Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh tỉnh hậu giang thực trạng và giải pháp (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.44 KB, 14 trang )

TÓM TẮT
Đề tài Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh tỉnh Hậu Giang: Thực trạng và giải pháp được,
nghiên cứu từ tháng 5 năm 2016 đến tháng 11 năm 2016 với phạm vi một Chi nhánh Hội
sở tỉnh, tám Chi nhánh huyện - thị xã và ba phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu đề tài phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
tại Agribank Hậu Giang và đề ra giải pháp góp phần hoàn thiện quản trị rủi ro tín
dụng tại Chi nhánh.
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu nợ quá hạn, nợ xấu tại
Agribank Hậu Giang từ năm 2011 đến năm 2015, trao đổi với 48 cán bộ làm công tác
tín dụng và khảo sát 104 hồ sơ nợ xấu tại các Chi nhánh của Agribank Hậu Giang.
Sau đó, áp dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích đặc điểm của mẫu và xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Qua khảo sát 104 hồ sơ nợ xấu theo 3 tiêu chí cơ bản gồm: (1) Mức độ kiểm
tra, giám sát sử dụng vốn của ngân hàng đối với khách hàng; (2) Mục đích sử dụng
vốn thực tế so với mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng; (3) Và thua lỗ do kinh doanh,
thất mùa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Rủi ro phát sinh từ việc kiểm tra, giám sát sử
dụng vốn của ngân hàng đối với khách hàng không đầy đủ, thường xuyên chiếm
53/104 hồ sơ; Rủi do khách hàng vay vốn sử dụng vốn không đúng với mục đích đã
thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng chiếm 40/104 hồ sơ; Và Rủi ro do người vay
sản xuất kinh doanh thua lỗ, thất mùa chiếm 77/104 hồ sơ. Ba yếu tố này không tác
động riêng lẻ mà có mối quan hệ phụ thuộc, đan xen lẫn nhau gây ra rủi ro tín dụng.

-iii-


ABSTRACT
Credit Risk Management at Vietnam Bank for Agriculture and Rural
Development (Agribank) - Hau Giang Province Branch: Situation and solution are
studied from May 2016 to November 2016 for 01 provincial headquarter, 08 district


branches and 03 transaction offices in Hau Giang province.
Objective of the research is to analyze situations affecting to the credit risk at
Agribank - Hau Giang Province Branch and to recommend solutions improving credit
risk management at the branch.
The Thesis used method of data collection of overdue debts, bad loans at Hau
Giang Province Branch of Agribank from 2011 to 2015, of discussion with 48 credit
staffs and surveying 104 bad debt profiles at Agribank - Hau Giang Province Branch.
Then, applied the descriptive statistical analysis method to analyze the characteristics
of the samples and identified factors affecting to the credit risk management.
The survey of 104 records of bad debt by 3 basic criteria include: (1) The level
of inspection and supervision to use the bank's capital to its customers; (2) Intended
use actual capital compared with the purpose stated in the credit agreement; (3) And
due to loss of business or production.
The study’s results showed that: The risk arising from the inspection and
supervision of the banking capital usage for customers is incomplete, often
accounting for 53/104 records; Risk by use the bank’s capital of loan customers
incorrect with credit contract accounted for 40/104 records; And risk causing by loan
customers due to business losses, or production losses accounted for 77/104 records.
Three factors did not have separate impacts but have dependent and intertwine
relationships causing credit risk.

-iv-


MỤC LỤC
Trang tựa
Quyết định giao đề tài
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii

ABSTRACT ..............................................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................x
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH..................................................................................... xii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................................1
2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .....................................................................2
2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến rủi ro tín dụng ...........................................2
2.2 Đánh giá tổng quan tài liệu nghiên cứu .........................................................4
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................5
3.1 Mục tiêu chung ..............................................................................................5
3.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................5
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................5
4.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................5
4.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................6
5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ...........................................................................6
6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU...................................................6
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ...................................................................................7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ..............8
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG ..................................................8
1.1.1 Khái niệm về tín dụng.................................................................................8
1.1.2 Bản chất của tín dụng .................................................................................8

-v-


1.2 RỦI RO TÍN DỤNG .........................................................................................9
1.2.1 Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng ........................................................9
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng .............................................................................9
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng ...........................................10

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng .......................................................10
1.2.4.1 Năng lực quản trị của ngân hàng .......................................................10
1.2.4.2 Năng lực quản lý của khách hàng ......................................................10
1.2.4.3 Môi trường hoạt động kinh doanh .....................................................11
1.2.5 Hậu quả của rủi ro tín dụng ......................................................................11
1.2.5.1 Đối với ngân hàng ..............................................................................11
1.2.5.2 Đối với nền kinh tế .............................................................................11
1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ...................................................................12
1.3.1 Khái niệm ..................................................................................................12
1.3.2 Mục đích của quản trị rủi ro tín dụng .......................................................12
1.3.3 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng..............................................................12
1.3.4 Một số biện pháp đo lường rủi ro tín dụng ...............................................14
1.3.4.1 Phương pháp định tính .......................................................................14
1.3.4.2 Phương pháp định lượng ....................................................................15
1.4 VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG .........................................16
1.4.1 Ngân hàng báo cáo và kiểm soát rủi ro ....................................................16
1.4.2 Ngân hàng đề ra chiến lược kinh doanh ...................................................17
1.4.3 Ngân hàng phát huy lợi thế cạnh tranh .....................................................17
1.5 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ....................................................................18
1.5.1 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà thành phố Hồ Chí Minh ....18
1.5.2 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam .....................19
1.5.3 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam ...............................20
1.5.4 Bài học kinh nghiệm cho Agribank ..........................................................21

-vi-


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
AGRIBANK HẬU GIANG ....................................................................................23

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AGRIBANK HẬU GIANG ................................23
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang .........................................23
2.1.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ......................................................23
2.1.1.2 Điều kiện kinh tế ................................................................................23
2.1.2 Quá trình hình thành và kết quả hoạt động của Agribank Hậu Giang .....24
2.1.2.1 Quá trình hình thành ..........................................................................24
2.1.2.2 Tổ chức bộ máy của Agribank Hậu Giang ........................................25
2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh ...........................................................28
2.2 RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK HẬU GIANG ..................................30
2.2.1 Hoạt động tín dụng tại Agribank Hậu Giang ............................................30
2.2.2 Rủi ro tín dụng tại Agribank Hậu Giang ..................................................32
2.3 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG ......................................37
2.3.1 Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía ngân hàng ...........................................42
2.3.2 Nguyên nhân rủi ro thuộc về phía khách hàng .........................................48
2.3.3 Nguyên nhân rủi ro khách quan ................................................................52
2.4 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK
HẬU GIANG ........................................................................................................53
2.4.1 Cơ sở pháp lý quản trị rủi ro tín dụng .......................................................53
2.4.1.1 Hệ thống văn bản của Ngân hàng Nhà nước .....................................53
2.4.1.2 Hệ thống văn bản của Agribank .........................................................54
2.4.2 Cơ chế điều hành ......................................................................................57
2.4.2.1 Về chính sách tín dụng .......................................................................57
2.4.2.2 Cơ chế phán quyết ..............................................................................59
2.4.3 Quy trình thực hiện quản trị rủi ro ............................................................61
2.4.3.1 Quản trị trước khi cho vay .................................................................62
2.4.3.2 Quản trị rủi ro trong khi cho vay .......................................................63
2.4.3.3 Quản trị rủi ro sau khi cho vay...........................................................64

-vii-



2.5 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK
HẬU GIANG.........................................................................................................65
2.5.1 Kết quả đạt được .......................................................................................65
2.5.2 Các hạn chế và nguyên nhân ....................................................................66
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK HẬU GIANG ........................................69
3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ......................................................................69
3.1.1 Dự báo tình hình rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng ...................69
3.1.2 Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng ...........................................71
3.1.3 Cơ sở xuất phát từ kết quả phân tích ........................................................72
3.1.3.1 Xuất phát từ nguyên nhân dẫn đến rủi ro ...........................................72
3.1.3.2 Xuất phát từ thực trạng quản trị rủi ro ...............................................72
3.1.3.3 Xuất phát từ kinh nghiệm chuyên gia ................................................73
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TẠI AGRIBANK HẬU GIANG ..............................................................74
3.2.1 Nhóm giải pháp phòng ngừa rủi ro ...........................................................74
3.2.1.1 Nâng cao chất luợng thẩm định và phân tích tín dụng ......................74
3.2.1.2 Kiểm soát giải ngân và sau khi cho vay .............................................76
3.2.1.3 Nâng cao năng lực cán bộ ..................................................................77
3.2.1.4 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ......................................79
3.2.1.5 Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng .............................................80
3.2.2 Nhóm các giải pháp hạn chế, xử lý rủi ro xảy ra ......................................81
3.2.2.1 Tăng cường hiệu quả xử lý nợ có vấn đề ...........................................81
3.2.2.2 Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay...........................................................82
3.2.2.3 Thực hiện nghiêm túc chấm điểm khách hàng và phân loại nợ .........83
PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................84
1. KẾT LUẬN .......................................................................................................84
2. KIẾN NGHỊ.......................................................................................................85
2.1 Đối với Chính phủ .......................................................................................85


-viii-


2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước ......................................................................85
2.3 Đối với Agribank .........................................................................................85
2.4 Đối với Agribank Hậu Giang.......................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87
PHỤ LỤC .................................................................................................................89
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THÔNG TIN KHÁCH HÀNG VAY VỐN .......................89
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁN BỘ TÍN DỤNG .....................91
PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG ..............................92
PHỤ LỤC 4: PHIẾU KHẢO SÁT CHUYÊN GIA ..............................................93
PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ 1 .................................................94
PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ 2 .................................................95
PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ 3 .................................................96

-ix-


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. Agribank: (Vietnam Bank for

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Agriculture and Rural Development)

Nông thôn Việt Nam

2. Agribank: Hậu Giang


Agribank – Chi nhánh tỉnh Hậu Giang

3. CIC: (Credit Information Center)

Trung tâm Thông tin tín dụng quốc
gia Việt Nam
Chỉ số giá tiêu dùng

4. CPI: (Consumer Price Index)

5. HDBank: (Ho Chi Minh City Development Ngân hàng thương mại cổ phần Phát
Joint Stock Commercial Bank)

triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh

6. USD: (United States Dollar)

Đô la Mỹ; Mỹ kim

7. VAMC: (Vietnam Asset Management

Công ty trách nhiệm hữu hạn một

Company)

thành viên Quản lý tài sản của các Tổ
chức Tín dụng Việt Nam
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc


8. VIB: (Vietnam International Bank)

tế Việt Nam
9.

VietinBank:

(Vietnam

Joint

Stock Ngân hàng thương mại cổ phần Công

Commercial Bank for Industry and Trade)

-x-

Thương Việt Nam


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Nợ nhóm từ năm 2011 - 2015 của Agribank Hậu Giang


33

Bảng 2.2

Số lượng mẫu khảo sát khách hàng có nợ xấu

38

Bảng 2.3

Kết quả khảo sát nguyên nhân nợ xấu

39

Bảng 2.4

Khảo sát ý kiến về nguyên nhân rủi ro từ phía ngân hàng

43

Bảng 2.5

Khảo sát ý kiến của khách hàng về nguyên nhân rủi ro cho vay

49

Bảng 2.6

Bảng thang điểm xếp loại khách hàng


56

Bảng 3.1

Khảo sát ý kiến về các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

74

-xi-


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Số hiệu hình
Hình 2.1
Hình 2.2

Tên hình
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Agribank Hậu Giang
Thu nhập - Chi phí - Lợi nhuận từ năm 2011 – 2015 của
Agribank Hậu Giang

Trang
26
29

Hình 2.3

Dư nợ từ năm 2011 – 2015 của Agribank Hậu Giang


31

Hình 2.4

Cơ cấu nợ quá hạn từ năm 2011 – 2015 của Agribank Hậu Giang

35

Hình 2.5

Sơ đồ chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng

55

-xii-


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ năm 2011 đến năm 2015, thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam có nhiều
biến động, lạm phát và thiểu phát diễn biến đan xen với tần suất ngắn, ngân hàng lúc
thiếu, lúc thừa vốn, lãi suất cho vay có lúc rất cao (đầu năm 2011 lãi suất lên đến
20%), nguồn vốn tín dụng đáp ứng cho người vay không kịp thời, lãi suất cao tác
động lớn đến kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ tiền vay của khách hàng. Bên
cạnh đó, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ trong từng thời
kỳ, chính sách thắt chặt, nới lỏng tín dụng của các ngân hàng biến động thường xuyên
theo chu kỳ lạm phát làm cho chính sách tín dụng không ổn định đã gây khó khăn
cho khách hàng và hệ quả là rủi ro trong điều hành quản lý tín dụng của các ngân
hàng tăng cao. Ngoài ra, việc phân loại nợ, xếp loại tín dụng theo quy định mới tại
Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TTNHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước nợ xấu được đánh giá và xếp loại

theo chuẩn hóa quốc tế nên tỷ lệ nợ xấu tăng, nhất là nợ xấu tăng theo liên ngân hàng
theo thông tin Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC), đòi hỏi cần
phải có sự thay đổi trong quan điểm quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng trong những
năm tiếp theo khi thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam hội nhập cùng quốc tế.
Chương trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng được xúc tiến tích cực hơn. Năm
2015 Ngân hàng Nhà nước đã mua lại ba ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém với
giá 0 đồng, kiểm soát đặc biệt một ngân hàng và một tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
sáp nhập ba ngân hàng; cho phép ngân hàng thương mại mua lại hai công ty tài chính;
thu hồi giấy phép một công ty tài chính và một chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thực
tế trong thời gian qua, một số ngân hàng đã không có chính sách quản trị rủi ro toàn
diện, nên một số thông tin cảnh báo tín dụng cần thiết tại một vài thời điểm chưa tốt,
tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng đã dẫn đến rủi ro tín dụng, hệ quả là một số
ngân hàng thương mại rơi vào trạng thái mất kiểm soát hoặc bị Ngân hàng Nhà nước
kiểm soát đặc biệt. Đề án tái cơ cấu, sắp xếp lại các ngân hàng thương mại từ năm

-1-


2011 đến năm 2015 đã trôi qua, số ngân hàng thương mại yếu kém trong quản trị rủi
ro tín dụng đã bị sáp nhập, hoặc Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 (không) đồng
để tiến hành tái cơ cấu. Chính vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng sẽ giúp cho các ngân
hàng hoạt động dựa theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước quy định về tín dụng,
đảm bảo việc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra tuân thủ theo
quy định của pháp luật, không vi phạm các nguyên tác về quản trị rủi ro tín dụng.
Với cơ cấu thu nhập chiếm trên 95% trong tổng thu nhập của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Hậu Giang (Agribank
Hậu Giang), hoạt động tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh
doanh, đồng thời cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất của Chi nhánh. Mặc dù
trong những năm gần đây, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng đã nhận được sự quan tâm
của Ban Giám đốc, đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, nhưng trên thực tế, công

tác này vẫn còn nhiều thiếu sót, yếu kém, đặt ra yêu cầu: nếu không nghiên cứu, tìm
cách khắc phục thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến hoạt động và kết quả kinh doanh của Chi
nhánh. Xuất phát từ những lý do như đã nêu nên đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Hậu
Giang: Thực trạng và giải pháp” là cần thiết phải được nghiên cứu.
2. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian qua ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài hoạt động tín dụng.
2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến rủi ro tín dụng
Các kết quả nghiên cứu liên quan đến rủi ro tín dụng ngân hàng gần đây gồm:
- Trương Đông Lộc (2010), nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước ở khu vực Đồng bằng Sông
Cửu Long [2]. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 202 bộ hồ sơ vay
vốn được thu thập từ 04 ngân hàng thương mại nhà nước là Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển, Ngân
hàng thương mại cổ phần Công Thương và Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng
Sông Cửu Long. Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng mô hình Logistic. Kết quả

-2-


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiêngs việt
[1]. Nguyễn Lan Khanh (2010), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Quốc tế Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ quản
trị kinh doanh, Trường Đại học Ngoại thương.
[2]. Trương Đông Lộc (2010), “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các
ngân hàng thương mại nhà nước ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển, (156), tr. 49-52.
[3]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN

ngày 31/12/2001, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
[4]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày
21/01/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
[5]. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày
18/03/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
[6]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2011), Quyết định
số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011, Tổng GĐ Agribank, Hà Nội.
[7]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định
số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014, Chủ tịch HĐTV Agribank, Hà Nội.
[8]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Quyết định
số 66/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 22/01/2014, Chủ tịch HĐTV Agribank, Hà Nội.
[9]. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2015), Quyết định
số 450/QĐ-HĐTV-XLRR, ngày 30/05/2015, Chủ tịch HĐTV Agribank, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Tiến Phúc (2015), Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng
tại các chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long, Luận văn Thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Trà Vinh.
[11]. Hoàng Tùng (2011), “Phân tích rủi ro tín dụng doanh nghiệp bằng mô hình
Logistic”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, (2), tr. 193-199.

-87-


Trang web
[12]. Đặng Thị Thanh Bình (2016), “Một số đánh giá về chính sách chống lạm phát
của Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015”. Nguồn:
/nghien-cuu/mot-so-danh-gia-ve-chinh-sach-chong-

lam-phat-cua-viet-nam-

giai-doan-2011 - 2015.html, Ngày truy cập: 10/8/2016.

[13]. Uy Tín (2016), “Hội nghị xúc tiến đầu tư Hậu Giang – Tiềm năng đầu tư và phát
triển”, pageid=1&Item,
Ngày truy cập: 23/9/2016.
[14]. Agribank - Những cột mốc và chặng đường lịch sử, http://www.
agribank.com.vn/101/784/gioi-thieu/lich-su.aspx, Ngày truy cập: 23/9/2016.
[15]. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số NHTM Việt Nam,
Ngày truy cập: 05/9/2016.
[16]. Phương

pháp

xác

định

cỡ

mẫu,



gspot.com/2015/04/phuong-phap-xac-inh-co-mau.html, Ngày truy cập: 28/10/2016

-88-



×