho
(2-6)
No
Trong đó :
Ht Là số hộ trong tương lai.
Ho Là số hộ hiện tại.
Nt là dân số trong tương lai.

No dân số hiện tại.


19

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm ĐKTN và KTXH của khu BTTN Nam Kar.
3.1.1. Tình hình chung của khu BTTN Nam Kar.
- Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar được thành lập theo quyết định số:
182/QĐ/KL ngày 13/5/1991 Của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và
PTNT) với tổng diện tích là 24.555ha, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng
80km về hướng đông nam. Toàn bộ khu vực là hệ thống núi cao với đỉnh Nam
Kar cao 1.261m, bao gồm các hệ thực vật đa dạng và phong phú. Với mục tiêu
là bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái rừng Tây Nguyên với các kiểu rừng thường
xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa họ dầu, rừng sình lầy ngập nước,... Bảo tồn
nguồn gen một số loài động vật và các loài thực vật quý hiếm, đồng thời đây là
khu vực giữ vai trò đầu nguồn quan trọng.
- Trong quá trình xây dựng và phát huy tác dụng quản lý bảo vệ nghiêm
ngặt các giá trị sinh thái hiện có trong khu vực, không thể không kể đến vai trò
vùng đệm của khu bảo tồn, đây được coi là vành đai bảo vệ từ bên ngoài cho
khu bảo tồn thiên nhiên.
- Vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar có diện tích quy hoạch là
7.300ha, bao gồm cả hành lang rừng phía đông và phía bắc khu vực gồm 5 xã:
Quảng Điền, Bình Điền (huyện Krông Ana), Buôn Triết, Buôn Tría và Đăk
Nuê (huyện Lăk), (diện tích trước đây theo luận chứng kinh tế kỹ thuật đã
được phê duyệt là 8.400ha. Sau đó được UBND tỉnh Đăk Lăk thu hồi giao cho
địa phương quản lý là 1.100ha theo quyết định số:2497/QĐ-UBND ngày 06
/10/2000). Đây là những vùng sâu vùng xa của tỉnh Đăk Lăk , dân số tương đối
đông, điều kiện kinh tế của các xã còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng và vật

chất còn nghèo nàn, lạc hậu, đời sống của người dân còn phụ thuộc rất nhiều
vào tài nguyên rừng, tình trạng săn bắt động vật rừng và khai thác lâm sản vẫn
thường xuyên xảy ra. Những hoạt động này đã và đang áp lực không nhỏ đối
với công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của khu BTNT Nam Kar.
- Với diện tích lớn, nằm trên địa bàn phức tạp, đông dân cư, dễ tiếp cận
từ nhiều phía, lực lượng ban quản lý của khu bảo tồn sẽ vất vả khó khăn trong
nhiệm vụ bảo vệ khu bảo tồn nếu không có sự tham gia của cộng người dân địa


20

phương. Qua nhiều năm hoạt động, ban quản lý khu bảo tồn đã tích cực phối
hợp với chính quyền các xã và nhân dân trong vùng đệm đã làm tốt công tác
tuyên truyền vận động nhân dân trong công tác bảo tồn thiên nhiên, phát triển
kinh tế xã hội.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên.
3.1.2.1. Vị trí địa lý và ranh giới.
Vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar bao gồm hành lang rừng
phía đông và phía bắc khu vực, thuộc phạm vi hành chính của 02 huyện:
Krông Ana và Lăk, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 80km về hướng
đông nam.
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 12015’ đến 12027’ vĩ độ bắc.
+ Từ 108000’ đến 108008’ kinh độ đông.
- Huyện Krông Ana gồm 02 xã: Bình Điền và Bình Hòa.
- Huyện Lăk gồm 03 xã: Buôn Triết, Buôn Tría và Đăk Nuê.
3.1.2.2. Địa hình: Toàn bộ vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar
phần lớp diện tích thuộc kiểu địa hình núi thấp (độ cao <900m), tập trung chủ
yếu ở phía nam khu vực, địa hình chia cắt bởi nhiều khe suối dày đặc trong
vùng tạo nên nhiều thung lũng nhỏ, hẹp. Tuy nhiên cũng có một số ít thung

lũng bằng phẳng dọc theo các triền suối lớn, độ cao dao động từ 400m - 700m,
độ dốc từ 50 - 300, địa hình thấp dần về phía bắc khu vực, có những nơi thấp
trũng ngập nước quanh năm, đó là diện tích nhân dân trong vùng đang canh tác
lúa nước hàng năm, tập trung chủ yếu ở các xã: Buôn Triết, Buôn Tría, Bình
Hòa và Quảng Điền.
Nhìn chung địa hình trong vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar
có những kiểu chính sau:
- Kiểu địa hình núi thấp: Có độ cao <900m chiếm 80,54% diện tích tự
nhiên phân bố chủ yếu ở phía nam khu vực gồm xã Đăk Nuê, một phần xã
Buôn Triết và Buôn Tría (huyện Lăk). Kiểu này được hình thành trên nền đá
trầm tích và mác ma có kết cấu hạt thô. Khả năng xâm thực mạnh, độ dốc biến
động từ 50 - 300, thảm thực vật rừng ít nhiều đã bị tác động.


21

- Kiểu địa hình bán bình nguyên và vùng trũng ngập nước theo mùa:
Chiếm diện tích 19,46% diện tích tự nhiên, độ cao dưới 200m và độ dốc <50,
phần lớn diện tích này phân bố ở các xã: Quảng Điền, Bình Điện (huyện Krông
Ana), Buôn Triết, Buôn Tría (huyện Lăk). Dạng địa hình này hiện đang là
vùng canh tác nông nghiệp cây ngắn ngày của nhân dân trong vùng.
3.1.2.3. Khí hậu - thủy văn.
Khí hậu: Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar thuộc khí hậu Tây Nguyên
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nhưng do ảnh hưởng bởi núi cao nên khí hậu
trong năm có 02 mùa nắng mưa rõ rệt. Mùa mưa ẩm bắt đầu từ tháng 5 đến đầu
tháng 11, mùa nắng khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình tháng 230C, nhiệt độ vào tháng
nóng nhất vào tháng 4 là 33,70C và tháng lạnh nhất là tháng 1 dưới 150C.
- Lượng bốc hơi: Trong khu vực có tổng bức xạ thực tế và bức xạ hấp
thụ tương đối lớn, chênh lệch giữa các tháng nhỏ, cực đại vào tháng 3, tháng 4,

cực tiểu vào tháng 9, cán cân bức xạ có giá trị lớn nhất vào mùa khô và có thể
nói toàn bộ nhiệt độ do mặt trời cung cấp trong thời gian này được dùng để đốt
nóng mặt đất và lớp không khí bên trên và đây cũng là thời kỳ bốc hơi mạnh
nhất trong năm, gây nên hiện tượng khô nóng khắc nghiệt, lượng bốc hơi phổ
biến từ 1.000 -1.300mm/năm.
Lượng mưa: Đây là khu vực có lượng mưa tương đối lớn, tổng lượng
mưa trung bình năm giao động từ 1.800 - 2.000mm. Trong đó, lượng mưa tập
trung vào mùa mưa là chủ yếu. Mưa liên tục từ tháng 7,8,9 trong năm chiếm
45 - 60% lượng mưa/năm. Số ngày mưa trung bình trong năm từ 180 ngày trở
lên, độ ẩm tương đối trung bình năm là 83%.
Thủy văn:
- Vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar có hệ thống nước mặt khá
phong phú với mạng lưới sông suối dày đặc ở cả phía nam và phía bắc khu
vực. Phần lớn các sông suối trong vùng đệm có dòng chảy quanh năm, đây là
yếu tố quan trọng giúp cho các hồ chứa nước trong khu vực luôn ổn định phục
vụ tốt công tác tưới tiêu cho hàng trăm ha ruộng nước và cây công nghiệp của
nhân dân trong vùng.


22

- Phía bắc và đông có suối Ea Lông Ding, Ea Vi, Ea Mok là những suối
lớn, cùng nhiều suối nhỏ dày đặc tạo nên mạng lưới sông suối phong phú, tất
cả đều chảy về hai sông lớn là: Sông Krông Na và Sông Krông Nô và là ranh
giới của vùng đệm với các khu vực lân cận.
- Phía nam và tây có suối Ea Kreôte, Ea Poi, Dak Rơh Yô cùng hệ thống
khe, suối nhỏ dày đặc tạo nên mạng lưới sông suối phong phú, tất cả đều chảy
về lưu vực sông Krông Nô, là ranh giới của khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar
và tỉnh Đăk Nông.
3.1.2.4. Đất đai - Thổ nhưỡng.

Theo số liệu ở dự án vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar tỉnh
Đăk Lăk, trong vùng có các nhóm đất, loại đất sau:
Nhóm đất Glây (GL): bao gồm các loại đất sau:
- Đất Glây giàu mùn (GL.h.u.c/I.1):
+ Diện tích: 1.030,0 ha chiếm 14,1% tổng diện tích tự nhiên.
+ Phân bố: Chủ yếu ở các địa hình bán bình nguyên và vùng trũng ngập
nước theo mùa, ở những khu vực độ dốc cấp I <30, tập trung chủ yếu ở các xã:
Quảng Điền, Bình Hòa (huyện Krông Ana), Buôn Triết (huyện Lăk) độ dày
tầng đất >100cm, giàu mùn đất tốt.
+ Hướng sử dụng: Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhất là phát triển
cây lúa nước và các loại hoa màu.
- Đất Glây đọng xác thực vật chua (GL.u.c/I.1):
+ Diện tích: 313,5ha chiếm 4,3% diện tích tự nhiên.
+ Phân bố: Chủ yếu là các vùng đầm lầy, ngập nước quanh năm, độ dốc
cấp I < 30, tập trung rãi rác ở các xã Buôn Triết, Buôn Tría (huyện Lăk), tầng
đất dày >100 cm.
+ Đặc điểm: Đất ngập nước quanh năm, sình lầy, độ chua lớn.
+ Hướng sử dụng: Cải tạo đất bằng các biện pháp tiên tiến hợp lý.
Nhóm đất mới biến đổi (CM):
- Đất mới biến đổi Glây (CM.g.hu/I.1):
+ Diện tích: 77,5 ha chiếm 1,06% diện tích tự nhiên.
+ Phân bố: Xã Buôn Triết (huyện Lăk) ở điều kiện địa hình thấp cấp I
<30, tầng đất >100cm.


23

+ Hướng sử dụng: Cải tạo đất bằng các biện pháp hợp lý, thích hợp cho
việc canh tác các loại cây công nghiệp dài ngày, các loại hoa màu.
Nhóm đất xám (X): Bao gồm các loại đất sau:

- Đất xám tầng rất mỏng (X.Vtm/V.5õ, X.tm/VI.4õ):
+ Diện tích: 2.687,0ha chiếm 36,8% diện tích tự nhiên.
+ Phân bố: Hầu hết các xã Buôn Triết, Buôn Tría và Đăk Nuê (huyện
Lăk), địa hình đồi núi cao, độ dốc từ 20 - 25% và >250. Độ dày tầng đất mỏng
từ 30 - 50cm và <30cm. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến pha cát, kết cấu kém
bền vững, đất nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước kém.
+ Hướng sử dụng: Trồng rừng bằng các loại cây mọc nhanh, những nơi
còn rừng khoanh nuôi bảo vệ và áp dụng các giải pháp xúc tiến tái sinh tự
nhiên.
- Đất xám (Xh): gồm các loại: X.h/IV.lô,X.h/IV.2õ,X.h/I.1õ, X.h/IV.2õ
và X.h/I.1õ:
+ Diện tích: 2.562,0ha chiếm 35,11% diện tích tự nhiên.
+ Phân bố: ở các xã: Buôn Triết và Đăk Nuê (huyện Lăk) trên địa hình
đồi núi cao, độ dốc từ 15 - 200 và > 250, độ dày tầng đất từ 70 - 100 cm và >
100cm.
+ Hướng sử dụng: Đối với các loại đất này tập trung công tác trồng rừng,
khoanh nuôi quản lý bảo vệ rừng, nông lâm kết hợp. Một số diện tích độ dốc
thấp, độ dày tầng đất lớn có thể tiến hành canh tác cây công nghiệp và cây
lương thực.
- Đất xám sỏi sạn nâu (X.SK2.h/III.2õ):
+ Diện tích: 92,5ha chiếm 1,27% diện tích tự nhiên.
+ Phân bố: Xã Buôn Tría (huyện Lăk) độ dốc từ 70 - 100 cm. Thành
phần cơ giới nhẹ, kết cấu rời rạc, tỷ lệ đá lẫn cao, dễ bị rửa trôi. Đất chua,
nghèo mùn có kết von đá ong.
+ Hướng sử dụng: Trồng rừng bảo vệ và cải tạo đất bằng các loài cây
mọc nhanh như keo và một số cây bản địa khác.
- Đất xám có tầng loang lỗ đỏ vàng (X.F.r/III.2õ):
+ Diện tích: 537,5ha chiếm 7,36% diện tích tự nhiên.



×