ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU NAM NỮ
TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(KHẢO SÁT QUA TRUYỀN KÌ MẠN LỤC, LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG
CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU NAM NỮ
TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
(KHẢO SÁT QUA TRUYỀN KÌ MẠN LỤC, LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 60.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ THANH
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Vũ Thanh,
người đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, động viên trong suốt quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Trường Đại học khoa
học- Đại học Thái Nguyên đã tận tình dìu dắt, truyền dạy kiến thức, tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài
Để có kết quả này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Sở giáo dục
tỉnh Quảng Ninh, Trường THPT Bãi Cháy, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các
bạn lớp Văn học Việt Nam K9D đã luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian qua.
Vì những điều kiện chủ quan và khách quan luận văn chắc chắn sẽ còn
nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo cùng những ý kiến
đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Lan Phương
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................................ii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ..................................................................................................... 4
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu ................................................................... 12
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 13
5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 13
6. Cấu trúc của luận văn........................................................................................ 14
7. Đóng góp của luận văn ..................................................................................... 14
Chương 1. THỂ LOẠI TRUYỀN KÌ VÀ CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU NAM NỮ
TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ............................. 15
1.1. Thể loại truyện truyền kì và chủ đề tình yêu nam nữ trong truyện truyền kì
trung đại ................................................................................................................ 15
1.1.1. Sơ lược về truyện truyền kì .................................................................... 15
1.1.2. Chủ đề tình yêu nam nữ trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam ............ 17
1.2. Sơ lược về Truyền kì mạn lục và Lan trì kiến văn lục trong tiến trình phát
triển của truyền kì trung đại Việt Nam ................................................................. 23
1.2.1. Truyền kì mạn lục................................................................................... 23
1.2.2. Lan Trì kiến văn lục ............................................................................... 30
Tiểu kết Chương 1 ..................................................................................................... 37
Chương 2. NỘI DUNG PHẢN ÁNH CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU NAM NỮ
TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ (QUA TRUYỀN KÌ MẠN
LỤC, LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC) ..................................................... 38
2.1. Biểu hiện của chủ đề tình yêu nam nữ ........................................................... 38
2.1.1. Biểu hiện của chủ đề tình yêu nam nữ trong Truyền kì mạn lục ............ 38
2.1.2. Biểu hiện của chủ đề tình yêu nam nữ trong Lan Trì kiến văn lục ........ 41
2.2. Sự vận động của chủ đề tình yêu nam nữ qua hai tập truyện ........................ 45
iii
2.3. Ý nghĩa chủ đề tình yêu nam nữ đối với sự phát triển thể loại ...................... 55
Tiểu kết Chương 2 ..................................................................................................... 58
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU NAM NỮ
TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ (QUA TRUYỀN KÌ MẠN LỤC
VÀ LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC)......................................................... 59
3.1. Kết cấu nghệ thuật của truyện có chủ đề tình yêu nam nữ ............................ 59
3.1.1. Kiểu kết cấu truyện mang chủ đề tình yêu nam nữ ................................ 59
3.1.2. Sự biến chuyển của yếu tố kỳ ảo và yếu tố thực .................................... 60
3.1.3. Sự giảm tải dần kiểu kết cấu biền văn xen vận văn và Lời bình cuối truyện 67
3.2. Không gian, thời gian nghệ thuật................................................................... 69
3.2.1. Không gian nghệ thuật ........................................................................... 69
3.2.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................... 73
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ....................................................................... 79
3.3.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật nam và nữ ................................................. 79
3.3.2. Miêu tả đời sống nội tâm ........................................................................ 81
3.3.3. Tính cách nhân vật ................................................................................. 85
3.4. Ngôn ngữ nghệ thuật...................................................................................... 89
3.4.1. Ngôn ngữ trần thuật ................................................................................ 89
3.4.2. Ngôn ngữ miêu tả ................................................................................... 91
Tiểu kết Chương 3 ..................................................................................................... 93
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 99
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Lý do khoa học
Văn học là trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thiết thân
với đời sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới hình thức nào
thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua thế giới chủ thể của nghệ sĩ. Tác
phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát vọng sâu xa
của nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề có ý nghĩa thân thiết đối với con
người. Con người với tất cả niềm vui, nỗi buồn, tâm tư khát vọng, thành đạt hay khổ
đau luôn luôn là đối tượng trung tâm của văn học, là mối quan tâm hàng đầu của
nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn bản
nhất thúc đẩy ngòi bút của mọi nhà văn chân chính. Nhà văn Nga Tolstoi đã từng
viết: “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu”. Còn Goethe thì nói:
“Những điều đầu tiên mà thiên nhiên cần là tình yêu nồng nàn đối với cuộc sống”.
nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet thì diễn tả tình yêu ấy bằng hình ảnh thật cụ thể: “Nhà
văn là người cho máu”. Đó là một tình yêu bao gồm cả sự hi sinh to lớn. Tác phẩm
chân chính đúng là sản phẩm của trí tuệ, trái tim, mồ hôi và cả nước mắt của người
nghệ sĩ, là kết quả của quá trình nếm trải, nung nấu, cảm xúc dào dạt - cái mà người
ta gọi là cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật. Để thấy được vị trí, vai trò rất quan
trọng của văn học đối với quá trình hình thành và hoàn thiện phẩm chất đạo đức và
nhân cách của con người có tác dụng đặc biệt trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình
cảm, nhân cách đạo đức cho các thế hệ công dân. Bên cạnh đó đặc trưng của văn
học là: “Văn dĩ tải đạo”, “Văn dĩ minh đạo” nó đòi hỏi văn nghệ sĩ không chỉ
chuyên chở trong tác phẩm của mình những chuẩn mực đạo đức nhân cách của đạo
làm người mà phải sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật có sức rung động,
cảm hóa mạnh mẽ, cổ vũ con người vươn tới sự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối
sống theo quy luật của tình cảm, của cái đẹp. Vì thế nghiên cứu văn học quan trọng
nhất vẫn là tìm hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm, để thấy được các giá trị
quan trọng được văn học hướng đến, đặc biệt chúng sẽ được thể hiện rõ nét và sâu
sắc nhất khi nói về cuộc sống và tình cảm của con người. Chúng ta có thể thấy điều
2
này trong giai đoạn Phục hưng của văn học thế giới. Ở Việt Nam giai đoạn văn học
trung đại cũng không nằm ngoài qui luật đó, do vậy có thể nói văn học trung đại
Việt Nam là giai đoạn nở rộ nhiều hình tượng, chủ đề, nổi bật trong đó là chủ đề
tình yêu nam nữ.
Xét trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc, văn học trung đại Việt Nam có
một vị trí đặc biệt quan trọng. Văn học trung đại Việt Nam phát triển liền mạch từ thế
kỉ X đến hết thế kỉ XIX đã góp vào nền văn học nước nhà đầy đủ các thể loại với các
tác phẩm, tác giả nổi tiếng. Trong đó các thể loại văn xuôi (truyện, kí, tiểu thuyết
chương hồi…) có nhiều đóng góp to lớn, đặc biệt là thể loại truyện truyền kì - một
trong những thể loại góp phần tạo dựng vị trí của văn xuôi trung đại Việt Nam. Dẫu
rằng tên gọi thể loại này chỉ xuất hiện trong văn học viết trung đại, tồn tại và phát
triển đến hết thời kì văn học trung đại, nhưng sự đóng góp của truyền kì cho sự phát
triển chung của loại hình tự sự trong văn học trung đại Việt Nam nói riêng và văn học
Việt Nam nói chung là không thể phủ nhận. Các tác phẩm truyền kì nổi tiếng của các
tác giả tên tuổi như Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông - (?), Truyền kì mạn lục
(Nguyễn Dữ), Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh) là
những cứ liệu không thể bỏ qua khi xem xét sự phát triển về nội dung, nghệ thuật của
văn học Việt Nam ở các giai đoạn khác nhau. Nói cách khác, nghiên cứu về truyền kì,
qua những tác phẩm tiêu biểu, ta phần nào thấy được diện mạo nền văn học Việt Nam
ở cả hai mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.
Tác phẩm đặt nền móng xác định vai trò, vị trí của thể loại này chính là
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ - đỉnh cao của sự phát triển thể loại và cuối cùng
là Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh. Đó là những tập truyện có vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển của thể loại truyện truyền kì trung đại Việt Nam. Đọc
truyện truyền kì, từ Truyền kì mạn lục đến Lan Trì kiến văn lục ta đều có thể bắt gặp
những nhân cách cao thượng đáng quý, những con người vì dân trừ hại, đặc biệt là
những người phụ nữ tài sắc, tiết nghĩa, thủy chung. Trong đó vị trí, vai trò của chủ
đề tình yêu nam nữ trong truyện truyền kì bên cạnh các chủ đề khác như: chủ đề yêu
nước, phê phán giai cấp thống trị, ca ngợi bản lĩnh, phẩm chất kẻ sĩ, ca ngợi người
phụ nữ, đó là một cách tân mới mẻ của truyện truyền kì. Chủ đề tình yêu nam nữ là
3
chủ đề mang tính đặc trưng của truyện truyền kì thể hiện bước tiến phát triển của
văn học dân tộc.
1.2. Lý do thực tiễn
Các tác phẩm thuộc thể loại truyện truyền kì được đưa vào giảng dạy trong
chương trình phổ thông chiếm số lượng không nhỏ. Trong chương trình trung học
cơ sở ở lớp 6 với tác phẩm Con hổ có nghĩa (Lan Trì kiến văn lục - Vũ Trinh),
Chuyện người con gái Nam Xương (Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ) và trung học
phổ thông ở lớp 10 với tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Truyền kì
mạn lục - Nguyễn Dữ). Là một giáo viên môn Ngữ văn, tôi nhận thấy rằng việc
nghiên cứu thể loại truyền kì và vị trí của thể loại này trong tiến trình phát triển của
văn học Việt Nam sẽ giúp ích cho công tác giảng dạy văn học ở trường phổ thông.
Thực tế nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn vừa toàn diện, vừa cụ thể chi tiết
về thể loại này, lấy đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu, giảng dạy các tác phẩm truyền
kì trong chương trình ngữ văn ở các cấp học. Qua đó, có thể giúp các em học sinh
thấy được cái hay, cái đẹp của văn chương trung đại (vốn không phải là một điều dễ
dàng) qua một thể loại cụ thể và trân trọng hơn văn học dân tộc mình. Bên cạnh đó
việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện nay thực chất là đổi mới cách dạy
và học, không chỉ tập trung vào nội dung một tác phẩm mà dạy theo thể loại, thi
pháp nhằm hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc hiểu các loại văn bản. Các tác phẩm
truyền kì trung đại ngoài việc thể hiện nội dung, nghệ thuật còn là những vấn đề mà
các tác giả gửi gắm vào tác phẩm thông qua chủ đề.
Nhằm phục vụ, nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy. Nhận thức được
vai trò quan trọng của thể loại truyền kì trong sự phát triển của văn học Việt Nam,
niềm yêu thích đối với thể loại này và từ yêu cầu thực tế công tác, tôi chọn đề tài
“Chủ đề tình yêu nam nữ trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam (khảo sát
qua Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao
học của mình với mong muốn có thể góp chút hiểu biết của mình vào việc tìm hiểu
văn học nước nhà và khơi gợi sự hứng thú của mọi người trong việc tìm hiểu về thể
loại truyền kì. Từ đó sẽ có thêm những công trình nghiên cứu khoa học có giá trị về
thể loại này.
4
2. Lịch sử vấn đề
Truyện truyền kì có nguồn gốc ngoại lai nhưng trên hành trình phát triển
gần mười thế kỷ, thể loại này đã chứng tỏ sự gắn kết sâu sắc với hiện thực lịch
sử dân tộc và số phận con người Việt. Từ những ngày đầu hiện diện cho tới các
chặng đường sau này, diện mạo của thể loại không ngừng thay đổi, từ tính chất,
phạm vi hiện thực được phản ánh cho đến phương thức tổ chức tác phẩm, cách
thức sử dụng cái kỳ ảo để truyền dẫn những thông điệp nhân sinh. Nó gắn liền
với những bước chuyển của tư duy nghệ thuật, những khác biệt trong bức tranh
hiện thực cũng như nhu cầu của con người ở các thời đại khác nhau. Với những
thành tựu kết tinh của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam, truyện truyền kỳ đã
được chú ý từ sớm và thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Trong truyện
truyền kì các tác giả đã thể hiện nhiều chủ đề khác nhau, trong đó chủ đề tình
yêu nam nữ là một cảm hứng chủ đạo trong rất nhiều truyện truyền kì. Đây là
chủ đề thu hút nhiều nhà nghiên cứu mà cụ thể là trong Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ và Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh.
2.1. Nghiên cứu chủ đề tình yêu trong tiến trình vận động của truyện truyền kì
trung đại Việt Nam
Truyện truyền kì ngay từ khi ra đời đã gây sự chú ý của độc giả và giới
nghiên cứu, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các phương diện khác nhau trong
các tác phẩm cụ thể của thể loại này. Con người trong tác phẩm cũng là một đề tài
quan trọng hấp dẫn giới nghiên cứu với nhiều chủ đề khác nhau. Trong đó chủ đề cơ
bản được thể hiện trong những tác phẩm truyền kì chính là tình yêu. Tuy nhiên tình
yêu quê hương, đất nước được giới khoa học lâu nay để tâm nhiều hơn, còn tình yêu
nam nữ chỉ được nhắc đến trong các nghiên cứu chung, tổng hợp. Qua tìm hiểu,
chúng tôi nhận thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những tác phẩm cụ thể
thuộc thể loại truyền kì, từ Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân
phả đến Lan Trì kiến văn lục với những đóng góp quan trọng về nội dung tư tưởng
cũng như hình thức nghệ thuật của thể loại.
5
Từ đầu thế kỉ XX đến nay, các sáng tác truyền kì nói riêng, thể loại truyền kì
nói chung nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình văn học
hơn. Khi điều kiện nghiên cứu hiện thời đã thuận lợi hơn, khi nhu cầu tìm về những
tác phẩm nổi tiếng của thời trung đại để xem xét giá trị của chúng trong nền văn học
ngày càng cao hơn thì những công trình khoa học về các tác phẩm truyền kì và thể
loại truyền kì xuất hiện nhiều hơn như:
- Nguyễn Cẩm Thuý (1983), Vũ Trinh và Kiến văn lục, Nghiên cứu văn học, số 1.
- Nguyễn Phạm Hùng (1987), Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyền
kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Tạp chí văn học số 7)
- Trần Thị Băng Thanh (1989), Vũ Trinh và Lan trì kiến văn lục trong dòng
truyện ngắn truyền kì Việt Nam, Tạp chí văn học số 4.
- Nguyễn Phạm Hùng - Truyền kỳ mạn lục - một thành tựu của truyện ký văn
học viết bằng chữ Hán (Văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, 2001)
- Bùi Duy Tân - Bàn thêm về tác giả, tác phẩm Truyền kì mạn lục (Tạp chí
văn học số 10/ 2002)
- Nguyễn Đăng Na (2006), Truyền kì mạn lục dưới góc độ so sánh văn học
(Con đường giải mã văn học trung đại, NXB Giáo dục, 2006)
- Phạm Tuấn Vũ - Đóng góp của Nguyễn Dữ cho thể loại truyền kì Đông Á
(Trang điện tử của Viện Văn học, tháng 10, 2006)
- Đoàn Lê Giang - Bước tiến của thể loại truyện ngắn truyền kì Việt Nam
qua Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (Báo cáo nghiên cứu khoa học trường Cao
đẳng sư phạm Bà Rịa Vũng Tàu, 2007)
Ngoài ra, còn có những bài viết, những công trình nghiên cứu về các tác
phẩm truyền kì khác như:
- Lê Văn Hùng - Đoàn Thị Điểm và Truyền kì tân phả (Tạp chí Văn hóa
Nghệ An tháng 9 - 2010)
- Đoàn Lê Giang - Vũ nguyệt vật ngữ của Ued Akanari và Truyền kì mạn lục
của Nguyễn Dữ (Trang điện tử trường ĐHKHXHNV, Khoa Văn học và Ngôn ngữ,
tháng 01, 2010)
6
- Lại Văn Hùng - Bàn góp về tiếp thu và đổi mới trong Truyền kì mạn lục
(Trang điện tử Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm TpHCM, tháng 12, 2011)
- Trần Thị Băng Thanh và Bùi Thị Thiên Thai - Mối liên hệ giữa Truyền kì
tân phả và lễ hội văn hóa dân gian (Trang điện tử của Viện văn học, tháng 8, 2011)
Những bài báo, công trình nghiên cứu kể trên chủ yếu xem xét từng tác phẩm
truyền kì cụ thể trên những phương diện, góc nhìn khác nhau như: so sánh tác phẩm
với những tác phẩm khác cùng thể loại, sự đóng góp của tác phẩm đối với sự phát
triển của thể loại, ảnh hưởng của văn hóa, văn học dân gian đến tác phẩm truyền
kì…Với chúng tôi, những công trình, bài báo này tuy chưa cung cấp một cái nhìn
toàn diện về chủ đề tình yêu nam nữ của truyện truyền kì trong tiến trình phát triển
của văn học Việt Nam nhưng đã cho chúng tôi những gợi ý quý báu cho nội dung
của luận văn này. Trong thế kỉ XX, XXI, ở các công trình liên quan đến văn học
trung đại, thể loại truyền kì nói chung đã được chú ý hơn so với trước đó.
Xem xét thể loại truyền kì trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam
nói chung, văn học trung đại nói riêng, những nhà phê bình, nghiên cứu đã thật sự
dành sự quan tâm xứng đáng cho thể loại này. Chúng ta có thể tìm thấy trong các
công trình Lịch sử văn học Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, 1980), Thi pháp văn
học trung đại Việt Nam (Trần Đình Sử, NXB ĐHQGHN, 2005), Văn học trung đại
Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa (Trần Nho Thìn, NXB GD, 2008) và những trang
viết về thể loại truyền kì. Những phần về Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục
trong chương XIV (Văn học viết từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII) và chương XVI
(Truyền kì mạn lục và những thành tựu của văn xuôi chữ Hán) trong Lịch sử văn
học Việt Nam, về truyện truyền kì (Chương IV: Thể loại truyện chữ Hán, Thi pháp
văn học trung đại Việt Nam), về thi pháp truyện ngắn trung đại Việt Nam (Phần
một: Một số vấn đề lí luận của văn học trung đại nhìn từ góc độ văn hóa, Văn học
trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa) tuy không nhiều nhưng cũng giúp chúng
tôi tham khảo được nhiều nội dung quan trọng liên quan đến đề tài luận văn. Một
công trình quy mô, có hệ thống về truyền kì đó chính là Nguyễn Huệ Chi với tuyển
tập Truyện truyền kì Việt Nam quyển 2 và quyển 3 (Nxb Giáo dục, 1999). Đây là
một công trình không chỉ cung cấp cho người đọc những truyện truyền kì cụ thể mà
7
còn qua đó thấy được đặc điểm của thể loại này. Công trình của tác giả Nguyễn Huệ
Chi chính là một trong những nguồn tư liệu quan trọng cho luận văn của chúng tôi.
Chính từ công trình này, chúng tôi có thể hình dung ra sự phát triển của thể loại
truyền kì qua các thời kì, giai đoạn, cũng như có cái nhìn rõ ràng, đầy đủ hơn về đặc
điểm của thể loại này. Cùng với Nguyễn Huệ Chi, tác giả Vũ Thanh cũng quan tâm
đến truyền kì với nhiều công trình nghiên cứu về thể loại này như: Dư ba của truyện
truyền kì, chí quái trong văn học hiện đại Việt Nam (in trong Những vấn đề lí luận
và lịch sử văn học - Kỉ yếu hội thảo của Viện văn học năm 2001), Thể loại truyện kì
ảo Việt Nam thời trung đại - quá trình nảy sinh và phát triển đến đỉnh điểm trong
công trình Văn học Việt Nam thế kỉ X- XIX - những vấn đề lí luận và lịch sử (Nxb
Giáo dục, 2007), Truyền kì mạn lục trong cuốn Truyện ngắn Việt Nam: Lịch sử Thi pháp - Chân dung (Nxb Đại học Quốc gia, 2005)… Tác giả Bùi Thanh Truyền
lại thể hiện sự quan tâm của mình đối với thể loại truyện kì ảo, truyền kì với những
công trình về thể loại này trong văn học hiện đại qua các bài viết: Sự hồi sinh của
yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam (luận văn Thạc sĩ trường Đại học
Sư phạm Huế), Truyện kì ảo trong đời sống văn học Việt Nam… Các tác giả
Nguyễn Đăng Na, Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang: Văn học trung đại Việt Nam,
tập 1 (Nxb Đại học sư phạm, 2006) cũng đã đề cập đến thể loại truyền kì như là một
thể loại tiêu biểu của văn học trung đại giai đoạn thế kỉ XV - XVI. Bên cạnh đó,
Nguyễn Đăng Na cũng là tác giả chủ biên tuyển tập Văn xuôi tự sự Việt Nam thời
trung đại, (Nxb Giáo dục, 1999). Những bài viết, công trình này đã mang đến cho
chúng tôi những ý tưởng quý giá để hoàn thiện nội dung luận văn về những biểu
hiện chủ đề tình yêu nam nữ của thể loại truyền kì, sự phát triển của chủ đề này
trong văn xuôi tự sự trung đại. Như vậy, tất cả các công trình trên, dù ít, dù nhiều
cũng đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu đáng quý để góp phần hoàn thành
luận văn. Tuy nhiên, điểm qua đôi nét chúng tôi nhận thấy mặc dù các tác phẩm
truyền kì nổi tiếng đều nhận được nhiều sự quan tâm của người nghiên cứu phê bình
văn học nhưng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về chủ để tình yêu nam nữ
trong truyền kì qua Truyền kì mạn lục và Lan Trì kiến văn lục. Đây là một trong
những nguyên nhân thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài cho luận văn cao học chuyên
ngành Văn học Việt Nam của mình.
8
2.2. Nghiên cứu chủ đề tình yêu trong Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục
2.2.1. Truyền kì mạn lục
Truyền kì mạn lục có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn xuôi
trung đại nói chung và thể loại truyền kì nói riêng. Ngay từ thời trung đại, Truyền kì
mạn lục đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
Nhiều tác giả Nho học đã thể hiện sự quan tâm đến thể loại truyền kì qua những sáng
tác truyền kì cụ thể. Vũ Khâm Lân, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đều đã dành nhiều
ưu ái cho Truyền kì mạn lục. Vũ Khâm Lân trong Bạch Vân Am cư sĩ phả kí coi
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một “thiên cổ kì bút”. Lê Quý Đôn trong Kiến
văn tiểu lục ca ngợi Truyền kì mạn lục là “lời lẽ thanh tao, tốt đẹp, người bấy giờ lấy
làm ngợi khen”. Phan Huy Chú khen rằng Truyền kì mạn lục là “áng văn hay của bậc
đại gia”. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú nhận xét về Truyền kì
tân phả: “Lời văn hoa lệ nhưng khí chất yếu ớt, không bằng văn của Nguyễn Dữ”.
Như vậy các tác giả trước thế kỉ XX quan tâm đến thể loại truyền kì qua các tác phẩm
truyền kì cụ thể và về một phương diện nào đó như văn phong, ngôn từ, chủ đề, đề
tài, hình tượng nhân vật. Trong đó những câu chuyện viết về tình yêu cũng là một chủ
đề được quan tâm nhiều nhất. Trong phần mở dầu cuốn Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán
Việt Nam tập 1 có viết: “Đáng chú ý là những cuộc tình ái vượt rào… Hầu như đây
là mảnh đất riêng cho tiểu thuyết truyền kì với những mối tình giữa người và yêu
tinh, người và ma quái, người và thần nữ…” [21, tr.35].
Bước sang thế kỉ XX Truyền kì mạn lục thu hút nhiều nhà nghiên cứu hiện
đại. Nhà nghiên cứu Bùi Kỷ trong Truyền kỳ mạn lục với Lời giới thiệu Truyền kỳ
mạn lục (bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện xuất bản năm 1940) đứng trên lập
trường nhà Nho để nhìn nhận nhân vật đã bàn về vấn đề tình yêu trong truyện. Ông
cho rằng: “Truyện 3 (Chuyện cây gạo), cũng như truyện 5 (Chuyện kỳ ngộ ở Trại
Tây), truyện 11 (Chuyện yêu quái ở Xương Giang) có ý bài xích những thói đắm
đuối trong vòng tình dục của bọn thiếu niên”. “Bọn thiếu niên” mà ông muốn nói
đến ở đây là nhân vật nam và nữ. Giáo sư Bùi Duy Tân trong bài nghiên cứu Truyền
kỳ mạn lục, một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán cũng cho rằng
những hành động táo bạo và phóng túng của kiểu người phụ nữ như Nhị Khanh
trong “Chuyện cây gạo”, Đào Hồng Nương, Liễu Nhu Nương trong “Chuyện kỳ ngộ
9
ở Trại Tây” là “Thật xa lạ với quan niệm lành mạnh về cuộc sống, về tình yêu nam
nữ trong truyện Nôm bình dân, trong văn nghệ dân gian. Đối với những truyện này,
Nguyễn Dữ đã có lời bình để phê phán những quan niệm đồi trụy và khẳng định lại
những giáo điều về đức hạnh, tiết nghĩa. Sự phê phán và khẳng định đó xuất phát từ
thái độ bảo thủ của Nho giáo, nhưng xét về mặt khách quan thì cũng phù hợp với
cuộc đấu tranh để giữ gìn phẩm giá con người” [26, tr. 519]. Như vậy ông vẫn
đứng trên lập trường truyền thống để thể hiện thái độ phê phán những người phụ nữ
dám chủ động đi tìm tình yêu và hạnh phúc ái ân, không sống theo chuẩn mực của
đạo đức Nho gia. Có những nhà nghiên cứu thì cho rằng việc thể hiện tình yêu gắn
với dục tính trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã thể hiện quan niệm mới về
con người của ông và đem đến cho tác phẩm giá trị hiện thực và nhân đạo sâu
sắc. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong Về con người cá nhân trong văn học Việt
Nam đã nhận định “Nếu nói con người trong thơ thiền Lý- Trần, thơ Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, bên cạnh lý tưởng cao thượng là lý tưởng thoát tục, diệt dục,
thuần khiết, trong sáng, thì với Truyền kỳ mạn lục đã gặp một thế giới những con
người sống trong bể dục, tình dục” [24, tr. 616]. Đánh giá của Trần Đình
Sử nghiêng về phía ngợi ca khi ông cho rằng: “Khuynh hướng của tác giả là
khuyến thiện, trừng ác, đề cao công đức, lên án vật dục, tình dục, theo tư tưởng
Tống Nho: diệt nhân dục, tồn thiên lý. Nhưng mặt khác, cái “dục” của cá nhân tự do
trong tình yêu nam nữ, tuy không được thừa nhận trong các lời bình, nhưng lại được
miêu tả như những cuộc tình kỳ ngộ lãng mạn đáng nhớ và như thế Truyền kỳ mạn
lục là một cái mốc mới trong quan niệm về tự do cá nhân khi thể hiện “tình dục”,
“vật dục” này”. Năm 1999 cũng tiếp nhận Thánh Tông di thảo và Truyền kì mạn lục
ở góc độ thi pháp học Trần Đình Sử có nhận xét rằng: “Cái gọi là truyền kì chủ yếu
là cái kì trong tình yêu nam nữ, trong thế giới thần linh ma quỷ. Các mô típ như
người lấy tiên, người lấy ma, người có phép biến hoá, nhiều truyện đóng khung
trong một giấc mơ, một cuộc kì ngộ, một cuộc trò chuyện” [24, tr. 351]. Nhà nghiên
cứu Nguyễn Phạm Hùng trong bài viết Tìm hiểu khuynh hướng sáng tác trong
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ cho rằng chỉ có Truyền kỳ mạn lục mới viết nên
"những câu chuyện tình đã làm xôn xao cả cõi trần thế, cả chốn thuỷ cung, và cả nơi
thiên giới" [11, tr. 117]. PGS.TS Đinh Thị Khang trong bài So sánh chuyện tình
10
giữa Người và Hồn ma trong “Tiễn đăng tân thoại” và “Truyền kỳ mạn lục” (Tạp
chí nghiên cứu văn học, tháng 4 năm 2007) không thể không nói rằng: “nhà văn
họ Nguyễn đã thể hiện trong sáng tác của mình một sự đồng cảm, ngợi ca tình yêu hạnh phúc trần thế, tự nhiên của con người, của tuổi trẻ vượt qua khỏi sự ràng
buộc của quan niệm, tập tục, đạo đức, lễ nghi phong kiến…, phản ánh một góc
nhìn mang tư tưởng nhân văn”[22, tr. 135]. PGS. TS Trần Nho Thìn cũng đã chỉ ra
hai mặt của việc thể hiện vấn đề dục tính trong tư tưởng Nguyễn Dữ: “Một mặt, tác
giả say sưa tả mối tính lãng mạn, sức mạnh mê hồn của sắc đẹp và tài thơ của Hàn
Than, nhưng mặt khác lại có ý phê phán gay gắt sự nguy hại của sắc đẹp phụ nữ đối
với nam giới”. “Phải chăng lời bình là cách tác giả che giấu ý đồ thực của mình
nhằm ca ngợi tình yêu nam nữ. Phải chẳng tác giả không lên án người phụ nữ trong
những cuộc tình này? Thật khó trả lời một chiều, đơn giản. Nhưng chỉ biết, nhân
chuyện kể về sự gian dâm của những người đàn ông mà tác giả có cố chuyển vào
truyện những diễn ngôn táo bạo về tình dục nam nữ” [36, tr. 399].
Bên cạnh những công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình, còn có rất
nhiều các khóa luận tốt nghiệp, công trình luận văn, của sinh viên và học viên cao
học tìm hiểu về Truyền kỳ mạn lục như: tìm hiểu hình tượng nhân vật: hình tượng
nho sĩ, ma quái, người phụ nữ, hay tìm hiểu Truyền kì mạn lục trong mối quan hệ
với văn học dân gian…Như vậy Truyền kì mạn lục là tác phẩm được giới nghiên
cứu dày công đào sâu tìm hiểu một cách kĩ lưỡng trên nhiều phương diện.
2.2.2. Lan Trì kiến văn lục
Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh được đánh giá là một tác phẩm có vị trí
quan trọng trong tiến trình phát triển của văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam - tác
phẩm tạo nên một bước chuyển biến lớn của thể loại cả về nội dung và nghệ thuật.
Đay là tập truyện tiêu biểu cho xu hướng cách tân của thời đại và cũng gây được sự
chú ý cho giới nghiên cứu.
Ở thế kỉ XIX, trong lời tựa ở đầu sách các tác giả như: Ngô Thì Hoàng, Tín
Như Thị, Trần danh Lưu có đề cập đến hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm. Tín Như Thị nhận định: “Tôi đọc sách này có được thu hoạch
sâu sắc. Truyện Ca nữ họ Nguyễn, truyện Liên Hồ quận công thương giai nhân
chẳng gặp thời, cũng là ngụ lời than tài tử số phận lạ lùng. Truyện Người đàn bà
11
trinh tiết ở Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, biểu dương tiết
lớn của bậc quần thoa, cũng có thể gửi gắm nỗi đau bất hạnh của kẻ trung thần. Cá,
hổ có nghĩa hiệp; gà, chó ấy thân người. Trong căn phòng nhỏ, cầm quyển sách lặng
lẽ nghĩ suy, cảm thấy tâm thần khoan khoái như trong điện Phật, ngồi nghe bậc cao
tăng thuyết pháp, sách bổ ích cho đời đâu phải nhỏ?” [44, tr.19]. Trần Danh Lưu
viết: “Sách của thầy lại là những điều tai mắt ngày nay được nghe, được thấy.
Đường đời nguy hiểm, trộm cướp đầy đường, ma ác quỷ thiêng không phải là hư
ảo. Mày râu chững chạc, thê thiếp yêu chiều, nữ biến thành nam không phải là
lạ! Truyện Ca kỹ họ Nguyễn, truyện Liên Hồ quận công thì phấn hồng tơi tả, bụi
vàng vùi thân, đọc truyện khiến người ta thương xót thở than cho người bạc
mệnh. Truyện Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, truyện Người con gái trinh
liệt ở Cổ Trâu thì nêu gương tiết nghĩa bào vệ cương thường, có thể trở thành lời
dạy luân lý hàng ngày” [44, tr. 22].
Trong bài viết “Vũ Trinh và Lan Trì kiến văn lục trong dòng truyện truyền kì
Việt Nam” đăng trên Tạp chí văn học số 4-1994 của nhà nghiên cứu Trần Thị Băng
Thanh có khẳng định về nội dung của Lan Trì kiến văn lục “Là đề cao lòng nhân
hậu vị tha, đề cao tình yêu thuỷ chung, niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, tình mẫu
tử thiêng liêng” [29, tr. 34].
Cũng trong Từ điển văn học (bộ mới), tác giả Nguyễn Huệ Chi cho rằng chủ
đề nổi rõ nhất của Lan Trì kiến văn lục là trình bày hiện tượng phá vỡ “khuôn phép”
của những con người thời đại. Sự phá vỡ này có thể theo chiều hướng thoái hóa,
làm cho con người tàn bạo, mất hết nhân tính… nhưng sự phá vỡ cũng theo chiều
hướng tích cực, ở đó con người thường bị đặt trong những tình huống căng thẳng,
đầy bi kịch và chính là trong cuộc vật lộn cay đắng ấy, họ đã có dịp bộc lộ những
phẩm chất cao quý, những tình cảm rất người. Tác giả khẳng định: “Trên phương
diện này, ngòi bút Vũ Trinh tỏ ra rất trân trọng, yêu mến lạ thường. Đặc biệt trong
số những con người được tác giả dành trọn niềm yêu mến thì người phụ nữ chiếm
phần lớn nên cũng có thể nói, đề tài chiếm ưu thế trong tập truyện là nói về số
phận, vẻ đẹp và sức sống của người phụ nữ” [10, tr. 2039].
12
Bên cạnh đó còn có các nhà nghiên cứu hiện đại cũng quan tâm đến Lan Trì
kiến văn lục: Nguyễn Cẩm Thuý, Nguyễn Đăng Na, Vũ Thanh… và rất nhiều luận
văn, luận án tìm hiểu nghiên cứu.
PGS. TS Nguyễn Đăng Na trong Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập
1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997 đề cập đến Lan Trì kiến văn lục có xu hướng của
thế sự. PGS. TS Vũ Thanh trong “Những biến đổi trong nghuyên tắc tự sự của
truyện truyền kì Việt Nam” in trong Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử,
phần 2 do Trần Đình Sử chủ biên, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008, cũng đề
cập đến đề tài thế sự trong Lan Trì kiến văn lục.
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về những tác phẩm cụ thể thuộc thể loại truyền kì, từ Truyền kì mạn lục đến Lan Trì
kiến văn lục nhưng hầu như chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể về chủ đề tình
yêu của thể loại này trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, với những đóng góp
quan trọng về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật của thể loại. Số lượng
công trình khoa học hay những bài viết nghiên cứu, những luận văn, luận án tìm hiểu
về truyện truyền kì trên những phương diện khác nhau khá lớn như tìm hiểu về hình
tượng nhân vật, truyện truyền kì trong mối quan hệ với văn học dân gian… Trong khi
các bài viết nghiên cứu về chủ đề tình yêu nam nữ của thể loại này trong tiến trình
văn học trung đại Việt Nam nói riêng chưa nhiều. Vì thế, trong khuôn khổ tài liệu mà
tôi có được, tôi vô cùng trân trọng những ý kiến, đề xuất khoa học của những người
đi trước. Những tài liệu quý giá trên sẽ là những định hướng cho tôi trong việc tìm
hiểu vẻ đẹp tình yêu trong các tác phẩm mà tôi tiếp nhận được.
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là việc tìm hiểu chủ đề tình yêu nam nữ
trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam, khảo sát qua hai tập truyện Truyền kì
mạn lục, Lan Trì kiến văn lục.
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là nhằm tìm hiểu chủ đề tình yêu nam nữ trong truyện
truyền kì trung đại cụ thể qua những tập truyện Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn
lục để qua đó thấy được vai trò của các tác giả Nguyễn Dữ, Vũ Trinh trong việc vận
dụng sáng tạo các giá trị truyền thống và cũng thấy được sự phát triển của truyện
truyền kì trung đại Việt Nam.
13
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải các vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài: Thể loại
truyện truyền kì và chủ đề tình yêu nam nữ trong truyện truyền kì trung đại Việt
nam. Nội dung và nghệ thuật của chủ đề tình yêu nam nữ trong truyện truyền kì
trung đại Việt Nam (qua Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục)
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng phối hợp
những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp loại hình học: được dùng để xem xét các tác phẩm truyền kì
dựa trên đặc điểm loại hình tự sự của văn học trung đại để từ đó thấy được đóng
góp của thể loại này đối với sự phát triển về nội dung, hình thức nghệ thuật của văn
xuôi tự sự trung đại.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng để xem xét vai trò của truyền kì như
cầu nối giữa văn học dân gian và văn học viết, bên cạnh đó còn nhằm chứng minh
truyền kì đã thể hiện rõ chủ đề tình yêu nam nữ và là một bước tiến của văn xuôi tự
sự trung đại so với những tác phẩm xuất hiện trước đó.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: trong quá trình hoàn thành luận văn,
để làm rõ cho những nhận định của mình, chúng tôi sử dụng phương pháp phân
tích những tác phẩm truyền kì cụ thể, từ đó cũng tổng hợp, khái quát lại trên cơ sở
đã phân tích để có cái nhìn khách quan, chính xác.
- Phương pháp văn học sử: chúng tôi dùng phương pháp này để tìm hiểu quá
trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam trung đại cùng quá trình phát triển của
thể loại truyền kì.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi nội dung
Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ xin tìm hiểu: Chủ đề tình yêu nam nữ
trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam (khảo sát qua Truyền kì mạn lục, Lan trì
kiến văn lục).
5.2. Phạm vi tư liệu
Luận văn tập trung vào hai tập truyện Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn
lục cụ thể khảo sát khoảng 10 truyện liên quan đến đề tài trong hai tập truyện.
Ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu một số tài liệu có liên quan đến truyện truyền kì
14
trung đại Việt Nam như: bối cảnh lịch sử xã hội, cuộc đời sự nghiệp của các tác giả,
những tư tưởng ảnh hưởng đến tác phẩm, thể loại truyện truyền kì, các tập truyện
truyền kì trung đại Việt Nam
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo gồm có 3 chương:
Chương 1: Thể loại truyền kì và chủ đề tình yêu nam nữ trong truyện truyền
kì trung đại Việt Nam
Chương 2: Nội dung phản ánh chủ đề tình yêu nam nữ trong truyện truyền
kì trung đại (qua Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục)
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện chủ đề tình yêu nam nữ trong truyện truyền kì
trung đại (qua Truyền kì mạn lục, Lan Trì kiến văn lục) trên phương diện nghệ thuật
7. Đóng góp của luận văn
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm truyền kì tiêu biểu như:
Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả hay Thánh Tông di thảo, Lan Trì kiến văn lục…
nhưng hầu như chưa có công trình nghiên cứu về chủ đề tình yêu nam nữ. Với luận văn
này, người viết mong muốn góp một cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về thể loại
này trong việc đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của thể loại đối với sự phát triển
của văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Hiểu thêm về nội dung
của thể loại truyền kì sẽ giúp ích cho việc tìm hiểu, phân tích từng tác phẩm cụ thể của
thể loại, đồng thời hiểu thêm về lịch sử phát triển của văn học dân tộc, ảnh hưởng qua
lại giữa các bộ phận văn học (văn học dân gian và văn học viết).
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống chủ đề tình
yêu nam nữ, một trong những chủ đề tiêu biểu và cơ bản của truyện truyền kì Việt
Nam trung đại qua hai tác phẩm tiêu biểu: Truyền kì mạn lục và Lan Trì kiến văn
lục. Người viết sẽ chỉ ra những giá trị nội dung và nghệ thuật trong các truyện
truyền kì trung đại Việt Nam thể hiện chủ đề tình yêu nam nữ, từ đó góp phần
khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của thể loại và những đóng góp của truyện
truyền kỳ vào sự phát triển của văn học dân tộc. Đó là một dịp để người viết rèn
luyện khả năng thao tác nghiên cứu khoa học, cũng là cơ hội để người viết mở rộng
thêm kiến thức, khả năng cảm thụ, phân tích, bình giá văn chương của bản thân.
15
Chương 1
THỂ LOẠI TRUYỀN KÌ VÀ CHỦ ĐỀ TÌNH YÊU NAM NỮ
TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1. Thể loại truyện truyền kì và chủ đề tình yêu nam nữ trong truyện truyền
kì trung đại
1.1.1. Sơ lược về truyện truyền kì
Trong văn học Việt Nam trung đại, văn xuôi nghệ thuật xuất hiện muộn hơn
so với thơ phú và các thể loại văn học chức năng khác. Sự hình thành và phát triển
của văn xuôi thể hiện sự trưởng thành của tư duy nghệ thuật, là bước tiến lớn của
văn học dân tộc. Truyện truyền kì chính là một trong những thể loại quan trọng nhất
của văn xuôi trung đại, những thành tựu nghệ thuật của thể truyện này đã góp phần
làm nên diện mạo cơ bản của bộ phận văn xuôi tự sự.
1.1.1.1. Khái niệm truyện truyền kì
Truyện truyền kì có nguồn gốc từ truyện kể dân gian Trung Quốc, sau đó
được các tác giả ghi chép lại, nâng cao thành một thể loại văn học. Từ điển thuật
ngữ văn học định nghĩa truyền kì là “thể loại tự sự ngắn cổ điển của văn học Trung
Quốc thịnh hành ở thời Đường (…) Kì có nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính
chất hư cấu”. Các tác giả Từ điển văn học (bộ mới) giới thuyết về khái niệm này
đầy đủ, chi tiết hơn: “Một hình thức văn xuôi tự sự Trung Quốc, bắt nguồn từ truyện
kể dân gian, sau các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng các
môtip kì quái, hoang đường lồng vào trong cốt truyện có ý nghĩa trần thế (…) Tuy
nhiên trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là người thật và chính nhân vật mang
hình thức phi nhân thì cũng chỉ là sự cách điệu, phóng đại của tâm lí, tính cách một
loại người nào đấy, và vì thế truyện truyền kì mang đậm yếu tố nhân bản, có giá trị
nhân bản sâu sắc” [10, tr. 447]. Như vậy, định nghĩa về thể loại này khá thống nhất.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều thống nhất truyền kì là một thể loại văn xuôi tự
sự thời trung đại được đặc trưng bởi tính chất hư cấu, kì lạ trong nhân vật, cốt
truyện, nhằm phản ánh hiện thực.
16
Truyện truyền kì không chỉ là đặc sản riêng trong văn xuôi tự sự Việt Nam
mà còn phát triển ở toàn bộ vùng văn học Đông Á. Nói đến truyện kì ảo Đông Á,
trước tiên, phải nói đến truyện kì ảo trong văn học Trung Quốc - trung tâm văn hóa
có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu dài nhất đến văn học của các nước trong khu vực.
Lịch sử truyện kì ảo Trung Quốc chia làm các thời kì: truyện chí quái thời Lục triều,
truyện truyền kì thời Đường - Tống, truyện chí dị thời Minh - Thanh. Chí dị, thực ra
là giai đoạn tiếp theo của truyền kì. Truyền kì đạt được thành tựu rực rỡ vào đời
Đường. Cách xây dựng nhân vật, tình tiết, ngôn ngữ đều có những khai phá và sáng
tạo. Hồng Mại (đời Tống) đã đánh giá truyền kì đời Đường là “kì diệu một thời”.
Thời kì Minh - Thanh cũng là một trong những giai đoạn phát triển đến đỉnh điểm
của truyền kì, chí dị, trong đó nổi bật hai tên tuổi lớn là Cù Hựu - tác giả Tiễn đăng
tân thoại và Bồ Tùng Linh - tác giả Liêu trai chí dị.
Hơn mười thế kỉ hình thành và phát triển, truyện truyền kì Trung Quốc đã để
lại những thành tựu rực rỡ và có sức ảnh hưởng lớn đến nền văn học của các nước
đồng văn trong khu vực. Trong đó, tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu có
sức lan tỏa mạnh nhất, rõ rệt nhất, thúc đẩy sự ra đời các tập truyện truyền kì ở ba
nước Đông Á còn lại như Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (1435 - 1493,
Triều Tiên), Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (đầu thế kỉ XVI, Việt Nam), Già tỳ
tử của Asai Ryohi (1612 - 1691, Nhật Bản). Kim Ngao tân thoại, hoàn thành vào
khoảng giữa thế kỉ XV, là tiểu thuyết Hán văn đầu tiên của Hàn Quốc, có giá trị cao
trong văn học cổ điển nước này. Già tỳ tử cũng có một vị trí quan trọng trong văn
học Nhật Bản, dù không phải là truyện thần quái đầu tiên, nhưng là tác phẩm điển
hình theo kiểu truyện truyền kì của Nhật.
1.1.1.2. Đặc trưng thể loại
Đặc trưng quan trọng nhất của truyền kì là sự kết hợp yếu tố kì và thực. Cái
kì là một phạm trù mĩ học, đặc trưng tư duy của người phương Đông và là thế giới
quan thời kì cổ trung đại. Không phải ngẫu nhiên mà những tác phẩm nổi tiếng, tiêu
biểu của phương Đông đều chứa đựng nhiều cái kì (“vô kì bất truyền”). Cái kì trong
truyện truyền kì đã phát triển từ thụ động đến tự ý thức: từ ảnh hưởng của văn học
dân gian, sử kí, tôn giáo đến việc được nhà văn sử dụng như một thủ pháp nghệ
17
thuật, một hạt nhân tự sự quan trọng trong kết cấu tác phẩm. Kết hợp chặt chẽ
với cái kì trong hạt nhân của thể loại là cái thực và xu thế phát triển tất yếu của
truyền kì là gia tăng yếu tố thực. Tuy nhiên, cái kì không mất đi mà hòa quyện
chặt chẽ với cái thực trong một kết cấu thống nhất làm nên đặc trưng của thể
loại. Nếu thiếu cái kì, truyện dễ trở thành truyện kí; thiếu cái thực, truyện truyền
kì không thể vượt thoát khỏi giới hạn của chí quái. Vai trò của yếu tố kì và thực
trong hạt nhân cơ bản của truyện sẽ biến đổi và có những đặc điểm riêng qua
từng giai đoạn phát triển của thể loại.
Đặc trưng thứ hai của truyền kì, với tư cách một thể loại văn học nghệ thuật
là sự kết hợp nhiều thể loại văn chương. Trong tác phẩm bên cạnh các thể văn xuôi
còn bao gồm văn vần, thơ, từ, phú, lục… tạo nên một chỉnh thể thẩm mĩ “hàng
hàng châu ngọc, lời lời gấm thêu”. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khái quát: “truyện
truyền kì dùng văn xuôi để kể, đến chỗ tả cảnh, tả tình thì dùng văn biền ngẫu, khi
nhân vật bộc lộ cảm xúc thì thường làm thơ” [24, tr.294].
Một truyện truyền kì thường có dung lượng không lớn. Vì vậy PGS.TS
Nguyễn Đăng Na xếp truyền kì vào thể loại truyện ngắn. Bố cục mỗi truyện thường
chia thành ba phần: mở đầu giới thiệu danh tính, nguồn gốc nhân vật, giữa truyện kể
lại hành trạng, cuộc đời nhân vật và phần kết khẳng định tính chân thực của câu
chuyện. Phần lời bình nằm cuối mỗi truyện cũng được xem là một bộ phận hữu cơ
trong kết cấu chỉnh thể của thể loại.
1.1.2. Chủ đề tình yêu nam nữ trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam
1.1.2.1. Khái niệm: chủ đề, tình yêu, tình yêu nam nữ
Chủ đề là vấn đề chủ yếu, trung tâm, là phương diện chính yếu của đề tài.
Nói cách khác, chủ đề là những vấn đề được nhà văn tập trung soi rọi, tô đậm, nêu
lên trong tác phẩm mà nhà văn cho là quan trọng nhất. Chủ đề tác phẩm nói lên
chiều sâu tư tưởng, khả năng nắm bắt những vấn đề của cuộc sống. Từ những đề tài
cụ thể, bình thường, tác giả có thể nêu lên những chủ đề có tính khái quát to lớn và
sâu sắc, cùng với tư tưởng tạo ra tầm vóc của tác phẩm. Một tác phẩm có thể có
nhiều chủ đề, nhưng thường có chủ đề chính và chủ đề phụ. Chủ đề chính là vấn đề
bao quát nhất, chủ yếu nhất, chủ đề phụ là những vấn đề nhỏ và có liên quan tới chủ
18
đề chính. Phân biệt chủ đề chính phụ đôi khi rất khó, cũng như xác định chủ đề vời
người mới cầm bút và bạn đọc nhiều khi lúng túng, nhất là đối với thơ ca do bản
năng cảm xúc, không xác định trước, nghĩ đến đâu làm đến đấy. Nếu không xác
định chủ đề trước dễ dẫn tới lan man và không kết thúc được.
Tình yêu là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao
động từ tình cảm cá nhân ("Tôi yêu mẹ tôi") đến niềm vui sướng ("Tôi thích món ăn").
Tình yêu thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc
gắn bó. Nó cũng có thể là một đức tính đại diện cho lòng tốt của con người, sự nhân
từ và sự thông cảm "mối quan tâm trung thành và vị tha hướng tới người khác". Nó
cũng có thể mô tả các hành động nhân văn và thông cảm đối với người khác, chính
bản thân mình hoặc các con vật. Từ "tình yêu" có thể có nhiều ý nghĩa liên quan
nhưng khác biệt trong các bối cảnh khác nhau. Nhiều ngôn ngữ khác sử dụng nhiều
từ ngữ để diễn tả một số khái niệm khác nhau của "tình yêu"; một ví dụ là có 4 từ
Hy Lạp cho "tình yêu" (storge, philia, eros, agape). Khác biệt trong khái niệm tình
yêu của các nền văn hóa khác nhau dẫn đến việc thành lập một định nghĩa phổ quát
cho tình yêu là rất khó khăn. Tính chất phức tạp và trừu tượng của tình yêu thường
tạo ra các thành ngữ về tình yêu ở đó tình yêu vượt trên mọi cảm xúc khác. Dẫn
chứng là một số câu tục ngữ thông thường về tình yêu, từ "Tình yêu sẽ chiến thắng
tất cả" của Virgil đến "Tất cả thứ bạn cần là tình yêu" của Beatles. Thánh Thomas
Aquinas, sau Aristotle, định nghĩa tình yêu là "tạo ra điều tốt lành cho người
khác." Bertrand Russell mô tả tình yêu như một điều kiện "có giá trị tuyệt đối", trái
ngược với giá trị tương đối. Nhà triết học Gottfried Leibniz nói tình yêu là "vui
mừng vì hạnh phúc của người khác". Nhà sinh học Jeremy Griffith định nghĩa tình
yêu là "lòng vị tha vô điều kiện". Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc
giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt… làm cho họ có nhu
cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho
nhau cuộc sống của mình. Tình yêu thật sự không phải là cảm xúc, dù nó thường
đến cùng những cảm xúc mạnh đến mức làm con người choáng ngợp. Sự hiểu biết
lẫn nhau mới là nền tảng của tình yêu thật sự. Tình yêu cũng như một loại cây xanh,
nếu ta không biết cách chăm sóc dưỡng nuôi, hoặc thừa hoặc thiếu, thì nó sẽ héo tàn
và lụi bại. Tình yêu là tình cảm sâu sắc, đáng trân trọng của cá nhân, tuy nhiên
19
không nên cho rằng đó hoàn toàn là việc riêng tư của mỗi người. Tình yêu luôn
mang tính xã hội. Trước hết, tình yêu được bắt nguồn và bị chi phối bởi những quan
niệm, kinh nghiệm sống của những người yêu nhau (mà những quan niệm, kinh
nghiệm này lại phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà cá nhân đang sống, vào vị trí xã
hội và đặc điểm của thời đại…). Mặc khác, tình yêu luôn luôn đặt ra những vấn đề
mà xã hội cần phải quan tâm, chăm lo cho việc kết hôn, xây dựng gia đình hạnh
phúc, tiến bộ. Tình yêu là một khái niệm đa nghĩa trong cách diễn đạt và cách hiểu
của mọi người, nhưng theo nghĩa chung nhất, tình yêu là trạng thái tình cảm của chủ
thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và phải nảy sinh ý
muốn được gắn kết với chủ thể đó ở một khía cạnh hay mức độ nhất định. Ai trong
chúng ta cũng có tình yêu, từ một đứa trẻ lớn lên biết yêu cha mẹ, anh chị em cho
tới những tình cảm thiêng liêng như yêu quê hương đất nước, từ những tình yêu trai
gái thơ mộng cho tới những cảm xúc mãnh liệt trước thiên nhiên hay đồng loại.
Vậy, tình yêu đôi lứa là gì ? Có lẽ tình yêu là điều không thể định nghĩa một cách
chính xác, nhưng đó là một thứ cảm xúc tuyệt vời và không thể so sánh, nó tạo nên
sức mạnh to lớn cả vô hình lẫn hữu hình và suốt cuộc đời này, trên khắp thế gian
này chúng ta luôn luôn được chứng kiến nó. Shakespeare nói tình yêu của các chàng
trai không nằm ở phía tim mà ở đôi mắt. Ông bà ta cũng từng dạy “con trai yêu
bằng mắt, con gái yêu bằng tai”. Tình yêu vì thế được bắt nguồn từ những cái nhìn.
Khi người ta yêu nhau, họ luôn muốn mình trở nên đẹp hơn trong mắt người mà họ
yêu, đặc biệt là các cô gái. Họ thường chăm chút và làm đẹp hơn cho chính mình.
Yêu là khi bạn lấy đi tất cả mọi đam mê, cuồng nhiệt, lãng mạn mà cuối cùng bạn
vẫn biết rằng mình vẫn luôn nhớ về người đó. Tình yêu luôn đi đôi với nỗi nhớ. Yêu
là phải biết hi sinh vì tình yêu của mình. Sự hi sinh ở đây có thể hiểu là quan tâm
chia sẻ những khó khăn, có thể là đối mặt với mọi thử thách, mọi thế lực muốn ngăn
trở tình yêu. Yêu có nghĩa là đối xử với một ai đó tốt hơn tất cả mọi người, tốt hơn
với cả chính bản thân mình. Nói tóm lại, tình yêu là tình cảm thiêng liêng và khó
định nghĩa. Tình yêu vừa xuất phát từ bản năng con người lại vừa là kết quả của sự
gặp gỡ giữa hai tâm hồn đồng điệu, cùng gắn bó, thương yêu, vượt qua mọi khó
khăn để đi đến hôn nhân hạnh phúc.
20
Tình yêu nam nữ: Tình yêu giữa hai giới tính nam và nữ (hoặc giữa những
người cùng giới) được định nghĩa là "Hệ quả của sự kết hợp giữa bản năng và trí tuệ
của con người". Định nghĩa trên hình thành từ khái niệm "bản năng con người" và
"trí tuệ con người". Theo triết học: tình yêu là một loại tình cảm giữa người và
người, hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ. Bản năng con người được nhìn nhận
trong đây là những hành động suy nghĩ sẵn có từ trong tự nhiên trong đó có việc
giao cấu để duy trì nòi giống (giữa hai giống đực và cái), việc tụ tập số đông - kết
hợp nhiều cá thể để đạt mục đích sinh tồn...Trong xã hội loài người phát triển, với
bộ óc thông minh, hay trong đây gọi là "trí tuệ" cho phép con người không chỉ dừng
lại ở việc kết hợp cá thể hay giao cấu đơn thuần như ở động vật mà còn hình thành
vô số những biểu hiện quan tâm, chăm sóc, bảo vệ... lẫn nhau. Từ hai yếu tố trên,
tình yêu trở thành điều tất yếu trong xã hội và hơn nữa, sự kết hợp của trí tuệ làm
cho những biểu thái của tình yêu đa dạng thậm chí kỳ lạ, khiến nhiều người cảm
thấy rất khó để có thể có một cơ sở chắc chắn khi nói về tình yêu giới tính.
1.1.2.2. Cơ sở lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học hình thành chủ đề tình yêu nam nữ
trong truyện truyền kì trung đại
Trong quá trình hình thành và phát triển đất nước ta đã chịu ảnh hưởng của
nhiều luồng tư tưởng triết học, tôn giáo như: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo…Tuy
nhiên cùng với dòng chảy của thời gian và sự sàng lọc văn hóa trên tinh thần tiếp
thu một cách có chọn lọc phù hợp với nhận thức của dân tộc thì Nho giáo là hệ tư
tưởng có sức ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tư tưởng văn hoá Việt Nam. Nho giáo đã
trị vì và thống lĩnh tư tưởng chính trị và học thuật của Việt Nam trong khoảng thời
gian dài thậm chí cho đến ngày nay vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ.
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là một thuật
ngữ bắt đầu từ chữ “Nho”, theo Hán tự từ "nho" gồm từ "nhân" (người) đứng gần
chữ "nhu". Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách thánh hiền, có thể
dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý…Nhìn chung "Nho" là một danh
hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa. Tại Trung Quốc, Nho giáo độc tôn từ
thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của
Trung Hoa trong hơn 2.000 năm. Từ thế kỷ thứ 4, Nho giáo lan rộng và cũng rất
phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.