Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan khu giáo dục đào tạo khu công nghệ cao hòa lạc hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.03 KB, 39 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ HƯƠNG GIANG

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO, KHU CÔNG NGHỆ CAO
HÒA LẠC, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

Hà Nội, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ HƯƠNG GIANG
KHÓA 2015 – 2017

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
KHU GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO, KHU CÔNG NGHỆ CAO
HÒA LẠC, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị


Mã số: 60.58.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. NGUYỄN LÂN

Hà Nội, năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn thạc sĩ : “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu Giáo
dục – Đào tạo, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội” không phải là một đề tài duy
nhất nghiên cứu về giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho một Khu
giáo dục – đào tạo nhưng là một đề tài mới về giải pháp tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan cho một trường Khu giáo dục – đào tạo ở miền Bắc. Trong quá trình
thực hiện luận văn tôi đã cố gắng tìm hiểu, tổng kết các kiến thức lý thuyết và kinh
nghiệm thực tiễn làm cơ sở để nghiên cứu đề tài. Suốt thời gian đó, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, đoàn thể và các cá nhân hoạt động trong
lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, quy hoạch và quản lý về lĩnh lực kiến trúc cảnh
quan.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn khoa học:
GS.TS Nguyễn Lân.
Tôi xin trân trọng cám ơn sự góp ý chân thành, ý nghĩa của các thầy, cô giáo
trong và ngoài Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại Học Kiến trúc Hà Nội,
Khoa sau đại học, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia – Bộ Xây dựng và
các đơn vị khác đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu
để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình trong quá trình tôi

thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc tới những sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hương Giang


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ: “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
Khu Giáo dục – Đào tạo, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội” là công trình
nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của
Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Khoa Sau Đại học, Trường Đại học
Kiến trúc Hà Nội và Hội đồng chấm bảo vệ tốt nghiệp về nội dung Luận văn Thạc sĩ
cũng như tính trung thực và sự nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hương Giang


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan

Mục lục
Danh mục bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
Mục đích nghiên cứu của luận văn. ...................................................................... 2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................ 2
Phương pháp nghiên cứu. ..................................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học của đề tài. ................................................................................. 3
Những khái niệm, thuật ngữ dùng trong luận văn .............................................. 3
Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 6
PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 7
CHƯƠNG I: HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN CỦA KHU GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, KCNC HÒA LẠC ....................... 7
1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................... 7
1.1.1.

Khái niệm Khu Giáo dục đào tạo - Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc . 7

1.1.2.

Vị trí, giới hạn khu vực nghiên cứu ...................................................... 9

1.1.3.

Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 12

1.1.4.

Các dự án, quy hoạch liên quan ......................................................... 13


1.2. Điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế - xã hội ..................................... 23
1.2.1. Địa hình................................................................................................. 23
1.2.2. Khí hậu.................................................................................................. 23
1.2.3. Địa chất thủy văn, địa chất công trình .................................................... 25
1.2.4. Kinh tế - văn hóa xã hội......................................................................... 25
1.2.5. Cảnh quan tự nhiên và môi trường:........................................................ 26
1.3. Hiện trạng sử dụng đất và phân khu chức năng ....................................... 27
1.4. Hiện trạng tổ chức không gian KTCQ các công trình kiến trúc .............. 29
1.5. Hiện trạng tổ chức không gian KTCQ không gian mở............................. 31


1.5.1.

Cây xanh............................................................................................ 31

1.5.2.

Mặt nước ........................................................................................... 31

1.6. Hiện trạng tổ chức không gian KTCQ công trình hạ tầng kỹ thuật và môi
trường .................................................................................................................. 31
1.6.1.

Giao thông ......................................................................................... 31

1.6.2.

Cấp thoát nước, cấp điện và thông tin liên lạc .................................... 31


1.6.3.

Môi trường......................................................................................... 34

1.7. Đánh giá về thực trạng tổ chức không gian KTCQ .................................. 36
1.7.1.

Đánh giá tổng hợp ............................................................................. 36

1.7.2.

Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết ................................................ 36

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN
TRÚC CẢNH QUAN KHU GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO, KCNC HÒA LẠC ...... 38
2.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................ 38
2.1.1.

Nguyên lý quy hoạch ......................................................................... 38

2.1.2.

Kiến trúc cảnh quan ........................................................................... 39

2.1.3.

Thiết kế đô thị.................................................................................... 40

2.1.4.


Quy hoạch có sự tham gia của cộng đồng .......................................... 44

2.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 46
2.2.1.

Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến năm 2020 .................... 46

2.2.2.

Các Luật, Nghị định, quyết định, thông tư, văn bản nhà nước liên quan
48

2.2.3.

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế có liên quan. ................................ 49

2.2.4.

Các quy hoạch liên quan .................................................................... 49

2.3. Các yếu tố tác động vào việc tổ chức không gian KTCQ cho Khu giáo dục
– đào tạo ............................................................................................................... 53
2.3.1.

Các yếu tố tự nhiên ............................................................................ 53

2.3.2.

Các yếu tố về kinh tế xã hội ............................................................... 55


2.3.3.

Quy mô, ngành nghề đào tạo và xu thế phát triển ............................... 56

2.4. Một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế ............................................... 58
2.4.1.

Kinh nghiệm quốc tế .......................................................................... 58

2.4.2.

Kinh nghiệm trong nước .................................................................... 67

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH
QUAN KHU GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ............................................................... 72


3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc thiết kế ............................................. 72
3.1.1.

Quan điểm ......................................................................................... 72

3.1.2.

Mục tiêu ............................................................................................ 73

3.1.3.
tạo

Nguyên tắc cho việc tổ chức không gian KTCQ Khu Giáo dục – đào

74

3.2. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian KTCQ Khu giáo dục – đào tạo,
KCNC HÒA LẠC................................................................................................ 75
3.2.1.

Giải pháp tổng thể.............................................................................. 75

3.2.2.

Giải pháp tổ chức không gian KTCQ các khu chức năng ................... 78

3.2.3.

Giải pháp tổ chức không gian KTCQ các công trình kiến trúc ........... 78

3.2.4.

Giải pháp tổ chức không gian KTCQ các không gian mở................... 89

3.3. Giải pháp tổ chức không gian KTCQ công trình hạ tầng kỹ thuật và môi
trường .................................................................................................................. 94
3.3.1.

Giao thông ......................................................................................... 94

3.3.2.

Cấp điện và chiếu sáng ...................................................................... 96


3.3.3.

Các trang thiết bị đô thị...................................................................... 98

3.3.4.

Môi trường....................................................................................... 100

3.4. Giải pháp quản lý không gian KTCQ ..................................................... 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 104
Kết luận ........................................................................................................ 104
Kiến nghị ...................................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Cụm từ viết tắt

ĐH

Đại học

KGKTCQ

Không gian kiến trúc cảnh quan


KTCQ

Kiến trúc cảnh quan

KTX

Ký túc xá

QCXDVN

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QHKT

Quy hoạch kiến trúc

BXD

Sở xây dựng

TDTT

Thể dục thể thao

UBND

Ủy ban nhân dân

KCNC


Khu Công nghệ cao

CNC

Công nghệ cao


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 2.1
Bảng 2.2

Tên bảng
Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất Khu giáo dục –
đào tạo
Bảng tổng hợp sử dụng đất Khu giáo dục – đào tạo theo
đồ án QHCT 1/2000
Lượng giao thông trên đường Láng – Hòa Lạc và Quốc
lộ 21
Chất lượng không khí đường Láng – Hòa Lạc và Quốc
lộ 21
Quy định khoảng lùi tối thiểu (m) của các công trình
theo bề rộng lộ giới đường và chiều cao xây dựng công
trình
Quy mô sinh viên trường Đại học Khoa học và Công

nghệ Hà Nội [18]

Trang
27
28-29
35
35
51

56

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình
Hình 1.1

Tên hình
Vị trí Khu CNC Hòa Lạc trong Quy hoạch chung Hà
Nội năm 2030 tầm nhìn đến 2050

Trang
11
12

Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7


Vị trí Khu giáo dục - đào tạo trong KCNC Hòa Lạc
Quy hoạch chung Đô thị Hòa Lạc – Xuân Mai
KCNC Hòa Lạc trong khu vực Thủ đô Hà Nội
Mạng lưới UMRT đề xuất trong HAIDEP
Mặt bằng cảnh quan khu giáo dục – đào tạo
Cảnh quan mặt nước Khu giáo giáo – đào tạo
Biểu đồ đánh giá hiện trạng sử dụng đất Khu giáo dục
Hình 1.8 – đào tạo
Hình 1.9 Hiện trạng các khu đất bỏ hoang
Hình 1.10 Hiện trạng trường Đại học FPT
Hình 1.11 Sơ đồ hệ thống cấp điện nội bộ
Hình 1.12 Mặt cắt các tuyến đường hiện trạng
Sơ đồ các yếu tố cấu thành không gian kiến trúc cảnh
Hình 2.1 quan trường ĐH
Hình 2.2 Một số ví dụ về hình – nền
Hình 2.3 Một số ví dụ về hướng tuyến
Hình 2.4 Một số ví dụ về mảng

17
18
19
26
27
28
29
30
33
34
39

41
42
43


Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 2.15
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14

Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17

Một số ví dụ về nút
Quy mô các Khu giáo dục – đào tạo trong vùng thủ đô
Hà Nội
Minh họa không chế chiều cao công trình [17]
Business Park - Một cấu trúc tổng thể hợp nhất [20]
Khu Kings Hill - Business Park thế hệ thứ tư [20]
Không gian KTCQ trường Đại học Quốc gai Singapore
Không gian KTCQ trường Đại học London
Không gian KTCQ trường Đại học Đà Lạt
Cây xanh hai bên đường và giao thông trong trường
ĐH Đà Lạt
Không gian KTCQ Làng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh
Tồn tại trong việc tổ chức không gian KTCQ Làng Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn khu theo
dạng tự do hướng tâm
Sơ đồ mạng lưới cây xanh toàn khu, tận dụng hệ thống
cây xanh mặt nước tự nhiê
Định hướng phát triển không gian toàn khu theo dạng
hướng tâm
Sơ đồ các thành phần cơ bản tạo nên trục cảnh quan
chính Khu Giáo dục – Đào tạo
Các loại cây trang trí được lựa chọn
Các loại gạch lát đường dạo, bãi đỗ xe ngoài trời được
lựa chọn

Mẫu tủ điện hạ thế được lựa chọn
Minh họa đèn chiếu sáng sân vườn
Minh họa chiếu sáng phù hợp với cảnh quan, địa hình
Minh họa đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời
Minh họa biển chỉ dẫn
Minh họa các loại ghế đá
Minh họa tấm chắn gốc cây
Thiết kế lối lên công trình cho người khuyết tật
Các mẫu khu xử lý nước thải cục bộ được lựa chọn
Mẫu thùng rác trong nhà/ngoài trời được lựa chọn
Các thiết bị môi trường được lựa chọn

43
48
51
59
61
63-64
66
67
68
69-70
71

77
90-91
93
93
94
95

95
96
96
97
97
98
98
99
99


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Khu

Công

nghệ

cao Hoà

Lạc

được

thành

lập


theo

Quyết

định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ.
Khu công nghệ cao Hòa Lạc (KCNC) là KCNC đầu tiên, lớn nhất tại Việt Nam do
Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Với quy hoạch tổng thể trên tổng diện tích
1.586 ha được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 23/5/2008.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại và đồng bộ, theo mô hình thành phố khoa
học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích. Bao gồm các khu chức năng chính như: Khu
Phần mềm, Khu Nghiên cứu Triển khai, Khu Giáo dục và Đào tạo, Khu Công
nghiệp công nghệ cao, và các khu tiện ích khác.
Khu Giáo dục và Đào tạo: có quy mô 122,2 ha, bố trí tại phía Bắc KCNCHL,
cạnh đường quốc lộ 21, tại đây phát triển các trường đại học, các trung tâm giáo
dục, đào tạo và dạy nghề, là nơi cung cấp đội ngũ nhân lực có tay nghề cao. Tổng
diện tích Khu là 122,2ha, chiếm 7,79% diện tích toàn KCNC.
Việc lập quy hoạch chi tiết Khu Giáo dục và Đào tạo thuộc Khu công nghệ cao
Hoà Lạc nằm trong khuôn khổ quá trình chuẩn bị đầu tư nhằm xác lập căn cứ, cơ sở
cho các hoạt động xây dựng tiếp theo.
Tuy nhiên, có thể thấy, qua gần 20 năm thực hiện kể từ năm 1998 đến nay,
KCNC Hòa Lạc nói chung và Khu giáo dục đào tạo nói riêng vẫn đang trong tình
trạng kém phát triển, nhiều dự án còn bỏ hoang, chưa khai thác tận dụng được các
nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước với nhiều nguyên nhân như: thiếu cơ chế, hạ
tầng cơ sở chưa được đầu tư đồng bộ và chưa thực sự tạo lập được mô hình một khu
công nghệ cao, thiếu các hạng mục hỗ trợ các dự án công nghệ cao,....
Do vậy, việc nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trường Khu
giáo dục - đào tạo, KCNC Hòa Lạc nhằm tạo dựng hình ảnh một Khu đào tạo mới,
tiến tiến, không chỉ hàng đầu Việt Nam mà còn có vị thế trong khu vực, phục vụ
hiệu quả cho các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và nhiệm vụ đào tạo nhân

lực, nâng cao hình ảnh và vị thế cho LCNC Hòa Lạc nói riêng và vùng Hà Nội nói
chung là hết sức cần thiết.


2

Hiện nay, chủ đề “xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế” và rộng hơn là “cải
cách giáo dục” đang ngày càng trở nên cấp thiết ở Việt Nam nhưng chưa có đề tài
nào nghiên cứu về không gian kiến trúc cảnh quan của một khu giáo dục và đào tạo.
Bên cạnh đó, việc được xác định là mẫu hình Đại học mới, những đặc trưng về
ngành nghề đào tạo, điều kiện tự nhiên, con người,.v.v… đòi hỏi Khu giáo dục - đào
tạo, KCNC Hòa Lạc phải có một không gian học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí, thể
dục thể thao... tiện nghi hơn và khác biệt.
Mặt khác đây cũng là một đề tài có thể nghiên cứu áp dụng những vấn đề đã
được học trong quá trình đào tạo thạc sỹ.
Do đó, tôi chọn đề tài này để nghiên cứu làm đề tài của luận văn thạc sỹ.

Mục đích nghiên cứu của luận văn.
Nghiên cứu đề xuất phương án tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu
giáo dục – đào tạo, Khu CNC Hòa Lạc đồng bộ, hiện đại, có sự hài hoà chung về
kiến trúc, cảnh quan, môi trường trên cơ sở khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất, kết
nối và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với khu vực lân cận phù hợp với
quy hoạch chung xây dựng khu công nghệ cao Hoà Lạc.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Không gian kiến trúc cảnh quan Khu giáo dục – đào tạo, KCNC
Hòa Lạc.
- Phạm vi: Trong ranh giới khu đất xây dựng Khu giáo dục – đào tạo, KCNC
Hòa Lạc.


Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp thu thập tài liệu
- Phương pháp sơ đồ hóa.

- Phương pháp quan sát, điều tra.


3

- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp dự báo.

Ý nghĩa khoa học của đề tài.
Ý nghĩa về lý luận
- Nâng cao nhận thức lý luận về việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
cho các cơ sở đào tạo đại học.
- Góp phần nâng cao lý luận về công tác giảng dạy kiến thức tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan cho các cơ sở đào tạo trong chuyên ngành quy hoạch và
kiến trúc.
Ý nghĩa về thực tiễn
- Đề xuất mô hình tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đặc trưng cho Khu
giáo dục – đào tạo, KCNC Hòa Lạc nói riêng và các Khu đào tạo trên cả nước nói
chung.
- Góp phần làm phong phú thêm cho giáo trình giảng dạy của các chuyên
ngành đào tạo quy hoạch, kiến trúc.
- Tạo động lực để phát triển công tác giáo dục và đào tạo tại Hà Nội nói riêng
và cả nước nói chung.


Những khái niệm, thuật ngữ dùng trong luận văn
Không gian:
Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây
xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hướng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [14]
Cảnh quan:
Cảnh quan đô thị là không gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở trong đô thị
như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố, hè, đường đi bộ,
công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi núi, gò đất, đảo, cù lao, triền đất


4

tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông, kênh, rạch trong đô thị và không
gian sử dụng chung trong đô thị. [14]
Kiến trúc cảnh quan:
“ KTCQ là một trong những dạng hoạt động kiến trúc của con người nhằm
đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ, tạo lập một môi trường hài hòa bao quanh con
người, có ý nghĩa sử dụng và tư tưởng nhất định “[12].
"KTCQ là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều
chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật,
kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa, … nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức
môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ
chức nghệ thuật kiến trúc"[12].
“KTCQ là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân
tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo,
tạo nên sự tổng hòa giữa chúng”[12].
Kiến trúc cảnh quan bao gồm thành phần tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây
xanh, con nước và động vật, không trung) và thành phần nhân tạo (kiến trúc công
trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang
trí). Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần

này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận
động và phát triển.
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
Theo KTS. Lưu Trọng Hải: Tổ chức không gian KTCQ là một hoạt động định
hướng của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian
chức năng trên cơ sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm
thành phần tự nhiên và nhân tạo của KTCQ.
Những nhân tố chính ảnh hưởng đến Tổ chức không gian KTCQ bao gồm:
Các thành phần của KTCQ: thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo.
Các yêu cầu của không gian KTCQ: yêu cầu sử dụng, yêu cầu thẩm mỹ, yêu
cầu bền vững, yêu cầu kinh tế.
Quy luật tổ chức không gian:


5

 Cơ sở bố cục cảnh quan: Giá trị thẩm mỹ của KGKTCQ được con người
cảm thụ thông qua các giác quan, trong đó cảm thụ bằng thị giác là chủ yếu. Về
mặt thị giác, ba yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cảm nhận và là cơ sở cho bố
cục cảnh quan gồm có: điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn.
 Tạo hình không gian: Tất cả các không gian tự nhiên và không gian nhân
tạo đều được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản là: mặt nền, mặt trần và mặt đứng ngăn
không gian. Tuỳ theo thành phần về ba yếu tố trên, không gian nói chung có thể
chia thành ba loại chính sau: không gian đóng, không gian mở và không gian nửa
đóng nửa mở. Tạo cho không gian một hình dáng phù hợp, quy mô, tính chất hợp lý
với chức năng sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ của con người là vấn đề quan trọng
trong việc tổ chức không gian KTCQ.
 Các quy luật bố cục cơ bản như: quy luật về đường trục bố cục, quy luật bố
cục đối xứng, quy luật bố cục không đối xứng, quy luật tỷ lệ không gian, quy luật về
sự đồng nhất và sự tương tự, quy luật về sự tương phản, quy luật sáng tối và quy

luật về màu sắc.
Khu công nghệ cao
"Khu công nghệ cao" là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác
định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu - phát triển
và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực
công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Trong Khu công
nghệ cao có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở.
-

Góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu - phát triển trong lĩnh vực công

nghệ cao của đất nước.
-

Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn,

công nghệ cao, nhân lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, góp phần xây
dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao làm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt
đối với các vùng kinh tế trọng điểm.
-

Tạo điều kiện thuận lợi gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu - phát triển công

nghệ cao với sản xuất và dịch vụ, thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ cao và thương mại hoá công nghệ cao.


6

-


Góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và

sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
[NĐ 99/2013-NĐCP, ngày 28/08/2003 V/v Ban hành quy chế Khu công nghệ cao]

Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 4 phần:
Phần 1: Phần mở đầu.
Phần 2 : Phần nội dung ( gồm có 3 chương ):
Chương 1: Hiện trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của Khu giáo
dục - đào tạo, KCNC Hòa Lạc.
Chương 2: Cơ sở khoa học để tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu
giáo dục - đào tạo, KCNC Hòa Lạc.
Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu giáo dục đào tạo.
Phần 3: Phần Kết luận và Kiến nghị.
Phần 4: Phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN



104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Khu giáo dục đào tạo là nơi đào tạo ra các nhân tài của đất nước. Một khu giáo
dục – đào tạo đẹp không chỉ công trình kiến trúc đẹp mà còn có các cảnh quan xung
quanh. Do đó khi thực hiện đầu tư tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan cho khu
giáo dục – đào tạo cần chú ý nghiên cứu cụ thể điều kiện tự nhiên, tính đặc thù của
các trường và khu chức năng thành phần, quy hoạch các khu lân cận và quy hoạch
toàn khu CNC Hòa Lạc. Đặc biệt các không gian KTCQ là các yếu tố không thể
thiếu trong quá trình thiết kế. Phải được quan tâm đặc biệt và hết sức chú trọng đến
từng hạng mục và các yếu tố đi kèm. Đây cũng là nền tảng của giáo dục đầu tư tri
thức cho tương lai.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Khu
Giáo dục – đào tạo, KCNC Hòa Lạc là khu đi đầu trong việc phát triển trong sự
nghiệp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, mô hình mới và là cơ sở để thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Để xây dựng được một cơ sở tốt và vững mạnh thì phải dựa vào các cơ sở lý
luận cơ sở thực tiễn và các đồ án của Khu giáo dục – đào tạo và KCNC LHL làm
tiền đề để nghiên cứu và phân tích.
Ngoài những cơ sở lý luận còn có các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của khu vực tác động lớn đến việc xây dựng và tổ chức không gian kiến trúc, cảnh
quan khu Giáo dục – đào tạo. Việc tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan trường
khu Giáo dục – đào tạo phải được xây dựng trên các quan điểm và mục tiêu cơ bản
như: phát triển bền vững, kiến trúc xanh...
Qua quá trình nghiên cứu về hiện trạng, nghiên cứu các cơ sở khoa học, lý
luận thực tiễn và đề xuất một số giải pháp về tổ chức không gian kiến trúc cảnh
quan cho Khu giáo dục - đào tạo, KCNC Hòa Lạc. Đề tài “Tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan Khu Khu giáo dục - đào tạo, KCNC Hòa Lạc, Hà Nội” đã giải quyết
được phần nào những vấn đề còn tồn tại, làm tăng hiệu quả thẩm mỹ cũng như giá

trị sử dụng cho Khu giáo dục – đào tạo nói riêng và KCNC Hòa Lạc nói chung.


105

Kiến nghị
Việc tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan trong các khu Giáo dục – đào
tạo cần được coi trọng như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình thiết kế. Cần
được thiết kế song song và tiến hành đồng bộ với quá trình thiết kế quy hoạch tổng
thể. Và việc tổ chức không gian kiến trúc,cảnh quan phải được quan tâm đến từng
hạng mục như không gian cây xanh, mặt nước, hình thức công trình...trong từng khu
vực chức năng riêng biệt.
Đảng và Nhà nước, mọi cơ quan tổ chức, các cấp có thẩm quyền, các bậc phụ
huynh cần quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện nâng cao chất lượng môi trường học
đường.
Giáo viên, sinh viên trong các Trường cũng như người dân khu vực có quyền
lợi và trách nhiệm tham gia đóng góp ý kiến vào quá trình thiết kế, xây dựng và
quản lý trong sử dụng hệ thống không gian kiến trúc, cảnh quan Khu.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Thế Bá (1992), Lý thuyết quy hoạch xây dựng đô thị, NXB
KH&KT.
2. Bộ xây dựng (1985), Trường Đại học – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 3981,
NXB XD, Hà Nội.
3. Bộ xây dựng (1987), Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4449, NXB XD, Hà Nội.
4. Bộ xây dựng (2005), Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị - Thông tư

20/2005/TT-BXD, NXB XD, Hà Nội.
5. Bộ xây dựng (2005), Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô
thị - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD 362, NXB XD, Hà Nội.
6. Bộ xây dựng (2009), Nhà ở công trình công cộng, công trình công nghiệp
- Tiêu chuẩn thiết kế, NXB XD, Hà Nội.
7.

Trần Thanh Bình (2011), “Khu đại học tập trung - xu hướng và kinh

nghiệm”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.
8.

Trần Thanh Bình (2011), “Tổ chức không gian khu đại học tập trung - cơ

sở và giải pháp”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.
9.

Phạm Hùng Cường (2011), “Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các

trường đại học, cao đẳng”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.
10. Nguyễn Hồng Diệp (2006), “Cây xanh tác dụng & những hình thức làm
đẹp đô thị”, Tạp chí chuyên ngành – Viện quy hoạch đô thị – nông thôn – Bộ xây
dựng, (21).
11. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
KH&KT.dịch), NXB XD, Hà Nội.
12. Hàn Tất Ngạn ( 1999), Kiến trúc cảnh quan, NXB XD, Hà Nội
13. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2015), Luật Xây dựng.
14. Nhà xuất bản Lao động (2010), Luật Quy hoạch đô thị.
15. Nguyễn Tiến Đạt (2000), “Thuật ngữ trường ĐH và trường cao đẳng ở
Việt Nam và nước ngoài”, Tạp chí ĐH và giáo dục chuyên nghiệp.



16. Nguyễn Minh Hòa (2011), “Thiết kế không gian đại học”, Tạp chí Kiến
trúc Việt Nam.
17. Phạm Đức Nguyên (2002), Các giải pháp kiến trúc hậu Việt Nam, NXB
Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
18. Kim Quảng Quân (2000), Thiết kế đô thị có minh họa, NXB XD, Hà Nội.
19. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia (2016), Quy hoạch vùng thủ
đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050.
20. Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học - Bộ GD& ĐT (2009), Quy hoạch
chi tiết 1/2000 Khu giáo dục - đào tạo trong KCNC Hòa Lạc.
Tiếng Anh:
21. Kimberly Gortz-Reaves (2010), a model for landscape architecture to
resolve reveal and educate in the lower fountain creek corridor, Thesis Master of
Landscape Architecture, M.LA College of Architecture and Planning.
22. Una Īle (2013), landscape architecture and art, Volume 2, Number 2,
Latvia University of Agriculture, Gelgava.
23. Wei Liang, Jie Hu, Zhi Yin, Yufan Zhu (2012), Connecting the World
through Landscape Architecture, The Beijing Tsinghua Urban Planning & Design
Institute, Beijing.
Tài liệu internet :
24. />25. />26. />27. />28. />29. />30. />31. />32. />

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 13/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ
V/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000
Khu Công nghệ cao Hoà Lạc

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 621/QĐ-TTg
Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
tỷ lệ 1/5.000 Khu Công nghệ cao Hoà Lạc

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 274/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây
dựng Khu Công nghệ cao Hoà Lạc;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính
phủ về quy hoạch xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại tờ trình số 35/TTr - BXD ngày 06 tháng 5
năm 2008 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Công nghệ
cao Hoà Lạc,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 Khu
Công nghệ cao Hoà Lạc với những nội dung chính như sau:
1. Phạm vi lập quy hoạch:
Phạm vi lập quy hoạch Khu Công nghệ cao Hoà Lạc bao gồm: xã Phú Cát,
huyện Quốc Oai và các xã Tân Xã, Hạ Bằng, Thạch Hoà, Bình Yên, Đồng Trúc
huyện Thạch Thất tỉnh Hà Tây với tổng diện tích là 1.586 ha (bao gồm cả Khu

Công nghiệp Bắc Phú Cát), ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp khu dân cư phía Nam đường 84 (tỉnh lộ 420);
- Phía Nam giáp khu nông lâm (khu tái định cư của huyện Quốc Oai);


- Phía Đông giáp đường quy hoạch dự kiến (vuông góc với đường Láng Hoà Lạc);
- Phía Tây giáp quốc lộ 21.
2. Tính chất:
- Là Trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ
quốc gia, nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát
triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, bao gồm các khu chức năng:
Công nghiệp công nghệ cao, Nghiên cứu và triển khai, Công viên phần mềm, Giáo
dục và đào tạo, nhà ở, văn phòng và dịch vụ công nghệ cao. Trong đó trọng tâm là
phát triển các ngành và lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao như: công nghệ thông
tin, viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện tử, chế tạo máy, vật liệu mới và năng
lượng mới…
3. Quy mô dân số:
- Dân số hiện trạng: khoảng 11.100 người;
- Dự báo đến năm 2015: khoảng 143.500 người, trong đó dân số thường trú
khoảng 56.700 người;
- Dự báo đến năm 2020: tổng dân số khoảng 229.000 người, trong đó dân số
thường trú là 99.300 người.
4. Quy hoạch sử dụng đất:
a) Phân khu chức năng
Khu Công nghệ cao Hoà Lạc gồm có các khu chức năng sau: Khu Giáo dục
và đào tạo, Khu Phần mềm, Khu Nghiên cứu và triển khai, Khu Công nghiệp công
nghệ cao, Khu Trung tâm, Khu Dịch vụ tổng hợp, Khu Nhà ở kết hợp văn phòng,
Khu Chung cư, Khu Tiện ích, Khu Giải trí, thể dục thể thao;
b) Bảng cơ cấu sử dụng đất
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Khu chức năng
Khu Phầm mềm
Khu Nghiên cứu và triển khai
Khu Công nghiệp công nghệ cao
Khu Giáo dục và đào tạo
Khu Trung tâm
Khu Dịch vụ tổng hợp
Khu Nhà ở kết hợp văn phòng
Khu Chung cư
Khu Tiện ích
Khu Giải trí và thể dục thể thao
Đất hạ tầng kỹ thuật
Đất hồ và vùng đệm
Đất cây xanh
Tổng cộng


Diện tích (ha)
76
229
549,5
108
50
87,5
42
26
110
33,5
115,5
117
42
1.586

Tỷ lệ (%)
4,79
14,44
34,65
6,81
3,15
5,52
2,65
1,64
6,93
2,11
7,28
7,38
2,65

100


5. Quy hoạch phát triển không gian:
a) Bố cục không gian
Các khu chức năng nêu trên được bố trí, tổ chức không gian như sau:
- Khu Phần mềm có diện tích 76 ha, bố trí tại khu bán đảo, xung quanh có hồ
Tân Xã bao bọc; tại đây bố trí các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh phần mềm;
- Khu Nghiên cứu và triển khai (R&D) có quy mô 229 ha, nằm phía trên Khu
Công nghiệp công nghệ cao và bao quanh Khu Phần mềm, là nơi tập trung các
ngành nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ cao, đồng thời là nơi đào tạo các
chuyên gia phục vụ các ngành công nghệ cao;
- Khu Công nghiệp công nghệ cao có quy mô 549,5 ha, bố trí tại phía Nam
Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, hai bên đường Láng - Hoà Lạc, là nơi tập trung các
nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Trong Khu Công nghiệp công nghệ
cao có hệ thống kho ngoại quan phục vụ cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoá;
- Khu Giáo dục và đào tạo có quy mô 108 ha, bố trí tại phía Bắc Khu Công
nghệ cao Hòa Lạc, cạnh đường quốc lộ 21, tại đây phát triển các trường đại học, các
trung tâm giáo dục, đào tạo và dạy nghề, là nơi cung cấp đội ngũ nhân lực có tay
nghề cao;
- Khu Trung tâm có diện tích 50 ha, nằm cạnh Khu Phần mềm, tại đây bố trí
các công trình dịch vụ công cộng như: các toà nhà hành chính văn phòng làm việc,
trung tâm hội nghị, trung tâm thông tin, bảo tàng, bưu điện, khách sạn, nhà hàng…,
- Khu Dịch vụ tổng hợp có diện tích 87,5 ha, là khu dịch vụ đa chức năng,
bao gồm: thương mại, kinh doanh, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, y tế, dân sinh...
phục vụ đầy đủ các yêu cầu trong và ngoài Khu Công nghệ cao Hòa Lạc;
- Khu Nhà ở kết hợp văn phòng có diện tích 42 ha, nằm tại khu vực giao
nhau giữa đường Láng - Hoà Lạc và quốc lộ 21, bố trí tại phía Nam Khu Công nghệ

cao;
- Khu Chung cư có diện tích 26 ha, nằm cạnh đường quốc lộ 21, bố trí các
nhà chung cư cao tầng, nhà biệt thự và nhà liền kề;
- Khu Tiện ích có quy mô 110 ha, bố trí tại phía Bắc Khu Công nghệ cao
Hòa Lạc, cạnh Khu Giáo dục và đào tạo, là nơi cung cấp các dịch vụ tiện ích như
sân gôn và các khu biệt thự cao cấp;
- Khu Giải trí và thể dục thể thao có diện tích 33,5 ha, bố trí các trung tâm
thể dục thể thao, các rạp chiếu phim, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí;
- Đất giao thông, hạ tầng kỹ thuật có diện tích 115,5 ha, bố trí các đường giao
thông trong Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, các trục giao thông liên kết giữa Khu
Công nghệ cao Hoà Lạc với các trục giao thông đối ngoại;
- Đất hồ và vùng đệm có diện tích 117 ha, bố trí các vùng cảnh quan, đặc biệt
là cảnh quan quanh hồ Tân Xã, bảo tồn và tôn trọng các yếu tố tự nhiên vốn có;


×