Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.36 KB, 11 trang )

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Do hoạt động ngân hàng mang tính đặc thù nên việc phân tích báo cáo tài
chính của NH hơi khác so với doanh nghiệp thông thường. Vì vậy, công tác PT
BCTC đối với các NHTM ngoài những nét chung nhất của phân tích báo cáo tài
chính doanh nghiệp thông thường, còn có những điểm riêng, rất khác biệt cần
được quan tâm nghiên cứu.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Mỗi tác giả đều có cách tiếp cận khác nhau có thể phân tích theo chiều dọc
hoặc phân tích theo chiều ngang. “ Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”
năm 2007 của Ths.NCS Phạm Quốc. PGS. TS Nguyễn Văn Công với” Chuyển
khoản về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra phân tích báo cáo tài chính” năm
2005, Cuốn “Báo cáo tài chính dưới góc nhìn của Warren Buffett” năm 2010 của
Mary Buffett và David Clark. Các tác giả đã đưa ra cách phân tích đối với từng
báo cáo tài chính và phân tích đầy đủ các nội dung kinh tế thông qua hệ thống các
chỉ tiêu phân tích.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn sẽ chỉ rõ những mặt chưa hoàn thiện của các phương pháp, nội dung
phân tích, xây dựng và đề xuất các phương pháp, hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích
báo cáo tài chính NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Bắc Á nói riêng
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu cần đề cập đến trong luận văn có nội dung như sau:
- Đặc điểm của Ngân hàng thương mại ảnh hưởng như thế nào đến phân tích BCTC
- Thực trang phân tích BCTC tại NH TMCP Bắc Á gồm những nội dung gì,
đã đạt được kết quả gì và còn những nội dung nào cần hoàn thiện.
- NH TMCP Bắc Á đã sử dụng phương pháp nào để phân tích báo cáo tài chính?
- Những giải pháp nào để hoàn thiện phân tích BCTC tại BacA Bank.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
- Về không gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu


1.6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thường xuyên sử dụng các phương
pháp phân tích diễn dịch và quy nạp, phương pháp tiếp cận hệ thống, phương
pháp logic, phương pháp thống kê.
1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Trên phương diện lý luận: luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận phân tích báo


cáo tài chính tại các Ngân hàng thương mại cổ phần.
Trên phương diện thực tiễn: Luận văn nghiên cứu, phân tích thực tiễn phân
tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á.
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Những vấn đề lý luận chung về phân tích BCTC trong các NH
thương mại.
Chương 3: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Bắc Á
Chương 4: Các kết luận và giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại
NHTMCP Bắc Á.
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1. Hệ thống báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính
trong các ngân hàng thương mại
2.1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
2.1.2. Hệ thống báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Thuyết minh báo cáo tài chính.
2.1.3. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính
- Phân tích BCTC là công cụ để các nhà quản trị đánh giá chiến lược kinh

doanh của mình và đề ra chiến lược kinh doanh mới
- Phân tích BCTC là công cụ để NHTM soi rọi lại mình, tìm được các mặt
mạnh cần phát huy và những mặt yếu cần củng cố, xây dựng lại NH.
- Phân tích BCTC là một công cụ để kiểm soát sự đúng đắn của hoạt động
kế toán, thống kê của NHTM.
- Phân tích BCTC NHTM là công cụ để đánh giá tính chất lành mạnh hoặc
yếu kém của một NHTM.
2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng
thương mại
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
- Phương pháp loại trừ
- Phương pháp liên hệ cân đối
- Phương pháp hồi quy tương quan


- Phương pháp đồ thị
- Phương pháp phân tích theo mô hình Dupont
2.3. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương
mại
Phân tích báo cáo tài chính gồm 3 giai đoạn sau:
- Lập kế hoạch phân tích
- Giai đoạn tiến hành phân tích
- Giai đoạn kết thúc
2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính trong các ngân hàng thương mại
2.4.1. Phân tích khái quát cơ cấu tài sản, nguồn vốn
Nội dung này bao gồm phân tích tài sản, nguồn vốn, vốn tự có
* Chỉ số cơ bản phục vụ cho phân tích khái quát tình hình tài sản nguồn vốn
- Tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn.
- Tốc độ tăng của tổng tài sản hoặc tổng nguồn vốn.

- Tỷ trọng từng loại tài sản.
- Tỷ trọng từng loại nguồn vốn.
* Phân tích tình hình vốn tự có
Các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích vốn tự có
-Vốn tự có trên tổng tiền gửi
-Vốn tự có trên tổng tài sản.
-Vốn tự có trên tổng tài sản rủi ro.
2.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt
động KD
Bao gồm 2 nội dung: Phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn.
- Phân tích tình hình huy động vốn:
Các chỉ tiêu phân tích tình hình vốn huy động:
-Tổng nguồn vốn huy động.
-Tốc độ tăng của nguồn vốn huy động.
-Tỷ trọng nguồn vốn huy động so với tổng nguồn vốn.
-Tỷ trọng nguồn vốn loại i.
-Chi phí trả lãi bình quân cho nguồn vốn huy động.
-Phân tích tình hình sử dụng vốn
+ Phân tích tình hình dự trữ.
Khoản dự trữ của NH bao gồm 2 phần: Dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo
khả năng thanh toán.
+ Phân tích tình hình tín dụng:
Gồm có : Nhóm chỉ tiêu phân tích quy mô, cơ cấu tín dụng và Nhóm chỉ tiêu


phân tích chất lượng tín dụng:
2.4.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của NHTM
Nội dung chủ yếu của việc đánh giá khả năng thanh toán của ngân hàng
thường thông qua việc xem xét kết hợp các chỉ tiêu sau:
- Hệ số tài sản lỏng:

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
- Tỷ lệ khả năng chi trả
- Tỷ lệ dư nợ cho vay so với số dư tiền gửi - LTD
- Tỷ lệ vốn ngắn hạn/Dư nợ vay trung dài hạn (TDH): phản ánh sự mất
cân đối về kỳ hạn.
2.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
* Phân tích tình hình thu nhập, chi phí
Phân tích thu thập, chi phí, khả năng sinh lời của NHTM bao gồm các nội
dung sau:
- Phân tích quy mô, tăng trưởng lợi nhuận, thu nhập, chi phí trong kỳ, tỷ
trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, dịch vụ, kinh doanh và đầu tư chứng
khoán, kinh doanh ngoại hối trong tổng lợi nhuận, tỷ trọng chi phí hoạt động
trong tổng lợi nhuận.
Trong đó, 2 chỉ tiêu đáng quan tâm là:
- Thu nhập ròng từ lãi/Tổng thu nhập:.
- Chi phí ngoài trả lãi/Tổng thu nhập:
* Phân tích khả năng sinh lời
+ Khả năng sinh lời của tài sản - ROA
+ Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE
+ Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên - NIM
+ Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ròng cận biên -NNIM
+ Tỷ lệ thu nhập từ lãi/Thu nhập ngoài lãi
2.4.5. Phân tích rủi ro tài chính
Bao gồm:
- Rủi ro thanh khoản
- Rủi ro lãi suất
- Rủi ro tỷ giá
- Rủi ro thị trường
2.4.6. Dự báo các chỉ tiêu tài chính
2.5 Kinh nghiệm phân tích báo cáo tài chính trong NHTM của một số

nước trên thế giới và bài học tại Việt Nam
2.5.1 Kinh nghiệm phân tích báo chí tài chính NHTM của các nước trên


thế giới
Ngoài các chỉ tiêu phân tích đã trình bày ở mục trên, trên thế giới hiện nay
có một số chỉ tiêu phân tích tương đối như sau
- Phân tích ngành nghề kinh doanh
- Các chỉ tiêu tài chính căn bản mà NHTM trên thế giới áp dụng như
- Chỉ tiêu hoạt động ROE : đánh giá hiệu quả một đồng vốn chủ sở hữu sẽ
được bao nhiêu đồng lợ nhuận sau thuế, lợi nhuận của cổ đông (bao gồm cổ tức và
chênh lệch giá)
- Chỉ tiêu thể hiện tiềm lực VTC: Tỷ lệ VTC cấp 1 theo Basel II không thấp
hơn 10%
- Chỉ tiêu hiệu quả: Tỷ lệ chi phí hoạt động/ lợi nhuận thuần
- Chỉ tiêu tăng trưởng: tính tốc đột tăng trưởng của chỉ tiêu EPS ( lợi nhuận
trên một cổ phiếu), tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có.
2.5.2 Bài học đối với phân tích báo cáo tài chính các NHTM Việt Nam
Hiện tại các NHTM Việt Nam có thể áp dụng một số chỉ tiêu sau:
- Phân tích theo Busines lines
- Đưa ra các chỉ tiêu tài chính căn bản (KPI) làm cơ sở đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các NHTM
- Phân tích chỉ tiêu ROE, ROA theo mô hình Dupont
- Các chỉ tiêu RAROC và EVA
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á
3.1. Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.2. Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý của NH Thương mại CP Bắc Á

3.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á
- Về tổ chức bộ máy kế toán
Ngân hàng TMCP Bắc Á có bộ máy kế toán tổ chức theo hai cấp: bộ máy kế
toán ở hội sở chính và bộ máy kế toán ở cấp cơ sở (Chi nhánh, sở giao dịch)
- Về vận dụng chế độ kế toán
BacA Bank thưc hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật, ghi chép
đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán và phản náh đầy đủ kịp thời,
trung thực chính xác cá hoạt động kinh tế, tài chính.
3.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng Thương mại
CP Bắc Á
3.2.1. Phương pháp phân tích


Phương pháp phân tích chủ yếu được BacA Bank sử dụng trong công tác
phân tích của ngân hàng mình là phương pháp so sánh, phương pháp phân tổ,
phương pháp tỷ lệ, trong đó phương pháp so sánh là phương pháp được sử
dụng xuyên suốt trong tất cả các nội dung phân tích.
3.2.2. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính
* Về nhân sự
Nhiệm vụ phân tích do phòng Tài chính kế toán Hội sở, bộ phận kế hoạch
phân tích đảm nhiệm.
* Về công tác phân tích:
Phân tích báo cáo tài chính được lập hàng năm, và tổ chức theo 3 giai đoạn như sau:
- Lập kế hoạch phân tích
- Tiến hành phân tích
- Kết thúc phân tích
3.2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính của Ngân hàng TM CP Bắc
Á
3.2.3.1 Phân tích khái quát cơ cấu tài sản – nguồn vốn.
Để có thể tiến hành phân tích các nhà quản trị BacA Bank đã phân loại tài sản,

nguồn vốn thành các khoản mục lớn theo đúng tinh thần quy định của NHNN trên cơ
sở phân tổ là tính chất thị trường và kỳ hạn của đồng vốn và đối tượng sở hữu vốn.
* Về cơ cấu tài sản
Tính đến 31/12/2012 tổng tài sản của BacA Bank là 34,954.15 tỷ đồng, tăng
8,357.06 tỷ đồng, tương đương tăng 31.42 lần so với năm 2011. Trong năm 2012
hầu hết các khoản mục trong cơ cấu tài sản của ngân hàng đều có sự tăng trưởng
và phát triển. Trong đó khoản mục tăng mạnh nhất là ngân quỹ, các khoản mục
khác có xu hướng tăng trưởng khá đều đặn. Các khoản mục sinh lời như tín dụng,
đầu tư, tiền gửi tại các TCTD khác đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản.
* Về cơ cấu nguồn vốn
Sau hơn mười chín năm hoạt động, nguồn vốn của BacA Bank luôn có sự tăng
trưởng một cách đều đặn. Theo báo cáo phân tích, tổng nguồn vốn của BacA Bank năm
2012 đạt 34,954.15 tỷ đồng tăng 8357.06 tỷ so với năm 2011 với tốc độ tăng là
31.42%.
3.2.3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của BacA Bank
BacA Bank phân tích 2 khoản mục: Vốn tự có và Nợ phải trả
* Phân tích vốn tự có
Vốn tự có của BacA Bank qua các năm 2011, 2012 vẫn có sự ổn định. Song
theo chuẩn mực kế toán quốc tế, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể của các
quỹ, nhưng tổng mức vốn của BacA Bank vẫn còn ở mức thấp so với tốc độ tăng


trưởng của ngân hàng trong nhiều năm liên tục.
* Phân tích tình hình huy động vốn của BacA Bank
Nhìn chung trong cơ cấu nguồn vốn huy động của BacA Bank, đến năm
2012 vốn huy động từ dân cư chiếm một tỷ trọng gần như tuyệt đối, năm 2011
chiếm 51.18% và tăng lên 99.98% trong năm 2012.
* Quy mô vốn huy động so với vốn tự có
Quy mô vốn huy động so với vốn tự có của ngân hàng tuy có biến động qua
các năm nhưng ngân hàng vẫn đảm bảo hệ số này luôn nhỏ hơn 20 lần theo quy

định của Ngân hàng Nhà nước. Đây là một tỷ lệ tương đối an toàn cho hoạt động
của ngân hàng tuy nhiên so với quy mô vốn tự có của BacA Bank thì lượng vốn
huy động còn quá khiêm tốn, ngân hàng chưa tận dụng triệt để lợi thế vốn tự có để
gia tăng vốn huy động.
3.2.3.3 Công tác phân tích tình hình sử dụng vốn của BacA Bank
Khi đánh giá tình hình sử dụng vốn, nhà quản trị BacA Bank chủ yếu đánh giá tình
hình dự trữ và cấp tín dụng của ngân hàng.
*Phân tích tình hình dự trữ
Nhìn chung, theo báo cáo tình hình dự trữ của ngân hàng thì BacA Bank luôn
đáp ứng đầy đủ dự trữ bắt buộc theo quy định. Năm 2012 nguồn vốn huy động
tăng mạnh (58.29%) thì tiền gửi tại NHNN cũng tăng đột biến, đáp ứng yêu cầu
dự trữ bắt buộc cũng được tăng thêm tương ứng, cụ thể tiền gửi tại NHNN năm
2012 đạt 1,539.89 tỷ đồng
* Phân tích tình hình hoạt động tín dụng
BacA Bank phân tích tình hình hoạt động tín dụng theo 4 nội dung: loại hình,
cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn nợ, tình hình nợ quá hạn và quy mô tăng trưởng tín dụng.
3.2.3.4 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời của
BacA Bank
* Phân tích tình hình thu nhập chi phí của BacA Bank
+ Phân tích thu nhập
Thu nhập của BacA Bank được phân thành hai nhóm lớn là thu nhập từ lãi và
thu nhập từ phí và hoa hồng. Thu nhập từ lãi bao gồm lãi thu được từ hoạt động tín
dụng, từ tiền gửi và cho vay các TCTD khác, thu lãi từ hoạt động góp vốn mua cổ
phần doanh nghiệp và thu lãi khác. Thu nhập ngoài lãi bao gồm các khoản thu từ
hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu phí dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh
khác. Tổng thu nhập tuyệt đối của năm 2012 tăng 1,291.38 tỷ đồng, tăng 24.90%
so với năm 2011.
+ Phân tích tình hình chi phí của ngân hàng
Tổng chi phí năm 2012 đạt 6,449.17 tỷ đồng tăng 1,388.91 tỷ so với năm



2011, tốc độ tăng trưởng đạt 27.45%. Tốc độ tăng trưởng của chi phí cao hơn tốc
độ tăng trưởng thu nhập của ngân hàng. Trong đó hầu hết các khoản mục của chi
phí đều có sự tăng trưởng.
+ Phân tích tình hình lợi nhuận của ngân hàng
Ngoài ra, các nhà quản trị còn sử dụng phương pháp tỷ lệ để tính toán một hệ
số phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng mình. Đó là các chỉ tiêu:
- Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản ( ROA)
- Lợi nhuận sau thuế / Vốn tự có ( ROE)
3.2.3.5. Phân tích lưu chuyển tiền tệ
Mặc dù như đã nói ở chương 1, BCLCTT có vai trò rất quan trọng nhưng
cho đến nay, NHTMCP Bắc Á chưa quan tâm đến việc phân tích báo cao này
Kết luận chương 3
CHƯƠNG 4: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN
TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN BẮC Á
4.1. Kết luận về thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Bắc Á
4.1.1. Ưu điểm
- Việc phân tích BCTC đã đề cập đến hầu hết các mặt hoạt động tài chính tại
ngân hàng từ quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn, tình hình huy động vốn, tình
hình dự trữ và cho vay, tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận, tình hình lưu chuyển
tiền tệ.
- Về hệ thống chỉ tiêu Nhìn chung các nhà quản trị BacA Bank đã xây dựng
một hệ thống chỉ tiêu phân tích khá đầy đủ đề cập được nhiều mặt hoạt động kinh
doanh của NH.
4.1.2. Nhược điểm
- Công tác tổ chức công tác phân tích BCTC chưa hợp lý
- Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích chưa đầy đủ
- Chưa sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích.

- Nội dung phân tích chưa đầy đủ.
4.2. Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện phân tích BCTC tại
BacA Bank
4.2.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc
Á
4.2.1.1 Định hướng phát triển chung của BacA Bank
4.2.1.2 Định hướng kinh doanh cụ thể của BacA Bank 2013
4.2.2. Yêu cầu hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại NH TMCP Bắc Á


4.3. Các giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại Ngân hàng TMCP Bắc Á
4.3.1. Hoàn thiện phương pháp phân tích báo cáo tài chính
- Cần hoàn thiện phương pháp so sánh đang được sử dụng bằng cách thu thập
và sử dụng số liệu báo cáo tài chính của ba đến năm năm nhằm đánh giá được xu
hướng biến động các chỉ tiêu.
BacA Bank nên sử dụng phương pháp Dupont để phân tích mối liên hệ giữa
các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
4.3.2. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính
Việc hoàn công tác tổ chức phân tích BCTC cụ thể như sau:
* Về nguồn thông tin:
- Chuẩn hóa nguồn dữ liệu
- Thu thập tài liệu, phân loại và sử dụng tài liệu
- Nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
- Chuẩn hóa, thiết kế các báo cáo quản trị phù hợp với đặc thù kinh doanh
* Về quy trình phân tích và nguồn nhân lực:
- Cần xây dựng quy trình phân tích cụ thể và thích hợp.
- Công tác phân tích báo cáo tài chính cần được lập thường xuyên hơn, nên
lập mỗi quý hoặc mỗi 6 tháng 1 lần.
- Cùng với việc xây dựng quy trình phân tích báo cáo tài chính, BacA Bank
nên tiếp tục xây dựng hệ thống các văn bản quy định cụ thể

4.3.3. Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính
4.3.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn
Nhà quản trị NH có thể sử dụng tiêu thức phân tổ là tính thị trường, kỳ hạn
của tài sản, đối tượng sở hữu tài sản và khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản để
phân tổ TS và NV.
Với việc phân tổ như thế, nhà phân tích có thể thấy được mức độ có thể
thanh toán ngay, mức độ tạo ra thu nhập của tài sản; thấy được mối quan hệ và
sự phụ thuộc của ngân hàng mình với các ngân hàng khác (thị trường 2) và vào
thị trường tiền tệ.
4.3.3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của BacA Bank
* Phân tích tỷ lệ an toàn vốn
Khi đánh giá về tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng cần phải sử dụng hệ số Cook.
Để đánh giá một cách chính xác về tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng mình
đúng tinh thần của quyết định 297/QĐ - NHNN5 của NHNN. Theo quy định:
hệ số Cook ≥ 8%.
*Phân tích tình hình huy động vốn
- BacA Bank cần phải xác định lại cho chính xác khái niệm và các thành tố


cấu thành nên Vốn huy động của ngân hàng mình.
Nếu căn cứ vào hình thức huy động vốn có thể khẳng định rằng nguồn vốn
huy động của các ngân hàng thương mại bao gồm các khoản:
- Tiền gửi, trong đó có của cá nhân, tổ chức kinh tế, kho bạc Nhà nước và tổ
chức tín dụng khác trong nước ngoài nước;
- Tiền vay, trong đó có vay của Ngân hàng Nhà nước và vay của các tổ
chức tín dụng khác trong nước ngoài nước.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.
- Cần xem xét đến tính ổn định của NV trong khi đánh giá tình hình vốn
huy động
- Cần quan tâm đến việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động

trong công tác phân tích của mình.
4.3.3.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn
* Phân tích dự trữ NHTM
Để hoàn thiện nội dung phân tích dự trữ, các nhà phân tích tại BacA Bank
nên bổ sung chỉ tiêu: Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán
* Phân tích hoạt động tín dụng
- Có thể phân tích tín dụng theo các chỉ tiêu khác nữa: Theo kỳ hạn và
theo tiền tệ, theo mục đích cấp tín dụng.
- Để phân tích sâu hơn chất lượng tín dụng, nhà phân tích BacA Bank có
thể phân tích thêm một số chỉ tiêu sau:
+ Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
+ Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng từ quỹ của TCTD
4.3.3.4 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, khả năng sinh lời
+ Phân tích quy mô, tăng trưởng lợi nhuận, thu nhập, chi phí trong kỳ, tỷ
trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, dịch vụ, mua bán ngoại tệ, mua bán vốn
nội bộ (chi phí mua vốn xem như là chi phí huy động vốn, thu nhập từ bán vốn
xem như lãi cho vay)
+ Phân tích lãi suất huy động bình quân, lãi suất cho vay bình quân, chênh
lệch lãi suất đầu vào – đầu ra.
+ Lợi nhuận = chênh lệch thu – chi
4.3.3.5 Cần quan tâm đến phân tích rủi ro của NH:
- Nợ có vần đề/dư nợ
- Nợ quá hạn/dư có
- Nợ quá hạn/vốn chủ sở hữu
- Tài sản nhạy cảm/nguồn nhạy cảm
- Nợ/vốn chủ sở hữu


4.3.3.6 Cần triển khai thực hiện phân tích lưu chuyển tiền tê
Cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

đến lưu chuyển tiền thuần trong kỳ, qua đó nhà quản trị có thể có nhận định hương
đối rõ ràng về tình hình lưu chuyển tiền tệ của ngân hàng mình.
4.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài
chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á
4.4.1. Về phía Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng
4.4.2. Về phía Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á
- BacA bank nên có một bộ phận chuyên trách trong việc phân tích BCTC
với đội ngũ cán bộ ngân hàng có thâm niên công tác và trình độ cao.
- Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng của công tác kế toán, kiểm toán nội bộ.
- BacAbank cần ứng dụng tin học vào phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh NH.
- Nâng cao trình độ nhận thức, trình độ và năng lực phân tích, đánh giá của
nhà quản trị ngân hàng.
4.5. Những hạn chế trong nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong
tương lai
KẾT LUẬN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.



×