Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

QUY TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ TỔ CHỨC DẬP DỊCH DIỆN RỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.08 KB, 5 trang )

VIỆN PASTEUR TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KIỂM SOÁT PHÒNG NGỪA DỊCH BỆNH

QUY TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ TỔ CHỨC DẬP DỊCH DIỆN RỘNG
PHÒNG CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT
Mã số:

SXH - 03 - 13

Lần ban hành:

01

Ngày ban hành:

02/05/2013

Bản số:

01

Biên soạn

Xem xét

Phê duyệt

Trưởng Khoa

Trưởng Khoa


Viện Trưởng

Nguyễn Thanh Vũ

Nguyễn Thị Minh Phượng

Trần Ngọc Hữu

I. MỤC ĐÍCH
Phát hiện kịp thời ổ dịch quy mô rộng và tổ chức thực hiện dập dịch tại địa
phương một cách kịp thời, hiệu quả nhằm ngăn chặn không để bùng phát dịch SXH.
II. PHẠM VI ỨNG DỤNG
-

Dự án Sốt xuất huyết Khu vực phía Nam.

-

20 Tỉnh/thành phố khu vực phía Nam bao gồm các tuyến tỉnh, huyện và xã.

III. NHÂN SỰ
-

Chuyên trách sốt xuất huyết.

-

Chuyên trách côn trùng.

IV. HỒ SƠ BIỂU MẪU SỬ DỤNG

-

Biểu mẫu Mẫu kế hoạch dập dịch diện rộng.

-

Biểu mẫu Vãng gia diệt lăng quăng.

-

Biểu mẫu Phiếu điều tra côn trùng trước và sau khi phun.

-

Biểu mẫu Phiếu điều tra nhanh BI trước phun.

-

Biểu mẫu Báo cáo kết quả dập dịch diện rộng.

-

Biểu mẫu Báo cáo kết quả điều tra muỗi trong dập dịch diện rộng.


VIỆN PASTEUR TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KSDB

Mã số:
Trang: 2/5


QUY TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ TỔ CHỨC DẬP
Cơ quan ban hành:
DỊCH DIỆN RỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH
Khoa KSDB
SỐT XUẤT HUYẾT
CHỮ VIẾT TẮT:
-

DLQ:

Diệt lăng quăng

-

DDDR:

Dập dịch diện rộng

-

SXH:

Sốt xuất huyết

-

TTYTDP tỉnh:

Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh/thành


-

TTYT huyện:

Trung tâm y tế quận/huyện

-

TYT xã:

Trạm y tế xã/phường

V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN
1. Phát hiện và chỉ điểm dập dịch diện rộng
-

Ngay sau khi hoàn tất báo cáo tuần của địa phương, TTYTDP tỉnh và TTYT
huyện xác định và chỉ điểm dập dịch diện rộng theo 01 trong các tiêu chí sau:
o Số mắc hiện vượt trên đường cong chuẩn (Đường trung bình +2SD).
o Hoặc có số mắc/100.000 dân ≥ 150 ca trong vòng 14 ngày (tính theo ngày
vào viện của các ca bệnh).
o Hoặc có ≥ 30% ấp xảy ra 3 ổ dịch nhỏ/ấp/14 ngày (quy mô toàn xã).
o Hoặc có liên tiếp từ 3 ổ dịch nhỏ/ấp/14 ngày (quy mô toàn ấp).

-

TTYTDP tỉnh, TTYT huyện thống kê lại danh sách các ấp/xã cần dập dịch.

2. Lập kế hoạch dập dịch diện rộng

-

Thông báo địa điểm cần DDDR
o Nếu TTYT huyện phát hiện: TTYT huyện báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của
TTYTDP tỉnh về việc triển khai DDDR (nêu rõ vị trí ấp/xã, số hộ ước tính).
o Nếu TTYTDP tỉnh phát hiện: TTYTDP tỉnh thông báo và đề nghị TTYT
huyện lập kế hoạch triển khai DDDR ở nơi có chỉ định.

-

Lập kế hoạch DDDR
o TTYT huyện ghi nhận phản hồi của TTYTDP tỉnh vào sổ báo cáo ổ dịch về
chỉ đạo DDDR.

-

o TTYT huyện lập kế hoạch trình lãnh đ ạo phê duyệt và gửi kế hoạch cho
TTYTDP tỉnh.
TTYTDP tỉnh xem xét góp ý kế hoạch của TTYT huyện và quyết định hỗ trợ
kỹ thuật, hóa chất, kinh phí tùy thuộc kế hoạch đầu năm của địa phương.


VIỆN PASTEUR TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KSDB

Mã số:
Trang: 3/5

QUY TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ TỔ CHỨC DẬP
Cơ quan ban hành:

DỊCH DIỆN RỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH
Khoa KSDB
SỐT XUẤT HUYẾT
3. Chuẩn bị cho dập dịch diện rộng
3.1. Chuẩn bị nhân sự và công tác truyền thông
-

TTYT huyện gửi kế hoạch cho UBND huyện, TYT xã để triển khai dập dịch.

-

TYT xã báo cáo cho UBND xã xin chỉ đạo các ban ngành địa phương tham gia
hỗ trợ DDDR.

-

TTYT huyện, TYT xã họp, tập huấn và phân công nhóm đi tuyên truyền và
DLQ, nhóm đi điều tra côn trùng, nhóm kiểm tra giám sát.

-

TTYT huyện quản lý và phân chia vật liệu truyền thông cho xã/ấp.

3.2. Khoanh vùng khu vực cần DDDR
-

TYT xã xác đ ịnh ranh giới cụ thể (tổ/ấp, cụm dân cư) để vẽ bản đồ khu vực cần
dập dịch.

-


TYT xã phân chia địa bàn và thời điểm DLQ từng ấp cụ thể nhằm phối hợp hài
hòa giữa DLQ và phun hóa chất.

-

TTYT huyện xác định địa bàn phân chia khu vực sử dụng máy lớn và máy nhỏ.
Xác định hướng xe loa tuyên truyền, xe máy lớn di chuyển và hướng đi của
máy phun đeo vai.

4. Triển khai dập dịch diện rộng

Bước 1: DLQ 100% hộ gia đình trong khu v ực xử lý
-

Xe loa truyền thông và vãng gia nói chuyện, phát tờ rơi cho các hộ gia đình
nhằm tuyên truyền về tác nhân truyền bệnh, các biện pháp DLQ, vận động
người dân cùng tham gia DLQ phòng chống SXH.

-

Vãng gia từng hộ gia đình, ki ểm tra vật chứa trong và xung quanh nhà.

-

Xử lý tất cả các vật chứa nước có lăng quăng kể cả vật chứa ở trường học (nếu
bệnh nhân là trẻ em) bằng cách:
o Dọn dẹp tất cả các vật dụng phế thải dù không có lăng quăng.
o Súc rửa loại bỏ lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước.
o Thả cá vào dụng cụ chứa nước không đậy nắp nhưng không thể xử lý (nếu

có).

-

Ghi chép kết quả xử lý tại từng hộ gia đình vào phiếu vãng gia.


VIỆN PASTEUR TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KSDB

Mã số:
Trang: 4/5

QUY TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ TỔ CHỨC DẬP
Cơ quan ban hành:
DỊCH DIỆN RỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH
Khoa KSDB
SỐT XUẤT HUYẾT
Bước 2: Kiểm tra công tác diệt lăng quăng
-

TTYT huyện điều tra để xác định chỉ số BI trước khi phun hóa chất theo quy
trình điều tra nhanh mã số QTEn_G-14-10.

-

Căn cứ vào kết quả chỉ số BI, nếu:
o BI ≤ 20, Tiếp tục triển khai phun thuốc.
o BI > 20, báo cho UBND xã chỉ đạo thực hiện lại công tác DLQ và chỉ cho
phun khi BI ≤ 20. N ếu trường hợp khẩn cấp phải phun hóa chất, UBND xã

phải làm cam kết DLQ ngay sau khi phun hóa chất và đảm bảo sạch lăng
quăng trong lần phun kế tiếp.

Bước 3: Phun hóa chất diệt muỗi
-

Nhóm tuyên truyền đi trước nhắc nhở người dân mở cửa, đậy thức ăn và nước
uống và ra khỏi nhà trước khi phun hóa chất.

-

Pha hóa chất theo quy định hiện hành và tiến hành phun hóa chất ở tất cả các
hộ trong khu vực xử lý.

-

Lưu ý: Trong thời gian dập dịch, nếu xuất hiện thêm ổ dịch SXH tại khu vực đã
dập dịch thì không cần phải xử lý ổ dịch.

Bước 4: Xử lý dịch lần 2
- Thực hiện lại từ bước 1 đến bước 3 sau 7 - 10 ngày.
5. Báo cáo kết quả
-

TTYT huyện làm báo cáo dập dịch diện rộng theo mẫu và gửi về TTYTDP
tỉnh.

-

TTYTDP tỉnh làm báo cáo tổng hợp của các TTYT huyện và gửi về Viện

Pasteur TPHCM các báo cáo trong vòng 14 ngày kể từ ngày phun hóa chất cuối
cùng.

-

Cập nhật thông tin dập dịch vào báo cáo số ổ dịch tuần.

6. Giám sát dịch tại địa phương sau xử lý
-

Giám sát, báo cáo số ca mắc mới tại nơi dập dịch trong thời gian dập dịch cho
đến 14 ngày kề từ ngày khởi phát của ca cuối cùng.

-

Nếu vẫn còn ca mắc mới hoặc chỉ số côn trùng không giảm sau xử lý, xem xét
phun dập dịch lại lần 3 (7 -10 ngày sau lần 2) hoặc DDDR ở quy mô lớn hơn.


VIỆN PASTEUR TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KSDB

Mã số:
Trang: 5/5

QUY TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ TỔ CHỨC DẬP
Cơ quan ban hành:
DỊCH DIỆN RỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH
Khoa KSDB
SỐT XUẤT HUYẾT

7. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả
7.1. Giám sát trong ngày xử lý: Nhóm giám sát tỉnh – huyện
-

Xem xét lại toàn bộ quy trình, đặc biệt lưu ý:
o Phạm vi xử lý.
o Công tác diệt lăng quăng.
o Phun hóa chất: pha chế, vận hành máy, kỹ thuật phun, phạm vi phun.
o Sự phối di chuyển giữa máy phun lớn và máy nhỏ đeo vai.

-

Quan sát công tác DLQ và phun hóa chất tại thực địa.

-

Điều tra côn trùng theo quy trình điều tra vectơ khi phun hóa chất diện rộng
(QTEn_G-15-10) ở cả những nhà đã phun và chưa phun.

-

Báo cáo hoặc phản ánh kết quả giám sát với Ban chỉ đạo hoặc chính quyền địa
phương.

7.2. Đánh giá hiệu quả trước và sau khi xử lý ổ dịch
-

TTYT huyện điều tra côn trùng theo quy trình điều tra vectơ khi phun hóa chất
diện rộng (QTEn_G-15-10) ở các nhóm hộ gia đình đã x ử lý và chưa xử lý.


-

Thời điểm thực hiện điều tra: 3 lần
o Trước lần xử lý thứ 1
o 1 ngày sau phun lần thứ 1
o 1 ngày sau phun lần thứ 2

VI. QUY TRÌNH THAM KHẢO
-

Quy trình đi ều tra nhanh BI QTE_G-14-10.

-

Quy trình đi ều tra vectơ khi phun hóa chất diện rộng QTE_G-15-10.

-

Quy trình điều tra vectơ chiến dịch diệt lăng quăng QTE_G-13-10.

-

Quy trình tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng.



×